Lêi më ®Çu
Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới kinh tế và mở cửa của cả nước nói
chung , Hà Nội nói riêng thì quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá đã và đang
diễn ra với tốc độ cao. Bên cạnh những tác động tới kinh tế và xã hội, còn có những
tác động lo ngại tới môi trường. Việc thải nước thải bừa bãi không qua xử lý ra môi
trường nước làm ảnh hưởng tới đời sống và sức khoẻ của người dân Thủ đô đồng
thời làm mất mỹ quan của thành phố.
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ, gây ra một áp
lực lớn tới môi trường của chúng ta. Do đó, công tác quản lý bảo vệ môi
trường là rất quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta hoạt động
theo cơ chế thị trường đây là một cơ hội thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ môi
trường thực thi những công cụ quản lý mới kết hợp với các công cụ pháp chế kỹ
thuật khác nhằm đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường. Đó chính là các công cụ kinh
tế đã và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới, Phí bảo vệ môi trường được coi là
một trong những công cụ kinh tế có nhiều khả quan hơn khi áp dụng vào thực tiễn
Việt Nam. Qua thực trạng đó, em đã lựa chọn đề tài : “ Bước đầu xây dựng mô hình
tính phí ô nhiễm môi trường đối với nước thải ở Thành phố Hà Nội”
Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương I : Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận phí ô nhiễm đối với
nước thải.
Chương II : Thực trạng về nước thải ở Hà Nội.
Chương III : Xây dựng mô hình tính phí nước thải ở Hà Nội và vận dụng để tính
toán.
Chương IV : Một số kiến nghị về việc thu phí nước thải ở Hà Nội.
1
CHƯƠNG I : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN PHÍ Ô
NHIỄM ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ
1. Khái niệm
Công cụ kinh tế là những phương diện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi
phí và lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường ,
tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự huỷ hoại môi trường.
Công cụ kinh tế sử dụng súc mạnh thị trường để đề ra các quyết định nhằm đạt
tới các mục tiêu môi trường, từ đó sẽ có cách ứng xử hiệu quả chi phí cho bảo vệ môi
trường
Công cụ kinh tế đơn giản là việc Chính phủ có thể thay đổi hành vi ứng xử của
mọi người thông qua việc lựa chọn những phương thức kinh tế khác nhau hoặc giảm
thiểu chi phí trên thị trường nhằm mục đích môi trường.
Như vậy, chúng ta thấy rằng: công cụ kinh tế là một trong những phương tiện
chính sách được áp dụng đẻ đạt mục tiêu môi trường thành công.
2. Các loại công cụ kinh tế
Các công cụ kinh tế bao gồm rất nhiều loại ,dưới đây em chỉ nêu ra một số
phương tiện được sử dụng hầu như thường xuyên:
2.1 Tiền thuế và tiền phí
Tiền thuế và tiền phí làm tăng thêm cái giá phải trả cho những hoạt động mà
chúng có tham gia vào việc cản trở mục tiêu bảo vệ môi trường và thu nhập chung
của xã hội. Ta có thể chia khoản tiền nói trên thành các loại sau: thuế đầu vào và đầu
ra của sản phẩm, tiền thù lao(tiền công), cho việc phân phối , vận chuyển hàng hoá,
tiền khuyến khích người sử dụng và lệ phí luân chuyển, lệ phí đặt cọc trước.
Tiền phí trả cho mỗi tấn BOD hoặc Tiền thuế đánh vào việc
do SO2 thải ra thu hồi đồ phế thải
Tiền thuế Carbon Lệ phí cấp giấy phép
Tiền công cho việc phát triển các vùng Lệ phí sử dụng nước
đất ướt(Wetlands)
Lệ phí quay vòng/đặt cọc trước Lệ phí đối với người sử
dụng nước
Lệ phí lấp hố rác biến động
Thuế đánh vào việc sử dụng phân bón và Lệ phí đối với việc mua
thuốc trừ sâu bán sử dụng đồ phế thải
2
2.2 Các chương trình thương mại
Các chương trình thương mại có liên quan tới việc bảo vệ môi trường được phản
ánh bằng nhiều cách khác nhau thông qua những hạn ngạch(quotas) có thể trao đổi,
mua bán cho nhau. Thông thường, các chương trình trao đổi , mua bán này đặt công
việc thu gom đồ phế thải gây ô nhiễm môi trường và quy định mức gây ô nhiễm cho
các cá nhân lên vị trí hàng đầu.Trong giới hạn cho phép, những người gây ra ô
nhiễm có thể trao đổi buôn bán ở mức độ ô nhiễm đã được quy định để đạt được
tổng giá trị chi trả ít nhất.
Ngoài việc buôn bán các giấy phép thu gom phế thải gây ô nhiễm môi trường, có
thể còn có buôn bán nhiều loại giấy phép hoạt động khác như giấy phép hoạt động
tiêu thụ các chất độc hại hoặc giấy phép vật nuôi dọc theo các đường phân huỷ.
2.3 Hệ thống đặt cọc - hoàn trả
Hệ thống đặt cọc - hoàn trả là hệ thống áp đặt mọi sự đặt tiền trước ở vào lúc
hàng hoá được mua và số tiền đó sẽ được trả lại khi hàng hoá đã được quay vòng sử
dụng.
Trong hệ thống đặt cọc hoàn trả , người tiêu dùng phải trả một khoản tiền cho chủ
cửa hàng khi mua các sản phẩm mà sau đó có thể tái chế , tái sử dụng(như bia,nước
ngọt đựng trong chai thuỷ tinh, ắc quy ô tô, máy giặt cũ ); khoản tiền này sẽ được
hoàn trả lại nếu sau đó người tiêu dùng đem lại đồ thuỷ tinh , ắc quy ô tô cho cửa
hàng hoặc một điểm thu gom nào đó để tái chế, tái sử dụng. Ngoài ra, hệ thống đặt
cọc- hoàn trả có thể được áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào có sự đòi hỏi tập trung
cao để tái sử dụng , tái quay vòng , nhằm đảm bảo an toàn cho việc đặt cọc và hạn
chế bớt những hàng hoá ít giá trị.Ví dụ những chuyến tàu thuỷ vận chuyển xe ô tô,
những container thuốc trừ sâu, dầu hoả và những hàng hoá trang thiết bị khác dễ
xảy ra tai nạn bất thường.
2.4 Những chính sách khuyến khích về tài chính
Những chính sách tài chính nhằm khuyến khích sự giảm bớt chi tiêu trong việc
bảo vệ môi trường do Chính phủ đề ra từ ngân sách nhà nước. Ví dụ việc trợ cấp ,
ban hành kỳ phiếu vay và cho vay, việc trợ cấp tỷ lệ lãi suất, việc bãi bỏ hoặc giảm
thuế cho một số mặt hàng nào đó.
II - PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHO VIỆC TÍNH PHÍ Ô NHIỄM NƯỚC THẢI.
Pigow, nhà kinh tế học ngưòi Anh là người đầu tiên đưa ra sáng kiến tiếp cận
kinh tế vào việc giải quyết vấn đề tác động ngoại ứng gây ô nhiễm môi trường. Ông
chỉ ra rằng do có những tác động ngoại ứng này, mà các chi phí cận biên của một
đơn vị sản xuất kinh doanh để sản xuất ra một sản phẩm có sự khác biệt hoàn toàn
3
các chi phí cận biên mà toàn xã hội phải chịu để có được sản phẩm đó. Thực tế
thường xảy ra là: Người sản xuất một loại sản phẩm cụ thể nào đó, trong quá trình
sản xuất luôn thải ra các chất ô nhiễm gây tổn hại đối với sức khoẻ hay tài sản của
những người khác mà không phải chịu các chi phí bồi hoàn nào cho những tổn hại
đó. Như vậy chi phí cận biên của người sản xuất để cho ra sản phẩm đó đã không
phản ánh hết những chi phí cận biên mà toàn xã hội phải gánh chịu để có được sản
phẩm này và vì thế trong một thị trường có cạnh tranh, nơi các xí nghiệp đó sẽ sản
xuất ra loại hàng hoá này với số lượng lớn hơn mức cân bằng thị trường, đồng thời
sẽ thải ra các chất ô nhiễm vượt quá mức cân bằng thị trường, vượt quá mức sức chịu
đựng của môi trường. Vì vậy, Pigow cho rằng để khắc phục mức sản lượng vượt quá
mức cân bằng thị trường do các tác động ngoại ứng gây ra, bằng cách điều chỉnh số
lượng sản phẩm sản xuất thô ng qua việc đặt một hệ thống thuế/phí thích hợp đối
với từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm. Mức thuế được xác định phải tương đương
với chi phí một đơn vị tác động ngoại ứng hay sự chênh lệch giữa chi phí cá nhân
của xí nghiệp kinh doanh với chi phí biên của xã hội.
MSC
P
A
E MC
Ps
MEC=t*
Pm B
MEC
MB
0 Qs Qm Q
Gọi t là mức phí đánh vào một đơn vị đo chất thải ta có:
MSC = t + MC hay t = MSC – MC
Trong đó MC : chi phí biên cá nhân
MSC: chi phí biên xã hội
Hiệu số ( MSC – MC ) cũng chính là chi phí ngoại ứng trên một đơn vị chất thải
( MEC ), qua đó ta có: t = MSC – MC = MEC.
t được đánh theo s ản lượng , do đó thuế/ phí có liên quan đến lợi nhuận, sản
lượng của doanh nghiệp phải chịu một mức thuế/phí là t* = MSC – MC = MEC tại sản
lượng tối ưu của doanh nghiệp đã tính đến chi phí môi trường. Giả sử doanh nghiệp
4
sản xuất ra sản lượng nhỏ hơn sản lượng tối ưu thì doanh nghiệp sẽ không tối đa hoá
lợi nhuận. Khi doanh nghiệp có mức sản lượng sản xuất ra lớn hơn mức sản lượng
tối ưu có nghĩa là chi phí ngoại biên sẽ lớn hơn và khi MSC càng lớn thì thuế/phí gây
ô nhiễm càng lớn . Do đó, để đạt được lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp sản xuất
phải tự điều chỉnh để có được sản lượng tối ưu.
Khi một doanh nghiệp đầu tư thay đổi quy trình công nghệ để làm giảm thải chất
gây ô nhiễm, mà doanh nghiệp vẫn giữ được mức sản lượng tối ưu đồng thời giảm
được ngoại ứng nghĩa là doanh nghiệp đã bỏ ra một chi phí để làm giảm chất thải
gây ô nhiễm hay để xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Chi phí để làm giảm
thải thêm một đơn vị chính là chi phí cận biên giảm thải gây ô nhiễm. Khi doanh
nghiệp giảm bớt chất thải gây ô nhiễm đối với môi trường càng nhiều thì chi phí
giảm thải càng cao. Đây là căn cứ cho việc xác định suất phí trên một đơn vị chất thải
thích hợp sao cho xã hội lẫn doanh nghiệp đều có lợi, hoặc không bên nào chịu thiệt.
III - CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TÍNH PHÍ Ô NHIỄM ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
1. Tính phí dựa vào khối lượng tiêu thụ các nguyên liệu đầu vào.
Phí môi trường được tính theo mức độ , khả năng phát thải của một dây chuyền
sản xuất hoặc nguyên liệu. Phí đánh vào đầu vào hoặc nguyên nhiên vật liệu có
nhiều lợi thế hơn so với phí đánh vào đầu ra.
Tuy nhiên, phí đánh vào nguyên liệu đầu vào không khuyến khích được các nhà
sản xuất đầu tư lắp đặt thiết bị giảm thiểu ô nhiễm và các công trình xử lý chất thải.
Bên cạnh đó một số các hoá chất độc hại lại là thành phần chính của nguyên liệu đầu
vào, việc đánh phí theo nguyên liệu đầu vào không cho phép có cơ hội kiểm soát ô
nhiễm môi trường.
2. Tính phí dựa vào lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ số đối với vấn đề chất thải gây ô nhiễm và chỉ nên được sử
dụng khi không còn giải pháp khác vì thông tin bị hạn chế nghiêm trọng. Sở dĩ như
vậy là vì hầu như các doanh nghiệp sản xuất đều không cho người ngoài biết được
doanh thu thực, lợi nhuận đạt được. Do vậy, tính phí dựa vào lợi nhuận sẽ gặp nhiều
khó khăn và không phản ánh được thực tế ( do số liệu không chính xác ). Sử dụng lợi
nhuận làm cơ sở tính phí có thể gây tác động tiêu cực tới các công ty làm ăn có lãi
trong lúc các công ty bị thua lỗ thì chẳng bị ảnh hưởng gì, mặc dù cả hai loại này còn
có thể áp dụng phương pháp sản xuất và xử lý môi trường y hệt nhau. Như vậy, sẽ
không khuyến khích được các công ty phát huy tiềm năng để tạo ra lợi nhuận cao
nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của nền kinh tế quốc dân. Đó là một hạn
5
chế cần khắc phục, cần được xem xét. Sử dụng các phương pháp tính theo lợi nhuận
có thể đưa đến kết quả là tổng thu từ lệ phí có thể thay đổi đáng kể. Các ngành công
nghiệp như sắt thép và giầy là những ngành điển hình phát triển theo chu kỳ. Nếu
tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng cùng một lúc, thu nhập từ lệ phí có thể giảm đột
ngột. Đây là nguyên nhân khiến cho Chính phủ khó lập được kết quả sử dụng tiền lệ
phí thu được.
