Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

cảm nhận bài thơ Chiều tối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.76 KB, 4 trang )

CHIỀU TỐI
“Điều kì diệu tuyệt đỉnh của nghệ thuật, là ở nơi đó ta có thể tự do sắp đặt một thế
giới riêng như mình khao khát. Thế giới ấy dẫu ảo huyền hay u ám tới đâu cũng
phải thấm đẫm tính nhân văn cao cả, hướng nhân loại tới sự cao đẹp.” Thi ca cũng
thế, phải gắn mình vào nguồn mạch cuộc sống, nếu thi nhân quay lưng với cuộc
sống, mải mê với chuyện đúc chữ, luyện câu, mọi giá trị văn chương chỉ còn là kỹ
xảo. Sức nặng của những trang thơ chính từ hiện thực cuộc sống ngồi kia mà tạo
thành, dù nó có thế nào đi chăng nữa thì thơ vẫn phải “thấm đẫm tính nhân văn cao
cả” và phải “hướng nhân loại tới sự cao đẹp”. Hồ Chí Minh đến với thơ ca cũng
vậy, những trang thơ của Người mang đậm trong mình chất “thép”, đó chính là
cảm hứng đấu tranh tích cực, là tính chiến đấu của thơ ca và văn học nghệ thuật.
Người luôn biến những thứ tầm thường thành thú vui tiêu khiển, tạm quên đi cảm
giác khó nhọc bị tra tấn nơi đất khách quê người, đặc biệt qua bài thơ “Chiều tối”
đã cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hồn cảnh khắc
nghiệt đầy phi thường của người tù cách mạng:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hồn lơ dĩ hồng.”
Ta vẫn thường thấy những thi phẩm nghệ thuật thường ra đời trong hoàn cảnh rất
đỗi nên thơ, nhưng thơ Bác ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất vẫn vươn
mình để trở thành áng thơ tuyệt bút. Bài thơ “Chiều tối” được Bác viết trong hồn
cảnh có ý nghĩa đặc biệt, trên con đường chuyển lao xa xôi từ Tĩnh Tây đến Thiên
Bảo. Bác đã lấy cảm hứng từ không gian nơi núi rừng hiu quạnh, từ thời gian của
một buổi chiều muộn để viết thi phẩm này. “Chiều tối” là một bài ca được soạn
bằng chất thép và chất tình hịa quyện với chat hiện đại và chat cổ điển đan xen.
“Bài ca là nụ hồng chớm nở, cứ nở dần dần để lộ ra cái nhụy thơm tho” (Hoài
Thanh).
Trước hết ở hai câu thơ đầu, Bác đã dẫn lối cho người đọc trở về với bức tranh
thiên nhiên ở núi rừng khi chiều tối để rồi qua đó ta nhận ra nỗi long, tâm trạng của
Người:


“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không”


