Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU VÀ DOANH THU TỪ DÒNG XE Ô TÔ NHẬP KHẨU NGUYÊN CHIẾC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FORD VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2018 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU VÀ DOANH THU TỪ
DÒNG XE Ô TÔ NHẬP KHẨU NGUYÊN CHIẾC CỦA
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FORD VIỆT
NAM TỪ ĐẦU NĂM 2018 ĐẾN NAY
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Cương
Sinh viên thực hiện : Đào Thị Trang
Lớp : Pháp 1 – KTĐN – K54
MSSV : 1511110864
Hà Nội, tháng 7 năm 2018

1


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FORD
VIỆT NAM....................................................................................................................... 2
1.1

Lịch sử hình thành, phát triển...........................................................................2

1.1.1

Khái quát chung............................................................................................2

1.1.2


Nhà máy........................................................................................................5

1.2

Cơ cấu tổ chức bộ phận nhân sự với phòng ban...............................................5

1.3

Khái quát hoạt động kinh doanh.......................................................................5

1.3.1

Các giá trị sản phẩm cốt lõi..........................................................................5

1.3.2 Tầm nhìn Một Ford.......................................................................................6
1.3.3 Các sản phẩm của Ford hiện có mặt tại Việt Nam.......................................6
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ DOANH THU
TỪ DÒNG SẢN PHẨM Ô TÔ NHẬP KHẨU NGUYÊN CHIẾC CỦA CÔNG TY
TNHH FORD VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2018 ĐẾN NAY.........................................8
1.1

Quy trình hoạt động nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc......................................8

1.2

Ảnh hưởng của các chính sách mới đến thực trạng nhập khẩu và doanh

thu từ xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.......................................................................8
1.2.1


Những thay đổi của thị trường ô tô nói chung do tác động của các

chính sách mới kể từ 1/1/2018...........................................…………………………8
1.2.2

Ảnh hưởng của các chính sách mới đến thực trạng nhập khẩu ô tô

nguyên chiếc và doanh số bán hàng của công ty...................................................11
1.3

Đánh giá cơ hội và thách thức đối với công ty trước những sự thay đổi

chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô của chính phủ Việt Nam..................14
1.3.1

Cơ hội..........................................................................................................14

1.3.2

Thách thức..................................................................................................14

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.......................................................................16
2


1.1

Xây dựng phòng thí nghiệm theo đúng tiêu chuẩn của chính phủ tại Việt

Nam và tại nước xuất khẩu.......................................................................................16

1.2

Nâng cao trình độ kĩ thuật lắp ráp ô tô tại nhà máy Hải Dương..................16

1.3

Đa dạng hóa và liên tục đổi mới các mẫu xe nhập khẩu................................17

1.4

Chuyển đổi dần nhà cung cấp linh kiện sang các nước Đông Nam Á...........17

PHỤ LỤC........................................................................................................................ 18
BẢNG GIÁ XE FORD THÁNG 7 NĂM 2018.............................................................18

3


CHƯƠNG I.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FORD
VIỆT NAM
1.1

Lịch sử hình thành, phát triển

1.1.1 Khái quát chung
Công ty Ford Motor là một công ty đa quốc gia Hoa Kỳ và là nhà xản suất xe ôtô lớn
hàng thứ 5 trên thế giới theo số lượng xe bán ra toàn cầu, theo sau Toyota, General
Motors, Volkswagen và Hyundai-Kia. Có trụ sở tại Dearborn, Michigan, ngoại
ô Detroit, được thành lập bởi Henry Ford và các cổ đông vào ngày 16 tháng

