Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Ôn tập sinh de thi hsg cap truong 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.65 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG KỲ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG
TỔ: SINH- TDQPAN
Môn: Sinh học. Năm học 2014- 2015
Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề )
( Đề thi gồm 3 trang, 19 câu )
Câu 1( 1 điểm )
Hãy giải thích tại sao nước ở một số sơng, biển lại có màu đen? Ý nghĩa của hiện
tượng này?
Câu 2 ( 1 điểm )
Vi rút có phải là VSV khơng? Vi rút có phải là tác nhân lây nhiễm có kích thước nhỏ
nhất khơng?
Câu 3 ( 1 điểm )
Một cốc rượu nhạt ( 5 – 6% êtanol ) hoặc bia có thể cho thêm một ít chuối đậy cốc
bằng vải màn, để ở nơi ấm sau vài ngày sẽ có 1 lớp màng trắng phủ lên trên bề mặt môi
trường. Rượu đã biến thành giấm.
a. Hãy điền chất hữu cơ hình thành từ sơ đồ sau:
C2H5OH + O2 -> ................... + H2O + Q
b.Váng trắng do sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không? Tại sao?
Câu 4 ( 1 điểm )
Hãy giải thích tại sao nước là một dung mơi tốt? Vì sao vào mùa hanh khơ người ta
thường phải bôi kem, sáp chống nẻ?
Câu 5 ( 1 điểm )
So sánh sự khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật?
Câu 6 ( 1 điểm )
Hiện tượng gì xảy ra khi ngâm tế bào biểu bì vảy hành và tế bào hồng cầu vào trong
mỗi dung dịch sau: dung dịch ưu trương, dung dịch nhược trương? Giải thích.
Câu 7 ( 1 điểm )
Hãy quan sát một cây xanh và cho biết màu sắc của những lá nhận được nhiều ánh
sáng có điểm gì khác với những lá nhận được ít ánh sáng? Vì sao?
Câu 8 ( 1 điểm )
Các bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước một cách chủ động của hệ rễ như thế


nào? Trong canh tác để cây hút nước dễ dàng cần chú ý những biện pháp gì?
Câu 9 ( 1 điểm )
Hơ hấp sáng là gì? Hiện tượng hơ hấp sáng thường xảy ra ở những loại thực vật nào?
Và có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống thực vật?
Câu 10 ( 1 điểm )
a. Tại sao vào ban trưa, nắng gắt ánh sáng dồi dào cường độ quang hợp lại hạ thấp?
b. Một hiện tượng khác xảy ra đồng thời làm giảm năng suất quang hợp – đó là hiện
tượng gì? Gải thích?
Câu 11 ( 1 điểm )
Tại sao suy tim, xơ vữa động mạch, mất máu lại làm thay đổi huyết áp?
Câu 12 ( 1điểm )
Hình dạng tế bào ổn định hay thay đổi? Trong cơ thể người loại tế bào nào có khả
năng thay đổi hình dạng mà vẫn hoạt động bình thường?
Câu 13 ( 1 điểm )

1


Trong q trình tiến hố động vật chuyển từ đời sống dưới nước lên trên cạn sẽ gặp
những khó khăn gì liên quan đến sinh sản ? Những trở ngại đó được khắc phục như thế nào?
Câu 14 ( 1 điểm )
Q trình tiêu hố quan trọng nhất xảy ra ở đâu ?Tại sao nói đó là phần tiêu hố quan
trọng nhất?
Câu 15 ( 1 điểm )
Trong sản xuất nông nghiệp khi trên cây vải có nhiều rệp người ta thường thả kiến
vống vào đó, sau một thời gian số lượng rệp giảm rõ rệt. Hiện tượng ứng dụng đó gọi là gì? Ý
nghĩa thực tiễn của hiện tượng?
Câu 16 ( 1 điểm )
Trong thực nghiệm người ta tạo ra một mARN chỉ có 2 loại U và X với tỷ lệ tương
ứng là 5: 1. xác định tỷ lệ các bộ ba mã hóa trong mARN?

