Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế kdo402

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.97 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------

BÁO CÁO DỰ ÁN
HỌC PHẦN:
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ
DỰ ÁN KINH DOANH BÁNH XÍU PÁO HẠNH PHÚC

Nhóm thực hiện

:

Nhóm 9

Lớp

:

KDO402(GD1-HK1-2324).2

Giảng viên hướng dẫn

:

TS. Vũ Thị Minh Ngọc

Hà Nội, tháng 9 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC


STT

Họ và Tên

MSSV

Nhiệm vụ

Đánh
giá

- Lời Mở đầu; Kết luận;
1

Đào Thị
Thùy Dung

2014110051

Chương 3: mục 3.1
- Làm video thuyết trình

100%

- Tham gia thực hiện dự án
- Chương 2: mục 2.2 đến 2.4;
2

Nguyễn Lê
Trường Giang


Chỉnh sửa tiểu luận
2014110072

- Quay/chụp; Làm video

100%

thuyết trình
- Tham gia thực hiện dự án
- Chương 1: mục 1.9; Chương

3

Đào Thị
Ngọc Hà

2: 2.1; Chương 3: 3.2.1
2014110701

- Chỉnh sửa tiểu luận

100%

- Làm video thuyết trình
- Tham gia thực hiện dự án
- Chương I: mục 1.1 đến 1.4;

4


Phạm Hữu Hoàn

2014110107

Chương 3: mục 3.2.2

100%

- Tham gia thực hiện dự án
5

Nguyễn Lê
Bảo Khánh

2014110127

- Chương I: mục 1.6 đến 1.9
- Tham gia thực hiện dự án

100%


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN ................................................. 2
1.1. Tên dự án và thời gian thực hiện ................................................................................ 2
1.1.1. Thông tin chung dự án .......................................................................................... 2
1.1.2. Mơ tả và tóm lược thời gian thực hiện .................................................................. 2
1.2. Mục đích kinh doanh ................................................................................................... 2
1.3. Phương thức kinh doanh ............................................................................................. 2

1.4. Sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh .................................................................................. 2
1.5. Hình thức kinh doanh .................................................................................................. 3
1.6. Phân khúc khách hàng ................................................................................................ 3
1.7. Kênh phân phối và truyền thông ................................................................................ 4
1.7.1. Kênh phân phối ...................................................................................................... 4
1.7.2. Kênh truyền thơng.................................................................................................. 5
1.8. Hoạt động chính ........................................................................................................... 5
1.9. Hoạt động tài chính ...................................................................................................... 6
1.9.1. Vốn góp chủ sở hữu ............................................................................................... 6
1.9.2. Chi phí .................................................................................................................... 6
CHƯƠNG II: QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN ...................................................................... 7
2.1 Nhận dạng rủi ro ........................................................................................................... 7
2.1.1 Phương pháp nhận dạng ........................................................................................ 7
2.1.1 Tổng hợp rủi ro đã dự báo ...................................................................................... 7
2.2. Đo lường rủi ro ........................................................................................................... 10
2.2.1. Xây dựng hệ thống tiêu chí đo lường .................................................................. 10
2.2.1.1. Khả năng xảy ra rủi ro (P) ................................................................................. 10
2.2.1.2. Mức độ hậu quả khi xảy ra rủi ro ...................................................................... 11
2.2.1.3. Các tiêu chí đo lường khác ................................................................................ 11
2.2.2. Phương pháp đo lường ........................................................................................ 12
2.2.3. Phân loại rủi ro .................................................................................................... 12
2.2.4. Ma trận rủi ro ....................................................................................................... 12
2.3. Kiểm soát và quản lý rủi ro ....................................................................................... 16
2.4. Tài trợ rủi ro ............................................................................................................... 18


CHƯƠNG III: BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN ............................................................... 19
3.1. Đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro của dự án ............................................................ 19
3.2. Bài học kinh nghiệm và định hướng tiếp theo cho dự án ....................................... 20
3.2.1. Bài học kinh nghiệm ............................................................................................ 20

3.2.2. Định hướng tương lai .......................................................................................... 21
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 24


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Vốn góp chủ sở hữu ........................................................................................ 6
Bảng 1.2: Chi phí của dự án ............................................................................................ 6
Bảng 2.1: Tổng hợp rủi ro có thể gặp phải do nhóm đã phân tích .................................. 7
Bảng 2.2: Khả năng xảy ra của các rủi ro ..................................................................... 10
Bảng 2.3: Hậu quả có thể xảy ra với các rủi ro ............................................................. 11
Bảng 2.4: Đo lường rủi ro trong dự án kinh doanh bánh xíu páo Hạnh phúc ............... 12
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh sau hai đợt bán .............................................................. 19


LỜI MỞ ĐẦU
Đối tượng nghiên cứu
Nhắc đến văn hóa Việt, chúng ta khơng thể khơng nhắc đến văn hóa ẩm thực một nét văn hoá đặc trưng và là niềm tự hào của người Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.
Mỗi vùng miền trên đất nước ngoài những đặc điểm chung, lại có lối ẩm thực riêng mang
sắc thái và đặc trưng của vùng đất đó, phản ánh phong tục, thói quen và văn hóa của từng
vùng. Cái chung, cái riêng hòa trộn khiến phong cách ẩm thực Việt Nam rất phong phú
và mỗi vùng, miền đều có cách chế biến món ăn khác nhau, cách thưởng thức khác nhau.
Nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, tỉnh Nam Định là một trong những tỉnh có
văn hố ẩm thực ấn tượng nhất miền Bắc, bởi tinh hoa ẩm thực truyền thống nơi đây.
Một trong số đó là chiếc bánh xíu páo - món bánh từ khi nào đã gắn liền với biết bao thế
hệ tuổi thơ của con người Nam Định.
Là những sinh viên có sự quan tâm tới những giá trị truyền thống của đất nước,
mà cụ thể trong tinh hoa ẩm thực quê hương, nhóm cho ra đời “Dự án kinh doanh bánh
xíu páo Hạnh Phúc" với mong muốn cung cấp cho khách hàng những chiếc bánh nhỏ
xinh thơm ngon, mang hương vị tuổi thơ của người dân Nam Định.

