Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Sinh 10 cao bang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.77 KB, 7 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN CAO BẰNG
TỈNH CAO BẰNG

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
LỚP 10

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

(Đề này có 02 trang, gồm 11 câu)

Câu 1: (2,0 điểm)
a. Giải thích tính phân cực trong phân tử nước ? Hậu quả gì có thể xảy ra khi đưa tế
bào sống vào ngăn tủ đá lạnh ?
b. Vì sao khi đói lả (hạ đường huyết) người ta cho uống nước đường (thường là
glucozơ) thay vì ăn các loại thức ăn khác ?
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Tại sao côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể
người?
b. Nêu vai trò của liên kết hiđrô trong phân tử ADN ? Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu,
tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prơtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc
tính, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu ?
Câu 3: (2,0 điểm)
a. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ ?
b. Ở tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định đạm, tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào
biểu mơ ống thận ở người, màng sinh chất có những biến đổi gì giúp tế bào thích nghi với
chức năng ?
Câu 4: (2,0 điểm)
a. Trình bày cơ chế tác động của enzim ?
b. Hoạt tính của enzim tỉ lệ thuận với nhiệt độ đúng hay sai. Giải thích?
Câu 5: (2,0 điểm)


a. Tại sao khi vận động quá sức ta thường thấy mỏi cơ ?
b. Ôxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp ? Từ nơi
được tạo ra, ôxi phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào ?
Câu 6: (1,0 điểm)
Hoocmôn ađrênalin (epinephrine) gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải
glicôgen thành glucôzơ nhưng nếu tiêm trực tiếp ađrênalin vào tế bào gan thì khơng gây
ra phản ứng phân giải glicơgen nói trên.
a. Giải thích hiện tượng trên.
b. Trong con đường truyền tín hiệu từ ađrênalin đến phản ứng phân giải glicơgen,
chất AMP vịng (cAMP) có vai trị gì?
Câu 7: (2,0 điểm)
Ba hợp tử A, B, C cùng lồi đều tham gia qúa trình ngun phân trong 2 giờ. Hợp
tử A có chu kì ngun phân gấp đơi so với chu kì ngun phân của hợp tử B. Hợp tử B có
tốc độ nguyên phân bằng 2/3 so với tốc độ nguyên phân của hợp tử C. Q trình cần mơi
trường nội bào cung cấp ngun liệu tương đương với 648 NST đơn đã sinh ra 84 tế bào
con. Xác định:
a. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử trên ?
b. Bộ NST lưỡng bội của lồi ? Chu kì ngun phân của mỗi hợp tử ?

1


Câu 8: (2,0 điểm)
a. Nêu những điểm khác biệt chính giữa hình thức sinh sản phân đơi ở vi khuẩn với
nguyên phân ? Vì sao trong sữa chua hầu như khơng có vi sinh vật gây bệnh ?
b. Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng thông báo nhiều
bệnh mới lạ ở người và động vật gây nên bởi các loại virut. Hãy đưa ra 2 nguyên nhân
chính dẫn đến hiện tượng này
Câu 9: (2,0 điểm)
a. Tại sao virut kí sinh trên thực vật khơng có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật

mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước? Tại sao khi sử dụng văcxin phòng chống
một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN thì hiệu quả thường thấp?
b. Nêu cấu tạo chính và chức năng của nội bào tử ?
Câu 10: (2,0 điểm)
a. Viết sơ đồ tóm tắt q trình nitrat hóa trong đất từ amôni thành nitrit do vi khuẩn
Nitrosomonas và từ nitrit thành nitrat do vi khuẩn Nitrobacter.
b. Kiểu dinh dưỡng của hai loại vi khuẩn trên như thế nào?
Câu 11: (1,0 điểm)
Người ta cho 80 ml nước chiết thịt (thịt bị hay thịt lợn nạc) vơ trùng vào hai bình
tam giác cỡ 100 ml (kí hiệu là bình A và B), sau đó cho vào mỗi bình 0,5 gam đất vườn
được lấy ở cùng vị trí và thời điểm. Cả hai bình đều được bịt kín bằng nút cao su, đun sơi
(100oC) trong 5 phút và đưa vào phịng ni cấy có nhiệt độ từ 30-35 oC. Sau 1 ngày người
ta lấy bình thí nghiệm B ra và đun sơi (100 oC) trong 5 phút, sau đó lại đưa vào phịng ni
cấy. Sau 3 ngày cả hai bình thí nghiệm được mở ra, hiện tượng gì có thể xảy ra ở hai bình
thí nghiệm A và B ? Giải thích ?
________Hết________
Người ra đề
Giáp Văn Tân
ĐT: 0948133294

