Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận thông tin đối ngoại quảng bá lịch sử, văn hóa hội an và việt nam tới khách du lịch qua các buổi biểu diễn thực cảnh “ký ức hội an” từ năm 2018 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 30 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
Đề tài
Quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An và Việt Nam tới khách du lịch qua các
buổi biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” từ năm 2018 đến nay.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ, VĂN HÓA HỘI AN VÀ
VIỆT NAM TỚI KHÁCH DU LỊCH QUA CÁC BUỔI BIỂU DIỄN
THỰC CẢNH “KÝ ỨC HỘI AN” TỪ NĂM 2018 ĐẾN NAY...........4
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài:................................................................4
1.2. Các yếu tố của hoạt động quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An và Việt Nam
tới khách du lịch qua chương trình biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An”............6
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ,
VĂN HÓA HỘI AN VÀ VIỆT NAM TỚI KHÁCH DU LỊCH QUA
CÁC BUỔI BIỂU DIỄN THỰC CẢNH “KÝ ỨC HỘI AN” TỪ NĂM
2018 ĐẾN NAY....................................................................................9
2.1. Thực trạng hoạt động quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An và Việt Nam tới
khách du lịch qua các buổi biểu diễn thực cảnh “ký ức Hội An” từ năm 2018 đến
nay .......................................................................................................................9
2.2. Đánh giá......................................................................................................11
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ,
VĂN HÓA HỘI AN VÀ VIỆT NAM TỚI KHÁCH DU LỊCH QUA
CÁC BUỔI BIỂU DIỄN THỰC CẢNH “KÝ ỨC HỘI AN” TỪ NĂM
2018 ĐẾN NAY ĐẠT HIỆU QUẢ HƠN...........................................14
3.1. Nâng cao chất lượng, nội dung chương trình..............................................14
3.2. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông tới công chúng quốc tế........14
3.3. Phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành và các địa phương...................15


3.4. Sáng tạo nội dung........................................................................................15
KẾT LUẬN........................................................................................................16
PHỤ LỤC...........................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thơng tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác đối
ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong quá trình hội nhập
quốc tế của Việt Nam hiện nay, thông tin đối ngoại càng cần phải được
chú trọng. Công tác thông tin đối ngoại nhằm giới thiệu với cộng đồng
quốc tế về Việt Nam, giúp thế giới hiểu đúng, và đầy đủ về đất nước,
con người Việt Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về Việt Nam
của nhiều đối tượng khác nhau trên thế giới.
Tuy nhiên lâu nay cơng tác quảng bá văn hóa Việt Nam vẫn chưa
có gì đột phá và vẫn duy trì các hình thức vốn có như hội chợ ẩm thực,
festival, triển lãm,… Những sự kiện thường lệ trên tuy có khác biệt về
hình thức song nội dung chưa có gì sáng tạo và gây ấn tượng. Đối với
công chúng quốc tế, việc truyền tải được văn hôa, lịch sử của Việt Nam
để ghi dấu ấn trong lòng, khiến cho họ nhớ, mường tượng được thì việc
thuyết minh, hướng dẫn du lịch đang làm khá tốt. Khơng chỉ dừng lại
đó, nỗi trăn trở làm thế nào để mang lại những điều độc đáo, thú vị nhất
tới công chúng quốc tế vẫn chưa được thỏa mãn. Bên cạnh đó, tồn cầu
hóa hiện đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng, buộc các
quốc gia phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Điều này đồng
nghĩa với việc các quốc gia sẽ phải cạnh tranh với nhau, tìm ra các
phương thức để thu hút sự quan tâm, chú ý của thế giới, khẳng định giá
trị, hình của đất nước mình trên trường quốc tế. Chính vì thế, việc xây
dựng chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia hay thương hiệu quốc gia là

một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nước, đặc biệt là các
nước đang phát triển như Việt Nam.
Nếu như Phố Cổ đã quá quen thuộc đối với du khách trong và
ngồi nước thì cơng viên Ấn Tượng Hội An sẽ là điểm đến mới toanh tại
vùng đất lịch sử này. Tại đây, chương trình biểu diễn “ký ức Hội An”