3 Tính phí dựa vào sản phẩm
Đây là loại phí được dùng đối với những sản phẩm gây tác hại đối với môi
trường khi sử dụng trong qu á trình sản xuất, tiêu dùng hay phế thải chung. Trong
một số trường hợp nếu sử dụng các loại phí tính theo tổng lượng thải hoặc nguyên
liệu đầu vào không hiệu quả thì có thể áp dụng ở những nơi mà các vấn đề môi
trường liên quan chặt chẽ đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đó. Loại phí này được áp
dụng đối với những sản phẩm chứa chất độc hại mà với khối lượng lớn nhất định
chúng sẽ gây tác hại tới môi trường, chẳng hạn như các chất kim loại nặng
PVC,CFC . Một số nước đã áp dụng thành công việc thu phí đối với sản phẩm như
Anh, Colombia, đánh phí 5 USD cho một cặp axit-chì và 3 USD cho một chiếc lốp cao
su.
6
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ Ô NHIỄM NƯỚC THẢI Ở HÀ NỘI
I - TỔNG QUAN
Trước đây, Hà Nội chỉ là một thành phố nhỏ bé : Nội thành chỉ rộng 1200 ha có
cơ sở đô thị tương đối hoàn chỉnh, nhưng môi trường không khí, môi trường nước,
phân rác và tiếng ồn nói chung chưa bị ô nhiễm như hiện nay, bởi vì công nghiệp và
giao thông vận tải chưa phát triển, diện tích mặt nước và cây xanh chiếm tỷ trọng
tương đối cao, mật độ dân số còn thấp.
Hiện nay, Hà Nội có ba nguồn chính gây ra ô nhiễm môi trường là : sản xuất
công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt của dân cư, trong đó sản xuất công
nghiệp là nguồn gây ra ô nhiễm lớn nhất.
Trong những năm gần đây tốc độ tăng GDP trung bình ở Hà Nội hàng năm là
10,55%, trong đó công nghiệp tăng 14,4%. Đã hình thành một số khu và điểm công
nghiệp tập trung như: Khu công nghiệp Thượng Đình, Vĩnh Tuy – Tương Mai, Chèm
- Cầu Diễn, Đuôi Cá – Pháp Vân Phần lớn các khu công nghiệp này có trang thiết
bị và công nghệ sản xuất lạc hậu, nên chúng gây thải ra nhiều chất độc hại gây ô
nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, chất thải rắn
Cùng với các khu công nghiệp kể trên là các bệnh viện, hàng chục lò mổ lợn,
trâu, bò đã thải nước trực tiếp, không qua hệ thống xử lý, mà đổ thẳng vào hệ thống
thoát nước hay sông hồ trong thành phố.
Xe chạy đã gây ra bụi chì, khói dầu, bụi đường, bụi lốp mòn, bụi đất đá và ô
nhiễm tiếng ồn. Theo số liệu điều tra được thì cường độ dòng xe chạy trên phố lớn ở
Hà Nội là 40 – 50 nghìn xe máy và 6 – 8 nghìn ô tô trong mỗi ngày đêm. Cường độ
dòng xe chạy này chưa phải là cao so với các nước, nhưng vì chất lượng xe kém, đặc
biệt là các xe chạy dầu, xe lam, xe công nông cũng như chất lượng đường xấu, lại
thường xuyên bị đào bới sửa chữa, nên giao thông vận tải ở Hà Nội là một nguồn gây
ô nhiễm rất lớn, đặc biệt là gây ô nhiễm về bụi.
Hiện nay, cùng với xu thế mở cửa đầu tư, Hà Nội đang hình thành các khu công
nghiệp mới như Sài Đồng, Sóc Sơn , và các nhà hàng , khách sạn. Chính vì vậy,
chiều cao thành phố đang được nâng cao dần.
II - THỰC TRẠNG NƯỚC THẢI Ở HÀ NỘI.
Tất cả các loại nước thải (hầu hết không được xử lý) và nước được thoát chung
trong các hệ thống thoát nước của thành phố.
7
Các nguồn nước thải hiện nay đang gây ô nhiễm lớn đối với môi trường Hà Nội.
Đáng chú ý ở một số khu vực sau: lưu vực sông Kim Ngưu, lưu vực sông Tô Lịch, ở
các hồ trong nội thành như Hồ Tây, hồ Bẩy Mẫu, hồ Hoàn Kiếm, hồ Văn Chương ,
các lưu vực trên đón nhận nước thải của trên 274 xí nghiệp công nghiệp, của các
trường học, bệnh viện và nước thải sinh hoạt của nhân dân nội thành Hà Nội.
2.1 Hiện trạng ô nhiễm nước thải ở lưu vực sông Tô Lịch.
Tô Lịch là con sông lớn nhất trong 4 con sông thoát nước của Hà Nội. Hiện tại,
sông Tô Lịch tiếp nhận 2900- 3000 m3/ngày nước thải sinh hoạt của 29000 người và
khoảng 22000 m3/ngày nước thải của 33 nhà máy, xí nghiệp.
Mức độ ô nhiễm nước thải ở khu vực sông Tô Lịch được thể hiện qua khảo sát
sau:
Chỉ tiêu khảo sát Tại Cầu Mới Tại Kim Giang
Hàm lượng cặn mg/l 230-570 545
COD mg/l 183-328 242
BOD mg/l 21-120 17-25
NO
2
0.39 0.66
NH
4
mg/l 5.2-17.4 9.7
H
2
Smg/l 3.2 29.75
Nguồn: Sở khoa học công nghệ và môi trường
Đối chiếu với tiêu chuẩn môi trường thì hàm lượng BOD bẩn gấp 5-10 lần so với
cùng loại nguồn nước bẩn ở các nước . Đặc biệt hàm lượng H
2
S lên tới 29.75 mg/l.
Lượng nước thải này làm cho sông Tô Lịch trở nên quá bẩn. Có những thời điểm
toàn bộ nước thải có màu trắng đục và lẫn xà phòng kem trong nước. Nhân dân vớt
về còn sử dụng được
2.1 Hiện trạng ô nhiễm nước thải ở lưu vực sông Kim Ngưu.
Cũng như sông Tô Lịch, Kim Ngưu là một trong 4 con sông thoát nước chính của
Hà Nội, tiếp nhận khoảng 30000m3/ngày nước thải của các nhà máy, hộ dân.
