Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sinh 11 ha giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.75 KB, 8 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN SINH HỌC
LỚP 11

Câu 1. (2,0 điểm)
a. Vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại, cây mạ thường bị
chết rét. Em hãy giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp kỹ thuật chống rét.
b. Giải thích hiện tượng: Khí khổng mở khi nồng độ CO2 trong các khoang
khí của lá bị giảm.
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Sau đây là sơ đồ thể hiện mối tương quan giữa hình thành quả và cường
độ hơ hấp:

3

Cường độ h
o â hấp

100% 1

2
0%

Th
ơ øi gia n

1. Đường cong hô hấp của quả
2. Đường cong tăng trưởng của quả
3. Đỉnh hơ hấp bột phát


Hãy giải thích các đại lượng trong đồ thị và mối tương quan giữa các đại lượng đó.
b. Người ta nói: Các cây rong màu đỏ là các cây có thể sống ở mức nước
sâu nhất. Nhận định đó có đúng khơng? Vì sao?
Câu 3. (2,0 điểm)
a. Tương quan giữa 2 hoocmon Auxin và Xitokinin tham gia điều chỉnh hai
hiện tượng phổ biến nào ở thực vật? Giải thích rõ. Vì sao khơng nên sử dụng
Auxin nhân tạo đối với những nông sản được sử dụng trực tiếp làm thức ăn cho
người và động vật?
b. Trong thí nghiệm tách sắc tố trong lá rau cải xanh bằng phương pháp sắc
ký: Khi dùng dung môi chạy sắc ký là hỗn hợp ete petron: etanol tỷ lệ 14: 1, sau 15
phút thấy xuất hiện trên giấy sắc ký 4 vạch màu khác nhau tương ứng với 4 nhóm
sắc tố. Em hãy cho biết đó là 4 nhóm sắc tố gì? Nêu màu sắc và trật tự của các
nhóm sắc tố ( từ dưới lên trên). Nếu thay đổi dung mơi thì vị trí các sắc tố có thay
đổi khơng?
Câu 4. (2,0 điểm)
a. Các tế bào E. coli được nuôi trong môi trường chứa N15, rồi chuyển sang
môi trường chứa N14 và cho sinh trưởng qua 3 thế hệ. Sau đó ADN được tách chiết
từ những tế bào này rồi đem ly tâm. Em hãy dự đốn sự phân bố tỷ trọng ADN
trong thí nghiệm này và giải thích?
b. Ở lồi động vật ngun sinh Tetrahymena, phản ứng tự cắt nối ARN diễn
ra trong quá trình tổng hợp các rARN mà không cần bất cứ một loại protein nào
khác. Giải thích?
Câu 5. (2,0 điểm)
a. Bằng những biến đổi di truyền nào có thể chuyển các gen tiền ung thư
trở thành các gen ung thư?


b. Ở 1 loài, xét 1 đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 1 và NST 3,
một đoạn của NST số 1 chuyển sang gắn vào NST số 3 và ngược lại. Các cặp NST
khác khơng có đột biến xảy ra. Khi giảm phân phát sinh giao tử sẽ tạo được tối đa

