Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu ý định tiếp tục sử dụng của du khách đối với các ứng dụng di động trong du lịch Trường hợp ứng dụng trên thiết bị di động của các đại lý du lịch trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 247 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ THU DUNG

NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG CỦA DU
KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG TRONG DU
LỊCH: TRƯỜNG HỢP ỨNG DỤNG TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG
CỦA CÁC ĐẠI LÝ DU LỊCH TRỰC TUYẾN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

ĐÀ NẴNG – 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ THU DUNG

NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG CỦA DU KHÁCH
ĐỐI VỚI CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG TRONG DU LỊCH:
TRƯỜNG HỢP ỨNG DỤNG TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG CỦA
CÁC ĐẠI LÝ DU LỊCH TRỰC TUYẾN

CHUYÊN NGÀNH:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 934.01.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN HUY

ĐÀ NẴNG – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Lê Văn Huy.
Tất cả các số liệu và trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trình
bày trong luận án là trung thực, chưa được công bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu nào
khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Nghiên cứu sinh

TRẦN THỊ THU DUNG


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Tiến sĩ này, nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự kính trọng và
lịng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy hướng dẫn khoa học của nghiên cứu sinh - PGS. TS.
Lê Văn Huy. Sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết và trách nhiệm của Thầy đã giúp nghiên
cứu sinh hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh
nói riêng và các Thầy Cơ thuộc Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng nói chung. Các Thầy
cơ đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, và hỗ trợ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại trường.
Nghiên cứu sinh cũng xin cảm ơn và trân trọng những chia sẻ đóng góp của các
anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ nghiên cứu sinh thu thập dữ liệu
phục vụ cho nghiên cứu thử nghiệm và nghiên cứu chính thức của luận án.

Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Gia đình của nghiên
cứu sinh - những người đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất
để nghiên cứu sinh có đủ nghị lực và sự tập trung hồn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghiên cứu sinh

TRẦN THỊ THU DUNG


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu .......................................................................... 1
2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu .................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 7
4. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 9
7. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 9
8. Kết cấu của luận án .......................................................................................... 10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 12
Giới thiệu chương 1.............................................................................................. 12
1.1. Ý định tiếp tục sử dụng công nghệ................................................................ 12
1.1.1. Khái niệm về ý định tiếp tục sử dụng công nghệ .............................. 12
1.1.2. Tầm quan trọng của ý định tiếp tục sử dụng công nghệ ................... 12
1.2. Ứng dụng du lịch ........................................................................................... 13

1.2.1. Khái niệm về ứng dụng du lịch ......................................................... 13
1.2.2. Vai trò của ứng dụng du lịch ............................................................. 14
1.2.3. Phân loại ứng dụng du lịch ................................................................ 15
1.2.4. Ứng dụng du lịch của đại lý du lịch trực tuyến (OTA) ..................... 16
1.3. Giới thiệu lý thuyết nghiên cứu về ý định hành vi sử dụng công nghệ ........ 17
1.3.1. Lý thuyết Nhận thức - Tình cảm – Ý định hành vi (CAB) ............... 17
1.3.2. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ................................................... 18
1.3.3. Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) ............................................ 19
1.3.4. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) .............................................. 19
1.3.5. Mơ hình xác nhận – kỳ vọng (ECM)................................................. 21
1.3.6. Lý thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)23
i


1.3.7. Mơ hình phù hợp giữa khả năng đáp ứng – tiếp tục sử dụng (UCMF)24
1.4. Tổng quan nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng du lịch ............ 25
1.5. Khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch....................................................... 32
1.5.1. Khái niệm về khả năng đáp ứng của ứng dụng di động .................... 32
1.5.2. Vai trò và các mơ hình nghiên cứu về khả năng đáp ứng của ứng dụng di
động

...................................................................................................... 33

Tóm tắt chương 1 ................................................................................................. 40
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 41
Giới thiệu chương 2.............................................................................................. 41
2.1. Lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên cứu ............................................. 41
2.1.1. Lý thuyết Nhận thức - Tình cảm – Ý định hành vi (CAB) ............... 41
2.1.2. Mô hình xác nhận – kỳ vọng (ECM)................................................. 41
2.1.3. Mơ hình phù hợp giữa khả năng đáp ứng – tiếp tục sử dụng (UCMF)42

2.2. Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... 43
2.3. Định nghĩa các khái niệm nghiên cứu ........................................................... 45
2.3.1. Các khía cạnh thể hiện sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng di
động

...................................................................................................... 46

2.3.2. Khái niệm nhận thức sự hữu ích của ứng dụng ................................. 52
2.3.3. Khái niệm sự hài lòng về việc sử dụng ứng dụng ............................. 53
2.4. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 54
2.4.1. Mối quan hệ giữa sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng và nhận
thức sự hữu ích của ứng dụng du lịch ......................................................... 54
2.4.2. Mối quan hệ giữa sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng và sự
hài lòng của du khách với ứng dụng ........................................................... 55
2.4.3. Mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích của ứng dụng du lịch, sự hài lòng,
và ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng du lịch ............................................... 56
2.4.4. Mối quan hệ giữa sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng ................. 56
2.4.5. Vai trò trung gian của sự hài lịng và nhận thức sự hữu ích.............. 57
Tóm tắt chương 2...................................................................................................... 59
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 60
Giới thiệu chương 3.............................................................................................. 60
3.1. Mô thức nghiên cứu ...................................................................................... 60
ii


3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 61
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng ............................................ 61
3.2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu ......................................................... 63
3.3. Thang đo các khái niệm nghiên cứu ............................................................. 67
3.3.1. Sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch .................. 67