Bác điểm trong bức tranh chiều tà là cánh chim – hình ảnh ước lệ tượng trưng quen
thuộc, như Nguyễn Du đã từng viết:
“Chim hơm thoi thóp về rừng”
Hay như cánh chim làm xao xác cả hồng hơn trong thơ Huy Cận:
“Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa”
Cảnh vật vùng sơn cước là những hình ảnh thực được hiện lên rõ nét qua con mắt
và tâm trạng của người tù nơi đất khách quê người. Chiều tối là lúc ánh sáng ban
ngày gần vụt tắt hẳn, người đi đường ngước mắt nhìn lên bầu trời - nơi vẫn có chút
ánh sáng ban ngày cịn sót lại và chợt nhận thấy cánh chim đầy mỏi mệt “quyện
điểu” đang bay về rừng tìm nơi trú ngụ. Chẳng lẽ tự nhiên mà cánh chim ấy rơi vào
điểm nhìn của Bác, sự cảm nhận đó xuất phát trên cơ sở sự gần gũi, tương đồng:
suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim đã mỏi mệt, người tù cũng mệt mỏi sau
một ngày vất vả lê bước trên đường trường. Những cánh chim kia cịn biết tìm về
tổ ấm khi màn đêm bng xuống còn người tù tha hương nơi đất khách vẫn phải
rảo bước trên con đường gian khổ mà chẳng biết điểm dừng chân sẽ là ở đâu. Hai
hình ảnh tương phản ở đầu và cuối câu thơ: “cô vân” – “thiên khơng”, đối lập giữa
khơng gian cao rộng, thống đạt của bầu trời với sự lẻ loi của áng mây khiến cho
không gian càng rộng mở mênh mông, rợn ngợp và cánh chim càng nhỏ bé, đơn
độc, đáng thương. Từ láy “mạn mạn” cho thấy đám mây bồng bềnh, trôi rất chậm
giữa trời thu, từ đó người đọc có thể hình dung ra cả một khoảng trời trong trẻo,
mênh mang, tĩnh lặng cũng có phần hiu hắt, u buồn. Áng mây dường như không
biết đi đâu, về đâu trong cảnh chiều tàn đang dần khép cửa. Cịn người tù thì cơ
đơn giữa một buổi chiều nơi đất khách. Mỗi một chi tiết của cảnh chiều đều nhuốm
màu tâm trạng. Ở đó ta bắt gặp một tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên và sự
sống. Người khơng thể khơng chạnh lịng với nỗi nhớ quê hương cồn cào, da diết,
dường như Bác cũng muốn dừng chân sau một hành trình nhọc nhằn đầy khó khăn.

Bài thơ Chiều tối có một mạch vận động cảm xúc khỏe khoắn hướng từ bóng tối
đến ánh sáng, từ nỗi buồn đến niềm vui. Hai câu thơ sau mang đến một khơng khí
ấm áp, tràn đầy sức sống:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hồn lơ dĩ hồng”
Nếu trong thơ xưa, con người chỉ xuất hiện như điểm tơ cho cảnh vật, hịa vào
cảnh vật như “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sơng chợ mấy nhà”
thì trong thơ Bác con người mới là trung tâm của cảnh vật, mới là tâm điểm của
bức tranh. Trong thơ Bác, con người là những người dân bình thường, những


người lao động nhỏ bé mang vẻ đẹp gần gũi của cuộc sống thường ngày. Đặc biệt
hơn, Người đã khéo léo dùng những hình ảnh thơ để chỉ sự vận động của thời gian
từ lúc chiều tà sang buổi tối hẳn. Người tả cơ gái xóm núi đang xay ngơ, trong
trạng thái lao động gợi sự khỏe khoắn, ấm áp, sinh động. Không gian được thu hẹp,
từ cảnh bầu trời rộng lớn vắng lặng thu về một nếp nhà hướng vào bên lửa ấm áp
trong cảnh sinh hoạt đời thường tươi vui. Biện pháp điệp vòng tròn “ma bao túc” –
“bao túc ma hồn” như gợi được những vịng quay nặng nề của chiếc cối xay ngô,
gợi được sự vất vả của công việc lao động nhưng cũng như thể hiện một q trình
lao động đã hồn tất, bữa cơm sum họp sắp diễn ra. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh
lị than rực hồng. Chính ánh sáng rực hồng đó đã gợi được bước chuyển của thời
gian từ chiều sang tối. Phải khi trời tối hẳn ánh lửa mới bừng lên trong khơng gian
rộng lớn. Có thể nói, bao sức nặng của bài thơ được đặt cả vào chữ “hồng” cuối
bài. Nó khơng chỉ tả màu sắc của bếp lửa mà còn gợi được sự ấm áp xua đi cái hiu
quạnh của vùng sơn cước làm cả bài thơ như bừng sáng lên. Vị trí cuối bài thơ như
một điểm nhấn mang tinh thần lạc quan hướng về ánh sáng của Người. Từ “hồng”
còn được kết hợp với một động từ mạnh “dĩ” (rực) như thể hiện sự bừng sáng,
nguồn năng lượng lan tỏa. Dù đang cô đơn mệt mỏi nhưng người tù chiến sĩ ấy vẫn
nhanh chóng hịa mình vào cuộc sống bình dị của người lao động nơi xóm núi, cảm
thơng sẻ chia với cuộc sống của họ. Trong lòng Người là cả một niềm vui ấm áp,