6 năm 1903.
Công ty TNHH Ford Việt Nam là liên doanh giữa Tập đoàn Ô tô Ford có trụ sở ở
Michigan, Hoa Kỳ (75%) và Công ty Diesel Sông Công(25%), được thành lập vào
tháng 9 năm 1995, với tổng số vốn đầu tư đến nay là 125 triệu USD. Đây là liên
doanh ô tô có vốn đầu tư lớn nhất và cũng là một trong những dự án đầu tư lớn nhất
của Mỹ tại Việt Nam. Nhà máy lắp ráp của Ford Việt Nam ở tỉnh Hải Dương được
khai trương vào tháng 11/1997 với công suất là 14.000 xe một năm.
Ford là công ty sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam nhận các chứng chỉ ISO 9001, ISO
14001 và QS 9000 và chứng chỉ ISO/TS16949 – 2002 về quản lý chất lượng. Tổng số
nhân viện tại Ford Việt Nam là hơn 600 nhân viên với các trụ sở ở Hà Nội, văn phòng
TP Hồ Chí Minh và Nhà máy ở Hải Dương.
Năm 2015 cũng đánh dấu một cột mốc lịch sử của Ford tại Việt Nam với 20 năm xây
dựng và phát triển tại thị trường đầy tiềm năm này. Ford Việt Nam cũng vinh dự được
đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhì cho những đóng góp của Ford Việt Nam
vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong suốt 20 năm hoạt động tại Việt Nam, Ford Việt
Nam (FVL) đã đạt được nhiều thành công và ngày càng chiếm được sự tin tưởng, yêu
mến của khách hàng với các sản phẩm được công nhận về độ an toàn, chất lượng cao,
luôn đổi mới và đáp ứng đúng nhu cầu thị trường cùng hệ thống 26 đại lý chính và 3S
4


với dịch vụ rộng khắp trên cả nước (tính đến tháng 1/2016) và ngày càng được mở
rộng về số lượng và chất lượng.
Từ vị trí thứ 7 trên thị trường khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1997, Ford Việt
Nam đã phát triển vững chắc. Chỉ tính riêng trong năm 2015, Ford Việt Nam đã giao
20,700 sản phẩm đến tay những khách hàng tại Việt Nam, tăng trưởng 40% so với năm
2014, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của Ford Việt Nam.
Tính đến hết năm 2017, Công ty TNHH Ford Việt Nam đang đứng thứ 51 trong Top
500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 3 sau Trường Hải và Toyota trong
số các doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa, kinh doanh ô tô và phụ tùng ô tô.

Xếp hạng VNR500: 51(B1/2017)
Mã số thuế:

0800006882

Mã chứng khoán:

Chưa niêm yết

Trụ sở chính:

Thị trấn Lai Cách-Huyện Cẩm Giàng-Tỉnh Hải Dương

Tel:

0220-3899900

Fax:

0220-3899827

E-mail:



Website:



Tên ngành cấp 2:


Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc

Sở hữu vốn:

Đang cập nhật

Năm thành lập:

01/01/1995

Bảng 1: Thông tin chung Công ty TNHH Ford Việt Nam
(Nguồn: VNR500)
STT

VNR500

Doanh nghiệp

1

12

CÔNG TY CP ÔTÔ TRƯỜNG HẢI
CEO: Nguyễn Hùng Minh MST: 3600252847

2

27


CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM
5


STT

VNR500

Doanh nghiệp
CEO: Yoshihisa Maruta MST: 2500150335

3

51

CÔNG TY TNHH FORD VIỆT NAM
CEO: Phạm Văn Dũng MST: 0800006882

4

60

CÔNG TY CP HYUNDAI THÀNH CÔNG VIỆT NAM
CEO: Lê Ngọc Đức MST: 2700668614

5

119

TỔNG CÔNG TY CƠ KHÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI

SÀI GÒN-TNHH MTV
CEO: Trần Quốc Toản MST: 0300481551

6

239

CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN MAI LINH
CEO: Hồ Huy MST: 0300938037

7

297

CÔNG TY CP CITY AUTO
CEO: Trần Ngọc Dân MST: 0307979603

8

332

CÔNG TY CP DỊCH VỤ Ô TÔ HÀNG XANH
CEO: Đỗ Tiến Dũng MST: 0302000126

9

427

CÔNG TY CP DỊCH VỤ SÀI GÒN Ô TÔ
CEO: Phan Dương Cửu Long MST: 0302030265


Bảng 2. Top doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam nhóm ngành nghề Sản xuất sửa chữa,
kinh doanh ô tô và phụ tùng ô tô
(Nguồn: VNR 500)

6


1.1.2 Nhà máy
Với chỉ tiêu toàn cầu hoá hoạt động chế tạo, sản xuất ô tô và phát triển sản phẩm, Ford
đã đưa vàp áp dụng tại Việt Nam những công nghệ thuộc đẳng cấp thế giới, được thiết
kế để đảm bảo sản xuất ra xe có chất lượng cao nhất và đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-

Hệ thống sơn tĩnh điện với công nghệ hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông
Nam Á (công nghệ sơn nhúng)

-

Là nhà sản xuất ô tô duy nhất ở Việt Nam sử dụng máy đo toạ độ không gian 3
chiều để kiểm tra kích thước của thân vỏ xe.