bao nhiêu loại giao tử? Tỉ lệ giao tử bình thường và tỉ lệ giao tử đột biến là bao
nhiêu?
Câu 6. (2,0 điểm)
a. Tại sao thức ăn hầu như không được hấp thụ ở dạ dày mà chỉ được hấp
thu càng lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng?
b. Vai trị của gan trong q trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn?
Câu 7. (2,0 điểm)
a. Khi ở dưới nước: ếch hô hấp bằng da, phổi không hoạt động. Hãy cho biết
đặc điểm chính trong cấu tạo của tim và các vịng tuần hồn ở ếch. Khi ở dưới
nước ếch điều chỉnh tuần hồn của nó như thế nào?
b. Các phát biểu sau đây đúng hay sai? giải thích.
1. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối
ổn định trong suốt quá trình lưu thơng trong cơ thể.
2. Tim của bị sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể trong cơ thể là
máu không pha.
3. Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) gan sẽ tiết ra chất
erythropoeitin tác động đến lách làm tăng quá trình tạo hồng cầu.
4. Khi huyết áp tăng quá mức bình thường thì lượng máu ra khỏi tim giảm đi
và các tiểu động mạch dãn ra.
Câu 8. (2,0 điểm)
a. Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên dây thần kinh giao cảm và dây thần
kinh đối giao cảm khác nhau như thế nào? Giải thích?
b. Ở trong tối, Na+ có vai trị như thế nào trong việc hình thành điện thế nghỉ ở
tế bào que? Ở ngồi sáng, tính thấm của màng đối với Na+ thay đổi gây tăng phân
cực ở tế bào que. Tại sao?
Câu 9. (2,0 điểm)
a. Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cầu thận của cơ quan bài tiết nước tiểu
bị trở ngại, thận đã tự điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc trở lại
bình thường?
b. Giải thích tại sao bệnh nhân bị bệnh giảm chức năng thận thường thiếu máu?

Câu 10. (2,0 điểm)
a. Q trình tiến hố của động vật từ dưới nước lên sống trên cạn, sẽ gặp
những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? Những trở ngại đó đã được khắc phục
như thế nào?
b. Trong quá trình phát triển phơi của động vật có xương sống, từ giai đoạn
phân cắt trứng đến giai đoạn phơi nang, kích thước của phơi hầu như khơng tăng so
với kích thước của hợp tử ban đầu. Em hãy giải thích hiện tượng trên.
-------------------------------Hết----------------------------Người phản biện
Người ra đề
Dương Thị Thu Hường
( 0967485285)

Nguyễn Thị Hiền
( 0913288173


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG

HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN SINH HỌC
LỚP 11

Nội dung

Điểm

Câu 1. (2,0 điểm)
a. Vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại, cây mạ thường
bị chết rét. Em hãy giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp kỹ thuật
chống rét.

b. Giải thích hiện tượng: Khí khổng mở khi nồng độ CO2 trong các
khoang khí của lá bị giảm.
a. - Nhiệt độ quá thấp thì rễ cây bị tổn thương và rễ không thể lấy được nước
dẫn đến mất cân bằng nước thường xuyên và cây chết.
- Nguyên nhân làm giảm sức hút nước khi nhiệt độ thấp:
+ Nhiệt độ thấp làm cho độ nhớt của chất nguyên sinh và nước đều tăng, đồng
thời tính thấm của chất nguyên sinh giảm dẫn đến cản trở sự xâm nhập và vận
động của nước vào rễ.
+ Hô hấp rễ giảm nên thiếu năng lượng cho hút nước tích cực.
+ Sự thoát hơi nước của cây giảm làm giảm động lực quan trọng cho dòng
mạch gỗ.
+ Giảm khả năng sinh trưởng của rễ, nhiệt độ quá thấp hệ thống lông hút bị
chết và rất chậm phục hồi.
- Biệp pháp kỹ thuật:
+ Che chắn bằng polyetilen.
+ Bón tro bếp
+ Tránh gieo vào các đợt có rét đậm, rét hại
b. - CO2 trong lá giảm, chứng tỏ quang hợp trong các tế bào bảo vệ diễn ra
mạnh, làm nồng độ CO2 giảm.
- Lượng đường trong tế bào bảo vệ tăng → áp suất thẩm thấu tăng → Tế bào
bảo vệ tăng hấp thụ H2O → trương nước → lỗ khí mở ra.
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Sau đây là sơ đồ thể hiện mối tương quan giữa hình thành quả và
cường độ hơ hấp:

3

0,25
0,25


0,25
0,5
0,5

Cường độ h
o â hấp

100% 1

0,25

2
0%

Th
ơ øi gia n

1. Đường cong hô hấp của quả
2. Đường cong tăng trưởng của quả
3. Đỉnh hơ hấp bột phát
Hãy giải thích các đại lượng trong đồ thị và mối tương quan giữa các đại
0,25
lượng đó.
b. Người ta nói: Các cây rong màu đỏ là các cây có thể sống ở mức


nước sâu nhất. Nhận định đó có đúng khơng? Vì sao?
a. - Khi quả càng lớn cường độ hô hấp càng giảm (để tăng tích lũy chất dinh
dưỡng)
- Khi quả đạt kích thước tối đa và chuyển sang giai đoạn chín thì cường độ hơ

hấp tăng bột phát để phân giải các chất dự trữ trong quả. Sau đó cường độ hơ
hấp giảm dần
- Kích thước quả tỉ lệ nghịch với cường độ hơ hấp b.- Kìm hãm tốc độ thoát
năng lượng của electron từ NADH và FADH2 đến oxi.
- Năng lượng trong electron được giải phóng từ từ từng phần nhỏ một qua
nhiều chặng tích lũy dưới dạng ATP của chuỗi để tránh sự “bùng nổ nhiệt” đốt
cháy tế bào.
b. Đúng.
- Màu của tảo chính là màu của ánh sáng phản xạ hoặc xuyên qua. Như vậy
tảo đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ và để quang hợp được, tảo này phải hấp thụ
ánh sáng xanh tím. Ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn nhất trong ánh sáng
mặt trời nên xuyên được đến mực nước sâu nhất.
Câu 3. (2,0 điểm)
a. Tương quan giữa 2 hoocmon auxin và xitokinin tham gia điều chỉnh 2
hiện tượng phổ biến nào ở thực vật? Giải thích rõ. Vì sao khơng nên sử dụng
auxin nhân tạo đối với những nông sản được sử dụng trực tiếp làm thức ăn
cho người và động vật?
b. Trong thí nghiệm tách sắc tố trong lá rau cải xanh bằng phương
pháp sắc ký: Khi dùng dung môi chạy sắc ký là hỗn hợp ete petron: etanol tỷ
lệ 14: 1, sau 15 phút thấy xuất hiện trên giấy sắc ký 4 vạch màu khác nhau
tương ứng với 4 nhóm sắc tố. Em hãy cho biết đó là 4 nhóm sắc tố gì? Nêu
màu sắc và trật tự của các nhóm sắc tố ( từ dưới lên trên). Nếu thay đổi dung
mơi thì vị trí các sắc tố có thay đổi không?
a. - Hiện tượng tạo rễ, chồi trong mô:
+ Auxin/xitokini >1: rễ được hình thành
+ Auxin/xitokini <1: chồi được hình thành
- Hiện tượng ưu thế ngọn: Giải thích
+ Auxin/xitokini >1: tăng ưu thế ngọn
+ Auxin/xitokini <1: giảm ưu thế ngọn
- Không sử dụng auxin nhân tạo cho những nông sản sử dụng trực tiếp làm

thức ăn cho người và động vật vì auxin nhân tạo khơng có enzim phân giải nên
tích lũy gây độc
b. Xuất hiện 4 vạch màu theo thứ tự từ dưới lên:
clorophin b clorophin a  xanthophin  caroten .
- clorophin b: màu xanh hơi vàng.
- clorophin a: màu xanh lục.
- xanthophin: màu vàng ( nhạt hơn caroten).
- Caroten: màu vàng
Nếu thay đổi dung mơi thì vị trí các sắc tố có thể thay đổi.
Câu 4. (2,0 điểm)
a. Các tế bào E. coli được nuôi trong môi trường chứa N 15, rồi chuyển
sang môi trường chứa N14 và cho sinh trưởng qua 3 thế hệ. Sau đó AND được
tách chiết từ những tế bào này rồi đem ly tâm. Em hãy dự đoán sự phân bố tỷ

