Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã đông lương huyện cẩm khê tỉnh phú thọ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.99 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐIÊU THỊ MINH CHÍ

VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA PHỤ NỮ NGHÈO NÔNG
THÔN (THÔNG QUA THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TẠI
XÃ ĐỒNG LƢƠNG- HUYỆN CẨM KHÊ- TỈNH PHÖ THỌ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐIÊU THỊ MINH CHÍ

VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA PHỤ NỮ NGHÈO NÔNG
THÔN (THÔNG QUA THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TẠI
XÃ ĐỒNG LƢƠNG – HUYỆN CẨM KHÊ- TỈNH PHÖ THỌ)

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Lê Thị Quý

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới GS. TS Lê Thị Quý là ngƣời hƣớng dẫn đã luôn tận tình giúp đỡ, chỉ bảo
và động viên trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, thầy cô giáo tại Trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn và các cô chú, anh chị UBND xã Đồng Lƣơnghuyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ đã luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở
vật chất cũng nhƣ cung cấp số liệu hữu ích trong thời gian tôi nghiên cứu và
thực hiện các hoạt động phục vụ cho đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị thuộc hộ nghèo tại xã đã phối
hợp, hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 9 năm 2015
Học viên

Điêu Thị Minh Chí


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài: .............................................................................. 6
2. Tổng quan nghiên cứu: ..................................................................... 8
2.1. Tổng quan: ............................................................................. 8

2.2. Lƣợc thảo chính sách về vấn đề BĐG và vị thế của phụ nữ
trong XĐGN .................................................................................................... 10
3. Mục đích của nghiên cứu ................................................................ 13
4. Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................. 13
5. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 13
6. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 14
7. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ................................................ 14
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 14
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ......................................... 14
8.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................... 14
8.3. Phương pháp quan sát ......................................................... 15
8.4. Phương pháp thảo luận nhóm ............................................. 15
9. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 16
9.1.Thời gian thực hiện ............................................................... 16
9.2. Không gian nghiên cứu ........................................................ 16
9.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu ............................................. 16
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 16
Chƣơng 1: .................................................................................................................. 16
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................... 16
1.1. Các khái niệm công cụ ................................................................. 16

1


1.1.1.Khái niệm giới tính (sex) ................................................... 16
1.1.2. Khái niệm giới ( gender) ................................................... 16
1.1.3. Khái niệm bình đẳng giới ................................................. 17
1.1.4. Định kiến giới ................................................................... 17
1.1.5. Khái niệm phân biệt đối xử theo giới ............................... 17
1.1.6. Khái niệm vai trò giới ....................................................... 18

1.1.7. Khái niệm nhạy cảm giới và trách nhiệm giới ................ 18
1.1.8. Khái niệm nhu cầu giới ..................................................... 19
1.1.9. Vị thế xã hội ...................................................................... 19
1.1.10. Vai trò xã hội (Social role) .............................................. 20
1.1.11. Khái niệm nghèo đói ....................................................... 20
1.1.12. Khái niệm xoá đói giảm nghèo ....................................... 21
1.1.13. Khái niệm nông thôn ....................................................... 21
1.2. Các khái niệm công cụ liên quan công tác xã hội ....................... 21
1.2.1.Khái niệm Công tác xã hội ................................................ 21
1.2.2. Khái niệm công tác xã hội nhóm ...................................... 22
1.3. Lí thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .......................................... 24
1.3.1. Thuyết nhu cầu của Maslow ............................................. 24
1.3.2. Lý thuyết giới và phát triển............................................... 26
1.4. Các đặc điểm về tự nhiên xã hội chủ yếu của xã Đồng LƣơngCẩm Khê- Phú Thọ ảnh hƣởng đến thực trạng vị thế của phụ nữ nghèo nông
thôn .................................................................................................................. 28
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................. 28
1.4.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................... 29
1.4.3. Đặc điểm xã hội ................................................................ 29
1.4.4. Những thuận lợi và khó khăn tác động tới vị thế của phụ
nữ nghèo nông thôn tại xã hiện nay ................................................................ 30

2


TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.......................................................................................... 32
Chƣơng 2: ................................................................................................................. 33
THỰC TRẠNG CỦA PHỤ NỮ NGHÈO VÀ VỊ THẾ CỦA HỌ TẠI XÃ
ĐỒNG LƢƠNG- HUYỆN CẨM KHÊ- TỈNH PHÚ THỌ. ................................ 33
2.1. Tình trạng nghèo của phụ nữ tại xã Đồng Lƣơng- huyện Cẩm
Khê- Tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 33