-

Hệ thống kiểm tra xe thành phẩm mang tính công nghệ cao, đạt mọi yêu cầu kỹ
thuật công nghiệp trong nước và quốc tế.

-

Hệ thống chất lượng thoả mãn tất cả các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn ISO 9001,

được định hướng đáp ứng các yêu cầu bổ sung của QS9000 (Bộ tiêu chuẩn
dùng cho hệ thống chất lượng của các nhà sản xuất ô tô) và thoả mãn tiêu chuẩn
ISO 14001 và ISO:TS 16949.

Nhà máy của Ford Việt Nam đóng tại tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội 55km về phía
Đông. Diện tích sản xuất của nhà máy rộng hơn 17.400 m2 và công suất sản xuất 2 ca
là 14.000 xe một năm.

1.2
1.3

Cơ cấu tổ chức bộ phận nhân sự với phòng ban
Khái quát hoạt động kinh doanh

1.3.1 Các giá trị sản phẩm cốt lõi
Bốn chiến lược sản phẩm cốt lõi của Ford thể hiện rõ nhất những giá trị khách hàng
đang mong đợi và Ford cam kết theo đuổi các giá trị này trong mọi hoạt động và sản
phẩm đưa ra thị trường.
- Chất lượng (Quality): Từ những thiết kế hình ảnh và kiểm chứng tới các quy trình
sản xuất và lắp ráp, các phương tiện của Ford được thiết kế và xây dựng với các tiêu
chuẩn chất lượng cao nhất
7


- Thân thiện với môi trường (Green): Ford chú trọng sản xuất các phương tiện vừa
tiết kiệm nhiên liệu vừa mang lại trải nghiệm lái xe thú vị cho khách hàng.
-An toàn (Safe): Các công nghệ tiên tiến nhất của chúng tôi giúp lái xe tránh được tai
nạn hoặc được bảo vệ tốt nhất trong trường hợp xảy ra tai nạn mang lại sự yên tâm
tuyệt đối cho khách hàng.
- Thông minh (Smart): Ford chú trọng vào những thiết kế được nghiên cứu kỹ càng và

những công nghệ tiên tiến phục vụ giải trí thuận tiện trên xe và gia tăng trải nghiệm
của khách hàng nói chung.
1.3.2 Tầm nhìn Một Ford
Chiến lược kinh doanh của Ford được thể hiện tiêu biểu nhất trong kế hoạch Một Ford
(One Ford). Một Ford trải rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm
Một Đội ngũ thống nhất, Một Kế hoạch, Một Mục tiêu, nhằm xây dựng một đội ngũ
nhân viên toàn cầu chất lượng cao, cộng tác hiệu quả, và mang lại những sản phẩm
toàn cầu chất lượng đồng đều và ổn định tại các thị trường của Ford trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, việc mở rộng các dòng sản phẩm toàn cầu đã giúp Ford tiếp cận được
nhiều đối tượng khách hàng mới và sự thành công của các dòng xe trong chiến lược
Một Ford như Fiesta, Ranger, Focus, EcoSport và sắp tới là Everest đã cho thấy nhu
cầu tiêu dùng đã được đáp ứng và vượt trên cả mong đợi của khách hàng bởi các dòng
xe Ford năng động tại Việt Nam.
1.3.3 Các sản phẩm của Ford hiện có mặt tại Việt Nam
- Ford All-New EcoSport chính thức ra mắt vào 7 năm 2014.
- Ford All New Fiesta ra mắt chính thức vào tháng 7 năm 2011 và phiên bản mới nhất
ra mắt vào tháng 10 năm 2013.
- Ford Everest Hoàn Toàn Mới là sản phẩm Toàn Cầu được ra mắt thị trường Việt Nam
năm 2016.

8


- Ford Transit ra mắt năm 1997 và phiên bản mới nhất New Transit ra mắt vào tháng 9
năm 2013.
- Ford Focus ra mắt tháng 10 năm 2015 , được trang bị hệ thống kết nối SYNC 2 tiên
tiến và động cơ EcoBoost với sức mạnh vượt trội nhưng vẫn tiết kiệm nhiên liệu
- Ford Ranger Hoàn Toàn Mới – sản phẩm Toàn Cầu của Ford, được ra mắt thị trường
Việt Nam vào năm 2015, Ford Ranger Hoàn Toàn Mới đã liên tục dẫn đầu, tái định
nghĩa phân khúc xe bán tải.