3.3.2. Nhận thức về sự hữu ích của ứng dụng ............................................. 73
3.3.3. Sự hài lòng sau khi sử dụng ứng dụng .............................................. 74
3.3.4. Ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng ..................................................... 75
3.4. Nghiên cứu thử nghiệm ................................................................................. 75
3.4.1. Thiết kế bản hỏi ................................................................................. 76
3.4.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu thử nghiệm . 76
3.4.3. Kết quả thử nghiệm thử nghiệm ........................................................ 78
3.4.4. Điều chỉnh thang đo .......................................................................... 86
3.5. Nghiên cứu chính thức .................................................................................. 86
3.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................... 86
3.5.2. Mẫu nghiên cứu ................................................................................. 87
3.5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................... 88
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................. 91
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 92
Giới thiệu chương 4.............................................................................................. 92
4.1. Mô tả mẫu khảo sát ....................................................................................... 92
4.2. Kết quả phân tích thống kê mơ tả ................................................................. 94
4.2.1. Kết quả phân tích thống kê mơ tả sự xác nhận về khả năng đáp ứng của
ứng dụng du lịch .......................................................................................... 94
4.2.2. Kết quả phân tích thống kê mơ tả nhận thức sự hữu ích, sự hài lịng và ý
định tiếp tục sử dụng ứng dụng du lịch của du khách ................................. 98
4.3. Kết quả phân tích dữ liệu ............................................................................ 100
4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................... 100
4.3.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha...... 102
4.3.3. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA .................................... 104
4.4. Kiểm định mơ hình và giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu ..................... 113
4.4.1. Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu .......................................... 113
iii



4.4.2. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ....................................... 114
4.4.3. Kiểm định độ tin cậy của các hệ số ước lượng trong mơ hình nghiên cứu
.................................................................................................... 116
4.4.4. Kết quả phân tích tác động gián tiếp của các thành phần trong mơ hình
nghiên cứu ................................................................................................. 118
4.5. Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu học và kinh nghiệm sử dụng
ứng dụng du lịch về các mối quan hệ và nhân tố của mơ hình nghiên cứu........ 121
4.5.1. Kiểm định sự khác biệt về các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu
.................................................................................................... 121
4.5.2. Kiểm định sự khác biệt trung bình theo nhân khẩu học, kinh nghiệm sử
dụng thiết bị di động, và tần suất đi du lịch .............................................. 126
Tóm tắt chương 4 ............................................................................................... 129
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
................................................................................................................................ 130
Giới thiệu chương 5............................................................................................ 130
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 130
5.1.1. Kết quả về mơ hình đo lường khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch
.................................................................................................... 130
5.1.2. Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết .............................................. 132
5.1.3. Kết quả về sự khác biệt trong đánh giá theo đặc điểm cá nhân, kinh
nghiệm sử dụng ứng dụng di động, và tần suất đi du lịch ......................... 138
5.2. Đóng góp của kết quả nghiên cứu ............................................................... 140
5.2.1. Về mặt lý thuyết .............................................................................. 140
5.2.2. Về mặt thực tiễn .............................................................................. 142
5.3. Những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai ............. 150
Tóm tắt chương 5 ............................................................................................... 151
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 152
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

TÀI LIỆU TIẾNG ANH
PHỤ LỤC
iv


PHỤ LỤC 1. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH KHÁM PHÁ KHÍA CẠNH THỂ HIỆN
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA ỨNG DỤNG DU LỊCH
PHỤ LỤC 2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH XÂY DỰNG THANG ĐO CÁC KHÁI
NIỆM NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3. PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
Phụ lục 4.1. Phân tích nhân tố khám phá
Phụ lục 4.2. Cronbach’s alpha
Phụ lục 4.3. Phân tích nhân tố khẳng định
Phục lục 4.4. Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
PHỤ LỤC 5. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT
Phụ lục 5.1. Phân tích đa nhóm
Phụ lục 5.2 Kiểm định trị trung bình
PHỤ LỤC 6. KIỂM ĐỊNH PHÂN PHỐI CHUẨN
PHỤ LỤC 7. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 0.1. Định nghĩa các thuật ngữ chính ................................................................. 3
Bảng 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng du lịch.... 31
Bảng 1.2. Các mơ hình đo lường khả năng đáp ứng của ứng dụng di động ............ 36
Bảng 2.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính khám phá các khía cạnh thể hiện sự xác
nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch di động ........................................ 46

Bảng 3.1. Thang đo khái niệm thiết kế ứng dụng .................................................... 69
Bảng 3.2. Thang đo khái niệm tiện ích ứng dụng .................................................... 70
Bảng 3.3. Thang đo khái niệm độ ổn định của ứng dụng di động du lịch ............... 70
Bảng 3.4. Thang đo khái niệm đồ họa giao diện của ứng dụng di động du lịch ...... 71
Bảng 3.5. Thang đo khái niệm cấu trúc giao diện ứng dụng du lịch ........................ 72
Bảng 3.6. Thang đo khái niệm giao diện đầu vào của ứng dụng du lịch ................. 72
Bảng 3.7. Thang đo khái niệm giao diện đầu ra của ứng dụng du lịch .................... 73
Bảng 3.8. Thang đo khái niệm giao diện đầu vào của ứng dụng du lịch ................. 73
Bảng 3.9. Thang đo khái niệm giao diện đầu vào của ứng dụng du lịch ................. 74
Bảng 3.10. Thang đo ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng di động du lịch ................. 75
Bảng 3.11. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của nghiên cứu thử nghiệm ......... 80
Bảng 3.12. Tóm tắt số lượng thang đo khái niệm sau khi điều chỉnh ...................... 86
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................. 93
Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du
lịch ............................................................................................................................ 95
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mơ tả nhận thức sự hữu ích, sự hài lòng và ý định tiếp tục
sử dụng ứng dụng du lịch của du khách ................................................................... 98
Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................. 100
Bảng 4.5. Kết quả Cronbach’s alpha của thang đo các khái niệm nghiên cứu ...... 102
Bảng 4.6. Bảng tóm tắt kết quả CFA sự xác nhận khả năng đáp ứng của ứng dụng du
lịch .......................................................................................................................... 106
Bảng 4.7. Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các nhân tố sự xác nhận khả năng
đáp ứng của ứng dụng du lịch ................................................................................ 106
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần thang đo sự xác nhận
khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch ................................................................. 108
Bảng 4.9. Các yếu tố thuộc sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch108
vi