1


được cơng diễn hằng ngày với mong muốn góp phần làm giàu thêm kho
tàng nghệ thuạt phong phú, truyền tải được hơi thở của thời đại, cảnh
sắc con người thời xưa của vùng đất faifo nói riêng và đất nước, con
người Việt Nam nói chung. Được tạo nên từ 5 tiết mục biểu diễn với
quy mơ hồnh tráng, buổi biểu diễn sử dụng áo dài truyền thống Việt
Nam làm ngôn ngữ chính để kể câu chuyện về Hội An 400 năm trước.
Không chỉ đơn thuần là kể lại một câu chuyện về q khứ cho cơng
chúng mà chương trình biểu diễn cịn kết hợp cả hình ảnh, âm thanh,
ánh sáng, đạo cụ, không gian thiên nhiên để tái hiện rõ đời sống tổ tiên
Việt Nam xưa. Có thể nói, chương trình biểu diễn thực cảnh là một hình
thức quảng bá văn hóa Việt Nam mới mẻ đáng được lưu tâm và đầu tư
phát triển. Đó là lý do, tơi lựa chọn đề tài “Quảng bá lịch sử, văn hóa
Hội An và Việt Nam tới khách du lịch qua các buổi biểu diễn thực cảnh
“Ký ức Hội An” từ năm 2018 đến nay.” làm tiểu luận hết môn Thông tin
đối ngoại Việt Nam.
2. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là trên cơ sở khảo sát thực
trạng Quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An và Việt Nam tới khách du lịch
qua các buổi biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” từ năm 2018 đến nay,
từ đó đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản
lý thông tin đối ngoại, mà cụ thể là vấn đề quảng bá hình ảnh, văn hóa

đất nước- con người Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
• Làm rõ cơ sở lý luận thực tiễn về hoạt động thông tin đối ngoại của hoạt
động quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An và Việt Nam tới khách du lịch qua show
diễn thực cảnh “Ký ức Hội An”.
• Khảo sát thực trạng quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An và Việt Nam tới
khách du lịch qua show diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” từ năm 2018 đến nay và
đưa ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
• Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao và tăng cường hoạt động quảng
2


bá lịch sử, văn hóa Việt Nam trong thời gian tới.

3


4. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của tiểu luận gồm 3 chương và 8 tiết:
Chương 1 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quảng
bá lịch sử, văn hóa hội an và việt nam tới khách du lịch qua các buổi
biểu diễn thực cảnh “ký ức hội an” từ năm 2018 đến nay
Chương 2 Thực trạng hoạt động quảng bá lịch sử, văn hóa hội an
và việt nam tới khách du lịch qua các buổi biểu diễn thực cảnh “ký ức
hội an” từ năm 2018 đến nay
Chương 3 Giải pháp hoạt động quảng bá lịch sử, văn hóa hội an
và việt nam tới khách du lịch qua các buổi biểu diễn thực cảnh “ký ức
hội an” từ năm 2018 đến nay đạt hiệu quả hơn


4


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG
BÁ LỊCH SỬ, VĂN HÓA HỘI AN VÀ VIỆT NAM TỚI KHÁCH DU LỊCH
QUA CÁC BUỔI BIỂU DIỄN THỰC CẢNH “KÝ ỨC HỘI AN”
TỪ NĂM 2018 ĐẾN NAY
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài:
1.1.1. Khái niệm quảng bá
Thuật ngữ “quảng bá” được nhắc đến rất nhiều trên các phương
tiện truyền thông đại chúng. Nhắc đến “quảng bá” người ta thường nghĩ
ngay đến các vấn đề như quảng bá hình ảnh, quảng bá thương hiệu.
“Quảng bá” là một từ Hán Việt. Chữ “quảng” có nghĩa là rộng lớn
và chữ “bá” có nghĩa là làm lan rộng. Do đó có thể hiểu khái quát
“quảng bá” là truyền bá rộng rãi.
Ngoài ra, theo từ điển tiếng Việt, quảng bá cũng có nghĩa là phổ
biến rộng rãi bằng các phương tiện thông tin [1, tr.802]. “Quảng bá”
cũng được xem là “những hoạt động nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích,
lợi nhuận cho một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức”. [2; tr.27].
Quảng bá thường được sử dụng để phát triển thương hiệu, sản
phẩm, văn hóa... Có thể hiểu một cách khái quát, quảng bá là hoạt động
truyền bá rộng rãi hình ảnh của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia
tới một đối tượng nào đó nhằm làm cho đối tượng hiểu rõ hơn về cá
nhân, tổ chức, quốc gia đó nhằm đạt được một mục đích cụ thể mà chủ
thể quảng bá mong muốn.
1.1.2. Quảng bá lịch sử và văn hóa
PGS.TS Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa biểu thị tương
đối đầy đủ ý nghĩa của văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy

quát quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội.” [3; tr.10]
5


Quảng bá lịch sử và văn hóa là chiến lược tạo dựng và quảng bá
những hình ảnh về cuộc sống, sinh hoạt của người dân trong quá khứ,
bản sắc văn hóa và tính cách con người...của đất nước đó thơng qua tổ
chức các hoạt động truyền thông phục vụ các sự kiện chính trị - xã hội
quan trọng và các sự kiện đối ngoại lớn. Bên cạnh đó, quảng bá lịch sử
và văn hóa của một vùng đất cũng là đại diện cho việc quảng bá hình
ảnh đất nước Việt Nam nhằm giúp thông tin, đưa đến cho công chúng
quốc tế hình ảnh chân thực nhất về đất nước.
1.1.3 Khách du lịch
Là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của
mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với
mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
hay các mục đích khác ngồi việc tiến hành các hoạt động để đem lại
thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch này được áp
dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp
dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ
qua đêm.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (cụ thể ở một địa phương
nào đó của Việt Nam) là những người đi ra khỏi môi trường sống
thường xuyên của một nước đang thường trú đến Việt Nam trong thời
gian ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi không phải để tiến
hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở Việt Nam.
Khách du lịch trong nước là những người đi ra khỏi môi trường
sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác ở trong nước với thời
gian liên tục ít hơn 12 tháng và mục đích chính của chuyến đi để thăm

quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến
hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.
1.1.4 Hội An
Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, được thành
lập ngay 29 tháng 1 năm 2008. Diện tích tự nhiên 63 55km2, nằm bên
6


bờ bắc hạ lưu sông Thu Bồn Cách thành phố Đà Nẵng 25km về phía
Đơng Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50km về phía Đơng Bắc.
Ngày xưa đây được xem là thương cảng tấp nập nhất đàng trong, chịu sự
ảnh hưởng, giao lưu từ nhiều luồn văn hóa khác nhau. Điểm nhấn du
lịch thành phố là khu phố cổ Hội An, các cung đường chính trong phố
cổ Hội An được bố trí theo ơ bàn cờ. Ngày nay, khi đến Hội An du lịch
vẫn có thể thấy những dãy phố cổ đặc trưng của vùng đất kinh kì ngày
trước.
1.2.

Các yếu tố của hoạt động quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An và

Việt Nam tới khách du lịch qua chương trình biểu diễn thực cảnh “Ký ức
Hội An”
1.2.1. Mục đích của hoạt động quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An và
Việt Nam tới khách du lịch qua show diễn thực cảnh “Ký ức Hội An”
Chương trình được tổ chức nhằm đem đến cho khán giả những
hiểu biết sơ bộ về lịch sử vùng đất, con người Quảng Nam nói riêng và
Việt Nam nói chung. Qua đó, làm cho họ thêm hiểu về đất nước và con
người nơi đây. Khi đã biết, đã hiểu họ sẽ yêu mến Việt Nam. Từ thay
đổi nhận thức sẽ dẫn đến thay đổi hành vi: đến Việt Nam du lịch thì nên
ghé Hội An. Đến Hội An ngoài tham quan phố cổ, thưởng thức ẩm thức

ẩm thực cịn có thể thưởng thức lịch sử, văn hóa được truyền tải bằng
nghệ thuật. Với ấn tượng đặc sắc lưu lại, họ sẽ giới thiệu Việt Nam cho
bạn bè của mình, có những nhận xét tích cực về đất nước Việt Nam và
quay trở lại thăm thú một lần nữa.
Những nội dung về nền văn hóa truyền thống, có từ ngàn đời nay
của dân tộc Việt Nam mang lịch sử và cốt cách con người Việt Nam
cộng với những nét văn hóa mới được sáng tạo trong q trình phát
triển, giao thoa văn hóa sẽ là cầu nối giữa các dân tộc nhằm tạo ra hình
ảnh đẹp đẽ và những đánh giá thuận lợi về đất nước ta. Từ đó xây dựng
quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới. Đồng thời thúc đẩy
nhân dân các nước tác động đến chính sách của chính phủ nước họ đối
7