0,25
0,25
0,25
0,5
0,5

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25



trọng AND trong thí nghiệm này và giải thích?
b. Ở loài động vật nguyên sinh Tetrahymena, phản ứng tự cắt nối ARN
diễn ra trong quá trình tổng hợp các rARN mà không cần bất cứ một loại
protein nào khác. Giải thích?
a. - Sự phân bố tỷ trọng AND trong thí nghiệm: Một băng tỷ trọng thấp và một
băng tỷ trọng trung bình.
- Giải thích: Vì q trình nhân đơi AND diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Khi đưa các tế bào E. coli từ môi trường chứa 15N sang môi trường chứa N14 và
cho sinh trưởng qua 3 thế hệ tạo ra 2 loại phân tử AND: Phân tử AND chứa N
15
và N14 (có tỷ trọng trung bình) và phân tử AND chỉ chứa N 14 (có tỷ trọng
thấp).

0,5

0,5

b. - Các đoạn intron của ARN có chức năng như 1 ribozym - đó là các phân tử
ARN có chức năng giống enzim, xúc tác quá trình cắt – nối.
- ARN có các thuộc tính giúp nó biểu hiện chức năng như 1 enzim:
+ Do ARN có cấu trúc mạch đơn nên 1 vùn trên phân tử có khả năng bắt cặp
với 1 vùng khác trên phân tử đó, giúp ARN có cấu trúc khơng gian đặc thù.
+ Một số nucleotit của ARN mang các nhóm chức có thể tham gia các phản
ứng xúc tác.
+ Các ARN có khả năng hình thành liên kết hidro với các phân tử axit nucleic
khác (ARN hoặc ADN), làm tăng tính đặc hiệu trong hoạt động xúc tác của nó.

0,25


Câu 5. (2,0 điểm)
a. Bằng những biến đổi di truyền nào có thể chuyển các gen tiền ung
thư trở thành các gen ung thư?
b. Ở 1 loài, xét 1 đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 1 và NST
3, một đoạn của NST số 1 chuyển sang gắn vào NST số 3 và ngược lại. Các
cặp NST khác khơng có đột biến xảy ra. Khi giảm phân phát sinh giao tử sẽ
tạo được tối đa bao nhiêu loại giao tử? Tỉ lệ giao tử bình thường và tỉ lệ giao
tử đột biến là bao nhiêu?
a. - Có 3 nhóm biến đổi di truyền chủ yếu là:
+ Sự di chuyển của AND trong hệ gen: nếu 1 gen tiền ung thư được chuyển
đến gần 1 promotor hoặc một trình tự điều hịa hoạt động cực mạnh thì sự
phiên mã tăng lên, chuyển thành gen ung thư.
+ Sự khuếch đại các gen tiền ung thu dẫn đến trong tế bào có nhiều gen này.
+ Đột biến điểm xuất hiện:
Hoặc trong 1 promotor hay 1 enhancer điều khiển 1 gen tiền ung thư
làm tăng mức biểu hiện của nó;
Hoặc trong một trình tự mã hóa, làm biến đổi sản phẩm của gen thành 1
protein có hoạt tính mạnh hơn hoặc bền vững hơn trong q trình phân giải so
với protein bình thường.

0,25

b. - Một đoạn NST số 1 chuyển sang gắn vào NST số 3 tạo ra NST 3 + 1 và
ngược lại, 1 đoạn của NST số 3 gắn vào NST số 1 sẽ tạo ra NST mới 1 + 3.
Khi giảm phân sẽ tạo ra 4 loại giao tử như sau:
+ Giao tử chứa 1 NST số 1 và 1 NST số 3.
+ Giao tử chứa 1 NST số 1 và 1 NST số 3 + 1.
+ Giao tử chứa 1 NST số 1 + 3 và 1 NST số 3.
+ Giao tử chứa 1 NST số 1 + 3 và 1 NST số 3 + 1.