Mẫu ô nhiễm nước thải ở khu vực sông Kim Ngưu được thể hiện qua kết quả
khảo sát sau:
8
Thành phần của một số chất trong nước thải trong sông Kim Ngưu
Chỉ tiêu chất lượng nước thải Giá trị
PH mg/l 6.95-7.8
Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 31-232
COD mg/l O
2
27-114.4
BOD mg/l O
2
27.4-1292
NH
4
mg/l 4.5-15.8
NO
3
mg/l 0
Cl mg/l 53.2-70.9
Fe mg/l 2.3-2.6
H
2
S mg/l 0.3914
Nguồn: Sở khoa học và công nghệ
Từ kết quả khảo sát có thể rút ra các đánh giá về sự ô nhiễm của nước sông Kim
Ngưu như sau: Nước thải của sông Kim Ngưu bị nhiễm bẩn nặng. Hàm lượng H2S
cao tới 11mg/l, BOD rất cao lên tới 129 mg/l, COD lên tới 495 mg/l. Nước bị ô nhiễm
trầm trọng.
2.2 Hiện trạng ô nhiễm nước thải ở trong hồ nội thành Hà Nội.
Hà Nội hiện có 20 hồ với tổng diện tích khoảng 592 ha. Các hồ vừa có chức năng
cảnh quan du lịch, điều hoà khí hậu vừa có chức năng điều hoà mưa, đón nhận và xử
lý nước thải( trừ Hồ Tây không làm nhiệm vụ điều hoà nước thải ).
Hồ Tây có dung tích chứa nước lớn, mặt thoáng của hồ rộng, lượng nước thải
đổ vào tương đối ít, nước bị ô nhiễm nhẹ. BOD trong hồ khoảng 8-12 mg/l
tuỳ theo từng vùng trong mặt hồ.
Hồ Hoàn Kiếm và Thủ Lệ do lượng nước thải xả vào còn ít nên nước hồ
thuộc loại bị ô nhiễm nhẹ.
Hồ Bẩy Mẫu có độ nhiễm bẩn tương đối lớn, COD tối đa có thể lên tới
310mg/l, BOD rất cao( 59-81mg/l).
Ngoài các hồ tiêu biểu kể trên, các hồ còn lại ở Hà Nội có dung tích tương đối nhỏ,
nhưng lại bị ô nhiễm rất trầm trọng như: hồ Văn Chương, Trung Tự, Thiền Quang,
Thanh Nhàn Tại các hồ này hàm lượng ôxi hoà tan thấp( 0.1mg/l ), BOD lên tới 110
mg/l, COD lên tới 658 mg/l O2 .
Nhìn chung, sự ô nhiễm nước thải của thành phố Hà Nội tương đối lớn. Thành
phần và tính chất nước trong các hồ chứa nước bị nhiễm bẩn cao, các chỉ tiêu đánh
giá COD, BOD, cho thấy điều đó.
9
CHƯƠNG III : XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH PHÍ NƯỚC THẢI Ở HÀ NỘI VÀ VẬN
DỤNG ĐỂ TÍNH TOÁN
I - XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH PHÍ NƯỚC THẢI
1. Nguyên tắc xây dựng phí bảo vệ môi trường.
Phí bảo vệ môi trường có mục đích khuyến khích các nhà sản xuất, kinh doanh
đầu tư giảm thiểu ô nhiễm, thay đổi hành vi ô nhiễm theo hướng tích cực cho môi
trường. Ngoài ra, phí BVMT còn có mục đích khác là tạo thêm nguồn thu cho Ngân
sách Nhà nước để đầu tư khắc phục và cải thiện môi trường. Với mục đích này , phí
BVMT là công cụ kinh tế được xây dựng trên hai nguyên tắc:
1.1 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ( PPP )
Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter pays principle) thì
người gây ra ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để chính quyền thực hiện các biện
pháp làm giảm ô nhiễm , nhằm đảm bảo cho môi trường ở trong trạng thái có thể
chấp nhận được.
Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này ta xem xét ví dụ sau: Giả sử có một công ty sản
xuất giấy từ các vật liệu thô. Trong quá trình sản xuất, họ tự tiện thải ra các chất gây
ô nhiễm vào sông dưới dạng các sản phẩm loại, mà không phải chi trả một đồng nào
cả. Như vậy, công ty đã gây thiệt hại cho môi trường, nhưng lại không bị thu một
đồng nào để bồi thường cho thiệt hại này. Nguyên tắc PPP cho rằng, công ty đó phải
lắp đặt một thiết bị giảm thải hoặc phải bồi thường cho những người sống ở cuối
dòng sông, tức là những người bị thiệt hại do việc gây ô nhiễm dòng sông gây ra.
Nguyên tắc PPP xuất phát từ luận điểm của Pigow về nền kinh tế phúc lợi. Trong
đó, nội dung quan trọng nhất đối với nền kinh tế lý tưởng là giá cả các loại hàng hoá
và dịch vụ có thể phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội, kể cả chi phí môi trường. Giá cả
phải ”nói lên sự thật” về những chi phí sản xuất và tiêu dùng hàng hoá- dịch vụ.
Nếu không, sẽ dẫn tới hiện tượng sử dụng tài nguyên một cách không hợp lý, làm ô
nhiễm trở nên trầm trọng hơn so với mức tối ưu đối với xã hội. Việc buộc người gây
ô nhiễm phải trả tiền là một trong những cách tốt nhất để làm giảm bớt các tác động
của ngoại ứng gây ra sự thất bại thị trường.
Nguyên tắc PPP chủ trương sửa chữa “thất bại thị trường”do tính thiếu hoặc
không tính chi phí môi trường trong sản xuất hàng hoá và dịch vụ bằng các bắt buộc
những người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi phí sản xuất. Cuối cùng những chi phí
này ở mức độ nhất định , sẽ lại chuyển sang người tiêu dùng thông qua việc tăng giá
hàng hoá và dịch vụ.
10
Phí và lệ phí được áp dụng theo nguyên tắc PPP có khả năng làm giảm tổng
lượng gây ô nhiễm trong một chừng mực nhất định mà không nhất thiết phải là mức
tối ưu. Mức tối ưu về lý thuyết sẽ đạt được khi chi phí xã hội của việc thêm một đơn
vị phòng ngừa ô nhiễm đúng bằng lợi ích xã hội của việc thêm một đơn vị BVMT.
