Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Cảm nhận bài thơ Thuật Hoài(tỏ lòng) của Phạm NgũLão pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.31 KB, 11 trang )

Cảm nhận bài thơ Thuật Hoài(tỏ lòng) của Phạm Ngũ
Lão


Âm vang của thời đại Đông A với những chiến công lẫy
lừng trong lịch sử chống ngoại xâm, ba lần đánh bại
Nguyên - Mông đã in dấu trên nhiều trang viết của các
nhà thơ đương thời. Phạm Ngũ Lão - danh tướng nhà
Trần "đánh đâu thắng đó" cũng ghi lại những xúc cảm của
mình qua Thuật Hoài - tác phẩm thể hiện rất đẹp hình ảnh
và khí thế của người trai thời đại, cũng là tư thế của dân
tộc trong những ngày hào hùng ấy.

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

Bài thơ chữ Hán , vẻn vẹn 28 chữ đã có một dung lượng
thông điệp thẩm mỹ lớn, thể hiện khí phách nhà thơ -
dũng tướng. Thi ngôn chí là nội dung tư tưởng của đề tào
Thuật hoài, Vịnh hoài, cảm hoài Nhưng sẽ không thể có
cái ung dung hào sảng nếu tách bài thơ ra khỏi không khí
thời đại bừng bừng "sát Thát". . Bài thơ không tách rời
khỏi quỹ đạo tư tưởng Nho giáo trong mẫu hình người
anh hùng cá nhân phong kiến nhưng trước hết nó là nỗi
lòng của người "một thời tuy đã nên tướng giỏi - chí khí
anh hùng vẫn khát khao". Giấc mộng lập công dương
danh luôn là điều ám ảnh những kẻ sĩ, đại trượng phu thời
phong kiến, đi liền với các tước phong công, hầu, khanh,
tướng. Nhưng trong bài thơ này, con người đã được phác


bằng những câu thơ có sức khái quát cao độ tinh thần
dân tộc tự cường.

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu
Câu khai đề của bài thơ đã tạo một tư thế rất đẹp của con
người. Bản dịch vung giáo, múa giáo đều không ổn vì lập
tức nó sẽ phá vỡ đi đối trọng con người - không gian. Một
bên là giang sơn - sông núi quê hương rộng lớn; một bên
là con người hoành sóc - cầm ngang ngọn giáo trấn giữ
non sông. Thế "hoành" của ngọn giáo khiến tầm vóc con
người như vươn lên ngang tầm sông núi. Hình ảnh người
lính vệ quốc toát lên vẻ bình thản hiên ngang. Không
những thế, trong mối tương quan con người - thời gian
còn làm nổi bật ấn tượng về sự bền bỉ , uy dũng của
người trai thời đại. Bởi lẽ con người không chỉ đứng đó
trong thoáng chốc mà đã trải qua "mấy thu" rồi. Câu thơ
xác lập một tư thế con người +++g lộng giữa đất trời,
ngang tầm vũ trụ. Không những thế, cả đoàn quân cùng
chung tư thế ấy :

Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu
Câu trên là hình ảnh, câu dưới là thần thái con người.
Người chiến sĩ cầm ngang ngọn giáo kia với tam quân đã
tạo thành một tường thành vững chắc, im phăng phắc mà
khí thế "xung thiên". Câu thơ còn gợi về một ý thơ của
Quảng Nghiêm thiền sư : "Nam nhi tự hữu xung thiên chí".
Tư thế sẵn sàng xung trận đã hình thành tứ thơ thật đẹp
"tỳ hổ khí thôn ngưu". Tuy rằng cách diễn ý chưa thoát
khỏi lối ước lệ tượng trưng quen thuộc của thơ xưa nhưng
để hiểu cặn kẽ cũng không phải là điều đơn giản. Theo

cảm quan thẩm mỹ cổ điển, câu thơ gợi lên khí phách
đoàn quân quyết chiến làm át cả sao Ngưu - vì tinh tú
sáng chói trên trời. Nhưng cách hiểu "ba quân như hổ
mạnh nuốt trôi trâu" đem đến cảm nhận cụ thể hơn về sức
mạnh của quân đội còn non trẻ đương đầu với đội quân
Nguyên - Mông hùng mạnh và thiện chiến, dường như có
hàm ý ngợi ca tự hào mạnh mẽ hơn. Bởi lẽ tỳ hổ là cách
so sánh mang đậm chất võ của người thống lĩnh ba quân.
Trong sự liên tưởng ấy, hổ và trâu hoàn toàn không làm
mất đi giá trị thẩm mỹ của câu thơ mà làm rõ hơn cho
dũng khí của quân đội nhà Trần.

Nhưng hai câu thơ đầu mới chỉ là nền để nhà thơ bộc
bạch lòng mình :

Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

Đây mới là điều canh cánh bên lòng của người dũng
tướng, gắn với bổn phận của kẻ làm trai thời phong kiến .
Bao đời nay, nợ công danh từng là niềm ám ảnh khôn
nguôi với những người làm trai trong thời phong kiến.
Phải chăng, một người anh hùng như Phạm Ngũ Lão
cũng không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn "công hầu
kha nh tướng" ấy? Giả sử có như vậy cũng là lẽ thường
tình, nhất là trong thời đại giá trị con người được tạo nên
từ những chiến công - thời thế tạo anh hùng. Câu thơ bộc
lộ niềm khao khát lớn, một điều băn khoăn chưa trả với
đời của người trai làng Phù Ủng năm nào. Tất cả nỗi niềm
của ông được thổ lộ trong sự đối sánh với tấm gương Vũ

Hầu Gia Cát Lượng thuở xưa. Bậc mưu thần, danh sĩ nổi
tiếng thời Tam Quốc, người đã xả thân vì cơ nghiệp nhà
Thục, vì chúa Lưu Bị, nhắm mắt chưa yên công cuộc "ủng
Lưu phản Tào". Tất cả đã rõ, tâm niệm của Phạm Ngũ
Lão nào khác nguời xưa khi ông mong muốn làm nên
công nghiệp phò tá cho vua, thực hiện lý tưởng trí quân
trạch dân cao cả của bề tôi trung thành tận tuỵ. Nỗi thẹn
của người anh hùng toả sáng một nhân cách lớn. Băn
khoăn ấy không dành riêng cho bản thân mà toàn tâm
toàn ý hướng về nghiệp lớn muôn đời, vì sự bình yên của
sơn hà xã tắc.

Bài thơ là sự phản chiếu một thời đại hào hùng, khi lý
tưởng trung quân ái quốc hoà nhịp trọn vẹn trong tình
cảm, tâm hồn nhà thơ, thời đại "vua tôi đồng lòng, anh em
hoà thuận, cả nước ra sức".Tâm nguyện của Phạm tướng
quân đã phản chiếu tâm tư của bao người trai thời Trần :
ý thức rõ giá trị bản thân, nhận rõ sự gắn bó cá nhân với
cộng đồng - dân tộc - đất nước. Xúc cảm hào hùng toả
sáng trong hình tượng thơ, đem đến cho người đọc cái
nhìn trọn vẹn về con người thời đại Đông A

×