Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường trung học cơ sở bình tấn, huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 177 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN CHÍ NHÂN

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM VỚI HỌC SINH SỐNG XA
CHA MẸ TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BÌNH TẤN,
HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUN NGÀNH: CƠNG TÁC XÃ HỘI
MÃ SỐ: 8760101

BÌNH DƢƠNG - 2019

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN CHÍ NHÂN

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM VỚI HỌC SINH SỐNG XA
CHA MẸ TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BÌNH TẤN,
HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUN NGÀNH: CƠNG TÁC XÃ HỘI
MÃ SỐ: 8760101


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LỘC

BÌNH DƢƠNG - 2019
i

Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa
cha mẹ tại trƣờng Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh
Đồng Tháp là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa
học của PGS. TS Nguyễn Đức Lộc. Các số liệu, những kết luận đƣợc trình bày
trong luận văn này là hồn tồn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích
dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận văn

Trần Chí Nhân

ii

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài này, tơi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ, hƣớng dẫn, giảng
dạy của các thầy cô và sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô phịng Sau đại học và các thầy cơ

đã tham gia giảng dạy chƣơng trình cao học ngành Cơng tác xã hội tại trƣờng
Đại học Thủ Dầu Một.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị cán bộ ấp,
xã Bình Tấn và thầy cơ trƣờng THCS Bình Tấn, đặc biệt là phụ huynh và các
em học sinh đã cung cấp những thơng tin hữu ích trong đề tài này.
Xin đƣợc chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đức Lộc đã tận tình
hƣớng dẫn, hỗ trợ trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn cũng khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận đƣợc sự chia sẽ và ý kiến đóng góp q
báo của Q thầy cơ và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần Chí Nhân

iii

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................ ii
Lời cảm ơn .............................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................... vi
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh mục bảng ..................................................................................................... viii
Danh mục hình ...................................................................................................... viii
Danh mục biểu đồ ................................................................................................. viii
Tóm tắt luận văn ...................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ..................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
6. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4
7. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 5
9. Kết cấu luận văn ................................................................................................... 6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NHÓM VỚI HỌC SINH SỐNG XA CHA MẸ ...................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 8
1.2. Lý thuyết ứng ụng trong can thiệp .................................................................. 17
1.2.1. Lý thuyết hệ thống .................................................................................. 18
1.2.2. Lý thuyết can thiệp khủng hoảng ........................................................... 19
1.3. Những khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài ................................................ 20
1.3.1. Các khái niệm liên quan đến trẻ em ....................................................... 20
iv

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


1.3.2. Khái niệm công tác xã hội ...................................................................... 22
1.3.3. Khái niệm cơng tác xã hội nhóm ............................................................ 23
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ sống xa cha mẹ ................................................. 23
1.4.1. Đặc điểm sinh lý ..................................................................................... 24
1.4.2. Đặc điểm tâm lý ...................................................................................... 24
1.4.3. Đặc điểm hoạt động nhận thức ............................................................... 26
Chƣơng 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 29
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ................................................................... 29

2.1.1. Sơ lƣợc về xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp ............... 29
2.1.2. Trƣờng Trung học cơ sở Bình Tấn ......................................................... 31
2.2. Thực trạng đời sống hộ gia đình học sinh sống xa cha mẹ tại trƣờng
Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp ............... 32
2.2.1. Đặc điểm nhân khẩu và các khía cạnh đời sống hộ gia đình .................. 33
2.2.2. Đặc điểm HS sống xa cha mẹ tại trƣờng THCS Bình Tấn ..................... 37
2.2.3. Đặc điểm học tập và đời sống của HS cấp II bỏ học tại xã Bình Tấn .... 47
Chƣơng 3: TIẾN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI HỌC SINH SỐNG
XA CHA MẸ TẠI TRƢỜNG THCS BÌNH TẤN, HUYỆN THANH BÌNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP………………………………………………………55
3.1. Lý do áp dụng tiến trình Cơng tác xã hội nhóm với HS sống xa cha mẹ ....... 55
3.2. Tiến trình Cơng tác xã hội nhóm .................................................................... 59
3.2.1. Q trình chuẩn bị và thành lập nhóm.................................................... 59
3.2.2. Q trình triển khai hoạt động nhóm ...................................................... 64
3.2.3. Q trình can thiệp Cơng tác xã hội nhóm ............................................. 68
3.2.4. Kết thúc tiến trình can thiệp, chuyển giao nhóm .................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 93
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT .................................................................... 93
v

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


PHỤ LỤC 2: BỘ CÔNG CỤ PHỎNG VẤN SÂU ........................................... 98
PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU .............................................. 102
PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH NHĨM ................... 136
PHỤ LỤC 5: MÔ TẢ MỘT SỐ BUỔI SINH HOẠT NHÓM ....................... 139
PHỤ LỤC 6: CAM KẾT ĐỒNG THUẬN ..................................................... 157

PHỤ LỤC 7: HỒ SƠ THÂN CHỦ ................................................................. 158
PHỤ LỤC 8: NHỮNG THAY ĐỔI CỦA THÂN CHỦ SAU TIẾN TRÌNH
CAN THIỆP NHĨM ........................................................................................ 165
PHỤ LỤC 9: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG ...................................... 168