Trong quá trình lên ý tưởng và thực hiện dự án, nhóm đồng thời tiến hành song
song các hoạt động quản lý rủi ro. Bài tiểu luận này cung cấp tồn bộ thơng tin về tổng
quan dự án, hoạt động kinh doanh và quá trình quản lý rủi ro trong “Dự án kinh doanh
Bánh xíu páo Hạnh Phúc". Bài gồm 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan và triển khai dự án
Chương 2: Quản lý rủi ro dự án
Chương 3: Báo cáo kết quả dự án.

1


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN
1.1. Tên dự án và thời gian thực hiện
1.1.1. Thông tin chung dự án
- Tên: Dự án kinh doanh Bánh Xíu Páo Hạnh Phúc.
- Số thành viên góp vốn kinh doanh: Năm thành viên.
- Khoảng thời gian hoạt động: Ba tuần.
1.1.2. Mô tả và tóm lược thời gian thực hiện
Dự án kinh doanh Bánh Xíu Páo Hạnh Phúc là dự án được thực hiện bởi nhóm
sinh viên Trường Đại học Ngoại thương với mục đích hiện thực hóa trải nghiệm kinh
doanh, qua đó nhận biết được các rủi ro trong q trình phát triển dự án. Từ đây rút ra
các bài học quý giá về học thuật cũng như thực tế về kỹ năng phịng, ngừa rủi ro trong
hoạt đơngj kinh doanh.
Thời gian thực hiện dự án:
- Từ ngày 25/08/2023 đến 10/09/2023.
- Thời lượng: 03 tuần.
1.2. Mục đích kinh doanh
Trong khn khổ học phần Quản lý rủi ro trong Kinh doanh quốc tế, dự án này là
một dự án sinh viên thuộc tiết học thực tế của thành viên lớp, nhằm mục tiêu mang đến
trải nghiệm kinh doanh và quá trình quản trị, nhận biết và làm quen khắc chế các rủi ro

có thể xảy tới trong thời gian vận hành dự án.
1.3. Phương thức kinh doanh
Là một dự án sinh viên, chúng em lựa chọn hình thức nhận đơn và bán hàng theo
yêu cầu từng đơn hàng qua hình thức online để vận hành dự án.
1.4. Sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh
- Sản phẩm kinh doanh: Bánh xíu páo Hạnh Phúc.
- Lĩnh vực kinh doanh: Thực phẩm và đồ uống (F&B).

2


1.5. Hình thức kinh doanh
Hình thức kinh doanh: Nhóm lựa chọn hình thức hộ kinh doanh hợp pháp nhỏ lẻ
tự phát trung gian nhằm mục đích sinh lời. Tuy khơng đăng ký kinh doanh nhưng đây là
dự án thuộc trường Đại Học Ngoại Thương nên chưa gặp vấn đề về pháp lý.
Hình thức huy động vốn: Vốn góp của các thành viên.
1.6. Phân khúc khách hàng
Khách hàng mục tiêu của dự án được phân thành nhóm đối tượng sử dụng mạng
xã hội thường xuyên trong nhóm tuổi 18- 60:
- Sinh viên trong nội thành Hà Nội.
- Người thân của những sinh viên đang sinh sống tại nội thành Hà Nội hoặc sống
ngoài thành phố Hà Nội.
- Đồng nghiệp tại cơ quan của thành viên dự án.
- Người thân của đồng nghiệp tại cơ quan đang sinh sống tại nội thành Hà Nội hoặc
sống ngoài thành phố Hà Nội.
- Giảng viên Trường Đại Học Ngoại Thương.
- Người thân của giảng viên tại cơ quan đang sinh sống tại nội thành Hà Nội hoặc
sống ngồi thành phố Hà Nội.
• Đặc điểm phân khúc khách hàng:
- Đặc điểm đầu tiên: đây là đối tượng thị trường trẻ tuổi năng động, có xu hướng

ưa thích khám phá, trải nghiệm những hương vị mới mẻ.
- Đặc điểm thứ hai: là nhóm ln quan tâm đến vấn đề sức khỏe, cân đối vóc dáng
bản thân nhiều nhất. Những chiếc bánh sản xuất trong ngày không chất bảo quản,
bánh bán chạy nên nguyên liệu luôn tươi mới đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm
sẽ ln đáp ứng được mong muốn, kì vọng của nhóm khách hàng này.
- Đặc điểm thứ ba: Đây là nhóm trong độ tuổi lao động, có nguồn thu nhập khá ổn
định và làm chủ được kinh tế sẵn sàng chi tiêu thoải mái cho nhu cầu.

3


1.7. Kênh phân phối và truyền thông
1.7.1. Kênh phân phối
Trong suốt dự án, cách thức chủ yếu để phân phối bánh đến khách hàng là khách
hàng đặt hàng bánh trước với người bán và nêu rõ thời gian và địa điểm muốn nhận bánh,
bánh sau khi lấy từ nhà cung cấp được đóng gói và giao tới tận tay khách hàng theo địa
chỉ yêu cầu hoặc khách hang tự tới nhận bánh tại địa điểm hai bên thống nhất từ trước.
- Đối với khách có nhu cầu giao đến địa chỉ cụ thể: Sau khi khách hàng hoàn tất
việc đặt bánh, khách hàng cung cấp địa chỉ và thời gian cụ thể nơi muốn bánh
được giao đến. Bên bán căn cứ vào đó phân cơng thành viên thực hiện việc giao
hàng. Trong dự án, nhóm chọn phương án freeship đối với mọi đơn hàng.
- Đối với khách hàng có thể tự mình tới nhận bánh: Sau khi hồn tất việc đặt bánh,
người bán và khách hàng thỏa thuận một địa điểm cụ thể mà thuận lợi cho cả hai
bên để khách hàng có thể tới đó nhận. Trong dự án này, đối tượng khách hàng chủ
yếu của nhóm là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương. Vì thế, địa điểm chung
thường được lựa chọn là nhà của một thành viên trong dự án cách trường 800m
để tiện cho việc bảo quản bánh.
- Đối với khách hàng không học tập/làm việc tại Trường Đại học Ngoại thương thì
nếu khách có nhu cầu tự qua lấy tại địa chỉ: số nhà 32/90, ngõ 1194, đường Láng,
Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội). Bên bán sẽ căn cứ vào thời

