Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn, biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong đọc hiểu ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.39 KB, 12 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS ................

TÊN SÁNG KIẾN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO
HỌC SINH LỚP 7 TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỌC HIỂU
VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN, Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CỞ
SỞ ................ NĂM HỌC 2022 - 2023

Họ và tên: Ngô Thị Trang Nghiêm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS ................

, ngày 16 tháng 02 năm 2023


2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện ................
Tơi ghi tên dưới đây:
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp rèn kĩ
năng đọc hiểu ở môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4A1 trường Tiểu học
Tân Thành 1, năm học 2022-2023”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày
06/09/2022


- Mô tả bản chất của sáng kiến:


2

1. Tình trạng, giải pháp đã biết:
Tập đọc là một phân mơn có vị trí hàng đầu trong mơn Tiếng Việt ở
bậc Tiểu học. Mục tiêu của dạy Tập Đọc là hình thành và rèn luyện kĩ năng
đọc hiểu cho học sinh, là bước đầu cho học sinh tiếp xúc với ngơn ngữ văn
học, ngơn ngữ nghệ thuật và hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ.
Ở lớp 4 các em đã biết đọc, biết tư duy nên để tạo được sự sinh động,
hứng thú, sôi nổi, để lôi cuốn sự chú ý của các em thì người giáo viên phải
ln ln tìm tịi cách luyện đọc cho học sinh sao cho có hiệu quả hơn. Khi
dạy tập đọc cho học sinh lớp 4, vấn đề không phải chỉ là dạy cho học sinh
đọc to, rõ ràng mà còn phải giúp các em hiểu và cảm thụ tốt bài học đó thì
học sinh mới đọc hay, đọc diễn cảm được bài đọc đó, phải hiểu được bài
đọc đó nói lên cái gì? và các em học được gì qua mỗi bài học đó. Năm học
2022 - 2023 tơi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A1. Qua hai
tuần giảng dạy tiết Tập Đọc ở môn Tiếng Việt tôi đã nhận được những
thuận lợi và gặp những khó khăn như sau:
* Ưu điểm:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, cơ
sở vật chất khang trang đảm bảo các điều kiện cho học sinh tham gia vào
quá trình học tập.
- Phần lớn các em được cha mẹ quan tâm, trang bị đầy đủ sách giáo
khoa, sách tham khảo tạo điều kiện cho các em đọc thêm ở nhà. Các em
chăm ngoan, lễ phép tích cực tham gia xây dựng bài học.
- Chất lượng sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học được đánh giá cao
nhờ tuyển chọn nhiều bài tập đọc hay, có giá trị giáo dục cao, có phần định
hướng sư phạm rõ ràng.

* Nhược điểm:
- Một số học sinh chưa yêu mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn
Tập Đọc nói riêng, về nhà hoặc ở lớp các em chỉ thích làm Tốn, ít chú ý
đến việc luyện kĩ năng đọc hiểu.
- Khi trả lời câu hỏi các em phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa, đọc
cả câu, đoạn chứ không chọn lọc ra ý để trả lời, chưa biết diễn đạt thành
câu văn.


3

- Các em tiếp thu bài không đầy đủ, hiểu bài hời hợt; chưa rút ra được
nội dung bài học, chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm, chưa
vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Xuất phát từ thực tế nêu trên nêu trên tôi đã mạnh dạn thực hiện giải
pháp: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4A1
trường Tiểu học Tân Thành 1, năm học 2022-2023”.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Giúp các em học sinh có kĩ năng đọc hiểu tốt, biết cách trả lời các câu
hỏi, biết cách rút ra nội dung bài học và nhất là giúp học sinh cảm nhận
được cái hay cái đẹp trong thơ văn để vận dụng tốt vào cuộc sống, góp
phần hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- Nội dung giải pháp:
* Tính mới của giải pháp
Áp dụng giải pháp này giúp giáo viên khơng cịn phụ thuộc vào
hướng dẫn giảng dạy của sách giáo viên, không dừng lại như nội dung của
sách hướng dẫn học. Các giải pháp thực hiện dựa trên những nghiên cứu từ
thực tế của bản thân nên hồn tồn phù hợp với thực tiễn, tính khả thi và
hiệu quả áp dụng cao. Những biện pháp đưa ra cụ thể, phù hợp với hoàn