vi

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH

An sinh xã hội

BĐBV

Biết đọc biết viết

CLB

Câu lạc bộ

CTXH

Công tác xã hội

DVVL

Dich vụ việc làm


ĐT DSGK

Điều tra dân số giữa kỳ

HS

Học sinh

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MTQ

Mạnh thƣờng quân

NTM

Nông thôn mới

PTCĐ

Phát triển cộng đồng

PCGD

Phổ cập giáo dục

QTN


(Ngƣời) quan trọng nhất

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

TENNT

Trẻ em ngoài nhà trƣờng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TC

Thân chủ

TNV

Tình nguyện viên

UBND

Ủy ban nhân nhân


vii

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả học tập phân theo học vấn và kinh tế hộ .................................. 38
Bảng 2.2: Tình trạng học vấn và thời điểm bỏ học ................................................ 48
Bảng 2.3: Lý do bỏ học phân theo kinh tế hộ và di cƣ của cha mẹ ........................... 49
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ tƣơng tác của nhóm thân chủ ....................................................... 63
Hình 3.2. Cây vấn đề liên quan đến khó khăn trong học tập của nhóm thân chủ ...... 71
Hình 3.3. Sơ đồ nhóm thân chủ tham gia thảo luận tập trung ............................... 72
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Trình độ học vấn của phụ huynh học sinh ....................................... 34
Biểu đồ 2.2. Tình trạng sức khỏe của hộ gia đình.................................................. 37
Biểu đồ 2.3. Những khó khăn trong năm học 2017-2018 ...................................... 40
Biểu đồ 2.4. Hiện trạng khó khăn và cách giải quyết ............................................ 41
Biểu đồ 2.5. Những khó khăn trong năm học 2018-2019 ...................................... 41
Biểu đồ 2.6. Tình trạng hơn nhân của cha mẹ di cƣ .............................................. 43
Biểu đồ 2.7. Tần suất gặp gỡ giữa HS bị bỏ lại với cha mẹ di cƣ ......................... 44
Biểu đồ 2.8. Giao tiếp giữa HS bị bỏ lại với cha mẹ di cƣ .................................... 45
Biểu đồ 2.9. Cảm nhận cuộc sống gia đình của HS bị bỏ lại ................................. 46
Biểu đồ 2.10. Nguyên nhân bỏ học ........................................................................ 50

viii

Luận văn thạc sỹ Quản lý công



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu 35 em học sinh sống xa cha mẹ (HSSXCM) tại trƣờng THCS
Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, tìm hiểu thực trạng đời sống, khó
khăn ảnh đến học tập của các em. Với mơ hình CTXH nhóm, đã tổ chức các hoạt
động nâng cao kiến thức, kỹ năng giải quyết khó khăn, tạo mơi trƣờng sinh hoạt
lành mạnh, kết nối, hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn của HSSXCM. Kiến
nghị tổ chức, cá nhân quan tâm hơn nữa để giúp HSSXCM giảm bớt khó khăn,
hịa nhập cuộc sống tốt hơn.

ix

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong qua trình xây dựng và phát triển Đất Nƣớc, Đảng và Nhà Nƣớc ta đã
xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho từng thời điểm cụ thể, trên cơ sở đó đã từng
bƣớc đƣa đất nƣớc thốt khỏi tình trạng nghèo và vƣơn lên hội nhập. Q trình
Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nƣớc trong những năm qua đã đạt đƣợc
những thành tựu to lớn, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội từng bƣớc ổn định và
phát triển, đời sống ngƣời dân đƣợc tăng lên đáng kể. Song bên cạnh đó, q trình
này cũng mang đến một số vấn đề khơng mong đợi, trong đó có tình trạng nhiều
KCN đƣợc thành lập đã thu hút một lƣợng lớn ngƣời lao động ở nơng thơn di cƣ
đến tìm việc, họ thƣờng là lao động trẻ và để con cái lại quê nhà nhờ ông bà, họ
hàng hoặc đôi khi chúng phải tự chăm sóc. Phần lớn ngƣời di cƣ có tuổi đời cịn
khá trẻ [20]. Do đó con cái của họ thƣờng trong độ tuổi đến trƣờng, cần nhiều sự
chăm sóc và giáo dục để có thể phát triển tốt nhất.
Tại các vùng nông thôn nƣớc ta, đặc biệt là Đồng Bằng Sơng Cửu Long

(ĐBSCL), tình trạng di cƣ cũng đang diễn ra mạnh mẽ, theo tác giả Nguyễn Đức
Lộc (2017), có đến 58,3% cơng nhân xuất thân từ ĐBSCL [20]. Theo một số
nghiên cứu về vấn đề di cƣ và nghèo đói của vùng đất này, có nhiều nguyên nhân
dẫn đến quyết định xuất cƣ cũng nhƣ những hệ lụy mà q trình di cƣ mang đến.
Trong đó, ngun nhân đƣợc đề cập nhiều nhất là vấn đề nghèo đói do có khó
khăn về hoạt động sản xuất nhƣ: lũ lụt, hạn hán, mất mùa, hậu quả thƣờng đƣợc
phân tích ở khía cạnh tạo thiếu sức lao động ở nông thôn, áp lực về môi trƣờng và
những bất ổn tiềm ẩn ở các nơi ngƣời di cƣ kéo đến. Trên thực tế, ngồi những
bất ổn đó, ở một số nghiên cứu hoặc trong các báo cáo, hội nghị về vấn đề giáo
dục, trẻ em, một số tác giả cũng đã chỉ ra sự liên kết giữa việc di cƣ của cha mẹ
với vấn đề bỏ học, tai nạn hoặc các rủi ro khác xảy ra với trẻ. Tuy nhiên, trong
bối cảnh hiện nay, các nghiên cứu về hoạt động CTXH đối với học sinh sống xa
cha mẹ vẫn còn tƣơng đối hạn chế.
1