9


CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ DOANH THU
TỪ DÒNG SẢN PHẨM Ô TÔ NHẬP KHẨU NGUYÊN CHIẾC
CỦA CÔNG TY TNHH FORD VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2018
ĐẾN NAY
1.1

Quy trình hoạt động nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc

1.2

Ảnh hưởng của các chính sách mới đến thực trạng nhập khẩu và
doanh thu từ xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc

1.2.1 Những thay đổi của thị trường ô tô nói chung do tác động của các chính
sách mới kể từ 1/1/2018
a. Thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0%
Theo Hiệp định thương mại tự do (AFT) của các nước trong ASEAN, thuế nhập khẩu
ôtô từ khu vực này về Việt Nam giảm theo lộ trình từ 40% xuống 30% từ năm 2017 và
về 0% vào năm 2018. Do đó, từ ngày 1/1/2018, thuế nhập khẩu ôtô từ các nước
ASEAN (chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia) sẽ vào Việt Nam sẽ giảm về 0% với điều
kiện áp dụng là tỷ lệ nội địa hóa của xe phải đặt từ 40%. Điều này chỉ được các hãng
công bố trong thông số kỹ thuật chi tiết của xe nên rất khó để xác định được điều đó và
theo các chuyên gia rất ít mẫu xe đủ điều kiện này, thường thì một hãng sẽ chỉ có nhiều
nhất là hai xe.
Bên cạnh đó, những xe được giảm giá nhiều nhất khi thuế nhập khẩu ôtô về 0% đều

thuộc phân khúc xe cao cấp có dung tích xi-lanh trên 3.0L. Ước tính mức giảm từ 200
triệu/chiếc tùy từng mẫu.
b. Tác động của Nghị định 116/2017
Do thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN về 0% đi kèm lo ngại lượng xe nhập khẩu sẽ ồ ạt
tràn vào nước ta trong năm 2018 nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2017 về
điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ôtô áp dụng vào năm 2018. Để đáp ứng những điều
10


kiện kinh doanh của Nghị định 116/2017, các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi rất nhiều
về chiến lược kinh doanh, giấy tờ, chứng từ để nhập khẩu xe.
Đối với ôtô lắp ráp, sản xuất trong nước, các doanh nghiệp phải xây dựng đường chạy
thử dài tối thiểu 800m trong đó phải có:đoạn thẳng tối thiểu 400m, đường dốc
lên/xuống, đường gồ ghề và gợn sóng, đường đá sỏi, đường trơn ướt, đoạn cua…
Ngoài ra, xe phải có chế độ bảo hành tối thiểu 3 năm hoặc 100.000 km và phải hoàn
tất các thủ tục theo quy định trong vòng 18 tháng.
Đối với xe nhập khẩu, chỉ có doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện mới được phép nhập
khẩu xe ôtô từ năm 2018 gồm: Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô theo đúng tiêu chuẩn
(có thể đi thuê), doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước
ngoài, có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất, doanh nghiệp phải cam
kết linh kiện, phụ tùng đúng chuẩn xe, phải kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng
nhập khẩu, bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ôtô con nhập khẩu đã qua
sử dụng, có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 1/1/2018.
c. Nghị định số 125/2017/NĐ-CP
Mới đây, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
(BTNKƯĐ).
Nghị định này được cho là dấu chấm hết với ngành ôtô cũ nhập khẩu với mức thuế
mới khá cao, thậm chí cao gấp đôi so với hiện nay.


Hình 2.1. Biểu thuế đối với xe ô tô nhập khẩu từ 10-15 chỗ (gồm cả ghế lái xe)