2.2. Thực trạng về vị thế của phụ nữ nghèo tại xã Đồng Lƣơng- huyện
Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ .................................................................................. 34
2.3. Vị thế của phụ nữ nghèo thông qua hoạt động vay vốn .............. 36
2.3.1. Vị thế của phụ nữ trong tiếp cận vốn vay ......................... 36
2.3.2. Vị thế của phụ nữ nghèo trong việc ra quyết định và thực
thi các quyết định sử dụng vốn vay................................................................. 38
2.3.3. Vị thế của phụ nữ trong việc đóng góp ý kiến thảo luận về
thực hiện vốn vay ............................................................................................ 39
2.3.4. Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay khi vợ/chồng là ngƣời
quyết định ........................................................................................................ 40
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.......................................................................................... 42
Chƣơng 3 ......................................................................................................... 44
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM .......................................
GIÚP PHỤ NỮ NGHÈO TIẾP CẬN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ NÂNG
CAO VỊ THẾ CỦA MÌNH.............................................................................. 44
3.1. Cơ sở đề xuất biê ̣n pháp can thiê ̣p công tác xã hô ̣i nhóm trong
việc giúp phụ nữ nghèo tiếp cận chính sách tín dụng và nâng cao vị thế của
phụ nữ nghèo nông thôn .................................................................................. 44
3.2. Xây dựng quy trình vận dụng công tác xã hội nhóm trong viê ̣c
nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn .................................................. 47

3


3.2.1. Lựa chọn loại hình nhóm của công tác xã hội nhóm để tiến
hành can thiệp.................................................................................................. 47
3.2.2. Qui trình vận dụng công tác xã hội nhóm với nhóm phụ nữ
nghèo ............................................................................................................... 48
3.3. Thực nghiệm để đề xuất xây dƣ̣ng mô hình can thiê ̣p Công tác xã
hô ̣i nhóm vào việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ................... 57

3.3.1. Thực nghiệm mô hình công tác xã hội nhóm ................... 57
3.3.2. Lƣợng giá tiến trình CTXH nhóm .................................... 63
3.3.2.1. Lƣợng giá các kết quả đạt đƣợc và những tồn tại sau quá
trình hoạt động nhóm ...................................................................................... 63
3.3.2.2. Đánh giá sự tham gia của các thành viên nhóm xã hội
hóa trong quá trình hoạt động ......................................................................... 68
3.4. Vai trò của nhân viên xã hội......................................................... 71
3.5. Hiệu quả của CTXH nhóm trong trƣờng hợp nâng cao vị thế của
phụ nữ nghèo trong trƣờng hợp nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo tại xã Đồng
Lƣơng- huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ .......................................................... 73
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.......................................................................................... 76
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 84

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BBĐ

Bất bình đẳng

BĐG

Bình đẳng giới

Bộ LĐ-TBXH


Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CEDAW

Công ƣớc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

GAD

Giới và phát triển

HS

Học sinh

KCB

Khám chữa bệnh

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội


PGS.TS

Phó Giáo sƣ Tiến sĩ

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

WID

Phụ nữ trong phát triển

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:

Phụ nữ nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp
và là một lực lƣợng đông đảo trong nguồn nhân lực của đất nƣớc nhƣng họ lại
là nhóm xã hội phải chịu thiệt thòi hơn so với nam giới nông thôn và những
phụ nữ sống tại đô thị. Hàng ngày, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng
hay thậm chí ngay xung quanh chúng ta, không khó để thấy hình ảnh của
những ngƣời phụ nữ nông thôn bị đối xử bất công, họ là nạn nhân của tình
trạng buôn bán ngƣời, của nạn bạo lực gia đình hay nghèo đói... Không thể
phủ nhận ngày nay phụ nữ nông thôn có nhiều điều kiện thuận lợi để đạt đƣợc
thành công nhƣ nam giới, họ không chỉ tham gia vào sản xuất mà cả các hoạt
động xã hội.. Tuy nhiên, trên thực tế họ còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại
trong phát triển cá nhân nhƣ: trình độ chuyên môn/ kỹ thuật, sức khỏe lao
động, cơ hội tiếp cận quyền sở hữu ruộng đất, tài sản... Bởi vậy, cần có những
quan tâm hợp lý đến BĐG và vị thế của phụ nữ nông thôn.
Hiện nay xoá đói giảm nghèo phát triển ở nông thôn đặc biệt là trong
xây dựng nông thôn mới, ngƣời hƣởng thụ chính là ngƣời nghèo trong đó có
cả nam và nữ. Nhƣng trên thực tế, xét tới đối tƣợng chịu nhiều tác động và
thiệt thòi của nghèo đói, ta sẽ thấy đó chính là phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là
phụ nữ ở vùng nông thôn. Trong số đó có nhiều phụ nữ có khả năng và trình
độ, nhƣng những cơ hội lựa chọn của họ có thể bị hạn chế bởi bổn phận đối
với gia đình và xã hội, bởi quan niệm truyền thống về giới, thậm chí chính họ
lại đề cao ngƣời nam giới hơn và đánh giá thấp vị thế của mình.
Ngƣời dân luôn quan tâm và bức xúc về vấn đề này nên thời gian qua các
hoạt động của Nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng vị thế của ngƣời phụ nữ và giúp họ
thoát nghèo nhận đƣợc sự đồng thuận và hƣởng ứng trong toàn xã hội.