với nước ta, từ đó phát triển và tăng cường về quan hệ mọi mặt.
1.2.2 Thành phần và đặc điểm của khách du lịch
Thành phần khách du lịch bao gồm những khách du lịch nước
ngoài ở ngoài lãnh thổ (khách du lịch quốc tế) và khách du lịch Việt
Nam ở trong lãnh thổ (khách du lịch nội địa).
Đặc điểm của khách du lịch ở ngoài lãnh thổ:
- Họ chưa hề biết gì về Việt Nam hoặc đã nghe nói về Việt Nam qua
tranh ảnh, truyền thơng,… đến Việt Nam vì phải đi công tác, thăm bạn bè, đi
nghỉ truyền thống, …
- Mặc dù thành phần đa dạng và đến Việt Nam với nhiều mục đích khách
nhau nhưng cuộc sống của họ ở Việt Nam gắn chặt với thiên nhiên, đất nước và
cuộc sống của người dân Việt Nam.
- Đa số đều có mong muốn thu thập được nhiều thơng tin về Việt Nam về đất nước, con người, bản sắc văn hóa, chế độ chính trị.
- Tất cả đều mong muốn có khoảng thời gian bổ ích, đáng nhớ ở Việt
Nam. Mỗi ấn tượng tốt đẹp của họ về Việt Nam, mỗi món quà kỷ niệm, một mặt
hàng độc đáo, vừa ý, mỗi thông tin đúng đắn về Việt Nam mà họ đem về nước là

một lời quảng bá quý giá cho hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Khách du lịch ở trong lãnh thổ hầu hết là người bản địa, khơng
cảm thấy lạ lẫm với ngơn ngữ, khí hậu, địa lý, hướng dẫn viên,... cũng
như đòi hỏi hơn về chất lượng dịch vụ do đã quen với đặc điểm khu vực
1.2.3. Nội dung của hoạt động quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An và
Việt Nam
Khắc họa quá trình hình thành, phát triển xứ Faifo - nơi từng được
mệnh danh là thương cảng nhộn nhịp nhất Đông Nam Á. Người xem
được thưởng thức những câu chuyện nối tiếp nhau mang tính nhân văn,
lãng mạn và đầy khí chất của con người xứ Quảng. Đồng thời được
chiêm ngưỡng bức tranh sinh động, sôi nổi về phong tục, cuộc sống của
con người, mảnh đất Hội An trước đây: quá trình xây nhà lập ấp, mở
mang điền địa, xây dựng đời sống, hội nhập văn hóa quốc tế tại thương
8


cảng và gìn giữ nét đẹp của đơ thị cổ Hội An.
1.2.4. Phương thức của hoạt động quảng bá
Là một nội dung của quảng bá hình ảnh Việt Nam nên phương
thức của hoạt động quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An và Việt Nam tới
khách du lịch qua show diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” sẽ là tổ chức
chương trình biểu diễn thực cảnh, truyền thơng rộng rãi trên báo chí và
trang mạng điện tử, mạng xã hội. Phương thức biểu diễn thực cảnh này
mang lại sự mới mẻ, kích thích sự tị mị của người xem, đồng thời cũng
là một chất liệu đáng giá để thông tin đối ngoại tới công chúng quốc tế.
Tuy nhiên cũng khá khó khăn khi nén lại 400 năm lịch sử của một vùng
đất để truyền tải trọn vẹn trong vòng 60 phút buổi biểu diễn. Độ chính
xác, chân thực của những sự kiện lịch sử, yếu tố văn hóa cũng là vấn đề
cần được xem xét.
1.2.3. Chủ thể thực hiện hoạt động quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An

và Việt Nam qua chương trình biểu diễn thực cảnh “ký ức Hội An”
Thứ nhất là Đảng, Nhà nước và chính quyền tỉnh Quảng Nam,
chính quyền thành phố Hội An.
Thứ hai là Đơn vị sản xuất, chủ đầu tư của chương trình “Ký ức
Hội An”- Gami Theme Park
Thứ ba là các cơ quan thơng tấn báo chí, đài truyền hình quốc gia
và địa phương
Thứ tư là cơng dân Quảng Nam nói riêng và người dân cả nước
nói chung
Tiểu kết chương 1
Chương 1 trình bày những khái niệm cơ bản về hoạt động quảng
bá lịch sử, văn hóa Hội An và Việt Nam qua chương trình biểu diễn thực
cảnh “ký ức Hội An”. Qua đó, nêu rõ nội dung, mục đích, phương thức,
lực lượng tiến hành quảng bá những thông tin ấy tới đối tượng tiếp nhận
là khách du lịch và công chúng quốc tế. Từ những yếu tố trên tạo tiền đề
9


để nghiên cứu thực trạng của hoạt động này.

