Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chương 1 2 quản trị kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.15 KB, 7 trang )

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (tiết 4 - 9)
BUỔI 2: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (tiết 7 - 9)
1.2. Tổng quan về quản trị kinh doanh quốc tế
1.2.2. Quản trị kinh doanh quốc tế
1.2.2.1. Khái niệm quản trị kinh doanh quốc tế
Khi quyết định tham gia vào kinh doanh quốc tế thì một doanh nghiệp phải đối
mặt với nhiều thách thức. Khi đó, các yếu tố nội tại của công ty phải đương đầu với các
yếu tố mới bên ngồi về văn hóa, chính trị, pháp luật, kinh tế và cạnh tranh. Các yếu tố
nội tại của công ty là những nhân tố công ty có thể kiểm sốt được. Các yếu tố này bao
gồm: Chính sách phân bổ nguồn nhân lực, chương trình đào tạo và phát triển nhân lực;
Xây dựng văn hóa tổ chức; Tìm kiếm và phân bổ nguồn tài chính; Xác định phương pháp
và xây dựng kế hoạch sản xuất; Đưa ra các quyết định marketing; Đưa ra các chính sách
đánh giá nhà quản trị và hoạt động của công ty.
Hoạt động quản trị kinh doanh quốc tế sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với quản trị
kinh doanh nội địa khi bình diện tác động của các yếu tố đến kinh doanh quốc tế đã vượt
qua biên giới các quốc gia, vùng lãnh thổ, châu lục .. nhưng về bản chất chức năng quản
trị nó vẫn đự trên 4 trụ cột: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm sốt. Do đó:
Quản trị kinh doanh quốc tế là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
soát các hoạt động của những con người làm việc trong một tổ chức hoạt động trên phạm
vi quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức
BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Quản trị kinh doanh quốc tế được thực hiện xuyên qua biên giới các nước phức tạp hơn
vì:
A. Có thể gặp rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái
B. Sự khác biệt giữa các nước về văn hóa, chính trị, kinh tế, pháp luật
C. Phải tuân theo qui định của hệ thống thương mại và đầu tư quốc tế
D. Có thể gặp rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái; giữa các nước có sự khác biệt về
văn hóa, chính trị, kinh tế, pháp luật; phải tuân theo qui định của hệ thống thương mại và
đầu tư quốc tế


2. Quản trị kinh doanh quốc tế là quá trình………hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm đạt
được các mục tiêu đề ra trong điều kiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực đang có
và sẽ có


A. Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra
B. Hoạch định, tổ chức, kiểm tra, lãnh đạo
C. Tổ chức, hoạch định, kiểm tra, lãnh đạo
D. Hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm tra
1.2.2.2. Vai trò của quản trị kinh doanh quốc tế
Các nhà quản trị kinh doanh quốc tế đều muốn hoạt động quản trị của mình đạt
được các mục tiêu và phải thấy rằng các mục tiêu đo luôn đan xen, bổ trợ cho nhau trong
một tổng thể các lợi ích mà hoạt động kinh doanh quốc tế đem lại thơng qua vai trị của
hoạt động này. Cụ thể:
- Gia tăng doanh số bán hàng. Doanh số bán hàng bị hạn chế do số người lưu ý
đến sản phẩm hay dịch vụ của công ty và khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng. Các
cơng ty có thể tăng tiềm năng doanh số bán hàng của họ bằng cách xác định thị trường
tiêu thụ trên phạm vi quốc tế, vì số lượng người tiêu dùng và sức mua của họ đối với sản
phẩm của công ty sẽ cao hơn ở phạm vi toàn thế giới nếu so với chỉ tiêu thụ trên phạm vi
quốc gia riêng lẻ.
Thông thường, lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm bán được sẽ tăng lên khi doanh
số bán hàng tăng lên. Nhiều công ty hàng đầu trên thế giới đã thu được hơn một nửa
doanh số bán hàng của họ từ nước ngoài.
- Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài: Các nhà sản xuất và phân phối tìm thấy các
sản phẩm, dịch vụ cũng như các bộ phận cấu thành sản phẩm được sản xuất từ ngoại
quốc có thể giảm chi phí cho họ. Điều này có thể làm cho doanh thu biên tăng lên hoặc
việc tiết kiệm chi phí có thể chuyển sang người tiêu thụ, như thế sẽ cho phép công ty cải
tiến chất lượng sản phẩm, hay ít ra cũng làm tăng tính khác biệt so với đối thủ cạnh tranh,
từ đó tạo điều gia tăng thị phần và lợi nhuận của công ty.
Đối với mỗi quốc gia, các nguồn tiềm năng sẵn có khơng phải là vơ hạn mà chỉ có