Bảng 4.10. Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các nhân tố .................... 111

Bảng 4.11. Giá trị phân biệt của các nhân tố .......................................................... 112
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu (Các mối quan hệ trực tiếp) 115
Bảng 4.13. Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1000 ................................ 117
Bảng 4.14. Các tác động gián tiếp .......................................................................... 118
Bảng 4.15. Kết quả tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp giữa các khái niệm trong
mơ hình nghiên cứu ................................................................................................ 120
Bảng 4.16. Kết quả kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân ....................... 122
Bảng 4.17. Ước lượng mối quan hệ giữa các thành phần trong mơ hình khả biến theo độ
tuổi .......................................................................................................................... 124
Bảng 4.18. Ước lượng mối quan hệ giữa các thành phần trong mơ hình khả biến theo
tần suất đi du lịch .................................................................................................... 125
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình .......................................... 127

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 0.1. Tóm tắt sự phát triển chính của cơng nghệ thơng tin trong du lịch............ 2
Hình 1.1. Lý thuyết dự đốn ý định hành vi sử dụng cơng nghệ ............................. 17
Hình 1.2. Lý thuyết hành động hợp lý ...................................................................... 18
Hình 1.3. Lý thuyết hành vi có hoạch định .............................................................. 19
Hình 1.4. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ.................................................................. 20
Hình 1.5. Mơ hình xác nhận – kỳ vọng .................................................................... 23
Hình 1.6. Mơ hình hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng cơng nghệ ...................... 23
Hình 1.7. Lý thuyết sự phù hợp giữa khả năng đáp ứng – tiếp tục sử dụng ứng dụng di
động .......................................................................................................................... 25
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 44
Sơ đồ 3.1. Mơ hình các bước tiến hành nghiên cứu ................................................. 64
Hình 4.1. Kết quả phân tích CFA (chuẩn hóa) cho thang đo sự xác nhận về khả năng đáp
ứng của ứng dụng du lịch ....................................................................................... 105

Hình 4.2. Kết quả CFA mơ hình tới hạn của nghiên cứu ....................................... 109
Hình 4.3. Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc SEM với cấu trúc bậc 1 ................. 114

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nghĩa tiếng Việt

Nghĩa tiếng Anh

AMOS

Phân tích cấu trúc mơ măng

Analysis of Moment Structures

APP

Ứng dụng di động

Application

ASV

Phương sai chia sẻ trung bình

Average Shared Variance


AVE

Phương sai trích

Average variance extracted

CAB

Lý thuyết Nhận thức - Tình cảm Cognitive – Affective – Behavioral
– Ý định hành vi
Intention

CDT

Lý thuyết không hịa hợp nhận The Cognitive Dissonance Theory
thức

CFA

Phân tích nhân tố khẳng định

Confirmatory Factor Analysis

CFI

Chỉ số thích hợp so sánh

Comparative fit index


CR

Độ tin cậy tổng hợp

Composite Reliability

CRS

Hệ thống đặt chỗ trên máy tính

Computer Reservation System

CTUD

Cấu trúc giao diện ứng dụng

User interface structure

DHGD

Đồ họa giao diện

User Interface Graphics

DOOD

Độ ổn định của ứng dụng

App Dependability


EDT

Lý thuyết không xác nhận – kỳ Expectation – Disconfirmation
vọng
Theory

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

Exploratory Factor Analysis

GDDR

Giao diện đầu ra

User interface output

GDDV

Giao diện đầu vào

User interface input

GDS

Hệ thống phân phối toàn cầu

Global Distribution System


GFI

Chỉ số phù hợp

Goodness-of-fit index

ISO

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế International
Organization
Standardization

KMO

Chỉ Hệ số KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

KNĐU

Khả năng đáp ứng

Mobile Application Usability

mGQM

Mơ hình số liệu câu hỏi mục tiêu Mobile Goal Question Metric model
di động

MSV


Phương sai chia sẻ cực đại riêng
Maximum Shared Variance
lớn nhất

NTHI

Nhận thức sự hữu ích

Perceived Usefulness

OTA

Đại lý du lịch trực tuyến

Online Travel Agencies
ix

for


PACMAD

Mơ hình Con người là trung tâm The model of People At the Centre
phát triển ứng dụng di động
of Mobile App Development

RMSEA

Khai căn trung bình số gần đúng Root Mean Square

bình phương
Approximation

SEM

Mơ hình cấu trúc cân bằng

Structural Equation Modeling

SHAL

Sự hài lịng

Satisfaction

SPSS

Phần mềm phân tích thống kê

Statistical Package for the Social
Sciences

TAM

Thuyết chấp nhận cơng nghệ

Technology acceptance model

TIUD


Tiện ích ứng dụng

Application Utility

TKUD

Thiết kế ứng dụng

Application Design

TPB

Thuyết hành vi có dự định

Theory of Planned Behavior

TRA

Thuyết hành động hợp lý

Theory of Reasoned Action

TTSD

Tiếp tục sử dụng

Continuance Intention

UCMF


Mơ hình phù hợp giữa khả năng Usability - Continuance Intention to
đáp ứng – tiếp tục sử dụng
Use Model Fits

UEM

Mơ hình đánh giá khả năng đáp Usability Evaluation Model
ứng

UHM

Mơ hình phân cấp khả năng sử The Usability Hierarchical Model
dụng

UTAUT

Mơ hình hợp nhất về chấp nhận Unified Theory of Acceptance and
và sử dụng cơng nghệ
Use of Technology