Câu 17 ( 2 điểm )
Ở 1 loài thực vật 2n do đột biến đã tạo ra loại đột biến đa bội AAaa.
a. Xác định dạng đột biến và giải thích cơ chế hình thành.
b. Để gây đột biến dạng nêu trên, cần sử dụng loại hóa chất nào và tác động vào giai
đoạn nào của chu kỳ tế bào?
Câu 18 ( 1 điểm )
Một quần thể có tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,45AA : 0,3Aa: 0,25aa. Giả sử
kiểu gen aa khơng có khả năng sinh sản. Hãy tính thành phần kiểu gen của quần thể sau một
thế hệ ngẫu phối ?
Câu 19 ( 1 điểm )
Bộ NST của 1 lồi thực vật có hoa gồm 5 cặp NST ( ký hiệu I , II , III , IV, V ). Khi
khảo sát 1 quần thể của loài này, người ta pháp hiện 5 thể đột biến ( ký hiệu a, b, c, d, e). Phân
tích tế bào học 5 thể đột biến đó ,thu được kết quả sau:
Thể đột biến
a
b
c
d
e

I
3
5
1
2
0

Số lượng NST đếm được ở từng cặp
II
III

IV
V
3
3
3
3
5
5
5
5
2
2
2
2
2
3
2
2
2
2
2
2

Hãy viết ký hiệu bộ NST và tên gọi của của các thể đột biến trên ?

2


TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG
TỔ: SINH- TDQPAN


ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG
Môn: Sinh học. Năm học 2014- 2015
( Đáp án – thang điểm gồm có 7 trang )
Nội dung

Điểm

Câu 1
- Nước sơng biển có màu đen: Ở các mơi trường kị khí một số vi khuẩn phân
giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác thực vật và vận chuyển H+ và electron đến
chất nhận e cuối cùng là SO42-. Phản ứng diễn ra tạo H2S , H2S là một khí độc
mùi trứng ung có ái lực cao với kim loại. Trong tự nhiên Fe rất phổ biến trong
đất và nước nên chúng sẽ -> FeS kết tủa Vậy màu đen là màu của FeS kết tủa.
- Ý nghĩa: Giúp con ngươì đựợc giải độc khỏi nhiều kim loại nặng vì các kim
loại như HgS, PbS, ZnS đều không tan trong nứoc và đều lắng xuống bùn.

1 điểm

0,5
0,5

Câu 2
- Vi rút chưa phải là một sinh vật nên cũng khơng được gọi là VSV
+ VR có cấu tạo đơn giản chỉ gồm 1 lõi là axit nu ( AND hay ARN ) và
vỏ capsit cấu trúc bởi protein. Một VR hoàn chỉnh được gọi là 1 virion.
+ VR có lối sống bắt buộc kí sinh trên VK, TV và ĐV.
+ VR gây nên khá nhiều bệnh ở người gia cầm, gia súc, cây trồng và
cây rừng.

- VR có kích thước rất nhỏ đường kính trung bình của chúng là 10- 300nm,
nhưng chư phải là tác nhân gây bệnh nhỏ nhất vì cịn có các viroit mới là nhỏ
nhất chúng chỉ là phân tử ARN dài vài trăm nu gây bệnh cho thực vật.
Câu 3
a. Chất hữu cơ tạo thành:
C2H5OH + O2 -> CH3COOH + H2O + Q
( axit axetic )
b. Màng trắng do các vi khuẩn axetic tạo ra .
- Ở đáy cốc khơng có loại vi khuẩn này vì chúng là vi khuẩn hiếu khí bắt
buộc.
Câu 4
- Nước là một dung mơi tốt vì phân tử nuớc được cấu tạo từ 1 oxi kết hợp với 2
ngun tử H -> nước có tính phân cực vì vậy vcác tinh thể khi tan vào trong
nước đặc tính này của nước làm tan ( ví dụ NaCL )
- Vì mùa mùa lạnh hanh khơ độ ẩm khơng khí thấp nên nước dễ bị khuyếch tán
từ trong cơ thể người ra ngồi mơi trường dưới dạng THN. Kem , sáp chống nẻ
bản chất là các axit béo trong chứa các liên kết khơng phân cực -> có tính kị
nước=> nước khơng thể thốt ra ngồi được

0,5

0,5
1 điểm
0,5
0,5
1 điểm
0,5

0,5
1 điểm


Câu 5
Tế bào thực vật
- Có thành xenlulo bao ngồi màng
sinh chất.
- Có lục lạp tự dưỡng.
- Chất dự trữ là tinh bột.

1 điểm

Tế bào động vật
- Khơng có thành xenlulo.

Mỗi ý
0,2

- Khơng có lục lạp, dị dưỡng
- Chất dự trữ là glicogen

3


- Phân bào khơng có sao và phân
- Phân bào có xuất hiện sao và phân
chia tế bào chất bằng vách ngăn
chia tế bào chất bằng eo thắt ở trung
trung tâm.
tâm.
- Hệ khơng bào phát triển.
- Ít có khơng bào.