10


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ, VĂN HÓA HỘI
AN VÀ VIỆT NAM TỚI KHÁCH DU LỊCH QUA CÁC BUỔI BIỂU DIỄN
THỰC CẢNH “KÝ ỨC HỘI AN” TỪ NĂM 2018 ĐẾN NAY
2.1. Thực trạng hoạt động quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An
và Việt Nam tới khách du lịch qua các buổi biểu diễn thực cảnh “ký
ức Hội An” từ năm 2018 đến nay

2.1.1 Hoạt động quảng bá lịch sử, văn hóa Việt Nam qua nội dung các
màn biểu diễn từ năm 2018 đến nay
Show diễn thực cảnh bắt đầu công diễn ngày 18/3/2018, là một
hạng mục quan trọng nhất của Cơng viên văn hóa chủ đề Ấn Tượng Hội
An. Chương trình biểu diễn nghệ thuật có quy mơ lớn, sân khẩu ngồi
trời rộng tới 25.000 m2 dành cho 3.300 khán giả trên đảo Cồn Hến,
phường Cẩm An, thành phố Hội An được thiết kế công phu với đầy đủ
nhà cửa, hàng quán, phố xá, được mô phỏng giống hệt phố cổ Hội An.
Ngoài ra là bối cảnh sông nước tự nhiên của cồn đất giữa sông Thu Bồn
với sự tham gia diễn xuất của 500 diễn viên. Hệ thống ánh sáng laser và
âm thanh hiện đại, tạo hiệu ứng cho vở diễn.
Ký ức Hội An được tạo dựng với cố vấn chuyên môn của nhiều
chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Về âm nhạc có nhạc sĩ Đức Trịnh - Phó
Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam; về kiến trúc có KTS Hồng Đạo Kính Ủy viên Hội đồng di sản Văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc
sư Việt Nam hay Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc. Nhà sử học Dương Trung
Quốc và họa sĩ Trịnh Quang Vũ là cố vấn về lịch sử và phục trang, mỹ
thuật...
Khi mới công diễn năm 2018, show nhận được một số ý kiến trái
chiều và sự băn khoăn của nhiều nhà văn hóa và những người yêu mến
Hội An. Ngun Bí thư Hội An, ơng Nguyễn Sự cũng bày tỏ sự thận
trọng vào thời điểm tháng 4/2018 khi nhận định về show diễn. Ông nhấn
11


mạnh những nhà tổ chức cần có thêm sự am hiểu rất sâu sắc và sự thận
trọng khi muốn tái hiện mấy trăm năm lịch sử Hội An trong một vở diễn
một tiếng đồng hồ. Sau đó, ơng đã dành lời khen khi show diễn thực
hiện với những góp ý và liên tục nỗ lực cải thiện, sáng tạo nội dung.
Màn biểu diễn phục dựng từ đám cưới của công chúa Huyền Trân
– người được gả cho Quốc vương Chăm pa Chế Mân để đổi lấy Châu Ô

và Châu Lý cho giang sơn Đại Việt. Đám cưới này như một sự nhắc nhở
cho thế hệ đời sau về sự hi sinh của công chúa Huyền Trân – hi sinh
thanh xuân, tình u của mình để đổi lấy hịa bình cho đất nước. Thông
qua lễ hội rước dâu sang trọng và lộng lẫy này, khách du lịch cũng sẽ
hiểu hơn về tình hình kinh tế, chính trị và phong tục văn hóa của Hội An
thời Chăm pa và thấy được hình ảnh giao thương kinh tế sôi nổi của
vùng Chiêm Cảng– Lâm Ấp thế kỷ 9 – 10.
Ngoài ra, màn biểu diễn Bến bờ với bối cảnh chính là phiên chợ
quốc tế Hội An hội nhập với thế giới để truyền tải đến người xem hình
khơng khí tấp nập, sơi động của một thương cảng quốc tế sầm uất bậc
nhất khu vực Đông Nam Á thế kỷ 18 – 19. Ngày đêm tàu thuyền đến từ
Nhật Bản, Trung Quốc và cả các nước phương Tây xa xôi tấp nập cập
bến, những thương nhân đến để trao đổi hàng hóa và quan trọng hơn là
mang theo “hơi thở” văn hóa mới lạ tới mảnh đất này. Màn diễn này
cũng cho bạn thấy rõ hơn sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội cũ và một
nền kinh tế tư sản nhen nhóm trên vùng đất cảng trù phú này.
Kết thúc chương trình biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” là
màn trình diễn áo dài truyền thống kết hợp với các cơng trình kiến trúc
cổ xưa gắn liền với vùng đất Hội An.
Trong khơng gian âm thanh và khơng khí hiện đại, các cô gái đạp
xe đạp dọc con đường ánh sáng, len lỏi qua từng góc phố cổ như đưa
người xem trở về với cuộc sống hiện đại, về với một Hội An cổ kính
trầm mặc nhưng khơng kém phần năng động, hiện đại theo một cách
riêng của nơi này – ôn hòa, nhẹ nhàng và đầy tinh tế.
12