VAM

Mơ hình chấp nhận sử dụng dựa The Value Acceptance Model
trên giá trị

VECOM

Hiệp hội Thương mại Điện tử

x


Errors

Vietnam E-commerce Association

of


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu
Những năm gần đây, ngành du lịch đã từng bước phát triển và đa dạng hóa các
dịch vụ để trở thành một trong những ngành kinh tế lớn và phát triển nhanh nhất thế
giới. Từ thế kỷ 20, các tiến bộ công nghệ và công nghệ thông tin bùng nổ mạnh mẽ, đặc
biệt là Internet đã thay đổi cách thức hoạt động của toàn ngành du lịch. Sự xuất hiện của
Internet đã đổi mới cách du khách tìm kiếm thơng tin liên quan đến du lịch, đặt dịch vụ
hoặc mua sản phẩm du lịch (Xiang & cộng sự, 2015). Từ năm 1990, ngành du lịch đã
áp dụng Internet để sử dụng các kênh phân phối mới qua hệ thống đặt chỗ trên máy tính
(CRS) và hệ thống phân phối tồn cầu (GDS). Cùng với sự tiện lợi, phổ biến của Internet,
người dùng nhận được lượng lớn các thơng tin khi tìm kiếm và có vơ số các lựa chọn
nên rất khó để đưa ra quyết định. Do đó, các đại lý du lịch ra đời nhằm nhanh chóng
cung cấp phản hồi kịp thời để đáp ứng các nhu cầu du lịch của du khách, như thơng tin
về lịch trình của hãng hàng khơng, tình trạng sẵn có của dịch vụ, giá vé, các dịch vụ liên
quan để đặt chỗ, ....
Theo đó, từ cuối những năm 1990, nhiều đại lý du lịch trực tuyến (OTA) như
Expedia, Lastminute.com và Travelocity bắt đầu cung cấp cho du khách chức năng truy
cập trực tiếp để tìm hiểu về các sản phẩm/dịch vụ du lịch. Các đại lý đã cung cấp nhiều
lợi ích mới cho du khách và nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cũng như giúp giảm chi phí
giao dịch từ việc loại bỏ cơ chế điều phối các kênh bán hàng (Werthner & Klein, 1999
trích trong Choi, 2018). Năm 2000, đại lý du lịch trực tuyến TripAdvisor được thành lập
đã phát triển một nền tảng hỗ trợ du khách thu thập thông tin, đăng đánh giá về các sản

phẩm/dịch vụ du lịch và chia sẻ ý kiến của họ trên các diễn đàn du lịch (Buhalis &
O’Connor, 2005). Có hơn 630 triệu đánh giá và ý kiến trên TripAdvisor (TripAdvisor,
2018). Từ cuối năm 2000, thiết bị di động đã nhanh chóng trở thành người bạn đồng
hành khơng thể thiếu trong q trình du lịch (Workman, 2014). Và sự phổ biến của thiết
bị di động có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của ngành du lịch (Liang &
cộng sự, 2017b).

1


Hình 0.1. Tóm tắt sự phát triển chính của cơng nghệ thông tin trong du lịch
Giữa năm 1990

Áp dụng Internet
để sử dụng các
kênh phân phối
mới qua CRS và
GDS.

Cuối năm 1990
Sự xuất hiện của
OTAs như
Expedia,
Lastminute và
Travelocity.

Đầu năm 2000

Cuối năm 2000


TripAdvisor
hoạt động theo
yêu cầu người
dùng.

Các dịch vụ du
lịch trên thiết bị
di động trở nên
phổ biến.

Nguồn: Choi (2018)
Những tiến bộ trong công nghệ di động đang chuyển trọng tâm của công nghệ
thông tin trong ngành du lịch sang các công nghệ di động. Theo đó, số lượng người dùng
thiết bị di động ngày càng tăng. Tính đến năm 2026 ước tính có khoảng 7516 tỷ người
sử dụng (Statista, 2021); và dự kiến hơn 60% dân số thế giới sẽ sử dụng thiết bị di động
vào năm 2022 (Statista, 2021b). Riêng tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất của We are
social & Hootsuite, tính đến năm 2021, có 154.4 triệu th bao sử dụng thiết bị di động
và trong đó điện thoại di động chiếm nhiều nhất trong các công nghệ kỹ thuật số. Cùng
với sự phổ biến của các thiết bị di động, các ứng dụng di động ngày càng được phổ biến
hơn, đến năm 2021, số lượng ứng dụng di động được tải xuống bởi người dùng trên toàn
thế giới là 230 tỷ ứng dụng (Statista, 2022).
Trong lĩnh vực du lịch, theo nghiên cứu về hành vi, hành vi du lịch là một dạng
của hành vi tiêu dùng và là quá trình lựa chọn, mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, được biểu hiện thơng qua: tìm kiếm, mua, sử dụng
và đánh giá các sản phẩm/dịch vụ du lịch. Mathieson và Wall (1982) đã chỉ ra mơ hình
5 giai đoạn của hành vi du lịch, bao gồm (1) Giai đoạn nhận thức khi các cá nhân hiểu
về nhu cầu và mong muốn đi du lịch của bản thân; (2) Giai đoạn tìm kiếm, thu thập các
thông tin cần thiết và đánh giá các lựa chọn; (3) Giai đoạn quyết định chọn lựa; (4) Giai
đoạn chuẩn bị và trải nghiệm chuyến đi; (5) Giai đoạn đánh giá sự hài lòng của bản thân
(Mathieson và Wall (1982) trích trong Nguyễn Thị Vân Hạnh & Nguyễn Hữu Bình,