11


Hình 2.2. Biểu thuế đối với xe ô tô nhập khẩu dưới 9 chỗ (gồm cả ghế lái xe) có dung
tích xi lanh trên 1000cc
d. Thuế nhập khẩu linh kiện về 0%
Cũng trong Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số
122/2016/NĐ-CP, thuế nhập linh kiện ôtô về Việt Nam sẽ về 0% vào 1/1/2018.
Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi này, các doanh nghiệp nhập khẩu phải đạt được
những điều kiện cụ thể như sau:
Đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô theo quy định của Chính phủ
về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng
ôtô.
Doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ôtô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO
4 (giai đoạn từ 2018 – 2021) và mức EURO 5 từ 2022 trở đi và đạt đủ sản lượng sản
xuất xe theo quy định.
Sản lượng xe sản xuất lắp ráp và tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước của mẫu xe cam kết
phải đạt được hàng năm, để lắp ráp xe.
Nhìn chung, những chính sách của Chính phủ áp dụng với ôtô từ 1/1/2018 chỉ nhằm
mục đích bảo vệ người tiêu dùng và hạn chế xe mới, ôtô cũ nhập khẩu ồ ạt vào Việt
Nam khi thuế nhập khẩu ôtô từ các nước ASEAN về 0%.
12


1.2.2 Ảnh hưởng của các chính sách mới đến thực trạng nhập khẩu ô tô nguyên
chiếc và doanh số bán hàng của công ty
1.2.2.1Quý I năm 2018
Việt Nam là thị trường lớn thứ 3 của Ford tại khu vực ASEAN, sau Thái Lan và

Philippines. Năm 2017, Ford đã bán được 28.588 xe tại Việt Nam, giảm 1,5% so với
năm 2016, do người tiêu dùng có tâm lý chờ giảm giá xe sau khi thuế nhập khẩu từ
ASEAN giảm xuống còn 0%. Trong báo cáo bán hàng 11 tháng của Ford, các dòng xe
nhập khẩu như Ford Ranger (13.528 chiếc), Explorer (2.078 chiếc) chiếm hơn 50%
trong tổng doanh số bán 26.047 chiếc của toàn công ty. Vì vậy, Nghị định 116 sẽ gây
ra rất nhiều bất lợi cho Ford nếu không nhanh chóng thích nghi và có những chiến
lược ứng biến phù hợp.
Với hiện trạng công suất phòng thử nghiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam, nhiều ý
kiến cho rằng, quy định này gây quá tải cho các cơ sở thử nghiệm (nếu tính riêng 17
loại xe nhập khẩu với giả định mỗi hãng chỉ nhập 1-2 dòng xe và 1-2 lần nhập trong
tháng, sẽ mất đến khoảng 400 ngày dự kiến thử nghiệm cho các nhà sản xuất). Thời
gian chờ đợi thử nghiệm, cần tới 2 tháng và chi phí khoảng 10.000 USD cho việc thử
nghiệm một kiểu loại trong từng lô hàng (chưa kể chi phí lưu kho, bến bãi…). Trung
bình với các xe nhập khẩu, thời gian từ khi sản xuất đến tay khách hàng tại Việt Nam
dao động từ 2-3 tháng, nếu cộng thêm 2 tháng cho việc chờ đợi kiểm định, tổng thời
gian lên tới 4-5 tháng.
Do các quy định mới, Ford Việt Nam có số lượng ô tô bán ra giảm, tổng doanh số bán
xe của Ford trong 3 tháng đầu năm 2018 đạt 5.405 chiếc, giảm 22% (tương đương với
1.521 chiếc) so với 3 tháng đầu năm 2017 (doanh số bán xe của Ford trong 3 tháng
năm 2017 là 6.926 chiếc). Trong đó, các dòng xe nhập khẩu của hãng giảm mạnh, bao
gồm: mẫu "vua bán tải" Ranger - dòng xe ăn khách nhất của Ford tại Việt Nam chỉ bán
được 706 chiếc trong tháng 3, cộng gộp 3 tháng là 2.740 chiếc.