Những điệu múa dân tộc đặc sắc, vẻ đep người con gái Việt Nam
trong tà áo dài, những hoạt động sinh hoạt truyền thống của người dân,
những điển tích hùng tráng trong lịch sử, nét vàng son của cảng thị hay

phố Hội nhộn nhịp hiện đại… đều được Ký ức Hội An tái hiện và truyền
tải tới khách du lịch.
2.1.2 Hoạt động quảng bá lịch sử, văn hóa Hội An và Việt Nam tới
khách du lịch qua các buổi biểu diễn thực cảnh “ký ức Hội An” từ năm 2018
đến nay qua phương tiện truyền thông đại chúng
 Sự mới mẻ cũng như thành công của những buổi diễn đã thu hút được
sự chú ý của giới truyền thông đưa tin. Các trang thơng tin điện tử uy tín như
VnExpress, Thanh niên, Báo Ảnh Việt Nam, Lao động, Báo Văn hóa, các trang
báo điện tử của các bộ, ban ngành, …[Phụ lục 1]
 Được đài truyền hình VTV, HTV, … đưa tin, phát sóng trên thời sự,
chủ đề talkshow “Cà phê sáng với VTV3” và chuyên mục “Văn hóa, sự kiện và
nhân vật”.
 Sau khi thẩm định về sự đón nhận của công chúng và khách du lịch đã
đễn buổi diễn thực cảnh, ban thẩm định lựa chọn đăng tải Ký ức Hội An tại
Quảng trường Thời Đại (Times Square) - biểu tượng của New York ngày
14/3/2019. [Phụ lục 2]
 Sau khi hình ảnh show diễn được trình chiếu tại Times Square, New
York và nhận được những đánh giá cao của du khách, "show đẹp nhất thế giới" [
Phụ lục 2] và "Bữa tiệc thị giác" [Phụ lục 2] là những điều nhiều khán giả mô tả
khi xem show diễn nổi bật về văn hóa Việt Nam. Vài ngày sau sự kiện, nhiều
trang tin tức liên hệ với Gami Theme Park để tìm hiểu thơng tin về show diễn và
đăng tải. 220 hãng thơng tấn báo chí từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung
Quốc, Singapore... đã nhanh chóng lan tỏa thơng tin về chương trình. Theo đại
diện Gami Theme Park, show diễn vẫn đang nhận liên hệ thông tin của các hãng
thơng tấn báo chí uy tín thế giới như CNN và BBC.
2.2. Đánh giá
2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu
13



