- i -
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp ngày hôm nay em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô và các bạn.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, các thầy
cô giáo trong Viện Công nghệ sinh học và môi trường – Trường Đại Học Nha
Trang đã tạo điều kiện để em có thể thực hiện đề tài của mình. Đặc biệt là TS. Phạm
Thu Thủy – Trưởng bộ môn Công nghệ kỹ thuật môi trường người đã tạo cho em cơ
hội và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện. TS. Trần Quang Ngọc người đã tận
tình theo sát và hướng dẫn em trong thời gian qua.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể anh chị trong Công ty Công
nghệ Môi trường Nha Trang Xanh đã tạo điều kiện, giúp đỡ em. Đặc biệt em xin
gửi lời cảm ơn đến Phó Giám Đốc - Ths. Lê Nguyên Khôi người thầy đã trực tiếp
chỉ bảo và hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề tài này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên cạnh động viên, ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần để giúp em hoàn thành đề
tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Văn Thảo
- ii -
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 3
1.1.1. Lịch sử phát triển của ĐTM 3
1.1.2. Khái niệm cơ bản về ĐTM 4
1.1.3. Mục tiêu và lợi ích của ĐTM 5
1.1.4. Nội dung của ĐTM 6
1.1.5. Tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam 6
1.2. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐTM 8
1.2.1. Tên dự án 8
1.2.2. Chủ dự án 8
1.2.3. Vị trí địa lý của dự án 8
1.2.4. Nội dung chủ yếu của dự án 10
1.2.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án 10
1.2.4.2. Quy mô các hạng mục dự án 11
1.2.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình
của dự án 19
1.2.4.4. Danh mục các máy móc thiết bị 21
1.2.4.5. Tiến độ thực hiện dự án 22
1.2.4.6. Vốn đầu tư 22
1.2.4.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 22
- iii -
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.2.1. Phương pháp luận 23
2.2.2. Phương pháp cụ thể 24
2.2.2.1. Phương pháp thống kê 24
2.2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 24
2.2.2.3. Phương pháp kế thừa 25
2.2.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập 25
2.2.2.5. Phương pháp so sánh tiêu chuẩn 25
2.2.2.6. Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận 25
2.2.2.7. Các phương pháp tính toán được áp dụng trong đề tài 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC DỰ ÁN 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 30
3.1.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 30
3.1.1.2. Điều kiện về khí tượng 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 36
3.1.2.1. Điều kiện về kinh tế 36
3.1.2.2. Điều kiện về xã hội 37
3.2. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 37
3.2.1. Đánh giá tác động 37
3.2.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 37
3.2.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 62
3.2.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 83
- iv -
3.3. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG
NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 84
3.3.1. Biện pháp giảm thiểu những tác động xấu 84
3.3.1.1. Khống chế và giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng 84
3.3.1.2. Khống chế và giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động 94
3.3.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố 103
3.3.2.1. Các nguyên tắc chung 103
3.3.2.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ 104
3.3.2.3. Phòng chống sét 104
3.3.2.4. Các biện pháp ngăn ngừa và ứng phó sự cố hư hỏng trạm XLNT 105
3.3.2.5. Các biện pháp tiết kiệm nhiên liệu, nước và sử dụng công nghệ
thân thiện môi trường 105
3.4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 106
3.4.1. Chương trình quản lý môi trường 106
3.4.2. Chương trình giám sát môi trường 114
3.4.2.1. Chương trình giám sát trong giai đoạn xây dựng dự án 114
3.4.2.2. Chương trình giám sát trong giai đoạn hoạt động của dự án 115
3.5. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 116
3.5.1. Ý kiến về tác động tích cực của dự án 116
3.5.2. Ý kiến đối với chủ dự án 117
3.5.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến
nghị, yêu cầu của các cơ quan tổ chức được tham vấn 117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC
- v -
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh hóa ở 20
0
C, đo trong 5 ngày
BTCT : Bê tông cốt thép
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DO : Oxy hòa tan
DO : Dầu Diesel
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
ESCAP : Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
KHCN & MT : Khoa học công nghệ và môi trường
MPN : Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh)
M & E : (Mechanical and Electrical) – Cơ khí và điện
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SPT : Sức chịu tải của cọc thí nghiệm
SS : Chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng
THC : Tổng Hydrocarbon
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
TTTM : Trung tâm thương mại
UBND : Ủy ban Nhân Dân