Câu 6
- Hiện tượng và giải thích với tế bào biểu bì vảy hành:
+ Trong mơi trường nhược trương: Tế bào trương nước, màng sinh chất áp sát
thành tế bào.
+ Trong môi trường ưu trương: Tế bào mất nước dẫn đến màng sinh chất tách
dần khỏi thành tế bào nên xảy ra hiện tượng co nguyên sinh.
- Hiện tượng và giải thích với tế bào hồng cầu:
+ Trong mơi trường nhược trương: Thế nước môi trường> thế nước trong tế
bào dẫn đến tế bào hút nước do khơng có thành tế bào nên tế bào vỡ tung ( tiêu
huyết )
+ Trong môi trường ưu trương: Hồng cầu nhăn nheo do thế nước môi trường<
thế nước trong tế bào dẫn đến tế abof mất nước nên nhăn nheo.

1 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25

Câu 7
- Lá cây nhận được nhiều ánh sáng có màu xanh hơn lá cây nhận được ít ánh
sáng vì : Do số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau phụ thuộc vào
điều kiện chiếu sáng của môi trường sống .
- Lục lạp là một trong 3 dạng lạp thể ( vơ sắc lạp, săc lạp, lục lạp) chỉ có trong
tế bào có chức năng quang hợp ở thực vật. Lục lạp thường có hình bầu dục có 2
lớp màng, bên trong cứa chất nền ( troma) và các hạt nhỏ granna trên có diệp
lục.

1 điểm


Câu 8
- Bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước chủ động của hệ rễ:
+ Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt ngang thân cây gần mặt đất, một thời gian
sau ở mặt cắt rỉ ra các giọt nhựa chính tỏ rễ đã hút và đẩy nước chủ động.
+ Hiện tượng ứ giọt: Úp chuông thuỷ tinh lên cây nguyên vẹn sau khi
tưới đủ nước, một thời gian sau ở mép lá xuất hiện các giọt nước.
-> Sự thoát hơi nước bị ức chế nước tiết thành giọt ở mép lá qua các lỗ
khí chứng tỏ cây hút và đẩy nước chủ động.
- Biện pháp kỹ thuật để cây hút nước dễ dàng: Làm cỏ, sục bùn xới đất kỹ để
cây hô hấp tốt tạo điều kiện cho q trình hút nước chủ động.

1 điểm

Câu 9
- Hơ hấp sáng là phần hô hấp được tăng thêm dưới tác động của ánh sáng
( quang hô hấp )
- Thực vật có hơ hấp sáng: Thực vật c3 vì ở cây C3 có q trình tạo đường và
cố định CO2 xảy ra cùng 1 nơi.
- ý nghĩa:
+ Tiêu hao nhiều sản phẩm quang hợp mà không tổng hợp được ATP.
+ Một phần cacbon được đồng hoá bị mất trong qúa trình tạo thành các
sản phẩm trung gian-> giảm năng suất.
+ Hơ hấp sáng đã hình thành 1 số aa như glixin, serin.

1 điểm
0,25

0,5
0,5


0,25
0,25

0,5

0,25

0,5
Câu 10
a- Lí do cường độ quang hợp hạ thấp :

1 điểm

4


+ Buổi trưa: thoát hơi nuớc mạnh -> tế bào lỗ khí mất nước , vách mỏng
tế bào hạt đậu co lại nhiều làm lỗ khí khép kín trao đổi khí ngưng trệ.

0,25

+ Thốt hơi nước -> sự hút nước từ rễ làm tăng quá trình tổng hợp axit
apxixic làm tế bào hình hạt đậu mất sức căng.
b. Lí do giảm năng suất quang hợp hạ thấp: Do hiện tượng hơ hấp sáng-> lỗ khí
khép kín -> hàm lượng CO2 giảm.
Hơ hấp sáng tạo chất phosphoglicolat bị oxi hố giải phóng năng lượng vơ ích

0,25

Câu 11

- Tim co tạo ra một áp lực để tống máu vào trong động mạch, đồng thời tạo một
lực tác dụng lên thành mạch gọi là huyết áp.
- Huyết áp phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhịp tim và lực co tim sức cản của mạch
máu, khối lượng máu và độ quánh của máu nên khi có sự biến đổi về các yếu tố
này sẽ làm thay đổi huyết áp của cơ thể. Cụ thể là:
+ Khi tim đập nhanh và mạnh -> huyết áp tăng: tim đập chậm và yếu
hoặc suy tim-> huyết áp giảm.
+ Khi lòng mạch hẹp lại do thành mạch bị xơ vữa -> huyết áp tăng
thành mạch kém đàn hồi do bị lão hoá -> huyết áp tăng.
+ Khi mất máu -> huyết áp giảm : ăn mặn thưuờng xuyên làm tăng khối
lượng máu trong cơ thể huyết áp cao.