cảnh thực tế của lớp, của trường. Đó là những điểm mới, sáng tạo cao.
* Cách thức thực hiện các giải pháp:
Giải pháp 1: Coi trọng hình thức đọc thầm
Đọc thầm là hình thức đọc không phát ra âm thanh mà chuyển trực
tiếp từ kí tự sang nghĩa để hiểu văn bản. Đọc thành tiếng và đọc thầm nằm
trong thế đối lập, sóng đơi. Đối với học sinh lớp 4 thì đọc thầm có ưu thế
hơn hẳn thành tiếng ở chỗ nhanh hơn từ 1,5 đến 2 lần và để tiếp nhận,
thông hiểu nội dung văn bản thì đọc thầm giúp các em hiểu nhanh và sâu
sắc hơn.
Hiệu quả của việc đọc thầm được đo bằng khả năng thơng hiểu văn
bản. Do đó dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức đọc hiểu. Các biện
pháp có thể áp dụng là: giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm
của học sinh như đọc câu nào? Đoạn nào? đọc để trả lời câu hỏi, hay để
nhớ, để thuộc lòng, đọc để trả lời câu hỏi nào? Đồng thời cần giới hạn thời
gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh và tăng dần độ khó của
nhiệm vụ “đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình ảnh nhất định trong


4

một, hai phút, đọc lướt để nêu nội dung chính của đoạn, của bài trong một,
hai phút”.
Giải pháp 2: Giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới
Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đạt kết quả tốt, ngay từ khi yêu
cầu học sinh tiếp cận văn bản nằm mục đích đọc đúng. Tôi giúp các em
hiểu nghĩa của một số từ ngữ có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc
hiểu như từ ngữ được chú giải trong sách hướng dẫn học, từ ngữ phổ thông
mà học sinh địa phương chưa quen, từ ngữ đóng vai trị quan trọng để hiểu
nội dung bài học...
Trong hoạt động thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: sau khi học

sinh làm việc trong nhóm để tìm hiểu nghĩa của các từ, tơi giúp các em tìm
hiểu ý nghĩa kỹ các từ ngữ trong bài kèm các hình ảnh minh họa sau đó
trình bày trước lớp để các bạn khác theo dõi và cùng chia sẻ trước lớp.
Ngoài ra đối với những từ ngữ khác trong bài khó hiểu, những từ chìa
khóa mang ý nghĩa cơ bản, tôi đã hướng dẫn học sinh giải thích bằng các
biện pháp sau: Dùng từ cùng nghĩa, trái nghĩa, hoặc từ ngữ thông dụng ở
địa phương để giải nghĩa, đặt câu với từ ngữ ấy, hoặc miêu tả sự vật, hoạt
động trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất được gọi tên bằng từ ngữ đó.
Ví dụ: Bài “ Chú đất nung” Tiếng Việt 4 tập 1, với học sinh vùng Nam
Bộ gia đình các em chưa phải dùng “đống rấm” để giữ lửa, cũng không
quen sử dụng từ “cời” vì vậy tơi phải giải nghĩa từ “đống rấm” xong cũng
cần nói thêm tác dụng của đống rấm, rồi tìm từ đồng nghĩa “khều” để giải
nghĩa “ cời” nghĩa là gạt vật vụn, tro, than ra bằng que.
Giải pháp 3: Giúp học sinh hiểu câu, đoạn quan trọng trong bài
Không phải văn bản nào cũng gồm những câu đơn giản, có độ dài vừa
phải với tất cả học sinh. Một số văn bản cũng có những câu văn có cấu trúc
phức tạp mà giáo viên thường chọn để luyện đọc thành tiếng phần lớn
những câu này chứa đựng ý quan trọng thể hiện nội dung chính của bài.
Ví dụ: Bài: “ Những hạt thóc giống” Tiếng Việt 4 tập 1 có câu: " Vua
ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn:
Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngơi, ai khơng có thóc sẽ bị
trừng phạt”. Đây là câu văn có cấu trúc phức tạp. Giáo viên cần phân tích
cấu trúc của câu từ đó giúp học sinh thấy rõ được uy quyền của nhà vua
chắc như đinh đóng cột, khơng một người dân nào dám trả lời, càng làm
nổi bật đức tính trung thực và dũng cảm của cậu bé Chôm.
Đoạn là yếu tố trực tiếp cấu thành bài. Để hiểu bài, các em phải hiểu
đoạn. Để hiểu nghĩa của một đoạn, yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn các