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc
UNEP : Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
VRV : (Variable Refrigerant Volume) – hệ thống điều hòa có
khả năng điều chỉnh môi chất
XLNT : Xử lý nước thải
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
- vi -
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm mốc giới hạn vị trí dự án ( hệ tọa độ Việt Nam –
2000) 9
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật chính của dự án 11
Bảng 1.3. Các khu chức năng của dự án 12
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn chỗ đậu xe ô tô 13
Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng nước của dự án 18
Bảng 1.6. Tổng vốn đầu tư của dự án 22
Bảng 2.1. Công thức tính hệ số khuếch tán theo khoảng cách x 27
Bảng 2.2. Phân loại cấp bền vững khí quyển theo Pasquill, 1961 27
Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng/năm tại Nha Trang 31
Bảng 3.2. Độ ẩm trung bình tháng/năm tại Nha Trang 32
Bảng 3.3. Phân bố lượng mưa các tháng trong năm tại Nha Trang 33
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án 34
Bảng 3.5. Hiện trạng chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án 35
Bảng 3.6. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn
xây dựng 38
Bảng 3.7. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng của dự án 39
Bảng 3.8. Nồng độ bụi do hoạt động đào đất tại khoảng cách khác nhau 42
Bảng 3.9. Nồng độ bụi do hoạt động của xe tải trong quá trình vận chuyển xà bần 44
Bảng 3.10. Ước tính tổng tải lượng ô nhiễm do bụi phát sinh trong bốc dỡ vật
liệu xây dựng trên khu vực dự án 45
Bảng 3.11. Nồng độ bụi do hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng ở các
khoảng cách khác nhau 46
Bảng 3.12. Tải lượng khí thải phát sinh từ máy đào 47
Bảng 3.13. Nồng độ khí thải do máy đào ở các khoảng cách khác nhau 48
Bảng 3.14. Tải lượng các chất ô nhiễm của xe tải 50
- vii -
Bảng 3.15. Nồng độ các chất gây ô nhiễm từ khí thải của xe tải ở các khoảng
cách khác nhau 50
Bảng 3.16. Tác động các chât gây ô nhiễm không khí 51
Bảng 3.17. Mức ồn sinh ra từ các thiết bị thi công cơ giới trên công trường
(cách nguồn 15m) 52
Bảng 3.18. Độ ồn của các thiết bị máy móc theo khoảng cách tới nguồn 53
Bảng 3.19. Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi
trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) 56
Bảng 3.20. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử
lý) trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 56
Bảng 3.21. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 57
Bảng 3.22. Hệ số chảy tràn của nước mưa 58
Bảng 3.23. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng 61
Bảng 3.24. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải
trong quá trình hoạt động của dự án 64
Bảng 3.25. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động 65
Bảng 3.26. Tải lượng ô nhiễm của máy phát điện 2500 kVA 66
Bảng 3.27. Thành phần dầu DO trong tính toán khí thải từ máy phát điện 66
Bảng 3.28. Tính toán sản phẩm cháy của máy phát điện khi tiêu thụ 1kg dầu DO 67
Bảng 3.29. Nồng độ khí thải máy phát điện 2500 kVA 68
Bảng 3.30. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông khu vực dự án 69
Bảng 3.31. Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông của Tổ chức Y tế Thế giới 69
Bảng 3.32. Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông trong khu vực dự án 70
Bảng 3.33. Nồng độ chất ô nhiễm do phương tiện giao thông trong khu vực dự án 70
Bảng 3.34. Nhiên liệu cung cấp cho hoạt động giao thông tại mỗi tầng hầm 71
Bảng 3.35. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông tại mỗi tầng hầm 71
Bảng 3.36. Nồng độ các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông tại mỗi tầng hầm 72
Bảng 3.37. Mức ồn của các loại xe ở khoảng cách 15m 74
Bảng 3.38. Hệ số ô nhiễm trong nước thải khi dự án đi vào hoạt động 75
- viii -
Bảng 3.39. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử
lý) trong giai đoạn hoạt động của dự án 75
Bảng 3.40. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 76
Bảng 3.41. Khối lượng chất thải rắn phát sinh mỗi ngày tại dự án 78
Bảng 3.42. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt
động của dự án 80
Bảng 3.43. Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 83
Bảng 3.44. Các thông số chính của hệ thống xử lý nước thải 101
Bảng 3.45. Chương trình quản lý môi trường 108
- ix -
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực dự án 10
Hình 1.2. Phối cảnh tổng thể dự án 14
Hình 1.3. Góc nhìn dự án từ đường Lê Thánh Tôn 14
Hình 1.4. Góc nhìn dự án từ hướng Tây (đường Nguyễn Thiện Thuật) 14
Hình 1.5. Góc nhìn dự án từ hướng Bắc 14
Hình 2.1. Mối quan hệ trong sinh thái môi trường của dự án 24
Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn máy phát điện 96
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chung của dự án 100
- 1 -
MỞ ĐẦU
Hiện nay môi trường tự nhiên mà chúng ta đang sống đã và đang có xu
hướng bị ô nhiễm hết sực nghiêm trọng. Môi trường đô thị và các khu công nghiệp,
nhất là các vùng kinh tế trọng điểm đã bị ô nhiễm do các loại chất thải không được
thu gom và xử lý kịp thời.