13


(Đơn vị: chiếc)
Dòng xe
Tháng 1
Tháng 2

Tháng 3
Tổng
Ranger
1397
637
706
2740
Explorer/ Everest
142
63
80
285
Bảng 2.1. Số lượng xe Ford nhập khẩu nguyên chiếc bán ra trong quý I năm 2018
(Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Viêt Nam)
Mặc dù giảm, Ford vẫn là một trong vài hãng kịp về những lô xe số lượng lớn vào thời
điểm cuối 2017, trước khi Nghị định 116 có hiệu lực. Nhờ lô xe đó, hãng dự trữ được
lượng hàng đủ bán trong quý I. Hết 3 tháng đầu năm, Ranger vẫn đều đặn xuất hiện
trong top xe bán chạy, với doanh số tổng đạt 2.740 chiếc, bán nhiều nhất trong các
dòng xe nhập khẩu tại Việt Nam.
Cũng trong quí I năm 2018, Ford đã rất tích cực chuẩn bị và lên kế hoạch để tiến hành
xuất một lô hàng sang Việt Nam, thử nghiệm kiểm định theo quy trình mới. Tuy nhiên
lô hàng 4 xe thử nghiệm này của Ford đã gặp khó khăn khi không đạt chuẩn khí thải
theo Nghị định 116. Cụ thể, số xe này bao gồm: 1 xe Everest và 2 xe Ranger nhập
khẩu từ Thái Lan, 1 xe Explorer nhập khẩu từ Mỹ. 2 mẫu xe không đạt về chất lượng
bảo vệ môi trường tiêu chuẩn khí thải Euro 4, có nồng độ HC + NOx là 0,518g/km
(lớn hơn quy định 0,460g/km), nồng độ NOx 0,472g/km (lớn hơn quy định
0,390g/km). 2 mẫu xe còn lại đều đạt yêu cầu kiểm tra theo quy định mới và đã được
cấp phép nhập khẩu theo quy định mới.
1.2.2.2Quý II năm 2018
Tuy đã có những mẫu xe đạt yêu cầu kiểm định, Ford vẫn chưa thể thông quan lô hàng

thương mại ngay vì vướng những thủ tục và quy trình kiểm tra theo nghị định mới.
Trong cả quý II, mẫu xe bán tải Ranger có doanh số chưa đầy 200 chiếc, trái ngược
hẳn với thời kì đỉnh cao luôn là hơn 1.000 chiếc/tháng. Hai mẫu SUV là Everest và
Explorer chỉ có 93 chiếc được bán ra.

14


(Đơn vị: chiếc)
Dòng xe
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tổng
Ranger
73
55
6
134
Explorer/ Everest
48
38
7
93
Bảng 2.1. Số lượng xe Ford nhập khẩu nguyên chiếc bán ra trong quý II năm 2018
(Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Viêt Nam)
Lượng xe này hoàn toàn là những chiếc xe cuối cùng còn sót lại của lô hàng cuối năm
2017. Nếu không nhanh chóng thông quan, rất có thể đến quý III, xe nhập khẩu
nguyên chiếc của Ford sẽ hoàn toàn vắng bóng trên thị trường.
1.2.2.3Quý III năm 2018

Đối với các doanh nghiệp ô tô FDI, việc không thể nhập khẩu ô tô về nước là một tổn
thất rất lớn. Bởi vậy việc được cấp phép nhập khẩu ô tô với Ford Việt Nam là cấp thiết
để hoạt động kinh doanh không gặp khó khăn. Tuy đã xin được cấp phép nhập khẩu từ
rất sớm, chỉ sau Toyota, nhưng vẫn phải đến tháng 7 lô hàng xe nhập khẩu nguyên
chiếc đầu tiên của Ford mới được thông quan.
Thay đổi lớn nhất của Ford tại Việt Nam trong tháng 7 này là việc thông quan được lô
xe gồm khoảng 200 chiếc Ranger sau nửa năm bị gián đoạn do không đáp ứng được
các quy định nhập khẩu mới.
Lô xe lần này được thông quan từ Thái Lan của Ford Việt Nam sẽ chỉ có mẫu Ranger
3.2 Wildtrak mà không có Everest.
Cụ thể, theo thông báo Giám đốc bán hàng của Ford Việt Nam gửi tới khách hàng và
đại lí, các xe Ranger Wildtrak nhập về đợt này sẽ không còn một số trang thiết bị như
ở phiên bản năm 2017; bao gồm: hệ thống cảnh báo va chạm, hệ thống kiểm soát áp
suất lốp, hệ thống cảnh báo lệch và hỗ trợ duy trì làn đường, đèn pha tự động.
Nhiều khả năng đây sẽ lô xe Ford cuối cùng dùng động cơ 3.2L nhập về Việt Nam do
ảnh hưởng của mức thuế Tiêu thụ Đặc biệt cho dòng xe này vẫn là 25%, trong khi xe
dùng động cơ Ecoblue 2.0L (237 mã lực/339 Nm) chỉ chịu mức thuế TTĐB là 15%.

