Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích chiến lược cho dòng sản phẩm smartphone và TV LCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.16 KB, 6 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHO DÒNG SẢN PHẨM SMARTPHONE
VÀ TV LCD
SMARTPHONE:
- Đặc điểm sản phẩm:
+ Ưu điểm:
 Nhiều tính năng vượt trội
 Có một sự tổng hợp phong phú các tính năng: một loạt các thiết bị cảm biến, đa kênh và
các giao diện mạng, cũng như GB lưu trữ và các bộ xử lý mạnh.
+ Nhược điểm:
 Mẫu mã chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng
- Phân tích thị trường:
+ Đặc điểm thị trường:
Tốc độ tăng trưởng nhanh:
Theo thông báo mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường IDC, tính đến quý 3/ 2011, thị trường
smartphone thế giới đã đạt mức tăng trưởng 42,6% qua từng năm, mặc cho dấu hiệu đi xuống
tại một số thị trường lớn. Cũng theo IDC, các nhà sản xuất thiết bị đã bán ra tổng số 118,1 triệu
sản phẩm trong quý 3 năm nay, trong khi quý 3 năm ngoái là 82,8 triệu đơn vị. Tuy nhiên, chỉ số
tăng trưởng 42,6% vẫn thấp hơn so với dự đoán của IDC là 49,1% trong quý 3 và thấp hơn
mức tăng trưởng trong quý 2 là 66,7%.
Kết quả nghiên cứu của IDC
Thị trường tiêu thụ rộng lớn:
Theo số liệu mà iSuppli mới công bố, năm 2015, hơn một nửa số người dùng điện thoại di động
sẽ sử dụng điện thoại thông minh. Số lượng điện thoại thông minh bán ra trong năm 2015 sé
đạt khoảng 1,03 tỷ chiếc, tăng hơn 2 lần khi so sánh với con số 478 triệu chiếc mà thiết bị này
có thể đạt được trong năm 2011.
Do đó, năm 2015, thị phần của điện thoại thông minh sẽ đạt khoảng 54,4% trong tổng số điện
thoại di động trên thị trường, tăng so với 32,5% thị phần mà các chuyên gia phân tích dự báo
thị phần điện thoại thông minh đạt được trong năm 2011.
Bắt đầu chuyển hướng sang những Smartphone giá rẻ:
Trên phân khúc điện thoại thông minh, những model giá rẻ được kỳ vọng sẽ có mức tăng
trưởng mạnh mẽ nhất. Số lượng điện thoại thông minh giá trẻ sẽ đạt mức tăng trưởng hàng


năm với tỷ lệ 115,4% trong khoảng thời gian từ 2010-2015. Trong khi đó, mức tăng trưởng của
smartphone tầm trung và cao cấp sẽ đạt mức tăng trưởng hàng năm khoảng 16,4%.
Thị trường được mở rộng:
Đối tượng khách hàng ở những nền kinh tế mới nổi như Nam Á, Châu Phi. Trong đó, các thị
trường lớn như Trung Quốc và Mỹ vẫn sẽ là những thị trường lớn nhiều tiềm năng
Tại thị trường Việt Nam:
Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đang thuộc lứa tuổi dân số trẻ,thu nhập ở mức trung bình
nhưng đều hướng tới các dòng smartphone. Vì thế, ngoài việc phát triển các phân khúc tầm
cao thì LG sẽ tập trung vào smartphone với mức giá thấp, đa dạng tính năng và mẫu mã để
phát triển phân khúc này
+ Thuận lợi:
 Phù hợp với xu thế toàn cầu: thương mại điện tử và là thiết bị phổ biến nhất để truy cập
internet
 Dễ tiếp cận với lượng khách hàng thu nhập tầm trung
+ Khó khăn:
 Cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ lớn như: Top 5 công ty Smartphone lớn nhất thế
giới: Samsung, Apple, Nokia, HTC, RIM,…
 Khách hàng dễ thay đổi: Đòi hỏi phải cải tiến liên tục vì smartphone rất nhanh lạc hậu
 Có nhiều sản phẩm thay thế: điện thoại di động bình thường (Feature), Ipad,…
- Chiến lược phát triển tập trung:
+ Nghiên cứu tìm hiểu các công nghệ tiên tiến: các ứng dụng Android phổ biến
Theo một báo cáo từ ABI - công ty chuyên về phân tích thông tin thị trường, cho biết lượng
smartphone chạy hệ điều hành Android được bán ra chiếm đến 52% tại Châu Á. Tại Mỹ, tỉ lệ
này chiếm 43%.
Tốc độ tăng trưởng của hệ điều hành Android tại Châu Á đạt mức tăng trưởng đáng kinh ngạc
chỉ trong vòng 1 năm tăng lên tới 36%, mặc dù phần lớn Châu Á vẫn còn là thị trường mới đang
phát triển và số lượng smartphone chỉ chiếm 27%, tại Mỹ số lượng smartphone chiếm tỉ lệ đến
40%.
Trong những năm tới, Châu Á sẽ trở thành một khu vực quan trọng của thị trường smartphone.
Các nhà phân tích cho rằng thị phần điện thoại thông minh sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới, và