2020). Trong các giai đoạn của hành vi du lịch, du khách có xu hướng áp dụng cơng
nghệ ( Nguyễn Thị Vân Hạnh & Nguyễn Hữu Bình, 2020); trong đó, các ứng dụng di
động trong du lịch (gọi tắt là ứng dụng du lịch) được du khách sử dụng ngày càng tăng.
2


Thống kê mới nhất cho thấy ứng dụng du lịch là danh mục ứng dụng được tải
xuống nhiều thứ 7 (Statista, 2021), với 60% người dùng điện thoại thông minh toàn cầu
tải xuống trên thiết bị di động để phục vụ các mục đích du lịch; và 45% trong nhóm này
sử dụng các ứng dụng này thường xuyên để lập kế hoạch du lịch (Goodworklabs, 2016).
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục du lịch – Viện nghiên cứu và phát triển du lịch,
từ năm 2018 du lịch trực tuyến tăng trưởng mạnh, và trong đó, tỷ lệ khách du lịch nội
địa sử dụng du lịch trực tuyến cao. Bên cạnh đó, thống kê của Hiệp hội Thương mại
Điện tử (VECOM) năm 2021 cho thấy, các OTA thương hiệu toàn cầu như Agoda.com,
booking.com, Traveloka.com, Expedia.com đang độc chiếm thị trường Việt Nam, với
80% thị phần. Các ứng dụng du lịch nói chung và ứng dụng du lịch của đại lý du lịch
trực tuyến được áp dụng ngày càng nhiều đã làm nổi bật tầm quan trọng của chúng trong
ngành du lịch.
Bảng 0.1. dưới đây trình bày tóm tắt định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến tên đề
tài luận án.
Bảng 0.1. Định nghĩa các thuật ngữ chính
Định nghĩa

Tên thuật ngữ
Ứng dụng di động

Chương trình phần mềm được thiết kế để hoạt động trên
thiết bị di động như điện thoại thơng minh hay máy tính
bảng, đáp ứng nhu cầu người dùng qua quá trình tương
tác với giao diện ứng dụng (Biel & cộng sự, 2010)


Đại lý du lịch trực tuyến

Trung gian bán các dịch vụ du lịch (chỗ ở, phương tiện
đi lại, dịch vụ ăn uống, tour du lịch …) thông qua các
kênh trực tuyến như trang Web, ứng dụng Web, ứng dụng
(mobile app); tất cả các giao dịch đều được thực hiện qua
hình thức trực tuyến (Wang và Xiang, 2012)

Ý định tiếp tục sử dụng

Ý định của người dùng đối với việc tiếp tục sử dụng một
hệ thống công nghệ ở giai đoạn sau khi chấp nhận sử
dụng ban đầu (Bhattacherjee, 2001b)
Nguồn: Kết quả tổng hợp, 2021

2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong lĩnh vực du lịch, các ứng dụng di động ngày càng được áp dụng phổ biến vì
chúng mang lại rất nhiều lợi ích khơng chỉ cho các doanh nghiệp du lịch, các điểm đến
3


du lịch mà cịn cho du khách. Từ góc độ doanh nghiệp, ứng dụng di động là công cụ giá
trị giúp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch tiếp cận các khách hàng tiềm năng,
truyền tải thông tin và kích hoạt nhu cầu du lịch của du khách (Liang & cộng sự, 2017).
Về phía du khách, những ứng dụng này cho phép họ tìm kiếm thơng tin, tìm chỗ ở,
phương tiện đi lại, chuyến bay và sự kiện cũng như đặt chỗ bất cứ lúc nào (Liu & cộng
sự, 2020). Không những vậy, ứng dụng du lịch góp phần nâng cao trải nghiệm của du
khách bằng cách cung cấp cho người dùng nhiều chức năng, sự phản hồi nhanh chóng
với độ tin cậy cao và khả năng thích ứng với bối cảnh cao (Kirova & Vo Thanh, 2019;

Mo Kwon & cộng sự, 2013).
Nhìn chung, ứng dụng du lịch là một trong các công nghệ di động được các nhà
nghiên cứu quan tâm hơn hết vì các ứng dụng này có tác động mạnh mẽ đến hành vi của
du khách (Tan & cộng sự, 2017b); và có tầm quan trọng đối với các đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực du lịch (Lamsfus & cộng sự, 2015). Thông thường, ứng dụng di động
thường gắn liền với các điểm đến du lịch thơng minh (Lamsfus & cộng sự, 2015), do
đó, đây là công cụ hiệu quả để quảng bá điểm đến (Fernández-Cavia & cộng sự, 2017)
và tạo sự gắn bó của du khách đối với các điểm đến (Kuo & cộng sự, 2019; Zhang &
cộng sự, 2021). Đối với các đại lý du lịch trực tuyến nói riêng, ứng dụng di động là một
trong các bộ phận cấu thành quan trọng của đại lý (Kustiwi, 2018).
Từ năm 2019, sự không chắc chắn và những hạn chế được đặt ra do hậu quả của
sự bùng phát COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch (Kim & cộng sự,
2021). Với sự tác động này, các ứng dụng du lịch và thiết bị di động trở thành một trong
các giải pháp cốt lõi góp phần chống lại COVID-19 và giúp tái mở cửa ngành du lịch
(Ivanov & cộng sự, 2020; Zhong & cộng sự, 2022). Tuy nhiên, ước tính chỉ gần một
nửa số ứng dụng du lịch được lưu giữ lại trên thiết bị di động sau lần sử dụng đầu tiên
(Linton, & Kwortnik, 2015). Điều này là do tính chất khác biệt của hành vi tiêu dùng du
lịch so với các hành vi tiêu dùng hàng ngày. Trong khi đó, sự chấp nhận và sử dụng ban
đầu chỉ là bước đầu tiên để hiện thực hóa thành cơng của việc áp dụng công nghệ mới
(Bhattacherjee & cộng sự, 2008), khả năng tồn tại lâu dài và thành công cuối cùng của
một công nghệ mới phụ thuộc vào ý định tiếp tục sử dụng của người dùng
(Bhattacherjee, 2001; Fong & cộng sự, 2017). Với tầm quan trọng của ứng dụng di động,
nhưng phần lớn các nghiên cứu hiện có tập trung vào nghiên cứu ý định chấp nhận hoặc
hành vi sử dụng ban đầu (Kirova & Vo Thanh, 2019); có ít các nghiên cứu về ý định
4