gian khách hẹn để phân công nhân sự hợp lý thực hiện giao dịch với khách.
Khách hàng có thể lựa chọn thanh toán trong bất cứ thời điểm nào từ khi đặt hàng
cho tới sau khi hàng đã được giao đến tay. Bên bán chấp nhận các hình thức thanh tốn
bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
Cách thức đặt hàng: Khách hàng có thể đặt bánh trực tiếp với người bán hoặc liên
hệ online thông qua nền tảng Facebook/ Messenger.
- Đặt bánh trực tiếp: Cách thức này thường gặp ở đối tượng khách hàng là sinh viên
Trường Đại học Ngoại thương, đặc biệt là những đối tượng đã có mối liên hệ với
người bán (bạn bè, thành viên cùng lớp, thành viên cùng CLB, tổ chức sinh
viên,...). Khách hàng thực hiện việc đặt hàng thơng qua lời nói trực tiếp với người
4


bán. Những yêu cầu với bánh, thông tin giao hàng cụ thể cũng được thỏa thuận
ngay thời điểm đó.
- Đặt bánh online: Khách hàng liên hệ với bất kì thành viên nào trong nhóm để thực
hiện đặt bánh qua thơng tin bài đăng bán bánh được đăng tải trên nền tảng
Facebook, Instagram.
1.7.2. Kênh truyền thông
Truyền thông online: Bên bán sử dụng truyền thơng online để quảng bá bánh xíu
páo Hạnh Phúc thông qua việc đăng bài mở bán trên Facebook. Bài đăng chứa đầy đủ
thông tin về sản phẩm, cách đặt hàng và giao hàng cũng như các phản hồi từ khách hàng.
Bên bán cũng sử dụng các hội nhóm để đăng bài và tăng lượng đơn đặt hàng.
Truyền thông offline: Bên cạnh đó, bên bán cũng sử dụng truyền thông offline
bằng cách truyền tải thông tin mở bán bánh xíu páo Hạnh Phúc thơng qua truyền miệng
đến các tệp khách hàng nóng. Bên bán cũng có thể nhờ người khác giúp truyền miệng
để tiếp cận được nhiều người hơn và tăng số lượng đơn đặt hàng.
1.8. Hoạt động chính
Nhận đơn đặt hàng: Sau khi thành viên dự án đăng bài, sẽ nhận được đơn đặt hàng
cụ thể, cần xin thông tin sau để ship bánh: Số lượng, quy cách đóng gói, thời gian nhận

bánh và địa điểm nhận bánh. Đây là 4 thơng tin cần thiết để có một đơn hàng hoàn chỉnh
đến tay người tiêu dùng.
Liên hệ với xưởng sản xuất bánh: Nhóm chia đợt gom bánh thành 2 đợt với thời
gian chốt số lượng cụ thể sau đó liên hệ với xưởng sản xuất bánh để đặt bánh. Cần thỏa
thuận về thời gian lấy bánh, số lượng bánh, quy các đóng gói và vận chuyển để bánh
được ngon, mới và không dập nát hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Lấy bánh được vận chuyển đến Hà Nội: Người công nhân của xưởng sản xuất sẽ
gửi bánh qua 1 hãng xe khách có tuyến đường vận chuyển đến Hà Nội và thời gian vận
chuyển hợp lý sao cho khớp với thời gian lấy hàng của thành viên dự án. Nhóm khơng
lựa chọn phương án gửi hàng qua bưu điện vì vận chuyển qua bưu điện chi phí đắt đỏ,
thời gian vận chuyển chậm hơn.

5


Đóng gói và giao hàng: Khách hàng của dự án có thể mang về cho người thân hay
tặng bánh,… làm quà nên sẽ có một số yêu cầu nhất định về việc đóng gói bánh phải hợp
vệ sinh, sạch sẽ, hình thức bắt mắt làm nổi bật lên sản phẩm.
1.9. Hoạt động tài chính
1.9.1. Vốn góp chủ sở hữu
Bảng 1.1: Vốn góp chủ sở hữu
STT

Họ và Tên

Vốn góp

Đơn vị tiền tệ Phần trăm vốn góp

1


Đào Thị Thùy Dung

414.000

VNĐ

20%

2

Nguyễn Lê Trường Giang 414.000

VNĐ

20%

3

Đào Thị Ngọc Hà

414.000

VNĐ

20%

4

Phạm Hữu Hoàn


414.000

VNĐ

20%

5

Nguyễn Lê Bảo Khánh

414.000

VNĐ

20%

Tổng

2.070.000 VNĐ

100%

1.9.2. Chi phí
Bảng 1.2: Chi phí của dự án
Tuần

1

2


Tổng

Chi phí đặt bánh

1.412.500 đ

592.500

2.005.000

Chi phí bao bì

40.000

22.000

62.000

Tổng

1.452.500

614.500

2.067.000

6



CHƯƠNG II: QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN
2.1 Nhận dạng rủi ro
2.1.1 Phương pháp nhận dạng
Nhóm đã nghiên cứu các đặc trưng ngành nghề khác nhau do từng loại hình kinh
doanh và sản xuất sẽ đối mặt với những rủi ro khác nhau và cho quyết định những rủi ro
trọng tâm đối với dự án kinh doanh Bánh Xíu páo Hạnh phúc này. Là một dự án được
thực hiện trong thời gian ngắn với hình thức góp vốn để kinh doanh, phương pháp nhận
dạng rủi ro được nhóm lựa chọn trên các rủi ro từ các dự án đi trước và có đưa ra dự báo
về các rủi ro có thể xảy ra trong tình hình hiện tại và tương lai.
2.1.1 Tổng hợp rủi ro đã dự báo
Bảng 2.1: Tổng hợp rủi ro có thể gặp phải do nhóm đã phân tích
Vận chuyển sản Cơ sở sản xuất bánh giao bánh chậm hoặc đơn vị vận
phẩm chậm

chuyển làm chậm trễ việc giao hàng sẽ ảnh hưởng tới
việc đóng gói cho các khách hàng lẻ dẫn đến việc trả
đơn hàng chậm.