Hội nghị Kyoto ở Nhật – Việt Nam cũng là một thành viên tham gia – nói
lên sự cần thiết phải quan tâm đến môi trường các quốc gia trên toàn cầu. Từ đó mỗi
nước đã đề ra phương pháp làm giảm nguy cơ ô nhiễm một cách tích cực.
Nhằm hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường đã
được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi và thông qua
ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. Trong đó đánh giá tác
động môi trường được xem là công cụ để quản lý và kiểm soát môi trường đối với
các dự án đầu tư.
Với đặc thù là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa không chỉ
được biết đến là một địa phương có tiềm năng lớn về du lịch và các ngành kinh tế
biển mà Khánh Hòa cũng là địa phương có tốc độ phát triển về công nghiệp khá.
Công nghiệp, dịch vụ du lịch chiếm tỉ trọng cao trong GDP và tăng nhanh. Kinh tế
càng phát triển kéo theo mức sống con người càng cao. Vì vậy nhu cầu xây dựng
mới các cơ sở vật chất hiện đại phục vụ ăn nghỉ, mua sắm, làm việc là điều cấp thiết.
Dự án Căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê
Lighthouse Complex – Nha Trang với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Hải
Đăng nằm trong khu vực trung tâm hành chính thương mại thành phố Nha Trang,
gần với trục đường thành phố theo bờ biển sẽ thuận lợi về vị trí có thể phát triển các
khu phức hợp đến các hạng mục thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án sẽ không tránh
khỏi những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội tại khu vực dự án
và nếu như không có những biện pháp nhằm giảm thiểu thì sẽ gây ảnh hưởng
- 2 -
nghiêm trọng đến môi trường cũng như con người và đặc biệt là đối với một thành
phố du lịch như Nha Trang.
Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài: “ Khảo sát và đánh giá tác động môi trường
cho dự án Căn hộ cao cấp, Trung tâm thương mại và Văn phòng cho thuê
Lighthouse Complex – Nha Trang “ làm đề tài tốt nghiệp.
Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
- Phân tích và xác định những tác động có lợi, có hại từ các hoạt động của dự án từ
lúc bắt đầu xây dựng cho đến khi đi vào hoạt động đến môi trường tại khu vực cũng
như các vùng lân cận nơi dự kiến xây dựng công trình.
- Đưa ra các biện pháp tổng hợp về mặt quản lý, công nghệ nhằm khống chế và giảm
thiểu đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực về môi trường đã được xác định.
Để thực hiện, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO)
- Phương pháp so sánh tiêu chuẩn
- Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận
- Các phương pháp tính toán, xử lý số liệu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tác động môi trường gây ra trong phạm
vi dự án và khu vực xung quanh dự án thuộc Phường Lộc Thọ, Thành Phố Nha
Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
- 3 -
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
1.1.1. Lịch sử phát triển của ĐTM
1.1.1.1. Trên thế giới
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các năm 1950 –
1960 đã gây nhiều tác hại đến môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con
người, gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và thậm chí làm cản trở sự phát
triển của kinh tế - xã hội. Nhằm hạn chế xu hướng này, phong trào bảo vệ tự nhiên
đã đòi hỏi chính quyền phải có biện pháp quản lý về mặt môi trường đối với các dự
án phát triển trước khi cho phép đầu tư.
Trên thế giới, những năm đầu thập niên 60 – 70 một số nước công nhiệp đã
bắt đầu quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Năm 1970, ở Mỹ đã bắt đầu ban hành
luật và chính sách quốc gia về môi trường, trong đó quy định tất cả các kiến nghị
quan trọng ở cấp Liên bang về luật pháp, các hoạt động kinh tế kỹ thuật lúc đưa ra
xét duyệt để được Nhà nước chấp nhận đều phải kèm theo một báo cáo chi tiết về
tác động đến môi trường của hoạt động được kiến nghị. [16]
Tại Châu Á, hầu hết các nước trong khu vực đã quan tâm đến môi trường từ
những thập kỷ 70 cụ thể:
- Philipin: Từ năm 1977 – 1978 Tổng thống Philipin đã ban hành các Nghị
định trong đó yêu cầu thực hiện ĐTM và hệ thống thông báo tác động môi trường
cho các dự án phát triển.