5


em xác định đoạn và làm rõ nghĩa của đoạn, muốn hiểu rõ nghĩa của đoạn
ta cần tìm được câu chủ đề, câu quan trọng trong đoạn. Ngoài ra đọc diễn
cảm cũng là một thao tác giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của đoạn.
Lúc này nhờ âm thanh các ý, tình của tác phẩm được vang lên. Học sinh sẽ
hứng thú hơn với nội dung của đoạn và hiểu được đoạn đó muốn biểu đạt
điều gì. Khi đó các em mới cảm nhận hết tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi
gắm qua bài tập đọc. Từ đó học sinh mới nhận ra nội dung một cách dễ
dàng hơn.
Giải pháp 4: Giúp học sinh nắm vững và trả lời tốt các câu hỏi
Để giúp học sinh nắm vững các câu hỏi tôi đã áp dụng các biện pháp
như sau:
+ Cho học sinh đọc thầm câu hỏi rồi trình bày lại trong nhóm, nếu là
những câu hỏi dễ. Đồng thời giáo viên cần giải thích thêm cho rõ yêu cầu
của câu hỏi nếu học sinh chưa định hướng, chưa xác định rõ yêu cầu của
câu hỏi.
+ Có thể thay thế hoặc tách câu hỏi khó, diễn đạt dài dòng thành một
số câu hỏi nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ để học sinh dễ thực hiện với mục
đích giảm độ khó của câu hỏi nhưng cũng cần lưu ý: tránh đặt thêm những
câu hỏi không phù hợp với chủ điểm học tập hoặc vượt quá khả năng nhận
thức của các em.
Ví dụ: Bài : “ Người ăn xin” Tiếng Việt 4 tập 1
Câu hỏi 1: Hình ảnh ơng lão đáng thương như thế nào? Các em thường
đọc cả đoạn văn để trả lời chứ không chịu phát huy năng lực tư duy của
bản thân. Vì vậy cần thay bằng câu hỏi: Tìm những từ ngữ miêu tả ơng lão
ăn xin? Em có nhận xét gì về ơng lão?
Để việc trả lời các câu hỏi đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải quan
tâm tổ chức có hệ thống, lơgic. Giáo viên phải đưa ra được các phương
pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng bài dạy cũng như phù hợp với
từng đối tượng học sinh mình phụ trách. Đặc biệt với bài dài, bài có nhiều

từ mang tính nghệ thuật cao hoặc khó hiểu. Các biện pháp tôi đã áp dụng
là:
+ Tổ chức học sinh làm việc cá nhân (Đối với những câu hỏi bài tập
dễ). Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đơi, nhóm lớn...để trả lời câu hỏi
hoặc thực hiện bài tập (Đối với những câu hỏi, bài tập khó hơn).
+ Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức phong
phú, sinh động khác như sau: nêu miệng, thi đua tiếp sức, bảng con, bảng
phụ hoặc trên những đồ dùng dạy học tự làm...


6

+ Giáo viên có thể trao đổi hoặc sửa lỗi cho học sinh, hoặc tổ chức để
học sinh giải đáp thắc mắc cho nhau, đánh giá lẫn nhau trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu bài.
+ Giáo viên sơ kết, tổng kết ý kiến của học sinh và có thể ghi bảng
những nội dung cần thiết.
Giải pháp 5: Giúp học sinh tìm ra nội dung chính của bài
Việc đọc hiểu chỉ xem là hoàn tất khi học sinh đã nắm nội dung chính
của tồn văn bản. Để có kỹ năng làm rõ nội dung chính của văn bản, bằng
những phương pháp và hình thức khác nhau, giáo viên yêu cầu học sinh
phải làm các công việc như sau:
+ Ghi nhớ sự kiện chính, ý chính của từng đoạn bằng sơ đồ tư duy.
+ Tổng hợp ý chính của các đoạn theo lập luận của người viết thành ý
chung cả bài.
+ Phát biểu ý chung này dưới dạng một vài câu mà lõi thông báo của
câu là nội dung tổng qt của tồn văn bản.
Ví dụ: Bài “ Ơng Trạng trả diều” Tiếng Việt 4 tập 1, sau khi cho học
sinh trả lời các câu hỏi để rút ra được nội dung chính của bài, tơi đưa ra câu
hỏi: Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì? Đồng thời đính sơ đồ