Rủi ro về
nguồn
cung

Xưởng sản xuất Bánh bị vỡ, hỏng, méo méo và có mùi lạ.
giao bánh khơng
đạt chất lượng
Giá bánh đầu vào Giá nguyên vật liệu làm bánh có thể tăng cao trong
tăng

thời điểm biến động kinh tế, chi phí bảo quản có thể
tăng theo, điều này ảnh hưởng đến kế hoạch kinh

doanh của nhóm.

Rủi ro bảo
quản

Bảo quản khơng Số lượng sản phẩm và đơn đặt hàng lớn có thể khơng
hiệu quả

được bảo quản tốt vì sản phẩm xíu páo cần được bảo
quản lạnh.

7


Kế hoạch giao Kế hoạch giao hàng có thể gặp 3 vấn đề phát sinh
hàng không hợp như sau:


- Không thống nhất được chi phí xăng xe.
- Các thành viên vướng lịch học hoặc lịch làm việc
dẫn đến tình trạng bánh không được giao.
- Không phân bổ hợp lý các địa điểm giao hàng cho
các thành viên, có các thành viên giao trùng quận
hoặc giao quá số lượng đơn.

Sản phẩm bị hư Bánh bị bóp méo, làm rơi bánh hoặc sản phẩm bị mất
hỏng trong quá đi hương vị ban đầu.
trình giao hàng
Rủi ro vận
chuyển


Lạc đường

Thành viên giao hàng chưa thông thạo tuyến đường.

Giao nhầm hàng

Giao nhầm số lượng bánh hoặc giao nhầm đơn hang.

Không liên lạc Khách hàng không cung cấp đủ thông tin về địa chỉ,
được với khách khi liên hệ với khách gặp sự cố về kết nối, đường
hàng

truyền tín hiệu kém.

Khách đổi địa chỉ Khách khơng thông báo trước giờ giao bánh mà thay
giao

hàng

đột đổi địa điểm giao bánh đột ngột.

ngột
Thời tiết xấu

Cản trở việc giao hàng của các thành viên, các thành
viên có thể gặp tai nạn hoặc sản phẩm sẽ bị ướt trong
quá trình giao.

Rủi ro tài

chính

Khơng đủ vốn Các thành viên đều là sinh viên, chưa có thu nhập ổn
hoặc quản lý vốn định, khi tình huống chi phí thực chi cao hơn dự tính
khơng hiệu quả

có thể khó xoay sở.
8


Gặp vấn đề thành Khách hàng chậm trễ trong thanh tốn bằng hình
tốn

thức chuyển khoản như lỗi hệ thống hoặc chuyển
nhầm tài khoản. Có thể gặp trường hợp khách hàng
từ chối hoặc khơng thanh tốn.

Phát sinh phụ phí Các phụ phí phát sinh ngồi dự tính như chi phí bao
bì, chi phí xăng xe.
Nhu cầu khơng Sản phẩm dễ bị thay thế bởi các mặt hàng ăn uống
đều

khác khiến lượng cầu của bánh có thể q cao hoặc
q ít.

Phản hồi tiêu cực Sản phẩm khơng được ưa thích về bao bì, đặc biệt là
khơng phù hợp về khẩu vị hay có thể cho ra những
đánh giá mang tính chủ quan.
Khó khăn trong Tỷ lệ khách hàng mới thấp, số lượng đơn đặt hàng
Rủi ro

khách
hàng

khâu tìm kiếm phụ thuộc vào người quen.
khách hàng
Khó

giữ

khách hàng

chân Khách hàng khơng quay lại vì giá không hợp lý,
không hợp khẩu vị.

Khách hàng trả Khách thử sản phẩm và thấy không muốn tiêu thụ
hàng

thêm, muốn trả lại hàng và u cầu hồn tiền.

Khơng nhận hàng Khơng thể liên hệ với khách để nhận hàng, khách từ
chối nhận và khơng thanh tốn do lý do cá nhân.
Ngộ
phẩm

độc

thực Khách hàng ăn bánh gặp hiện tượng xấu, có thể tốn
chi phí đi thăm hỏi khách.

9



Nhiều

đối

thủ Thị trường Hà Nội có nhiều đơn vị sản xuất và bán

cạnh tranh

bánh xíu páo, có thương hiệu và địa điểm kinh doanh
uy tín.

Quản lý nhân lực - Đánh giá không công tâm năng lực các thành viên.
không hiệu quả

- Nhân sự kế tốn có thể khơng trung thực.
- Nhân sự chăm sóc khách hàng, xử lý khiếu nại kém.

Rủi ro
quản lý

Hoạt động truyền - Truyền thông online phụ thuộc vào tương tác nhưng
thông không hiệu phản ứng hời hợt, ít tương tác hoặc gặp tương tác ảo.
quả

- Hoạt động truyền thông offline chủ yếu là truyền
miệng.