- Malaysia: Từ năm 1979 Chính phủ đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và
từ năm 1981 vấn đề đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện đối với các dự
án năng lượng, thủy lợi, công nghiệp, giao thông, khai khoáng.
- Thái Lan: Nội dung và các bước thực hiện ĐTM cho các dự án phát triển
được thiết lập từ năm 1978, đến năm 1981 thì công bố danh mục các dự án phải tiến
hành ĐTM.
- 4 -
- Trung Quốc: Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành từ năm 1979, trong
đó có điều 6 và 7 đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu đánh giá tác động môi trường
cho các dự án phat triển.[16]
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Đánh giá tác động môi trường được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1984
do chương trình Tài nguyên và Môi trường giới thiệu qua tài liệu “Giới thiệu các
phương pháp đánh giá tác động môi trường” của chương trình.
Năm 1993, Việt Nam ban hành Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên trong đó
quy định tất các các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đều phải thực hiện đánh giá
tác động môi trường, thì ĐTM bắt đầu được thực hiện trong thực tế.
Từ đó đến nay Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật dưới
dạng các Nghị định của Chính phủ, các quyết định, Thông tư của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, trong đó quy định cụ thể việc thực hiện và hướng dẫn các đơn vị, tổ
chức, cá nhân thực hiện ĐTM trong thực tế. Nhờ đó, ĐTM đến nay đã trở thành một
công cụ phổ biến, nằm trong khung pháp luật của Nhà nước và tất cả các dự án đều
thực hiện. [16]
1.1.2. Khái niệm cơ bản về ĐTM
Khái niệm về Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact
Assessment) rất rộng và hầu như không có định nghĩa thống nhất. Cho đến nay có
nhiều định nghĩa về ĐTM được nêu:
- Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): ĐTM là một
quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển
quan trọng. ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với
đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính sách dự án và của
các hoạt động phát triển khác tại vùng đó. Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện
pháp làm giảm đến mức tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp
hơn với môi trường của nó.
- 5 -
- Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP): ĐTM
bao gồm ba phần: Xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính
sách đến môi trường.
- Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam do Quốc Hội thông qua ngày
27 tháng 12 năm 1993 định nghĩa rằng: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân
tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện
pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.[13]
- Theo Lê Thạc Cán, 1994: “ ĐTM của một hoạt động phát triển kinh tế, xã
hội là xác định, phân tích, dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài
của việc thực hiện hoạt động đó đối với tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi
trường sống của con người. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp phòng tránh, khắc
phục hoặc giảm nhẹ các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường”. [11]
1.1.3. Mục tiêu và lợi ích của ĐTM
Mục tiêu của ĐTM hướng tới bao gồm:
- Xác định, mô tả tài nguyên và giá trị có khả năng bị tác động do dự án,
hành động hoặc chương trình phát triển.
- Xác định, dự báo cường độ, quy mô tác động có thể có (tác động tiềm tàng)
của dự án, hành động hoặc chương trình phát triển tới môi trường (tự nhiên, kinh tế,
xã hội).
- Đề xuất, phân tích các phương án thay thế để giảm thiểu các tác động tiêu
cực của dự án hoặc chính sách.
- Đề xuất chương trình quan trắc và quản lý môi trường do dự án hoặc chính sách.
Lợi ích của ĐTM bao gồm:
- Hoàn thiện thiết kế, lựa chọn vị trí dự án.
- Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định.
- Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển.
- Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó.
- Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội.
- Đóng góp tích cực cho quá trình phát triển bền vững.[22]
- 6 -
1.1.4. Nội dung của ĐTM
Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những quy định về hình thức ĐTM khác
nhau, nhưng nhìn chung nội dung ĐTM đều tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Mô tả tóm tắt về dự án.
- Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã
hội (trong đó có thực hiện đo đạc, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi
trường để đánh giá hiện trạng môi trường và làm cơ sở cho việc so sánh diễn biến
chất lượng môi trường sau này).
- Dự báo mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường trong khu vực.
- Đề xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
- Cam kết của chủ dự án về thực hiện tất cả các biện pháp giảm thiểu tác
động xấu đã đưa ra.
- Lập chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Tham vấn ý kiến cộng đồng.