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


Bình Tấn là một xã thuần nơng, nằm ở vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp thuộc
khu vực ĐBSCL. Trong những năm gần đây, nơi đây đã có nhiều ngƣời di cƣ đến
các khu công nghiệp ở TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dƣơng để tìm việc làm và họ
để con lại quê nhà cho cha mẹ hoặc ngƣời thân chăm sóc, điều này cũng tiềm ẩn
nhiều nguy cơ, rủi ro với các em. Do vậy, các em học sinh trong những gia đình
này, ngồi sự giúp đỡ của ngƣời thân cần có thêm sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía cộng
đồng, xã hội, chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là nhà trƣờng bởi đây là môi
trƣờng quan trọng gắn liền với sự phát triển của các em. Chính vì thế, việc tìm
hiểu và thực hiện hoạt động CTXH nhóm với học sinh sống xa cha mẹ sẽ giúp
chúng ta hiểu đƣợc những vấn đề trong học tập, đời sống của các em và góp phần
giải quyết một số vấn đề mà các em đang gặp phải. Đồng thời thông qua kết quả
nghiên cứu của luận văn sẽ giúp phụ huynh học sinh và các nhà quản lý trƣờng

học có thêm cơ sở thực tiễn về hoạt động CTXH đối với học sinh sống xa cha mẹ
ở lứa tuổi THCS từ đó xây dựng và phát triển các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ ở
phạm vi rộng hơn, giúp các em học tập và phát triển tốt hơn.
Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài “Cơng tác xã hội nhóm với học sinh sống
xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng
Tháp” làm nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ CTXH của mình.
2. Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học
Đề tài mong muốn hƣớng đến bổ sung, góp phần hồn thiện cơ sở lý thuyết
nghiên cứu về Cơng tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ trong bối cảnh
hiện nay thông qua việc nghiên cứu các hoạt động mang tính Cơng tác xã hội
hiện có ở địa phƣơng đƣợc thực hiện qua các chủ thể nhà trƣờng và cộng đồng.
Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài này hình thành cơ sở khoa học để đề ra các mô hình,
giải pháp góp phần giảm bớt khó khăn trong học tập và đời sống cho học HS sống
xa cha mẹ tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn cũng góp phần làm tài liệu
tham khảo cho những nhân viên CTXH, thầy cơ và chính quyền địa phƣơng khi
làm việc với HS sống xa cha mẹ để giải quyết những vấn đề khó khăn tƣơng tự.
2

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về CTXH nhóm đối với HS sống xa cha mẹ,
trên cơ sở đó ứng dụng CTXH nhóm và đề xuất một số biện pháp nhằm giúp
nhóm đối tƣợng này có đƣợc kiến thức, kỹ năng cần thiết để giải quyết những
vấn đề khó khăn trong học tập và đời sống do phải sống xa cha mẹ.
Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về CTXH nhóm đối với vấn đề nghiên cứu học sinh
sống xa cha mẹ
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động hỗ trợ mang tính

CTXH đối với HS sống xa cha mẹ tại Trƣờng THCS Bình Tấn, huyện Thanh Bình,

tỉnh Đồng Tháp.
- Áp dụng tiến trình CTXH nhóm để giải quyết một phần khó khăn trong học
tập và đời sống của HS sống xa cha mẹ tại Trƣờng THCS Bình Tấn.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động CTXH
nhóm đối với học sinh sống xa cha mẹ.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: trong đề tài này, chúng tôi xác định Công tác xã hội
nhóm đối với học sinh sống xa cha mẹ là đối tƣợng nghiên cứu chính.
- Khách thể nghiên cứu: dựa trên tình hình thực tế, chúng tơi xác định các khách
thể nghiên cứu chính của luận văn này bao gồm ba cấp độ chính:
+ Nhóm học sinh sống và những ngƣời trong gia đình của các em, bao gồm các
em HS sống xa cha mẹ tại Trƣờng THCS Bình Tấn, phụ huynh học sinh và học
sinh cấp II đã bỏ học trong thời gian ba năm trở lại.
+ Cấp độ trƣờng học gồm: cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách cơng tác Đồn –
Đội của trƣờng, đại diện Hội Cha mẹ học sinh.
+ Đồng thời, ở cấp độ cộng đồng mà cụ thể là các cá nhân có hiểu biết, liên quan
đến vấn đề của HS và đời sống của gia đình các em này gồm: cán bộ UBND xã,
cán bộ bảo vệ chăm sóc trẻ em của xã Bình Tấn, Hội khuyến học và cán bộ ấp.
3

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


5. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các
hoạt động mang tính CTXH đối với HS sống xa cha mẹ.
- Phạm vi thời gian: đề tài giới hạn phạm nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay,
đặc biệt từ năm 2018 đến 7/2019. Sở dĩ tác giả xác định thời điểm từ năm 2018
đến nay là vì thời điểm này gắn với hiện tƣợng di cƣ đi làm ăn xa và tình trạng
học tập của trẻ ở các gia đình có ngƣời đi làm ăn xa suy giảm, nguy cơ bỏ học cao.

- Phạm vi khách thể và địa bàn khảo sát: nghiên cứu tiến hành chủ yếu tại trƣờng
THCS Bình Tấn và 03 ấp trên địa bàn xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng
Tháp.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng đời sống và hoạt động học tập của HS sống xa cha mẹ tại xã Bình
Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp hiện nay ra sao?
- Các hoạt động hỗ trợ mang tính CTXH tại trƣờng THCS Bình Tấn đối với HS
sống xa cha mẹ đang diễn ra nhƣ thế nào?
- Những giải pháp, mơ hình CTXH nào góp phần hỗ trợ, giải quyết những khó
khăn trong hoạt động học tập và đời sống của HS sống xa cha mẹ?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Sự thiếu vắng cha mẹ đã góp phần làm gia tăng khó khăn đối với các em HS
sống xa cha mẹ, đặc biệt là trong hoạt động học tập và trong đời sống hàng ngày.
- Các hoạt động mang tính CTXH với vai trò tạo ra những thuận lợi để hỗ trợ học
tập và đời sống của HS sống xa cha mẹ vẫn còn một số hạn chế.
- Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, những khó khăn trong học tập và đời
sống đã làm gia tăng nguy cơ bỏ học đối với các em học sinh sống xa cha mẹ.
- Trong bối cảnh hiện nay, các hoạt động mang tính CTXH tại trƣờng THCS Bình
Tấn nếu đƣợc tổ chức, sắp xếp lại có thể giải quyết các khó khăn trong học tập và
đời sống của HS sống xa cha mẹ nói riêng và HS nói chung.
4

Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng



8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp lý luận
Để có thêm kiến thức cho việc thực hiện đề tài này, tác giả tiến hành tổng
hợp, nghiên cứu, phân tích các tài liệu có liên quan đến các vấn đề: di cƣ lao
động, trẻ em, học sinh bỏ học, HS sống xa cha mẹ, cơng tác xã hội nhóm và các
văn bản Luật, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bên cạnh đó, báo cáo của trƣờng THCS Bình Tấn,
các tổ chức đồn thể, hội khuyến học, đặc biệt là Báo cáo tình hình KT-XH 6
tháng đầu năm và phƣơng hƣớng nhiệm vụ đến cuối năm 2018 của UBND xã
Bình Tấn đƣợc nghiên cứu một cách nghiêm túc nhằm rút ra những kiến thức và
dữ liệu cơ bản để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Với nhóm phƣơng pháp này, các công cụ đƣợc sử dụng chủ yếu để thu thập
thông tin là: khảo sát bằng bảng câu hỏi, thảo luận nhóm với các em HS sống xa
cha mẹ, kết hợp với phỏng vấn sâu PHHS và HS đã bỏ học, cùng với phỏng vấn
sâu đại diện chính quyền địa phƣơng và nhà trƣờng. Bên cạnh đó, phƣơng pháp
quan sát cũng đƣợc sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở vật chất, trƣờng lớp,
khu vui chơi giải trí, và các hoạt động mang tính CTXH liên quan đến đề tài.
- Trong nghiên cứu định lƣợng: công cụ điều tra bằng bảng hỏi sẽ đƣợc sử dụng
để tập hợp thơng tin nhằm tăng tính đầy đủ, chính xác và khách quan của đề tài.
Trong đó, khách thể chính đƣợc lựa chọn cho hình thức khảo sát này là các em
HS đang học tại trƣờng THCS Bình Tấn có cha mẹ đi làm ăn xa nhà.
- Cách chọn mẫu để điều tra bằng bảng hỏi: trong quá trình tìm hiểu thông tin từ
các cán bộ địa phƣơng và BGH trƣờng THCS Bình Tấn, chúng tơi đã thu thập
đƣợc một số đặc điểm dân cƣ nhƣ sau: “tồn xã có 2.181 hộ,…đi làm ăn xa
thường là đi Bình Dương tập trung nhiều nhất ở ấp 3, lý do là họ ở cụm tuyến
dân cư, không nghề nghiệp, không đất sản xuất,…nên phải đi làm cơng nhân để
kiếm sống” (trích PVS CB01, cán bộ UBND xã) và “tồn ấp có hơn 160 hộ là bỏ

5

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


địa phương, đi làm ăn xa” (PVS CB03). Các em này phân bố ngẫu nhiên ở các
lớp học, không theo quy luật nào, do vậy chúng tôi xác định chọn mẫu theo cách
phân tần phi xác suất, kết quả đã tập hợp đƣợc 35 em tham gia vào nghiên cứu,
tƣơng ứng 9,62% trên tổng số 364 HS của trƣờng THCS Bình Tấn.
- Nghiên cứu định tính: đƣợc tiến hành bằng cách phỏng vấn sâu các khách thể
có liên quan đến vấn đề, bao gồm: 22 HS đã bỏ học, 15 cha mẹ di cƣ lao động, 01
cán bộ đại diện UBND xã, 01 các bộ Hội khuyến học của xã, 02 cán bộ ấp, 01 đại
diện BGH trƣờng THCS Bình Tấn, 01 đại diện Hội CMHS.
- Ngoài ra, các dữ liệu định lƣợng thu thập đƣợc trong nghiên cứu này sẽ đƣợc
phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS và Excel. Dữ liệu định tính sẽ đƣợc xử lý,
mã hóa ý chính trong các câu trả lời và thống kê, phân tích và trình bày.
8.3. Phương pháp thực nghiệm/can thiệp cộng đồng
Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành dựa trên mô hình nhóm giáo dục với 10
em HS sống xa cha mẹ. Mục đích của phƣơng pháp này nhằm tạo ra mơi trƣờng
tƣơng tác bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm để các em có điều kiện sáng
tỏ những khó khăn trong đời sống và học tập, đồng thời giúp các em chia sẽ, học
hỏi một số kỹ năng nhằm giải quyết những khó khăn trên. Bên cạnh đó, thơng
qua q trình thực hiện CTXH nhóm với các em, tác giả rút ra bài học kinh
nghiệm để làm cơ sở đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt
động CTXH nhóm với HS sống xa cha mẹ.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung chính luận văn gồm có 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết về cơng tác xã hội nhóm với học
sinh sống xa cha mẹ.

Nội dung chính của chƣơng này sẽ tập trung điểm lƣợc các nghiên cứu đi
trƣớc có liên cũng nhƣ làm rõ các lý thuyết và những khái niệm chính quan đến

6

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


đề tài. Bên cạnh đó, các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em sống xa cha mẹ cũng sẽ
đƣợc tác giả nhận diện và mô tả một cách chi tiết.
Chƣơng 2: Kết quả nghiên cứu
Trong chƣơng này, tác giả sẽ trình bày các kết quả của quá trình nghiên
cứu, từ đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đời sống hộ gia đình di cƣ lao động có
con đang học tại trƣờng THCS Bình Tấn cho đến đặc điểm của các em HS trong
các gia đình này và HS bỏ học cũng đƣợc phân tích để làm cơ sở đánh giá khó
khăn, nhu cầu và những hoạt động mang tính CTXH đối với các em này.
Chƣơng 3: Tiến trình Cơng tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại
trƣờng THCS Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
Tiến trình can thiệp CTXH nhóm với thân chủ và các kết quả đạt đƣợc sẽ
đƣợc tác giả mô tả chi tiết ở chƣơng này cùng với việc đƣa ra các đề xuất, kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH nhóm với HS sống xa cha mẹ tại
trƣờng THCS Bình Tấn.