2


HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC, LỚP 10
Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang

điểm đã định.
Câu
1

(2,0
điểm)

2
(2,0
điểm)

Ý
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
a - Phân tử nước có tính phân cực vì:
+ Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2
0,25
nguyên tử hiđrơ bằng các liên kết cộng hóa trị.
+ Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ơxi nên phân
0,25
tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có
tính phân cực.
- Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong chất nguyên sinh của
0,5
tế bào đông thành đá, khoảng cách các phân tử xa nhau do đó khơng
thực hiện được các q trình trao đổi chất, thể tích tế bào tăng lên
làm cho cấu trúc tế bào bị phá vỡ và tế bào bị chết.
b – Hạ đường huyết là sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình
0,5
thường. Trong máu, đường glucozơ được đưa đi đến khắp cơ thể để
nuôi dưỡng các tổ chức bảo đảm cho sự sống bình thường của con
người.
- Glucozơ là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể đồng thời
0,5

cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần
kinh và tổ chức não bộ, khi hạ đường huyết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
các chức năng và hoạt động của cơ thể con người. Vì vậy, khi hạ
đường huyết người ta phải uống nước đường thay vì ăn các loại thức
ăn khác để bổ sung lượng đường trong máu.
a Côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho cơ
thể là do:
- Cơlestêrơn là thành phần xây dựng nên màng tế bào, chúng là
0,5
ngun liệu để chuyển hóa thành các hoocmơn sinh dục quan trọng
như testostêron, ơstrôgen…nên chúng rất cần cho cơ thể
- Cơlestêrơn khi q thừa sẽ tích lũy lại trong các thành mạch máu
gây nên xơ vữa động mạch rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến bị đột quị
0,5
b - Vai trị của liên kết hiđrơ trong phân tử ADN
+ Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô
0,25
theo nguyên tắc bổ sung → tạo nên cấu trúc xoắn kép trong không
gian của ADN, số lượng liên kết H trong một phân tử ADN là rất lớn
→ tạo nên tính ổn định và bền vững của phân tử.
+ Liên kết hiđrô nối giữa các nulêôtit ở 2 mạch là liên kết yếu, dễ
hình thành, dễ bị bẻ gẫy → tạo nên tính linh động của ADN→ giúp
0,25
chúng có thể nhân đơi, phiễn mã và sửa chữa khi xảy ra đột biến .
- Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo
từ prơtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính là do:
+ Trình tự các axit amin trên chuỗi pơlipeptit sẽ thể hiện tương tác
giữa các phần trong chuỗi pôlipeptit, từ đó tạo nên hình dạng khơng
0,25
gian 3 chiều của prơtêin và do đó quyết định tính chất cũng như vai

trị của prơtêin. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có

3


3
(2,0
điểm)

a

b

4
(2,0
điểm)

a

b

5
(2,0
điểm)

a

thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của prơtêin. Số lượng,
thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pơlipeptit
quyết định tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.

+ Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn mặc dù đều được
cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính là do
chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các
axit amin trên chuỗi pơlipeptit.
- Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (S) trên thể tích của tế
bào (V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi
trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản
nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích
thước lớn hơn.
- Ngồi ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi
này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào
sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.
- Tế bào vi khuẩn lam: màng sinh chất gấp nếp và tách ra hình thành
các túi dẹt tilacoit chứa sắc tố giúp tế bào thực hiện chức năng quang
hợp
- Vi khuẩn cố định đạm: màng sinh chất gấp nếp tạo mezoxom, bên
trong chứa hệ enzim nitrogenaza giúp tế bào thực hiện quá trình cố
định nitơ
- Tế bào biểu mơ ruột ở người: màng sinh chất lồi ra ngồi hình kép
theo chất nguyên sinh và hệ thống vi sợi, thành các vi mao làm tăng
diện tích tiếp xúc giúp tế bào thực hiện chức năng hấp thu các chất
dinh dưỡng
- Tế bào biểu mô ống thận ở người: màng sinh chất lõm xuống tạo
thành nhiều ô, trong các ô chứa nhiều ti thể giúp tế bào tăng cường
trao đổi các chất
– Sơ đồ tổng quát:
Enzim + cơ chất → phức hợp enzim - cơ chất → sản phẩm trung gian
→ sản phẩm + enzim
– Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động để tạo
hợp chất trung gian (enzim - cơ chất). Sau đó, bằng nhiều cách khác