- Đưa ra những kết luận và kiến nghị phù hợp
1.1.5. Tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam
1.1.5.1. Giai đoạn từ 1994 – 1999
Báo cáo tổng kết 5 năm (1994 – 1999) công tác ĐTM theo quy định của Luật
Bảo vệ Môi trường năm 1993 và nghị định 175/CP Cục môi trường – Bộ
KHCN&MT (ngày 18/10/1994) đã có đánh giá về thành tựu và hạn chế về ĐTM ở
Việt Nam giai đoạn này cụ thể như sau:
Một số kết quả nổi bật
- Thi hành điều 17 Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 và nghị định 175/CP,
hầu hết các cơ sở đã nộp bản kê khai về hoạt động sản xuất và các nguồn thải, đồng
thời lập báo cáo ĐTM để thẩm định. Giai đoạn này đã có 69.625 bản kê khai.
- Hầu hết các tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở xây dựng phương án cải tạo môi
trường. Một số địa phương đã lập danh mục “sách đen” và yêu cầu thời hạn xử lý
đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- 7 -
- Thi hành điều 17 Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 và nghị định 175/CP,
Bộ KHCN&MT đã ban hành nhiều thông tư có cải tiến phù hợp với tình hình mới
như: 715/MTg (1995), 1100/TT-MTg (năm 1997) và 490/TT – Bộ KHCN&MT
(năm 1998).
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực hiện thẩm định ĐTM ở các Sở
KHCN&MT.
- Đến tháng 6 năm 1999 đã có 4.033 báo cáo ĐTM được thẩm định, 350 bản
đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được trình nộp.
- Bộ KHCN&MT đã tổ chức thẩm định 515 báo cáo ĐTM, nhận xét về môi
trường của 1.442 hồ sơ các dự án đầu tư.
Những tồn tại cần khắc phục
- Công tác ĐTM chưa thực sự được xem là khâu đi trước trong quá trình xem
xét và phê duyệt dự án đầu tư, tình trạng ĐTM thực hiện sau khi dự án được phê
duyệt vẫn còn phổ biến, vẫn còn tồn tại một số dự án chưa thực hiện ĐTM.
- Hệ thống tiêu chuẩn môi trường chưa hoàn chỉnh, gây nhiều khó khăn cho
khâu xây dựng và thẩm định báo cáo ĐTM.
- Chưa có quy định cụ thể về kinh phí cho khâu ĐTM, nhất là các dự án có
vốn đầu tư của Nhà nước sẽ không có kinh phí hoặc không đủ kinh phí thực hiện ĐTM.
- Sở KHCN&MT các tỉnh còn lúng túng trong việc giám sát, theo dõi sau
ĐTM. Một phần do thiếu nhân lực, trình độ còn mỏng và yếu, cơ sở vật chất kỹ
thuật, một phần do chưa có quy định cụ thể về khâu này và quy định về kinh phí
cho khâu xét duyệt, thẩm định và giám sát thực hiện ĐTM sau khi được phê duyệt.
1.1.5.2. Giai đoạn từ năm 1999 đến nay
Tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam đã có sự cải tiến rõ rệt.
Nghị định 175/CP đã được thay thế bằng nghị định 80/CP (ngày 09/08/2006)
và gần đây nhất là nghị định 29/2011/NĐ-CP (ngày 18/04/2011) đi kèm là thông tư
hướng dẫn số 26/2011/TT-BTNMT (ngày 18/07/2011) đã quy định cụ thể về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường.
- 8 -
Đội ngũ cán bộ nhà nước thẩm định báo cáo, giám sát thực hiện các biện
pháp giảm thiểu đã có trình độ, kinh nghiệm cao. Lực lượng chuyên môn tư vấn,
thực hiện báo cáo ĐTM ngày càng lớn về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu
của thực tế.
1.2. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐTM
1.2.1. Tên dự án
Dự án: “Căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê
Lighthouse Complex – Nha Trang”.
1.2.2. Chủ dự án
Công ty Cổ Phần Đầu tư Hải Đăng
- Trụ sở chính: 06A Ngô Thời Nhiệm, P.Tân Lập, TP.Nha Trang, Tỉnh
Khánh Hòa.
- Điện thoại: 058.3515123
- Fax: 058.3513131
- Giám Đốc: Đỗ Mạnh Quân
1.2.3. Vị trí địa lý của dự án
Dự án Căn hộ cao cấp, Trung tâm thương mại và Văn phòng cho thuê
Lighthouse Complex – Nha Trang tọa lạc tại số 44 – 46 Lê Thánh Tôn, Thành phố
Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa. Diện tích khu đất là 6.524,9 m
2
. Công trình đặt tại
trung tâm thành phố, có hai mặt tiền thoáng rộng, thuận tiện đi lại.