7

Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NHÓM VỚI HỌC SINH SỐNG XA CHA MẸ
Ngay khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã xác định các khái
niệm và các vấn đề có liên quan cần phải đƣợc nắm rõ để thống nhất quan điểm
nghiên cứu thơng qua việc thao tác hóa các khái niệm chính yếu. Trƣớc hết, xin
đƣợc trình bày về tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tiếp theo là
các lý thuyết chính đƣợc áp dụng trong can thiệp. Kế đến là các khái niệm chính
liên quan đến cơng tác xã hội nhóm và học sinh sống xa cha mẹ, sau cùng là đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ sống xa cha mẹ.
1.1 . Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nƣớc, Đảng và Bác Hồ đã xác định
giáo dục con ngƣời là nhiệm vụ trọng tâm trong việc đào tạo và phát triển nhân
lực, phục vụ cho mục tiêu xây dựng và phát triển đất nƣớc. Trong thƣ gửi học
sinh năm 1945, Bác viết “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu
được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [28].
Đặc biệt, từ khi Việt Nam kí kết Cơng ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, vấn đề chăm
sóc, giáo dục đối với trẻ ngày càng đƣợc quan tâm mạnh mẽ, thu hút sự vào cuộc
của nhiều lĩnh vực khoa học. Để có cái nhìn tổng quan về các quan điểm nghiên
cứu liên quan đến đề tài này, tôi xin điểm lƣợc lại các nghiên cứu về di cƣ, học
sinh bỏ học, trẻ em sống xa cha mẹ, và CTXH nhóm nhƣ là những vấn đề then
chốt làm nền tảng lí luận cho đề tài này.
Vấn đề di cƣ trong mối tƣơng quan với học sinh sống xa cha mẹ
Theo Tổng cục thống kê (2016) nhận định: di cư nội địa có vai trị quan
trọng tới biến động dân số và có quan hệ chặt chẽ với vấn đề phát triển kinh tế xã hội - môi trường nhưng các thông tin chuyên sâu về vấn đề này đang còn
8

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


tương đối hạn chế (ít). Ngồi cuộc Điều tra di cƣ Việt Nam năm 2004, đến nay

chƣa có cuộc điều tra nào mang tính đại diện quốc gia để đo các dạng di chuyển
của dân số và gắn vấn đề di cƣ với các điều kiện KT-XH ở nơi đi và nơi đến [36].
Do vậy, trong phần này, tôi xin trình bày một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu về “vấn đề lao động và việc làm vào cuối năm 2017” của
Tổng cục thống kê vào cuối năm 2017 cho biết: cả nƣớc có gần 800.4 nghìn lao
động thiếu việc làm và 1,1 triệu lao động thất nghiệp. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu
vực nông thôn là 2,03%, cao hơn gần 3 lần so với thành thị (0,67%), ĐBSCL có
tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất (3,60%), bằng 2,3 lần so với tỷ lệ cả nƣớc. Để ứng
phó với vấn đề trên, nhiều ngƣời đã chọn di cƣ đến các thành phố lớn, nơi có
nhiều khu cơng nghiệp để tìm việc [35]. Có thể thấy, các số liệu trên phần nào
phản ánh mối liên hệ giữa vấn đề việc làm và di cƣ lao động ở khu vực ĐBSCL
nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng, đồng thời qua đó cũng góp phần giải
thích cho tình trạng ngày càng có nhiều học sinh sống xa cha mẹ ở các gia đình
nơng thơn của nƣớc ta hiện nay.
Kết quả cuộc điều tra Di cƣ nội địa năm 2015 đã chỉ ra nhiều phát hiện
quan trọng nhƣ: Đơng Nam Bộ có tỷ lệ ngƣời nhập cƣ cao nhất (29,3%), trong đó
33,9% đến từ ĐBSCL, hơn 50% ngƣời di cƣ phải ở nhà thuê mƣợn và tỷ lệ nữ di
cƣ là 52,4%. Đáng nói hơn, có đến 17,5% có con ở tuổi đến trƣờng đã cùng di cƣ,
13,4% con của họ bỏ học với các lý do nhƣ nhà nghèo, khơng thích học, phải đi
làm phụ giúp gia đình, chi phí đi học tốn kém và thi trƣợt/học kém [36]. Kết quả
trên đã phản ánh tình trạng di cƣ lao động ở khu vực ĐBSCL (có tỉnh Đồng
Tháp) và những vấn đề học tập của con cái họ, trong đó đề cập đến các nguyên
nhân bỏ học, chủ yếu là về kinh tế, học yếu và chán học.
Nghiên cứu về “Tiếp cận An sinh xã hội của ngƣời lao động nhập cƣ” do
tổ chức ActionAid thực hiện năm 2014 đã cho thấy những khó khăn trong tiếp
cận ASXH của ngƣời lao động nhập cƣ và con cái của họ. Theo đó, các quyền cơ
bản về chăm sóc y tế, đào tạo nghề, giáo dục dành cho ngƣời lao động nhập cƣ và
con cái của họ vẫn chƣa đƣợc chú ý đúng mức. Hầu nhƣ họ không thể tiếp cận
9