hành vi ở giai đoạn sau khi chấp nhận sử dụng (Fong & & cộng sự, 2017; Jeong & Shin,
2020; Liebana-Cabanillas & cộng sự, 2020). Tuy nhiên, nghiên cứu về ý định hành vi ở
giai đoạn sau khi sử dụng là rất quan trọng vì ý định này thường liên quan đến sự hài

lòng của người dùng sau khi sử dụng sẽ dẫn đến hành vi tiếp tục sử dụng hoặc ngừng sử
dụng trong tương lai (Bhattacherjee, 2001a).
Ý định hành vi sau khi sử dụng công nghệ đã được xem xét trong tài liệu về ứng
dụng di động theo tiến trình hành vi nhận thức - tình cảm - ý định hành vi. Nghiên cứu
đã chỉ ra rằng sự xác nhận, cảm nhận sự hữu ích và khả năng đáp ứng của ứng dụng di
động là những yếu tố chính của thành phần nhận thức (Bhattacherjee, 2001; Hoehle &
Venkatesh, 2015; Hussain & Omar, 2020). Trong khi sự hài lòng được xác định thuộc
thành phần tình cảm (Akdim & cộng sự, 2022; Bhattacherjee, 2001) và ý định tiếp tục
sử dụng ứng dụng di động là thành phần ý định hành vi (Bhattacherjee, 2001; Hoehle &
Venkatesh, 2015; Tâm & cộng sự, 2020). Trong quá trình này, khả năng đáp ứng của
ứng dụng di động là chìa khóa thành cơng để xây dựng và phát triển ứng dụng (Hussain
& Omar, 2020) và ảnh hưởng tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đó (Hoehle
& Venkatesh, 2015; Hoehle & cộng sự, 2015; Tan & cộng sự, 2020). Bên cạnh đó, mối
quan hệ giữa sự xác nhận và tiếp tục sử dụng ứng dụng bị ảnh hưởng bởi nhận thức sự
hữu ích và sự hài lòng (Bhattacherjee, 2001; Liu & cộng sự, 2020). Bên cạnh tầm quan
trọng của nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn trên, việc thực hiện nghiên cứu này là cần
thiết vì liên quan đến các khoảng trống lý thuyết:
Đầu tiên, trong lý thuyết ECM, “sự xác nhận” được xem xét là thành phần nhận
thức trong tiến trình hành vi người dùng công nghệ. Khái niệm này đã được khái niệm
hóa như một cấu trúc tổng hợp và khơng chỉ ra đầy đủ về các khía cạnh cấu thành
(Bhattacherjee & Premkumar, 2004); trong khi cấu trúc này nên được phân tách thành
các khía cạnh cụ thể để cung cấp thông tin chi tiết hướng dẫn thiết kế hệ thống cơng
nghệ (Islam & cộng sự, 2017). Vì vậy, thành phần nhận thức này trong tiến trình hành
vi cần được nghiên cứu thêm. Mặt khác, khả năng đáp ứng của ứng dụng di động là chìa
khóa thành cơng để phát triển ứng dụng (Hussain & Omar, 2020); và ảnh hưởng tích
cực đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng của người dùng (Hoehle & Venkatesh, 2015;
Tan & cộng sự, 2020). Đặc biệt, trong du lịch, việc cải thiện khả năng đáp ứng của ứng
dụng du lịch là rất quan trọng để đảm bảo rằng ứng dụng có thể đạt được kỳ vọng liên
quan đến các mục đích du lịch của du khách. Tuy nhiên, các mơ hình nghiên cứu hiện
5



có về khả năng đáp ứng của ứng dụng di động vẫn chưa nhất quán và chưa thể hiện cụ
thể các điểm cần phải cải tiến và phát triển liên quan đến thiết kế, giao diện của ứng
dụng (Tan & cộng sự, 2020). Bên cạnh đó, Hoehle & Venkatesh (2015) đã đưa ra gợi ý
về hướng nghiên cứu trong tương lai là dựa trên mơ hình nghiên cứu về khả năng đáp
ứng của ứng dụng di động - ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng (UCMF) và tích hợp mơ
hình này với các lý thuyết chấp nhận cơng nghệ hiện có như mơ hình xác nhận - kỳ vọng
(ECM) của Bhattacherjee (2001). Trong đó, các khái niệm sự xác nhận, khả năng đáp
ứng của ứng dụng di động, ý định tiếp tục sử dụng là các khái niệm trung tâm của hai
mơ hình nghiên cứu này. Ngồi ra, giống như ý định hành vi sử dụng các sản phẩm/dịch
vụ, việc sử dụng ứng dụng di động cũng là một quá trình tiêu dùng (Ajzen, 1991), tuy
nhiên, mối quan hệ sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch chưa được
nghiên cứu theo tiến trình hành vi nhận thức - tình cảm - hành vi.
Thứ hai, nhận thức sự hữu ích và sự hài lịng đã được xem xét vai trò trung gian
riêng lẻ trong mối quan hệ giữa sự xác nhận và ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng di động
(Bhattacherjee, 2001; Liu & cộng sự, 2020). Trong khi đó sự hài lịng về việc sử dụng
công nghệ và nhận thức về sự hữu ích của cơng nghệ cịn được coi là các yếu tố quyết
định ý định hành vi ở giai đoạn sau khi chấp nhận sử dụng (Bhattacherjee, 2001; Liu &
cộng sự, 2020). Nghiên cứu về vai trò trung gian của nhận thức sự hữu ích và sự hài
lịng trong mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng của ứng dụng di động và ý định tiếp tục
sử dụng là quan trọng vì giúp nắm bắt tốt hơn các thuộc tính của ứng dụng di động và
có thể giúp nâng cao trải nghiệm cho du khách (Chea & Luo, 2008), từ đó thúc đẩy ý
định tiếp tục sử dụng và góp phần quảng bá các điểm đến du lịch đến với du khách dễ
dàng hơn (Kuo & cộng sự, 2019; Zhang & cộng sự, 2021). Điều này góp phần nâng cao
nhận thức của du khách về điểm đến (Zhang & cộng sự, 2021) hoặc có thể thúc đẩy ý
định quay lại (Jeong & Shin, 2020). Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả, vẫn chưa có
nghiên cứu nào về vai trị trung gian của cả hai biến số này trong mối quan hệ giữa sự
xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng di động và ý định tiếp tục sử dụng. Hơn
nữa, mặc dù mối liên hệ giữa khả năng đáp ứng của ứng dụng di động và ý định tiếp tục