-

Tính đến năm 2019, tức là sau 1 năm cơng diễn, "lượng khách trung

bình mỗi ngày 1.000 người trên khán đài chưa đem lại doanh thu đáng kể cho
Ký ức Hội An, nhưng sự gia tăng mạnh mẽ từ con số 20 – 50 người mỗi tối lên
500 và 1.000, có những đêm diễn kín khán đài 3.300 chỗ đã chứng minh giá trị
của sản phẩm". Tổng cộng, cho đến nay show diễn đã thu hút 500.000 người
xem, đưa Ký ức Hội An trở thành chương trình giải trí đầu tiên vừa ra mắt tại
Việt Nam được tổ chức Guinness ghi nhận kỷ lục là chương trình biểu diễn nghệ
thuật thường nhật có số lượng diễn viên đơng nhất và kỷ lục sân khấu biểu diễn
ngoài trời lớn nhất. [6].
- Phù hợp với thị hiếu của công chúng, mang lại sự thư giãn khi họ ở Hội
An. Sản phẩm du lịch đem đến cho du khách những những trải nghiệm mới về
loại hình nghệ thuật này, đồng thời đóng góp cho lợi ích an sinh xã hội và phát
triển dịch vụ cho địa phương.
- Kho chất liệu văn hóa truyền thống của địa phương được tư vấn cung
cấp bởi các nhà nghiên cứu lớn của Việt Nam như: ông Đức Trịnh - Phó Chủ
tịch Hội nhạc sỹ Việt Nam; kiến trúc sư Hồng Đạo Kính - Ủy viên Hội đồng di
sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, Chủ tịch hội
đồng kiến trúc; nhà sử học Dương Trung Quốc và họa sỹ Trịnh Quang Vũ - nhà
nghiên cứu sử học và mỹ thuật Việt Nam.
- Nhiều du khách nước ngoài cho biết họ thấy ấn tượng khi Việt Nam có
show diễn thực cảnh, sánh ngang với nhiều quốc gia trên thế giới.
- Tháng 9.2019, sau một năm rưỡi, show diễn đã đón lượt khách thứ 1
triệu, điều đó như một bảo chứng cho một chương trình nghệ thuật đặc sắc
khơng thể bỏ qua khi du khách đến Hội An. [7]
- Hồi tháng 3/2019, hãng tin của Anh Reuters miêu tả show diễn văn hóa
thực cảnh này là có hiệu ứng ngoạn mục, vũ điệu phức tạp và biểu cảm. Trang
cịn viết: "Show diễn có khởi đầu khiêm tốn tại thành phố nhỏ Hội An giờ đã

phát triển thành một hiện tượng toàn cầu".[8]
- Theo ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Quảng Nam, show diễn là một sản phẩm du lịch khác biệt."Chương
14


trình nghệ thuật thực sự ấn tượng, đã có những đóng góp tích cực vào thành
cơng chung của ngành du lịch tỉnh Quảng Nam". [8]
- Chương trình Ký ức Hội An phiên bản 2.0 đã vinh dự được công diễn
cho đồn 12 đại sứ các nước tại Việt Nam.
Có thể thấy những thành tựu nêu trên đạt được nhờ sự đầu tư chỉn
chu về mặt nội dung và truyền thông của đơn vị sản xuất.
2.2.2. Nhược điểm và nguyên nhân của nhược điểm
3. Với một show diễn mang tính giải trí thì việc đánh giá chính xác nội
dung lịch sử cũng như văn hóa truyền tải cần được xem xét kĩ lưỡng vì vẫn có
vài hạt sạn trong nội dung của các sự kiện lịch sử truyền đạt.
4. Tuy đại cảnh đầu tư rất hoành tráng nhưng sự liên kết giữa các màn
biểu diễn trong chương trình chưa thật sự logic, gây nên cảm giác “lỗng”, khó
hiểu cho khách du lịch.
5. Chỉ chuyển tải được một phần nào rất nhỏ trong 400 năm lịch sử phố
Hội.
6. Cồn Gami nơi đặt sân khấu cho vở diễn thực cảnh “Ký ức Hội An”.
Xung quanh cồn được kè cứng bằng những khối bêtông lớn. Hệ thống kè này
lấn mạnh ra mặt sông, cắt đứt mạch chảy của sơng Hồi về hai bên, gây ảnh
hưởng tới môi trường sinh thái tự nhiên.
7. Nhận được phản ứng trái chiều từ dư luận trong nước do không đúng
với bản chất thật của con người Hội An xưa; vở diễn là sự kế tiếp của một dự án
nhiều tai tiếng phá vỡ không gian, môi trường tĩnh mịch vốn tồn tại như một tài
sản vô giá được UNESCO hai lần vinh danh.
Tiểu kết chương 2

Không thể phủ nhận việc làm giàu thêm cho tài nguyên du lịch
của nước nhà và góp phần quảng bá hình ảnh đất nước với khách du lịch
cũng như công chúng quốc tế của chương trình biểu diễn thực cảnh “ký
ức Hội An”. Tuy nhiên, việc thẩm định nội dung văn hóa vẫn chưa được
sát sao mặc dù có sự thẩm định từ các chuyên gia.Vì vẫn mang yếu tố
15


giải trí là chính nên khó tránh khỏi những thay đổi biến điệu để phù hợp
với thị hiếu của đại đa số quần chúng.