Luận văn thạc sỹ Quản lý công


các chính sách ASXH về giáo dục tại nơi nhập cƣ vì thƣờng khơng có hộ khẩu
thƣờng trú [1]. Có thể nói, những rào cản trên đã góp phần hạn chế việc học tập
của các em HS có cha mẹ di cƣ, điều này đồng nghĩa với việc các em phải chịu
sống xa cha mẹ (ở lại quê nhà) nếu muốn tiếp tục việc học. Vấn đề này đã gợi mở
cho chính quyền các cấp và nhà quản lý giáo dục cũng nhƣ CTXH cần quan tâm
đến những khó khăn của họ từ đó thiết kế những mơ hình can thiệp phù hợp, vận
động chính sách để hỗ trợ cho nhóm trẻ trong các gia đình di cƣ lao động này.
Các nghiên cứu về trẻ em bỏ học
Luận án tiến sĩ “Các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em
vùng Tây Bắc hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2012) đã chỉ ra
sự liên quan giữa cuộc sống gia đình và di cƣ của cha mẹ với vấn đề bỏ học của
con cái nhƣ: (1) tỷ lệ HS bỏ học ở các gia đình nghèo đói cao hơn các gia đình có
mức sống khá giả; (2) quá trình di cƣ liên tục dẫn đến mất ổn định về chỗ ở và
khiến cho các em khơng có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ giáo dục; (3) cha
mẹ có trình độ học vấn cao có xu hứng quan tâm nhiều hơn đến việc học của con
cái, đặc biệt ngƣời mẹ có học vấn càng cao thì tỷ lệ con bỏ học càng thấp [14].
Nhƣ vậy có thể thấy, tác giả đã chỉ ra tình trạng kinh tế của hộ gia đình, sự ổn
định việc làm và trình độ học vấn, quan tâm của cha mẹ có ảnh hƣởng rất lớn đến
việc học tập của các em. Nếu gặp những khó khăn, thiếu hụt trong các vấn đề
trên thì trẻ dễ chán học, bỏ học. Tuy nhiên, vấn đề di cƣ ở luận án trên chủ yếu
đề cập nhóm trẻ di cƣ cùng cha mẹ, chƣa nói đến các trẻ em bị bỏ lại.
Đề tài “nghiên cứu về nguyên nhân bỏ học của Trẻ em Việt Nam” của
Đặng Thị Hải Thơ (2010) đã chỉ ra bốn nhóm nguyên nhân bỏ học của trẻ gồm:
từ gia đình (kinh tế khó khăn, gia đình khơng hạnh phúc..); từ phía nhà trƣờng
(chƣơng trình giáo dục khơng thiết thực, thiếu hấp dẫn…); từ phía xã hội (di cƣ ồ
ạt, vai trị của các cơ quan, đồn thể, các tổ chức xã hội trong vấn đề giáo dục…);
từ bản thân của học sinh (học yếu, khơng có thời gian học, sức khỏe kém…) [30].

Nhƣ vậy, tác giả đã chỉ ra vấn đề bỏ học có liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó
10

Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng


có gia đình khơng hạnh phúc, di cƣ, và học yếu, chán học. Do vậy, chúng tôi xác
định đây sẽ là một trong những điểm chính để theo dõi và thiết kế, thực hiện các
hoạt động can thiệp đối với HS sống xa cha mẹ tại địa bàn nghiên cứu.
Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa
Vang- Thành Phố Đà Nẵng” của tác giả Trịnh Thị Tố Trinh (2016) đã nêu ra bốn
nhân tố tác động đến tình trạng trẻ em bỏ học gồm: nhân tố gia đình; từ bản thân
của trẻ; từ phía nhà trƣờng và nhân tố tự nhiên, xã hội [33]. Trong đó tác giả nhấn
mạnh gia đình khơng hạnh phúc (bạo hành, li hơn, li thân…) thì trẻ thƣờng ít có
cơ hội học tập hơn những em khác. Đồng thời, sự ít quan tâm của giáo viên chủ
nhiệm và chƣơng trình giáo dục ít phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, đơn điệu,
nghèo nàn ít hoạt động ngoại khóa, cũng đƣợc tác giả xem nhƣ là một trong
những nhân tố làm cho trẻ muốn bỏ học. Những phân tích trên của tác giả đã hàm
ý muốn hạn chế tình trạng học sinh bỏ học thì cần phải phát huy đƣợc vai trị,
chức năng vốn có của gia đình cũng nhƣ sự quan tâm của giáo viên đối với các
em và đồng thời cần tăng cƣờng các hoạt động ngoại khóa để giảm bớt sự nhàm
chán trong học tập.
Các nghiên cứu mang tính cơng tác xã hội
Luận văn “Cơng tác xã hội nhóm trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn
của học sinh Trung học cơ sở- nghiên cứu thực hiện tại trƣờng THCS Trung
Chính - Lƣơng Tài - Bắc Ninh” của tác giả Phạm Thị Thanh Thúy (2014) đã chỉ
ra sự hạn chế về số lƣợng các nghiên cứu, ứng dụng CTXH vào môi trƣờng học
đƣờng để giúp học sinh giảm thiểu hành vi tiêu cực. Các biện pháp can thiệp chủ
yếu dừng lại ở góc độ pháp luật, tâm lý, giáo dục… mà chƣa đƣa ra biện pháp can
thiệp mang tính CTXH [31]. Nói cách khác, tác giả đã nói lên sự thiếu hụt về các

nghiên cứu, ứng dụng phƣơng pháp CTXH để giải quyết vấn đề gây hấn cũng
nhƣ những vấn đề thƣờng xảy ra ở lứa tuổi học sinh, đồng thời cũng gián tiếp chỉ
ra sự cần thiết nghiên cứu, phát triển CTXH học đƣờng để giúp đỡ các em.