Khu đất có ranh giới như sau:
- Phía Đông Bắc: giáp đường Lê Thánh Tôn lộ giới 25m;
- Phía Nam: giáp khu dân cư số 1 Nguyễn Thiện Thuật;
- Phía Đông Nam: giáp hẻm 46 Lê Thánh Tôn;
- Phía Tây: giáp đường Nguyễn Thiện Thuật lộ giới 20m;
Dự án nằm tại trung tâm thành phố, phía Nam gần khu dân cư Nguyễn
Thiện Thuật với khoảng 150 hộ dân, khoảng 30 cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan
nhà nước; phía Đông Bắc giáp khoảng 40 cơ sở kinh doanh, cơ quan nhà nước và 1
- 9 -
trường Trung học; phía Tây giáp khoảng 20 cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan nhà
nước và 1 trường Tiểu học.
Diện tích khu đất được giới hạn bởi các điểm mốc trong Bảng 1.1
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm mốc giới hạn vị trí dự án [3] ( hệ tọa độ Việt Nam – 2000)
Tên mốc X (m) Y (m)
M1 1354160.20 602425.99
M2 1354164.48 602434.07
M3 1354089.20 602525.85
M4 1354086.04 602526.75
M5 1354065.53 602519.83
M6 1354063.53 602501.94
M7 1354063.39 602501.97
M8 1354062.98 602499.94
M9 1354059.89 602474.63
M10 1354058.86 602464.70
M11 1354053.80 602465.41
M12 1354051.70 602448.15
M13 1354050.46 602436.25
Vị trí dự án (tham khảo từ bản đồ của Google Earth) với tọa độ 5 điểm sau:
- Điểm 1: 12
0
14’36,32”N – 109
0
11’35,78”E
- Điểm 2: 12
0
14’33,76”N – 109
0
11’38,97”E
- Điểm 3: 12
0
14’33,02”N – 109
0
11’38,72”E
- Điểm 4: 12
0
14’32,71”N – 109
0
11’35,84”E
- Điểm 5: 12
0
14’35,98”N – 109
0
11’35,44”E
- 10 -
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực dự án
1.2.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.2.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
Việc đầu tư xây dựng dự án Căn hộ cao cấp, Trung tâm thương mại và Văn
phòng cho thuê Lighthouse Complex – Nha Trang được xác định với các mục tiêu
chính như sau:
- Cung cấp nơi làm việc, trung tâm mua sắm và nơi ở lý tưởng cho người dân,
các doanh nhân và khách du lịch đến làm việc và du lịch tại tỉnh Khánh Hòa và
Thành phố Nha Trang.
- Xây dựng cơ sở vật chất văn phòng, hội thảo, giải trí, phòng nghỉ, phòng ở
chuyên gia phục vụ cho các dự án tại địa phương trong những năm tới.
- Tạo dựng cảnh quan, hoàn thiện quy hoạch đô thị Thành phố Nha Trang.
Tạo điểm nhấn, biểu trưng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Vị trí khu vực dự án
- 11 -
- Đầu tư hạ tầng đồng bộ, nâng cao giá trị khu đất, đem lại giá trị lợi nhuận
từ tăng giá trị tài sản cố định cho chủ đầu tư trong tương lai.
- Tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Đăng.
1.2.4.2. Quy mô các hạng mục dự án
a. Quy mô dự án
Đây là công trình liên hợp căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại và văn
phòng cho thuê được thiết kế theo phong cách hiện đại gồm 2 tầng hầm và 30 tầng
lầu.