0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,5
0,25


- Tỉ lệ giao tử bình thường là ¼ và tỉ lệ giao tử đột biến là ¾.
Câu 6. (2,0 điểm)
a. Tại sao thức ăn hầu như không được hấp thụ ở dạ dày mà chỉ được hấp thu
càng lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng?
b. Vai trị của gan trong q trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn?
a. - Thức ăn khơng được hấp thụ ở dạ dày vì chưa được tiêu hóa hóa học xong.
Chỉ mới một phần cacbohydrat và protein được biến đổi thành những hợp chất
đơn giản.
- Thức ăn được hấp thu mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng vì:
+ Tại ruột non hầu hết các chất dinh dưỡng đã được biến đổi hoàn toàn thành
những chất đơn giản.
+ Bề mặt hấp thụ của ruột non tăng lên rất lớn nhờ các nếp gấp của niêm mạc
ruột, các lông ruột và các lông cực nhỏ trên các lông ruột.

0,25

b. Gan tiết ra dịch mật góp phần nhũ tương hóa lipit nên làm tăng bề mặt tiếp

xúc của lipit và lipaza → sự biến đổi lipit được tiến hành dễ dàng
- Muối mật cũng giúp cho sự hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa của lipit qua niêm
mạc ruột được dễ dàng
- Các sản phẩm của q trình tiêu hóa đi qua gan được chuyển hóa thành các
chất dự trữ trong gan như glicogen góp phần điều hịa Gluco trong máu hoặc
tổng hợp thành những chất cần thiết cho cơ thể như Albumin, fibrinogen, Pro
thrombin, angiotensinogen…
- Ngồi ra, gan cịn có chức năng khử độc, biến NH 3 là chất độc thành ure là
chất ít độc hơn, diệt vi khuẩn đột nhập qua đường tiêu hóa

0,25

Câu 7. (2,0 điểm)
a. Khi ở dưới nước: ếch hô hấp bằng da, phổi không hoạt động. Hãy
cho biết đặc điểm chính trong cấu tạo của tim và các vịng tuần hồn ở ếch.
Khi ở dưới nước ếch điều chỉnh tuần hồn của nó như thế nào?
b. Các phát biểu sau đây đúng hay sai? giải thích.
1. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì
tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thơng trong cơ thể.
2. Tim của bị sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể trong cơ thể
là máu khơng pha.
3. Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) gan sẽ tiết ra chất
erythropoeitin tác động đến lách làm tăng quá trình tạo hồng cầu.
4. Khi huyết áp tăng quá mức bình thường thì lượng máu ra khỏi tim
giảm đi và các tiểu động mạch dãn ra.
a. Tim 3 ngăn; 2 vịng tuần hồn: Vịng tuần hồn hệ thống và vịng tuần hồn
phổi, da.
- Khi ở dưới nước, ếch điều chỉnh tuần hoàn của nó với phần lớn các bộ phận,
dịng máu được ngăn khơng cho tới phổi vì phổi lúc đó khơng hoạt động.
Dòng máu tiếp tục tới da, nơi duy nhất trao đổi khí khi ở dưới nước

b.
1. Đúng. Do máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu không
đi xa đến các cơ quan và bộ phận ở xa tim.
2. Sai. Tim bị sát có 4 ngăn (thực chất là 3 ngăn có vách hụt) nên có sự
pha trộn máu ở tâm thất.
3. Sai. Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) thận sẽ tiết ra

0, 5

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,5
0,5

0,25
0,25
0,25


chất erythropoeitin tác động đến tủy xương làm tăng quá trình tạo hồng
cầu.
4. Đúng. Khi huyết áp tăng quá mức bình thường thì lượng máu ra khỏi
tim giảm đi và các tiểu động mạch dãn ragiảm áp lực lên thành
mạchgiảm huyết áp.
Câu 8. (2,0 điểm)

a. Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên dây thần kinh giao cảm và dây
thần kinh đối giao cảm khác nhau như thế nào? Giải thích?
b. Ở trong tối, Na+ có vai trị như thế nào trong việc hình thành điện thế
nghỉ ở tế bào que? Ở ngồi sáng, tính thấm của màng đối với Na + thay đổi
gây tăng phân cực ở tế bào que. Tại sao?
a.
- Tốc độ lan truyền trên dây đối giao cảm nhanh hơn
- Vì:
+ Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh
hơn trên sợi thần kinh khơng có bao miêlin
+ Dây giao cảm: sợi trước hạch ngắn, sợi sau hạch dài
+ Dây đối giao cảm: sợi trước hạch dài, sợi sau hạch ngắn
+ Sợi trước hạch có bao miêlin, sợi sau hạch khơng có bao miêlin.