11

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


Luận văn “Cơng tác xã hội nhóm đối với học sinh nam nghiện game online
tại trƣờng Trung học cở Gia Hịa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” của tác giả
Hồng Thị Loan (2017) đã góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động
CTXH nhóm với các em học sinh THCS trong việc giải quyết vấn đề của các em
đang gặp phải (nghiện game online) [19]. Bằng những kết quả can thiệp cụ thể,
luận văn đã góp phần bổ sung lý luận CTXH nhóm và khẳng định ý nghĩa thực
tiễn của ngành CTXH trong việc giải quyết vấn đề của học sinh và xa hơn là góp
phần thúc đẩy phát triển CTXH học đƣờng trong bối cảnh hiện nay.
Bài viết “Ứng dụng phƣơng pháp công tác xã hội nhóm trong giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ em mồ côi tại làng trẻ SOS Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị
Liên (2018) đã góp phần bổ sung về mặt lý luận CTXH nhóm đối với trẻ có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn [18]. Mặc dù có sự khác biệt đơi chút về hồn cảnh của
các em học sinh trong bài viết này so với các em HS sống xa cha mẹ mà luận văn
đang nghiên cứu, tuy nhiên các quy trình can thiệp, giải quyết vấn đề của trẻ
thơng qua hoạt động CTXH nhóm đƣợc nêu trong bài viết này rất hữu ích để
chúng tơi tham khảo, thiết kế và triển khai các hoạt động tại địa bàn nghiên cứu.
Luận văn “Cơng tác xã hội với tình trang bỏ học của học sinh dân tộc thiểu
số - nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai”
của tác giả Tạ Thị Điệp (2014) đã cho biết “thực trạng bỏ học của học sinh nói
chung và học sinh THCS nói riêng thực chất đã diễn ra trong một thời gian khá
dài nhưng hầu như chưa được quan tâm đúng mức… có thể thấy những nghiên

cứu liên quan đến vấn đề này vẫn chưa nhiều và chưa thật sự phản ánh một cách
chân thật nhất, khái quát nhất” [11]. Nhƣ vậy, tác giả đã cho thấy sự cần thiết về
các nghiên cứu mang tính chiều sâu và thực tế hơn về vấn đề HS bỏ học để đóng
góp về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần hạn chế HS bỏ học.
Bài viết “Vấn đề trẻ em bỏ học sớm và sự cần thiết của công tác xã hội
trong hoạt động ngăn ngừa trẻ bỏ học ở nông thôn” của tác giả Tôn Nữ Ái
Phƣơng (2011) đã cho rằng các hoạt động của nhà trƣờng nhƣ lập: quỹ học bổng
12

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


từ lƣơng giáo viên để hỗ trợ học sinh; vận động các nguồn đóng góp của PHHS
và các quỹ khuyến học của các cơ quan đoàn thể; tranh thủ sự hỗ trợ của quần
chúng; tổ chức thăm viếng gia đình; miễn giảm học phí cho học sinh nghèo; phụ
đạo dạy kèm… những hoạt động này đều thể hiện tính chất CTXH và góp phần
tích cực trong việc ngăn dịng bỏ học và vận động học sinh bỏ học trở lại trƣờng,
tuy nhiên hiệu quả không cao và không triệt để [23]. Thêm vào đó, tác giả cũng
nhấn mạnh cần có sự tham gia của những ngƣời đƣợc đào tạo chuyên ngành về
CTXH mới có thể giúp nhà trƣờng và các thầy cô thực hiện hoạt động ngăn ngừa
bỏ học hiệu quả. Nói cách khác, bằng việc nghiên cứu hiệu quả của các hoạt động
mang tính CTXH để ngăn ngừa học sinh bỏ học của nhà trƣờng và thầy cô giáo,
tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong cách làm hiện tại và cho thấy sự cần thiết
của nhân viên CTXH chuyên nghiệp tại trƣờng học.
Nhìn chung, ở các luận án, luận văn trình vừa bày, các tác giả đã nêu ra
những nguyên nhân dẫn bỏ học và đối tƣợng đƣợc nhắm đến là các em đã bỏ học
hoặc có nguy cơ bỏ học. Những điều này đã góp phần bổ sung về mặt lý luận cho
những nghiên cứu liên quan đến vấn đề bỏ học đồng thời cũng chỉ ra sự cần thiết
của các hoạt động CTXH trong việc hỗ trợ, ngăn ngừa học sinh bỏ học. Tuy
nhiên, bên cạnh kết quả đạt đƣợc, những luận văn trên vẫn còn một số điểm

chung là đối tƣợng và phạm vi khảo sát ở mức vừa phải vì thế hiệu quả và những
tác động cịn ở mức vi mơ. Đặc biệt, các nghiên cứu về “HS sống xa cha mẹ” vẫn
còn rất hạn chế (ít). Do vậy, để có cái nhìn bao qt hơn, chúng tơi nhận thấy cần
phải tìm hiểu thêm những nghiên cứu có tính quy mơ hơn về phạm vi và số
lƣợng, có thể kể đến một số nghiên cứu nhƣ sau:
Nghiên cứu về “Trẻ em ngoài nhà trƣờng” tại 8 tỉnh (có tỉnh Đồng Tháp)
của UNICEF đã chỉ ra một số bất bình đẳng trong giáo dục ở Việt Nam và đƣa
ra khái niệm trẻ em ngoài nhà trường (TENNT) mang tính đầy đủ hơn về trẻ em
bỏ học, bao gồm trẻ đã đi học nhƣng bỏ học, chƣa từng đi học nhƣng trong
tƣơng lai sẽ đi học hoặc sẽ không bao giờ đi học. Kết quả cho biết: TENNT ở độ
tuổi THCS có đến 85% đã thôi học và 15% chƣa từng đi học, nhiều nhất là từ
13