Các chỉ tiêu kỹ thuật chính của dự án được trình bày trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật chính của dự án [4]
Stt Các chỉ tiêu Đơn vị Trị số
1 Diện tích khu đất m
2
6.524.9
2 Cấp công trình Cấp 1
3 Đời dự án năm 50
4 Diện tích xây dựng m
2
3.580,8
5 Mật độ xây dựng % 54,9
6 Số tầng Tầng 30 tầng nổi + 2 tầng
hầm
7 Tổng diện tích sàn xây dựng (cả tầng
hầm)
m
2
91.024
- Tổng diện tích sàn xây dựng các tầng
nổi
m
2
78.717
- Tổng diện tích sàn xây dựng các tầng
hầm
m
2
12.307
8 Hệ số sử dụng đất Lần 11,74
9 Chiều cao công trình m 113,0
b. Các hạng mục công trình chính
Dự án sau khi hoàn thành sẽ bao gồm các hạng mục công trình chính sau:
- Trung tâm thương mại, dịch vụ vui chơi, giải trí
- 12 -
- Văn phòng
- Căn hộ
Các khu chức năng của dự án được trình bày trong Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Các khu chức năng của dự án [4]
Diện tích
Stt
Phân khu chức năng Đơn vị
Số
lượng
Tỷ lệ % m
2
I Khối đế: Trung tâm thương mại và
các dịch vụ đưa đón khách của văn
phòng và căn hộ
Tầng 5 17.215,8
1 TTTM, dịch vụ vui chơi, giải trí 1,2,3,4 54% 9.258,2
2 Khu văn phòng 5 15% 2.597,8
3 Khu hành lang, kỹ thuật, sảnh đón 1,2,3,4,5
31% 5.359,8
II Khối tháp A và B
Tầng 25 59.372,8
A Khu dịch vụ công cộng
6 1 100% 3.580,8
1 Diện tích khu dịch vụ 44% 1.573
2 Diện tích khu kỹ thuật giao thông 56% 2.007,8
B Khối tháp A
Căn 257 100% 31.563
1 Căn hộ A0701; 2; 7; 8 110,5 m
2
7 - 27 84 29% 9.282
2 Căn hộ A0703; 6; 9; 12 82,8 m
2
7 - 27 84 22% 6.955
3 Căn hộ A0704; 5; 10; 11 92,7 m
2
7 - 27 84 25% 7.787
4 Penthouse A28P1; A28P2
620 m
2
28 2 4% 1.240
5 Penthouse A29P1; A29P2
506 m
2
29 2 3% 1.012
6 Penthouse A30P 678 m
2
30 1 2% 678
7 Khu kĩ thuật, giao thông
căn hộ
200 m
2
7 - 27 21 13% 4.200
8 Khu kĩ thuật giao thông Penthouse 28,29,30
3 1% 409
C Khối tháp B
Căn 215 100% 24.229
1 Căn hộ B0701; B0706 94,7 m
2
7 - 27 42 16% 3.977
2 Căn hộ B0702; 5; 7; 10 88,1 m
2
7 - 27 84 31% 7.400
3 Căn hộ B0703; 4; 8; 9 78,7 m
2
7 - 27 84 27% 6.611
4 Penthouse B28P1; B28P2
462,5 m
2
28 2 4% 925
- 13 -
Diện tích
Stt
Phân khu chức năng Đơn vị
Số
lượng
Tỷ lệ % m
2
5 Penthhouse B29P1;
B29P2
364 m
2
29 2 3% 728
6 Penthouse B30P 528 m
2
30 1 2% 528
7 Khu kĩ thuật, giao thông
căn hộ
173 m
2
7 - 27 21 15% 3.633
8 Khu kĩ thuật giao thông Penthouse 28, 29,
30
3 2% 426
III
Tầng hầm: Khu giữ xe và kĩ thuật
Tầng 2 100% 12.836,4
1 Giữ xe khu căn hộ 1 - 2 5.310
a Xe máy ( 1 hộ 2 xe) 2,5 m
2
/xe 944 18% 2.360
b Xe ô tô ( 4 hộ 1 xe) 25 m2/xe 120 23% 2.950
2 Giữ xe khu TTTM, văn
phòng
1-2 5.270
a Xe máy 2,5 m
2
/xe 908 18% 2.270
b Xe ô tô 25 m
2
/xe 120 23% 3.000
3 Khu kĩ thuật 1 - 2 18% 2.256
IV
Mặt bằng, cơ sở hạ tầng
100% 6.524,9
1 Chỗ đỗ xe Chỗ 68 26,05%
1.700
2 Khu giao thông, cây xanh
19.07%
1.244,1
3 Diện tích khu khối đế 54,88%
3.580,8
Bố trí bãi đỗ xe
Tiêu chuẩn cần đáp ứng
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn chỗ đậu xe ô tô [4]
Stt Khu chức năng Tiêu chuẩn Quy mô Số chỗ đậu xe
1 Trung tâm thương mại 100 m
2
/xe 9.258,2 m
2
93 xe
2 Văn phòng 100 m
2
/xe 2.597,8 m
2
26 xe
3 Căn hộ 4 căn hộ/ xe 472 căn 118 xe
Tổng cộng 237 xe
- 14 -
Bãi đậu xe được bố trí tại tầng hầm 1, 2. Về lâu dài chủ đầu tư sẽ sử dụng công
nghệ đỗ xe tự động để đáp ứng đủ nhu cầu đỗ xe.