6


Xã Đồng Lƣơng là một trong 30 xã, 01 thị trấn của huyện Cẩm Khê một huyện miền núi của Tỉnh Phú Thọ, ngành nghề chủ yếu của ngƣời dân
nơi đây là sản xuất nông nhiệp, tiểu thủ công nghiệp. Năm 2006 xã triển khai

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (giai đoạn 2006 – 2010) và luôn
đƣợc đánh giá là đơn vị có nhiều thành tích trong công tác xóa đói giảm
nghèo (XĐGN). Tuy nhiên, trên thực tế nhận thức ngƣời dân về vấn đề BĐG,
vị thế của ngƣời phụ nữ gắn với XĐGN còn nhiều hạn chế, xuất phát từ nhiều
nguyên nhân nhƣ: định kiến giới, quan điểm gia trƣởng trong gia đình về việc
ai làm chủ hộ, ai có quyền định đoạt, quyền tham gia công việc cộng
đồng/hoạt động chính trị.... Dẫn tới tình trạng nhiều hộ gia đình tái nghèo trở
lại, đây là vấn đề luôn đƣợc đặt ra đối với xã Đồng Lƣơng nói riêng và huyện
Cẩm Khê nói chung trong nhiều năm qua.
Tại xã Đồng Lƣơng công tác xoá đói giảm nghèo đƣợc đặc biệt quan
tâm, tuy nhiên tỷ lệ nghèo vẫn rất cao, cụ thể trong năm 2013 tỉ lệ nghèo tại
xã Đồng Lƣơng là 21,8%( tƣơng đƣơng 258 hộ). Công tác giảm nghèo tại xã
không bền vững, chỉ mang tính bề mặt. Tỉ lệ tái nghèo tại xã năm 2013 là 0,31
%. Tại xã đã có cán sự phụ trách về văn hóa xã hội và chuyên trách về công
tác xã hội nhƣng chƣa phát huy đƣợc khả năng của mình.
Nâng cao nhận thức, phát huy tiềm năng của chính bản thân ngƣời
nghèo là cách giúp giảm nghèo bền vững nhất trong đó có cách tiếp cận của
CTXH. Tuy nhiên ngƣời dân ít hiểu biết về công tác xã hội và khả năng của
nó trong việc giúp phụ nữ nghèo tự tin, tự quyết hơn trong cuộc sống của
mình. Thông qua thực hành công tác xã hội nhóm nhân viên CTXH sẽ tạo
điều kiện cho họ đƣợc hoạt động, thảo luận cùng nhau tìm ra những nguyên
nhân, hiệu quả của tình trạng nghèo đói của mình nhìn nhận đƣợc việc chính
bản thân ngƣời phụ nữ có khả năng tự quyết và tìm ra giải pháp có thể giúp

7


gia đình thoát nghèo và giúp đỡ ngƣời khác, đồng thời nhân viên công tác xã
hội cũng giúp họ kết nối nguồn lực từ địa phƣơng và các tổ chức khác.
Trên cơ sở đó học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Vai trò của công

tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn (Thông
qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã Đồng Lương-huyện Cẩm Khêtỉnh Phú Thọ)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Với hy vọng thông qua các
hoạt động cụ thể vị thế của phụ nữ nghèo sẽ đƣợc nâng lên trong gia đình và
cộng đồng. Từ đó, phụ nữ nghèo có thể tự vƣơn lên trong cuộc sống, nâng cao
chất lƣợng sống của mình, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội địa
phƣơng. Do điều kiện đề tài, tôi chỉ tập chung vào vị thế trong gia đình của
phụ nữ nghèo thông qua chính sách tín dụng.
2. Tổng quan nghiên cứu:
2.1. Tổng quan:
“Vấn đề phụ nữ và trẻ em thời kỳ 2001 – 2010” (2002), của Vụ Tổng
hợp – Pháp chế (Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội) phối hợp với Nhà
xuất bản Lao động – Xã hội biên soạn, nhằm giúp các nhà nghiên cứu, các
chuyên gia và cán bộ làm công tác xã hội trong lĩnh vực bảo vệ quyền của
phụ nữ và trẻ em, hệ thống hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, các giải pháp
của Nhà nƣớc và chƣơng trình hành động quốc gia trong lĩnh vực này. Cuốn
sách cũng cung cấp cho chúng ta đƣờng hƣớng chính trong việc thúc đẩy
quyền của phụ nữ và trẻ em thời kỳ 2001 – 2010.
“Gia đình học” (2007), Nxb. Lý luận Chính trị của GS.TS Đặng Cảnh
Khanh và GS.TS Lê Thị Quý, trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý
luận và thực tiễn về gia đình, phụ nữ, bình đẳng nam nữ. Cuốn sách đã nêu ra
nhiều thực trạng bất bình đẳng giới trong gia đình, nêu lên các mối quan hệ
gia đình từ truyền thống đến hiện đại, các điều tra xã hội học trong cuốn sách

8


đã phân tích một số vấn đề về nghèo đói ảnh hƣởng đến gia đình và các thành
viên gia đình, chất lƣợng sống của gia đình và vị thế của phụ nữ nói chung và
phụ nữ nghèo nói riêng. Từ đó tác giả đƣa ra biện pháp nhằm đạt tới sự bình
đẳng giới trong gia đình và nâng cao vai trò của gia đình trong công cuộc