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

b. - Ở trong tối, tính thấm của màng đối với K+ cao và đối với Na+ thấp. K+ đi
ra ngoài tế bào làm bên trong màng âm so với bên ngoài dương (K + gây phân
cực ở tế bào que). Tính thấm của màng đối với Na + thấp nên một lượng Na+ đi 0,5
vào trong tế bào làm trung hịa điện tích âm do K + tạo nên (Na+, gây giảm bớt
phân cực ở tế bào que).
- Ở ngồi sáng, tính thấm của màng đối với Na+ giảm nên Na+ không đi vào
trong tế bào que, khơng gây trung hịa bớt điện tích âm trong tế bào que. Kết
0.5
quả tế bào que tăng tính phân cực

Câu 9. (2,0 điểm)
a. Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cầu thận của cơ quan bài tiết nước
tiểu bị trở ngại, thận đã tự điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc
trở lại bình thường?
b. Giải thích tại sao bệnh nhân bị bệnh giảm chức năng thận thường thiếu
máu?
a. Cầu thận chỉ lọc được dễ dàng khi có áp suất lọc. Huyết áp thấp thì áp suất
0,5
lọc càng thấp nên trở ngại cho quá trình lọc máu tạo nước tiểu đầu. Thận đáp
ứng lại bằng cách tiết ra rennin điều chỉnh huyết áp thông qua hệ thống RAAS
để tạo thành Angiotensin II. Chất này làm co mạch máu dẫn đến tăng huyết áp.
0,5
Angiotensin II kích thích tuyến thượng thận tăng tiết Hoocmon
Aldosterol và Hoocmon này tác động lên ống lượn xa làm tăng tái hấp thu Na +
và nước -> tăng V máu và tăng huyết áp.
0,5
b. - Erythrropoietin là hoocmon điều hoà sinh hồng cầu.
- Bệnh nhân giảm chức năng thận -> sản xuất ít erythropoietin -> Tuỷ sản 0,5
xuất ít hồng cầu -> thiếu máu


Câu 10. (2,0 điểm)
a. Trong q trình tiến hố, động vật từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ
gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? Những trở ngại đó đã được
khắc phục như thế nào?
b. Trong quá trình phát triển phơi của động vật có xương sống, từ giai
đoạn phân cắt trứng đến giai đoạn phôi nang, kích thước của phơi hầu như
khơng tăng so với kích thước của hợp tử ban đầu. Em hãy giải thích hiện
tượng trên.
a. Những trở ngại liên quan đến sinh sản:

+ Thụ tinh ngồi khơng thực hiện được vì khơng có môi trường nước.
+ Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập...
Khắc phục:
+ Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi, thai phát triển trong cơ thể mẹ.
+ Thụ tinh trong.
b. Trong q trình phát triển phơi của động vật có xương sống, từ giai đoạn
phân cắt trứng đến giai đoạn phôi nang, các tế bào phôi thường chỉ thực hiện
pha S (pha tổng hợp ADN) và pha M (phân bào) của 1 chu kỳ tế bào, bỏ qua
pha G1 và G2 → quá trình tổng hợp protein không xảy ra hoặc xảy ra rất yếu
→ trong giai đoạn này, sự phân chia tế bào làm tăng số lượng tế bào phôi diễn
ra nhanh nhưng phôi lớn lên khơng đáng kể so với kích thước của hợp tử ban
đầu.

0,25
0,25
0,25
0,25
1.0



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×