Việc sử dụng phí và lệ phí môi trường nhằm đạt được các mục tiêu của nguyên tắc
“gây ô nhiễm phải trả tiền” có hai động lực chính: Một là, phát sinh thêm nguồn thu ,
hai là hình thức khuyến khích giảm gây ô nhiễm. Theo em thì phí và lệ phí rất phù
hợp với việc tạo nguồn thu đầu tư cho các công nghệ sạch . Trong thực tế rất có ít lệ
phí có tác dụng khuyến khích trực tiếp làm giảm ô nhiễm ( vì mức phí thường không
đủ cao đến mức có được các tác dụng khuyến khích như mong muốn bởi những áp
lực về chính trị ).
Nguyên tắc PPP đôi lúc bị phản đối vì hai lý do: Thứ nhất, các tác nhân gây ô
nhiễm có thể được cung cấp trợ giúp về tài chính và kỹ thuật. Trong khi nguyên tắc
PPP phải được áp dụng để đạt được các mục tiêu môi trường rộng rãi và sâu sắc. Hai
là, nếu việc thực hiện nguyên tắc PPP được dự kiến sẽ dẫn tới gián đoạn trong phát
triển kinh tế và xã hội trong một thời gian ngắn thì những người gây ô nhiễm vẫn có
thể được giúp đỡ tương tự như trên.
Nguyên tắc “ Người gây ô nhiễm phải trả tiền” gần đây được củng cố bởi 4
nguyên tắc cơ bản khác nhau nhằm tạo ra các nguyên tắc chủ đạo cho việc hoạch
định các chính sách môi trường. Đó là: nguyên tắc phòng ngừa, nguyên tắc hiệu quả
kinh tế, nguyên tắc cấp dưới, và nguyên tắc hiệu quả về luật pháp. Những nguyên tắc
này đã bổ xung cho các thiếu sót của nguyên tắc PPP.
1.2 Nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền BPP
Nguyên tắc “ Người hưởng thụ phải trả tiền” ( Bene¢l pay principle) chủ trương
tạo lập một cơ chế nhằm đạt được các các mục tiêu về môi trường. Ngược lại với việc
người trực tiếp gây ô nhiễm phải trả tiền , người được hưởng một môi trường đã
được cải thiện cũng phải trả một khoản phí tức là tất cả những ai hưởng lợi do có
được môi trường trong lành không bị ô nhiễm , thì đều phải nộp phí. Có thể hiểu
phương pháp BPP một cách tổng thể hơn là: tất cả những ai hưởng lợi do có được
môi trường trong lành không bị ô nhiễm , thì đều phải nộp phí . Ví dụ như trường
hợp công ty sản xuất giấy đã gây ra ô nhiễm trên dòng sông thì nguyên tắc BPP đề
nghị rằng , những người sử dụng và tiêu thụ sản phẩm giấy của công ty đó cũng
phải trả một khoản phí về giấy và khoản tiền này sẽ được dùng để tài trợ cho các
biện pháp bảo vệ môi trường hay nói một cách khác , BPP kiến nghị rằng những
người sống ở hạ lưu sông có thể cùng nhau tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi
trường để bảo vệ con sông khỏi bị ô nhiễm.
11
Nguyên tắc BPP đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường với một cách nhìn nhận
riêng . Thay vì PPP, nguyên tắc BPP chủ trương rằng việc phòng ngừa ô nhiễm và cải
thiện môi trường cần được hỗ trợ từ phía những người muốn thay đổi hoặc những
người không phải trả giá cho các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Thực hiện nguyên tắc BPP cũng sẽ tạo ra một khoản thu đáng kể. Mức phí tính
theo đầu người càng cao và càng có nhiều người nộp phí thì số tiền thu được càng
nhiều . Số tiền thu được theo nguyên tắc BPP có thể do những người muốn bảo vệ
môi trường , hoặc do những người không phải trả tiền cho việc thải ra các chất gây ô
nhiễm trong giá thành nộp. Tuy nhiên , vì tiền không phải do các công ty gây ô
nhiễm trực tiếp trả nên nguyên tắc này không tạo ra bất kỳ một sự khuyến khích nào
đối với việc bảo vệ môi trường trực tiếp.
Về thực chất , nguyên tắc BPP có thể được sử dụng như một định hướng hỗ trợ
nhằm đạt các mục tiêu môi trường, cho dù đó là bảo vệ hay là phục hồi môi trường.
Xét về mặt hiệu quả kinh tế thì nguyên tắc BPP là nguyên tắc có tính phù hợp cao, vì
hiệu quả kinh tế chỉ có thể đạt được, nếu các nguồn lợi được sử dụng ở mức tối ưu.
Do vậy, hiệu quả kinh tế có thể đạt được , nếu việc xác định mức phí, lệ phí môi
trường đưa ra ở mức tối ưu và khoản phí, lệ phí thu được chủ yếu phục vụ cho các
biện pháp cụ thể có liên quan đến bảo vệ môi trường.
Nếu xét về tính công bằng thì nguyên tắc BPP không đáp ứng được, bởi lẽ tính
công bằng kinh tế đòi hỏi mọi người phải trả đầy đủ chi phí cho hàng hoá và dịch vụ
mà họ sử dụng. Nếu các công ty có thể sử dụng nguồn lợi môi trường để sản xuất
hàng hoá và dịch vụ mà họ không phải trả tiền và ngược lại người khác phải chịu chi
phí đó. Như vậy, là họ đã không trả đủ chi phí cho hàng hoá và dịch vụ mà họ tiêu
thụ trên thị trường.Ví dụ như trường hợp công ty giấy gây thiệt hại môi trường,
nhưng chính những người khác lại phải trả tiền cho việc bảo vệ hoặc phục hồi môi
trường. Những người khác này có thể là người tiêu dùng giấy hoặc là những người
sống ở cuối dòng sông muốn được cải thiện môi trường.
2 Cơ sở pháp lý của việc thu phí ô nhiễm môi trường.
2.1 Luật bảo vệ môi trường
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, hoà nhập với các hoạt động bảo vệ
môi trường trong khu vực và trên toàn cầu, ngày 27 – 12 – 1993, Quócc hội nước
CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật BVMT và ngày 10 –1 – 1994 luật chính thức
có hiệu lực. Đây là luật cơ bản quan trọng nhất về bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Điều 7 Luật BVMT quy định:” Tổ chức và cá nhân sử dụng các thành phần môi
trường vào mục đích sản xuất , kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng
12
góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường. Chính phủ quy định các trường hợp, mức
và phương thức đóng góp tài chính nói tại điều này”. Tổ chức, cá nhân gây tổn hại
môi trường phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Hình thức này
được coi là phí ô nhiễm hay cụ thể hơn là phí môi trường.