15


Hiện đang là tháng đầu tiên của quý III nên vẫn chưa có báo cáo bán hàng chính thức
từ Ford cũng như từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, tuy nhiên, hoàn toàn có
thể tin tưởng rằng doanh số bán xe nhập khẩu nguyên chiếc của Ford sẽ tăng đáng kể.
Dù không nhiều, chỉ với khoảng 200 xe Ranger nhưng sẽ làm cho thị trường xe nhập
khẩu dòng xe bán tải sôi động trở lại, thoát khỏi tình trạng khan hiếm như quý II. Tại
Việt Nam, Ford Ranger là xe bán tải luôn dẫn đầu phân khúc mà chưa có đối thủ nào
đủ sức xô đổ, năm thứ 5 liên tiếp khi thâu tóm gần 50% thị phần phân khúc bán tải.

1.3


Đánh giá cơ hội và thách thức đối với công ty trước những sự thay
đổi chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô của chính phủ Việt
Nam

1.3.1 Cơ hội
Trong bối cảnh hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ theo Hiệp định Thương mại Hàng
hóa ASEAN (ATIGA), Ford Việt Nam cũng được hưởng các ưu đãi về thuế suất nhập
khẩu xe nguyên chiếc với mức thuế sẽ giảm xuống 0% vào cuối năm 2018. Mức giá
của nhiều loại xe sẽ giảm xuống kéo theo lượng bán ra sẽ có xu hướng tăng lên.
Những dòng xe nhập khẩu của Ford đều là những dòng xe rất được ưa thích tại phân
khúc của mình. Ford Rangers liên tục nằm trong top những mẫu xe bán chạy nhất, và
luôn dẫn đầu phân khúc xe bán tải trong nhiều năm qua. Năm 2017, Ranger cũng đạt
doanh số kỷ lục và tiếp tục là chiếc xe bán tải bán chạy nhất Việt Nam năm thứ tư liên
tiếp, chiếm 56% toàn phân khúc, với doanh số tăng 6%, tương đương với 14.926 xe.
1.3.2 Thách thức
Thách thức đầu tiên đối với không chỉ Ford mà với toàn ngành đó là vượt qua được
các quy định về kiểm định chuẩn khí thải Euro 4 được quy định trong Nghị định 116
của Chính phủ. Ford đã từng vấp phải rào cản này khi thông quan cho lô 4 xe thử
nghiệm vào quý I năm 2018.
Thứ hai, khi mức thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc giảm xuống còn 0% vào cuối
năm, các hãng ô tô nói chung và Ford nói riêng sẽ phải đứng trước những quyết định,
dòng xe nào nên nhập khẩu nguyên chiếc, dòng xe nào nên nhập khẩu linh kiện về Việt
Nam lắp ráp để tối đa hóa lợi nhuận. Hiện tại, mức thuế nhập khẩu đối với hầu hết các
16


linh kiện ô tô đang là 0%, tuy nhiên doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều yêu cầu của
chính phủ để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, doanh nghiệp phải cam
kết sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải từ mức 4 và đạt đủ sản lượng

theo quy định; linh kiện nhập khẩu phải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được…
Thứ ba, các mẫu xe Ford đã ra mắt ở Việt Nam chưa thực sự đa dạng. Đứng thứ 3
trong số các doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa, kinh doanh ô tô và phụ tùng ô tô, tuy
nhiên Ford Việt Nam không có nhiều sản phẩm bán chạy ấn tượng, ngoài Ford
Rangers. Trong khi các đối thủ như Toyota, Thaco Trường Hải liên tục ra mắt những
dòng xe mới với mức giá ấn tượng thì Ford vẫn đang dựa vào những mẫu xe cũ để duy
trì thị phần.
Thứ tư, là một thương hiệu xe xuất xứ từ Mỹ, Ford không tránh khỏi sự ảnh hưởng của
“chiến tranh thương mại” giữa Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay Ford Việt Nam vẫn nhập
khẩu rất nhiều linh kiện sản xuất ô tô từ các công ty con và các chi nhánh Ford Trung
Quốc. Nếu Trung Quốc áp thuế cao lên những mặt hàng này, xe lắp ráp của Ford tại
Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ phải tăng giá bán trong khi các đối thủ có thể hạ giá
nhờ các ưu đãi thuế của chính phủ.