1 điểm

Câu 12
- Hình dạng tế bào ổn định nhờ hệ thống khung xương tế bào: đó là các hệ
thống mạng sợi và ống protein đan chéo nhau có tác dụng duy trì hình dạng và
neo giữ các bào quan như ti thể , riboxom..
- Trong cơ thể người tế bào bạch cầu có khả năng thay đổi hình dạng mà vẫn
hoạt động bình thường

1 điểm

Câu 13
- Thụ tinh ngồi khơng thực hiện được vì: khơng có mơi trường nước
trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bịo các tác nhân khác làm hỏng như nhiệt độ qua
scao hoặc quá thấp , ánh sáng mặt trời mạnh hoặc yếu , vi khuẩn xâm nhập…
- Khắc phục: Thụ tinh trong , đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phơi thai phát
triển trong cơ thể mẹ.


1 điểm

Câu 14
- Tiêu hoá ở ruột non là tiêu hố quan trong nhất.
-Vì ở miệng và dạ dày thức ăn mới chỉ được biến đổi về mặt cơ học nhờ răng
và cơ thành dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi hoá học chủ yếu ở
ruột .
+ Ở ruột nhờ có đầy đủ các loại enzim để biến đổi tất cả các loại thức ăn
chưa được biến đổi như lipit hoặc mới chỉ biến đổi một phần như mantôzơ và
chuỗi polipeptit ngắn.
+ Riêng protein là loại thức ăn có cấu trúc phức tạp phải trải qua qúa
trình biến đổi cũng rất phức tạp vì vậy ngồi enzim ở dạ dày ra cịn cần enzim
từ truyến tuỵ và gan tiết ra...mới phân giải được.
Câu 15
- Hiện tượng đó gọi là khống chế sinh họclà hiện tượng số lượng cá thể của
một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá

0,25
0,25

0,25
0,25

0,5

0,5
0,5

0,5
0,5

1 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
1 điểm

5


thấp do tác động của mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong
quần xã.
- Ý nghĩa:Là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học nhằm chủ động
kiểm soát số lượng cá thể của mỗi lồi theo hướng có lợi cho con người.

0,5

Câu 16
Khả năng xuất hiện U= 5/6 , còn X= 1/6
Cho rằng tỷ lệ xuất hiện các bộ ba mã hóa trên mARN theo nguyên tắc
( 5/6 U + 1/6 X) 3 thì
- Loại UUU = ( 5/6 )3 = 125 / 216
- Loại 2U + X ( UUX,UXU,XUU ) = 3. ( 5/6 )2 . 1/6 = 75/216
-> Mỗi loại có 25/216
- Loại U + 2X ( UXX, XUX, XXU ) = 3. 5/6 .( 1/6) 2 = 15/216
-> Mỗi loại có 5/216
Câu 17
- Dạng đột biến đó là thể tứ bội ( 4n )
+ Cơ chế: NST nhân đôi nhưng khơng phân li do thoi vơ sắc khơng hình thành
-> bộ NST tăng gấp đôi.

+ Nguyên phân : Hợp tử 2n -> thể 4n
+ Giảm phân: Tạo giao tử 2n , giao tử 2n x giao tử 2n -> hợp tử 4n.
- Giai đoạn tác động:
+ Thường xử lý consixin vào pha G2 của chu kỳ tế bào sự tổng hợp các vi
ống để hình thành thoi phân bào xảy ra ở pha G2
+ NST đã nhân đôi-> xử lý consixin lúc này ức chế sự hình thành thoi phân
bào -> tạo thể đa bội với hiệu quả cao.
Câu 18
- Do kiểu gen aa khơng có khả năng sinh sản nên kiểu gen của quần thể tính lại
sẽ là:
0,6AA: 0,4Aa
- Tần số alen A= 0,8 ; a= 0,2
- Cấu trúc di truyền của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là:
0,64AA : 0,32 Aa : 0,04aa
Câu 19
a. Tam bội 3n
b. Ngũ bội 5n
c. Thể 1 nhiễm 2n- 1
d. Thể 3 nhiễm 2n +1
e. Thể không nhiễm 2n- 2

1 điểm

0,5

0,25
0,25
0,25
0,25
2 điểm

0,5
0,5
0,5
0,5
1 điểm
0,5
0,25
0,25
1 điểm
mỗi ý 0,2
điểm

( Học sinh có thể trả lời theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa )

6



×