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
“Xã hội học giới”(2010), NXB Giáo dục Việt Nam của GS.TS Lê Thị
Quý, tác phẩm này đã cung cấp những kiến thức cơ bản về giới theo hệ thống
để nâng cao kiến thức cho ngƣời đọc về giới, phụ nữ và mối quan hệ của họ
với nam giới trong lịch sử và hiện đại.
PGS.TS Phan Thanh Khôi, PGS.TS Đỗ Thị Thạch (chủ biên)(2007):
“Những vấn đề giới: từ lịch sử đến hiện đại” NXB Lý luận chính trị Hà Nội,
đề tài nghiên cứu này đi sâu phân tích các vấn đề về giới của C.Mác,
Ăngnghen, LêNin và Hồ Chí Minh, làm rõ địa vị của ngƣời phụ nữ trong gia
đình, đặc biệt là phân tích quan điểm giới, bình đẳng giới trong đƣờng lối của
Đảng, nhà nƣớc.
“Bình đẳng giới ở Việt Nam” (2008), Nxb. Khoa học Xã hội, của Trần
Thị Vân Anh – Nguyễn Hữu Minh, xác định tình trạng bình đẳng giới, góp
phần xây dựng hệ thống dữ liệu về vấn đề giới và bình đẳng giới, qua đó đáp
ứng nhu cầu phân tích, đánh giá về bình đẳng
Luận án tiến sĩ kinh tế “ Vận dụng lý thuyết giới trong xóa đói giảm
nghèo ở một số tỉnh miền Trung” của Th.S Nguyễn Thị Thuận. Luận án đề
cập tới một số lý luận cơ bản về vận dụng lý thuyết giới trong XĐGN, phân
tích thực trạng giới và XĐGN ở một số tỉnh miền Trung trong giai đoạn từ
năm 1995 – 2002 thông qua mối quan hệ giới với nhiều yếu tố nhƣ: chính trị,
giáo dục, việc làm, tín dụng…, và có đề xuất một số giải pháp chủ yếu vận
dụng lý thuyết giới trong XĐGN ở một số tỉnh miền Trung.

9


Tại trung tâm Nghiên cứu gia đình và Phụ nữ (1998-2000) có: “ Điều
tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tác giả đã nghiên cứu chỉ ra các biến
đổi các mối quan hệ cơ bản trong gia đình nhƣ mối quan hệ giữa cha mẹ, con

cái, vợ chồng… Ví dụ: trƣớc đây ngƣời chồng là ngƣời kiếm tiền và cũng là
ngƣời đƣa ra các quyết định lớn trong gia đình thì nay phụ nữ có quyền bàn
luận, quyết định công việc lớn, ngƣời đàn ông tham gia giúp đỡ công việc nhà
cho phụ nữ. Những thay đổi đó chứng tỏ BĐG cũng đã có xu hƣớng thay đổi
và vị thế của phụ nữ đã đƣợc nâng lên.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên là phản ánh cách tiếp cận xã hội học.
Hiện nay có rất ít nghiên cứu về vai trò của công tác xã hội trong việc nâng
cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn ở Việt Nam. Vì vậy, học viên chọn đề
tài này để làm luận văn tốt nghiệp sẽ mang một ý nghĩa quan trọng khi áp
dụng công tác xã hội để giảm tỉ lệ tái nghèo, nâng cao vị thế của phụ nữ.
2.2. Lƣợc thảo chính sách về vấn đề BĐG và vị thế của phụ nữ
trong XĐGN
Đảng và Nhà nƣớc ta trong nhiều năm qua đẩy mạnh xây dựng và phê
duyệt nhiều chiến lƣợc, chính sách, chƣơng trình, kế hoạch liên quan đến vấn
đề BĐG, vị thế của phụ nữ trong XĐGN nhƣ: Chiến lược về giới trong ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn (3/2003), Chiến lược quốc gia 10 năm vì
sự tiến bộ của phụ nữ, Kế hoạch hành động 5 năm vì sự tiến bộ của phụ nữ,
Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam 2001 – 2010 được Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua nêu rõ: “Thiết thực chăm lo vì sự bình
đẳng về giới, sự tiến bộ của phụ nữ”... cùng với sự thành lập và hoạt động
hiệu quả của các tổ chức, đơn vị nhƣ: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ (CFAW), Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của

10


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Cho đến nay, tại Việt Nam cũng đã
có nhiều trung tâm nghiên cứu tham gia nghiên cứu gia đình và giới nhƣ:
Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ thuộc Trung tâm Khoa
học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện xã hội học, Trung tâm Nghiên cứu

giới, gia đình và môi trường trong phát triển, Trung tâm Nghiên cứu lao động
nữ thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bên cạnh những tài liệu thu thập
đƣợc tại địa phƣơng, sinh viên cũng tìm hiểu các tài liệu, bài viết liên quan
đến vấn đề giới, gia đình và XĐGN:
- Công ước Loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW) đƣợc Đại hội đồng LHQ phê chuẩn và thông qua ngày 18/12/1979,
có hiệu lực từ tháng 9 năm 1981. Công ƣớc CEDAW là văn kiện quốc tế
mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử với
phụ nữ và xây dựng một chƣơng trình nghị sự để thúc đẩy quyền bình đẳng
của phụ nữ, trong đó có yêu cầu các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo phụ
nữ và nam giới có các cơ hội bình đẳng về quyền dân sự, chính trị, kinh tế,
văn hoá và xã hội. Các bên thoả thuận đƣa nguyên tắc bình đẳng nam nữ vào
hiến pháp quốc gia và/hoặc vào việc xây dựng luật pháp thích hợp khác. Công
ƣớc buộc các bên áp dụng mọi biện pháp thích hợp để loại bỏ phân biệt đối xử
với phụ nữ ở các vùng nông thôn để đảm bảo cơ sở bình đẳng giữa nam và nữ
và hƣởng lợi bình đẳng từ “sự phát triển nông thôn” và “trong các hoạt động
cộng đồng”.
- Cương lĩnh hành động Bắc Kinh năm 1995 nêu ra 12 mục tiêu chiến
lƣợc nhằm tăng quyền năng và thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ trên toàn cầu,
cụ thể là: Phụ nữ và nghèo đói; Giáo dục và đào tạo cho phụ nữ; Phụ nữ và
sức khỏe; Bạo lực đối với phụ nữ; Phụ nữ và xung đột vũ trang; Phụ nữ và