17


CHƯƠNG III.
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1.1

Xây dựng phòng thí nghiệm theo đúng tiêu chuẩn của chính phủ tại
Việt Nam và tại nước xuất khẩu

Gặp khó khăn trong lô nhập khẩu 4 xe thử nghiệm, chắc chắn không phải do 2 mẫu xe
ấy không đủ điều kiện đảm bảo mức khí thải an toàn. Rangers, Everest và Explorer
luôn là những dòng xe được ưa chuộng, không chỉ tại các thị trường Đông Nam Á như
Thái Lan hay Philippins mà còn tại các nước trong khối Châu Á – Thái Bình Dương
như Úc, New Zealands. Các mẫu xe này đã được thực nghiệm tại Úc và Thái Lan và
đều cho kết quả khả quan. Tuy nhiên khi về đến Việt Nam, điều kiện thử nghiệm

không tương đồng (môi trường, thời tiết, kĩ thuật lái xe…) đã khiến cho xe vượt mức
khí thải cho phép. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ đưa các lô xe thương
mại của Ford vào thị trường Việt Nam.
Vì vậy, phòng thí nghiệm của Ford tại Thái Lan và Úc nhất định phải có sự chỉnh sửa
các thông số sao cho tương đồng nhất với các điều kiện ở Việt Nam. Hơn nữa, việc lựa
chọn lái xe có kĩ thuật cao và dày dạn kinh nghiệm cũng là điều doanh nghiệp nên cân
nhắc mỗi khi tiến hành kiểm nghiệm lô xe mới. Vì nếu không thông quan được tại cửa
khẩu, chi phí bến bãi và thậm chí nguy cơ phải tái xuất toàn bộ lô hàng sẽ đè nặng lên
chi phí và lại đẩy giá bán lên cao.

1.2

Nâng cao trình độ kĩ thuật lắp ráp ô tô tại nhà máy Hải Dương

Trước nguy cơ xe nhập khẩu chiếm ưu thế, nhà máy lắp ráp chắc chắn sẽ phải rất cố
gắng trong thời gian tới. Mới đây, Vinfast cũng đã ra nhập ngành sản xuất và kinh
doanh ô tô với chế độ đãi ngộ hấp dẫn đã khiến không ít kỹ sư giỏi của Ford Việt Nam
ra đi. Ford chắc chắn sẽ cần có nhiều động thái hơn trong việc giữ và trọng dụng người
tài. Ngoài ra, việc nâng cao kĩ năng tay nghề và tốc độ làm việc cho các kĩ sư lắp ráp là
một điều cần thiết để đưa duy trì và nâng cao chất lượng các dòng xe Ford lắp ráp
trong nước, đáp ứng các tiêu chuẩn mới của chính phủ.

18


1.3

Đa dạng hóa và liên tục đổi mới các mẫu xe nhập khẩu

Xe nhập khẩu vẫn đóng góp trên 50% doanh số bán xe của Ford. Mới đây, mẫu Ford

Rangers 2018 mới được ra mắt hứa hẹn sẽ đem lại nhiều biến động cho thị trường xe
và sẽ giúp Ford bứt phá trong nửa cuối năm 2018, cùng với những dòng xe truyền
thống như Transit 16 chỗ và Ecosports.

1.4

Chuyển đổi dần nhà cung cấp linh kiện sang các nước Đông Nam Á

Xuất xứ của nhà xuất khẩu ảnh hưởng rất nhiều đến thuế và phí đi kèm một lô hàng.
Trung Quốc tuy có chung đường biên giới với Việt Nam, giao thông thuận lợi nhưng
trong thời gian tới tồn tại nguy cơ bị áp thuế cao vào mặt hàng linh kiện ô tô xuất sang
Việt nam là rất lớn. Ngoài ra, những lô ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc
cũng sẽ gặp phải những rào cản về thuế quan và các quy định về lượng khí thải theo
tiêu chuẩn Euro 4.
Trong khi đó, con đường nhập khẩu linh kiện và xe ô tô nguyên chiếc lại đang rất rộng
mở giữa các nước Đông Nam Á nhờ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA) với mức thuế là 0% cho xe CBU nhập khẩu và 0% cho linh kiện nhập khẩu
đáp ứng đủ yêu cầu của chính phủ Việt Nam. Tin tưởng rằng, Ford Việt Nam sẽ sớm
có những biện pháp phù hợp để ứng phó với các chính sách mới của chính phủ, giữ
Ford ở vị trí tiên phong trong ngành sản xuất, sửa chữa và kinh doanh ô tô và phụ tùng
ô tô.

19


PHỤ LỤC
BẢNG GIÁ XE FORD THÁNG 7 NĂM 2018

20



21


22


23


24



×