sử dụng đã được nghiên cứu, nhưng có rất ít nghiên cứu tập trung vào các yếu tố tình
cảm trong mối quan hệ này (Ozturk & cộng sự, 2016; Tarute & cộng sự, 2017).

6


Từ những phân tích trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ý định
tiếp tục sử dụng của du khách đối với các ứng dụng di động trong du lịch: trường hợp
ứng dụng trên thiết bị di động của đại lý du lịch trực tuyến”.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra tương ứng với các mục tiêu trên như sau:
- Các yếu tố chính nào ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng du lịch của du
khách và các khía cạnh nào thể hiện sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du
lịch?
- Sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch ảnh hưởng như thế nào đến
nhận thức về sự hữu ích, sự hài lịng, và ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng du lịch của
du khách của du khách đối với ứng dụng du lịch?
- Nhận thức sự hữu ích và sự hài lịng có vai trị như thế nào trong mối quan hệ giữa sự
xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch và ý định tiếp tục sử dụng của du
khách đối với ứng dụng du lịch?
- Các khía cạnh thể hiện sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch tác động
khác biệt như thế nào đến nhận thức sự hữu ích, sự hài lịng và ý định tiếp tục sử dụng
của du khách theo đặc điểm cá nhân?

4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận án là mở rộng nghiên cứu trước đây của Bhattacherjee (2001b)
và Hoehle & Venkatesh (2015b) vào bối cảnh ứng dụng di động trong du lịch để kiểm
tra ảnh hưởng của sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch, nhận thức sự
hữu ích, và sự hài lịng đến ý định tiếp tục sử dụng của du khách đối với các ứng dụng

du lịch của Đại lý du lịch trực tuyến.
Để đạt được mục tiêu trên, luận án gồm các mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định và đo lường yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng tiếp tục sử dụng ứng dụng
du lịch của du khách; và các khía cạnh thể hiện sự xác nhận về khả năng đáp ứng của
ứng dụng du lịch;

7


- Kiểm tra tác động của sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch đến nhận
thức về sự hữu ích, sự hài lịng và ý định tiếp tục sử dụng của du khách đối với ứng dụng
du lịch;
- Kiểm định sự khác biệt về tác động của các khía cạnh thuộc sự xác nhận về khả năng
đáp ứng của ứng dụng du lịch đến nhận thức sự hữu ích, sự hài lịng và ý định tiếp tục
sử dụng của du khách theo đặc điểm cá nhân, số năm sử dụng thiết bị di động, và tần
suất đi du lịch;
- Xác định mức độ tác động gián tiếp của các khía cạnh cấu thành sự xác nhận về khả
năng đáp ứng của ứng dụng du lịch đến ý định tiếp tục sử dụng thông qua trung gian
nhận thức sự hữu ích và sự hài lịng;
- Đề xuất những hàm ý quản trị đến các nhà phát triển ứng dụng, các nhà cung cấp dịch
vụ du lịch, các đại lý du lịch trực tuyến nói riêng và các nhà hoạch định chính sách trong
việc phát triển ứng dụng du lịch nhằm gia tăng ý định tiếp tục sử dụng của du khách.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các khía cạnh thể hiện sự xác nhận về khả năng
đáp ứng của ứng dụng du lịch; tác động của sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng
dụng, nhận thức của du khách về sự hữu ích của ứng dụng và sự hài lịng của du khách
về việc sử dụng ứng dụng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng du lịch; ý định tiếp tục
sử dụng của du khách đối với ứng dụng du lịch của đại lý du lịch trực tuyến.

Đối tượng khảo sát của luận án là khách du lịch nội địa Việt Nam đã sử dụng qua ứng
dụng di động của đại lý du lịch trực tuyến có tại Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
Không gian và thời gian nghiên cứu: ứng dụng du lịch của Đại lý du lịch trực tuyến có
tại Việt Nam; dữ liệu được thu thập từ 7/2020 đến 5/2021
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các khía cạnh thuộc sự xác nhận về khả năng đáp ứng
của ứng dụng du lịch và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định tiếp tục sử dụng của du
khách đối với ứng dụng du lịch của Đại lý du lịch trực tuyến.