2.2. Đo lường rủi ro

2.2.1. Xây dựng hệ thống tiêu chí đo lường
Rủi ro được đánh giá và đo lường 2 tiêu chí chính: khả năng xảy ra rủi ro và mức
độ hậu quả khi xảy ra rủi ro và một số tiêu chí phụ.
2.2.1.1. Khả năng xảy ra rủi ro (P)
Bảng 2.2: Khả năng xảy ra của các rủi ro
Phân loại

Giải thích

Điểm

Hiếm có

Hầu như khơng xảy ra hoặc chỉ xảy ra do hi hữu

1

Ít khả năng xảy ra

Rủi ro xảy ra tối thiểu 1 lần trong thời gian dài

2

Có khả năng xảy ra

Rủi ro xảy ra tối thiểu 1 lần trong thời gian ngắn 3

Rất có thể xảy ra

Rủi ro xảy ra từ 3-5 lần trong thời gian ngắn


Chắc chắn xảy ra

Rủi ro xảy ra một cách thường xuyên trong
thời gian ngắn (trên 5 lần)
10

4
5


2.2.1.2. Mức độ hậu quả khi xảy ra rủi ro
Bảng 2.3: Hậu quả có thể xảy ra với các rủi ro
Phân loại

Giải thích

Điểm

Gây tác động khơng rõ rệt, tác động khơng
Khơng đáng kể

nhìn thấy, khơng ảnh hưởng q lớn đến

1

hoạt động
Tác động có xảy ra nhưng dễ dàng khắc

Nhẹ


phục

Vừa phải

Tác động xảy ra khá rõ rệt dẫn tới ảnh
hưởng tới một số mục tiêu của dự án
Tác động xảy ra rõ rệt hơn và mức độ ảnh

Lớn

hưởng tới mục tiêu dự án cũng cao hơn

Rất nghiêm trọng

Ảnh hưởng trực tiếp đến dự án và có thể
làm dự án ngừng hoạt động

2
3
4
5

2.2.1.3. Các tiêu chí đo lường khác
Ngồi hai tiêu chí chính trên nhóm dự án cũng đã tổng hợp thêm một số tiêu chí
phụ nhằm đánh giá mức độ ưu tiên đối với rủi ro:


Tính cấp thiết: là khoảng thời gian tiến hành thực hiện việc ứng phó đối với rủi
ro. Nếu khoảng thời gian là ngắn thì cho thấy mức độ khẩn cấp của rủi ro cao.




Tính liên đới: Xác định rằng là rủi ro diễn ra có kéo theo hay gia tăng thêm hậu
quả của các rủi ro khác hay không. Nếu mức độ liên đới của rủi ro này với các rủi
ro khác càng cao dẫn tới mức độ nghiêm trọng của rủi ro tăng.



Thơng qua mục tiêu dự án: Khả năng rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến những chỉ
tiêu đã đề ra ban đầu của dự án hoặc chương trình của tổ chức. Nếu rủi ro gây ảnh
hưởng lớn đến các mục tiêu chung thì gọi là rủi ro càng cao.

11


2.2.2. Phương pháp đo lường
Thông qua các tiêu chi cùng với việc nhận diện rủi ro trong hoạt động kinh doanh
bánh xíu páo Hạnh Phúc, nhóm đã phân loại và đánh giá dựa theo phương pháp định tính
theo cơng thức:
R=PxS
Trong đó:


R là mức độ rủi ro



P là khả năng xảy ra rủi ro




S là mức độ hậu quả khi xảy ra rủi ro

2.2.3. Phân loại rủi ro
Phân loại rủi ro sẽ dựa vào điểm tổng mức độ rủi ro được tính tốn thơng qua
bảng đo lường rủi ro trong dự án kinh doanh bánh xíu páo Hạnh Phúc, cụ thể:
- Thấp: 1-4 điểm
- Trung bình: 5-10 điểm
- Cao: 11-15 điểm
- Rất cao: 16 trở lên
2.2.4. Ma trận rủi ro
Bảng 2.4: Đo lường rủi ro trong dự án kinh doanh bánh xíu páo Hạnh phúc
Khả năng Mức độ hậu
Loại rủi ro

xảy ra

Vận chuyển sản phẩm từ kho nhà
Rủi ro về
nguồn
cung

cung cấp đến nhà xe chậm
Xưởng sản xuất giao bánh không đạt
chất lượng
Giá bánh đầu vào tăng

12


Mức

quả khi xảy độ rủi

rủi ro

ra rủi ro

ro

3

3

9

3

2

6

1

1

1


Rủi ro bảo

quản

Bảo quản không hiệu quả

4

2

8

Kế hoạch giao hàng không hợp lý

2

4

8

4

4

16

Lạc đường

3

2


6

Giao nhầm hàng

2

3

6

Không liên lạc được với khách hàng

2

3

6

Khách đổi địa chỉ giao hàng đột ngột

2

2

4

3

4


12

1

4

4

Gặp vấn đề thanh tốn

3

4

12

Phát sinh phụ phí so với dự trù

3

4

12

4

4

16


4

4

16

3

3

9

Sản phẩm bị móp méo trong q
trình giao hàng

Rủi ro vận
chuyển

Thời tiết xấu - thường xuyên bị mưa
vào thời điểm giao mùa
Không đủ vốn hoặc quản lý vốn
không hiệu quả - do là sinh viên chi
Rủi ro tài
chính

phí nên phải xin nợ bên nhà sản xuất

Nhu cầu không đều về số lượng
Rủi ro
khách

hàng

hàng giữa hai đợt triển khai
Phản hồi tiêu cực
Khó khăn trong khâu tìm kiếm
khách hàng