11


kinh tế; Phụ nữ trong bộ máy quyền lực và ra quyết định; Các cơ chế vì sự
tiến bộ của phụ nữ; Các quyền con ngƣời của phụ nữ; Phụ nữ và truyền thông;
Phụ nữ và môi trƣờng; Trẻ em gái.
- Chương trình nghị sự 21 toàn cầu đƣợc 179 quốc gia tham dự Hội

nghị Thƣợng đỉnh toàn cầu về Môi trƣờng và Phát triển năm 1992. Chƣơng
trình gồm 4 phần chính : Những khía cạnh xã hội và kinh tế của sự phát triển
(nhƣ đói nghèo, dân số, sức khỏe, mô hình tiêu dung, định cƣ); Bảo tồn và
quản lý các nguồn tài nguyên; Tăng cƣờng vai trò của các nhóm xã hội chính;
Những phƣơng tiện để thực hiện (tài chính, công nghệ, khoa học, cơ chế hợp
tác, thông tin). Trong đó có chƣơng 24 về Hành động toàn cầu vì Phụ nữ
hƣớng tới phát triển bền vững kêu gọi chính phủ các nƣớc loại bỏ mọi trở
ngại đối với việc tham gia đầy đủ của phụ nữ trong phát triển bền vững và
đảm bảo đạt đƣợc bình đẳng giới trong mọi phƣơng diện xã hội.
- Tám Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) đƣợc các chính phủ ký
kết tại Hội nghị thƣợng đỉnh Thiên niên kỷ năm 2000 và tất cả đều phải hoàn
thành vào năm 2015. Các MDG là lộ trình tiến tới xây dựng thế giới không
còn nghèo đói, tất cả trẻ em đƣợc học hành, sức khỏe của ngƣời dân đƣợc
nâng cao, môi trƣờng đƣợc duy trì bền vững và mọi ngƣời đƣợc hƣởng tự do,
công bằng và bình đẳng. Trong đó có MDG 3 nhằm tăng cƣờng BĐG và nâng
cao năng lực, vị thế cho phụ nữ, MDG 5 nâng cao sức khỏe bà mẹ.
- Business Group Formation Empowering Women and Men in
Developing Communities, bangkok: ILO, 2008 (Thành lập nhóm kinh doanh
nâng cao vị thế của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng). Tài liệu này để cập
đến vấn đề lồng ghép giới, nghiên cứu đƣa ra 1 tiến trình đào tạo mà trong đó
nêu lên việc thành lập nhóm có thể tạo ra những ảnh hƣởng quan trọng về

12


kinh tế, tâm lý và xã hội góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ qua việc giúp
cho họ tự tin hơn, có vị trí xã hội cao hơn, có những kỹ năng tốt hơn.
- Ngân hàng thế giới công bố các nghiên cứu về tình trạng đói nghèo
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Năm 2000 WB công bố “báo cáo về tình
hình phát triển thế giới – tấn công nghèo đói” ở tầm vĩ mô. Ngoài cung cấp

những thông tin về ngƣời nghèo trên thế giới, nghiên cứu còn thể hiện quan
điểm, cách tiếp cận, đánh giá trên nhiều phƣơng diện của nghèo đói.
3. Mục đích của nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề của phụ nữ nghèo trong đó có vị thế của
phụ nữ, những khó khăn, thách thức và khả năng của phụ nữ nghèo nông thôn
tại xã Đồng Lƣơng- huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ
- Thực hành Công tác xã hội theo nhóm để nâng cao vị thế của phụ nữ
nghèo tại địa phƣơng.
- Đề xuất các giải pháp để phát huy nghề Công tác xã
4. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Luận văn này đƣa ra một thí dụ về một địa phƣơng cụ thể đóng góp
vào sự hiểu biết về công tác xã hội và bình đẳng giới của ngƣời phụ nữ nghèo
nông thôn
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự báo những xu hƣớng và giải pháp
thiết thực trong việc nâng cao vị thế của ngƣời nghèo, đặc biệt là vai trò của
công tác xã hội cho vấn đề này.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Làm thế nào cho ngƣời phụ nữ nghèo hiểu đƣợc sự cần thiết của công
tác xã hội trong việc giúp đỡ họ nâng cao vị thế của mình?