8


6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định
lượng; ngoài ra, luận án có sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính ở giai
đoạn đầu của nghiên cứu. Cụ thể:
Để xác định các khía cạnh của sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng di
động trong du lịch, và bổ sung biến quan sát trong thang đo khái niệm khả năng đáp ứng
của ứng dụng di động, nhận thức về sự hữu ích, sự hài lịng và ý định tiếp tục sử dụng
các ứng dụng du lịch của du khách, phương pháp định tính được sử dụng thông qua các
cuộc phỏng vấn chuyên sâu bán cấu trúc. Vì phỏng vấn sâu cho phép thu thập và phân
tích thơng tin tồn diện về chủ đề nghiên cứu hơn là dựa hồn tồn vào các tài liệu đã
có từ trước để xác định các cấu trúc liên quan (Creswell & Creswell, 2007). Các kết quả
thu được từ phỏng vấn sâu đã hỗ trợ trong việc phát triển mô hình khái niệm và bản hỏi
cho nghiên cứu định lượng chính thức.
Nghiên cứu định lượng chính thức được tiến hành bằng cách lấy số liệu khảo sát
thông qua bản hỏi khảo sát trực tuyến. Bản hỏi đã thu thập dữ liệu từ những người dùng
ứng dụng du lịch, cho phép kiểm tra thống kê suy luận để giải quyết mục tiêu phát triển,
kiểm tra thực nghiệm và xác thực mô hình về ý định tiếp tục sử dụng của người dùng
ứng dụng du lịch. Công cụ khảo sát được phát triển bằng cách kế thừa và điều chỉnh các

thang đo từ các nghiên cứu đi trước. Đối tượng tham gia phỏng vấn cho nghiên cứu là
khách du lịch nội địa người Việt Nam, đã từng sử dụng các ứng dụng du lịch của Đại lý
du lịch trực tuyến cho mục đích du lịch. Sau khi xác nhận cơng cụ khảo sát và thang đo
là hợp lệ, khảo sát chính được tiến hành và thu được 478 câu trả lời hợp lệ. Mơ hình hóa
phương trình cấu trúc (SEM) và phân tích đa nhóm được sử dụng để phân tích dữ liệu
khảo sát thu thập được.

7. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã mở rộng khái niệm “sự xác nhận” trong lĩnh vực hệ thống thông tin bằng
cách đặt khái niệm này vào trong bối cảnh nghiên cứu về ứng dụng du lịch và chỉ rõ các
yếu tố cấu thành. Khái niệm này là một đóng góp đáng kể cho lý thuyết nghiên cứu trong
lĩnh vực du lịch, vì khái niệm này giúp giải quyết những hạn chế của mơ hình lý thuyết:
mơ hình xác nhận - kỳ vọng và mơ hình sự phù hợp giữa khả năng đáp ứng của ứng
dụng di động - tiếp tục sử dụng trong bối cảnh cụ thể của ngành du lịch.
9


- Luận án thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa các khía cạnh thể hiện sự xác nhận
khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch và ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng du lịch theo
tiến trình hành vi tiêu dùng: nhận thức - tình cảm - hành vi. Trong đó, nghiên cứu làm
phong phú thêm thành phần nhận thức bằng cách kết hợp hai khái niệm – “sự xác nhận”
và “khả năng đáp ứng của ứng dụng di động” để tạo nên một khái niệm mới “sự xác
nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch”.
- Nghiên cứu kiểm tra vai trò trung gian của sự hài lịng và nhận thức sự hữu ích trong
mối quan hệ giữa sự xác nhận về khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch và ý định tiếp
tục sử dụng của du khách với ứng dụng du lịch. Việc tập trung xem xét vai trò trung
gian, nghiên cứu này đã hưởng ứng đề xuất hướng nghiên cứu tương lai về việc thực
hiện nghiên cứu thêm để xem xét vai trò trung gian nhằm hiểu rõ vai trò của nó trong
mối quan hệ giữa sự xác nhận khả năng đáp ứng của ứng dụng di động và ý định tiếp
tục sử dụng (Hoehle & Venkatesh, 2015; Ozturk & cộng sự, 2016; Tarute & cộng sự,

2017). Điều này giúp mở rộng sự hiểu biết về thành phần tình cảm trong tiến trình hành
vi.
- Luận án đưa ra các đề xuất về hàm ý quản trị thiết thực và quan trọng cho các nhà phát
triển ứng dụng, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, đặc biệt là các OTA, và các nhà hoạch
định chính sách để khuyến khích ý định tiếp tục sử dụng của du khách đối với ứng dụng
du lịch.

8. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm năm chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nội dung chương đề cập đến những kết quả từ các nghiên cứu trước đó và phương pháp
nghiên cứu đã được vận dụng. Đồng thời phân tích hạn chế của vấn đề nghiên cứu liên
quan đến ý định sử dụng ứng dụng du lịch và khả năng đáp ứng của ứng dụng du lịch.
Các luận điểm chính của từng lý thuyết liên quan được trình bày.
- Chương 2: Xây dựng mơ hình nghiên cứu
Đề cập đến các lý thuyết nền tảng và luận giải lý do lựa chọn lý thuyết nền. Xây dựng
mơ hình nghiên cứu và định nghĩa các khái niệm nghiên cứu trong mơ hình. Tiếp theo
là trình bày các giả thuyết nghiên cứu.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
10


Phần đầu tiên của chương sẽ đề cập đến mô thức nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu. Tiếp theo trình bày thang đo các khái niệm nghiên cứu, phương pháp thực hiện
nghiên cứu thử nghiệm và kết quả của nghiên cứu thử nghiệm này. Cuối cùng là phương
pháp lấy mẫu, thu thập và phân tích kết quả nghiên cứu định lượng.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Phần đầu tiên của chương trình mơ tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu, thống kê mô tả.
Tiếp theo, đề cập đến kết quả phân tích dữ liệu sơ bộ và cuối cùng đề cập đến kết quả
kiểm định giả thuyết nghiên cứu của luận án.

- Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị
Chương 5 thảo luận các đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn của luận án, đồng thời
phần cuối của chương nêu ra các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong
tương lai.

11


×