13


Khó giữ chân khách hàng

3

4

12

Khách hàng đổi trả hàng

1

4

4

Khơng nhận hàng

3


3

9

Ngộ độc thực phẩm

1

5

5

Nhiều đối thủ cạnh tranh

3

3

9

Rủi ro

Quản lý nhân lực không hiệu quả

3

4

12


quản lý

Truyền thông chưa hiệu quả

3

4

12

Nhận xét:
Thông qua kết quả thu được qua ma trận rủi ro trên, có thể nhận thấy loại rủi ro
về khách hàng và quản lý là hai nhóm tập trung nhiều rủi ro cao, rất cao và khả năng xảy
ra rủi ro rất lớn và hậu quả của rủi ro nghiêm trọng hơn so với các rủi ro khác.
Do nhóm thực hiện về dự án về F&B, vì vậy có một số rủi ro xảy ra đối với khách
hàng trong quá trình thực hiện nhóm đánh giá ở mức cao và rất cao có thể kể đến:
- Nhu cầu khơng đều: Nhóm đánh giá đây thuộc rủi ro rất cao vì khi xảy ra có thể
ảnh hưởng tương đối đến một số mục tiêu của nhóm: doanh thu, khả năng thu hồi,
trải nghiệm khách hàng. Thực tế trong hai đợt triển khai bán hàng thì nhu cầu ở
đợt đầu quá cao so với đợt sau gấp ba lần về số lượng (300 cho đợt 1 và 135 đợt
2) và số đơn hàng (33 cho đợt 1 và 11 đơn cho đợt 2) và gây khó khăn trong việc
quản lý đơn hàng cũng như trải nghiệm của khách hàng.
- Phản hồi tiêu cực về bánh: Nhóm đánh giá đây thuộc rủi ro rất cao. Về tiêu chí
khả năng xảy ra nhóm đánh giá là 4 điểm, do đặc thù ngành F&B là mỗi người
mỗi khẩu vị nên rất khó để hài lịng được tồn bộ thực khách và hậu quả rủi ro
nhóm đánh giá là 4 điểm và mức độ liên đới tới các rủi ro khác là cao. Trong thực
tế triển khai đợt một và hai nhóm nhận được phản hồi khơng hài lịng từ 5 khách
hàng chiếm 11,3% tổng khách hàng, tuy nhiên một trong số khách hàng đã đặt 80
14



cái bánh chiếm khoảng 20% tổng lượng bán của nhóm chia làm hai đợt và sau
một đợt có phản hồi khơng tích cực khách hàng đó đã u cầu huỷ đơn hàng tiếp
theo và khơng nhận. Ngồi ra rủi ro ngày cịn có tính liên đới tới rủi ro khác có
thể kể đến là rủi ro khơng giữ chân được khách hàng.
- Khó giữ chân khách hàng: Khả năng xảy ra rủi ro là 3 và mức độ tổn thất của rủi
ro rủi ro là 4. Thực tế qua hai đợt triển khai chỉ có duy nhất một khách quay đợt
thứ nhất trở lại mua hàng của dự án chiếm 3% số đơn đợt một, và số đơn đợt hai
cũng giảm đáng kể dẫn đến doanh thu và lợi nhuận ước tính của dự án khơng đạt.
Ngồi ra, cịn một số rủi ro khác nhóm đánh giá là khả năng xảy ra rủi ro thấp
nhưng mức độ lại rất nghiêm trọng có thể làm dự án dừng hoạt động như rủi ro khách
hàng bị ngộ độc thực phẩm. Do nguồn hàng uy tín và thương hiệu có tiếng tại Nam Định
hàng chục năm và nguồn khách hàng rộng rãi khắp tỉnh lân cận là cơ sở để nhóm đánh
giá rủi ro hiếm có xảy ra.


Đối với rủi ro về quản lý:

- Rủi ro quản lý nhân lực không hiệu quả: Các thành viên trong nhóm đều đã thân
thiết nhau từ trước và đã từng hợp tác ở nhiều đề tài lớn nhỏ nên nhóm dự báo
khả năng xảy ra ở mức 3 điểm. Tuy nhiên, khi thực tế triển khai xảy ra nhiều vấn
đề và nhóm nhận thấy rủi ro mang lại hậu quả tương đối lớn, do trưởng nhóm
thiếu kinh nghiệm nên việc phân công công việc và ở khía cạnh khác chưa hợp lý
dẫn đến liên đới và gây ra các rủi ro khác như: giao nhầm hàng, kế hoạch truyền
thông không hợp lý, hiệu quả,…
- Hoạt động truyền thơng kém hiệu quả: Nhóm chỉ dự báo khả năng xảy ra của rủi
ro này ở mức 3/5 do đa số thành viên trong nhóm đều có hoạt động mạng xã hội
sôi nổi và 3/5 thành viên đã từng có trải nghiệm cơng tác tại lĩnh vực Marketing,
tuy nhiên trong suốt thời gian chạy truyền thơng cho chương trình, số đơn hàng
về thông qua hoạt động truyền thông, đăng bài là 2/10 đơn cho đợt hai và chương

trình khuyến mại Combo 3 khơng đạt mục tiêu chỉ có 1/10 khách đợt hai lựa chọn
sản phẩm, do vậy hậu quả nhóm đánh giá là 4 điểm.

15


2.3. Kiểm soát và quản lý rủi ro
Dựa vào kết quả đo lường rủi ro, nhóm đưa ra một số biện pháp nhằm kiểm sốt
và quản lý và đề phịng, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện dự án kinh doanh bánh
xíu páo Hạnh Phúc như sau:
• Giải pháp đối với rủi ro xảy ra về nguồn cung:
- Để chủ động và giảm thiểu rủi ro nếu trường hợp thành viên nhóm có mặt tại Nam
Định sẽ trực tiếp đi lấy hàng tại nhà cung cấp để đảm bảo hàng khơng bị giao
chậm. Nếu khơng sẽ có thoả thuận cụ thể về giờ lấy bánh tại Hà Nội và những
thoả thuận nếu bên xưởng giao chậm bánh.
- Tìm thêm các nhà cung cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định có uy tín về sản phẩm
bánh xíu páo, xin thơng tin liên hệ đề phịng rủi ro lơ bánh giao lên bị móp méo,
khơng đạt chất lượng hoặc giá của nhà cung cấp chính tăng đột ngột.
• Với rủi ro về bảo quản:
- Đối với rủi ro bảo quản hàng hố tại cơ sở kinh doanh, để đề phịng bánh bị móp
méo, hư hỏng trong q trình bảo quản. Sau khi nhận hàng nhóm sẽ chia vào từng
túi nhỏ theo số lượng đơn và ưu tiên triển khai giao ngay những khách có nhu cầu
sớm đề phịng để lâu. Với những đơn chưa kịp giao, hoặc khách hẹn lấy sau, nhóm
để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Ngồi ra, nhóm cững gửi đến khách hàng thơng tin hướng dẫn bảo quản sản phẩm
xíu páo để sản phẩm được bảo quản lâu và vẫn giữ nguyên hương vị. Cụ thể nếu
khách hàng chưa dùng ngay sản phẩm có thể bảo quản từ 3 - 5 ngày trong tủ mát
và 7 - 10 ngày trong tủ đông và khi sử dụng có thể sử dụng chảo hoặc lị vi sóng.
• Với rủi ro vận chuyển:
- Dựa vào thời gian biểu học và làm của từng thành viên sẽ phân công giao hàng