nhau, enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm của phản ứng
và giải phóng enzim nguyên vẹn. Enzim được giải phóng lại có thể
xúc tác phản ứng với cơ chất mới cùng loại.
– Liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù, vì thế mỗi loại enzim
thường chỉ xúc tác cho một loại phản ứng sinh hố.
- Hoạt tính của enzim tỉ lệ thuận với nhiệt độ là sai
- Giải thích:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim nhưng khơng theo tỉ lệ
thuận. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu mà tại đó enzim có hoạt tính
tối đa. Q nhiệt độ tối ưu, hoạt tính giảm dần và có thể ngừng hẳn.
- Khi tập luyện q sức, q trình hơ hấp ngồi (hít thở) khơng cung
cấp đủ ơxi cho q trình hơ hấp tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng
quá trình lên men kị khí để tạo ra năng lượng ATP.
- Một sản phẩm của quá trình lên men kị khí này là axit lactic, chất
4

0,25
0,5

0,5
0,25
0,25
0,25

0,25
0,5
0,5

0,25
0,25

0,5
0,5


b

6
(1,0
điểm)

a

b

7
(2,0
điểm)

a

b

8
(2,0
điểm)

a

b
9

(2,0

a

này tích lũy trong tế bào dẫn đến hiện tượng đau mỏi cơ.
– Trong quang hợp, Ôxi được sinh ra trong pha sáng, từ quá trình
quang phân li nước:
H20 + năng lượng ánh sáng → ½ 02 + 2H+ + 2e– Từ nơi được tạo ra ôxi phải đi qua màng tilacơit, màng trong và
màng ngồi của lục lạp, màng sinh chất rồi ra khỏi tế bào.
- Ađrênalin liên kết với thụ thể đặc hiệu trên màng TB đích tạo phức
hệ ađrênalin - thụ thể → hoạt hóa prơtêin G → prơtêin G hoạt hóa
ađênylat- cyclaza → phân giải ATP thành AMP vịng (cAMP) →
cAMP hoạt hóa các enzim kinaza → hoạt hóa glicơgen
phơtphorylaza phân giải glicơgen thành glucơzơ.
- Khi tiêm ađrênalin trực tiếp vào trong tế bào gan, do trong TB gan
khơng có thụ thể đặc hiệu của ađrênalin nên khơng xảy ra q trình
truyền tín hiệu vì vậy không xảy ra sự phân giải glicôgen thành
glucôzơ.
- cAMP là chất truyền tin thứ hai, có chức năng hoạt hóa enzim
phơtphorylaza phân giải glycơgen thành glucơzơ, đồng thời có vai trị
khuếch đại thơng tin (1 phân tử ađrênalin → 104 phân tử cAMP →
108 phân tử glucôzơ).
Gọi k: Số lần nguyên phân của hợp tử A (k: nguyên dương).
→ 2k: Số lần nguyên phân của hợp tử B.
3k: Số lần nguyên phân của hợp tử C.
Ta có: 2k + 22k + 23k = 84 → 2k = 22 => k = 2; 2k = 4; 3k = 6.
- Vậy, hợp tử A nguyên phân 2 lần ; B nguyên phân 4 lần; C nguyên
phân 6 lần.
Bộ NST lưỡng bội:
Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội (n: nguyên dương).

Ta có: (22 - 1) . 2n + (24 - 1) . 2n + (26 - 1) . 2n = 648.
2n = 648 : (3 + 15 + 63) = 8.
Chu kì nguyên phân:
- Chu kì nguyên phân của hợp tử A: (120 : 2) = 60 phút.
- Chu kì nguyên phân của hợp tử B: (120 : 4) = 30 phút.
- Chu kì nguyên phân của hợp tử C: (120 : 6) = 20 phút.
- Sinh sản phân đôi ở vi khuẩn với ngun phân có một số điểm khác
biệt chính: sinh sản phân đơi khơng hình thành thoi vơ sắc, khơng có
các pha và các kì như ngun phân.
- Trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình) chứa rất nhiều vi
khuẩn lactic, chúng tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế hầu như
mọi loại vi sinh vật gây bệnh (vì những VSV này quen sống trong
mơi trường pH trung tính). Do đó trong sữa chua hầu như khơng có
vi sinh vật gây bệnh.
- Do các virut có sẵn bị đột biến thành các virut gây bệnh mới. Nhiều
loại virut rất dễ bị đột biến tạo nên nhiều loại virut khác nhau
- Do sự chuyển đổi virut từ vật chủ này sang vật chủ khác
- Virut kí sinh trên thực vật khơng có khả năng tự nhiễm vào tế bào
thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước, bởi vì: thành