Điều 16 của Luật BVMT có ghi rõ các tổ chức phải thực hiện các biện pháp ngăn
chặn ô nhiễm và phải có các thiết bị xử lý ô nhiễm phù hợp để bảo đảm tuân thủ các
tiêu chuẩn về môi trường.
Điều 30 Luật BVMT quy định:” Tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và các hoạt động khác mà làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, gây
sự cố môi trường thì phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của
UBND địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo luật định của pháp luật”.
Như vậy, ở điều này đã quy định rõ ràng hơn về đối tượng phải chịu trách nhiệm
khắc phục những hậu quả do mình gây ra đối với môi trường.
2.2 Nghị định 175 – CP về hướng dẫn thi hành Luật BVMT
Mục đích của Nghị định là nhằm cung cấp các chi tiết cụ thể về các lĩnh vực môi
trường đã được xác định trong Luật BVMT.
- Điều 8 nghị định 175/CP quy định : Tất cả các tổ chức và các cơ sở kinh doanh
đều phải tuân thủ hoàn toàn quy định đóng góp tài chính trong Luật BVMT và phải
bồi thường các thiệt hại gây ra đối với môi trường.
- Điều 32 nghị định 175/CP: Bộ Tài Chính chịu trách nhiệm quy định chi tiết các
nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường do các tổ chức, cá nhân đóng góp khi sử
dụng các thành phần môi trường vào mục đích sản xuất kinh doanh. Các nguồn tài
chính cho hoạt đọng bảo vệ môi trương gồm 3 nguồn:
+ Ngân sách Nhà nước
+ Lệ phí đánh giá tác động môi trường dựa trên cơ sở các lệ phí và các quy định
do Bộ Tài chính lập ra.
+ Các nguồn thu khác ( tiền phạt do vi phạm bảo vệ môi trường hay tiền viện trợ).
- Điều 34 nêu rõ các đối tượng phải trả cho công tác bảo vệ môi trường, bao gồm:
+ Khai thác dầu, khí đốt và các nguồn tự nhiên khác.
+ Sân bay, bến cảng, bến xe ô tô và tàu hoả.
+ Xe ngắn máy và các loại phương tiện giao thông khác.
+ Các lĩnh vực kinh doanh hoặc sản xuất có thể dẫn tới gây ô nhiễm.
- Điều 35 nêu rõ , các khoản tài trợ cho công tác bảo vệ môi trường sẽ được phân
bổ hàng năm cho các hoạt động sau:
+ Nghiên cứu khảo sát các nhân tố môi trường.
13
+ Nghiên cứu khảo sát về ô nhiễm.
+ Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khu vực đô thị và công nghiệp.
+ Các dự án xây dựng cơ bản cần thiết cho bảo vệ môi trường.
Các điều khoản của Nghị định 175 – CP đã chi tiết hoá và cụ thể hoá các điều
khoản của Luật BVMT. Đó là cơ sở cho việc nghiên cứu áp dụng các công cụ kinh tế
vào công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
2.3 Những văn bản liên quan khác
Liên quan đến việc thực hiện áp dụng các công cụ kinh tế ở Việt Nam còn có
nhiều văn bản khác của Nhà nước và các bộ liên quan như:
- Điều 15, 19 Luật BVMT quy định:” Tổ chức , cá nhân phải bảo vệ nguồn nước,
nghiêm cấm thải dầu mỡ, hoá chất độc hại , chất phóng xạ quá giới hạn cho phép vào
nguồn nước”.
- Thông tư 48 – TC/TCT về đăng ký và thu phí và lệ phí ban hành tháng 9 – 1992
gồm những điểm sau:
+ Tiền lệ phí, phí thu được phải được đưa vào Ngân sách Nhà nước.
+ Cơ quan thu phí được phép giữ lại một phần số phí thu được để thưởng cho
cán bộ công nhân viên thu phí. Hiện nay tỷ lệ cao nhất được giữ lại không quá 10%
tổng số phí thu được để làm quỹ khen thưởng.
+ Số tiền đưa vào Ngân sách Nhà nước bằng tổng tiền phí thu được trừ đi tổng
các chi phí cho hoạt động và các chi phí khác.
- Nghị định số 26-CP ngày 26 – 4 – 1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 276 ngày 28 – 7 – 1992 nêu rằng tất cả các loại phí và lệ phí do cơ
quan Nhà nước thu cần được đăng ký tại Cục Thuế, tiền thu phải được gửi vào Ngân
sách Nhà nước.
Các văn bản nêu trên đã tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu,
thực thi và áp dụng các công cụ kinh tế vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
3. Mô hình tính phí nước thải.
Để định ra suất phí áp dụng cho từng trường hợp cụ thể là một vấn đề không
kém phần phức tạp. Khi xem xét vấn đề này, cần cân nhắc những điểm sau:
+ Suất phí cố định hay biến đổi ?
+ Hệ thống tiêu chuẩn môi trường hiện hành có liên quan gì tới hệ thống phí đề
xuất ?
+ Suất phí tính riêng biệt hay đồng nhất áp dụng cho các chất gây ô nhiễm khác
nhau ?
14
+ Suất phí áp dụng như nhau hay có phân biệt đối với các ngành, khu vực khác
nhau ?
Mức phí Mức phí
Lượng chất ô nhiễm Lượng chất ô nhiễm
Mức phí thu theo suất phí cố định Mức phí thu theo suất phí biến đổi
Sơ đồ biểu thị mức phí thu đối với các doanh nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm
Từ sơ đồ trên em có quan điểm cho rằng : cho dù nhà máy hay bất cứ doanh nghiệp
nào giả sử không thải một đơn vị chất gây ô nhiễm bị đánh phí nào ra môi trường
nước thì họ vẫn tác động tới môi trường bằng việc thải các chất gây ô nhiễm khác
không nằm trong danh mục đánh thuế. Vì vậy, để có sự công bằng tương đối, các
doanh nghiệp không bị đánh phí đối với các chất gây ô nhiễm thì sẽ vẫn phải nộp
một khoản phí nhất định (như hình vẽ ).
Công thức tính tổng quát mức thu phí ô nhiễm nước thải sẽ là:
T = ( T
BOD
+ T
COD
+ T
TSS
+ T
KL
) * P
Trong đó : T là tổng phí ô nhiễm với nước thải của cơ sở sản xuất kinh doanh phải
nộp trong tháng (đồng ).
T
BOD
, T
COD
, T
TSS
, T
KL
: Phí ô nhiễm đối với nước thải tính theo chỉ thị
BOD, COD, TSS_ chất rắn lơ lửng và kim loại nặng.