“mạng nhân vật” lên bảng. Học sinh suy nghĩ, nêu ý kiến và nhận xét, bổ
sung, giáo viên kết hợp ghi (hoặc gắn các thẻ từ đã chuẩn bị sẵn) để hoàn
chỉnh sơ đồ. Qua sơ đồ mạng nhân vật học sinh dễ dàng nêu nội dung
chính của bài một cách chính xác, đầy đủ. (Câu chuyện ca ngợi Nguyễn
Hiền thơng minh, có ý chí, quyết tâm vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi
mới 13 tuổi).
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp đã áp dụng thành công tại lớp 4A1, trường Tiểu học Tân
Thành 1 huyện ................, tỉnh Kiên Giang và hồn tồn có thể mở rộng
ứng dụng ra các trường Tiểu học trong toàn huyện, một số huyện khác
trong tỉnh. Các giải pháp đề xuất rất dễ áp dụng và triển khai.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
Với việc áp dụng các giải pháp trên trong quá trình giảng dạy và chủ
nhiệm, đến cuối học kì I năm học 2022-2023 các em học sinh lớp tôi đạt
được những kết quả khả quan như sau:
* Đối với học sinh:


7

Các em trở nên say mê đối với môn Tập Đọc, biết chủ động trong việc
tìm hiểu nghĩa của các từ, câu, đoạn trong bài. Biết chắt lọc các ý để trả lời
các câu hỏi và rút ra nội dung bài. Đặc biệt các em biết nhận ra cái hay, cái
đẹp trong thơ, văn và tích cực áp dụng vào cuộc sống.
* Đối với giáo viên:
Góp phần đổi mới phương pháp trong giảng dạy. Đổi mới trong kiểm
tra, đánh giá học sinh. Giáo viên có nhiều thời gian đầu tư cho việc tìm ra
những ý tưởng mới phục vụ cơng việc giảng dạy. Có điều kiện thuận lợi áp
dụng phương pháp mới vào các hoạt động giáo dục.

Kết quả thống kê đến cuối học I một của 28 học sinh lớp 4A1 như sau:t của 28 học sinh lớp 4A1 như sau:a 28 học sinh lớp 4A1 như sau:c sinh lớp 4A1 như sau:p 4A1 như sau: sau:
Điểm

Đầu năm học
SL
TL

Cuối học kì I
SL
TL

9-10

5

17,9%

10

7-8
5-6

10
8

35,7%
28,5%

12
6


Dưới 5

5

17,9%

0

So sánh kết quả

Tăng 5 học sinh
(17,8%)
42,9% Tăng 2 học sinh (7,2%)
21,4% Giảm 2 học sinh (7,1%)
Giảm 5 học sinh
0%
(17,9%)
35,7%

- T đó ch t lư sau: ng giáo dục đến cuối học kì I năm học 2022-2023 được nâng cao nhưc đến cuối học kì I năm học 2022-2023 được nâng cao nhưn cuối học kì I năm học 2022-2023 được nâng cao nhưi học sinh lớp 4A1 như sau:c kì I năm học 2022-2023 được nâng cao nhưm h ọc sinh lớp 4A1 như sau:c 2022-2023 đ ư sau: c nâng cao nh ư sau:
sau:

Thời gian

Đầu năm học

Cuối học kì I

SL

28

SL
28

So sánh kết
quả
%
Giữ vững

6 (21,4%)
21 (75%)
1 (3,6%)

12 (42,9%)
16 (57,1%)
0 (0%)

Tăng 21,5%
Giảm 17,9%
Giảm 3,6%

22 (78,6%)
6 (21,4%)
0

28 (100%)
0
0


Tăng 21,4%
Giảm 21,4%

Nội dung
Tổng số học sinh
- Năng lực:
Hoàn thành tốt:
Hoàn thành:
Chưa hoàn thành:
- Phẩm chất:
Tốt:
Đạt:
Cần cố gắng:


8


9

* Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác
giả:
- Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cả vật chất lẫn
tinh thần dành nhiều thời gian cho việc soạn giảng, truyền thụ kiến thức
mới cho học sinh.
- Sau khi áp dụng giải pháp đã hình thành cho học sinh thói quen tự tìm
tịi và phát huy tính sáng tạo trong cách trả lời các câu hỏi, biết cách rút ra nội
dung bài học, cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong các bài Tập Đọc giúp các
em yêu thích học mơn Tiếng Việt hơn và góp phần lớn vào việc nâng cao
chất lượng giáo dục nhà trường, có nhiều em tỏ ra có năng khiếu về bộ mơn.

5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Bản vẽ, sơ đồ: Khơng
- Bản tính tốn: Khơng
- Các tài liệu khác: Khơng
Thơng tin khác:
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên cần có máy
tính, laptop, lớp học cần trang bị tivi, máy chiếu.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xác nhận của Lãnh đạo đơn vị


10



×