5

0,5
0,5
0,5
0,25

0,25
0,5


0,5

0,5
0,5

0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5


điểm)

b

10
(2,0
điểm)

a

b

11
(1,0
điểm)


tế bào thực vật dày và khơng có thụ thể nên đa số virut xâm nhập vào
tế bào thực vật nhờ côn trùng (chúng ăn lá, hút nhựa cây bị bệnh rồi
truyền sang cây lành); một số virut khác xâm nhập qua các vết xước.
- Khi sử dụng văcxin phòng chống một loại virut gây bệnh ở động vật
có vật chất di truyền là ARN thì hiệu quả thường thấp vì:
+ Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn nên tần số phát
sinh đột biến cao vì vậy đặc tính kháng nguyên dễ thay đổi.
+ Trong khi đó, quy trình nghiên cứu và sản xuất văcxin cần thời
gian nhất định và chỉ có tác dụng khi đặc tính kháng ngun của virut
khơng thay đổi.
– Cấu tạo: nội bào tử khơng phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng
nghỉ của tế bào, nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat.
– Chức năng: bảo vệ tế bào khi gằp điêu kiện bất lợi do nó có tính
kháng nhiệt, kháng bức xạ, hóa chất, áp suất thẩm thấu...
Sơ đồ tóm tắt 2 giai đoạn
+ Giai đoạn nitrit hóa do vi khuẩn Nitrosomonas:
NH4+ + 3/2 O2 → NO2- + H2O + 2H+ + năng lượng
(hoặc viết là NH3 → NH2OH → NO2- )
+ Giai đoạn nitrat hóa do vi khuẩn Nitrobacter:
NO2- +1/2 O2 → NO3- + năng lượng (hoặc viết là NO2- → NO3-)
- Là những vi sinh vật hóa tự dưỡng, vì
+ Nguồn năng lượng thu được từ q trình oxy hóa NH 3 → NO2- và
NO2- → NO3+ Nguồn C từ CO2 để tạo thành cacbon hydrat cho tế bào của mình.
* Hiện tượng xảy ra:
Bình thí nghiệm A có mùi thối, cịn bình thí nghiệm B gần như khơng
có mùi thối.
* Giải thích:
- Trong 0,5 g đất chứa nhiều mầm vi sinh vật, ở nhiệt độ sôi 100 oC
các tế bào dinh dưỡng đều chết, chỉ còn lại nội bào tử của vi khuẩn.
- Trong bình thí nghiệm A, các nội bào tử vi khuẩn sẽ nảy mầm và

phân giải protein của nước thịt trong điều kiện kị khí. Nước thịt là
mơi trường dư thừa hợp chất nitơ và thiếu hợp chất cacbon, nên
những vi khuẩn kị khí sẽ khử amin giải phóng NH 3, H2S để sử dụng
cacbohydrat làm nguồn năng lượng trong lên men.Vì vậy, khi mở
nắp ống nghiệm các loại khí NH3, H2S bay lên gây thối rất khó chịu,
cịn gọi là q trình amơn hố kị khí là lên men thối.
- Trong bình thí nghiệm B, các nội bào tử này mầm hình thành tế bào
dinh dưỡng chúng bị tiêu diệt sau 1 ngày bị đun sôi lần thứ hai, do đó
protein khơng bị phân giải, kết quả khơng có mùi.

0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25

0,25

---------------------------------------------Hết---------------------------------------------Lưu ý chung toàn bài:
+ Điểm của một câu trong bài thi là tổng của các điểm thành phần của câu ấy.
Điểm của bài thi là tổng điểm các câu trong bài thi, phần lẻ được tính đến 0,25 điểm
theo thang điểm 10.

6



+ Nếu thí sinh giải theo cách khác mà lập luận chặt chẽ, tính tốn chính xác thì
vẫn cho điểm tối đa bài đó

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×