P: Hệ số điều chỉnh phí theo “ thông số môi trường “
hệ số phông môi trường
15
* C
ác h
tính này được chia ra cho hai đối tượng gây ô nhiễm:
Đối với các chất gây ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn môi trường.
T
BOD
= M * X
BOD
* A
BOD
* 10
-6
T
COD
= M * X
COD
* A
COD
* 10
-6
T
TSS
= M * X
TSS
* A
TSS
* 10
-6
T
KL
= M * X
KL
* A
KL
* 10
-6
Trong đó : M là tổng lượng chất thải có chứa các chất gây ô nhiễm thải ra môi
trường trong thời gian 1 tháng( m3 ).
X
BOD
, X
COD
, X
TSS
, X
KL
: Hàm lượng của BOD, COD, TSS, kim loại
nặng trong nước thải (mg/l).
A
BOD
, A
COD
, A
TSS
, A
KL
: Suất phí cho 1 kg BOD, COD,TSS, KL thải ra
môi trường (đồng).
Đối với các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
T
BOD
= T
BOD1
+
BOD 2
T
COD
= T
COD1
+ T
COD 2
T
TSS
= T
TSS1
+ T
TSS2
T
KL
= T
KL1
+ T
KL2
T
BOD1
= M * X
BOD1
* A
BOD1
* 10
-6
T
COD1
= M * X
COD1
* A
COD1
* 10
-6
T
TSS1
= M * X
TSS1
* A
TSS1
* 10
-6
T
KL1
= M * X
KL1
* A
KL1
* 10
-6
T
BOD2
= M * (X
BOD
– X
BOD1
)* A
BOD2
* !0
-6
T
COD2
= M * (X
COD
– X
COD1
) * A
COD2
* 10
-6
T
TSS2
= M * (X
TSS
– X
TSS1
) * A
TSS2
* 10
-6
T
KL2
= M * (X
KL
- X
KL1
) * A
KL2
* 10
-6
Trong đó: T
BOD1
, T
COD1
, T
TSS1
, T
KL1
: Phần phí ô nhiễm đối với khối lượng các chất gây
ô nhiễm nằm trong tiêu chuẩn cho phép (đồng).
T
BOD2
, T
COD2
, T
TSS2
, T
KL2
: Phần phí ô nhiễm đối với khối lượng các
chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép (đồng).
X
BOD1
, X
COD1
, X
TSS1
, X
KL1
: Nồng độ các chất gây ô nhiễm BOD, COD, TSS,
kim loại đạt tiêu chuẩn môi trường theo TCVN 5945 – 1995.
Hệ số “phông
môi trường”
Khu công
nghiệp, nội
thành các
thành phố
trực thuộc TW
Nội thành các
TP trực thuộc
tỉnh, ngoại
tỉnh các TP
trực thuộc TW
Thị xã, thị
trấn ngoại
thành các
thành phố trực
thuộc tỉnh
Nông thôn,
miền núi
2.0 1 5 1.0 0.5
16
X
BOD2
, X
COD2
, X
TSS2
, X
KL2
: Nồng độ các chất gây ô nhiễm BOD, COD, TSS,
kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn môi trường theo TCVN 5945 – 1995.
A
BOD1
, A
COD1
, A
TSS1
, A
KL1
: Suất phí cho 1 kg BOD, COD, TSS, kim loại nặng
nước thải thải ra môi trường trong tiêu chuẩn cho phép theo quy định của TCVN
5945 – 1995.
A
BOD2
, A
COD2
, A
TSS2
, A
KL2
: Suất phí cho 1kg BOD, COD, TSS, kim loại nặng
trong nước thải thải ra môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo quy định của
TCVN 5945 – 1995.
II - ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ ĐỂ TÍNH PHÍ NƯỚC THẢI CHO MỘT
SỐ NHÀ MÁY Ở HÀ NỘI
1. Nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng Đông
Số liệu thu được:
Nhà máy hàng tháng thải ra môi trường 15000m3 nước thải có chứa 10,8mg/l
(BOD), 14,4 mg/l (COD), 13mg/l (TSS).
TCVN 5445 – 1995 cho biết BOD = 50mg/l, COD = 100mg/l, TSS = 100mg/l.
A
BOD
= 5000 VNĐ, A
COD
= 5000 VNĐ, A
TSS
= 5000 VNĐ.
M = 15000m3/tháng
P = 2
Công thức áp dụng:
T = ( T
BOD
+T
COD
+T
TSS
) * P
T
BOD
= M * X
BOD
* A
BOD
* 10
-6
= 15000*10.8*5000*10
-6
= 810 VNĐ.
T
COD
= M * X
COD
* A
COD
*10
-6
= 15000*14.4*5000*10
-6
= 1080 VNĐ.
T
TSS
= M * X
TSS
* A
TSS
*10
-6
= 15000*13 * 5000*10
-6
= 975 VNĐ.
T = ( 810 + 1080 + 975 )* 2 = 5730 VNĐ.
Vậy hàng tháng công ty phải nộp phí ô nhiễm là 5730 VNĐ/tháng.
2. Nhà máy hoá chất Hà Nội
Số liệu thu được:
Hàng tháng thải ra 63600m3 có chứa 142.7 mg/l (BOD), 188.4mg/l (COD), 172mg/l
(TSS).
Vậy X
BOD
= 142.7mg/l, X
COD
= 188.4mg/l, X
TSS
= 172 mg/l.
M = 63600 m3/tháng.
Bảng suất phí đối với các chất gây ô nhiễm
Chất ô nhiễm
Suất phí (VNĐ)
Đạt TCMT Vượt quá TCMT
17
BOD 5000 100000
COD 5000 100000
TSS 5000 100000
Công thức áp dụng:
T = ( T
BOD
+T
COD
+T
TSS
) * P
Nhận thấy các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép nên:
T
BOD
= T
BOD1
+T
BOD2
T
COD
= T
COD1
+ T
COD2
T
TSS
= T
TSS1
+T
TSS2
T
BOD1
= M * 50 * A
BOD1
* 10
-6
= 63600*50*5000*10
-6
= 15900 VNĐ.
T
COD1
= M * 100 * A
COD1
* 10
-6
= 63600*100*5000*10
-6
= 31800 VNĐ.
T
TSS1
= M * 100 * A
TSS1
* 10
-6
= 63600*100*5000*10
-6
= 31800 VNĐ.
T
BOD2
= M * (X
BOD
– 50)*A
BOD2
*10
-6
= 63600*(142.7-50)*100000*10
-6
= 589572 VNĐ.