nếu Android vẫn duy trì được thành công như hiện tại, hệ điều hành của Google sẽ chiếm vị trí
độc tôn tại Châu Á. Hầu hết các nhà sản xuất các thiết bị Android bao gồm Samsung, Asus,
Acer, ZTE, LG và HTC đều có trụ sở chính đặt tại Châu Á, vì thế người dùng Châu Á có thể
mong đợi rằng thời gian tới sẽ có nhiều thiết bị Android chất lượng hơn xuất hiện tại đây
+ Luôn luôn đổi mới, tiên phong và mang đến tận tay khách hàng: Thiết kế tinh tế, thân thiện
với người sử dụng
+ Tập trung phân khúc khách hàng với những tính năng tương ứng: tập trung vào phân khúc
smartphone giá rẻ, nằm trong túi tiền của đại đa số khách hàng
+ Tích hợp nhiều tính năng giải trí và công việc
+ Đẩy mạnh công tác sale/marketing: Có những thương hiệu con dễ nhớ, tập trung vào các
mùa cao điểm như mùa mua sắm cuối năm
+ Xây dựng hệ thống phân phối toàn hảo: quan hệ với đối tác và các nhà cung cấp
TV LCD
- Đặc điểm:
- Phân tích thị trường
Xu hướng thị trường:
Nhu cầu về TV thấp dần đang khiến cho doanh số của thị trường TV LCD trong năm 2011 có
thể chỉ đạt 215 triệu sản phẩm, thấp hơn con số 225 triệu như dự kiến ban đầu. Mức tăng
trưởng của thị trường trong năm 2011 có thể chỉ đạt mức 11%
+ Thuận lợi:
Đang dẫn đầu thị trường với thị phần lớn: Theo What Hi-fi, Samsung và LG là hai nhà sản xuất
màn hình TV LCD lớn nhất thế giới hiện nay: Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý II vừa rồi
tại thị trường màn hình TV LCD, Samsung có doanh thu lên tới 5,37 tỷ USD và chiếm được vị
trí dẫn đầu với thị phần 27,6%. Bám sát theo sau là người đồng hương LG với doanh thu 5,07
tỷ USD và thị phần 26,4% (cập nhật đến 8/2011)
+ Khó khăn:
Cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trực tiếp và tiềm ẩn: Chimei Innolux (Đài Loan- thị phần
15,9%), AU Optronnics (Đài Loan- thị phần 15,8%), Sharp (Nhật- thị phần 5,9%)
Mức độ hồi phục thấp của nền kinh tế thế giới, giá dầu thô và nguyên vật liệu tăng cùng với sự
chuyển hướng tập trung của nhiều nhà sản xuất điện tử vào dòng sản phẩm mới, máy tính

bảng cá nhân.
Xuất hiện các sản phẩm thay thế: TV LED, TV màn hình Plasma, OLED thế hệ mới
Đến năm 2014, thị phần TV LCD CCFL truyền thống bán ra có thể chỉ còn bằng một phần
mười TV LED.
Bản báo cáo mới của hãng nghiên cứu DisplaySearch cho biết, LCD sẽ tiếp tục là loại TV màn
hình phẳng được ưa chuộng nhất trong vòng 4 năm tới, bỏ xa TV màn hình Plasma cũng như
OLED thế hệ mới. Hiện tại, TV LCD đã chiếm tới hơn 80% số lượng TV màn hình phẳng đang
được bán ra trên toàn cầu với 206 triệu sản phẩm, Plasma chỉ 17 triệu sản phẩm.
Biểu đồ về thị trường TV màn hình phẳng từ năm 2004 đên năm 2014 của DisplaySearch.
DisplaySearch cũng cho biết, hết năm 2011, TV LCD truyền thống sử dụng đèn nền CCFL sẽ bị
TV LCD sử dụng đèn nền LED (TV LED) vượt mặt về doanh số bán ra. Tỷ lệ LED bán ra trong
năm 2012 được dự đoán có thể cao gấp đôi LCD truyền thống. Và đến năm 2014, tỷ lệ TV LCD
truyền thống có thể xuống mức thấp 10% so với TV LED.
Báo cáo trên cũng cho thấy, TV CRT cũng sẽ sớm chịu chung số phận với LCD truyền thống
khi có doanh số được dự đoán sẽ giảm liên tục trong vòng 4 năm tới và có thể biến mất hoàn
toàn khỏi thị trường và thay thế bằng các loại TV màn hình OLED.
Trong khi TV LCD, LED và CRT có sự biến động thì thị trường TV Plasma lại được dự báo sẽ
không có nhiều thay đổi trong vòng 4 năm tới. Việc giá bán chạm gần tới đáy và khó có thể
giảm nhanh như LCD giúp cho TV Plasma luôn giữ được thị phần trên dưới 10% ở thị trường
TV màn hình phẳng nói chung.
/>vuot-lcd-truyen-thong
Nhu cầu thị trường ngày càng cao: về giá, mẫu mã và kiểu dáng thiết kế đẹp,
Áp lực đổi mới và cải tiến công nghệ: nghiên cứu để cho ra đời những dòng sản phẩm cao cấp
như tivi Full HD với nhiều chức năng ưu việt như không dây, siêu mỏng, siêu kết nối, quét hình
siêu tốc và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
- Chiến lược phát triển tập trung
+ Đầu tư phát triển Sale/Marketing: chiến lược giảm giá, khuyến mãi vào các mùa cao điểm
như cuối năm, World Cup,…/.

×