16


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ, VĂN HÓA HỘI AN
VÀ VIỆT NAM TỚI KHÁCH DU LỊCH QUA CÁC BUỔI BIỂU DIỄN
THỰC CẢNH “KÝ ỨC HỘI AN” TỪ NĂM 2018 ĐẾN NAY ĐẠT HIỆU
QUẢ HƠN
3.1. Nâng cao chất lượng, nội dung chương trình
Khơng có phương pháp nào tối ưu hơn để đạt được sự công nhận
và quảng bá từ công chúng hơn là việc tự nâng cao chất lượng nội dung
phục vụ. Để đạt được điều này, đơn vị sản xuất cần tham vấn với nhiều
chuyên gia để rút ra nội dung chính xác nhất cho chương trình. Vì đây là
chương trình biểu diễn văn hóa của Hội An nên việc tham khảo ý kiến
từ người dân là cực kì cần thiết. Họ là những cư dân gốc gác ở đây, am
hiểu vùng đất, phong tục, lối sống ở Hội An rõ hơn ai hết. Họ cũng là
một trong những chủ thể tiến hành quảng bá văn hóa đia phương ra thế
giới. Do đó, để nâng cao chất lượng chương trình, ban tổ chức cần khảo
sát ý kiến từ nhiều nguồn để đảm bảo tính khách quan và thu hút của nội

dung.
3.2. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thơng tới cơng chúng
quốc tế
Đổi mới hình thức tun truyền; nâng cao hiệu quả công tác trên
tất cả các kênh; tranh thủ các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để
tuyên truyền về hình ảnh Việt Nam. Chúng ta phải đầu tư hơn nữa cho
đội ngũ, cơ sở vật chất làm công tác thông tin đối ngoại, từ cơ quan báo
chí chủ lực cho đến đội ngũ phóng viên, cộng tác viên đẻ có những bài
báo chất lượng từ phía mình nhằm truyền tải trọn vẹn nhất ý nghĩa
chương trình và mong muốn chủ quan từ phía ta. Hiếm có bài viết bằng
tiếng nước ngồi do chúng ta tự viết để có thể giới thiệu rõ ràng thơng
điệp của chương trình tới cơng chúng.

17


Thắt chặt quan hệ với các hãng thông tấn lớn trên thế giới, đưa
nhà báo, phóng viên nước ngồi đến với Việt Nam để giới thiệu, quảng
bá hình ảnh, văn hóa, con người, thành tựu và những tiềm năng thu hút
đầu tư, phát triển du lịch… đến với đông đảo bạn bè quốc tế, người Việt
Nam ở nước ngoài.
3.3. Phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành và các địa phương
Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành và các địa
phương vì chính là lực lượng chủ lực, tạo nên những thúc đẩy về chính
sách để tuyên truyền, quảng bá đồng điệu, kịp thời đến cư dân và du
khách.
3.4. Sáng tạo nội dung
 Kết hợp với các youtuber, tiktoker, KOLs,.. và sử dụng PR hiện đại làm
các chiến dịch truyền thông đồng bộ để lan rộng hơn nữa hình ảnh về chương
trình biểu diễn, đẩy lên thành xu hướng du lịch gợi ý cho khách du lịch khi đến

Việt Nam trên kênh mạng xã hội.
 Thường xuyên cập nhật kịch bản biểu diễn mới sau vài tháng để gây
hứng thú cho khách du lịch.
 Tổ chức lấy ý kiến công chúng để quyết định nội dung và kéo dài nội
dung để tăng thời gian buổi diễn, từ đó sẽ tăng chất lượng nội dung của buổi
diễn.
 Tổ chức bán hàng, tặng các ấn phẩm in ấn, quà lưu niệm, đồ vật liên
quan đến chương trình, văn hóa Hội An để tạo sự hài lịng cho khách du lịch.
 Thay vì cơng chiếu tràn lan thu lợi nhuận cả tuần gây ảnh hưởng đến
khu dân cư xung quanh, đơn vị sản xuất nên cô đọng nội dung
Tiểu kết chương 3
Trước những thành tựu và nhược điểm của hoạt động quảng bá du
lịch, văn hóa Hội An và Việt Nam qua chương trình biểu diễn thực cảnh
“Ký ức Hội An”, tôi đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động
quảng bá của chương trình hiệu quả hơn. Đối với những thách thức, khó
18



×