trong bộ phận giao hàng để phù hợp với thời gian yêu cầu của từng đơn.
- Trang bị thêm một số bao bì chống sốc như túi bóng khí màng xốp hơi bên ngoài
với những đơn hàng xa và tránh giao chồng đơn sẽ dẫn đến số lượng bánh quá
nhiều và chèn lên nhau gây móp méo.
16


- Trước khi giao hàng, trưởng nhóm cần phân bổ những khu vực mà các thành viên
trong đội giao hàng quen đường và nếu khơng quen thì tra bản đồ trước khi di
chuyển cho khách tránh phải liên lạc với khách nhiều lần.
- Yêu cầu khách cung cấp đầy đủ thông tin địa chỉ giao hàng, số điện thoại, tên và
số điện thoại đề phịng khơng liên lạc được, hẹn thời gian cụ thể với khách khi
khách xác nhận đặt hàng.
- Trước khi giao hàng cho khách, cần kiểm tra kĩ xem tem bên ngoài ghi tên khách
hàng nào và địa chỉ giao hàng ở đâu và sau khi giao hàng cần nhắn tin hỏi khách
hàng xem có thiếu hay đủ số lượng không, nếu thiếu sẽ gửi lời xin lỗi và bồi hoàn
số tiền cho khách.
- Đối với thời tiết xấu, do Hà Nội thời điểm tháng 8,9 thường có mưa giơng và
chiều muộn, nên nhóm sẽ tránh giao hàng vào những khung giờ từ 18h đổ đi và
sẽ tranh thủ giao sớm hơn đảm bảo hàng không ngấm nước trong khi vận chuyển.
• Rủi ro tài chính:
- Để đảm bảo về nguồn vốn nhóm cần đưa ra những phương án về tài chính dựa
trên nguồn lực sẵn có của các thành viên và tính tốn kỹ lưỡng về thời gian quay
vòng vốn của sản phẩm lựa chọn, cũng như thương lượng với nhà cung cấp về
thời hạn tối đa thanh toán sau khi đã nhận hàng.
- Với các vấn đề về thanh tốn, nhóm sẽ chuẩn bị tối đa hai tài khoản thanh tốn để
đề phịng trường hợp một tài khoản có vấn đề hoặc ngân hàng bảo trì để xử lý và
để dễ kiểm sốt nguồn tiền vào cũng như các chi tiêu phát sinh.
- Nhóm cũng đã tiến hành lập bảng dự trù tài chính và trích một phần vốn góp trị
giá 200.000 VNĐ để đề phịng cho những rủi ro về chi phí phát sinh ngồi ý muốn.

Đồng thời, thơng qua những kênh tiếp cận những địa điểm bán những đồ cần thiết
với giá phù hợp.
• Rủi ro về khách hàng:
- Đối với khách hàng có phản hồi tiêu cực, nhóm sẽ lắng nghe ý kiến khách hàng
trên một tinh thần góp ý sửa đổi và gửi lời xin lỗi chân thành đến khách hàng.
17


- Với rủi ro khó giữ chân được khách hàng, ngay sau mỗi đợt bán hàng và giao
hàng, nhóm đều nhắn tin hỏi về cảm nhận của khách khi thưởng thức sản phẩm
của nhóm và tổng hợp đánh giá về tỷ lệ để cân nhắc thay đổi nguồn cung cấp cho
những đợt tiếp và làm hài lòng khách hàng.
- Trong quá trình tư vấn cho khách hàng về sản phẩm xíu páo nhóm cũng đã nói cụ
thể về quy định của dự án về việc đổi trả hàng và không nhận hàng.
- Trước khi thực diện dự án nhóm cũng đã tiến hành khảo sát thông qua việc phỏng
vấn trực tiếp khách hàng, khảo sát thực tế, thông qua mạng xã hội về nhu cầu
cũng như là những đối thủ đang cạnh tranh để đưa ra những chiến lược cạnh tranh
về giá khi mà sản phẩm xíu páo Hạnh Phúc tương đối phổ biến trên thị trường.
• Rủi ro về quản lý:
- Đánh giá về năng lực của thành viên có điểm mạnh trong lĩnh vực nào để đảm
nhận cơng việc phù hợp nhất. Thành viên thông thạo đường sẽ thuộc bộ phận vận
chuyển, thành viên khéo léo, có khả năng trang trí sẽ đóng gói, phân loại bánh và
chuẩn bị hàng. Thành viên có hoạt động mạng xã hội, nhiều quan hệ sẽ tìm kiếm,
làm truyền thơng cho dự án.
• Với hoạt động truyền thơng, nhóm đã lên kế hoạch về trình tự lên bài truyền thơng
cụ thể bài nhận đơn hàng đến bài cảm ơn khách hàng trên trang cá nhân của từng
thành viên, nền tảng dự kiến triển khai tập trung: Facebook, Instagram, …
2.4. Tài trợ rủi ro
Nhóm trích lập quỹ dự phịng rủi ro từ nguồn vốn góp của dự án với mức tương
đương 10% vốn góp, nhằm mục đích ký giữ một khoản tiền đề phịng rủi ro và chỉ sử

dụng cho mục đích tài trợ tổn thất hoặc rủi ro vượt quá những tiêu chí của nhóm.
-

Lập quỹ dự phịng rủi ro với số tiền trích từ nguồn vốn góp 40.000 đồng/người.