giới hạn. Do vậy, để có thêm nguồn lực mới, buộc các doanh nghiệp phải vươn tới các
nguồn lực ở bên ngoài. Các nguồn lực ở nước ngoài như: nhân công dồi dào và giá rẻ, thị
trường tiêu thụ rộng lớn và đa dạng, nguyên vật liệu phong phú,... Đây là những nguồn
lợi lớn mà các doanh nghiệp đang hướng tới nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, ngày nay
nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối cố gắng tiến hành sản xuất hay lắp ráp sản phẩm ngay
ở nước ngồi và tiêu thụ ngay tại đó, tức là áp dụng rộng rãi hình thức xuất khẩu tại chỗ.
- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh: Các cơng ty thường tìm cách tránh sự biến
động bất thường của doanh số bán và lợi nhuận qua việc tiêu thụ hàng hóa ra thị trường
nước ngồi. Thí dụ: Hãng phim Lucasfilm đã có thể giảm bớt sự thất thường về doanh số
bán hàng hàng năm qua giải pháp này vì thời kỳ nghỉ hè (lý do chính để trẻ em đi xem
phim) khác nhau giữa Bắc và Nam bán cầu.


Nhiều công ty khác lợi dụng thực tế để điều chỉnh thời gian của chu kỳ kinh doanh
không giống nhau giữa các quốc gia khác nhau mà giữ vững doanh số bán. Trong khi
doanh số bán sẽ giảm đi ở một quốc gia đang bị suy thối kinh tế thì sẽ lại tăng lên ở một
quốc gia khác đang trong thời kỳ phục hồi.
Các doanh nghiệp thường mong muốn làm thế nào tránh được sự biến động thất
thường của doanh số mua, bán và lợi nhuận. Cho nên, họ đã nhận thấy rằng thị trường
nước ngoài và việc mua bán hàng hố ở đó như là một biện pháp quan trọng giúp họ
tránh được những đột biến xấu trong kinh doanh. Chính việc đa dạng hố hình thức và
phạm vi kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục được tình trạng khan hiếm nguồn
nhân lực trong khuôn khổ một quốc gia. Đa dạng hoá các hoạt động thương mại và đầu tư
nước ngoài cho phép doanh nghiệp khắc phục những rủi ro trong kinh doanh (phân tán
rủi ro), cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia
trong hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
- Mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh: Số lượng hàng hoá và trị giá hàng hoá
(doanh số) được cung ứng và tiêu thụ tuỳ thuộc vào số người quan tâm đến sản phẩm hay
dịch vụ của doanh nghiệp. Thị trường nội địa luôn bị giới hạn về sức mua, về nhu cầu.
Nếu doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ở thị trường nước ngoài sẽ khắc phục

được sự chật hẹp của thị trường nội địa do số lượng khách hàng, sức mua và khả năng
cung ứng của khách hàng trên thị trường thế giới luôn lớn hơn thị trường ở từng quốc gia.
Nếu doanh nghiệp luôn mở rộng hoạt động kinh doanh ra nhiều khu vực thị trường khác
nhau sẽ cho phép doanh nghiệp nâng cao doanh số kinh doanh của mình.
Việc vươn ra thị trường nước ngoài, mở rộng phạm vi tiêu thụ hàng hố cịn có tác
dụng giúp cho các doanh nghiệp mở rộng khối lượng cung ứng hoặc tiêu thụ, từ đó sẽ tạo
điều kiện cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, chính việc mở rộng cung
ứng hoặc tiêu thụ là một động cơ chủ yếu đối với một doanh nghiệp khi tham gia thực
hiện hoạt động kinh doanh quốc tế. Mặt khác, khi phải đứng trước một thị trường nội địa
đã bão hoà, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế bắt đầu tìm kiếm các thị trường nước
ngoài. Tuy nhiên, khi mở ra những thị trường mới, các tổ chức kinh doanh quốc tế lại
chịu áp lực phải tăng doanh số bán và lợi nhuận cho tổ chức của mình. Họ thấy rằng sự
gia tăng thu nhập quốc dân đầu người và sự tăng trưởng dân số của các quốc gia đã tạo ra
những thị trường đầy hứa hẹn cho hoạt động của họ.
- Cuối cùng, bằng cách cung cấp cùng chủng loại sản phẩm hoặc các bộ phận cấu
thành trên các quốc gia khác nhau, cơng ty cũng có thể tránh được hồn tồn ảnh hưởng
của sự biến động giá cả thất thường và sự thiếu hụt ở bất kỳ quốc gia nào.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Nhà quản trị quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngồi thơng qua hoạt động:
A. Thành lập các chi nhánh 100% vốn của nước ngoài