Các hình ảnh phối cảnh dự án
Hình 1.2. Phối cảnh tổng thể dự án Hình 1.3. Góc nhìn dự án từ đường Lê
Thánh Tôn
Hình 1.4. Góc nhìn dự án từ hướng Tây Hình 1.5. Góc nhìn dự án từ hướng
(đường Nguyễn Thiện Thuật) Bắc
- 15 -
c. Các hạng mục công trình phụ
Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho dự án là nguồn điện hiện hữu của khu vực. Hệ
thống cấp điện chung của Thành Phố Nha Trang dọc theo hai trục đường Lê Thánh
Tôn và Nguyễn Thiện Thuật theo ranh giới khu đất hiện tại đang đi nổi. Để đảm bảo
mĩ quan chung cũng như tầm nhìn cảnh quan đối với các khối nhà của dự án
Lighthouse, chủ đầu tư sẽ thỏa hiệp với các ban ngành liên quan hạ ngầm các đường
dây trung thế này. Ước lượng tổng nhu cầu sử dụng điện là 2.000KVA cho toàn bộ
công trình.
Máy phát điện: Dự án sử dụng 2 máy phát điện dự phòng có công suất
2.500kVA. Máy phát điện có đầu ra được đi trên hệ thống máng đỡ cáp tầng hầm 2
cấp điện cho tủ điện phân phối tổng của tòa nhà đặt trong phòng kĩ thuật tầng hầm 1.
Hệ thống chống sét và nối đất
Hệ thống chống sét phải bảo vệ tất cả các cấu trúc và hệ thống trong dự án.
Lắp mới một kim thu sét tia đạo Saint Elmo SD2D60 tại vị trí trục trên mái khối
tháp A có bán kính bảo vệ R
p
= 110m, bảo vệ cấp 1 và hệ thống tiếp đất thu sét
dùng hỗn hợp cọc đồng
16, I=2,4 m và dây cáp đồng trần 60 mm
2
.
Hệ thống điện nhẹ
- Hệ thống âm thanh thông báo
- Hệ thống Camera quan sát
- Hệ thống mạng đàm thoại cửa – Doorphone
- Hệ thống mạng điện thoại
- Hệ thống mạng máy tính
- Hệ thống truyền hình
Hệ thống điều hòa và thông gió
Hệ thống máy lạnh
Công trình dự kiến sẽ được cung cấp máy lạnh trung tâm VRV để cung cấp
môi máy lạnh cho dàn lạnh ODU trong toàn bộ công trình với hiệu suất cao. (VRV
- 16 -
là hệ thống lưu lượng gas thay đổi, bao gồm một giàn nóng kết hợp với nhiều dàn
lạnh bằng hệ thống ống gas).
Tám (08) máy lạnh trung tâm loại VRV công suất 33,5 – 14kWr/máy sẽ
được lắp đặt trên tầng kĩ thuật.
Phương án phân phối gió
- Sảnh chính lối vào dự án: gió tươi sẽ được xử lý trước và được phân phối
tới các khu vực sảnh chính/lối vào chính. Để thích hợp cho nhà cao, không khí điều
hòa cần được truyền tới khu vực tiếp đón và các khu vực lưu thông qua các miệng
gió loại jet/drum và gió hồi sẽ qua miệng gió gắn trần.
- Văn phòng: ống gió tươi được xử lý và các ống cấp và hồi nước lạnh, ống
thoát ngưng tụ sẽ được nối tới các khu vực này.
- Căn hộ: máy điều hòa không khí loại 2 cục sẽ được lắp cho khu căn hộ.
Ống gió tươi đã được xử lý và các ống thoát nước ngưng tụ sẽ được nối tới các khu
vực này.
- Nhà vệ sinh: quạt thông gió trung tâm sẽ được cấp cho các nhà vệ sinh nam
và nữ. Không khí mát thứ cấp từ các hành lang cộng đồng sẽ được hút vào nhà vệ
sinh thông qua louver cửa toilet.
- Phòng an ninh, phòng điều khiển: tất cả các văn phòng/phòng điều khiển
quản lý tòa nhà sẽ được cung cấp hệ thống FCU, ngoại trừ phòng điều khiển/an
ninh sẽ được làm mát bởi điều hòa không khí loại 2 cục. Gió tươi thích hợp sẽ được
trộn với gió hồi của các FCU.
- Phòng máy của thang máy: một quạt hút vận hành thông qua công tắc điều
khiển bằng tay được lắp đặt gần kề lối ra vào cửa.
- Các phòng M&E khác: các phòng bơm nước chính sẽ được cung cấp với
thiết bị thông gió cơ học để giới hạn nhiệt độ phòng không quá 40
0
C trong điều kiện
môi trường xung quanh ở đỉnh điểm khắc nghiệt.
- Thông gió cho bãi đỗ xe: hệ thống hút gió cho bãi đỗ xe bao gồm một số
quạt hút và nhiều quạt lùa hỗ trợ (nếu cần) sẽ được cung cấp cho tầng hầm đỗ xe.