-

Tổng số vốn của quỹ là 200.000 đồng (trong đó tổng vốn góp là 2.070.000 đồng).
Qũy được ưu tiên dự phòng cho các rủi ro trong trường hợp phải bị thiếu hàng

của khách và phải mua của bên thứ 3 khác để bổ sung hoặc dự trù cho các chi phí phát
sinh quá nhiều trong quá trình thực hiện dự án.
18


CHƯƠNG III: BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN
3.1. Đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro của dự án
• Điểm mạnh:
Dự án kinh doanh Bánh xíu páo Hạnh Phúc trong cả 2 đợt triển khai nhìn chung
tương đối thành cơng khi ít gặp phải rủi ro và tổn thất nhờ quá trình quản lý rủi ro khá
hiệu quả. Xuyên suốt dự án, toàn bộ thành viên đều hoạt động năng nổ trong tất cả các
giai đoạn và các nhiệm vụ được giao. Kết quả, nhóm đã thu về lượng đơn đặt hàng lớn
trong 2 đợt mở bán, cụ thể la 42 đơn hàng với hơn 400 bánh được bán ra.
Về quỹ dự phịng, nhóm khơng cần sử dụng đến quỹ dự phòng được lập ra ban đầu do
thực hiện tốt các biện pháp quản lý rủi ro và khơng có rủi ro nào nghiêm trọng hay gây
tổn thất đáng kể.
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh sau hai đợt bán

Nhóm đã sử dụng ROI - công thức sử dụng để xác định lợi nhuận tài chính trong
quá khứ và tiềm năng trong tương lai. ROI được đưa ra để đánh giá mức độ hiệu quả của

một khoản đầu tư cụ thể so với những khoản đầu tư khác. Tỷ lệ ROI của một doanh
nghiệp càng cao cho thấy khả năng sinh lời càng cao. Trong đầu tư, khi doanh nghiệp so
sánh hai dự án khác nhau mà chỉ có thể thực hiện một dự án thì bạn nên cân nhắc lựa
chọn dự án có ROI cao hơn. Và ROI rất thích hợp với các dự án kinh doanh ngắn hạn và
đánh giá bao quát được hiệu quả kinh doanh của dự án. ROI của dự án kinh doanh Bánh
Xíu Páo Hạnh phúc đạt hơn 40% cho thấy tín hiệu tích cực và đáng dể đầu tư.
• Điểm yếu:
Bên cạnh những điểm mạnh, nhóm cũng đối mặt với một vài hạn chế khi thực
hiện dự án như: số lượng đơn đặt hàng không đều giữa các đợt (số lượng đợt 2 chỉ bằng
⅓ đợt 1) do hoạt động truyền thông chưa hiệu quả; có một số đơn hàng xử lý đơn và

19


chăm sóc khách hàng chưa tốt dẫn đến việc khách hàng huỷ đơn, không giao được bánh
đến khách hàng hay giao sai số lượng (có 4 đơn hàng).
3.2. Bài học kinh nghiệm và định hướng tiếp theo cho dự án
3.2.1. Bài học kinh nghiệm
Dựa trên kinh nghiệm thực hiện một dự án kinh doanh thực tế và tập trung vào
quy trình quản lý rủi ro, nhóm đã thu rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, một kế hoạch kinh doanh tốt cần có một cơ chế quản lý chặt chẽ, chi
tiết khi bắt đầu hình thành ý tưởng kinh doanh và xuyên suốt quá trình thực hiện dự án,
có một cơ chế quản lý tốt khiến việc phân chia công việc thông qua dễ dàng hơn khi
năng lực của từng cá nhân trong dự án đã được đánh giá sát xao. Do những thành viên
có nhiều ý kiến bất tương đồng trong quá trình thảo luận và thực hiện dự án nên việc xử
lý kịp thời các xung đột là cần thiết. Điều này cũng giúp hoạt động tập thể được diễn ra
trơn tru hơn, tránh được những bất hòa giữa các thành viên khiến dự án bị ảnh hưởng.
Thứ hai, việc lường trước được rủi ro là phần rất quan trọng trong dự án kinh
doanh mang mục đích lợi nhuận hay lợi ích xã hội. Việc liệt kê và đánh giá được những
rủi ro có thể gặp phải trong quá trình gặp được dự án giúp hạn chế tối đa những thiệt hại

khơng đáng có lên hiệu suất của dự án và môi trường làm việc của các thành viên trong
dự án. Việc đánh giá rủi ro này cần được dựa trên thứ tự ưu tiên và đưa ra các hành động
thích ứng linh hoạt để đối mặt.
Thứ ba, đối với mặt hàng bánh hay đồ ăn vặt, cần đưa ra dự báo số lượng đơn đặt
hàng nhằm chuẩn bị được số lượng phù hợp. Khi nhập hàng bị thiếu hay hết hàng khi
đơn đặt hàng vẫn đến với nhóm, cần thơng báo ngay với khách hàng về tình trạng nhận
hàng tránh việc khách phải chờ quá lâu khiến giảm độ uy tín của dự án.
Thứ tư, cần có kế hoạch quản lý tài chính tốt hơn, đặc biệt là việc huy động vốn.
Do các thành viên đều là sinh viên nên tài chính khơng ổn định. Cần thống nhất được số
lượng đơn hàng dự định bán cho từng đợt để có thể đưa ra con số phù hợp để các thành
viên đều có thể tham gia đóng góp, tránh trường hợp vay, nợ các thành viên khác.
Thứ năm, việc phụ vận chuyển sản phẩm bánh xíu páo từ Nam Định đến Hà Nội
cịn phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp sản phẩm, do các thành viên hiện đều là sinh viên
20


×