tình u với cuộc sống được bừng sáng lên. Đó chính là chất thép, là bản lĩnh của
người chiến sĩ cách mạng.
Bài thơ khơng hề có một từ ngữ nào miêu tả về hình ảnh người đi đày, nhưng
người đọc có thể cảm nhận rõ bức chân dung tinh thần của Hồ Chí Minh. Dù thân
thể bị xiềng xích, gơng cùm nhưng không thể ngăn cản một tâm hồn nghệ sĩ ln
hướng về thiên nhiên. Người đã lồng “tình” vào cảnh rất đỗi tự nhiên, mang nặng ý
vị của người nghệ sĩ. Có thể nói, chỉ có một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm và rung
động trước cảnh vật, cái đẹp của tạo hóa thì mới có thể miêu tả một cách tinh tế
như vậy. Không chỉ yêu thiên nhiên, ở Người còn lấp lánh một vẻ đẹp của tấm
lòng nhân ái cao cả, bao la, của một tình cảm lớn. Người khơng thốt li thực tại
mà gắn bó chặt chẽ với đời, với nhân dân. “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”, câu thơ
như thể hiện rõ sự trân trọng, nâng niu, sự quan tâm sâu sắc của Người tới cuộc
sống vất vả của người dân lao động, yêu thương con người đến vô cùng. Dường
như tất cả những gì thuộc về cuộc sống, sự sống con người đều có được tình u
thương của Bác. Ta có thể khẳng định rằng, Bác luôn dành sự quan tâm “đặc biệt”
với tất cả sự vật, dù chỉ là những điều giản đơn nhất. Một điều đáng quý ở Người
chiến sĩ Hồ Chí Minh đó là tinh thần lạc quan, u đời, tin tưởng vào sự nghiệp


cách mạng. Sự chuyển động mạch thơ từ bóng tối đến ánh sáng, từ sự cô đơn rợn
ngợp đến ấm áp, tin yêu cho thấy tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản luôn lạc
quan tin tưởng và hướng về ánh sáng, về những điều tốt đẹp. “Lô dĩ hồng” là nơi tỏ
ra hơi ấm, nơi mà thi sĩ thể hiện niềm vui, niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng
của dân tộc, của “ngọn lửa cách mạng” đang trào dâng.
Bài thơ đi từ tình yêu thiên nhiên rồi đến tình yêu cuộc sống, yêu con người bằng
cả trái tim, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn hướng đến tương lai tươi sáng. Qua
đó ta thấy được chất “thép” và “tình” hịa quyện, quấn qt. Sức hấp dẫn của thi
phẩm không chỉ tỏa ra từ vẻ đẹp tâm hồn Bác, mà cịn ở phong cách nghệ thuật vừa
giàu tính cổ điên vừa mang sắc thái tinh thần hiện đại bằng những hình ảnh bình dị,
chân thực và mộc mạc đời thường.

“Chiều tối” chỉ là mảnh ghép nhỏ trong tập Nhật ký trong tù thế nhưng cũng đã đủ
chứng minh cho người đọc thấy vẻ đẹp trong tâm hồn của Bác. Đó chính là một ý
chí nghị lực kiên cường, sắt đá vượt lên mọi hồn cảnh khắc nghiệt. Đó là một trái
tim bao dung nhân ái và lạc quan. Từ bài thơ ta khơng nhận ra hình ảnh một người
tù mà chỉ thấy ở đó một tâm hồn thi sĩ, một chiến sĩ cách mạng kiên cường.



×