B. Xuất khẩu
C. Nhập khẩu
D. Cho thuê công nghệ, bản quyền
2. Nhà quản trị luôn phải nhận thức rằng đầu tư của nước ngoài vào một quốc gia sẽ phải
liên quan tới:
A. Vấn đề kiểm soát
B. Vấn đề lợi nhuận
C. Vấn đề tài sản, thu nhập

D. Cả A & B
3. Nhà quản trị có thể tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế gồm:
A. Xuất nhập khẩu
B. Đầu tư trực tiếp
C. Đầu tư tài chính
D. Tất cả các hoạt động trên
1.2.2.3. Yêu cầu đối với nhà quản trị kinh doanh quốc tế.
Nhà quản trị kinh doanh quốc tế là người thực hiện các chức năng quản trị của
việc lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của công ty quốc tế trên
cơ sở nhận thức những vấn đề phức tạp của hoạt động kinh doanh quốc tế.
Ngày nay, để có thể thành cơng trong lĩnh vực kinh doanh, nhà quản trị cần phải
biết cách phát triển tư duy toàn cầu. Nhà quản trị cần hiểu được tồn cầu hóa đã thắt chặt
mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, thị trường, con người và thông tin giữa các quốc gia
như thế nào. Kinh doanh quốc tế ln đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với những
công ty muốn mở rộng thị trường ra nước ngồi, cơng ty đa quốc gia hay các tổ chức
quốc tế.
Nhà quản trị cần nắm bắt được những cơ hội trong mơi trường kinh doanh quốc tế
và từ đó vạch ra những chiến lược để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
Để trở thành nhà quản trị giỏi trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế phải có một
vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài
chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ …Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó
gắn liền với hiệu quả của q trình ra quyết định. Ngồi ra nhà quản trị phải có kỹ năng
cơ bản để ứng phó sự thay đổi của mơi trường kinh doanh quốc tế
• Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý.
Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con
người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai
trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người quản lý cần phải


lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động. Nhà lãnh

đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của
họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn,
nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của những người khác. Bạn phải thúc đẩy
quá trình quyết định và làm cho q trình đó hoạt động. Đó là một bài tốn khó.
• Kỹ năng lập kế hoạch: Nhà quản lý là người ra quyết định và tồn bộ bộ máy
của cơng ty sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh
hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến
những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho
nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc
theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải
chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt
quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề
và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.
• Kỹ năng giải quyết vấn đề: Q trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành
qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải
pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu.
• Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối
quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp bằng
văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngơn ngữ cơ thể,
đơi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác
dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể
mua được thời gian chứ khơng mua được sự sáng tạo hay lịng say mê cơng việc. Mà mức
độ sáng tạo hay lịng say mê cơng việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân
viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động khơng thể có được
bằng việc trả lương cao.
Tóm lại, để trở nên người quản trị hiệu quả, chúng ta cần xác định được công việc
của một người quản trị phải làm để đạt được các mục tiêu của tổ chức đặc biệt trong cuộc
cạnh tranh ngày càng khốc liệt ngày nay.
Những yêu cầu đối cụ thể với nhà quản trị kinh doanh quốc tế: Hiểu khách hàng;

Khuyến khích nhân viên; Biết cách phân tích vấn đề; Hiểu biết công nghệ; Đưa ra những
sản phẩm tầm cỡ thế giới; Ln theo sát tỷ giá hối đối; Tập trung vào nhận thức toàn
cầu.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Trong các yếu tố sau đây, đâu là yếu tố thuộc về “phẩm chất” của người lãnh đạo:
A. Sáng tạo