13


- Phƣơng pháp Công tác xã hội theo nhóm giúp ích nhƣ thế nào cho
phụ nữ nghèo tự tin và nâng cao vị thế của mình, đặc biệt là trong việc tiếp
cận với chính sách tín dụng.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Tại xã Đồng Lƣơng- huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ, phụ nữ nghèo
chƣa bao giờ đƣợc tiếp cận CTXH.
- Tại xã có rất nhiều các chƣơng trình, hoạt động để giúp ngƣời nghèo

thoát nghèo nhƣng đều có những hạn chế vì không phát huy đƣợc tiềm năng
của chính ngƣời nghèo.
7. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tƣợng: Vai trò công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế cho phụ
nữ nghèo nông thôn ( thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã Đồng
Lƣơng- huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ)
- Khách thế: Phụ nữ nghèo, lãnh đạo địa phƣơng: nhƣ trƣởng hội phụ
nữ, cán bộ văn hoá xã, chồng của phụ nữ nghèo.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nhà nghiên
cứu đã tìm hiểu một số tài liệu nhƣ: các nghiên cứu về vấn đề nghèo, xóa đói
giảm nghèo, vị thế của phụ nữ, bình đẳng giới trong và ngoài nƣớc;
8.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu cá nhân
25 ngƣời, trong đó:

14


15 đến 20 phụ nữ nghèo, tìm hiểu nguyên nhân gì họ nghèo, họ đã có
nỗ lực gì để thoát nghèo, kết quả ra sao. Khi thực hiện chính sách XDGN phụ
nữ tham gia nhƣ thế nào, đƣợc bàn bạc và quyết định gì không
03 ngƣời là chồng của ngƣời nghèo, để tìm hiểu về nhận thức, đánh giá
của họ về vị thế trong gia đình của phụ nữ nghèo
02 ngƣời là cán bộ địa phƣơng (1 phụ trách văn hóa xã hội và 1 trƣởng
hội phụ nữ xã) về công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng đã thực thi nhƣ
thế nào, hội phụ nữ đã giúp đỡ phụ nữ nghèo những gì? Anh chị có biết sự
tham gia giữa phụ nữ và nam giới trong việc vay vốn, thực thi vốn vay nhƣ
thế nào không?

-> Từ đó nhân viên xã hội có đánh giá và nhìn nhận vấn đề nghèo của
phụ nữ nghèo nông thôn 1 cách toàn diện hơn.
Các kết quả phỏng vấn sâu giúp cho ngƣời đọc hiểu rõ hơn, chi
tiết hơn về các vấn đề liên quan đến vị thế của ngƣời phụ nữ nghèo nông thôn.
8.3. Phương pháp quan sát
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, học viên đã tiến hành quan
sát thực trạng đời sống kinh tế xã hội địa phƣơng;. Đặc biệt là quan tâm đến
nhóm phụ nữ nghèo trong tiến trình CTXH nhóm, các sinh hoạt nhóm.
8.4. Phương pháp thảo luận nhóm
Những ngƣời tham gia nhóm tiến hành thảo luận các vấn đề, chủ đề mà
nhân viên CTXH đƣa ra. Trong quá trình thảo luận, nhân viên CTXH khuyến
khích các thành viên đƣa ra ý kiến và lắng nghe ý kiến của ngƣời khác. Kết
thúc thảo luận, nhân viên CTXH nhận xét và đƣa ra kết luận.

15


Nghiên cứu đã thực hiện cuộc thảo luận nhóm, lồng ghép trong tiến
trình thực hành CTXH nhóm. Nhân viên công tác xã hội chỉ là ngƣời kết nối
giúp họ nhận ra đƣợc tiềm năng, sức mạnh tiềm ẩn của bản thân mình.
9. Phạm vi nghiên cứu
9.1.Thời gian thực hiện
Từ 4 đến tháng 9 năm 2014
9.2. Không gian nghiên cứu
Tại xã Đồng Lƣơng- huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ
9.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Trong khuôn khổ 06 tháng, học viên chú trọng đến vấn đề vị thế trong
gia đình của phụ nữ nghèo nông thôn thông qua chính sách tín dụng ƣu đãi.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm công cụ
Đề tài sử dụng hệ thống các khái niệm công cụ sau làm cơ sở triển khai
các nội dung nghiên cứu.
1.1.1.Khái niệm giới tính (sex)
Giới tính là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn Sinh vật học
dùng để chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Đó là sự khác biệt phổ
thông và không thay đổi đƣợc [6, tr31]
1.1.2. Khái niệm giới ( gender)

16


Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đó
đƣợc xây dựng nên trong xã hội [6, tr34]
1.1.3. Khái niệm bình đẳng giới
“Bình đẳng giới nghĩa là phụ nữ và nam giới có vị trí nhƣ nhau trong xã
hội. Bình đẳng giới không có nghĩa là nam giới và phụ nữ phải nhƣ nhau, mà
là sự giống nhau và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới phải đƣợc công nhận
và đánh giá một cách bình đẳng. Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam
giới có điều kiện nhƣ nhau để thực hiện đầy đủ các quyền của mình và có cơ
hội để đóng góp và thụ hƣởng sự phát triển chính trị, kinh tế - xã hội và văn
hoá của đất nƣớc” (SaNu- Indonesia ngày 20-25/2/200) [24]
“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, đƣợc tạo
điều kiện và có cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng
đồng, của gia đình và thụ hƣởng nhƣ nhau về thành quả của sự phát triển đó”.
(Luật Bình đẳng giới, 2007)
1.1.4. Định kiến giới
“ Định kiến giới là sự nhận định của mọi ngƣời trong xã hội về những
gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng và các loại hoạt động mà họ có thể làm

với tƣ cách họ là nam hay là nữ” [6, tr44]
1.1.5. Khái niệm phân biệt đối xử theo giới
“Phân biệt đối xử theo giới là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế
nào dựa trên cơ sở giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc
vô hiệu hóa việc phụ nữ đƣợc công nhận, hƣởng thụ hay thực hiện một cách
bình đẳng các quyền con ngƣời và những quyền tự do cơ bản trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và các lĩnh vực khác, bất kể tình
trạng hôn nhân của họ” [16]