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


11-14 tuổi (11,17%); trẻ em di cƣ thƣờng có kết quả kém hơn so với nhóm
khơng di cƣ, tỷ lệ TENNT ở các gia đình di cƣ cao hơn các gia đình khơng di cƣ
2,4 lần ở độ tuổi THCS; trẻ em gái thƣờng thiệt thòi hơn về cơ hội học tập so
với trẻ trai [4]. Có thể thấy, vấn đề di cƣ có liên quan mạnh mẽ đến việc bỏ học
của học sinh, nhất là cấp THCS và đồng thời có liên quan đến yếu tố giới. Do
vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi cũng sẽ quan tâm nhiều hơn đến hai yếu tố
trên, nhất là các em học sinh nữ.
Cuộc “Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014”
(MICS) do Tổng cục Thống kê phối hợp với UNICEF thực hiện tại khu vực
nông thôn và thành thị của 6 vùng kinh tế (trong đó có ĐBSCL) trên 10.200 hộ.
Kết quả đã cho thấy, có 6,3% phụ nữ sinh con ở tuổi 15-19 tuổi và 6% trẻ em
dƣới 5 tuổi bị để cho trẻ khác dƣới 10 tuổi trông nom, tỷ lệ lao động trẻ em từ 517 tuổi là 16,4% trong đó 7,8% các em đã làm việc trong các điều kiện nguy
hiểm [5]. Có thể thấy, các vấn đề: trẻ em gái sinh con sớm, lao động trẻ em,
nhất là trong điều kiện nguy hiểm đã ảnh hƣởng đến việc học tập và sự phát

triển lành mạnh của các em, vì thế rất cần những giải pháp đồng bộ, kịp thời từ
nhiều phía để giải quyết và trong đó khơng thể thiếu sự tham gia của ngành
CTXH bởi đây là các đối tƣợng yếu thế cần đƣợc quan tâm và giúp đỡ và hoàn
toàn phù hợp với chức năng của ngành CTXH.
Đánh giá khảo sát thanh niên Việt Nam (SAVY) đƣợc thực hiện vào năm
2003 của Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê thực hiện với 7.584 thanh niên từ 14 -25
tuổi trên 42 tỉnh (có tỉnh Đồng Tháp) đã cho kết quả: tỷ lệ hoàn thành THCS ở
khu vực thành thị là 30,7% cao gần 1,5 lần so với nông thôn, tỷ lệ bỏ học cao
trong độ tuổi từ 12-16, thƣờng là ở cuối cấp. Lý do chính vẫn là “khơng có đủ
tiền học phí hoặc chi phí đi học”, “phải làm việc cho gia đình” và “khơng có khả
năng học tiếp” [10]. Có thể thấy, vấn đề bỏ học ở trẻ có sự khác biệt về khu vực,
độ tuổi và lý do chính vẫn là về kinh tế và khả năng học tập của các em. Kết quả
này cũng ngụ ý các nghiên cứu về HS bỏ học cần quan tâm đến vùng nông thôn,
nơi điều kiện kinh tế khó khăn và trong độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi.
14

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


Dự thảo báo cáo về “Nâng cao chất lƣợng giáo dục cho mọi ngƣời đến
năm 2020” của WorldBank tại hội thảo tham vấn, tổ chức tại Hà Nội cho biết
“sự ổn định của gia đình và trình độ học vấn của cha mẹ có liên quan đến việc
hồn thành các cấp học ở con họ, đặc biệt là cấp tiểu học và THCS”. Bên cạnh
đó, dù khơng phải là yếu tố quyết định nhƣng “các hoạt động phối hợp với cộng
đồng, gặp gỡ cha mẹ học sinh tỷ lệ thuận với kết quả học tập của trẻ” [40]. Nhƣ
vậy, báo cáo trên cho thấy cần có sự quan tâm đồng bộ từ gia đình, nhà trƣờng,
cộng đồng để giúp cho vấn đề giáo dục ngày càng phát tiển hơn, trong đó trƣớc
tiên là giảm thiểu vấn đề học sinh bỏ học.
Các nghiên cứu về trẻ em sống xa cha mẹ
Báo cáo “Đánh giá phối hợp ngành 2013-2014, lĩnh vực giáo dục tiểu

học” của Bộ GD-ĐT phối hợp với UNESCO cho biết: vai trị của phụ huynh và
những ngƣời ni dƣỡng trẻ em là nhân tố quyết định chính đến kết quả học tập
của trẻ hơn các yếu tố khác nhƣ trƣờng, lớp, chất lƣợng của giáo dục và động cơ
học tập. Song trên thực tế, tại các địa bàn nghiên cứu có đến 40% phụ huynh
làm việc xa nhà và trẻ đƣợc ông bà nuôi dƣỡng, cô chú bác và thậm chí là anh
chị. Trình độ văn hóa, khả năng hỗ trợ trẻ hoàn thành bài tập về nhà của cha mẹ
hoặc ngƣời chăm sóc cũng là nhân tố quyết định chính đến kết quả học tập của
trẻ [5]. Nghiên cứu trên đã chỉ ra vấn đề then chốt để giúp trẻ học tốt là vai trò
của phụ huynh và khả năng hỗ trợ con cái học tập. Tuy nhiên, đây cũng là
những thử thách vì có liên quan mật thiết đến việc làm và học vấn của PHHS,
mà để giải quyết tốt các vấn đề này thì địi hỏi cần nhiều chính sách ở tầm vĩ
mơ, trong khi đó vấn đề nghèo đói, bỏ học thì đang hiện hữu.
Nghiên cứu về “Tác động của cha mẹ đi làm ăn xa đến Trẻ em bị bỏ lại ở
nông thôn châu Á”, tác giả cho biết, cha mẹ đi làm ăn xa nhà sẽ có tác động
đến: (1) việc học tập của trẻ nhƣ: tỷ lệ trẻ em của gia đình có cha mẹ di cư làm
ăn xa được đi học thấp hơn so với nhóm trẻ có bố mẹ khơng di cư… (2) đời
sống tâm lý của trẻ: Cha mẹ đi làm ăn xa cũng khiến việc thực hiện chức năng
15

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


×