B. Nhận thức tốt
C. Tài giỏi, thơng minh
D. Có tinh thần hợp tác
2. Người lãnh đạo nắm tất cả các quan hệ và thông tin, tập trung quyền lực trong tay …
Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tối thiểu, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
Đặc điểm đó là phong cách lãnh đạo:
A. Phong cách tự do
B. Phong cách dân chủ
C. Phong cách độc đoán
D. Phong cách dễ dãi
3. Với người học việc “vỡ mộng” thì người lãnh đạo nên có phong cách nào:
A. Phong cách kèm cặp
B. Phong cách hỗ trợ
C. Phong cách ủy quyền
D. Phong cách A và C
4. Muốn trở thành người lãnh đạo, trước hết phải có khả năng gì:
A. Tập trung nhân lực.
B. Rắn rỏi, tính tàn bạo.
C. Đứng mũi chịu sào, dám đứng ra chịu trách nhiệm.
D. Ln hồn thành tốt cơng việc được giao
5. Bản chất của q trình điều hành là:
A. Tác động lên con người.

B. Tác động tới vật chất.
C. Tác động tới tổ chức bộ máy.
D. Tác động tới mơi trường
6. Bài tập tình huống:
500 xe CONTAINER NƠNG SẢN ÙN TẮC Ở CỬA KHẨU TÂN THANH
Tình trạng các xe hàng nông sản ùn ứ khi làm thủ tục thông quan bắt nguồn từ
ngày 12-10 khi lực lượng hải quan Trung Quốc đưa vào áp dụng hệ thống kiểm tra, giám
sát tồn bộ quy trình hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, lực lượng chức năng phía Trung
Quốc tăng cường kiểm tra, giám sát tại cổng kiểm soát số 1 đối với ôtô, kể cả xe không


hàng và có hàng của Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh vào Trung Quốc, như việc gắn
camera, máy soi...
Điều này khiến thời gian làm thủ tục thông quan tăng đáng kể: trước đây thơng
quan khơng q 2 phút/xe thì nay mất khoảng 6-7 phút/xe và trung bình một ngày tối đa
chỉ thông quan được 120-150 xe, so với lúc cao điểm trước đây là 300 xe/ngày.
Trong khi lượng xe container chở nông sản dồn về đông, lượng xe thông quan
không đáng kể: ngày 17-10 thông quan 189 xe chở hoa quả (trong đó có 166 xe là thanh
long), ngày 18-10 thông quan được 162 xe (142 xe là thanh long). Ngày thường trung
bình số lượng xe chở hàng xuất khẩu thơng quan khoảng từ 80-150 xe/ngày, thì từ ngày
15-10 tăng lên trên 250 xe/ngày, chủ yếu là thanh long và một số mặt hàng nông sản khác
từ các tỉnh như Bình Thuận, Long An, Tây Ninh, Ninh Thuận, Gia Lai, Tiền Giang…Đến
nay số lượng xe còn tồn đọng tại của khẩu khoảng hơn 500 xe.
(Theo trang web: tuoitre.vn/500-xe-container-nong-san-un-tac-o-cua-khau-tan-thanh20191020151709218.htm ngày 20/10/2019)
Yêu cầu: Theo ý kiến của Anh Chị thì:
1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là từ đâu?
2. Cần có những giải pháp và thay đổi nào để cải thiện tình hình trên?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Hà Nam Khánh Giao, Giáo trình cao học Quản trị kinh doanh quốc tế, Nhà
xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2017.

2. PGS.TS Tạ Lợi, PGS.TS Nguyễn Thị Hường, Kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế Quốc dân, 2016
3. TS Vũ Minh Tâm, Quản trị kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh, 2017.
4. TS Phạm Thị Hồng Yến (Chủ biên), Giáo trình kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản
Thống kê, 2012.
5. Địa chỉ một số bài viết trên các trang web dưới đây:
- vietnambiz.vn/quan-tri-kinh-doanh-quoc-te-international-business-administration-la-gi20190830163923268.htm
- cfvg.org/cong-dong/blog/show/tr-thanh-nha-t-vn-qun-tr-kinh-doanh-quc-t-cung-mba
tuoitre.vn/500-xe-container-nong-san-un-tac-o-cua-khau-tan-thanh20191020151709218.htm



×