17


1.1.6. Khái niệm vai trò giới
“Vai trò giới là các công việc mà phụ nữ và nam giới thực hiện với tƣ
cách là nam hay nữ, Phụ nữ và nam giới thƣờng có 3 vai trò giới
Vai trò sản xuất: gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền
hoặc hiện vật để tiêu dùng hoặc trao đổi
Vai trò tái sản xuất: bao gồm trách nhiệm sinh đẻ, nuôi con và những
công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động. Ví dụ nhƣ việc
nội trợ, việc chăm sóc con cái, chăm nom ngƣời ốm... Đây là các việc “không
tên”, không tạo ra thu nhập, thƣờng do ngƣời phụ nữ đảm nhận và ít đƣợc xã
hội đánh giá đúng mức.
Vai trò cộng đồng: là các công việc thực hiện ở ngoài cộng đồng nhằm
phục vụ cho cuộc sống chung của mọi ngƣời”[6tr43]
1.1.7. Khái niệm nhạy cảm giới và trách nhiệm giới
Nhạy cảm giới là nhận thức đƣợc các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm
mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ những đặc điểm sinh
học vốn có của họ. Đồng thời hiểu đƣợc điều này dẫn đến khác biệt giới về
khả năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ tham gia, hƣởng lợi trong
quá trình phát triển của nam và nữ[7(1)]

Ví dụ: một ngƣời cán bộ làm công tác thông tin truyền thông hiểu đƣợc
rằng phụ nữ ít có cơ hội thu nhận thông tin nói chung và thông tin về bình
đẳng giới vì các thông tin này thƣờng đƣợc phát vào thời gian ngƣời phụ nữ
đang nấu ăn hoặc chăm sóc con cái.
Trách nhiệm giới là có nhạy cảm giới và có những biện pháp hoặc hành
động thƣờng xuyên, tích cực và nhất quán trong công việc để loại trừ nguyên
nhân BBĐG nhằm đạt đƣợc BĐG. [7(1)]

18


Ví dụ khi ngƣời làm công tác thông tin truyền thông có nhạy cảm giới,
họ đã điều chỉnh bằng cách phát lại thông tin về BĐG nhiều lần trong ngày
thay vì chỉ phát một lần vào giờ nấu cơm. Nhƣ vậy có thể cho rằng họ đã có
trách nhiệm giới trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện công tác thông
tin truyền thông.
1.1.8. Khái niệm nhu cầu giới
Nhu cầu giới là nhu cầu mà mỗi giới có nguyện vọng, yêu cầu đƣợc
đáp ứng để thực hiện tốt vai trò của mình. Nhu cầu của nam khác nhu cầu của
nữ và do nhiều yếu tố khác nhau hình thành. Nhu cầu nảy sinh từ đời sống
hàng ngày và thƣờng góp phần củng cố phân công lao động theo giới.
Nhu cầu giới thực tế: là những nhu cầu có liên quan đến cải thiện điều
kiện sống hiện tại nhƣng vẫn duy trì mối quan hệ lệ thuộc của phụ nữ và nam
giới (lệ thuộc về kinh tế, trong việc ra quyết định...). Ví dụ nhu cầu về thực
phẩm, nhà ở, thu nhập, CSSK...
Nhu cầu giới chiến lƣợc (còn gọi là lợi ích giới): là những nhu cầu giúp
cho ngƣời phụ nữ thoát khỏi vị trí lệ thuộc, yếu kém, làm thay đổi mối quan
hệ BBĐ nam và nữ. Ví dụ nhu cầu tăng năng lực, nâng cao kiến thức...[3 tr11]
1.1.9. Vị thế xã hội
Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và những quyền

lợi gắn kèm theo. Nói cách khác, vị thế xã hội chính là một khái niệm tổng
hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tƣơng ứng
với các vị trí đó. Nhƣ vậy, vị thế xã hội khác vị trí xã hội. Việc xác định
quyền và nghĩa vụ cho các cá nhân ở các vị trí xã hội khác nhau cũng thay đổi
theo từng xã hội, từng khu vực. Nó dƣờng nhƣ là hệ quả của sự bất bình đẳng
trong xã hội, ở xã hội bất bình đẳng và có tính gia trƣởng cao, mức độ quyền
hạn và nghĩa vụ của nam giới sẽ cao hơn quyền và nghĩa vụ của phụ nữ.
Các loại vị thế xã hội:

19


Vị thế có sẵn – bị gán cho: là các vị trí xã hội gắn liền với những yếu tố
tự nhiên, bẩm sinh nhƣ giới tính, chủng tộc, dòng họ, nơi sinh...Ví dụ, một
ngƣời Việt Nam sinh ra ở Hà Nội sẽ có những vị thế là ngƣời da vàng, đƣợc
sinh ra ở Hà Nội.
Vị thế đạt đƣợc: Đó là những vị thế đƣợc xác định dựa trên các vị trí xã
hội mà các cá nhân giành đƣợc trong quá trình hoạt động sống, bằng sự cố
gắng của bản thân. Ví dụ, một nữ nhân viên đƣợc thăng chức lên giám đốc khi
cô ấy chăm chỉ, cố gắng nâng cao năng lực chuyên môn và duy trì mối quan
hệ tốt với đồng nghiệp.
Một số vị thế vừa mang tính có sẵn, vừa mang tính đạt đƣợc.
Mỗi cá nhân bao giờ cũng có nhiều vị trí xã hội khác nhau, vì họ tham
gia vào nhiều mối quan hệ khác nhau. Do đó, họ cũng có nhiều vị thế xã hội
tƣơng ứng, các vị thế của cá nhân thƣờng hòa nhập với nhau.
Mỗi cá nhân bao giờ cũng có một vị thế chủ đạo (Master status) xác
định bộ mặt xã hội, chân dung xã hội của cá nhân đó. Trong quá trình tƣơng
tác, cá nhân thƣờng hành động căn cứ theo vị thế chủ đạo của mình.[17]
1.1.10. Vai trò xã hội (Social role)
Vai trò xã hội là mô hình hành vi đƣợc xác lập một cách khách quan

căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định, để thực hiện
những quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng với các vị thế đó. [17]
1.1.11. Khái niệm nghèo đói
“ Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ chỉ có khả năng thỏa mãn
một phần các nhu cầu cơ bản của con ngƣời và có mức sống ngang bằng với
mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phƣơng diện.
Đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ nghèo có mức sống dƣới mức tối
thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống”.[23(2)]

20


1.1.12. Khái niệm xoá đói giảm nghèo
“Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp
nhằm thực hiện mục đích hỗ trợ những điều kiện cơ bản (nhƣ ăn, mặc, ở, đi
lại, học hành, chữa bệnh, tiếp xúc văn hóa, xã hội...) để ngƣời nghèo có thể
tồn tại và phát triển để dần đạt tới mức trung bình nhƣ các thành viên khác
trong cộng đồng” [12, tr.34]
Có tới 4 quan điểm về XĐGN nhƣ sau:
Thứ nhất, XĐGN phải dựa trên cơ sở tăng trƣởng kinh tế nhanh, hiệu
quả và bền vững, đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ
giúp ngƣời nghèo đói.
Thứ hai, XĐGN không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nƣớc, của toàn xã hội,
mà trƣớc hết là bổn phận của chính ngƣời nghèo, phụ thuộc vào sự vận động
tự giác của bản thân ngƣời nghèo, cộng đồng nghèo.
Thứ ba, triển khai có hiệu quả các chƣơng trình, dự án XĐGN bằng các
nguồn tài chính trợ giúp của Nhà nƣớc và các tổ chức trong và ngoài nƣớc.
Thứ tƣ, việc hỗ trợ và cho vay vốn hộ nghèo phải đi liền với công tác tƣ
vấn, hƣớng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của
từng hộ gia đình. (Đỗ Thị Dinh (2009) -Xóa đói giảm nghèo: Phương pháp

tiếp cận mới)
1.1.13. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là một phần lãnh thổ của nhà nƣớc hay một đơn vị hành
chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trƣờng tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã
hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cƣ chủ yếu làm nông
nghiệp.
1.2. Các khái niệm công cụ liên quan công tác xã hội
1.2.1.Khái niệm Công tác xã hội [8, tr.25-27]
21


Theo Nasw- Hiệp hội nhân viên xã hội quốc gia: CTXH là những hoạt
động chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng
trong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội
và để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt đƣợc những mục đích cá nhân.
Theo IFSW- Liên đoàn chuyên nghiệp Quốc tế (Tại Đại hội Montrealtháng 7/2000): CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải
quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con ngƣời và tăng quyền lực và giải
phóng ngƣời dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái dễ
chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con ngƣời và hệ thống xã hội, CTXH
can thiệp ở các điểm tƣơng tác giữa con ngƣời và môi trƣờng của họ. Nhân
quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề
Theo Nguyễn Thị Oanh- người có nhiều kinh nghiệm trong giảng
dạy CTXH: CTXH là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao,đƣợc thực
hiện theo nguyên tắc và phƣơng pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm
ngƣời trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ;qua đó CTXH theo
đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con ngƣời và tiến bộ xã hội
Theo tác giả Lê Văn Phú: CTXH là sự vận dụng các lý thuyết khoa
học về hành vi con ngƣời và hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức
năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trò của cá
nhân, nhóm, cộng đồng, ngƣời yếu thế nhằm tới sự bình đẳng và tiến bộ xã

hội.
CTXH còn là một dịch vụ chuyên môn hoá, góp phần giải quyết những
vấn đề xã hội liên quan đến con ngƣời nhằm thoả mãn các nhu cầu cơ bản của
những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, mặt khác góp phần giúp cá nhân tự
nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình.
1.2.2. Khái niệm công tác xã hội nhóm

22


×