T
COD2
= M*(X
COD
– 100)*A
COD2
*10
-6
= 63600*(188.4-100)*100000*10
-6
= 562224
VNĐ.
T
TSS2
= M*(X
TSS
-100)* A
TSS2
*10
-6
= 63600*(172-100)*100000*10
-6
= 457920
VNĐ.
Vậy T
BOD
= 15900 + 589572 = 605472 VNĐ.
T
COD
= 31800 + 56224 = 594024 VNĐ.
T
TSS
= 31800 + 457920 = 489720 VNĐ.
T = (605472+594024+489720) *2 = 3 378 432 VNĐ.
Vậy hàng tháng công ty phải nộp phí ô nhiễm là 3 378 432 VNĐ/tháng.
Nhận xét
Ví dụ trên mới đưa ra cách tính phí ô nhiễm đơn giản dựa vào nồng độ ô nhiễm
thực tế, mức suất phí khác nhau, hệ số phông môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp
phải trả thêm một số phí khác không sử dụng công thức trên.
18
CHƯƠNG IV : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC THU PHÍ NƯỚC THẢI
Ở HÀ NỘI
Hàng ngày Hà Nội phải chịu một lượng nước thải rất lớn ( trên 330000 m3/ngày ).
Đại bộ phận trong số này là nước không được xử lý. Trong đó các nguồn phát thải
chính là : nước thải sinh hoạt chiếm trên 2/3 ( khoảng 220000m3/ngày ), nước thải từ
các xí nghiệp công nghiệp ( trên 100000m3/ngày ) và các nguồn khác như các hoạt
động nông nghiệp, các cơ sở dịch vụ y tế, thương mại Các nguồn chất thải này gây
ô nhiễm nặng cho nguồn nước mặt của thành phố, gây ảnh hưởng đáng kể tới sức
khoẻ của dân cư Thủ đô. Bên cạnh những nguyên nhân đã nêu trên thì hệ thống
pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường của nước ta còn chưa hoàn chỉnh, chưa
đồng bộ, tồn tại sự bất cập giữa tốc độ phát triển nhanh về kinh tế, về tăng dân số với
những chậm chạp trong phát triển hệ thống thoát và xử lý nước thải.
Trên thực tế, phí ô nhiễm đối với nước thải có thể được coi là cái giá mà những
người phát sinh các chất thải gây ô nhiễm cho nguồn nước phải trả để bù đắp lại
những tổn hại mà họ đã gây ô nhiễm cho môi trường và những người xung quanh.
Xuất phát từ đặc thù của Hà Nội, em thấy hiện có thể thực hiện chế độ phí ô nhiễm
đối với nước thải với các đối tượng như sau đây:
Nước thải công nghiệp;
Nước thải sinh hoạt;
Nước thải từ các bệnh viện;
Nước thải từ các hoạt động nông nghiệp.
Đối với các đối tượng này, có thể áp dụng các loại phí ô nhiễm khác nhau, tuỳ
thuộc vào tính chất đặc thù của từng đối tượng. Cụ thể có thể áp dụng hai loại hình
phí ô nhiễm sau:
Phí đánh vào nguồn phát sinh ô nhiễm nước;
Phí đánh vào người sử dụng các dịch vụ xử lý nước thải.
Chương trình thu phí nước thải ở Hà Nội có thể được thiết kế thành nhiều giai
đoạn. Sự khác nhau giữa các giai đoạn được thể hiện ở độ phức tạp ngày càng cao
của các loại phí được áp dụng, ở cách tính này mức phí và phạm vi ngày càng được
mở rộng cho các đối tượng chịu thuế, cách phân chia thu phí nước thải thành các giai
đoạn khác nhau có những ưu điểm:
Cho phép áp dụng thử, rút kinh nghiệm trong phạm vi một số các doanh
nghiệp, rồi mới nhân ra diện rộng.
Cho phép các doanh nghiệp có thời gian làm quen với các công cụ kinh tế
và các mục tiêu môi trường.
19
Giảm bớt những “cái giá “phải trả cho những sai lầm có thể có khi thực
hiện một chính sách môi trường mới.
Giúp các cơ quan quản lý môi trường và các doanh nghiệp có thời gian để
hoàn thiện các hoạt động về quan trắc, đo đạc mức độ ô nhiễm, xác định ảnh hưởng
của từng loại ô nhiễm đối với đời sống kinh tế, xã hội nhằm tìm ra các cách tiếp cận
công bằng hơn cho việc áp dụng chế độ phí trong phạm vi các doanh nghiệp với
nhau, hay giữa doanh nghiệp với toàn xã hội.
Ngoài ra, nên áp dụng hệ số điều chỉnh trong tính toán mức phí ô nhiễm nước
thải. Để hệ thống phí có tính mềm dẻo, cần áp dụng một hệ số điều chỉnh (thường
được tính toán trên cơ sở hệ số chịu tải môi trường ) trong khi tính toán mức phí. Hệ
số điều chỉnh có thể thực hiện theo hướng phân biệt theo ngành , theo lãnh thổ, thậm
trí theo từng loại tác nhân gây ô nhiễm.
20
KÕt luËn
Môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu của thời đại. Nó là mối quan
tâm chung của toàn nhân loại, đồng thời cũng là mối quan tâm chung của nhiều
ngành khoa học.
Việt Nam đang bước vào một thời kỳ phát triển mới - thời kỳ CNH-HĐH đất
nước. Đó là một yêu cầu tất yếu khách quan và bức xúc nhằm đưa nước ta từ một
nước nghèo nàn, lạc hậu thành một nước có nền công nghiệp tiên tiến. Do vậy, vì
mục tiêu kinh tế mà quên đi trách nhiệm BVMT, ở nước ta môi trường đang có nguy
cơ bị ô nhiễm và suy thoái trầm trọng.
Phí ô nhiễm môi trường được coi là một trong những công cụ kinh tế quan
trọng nhằm ngăn ngừa ô nhiễm, chống suy thoái môi trường, nó đã bước đầu được
sử dụng rộng rãi trên thế giới, nhưng còn rất mới mẻ đối với Việt Nam.
Hiện nay, công tác quản lý BVMT ở nước ta mới chỉ sử dụng những công cụ
pháp chế kỹ thuật, mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng vẫn
chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế. Việc xem xét vận dụng những công cụ kinh
tế nói chung và phí môi trường nói riêng là rất cần thiết và cấp bách ở Việt Nam.
21
Tài liệu tham khảo
1. Giỏo trỡnh kinh t mụi trng_ Nguyn Th Chinh.
2. p dng cỏc cụng c kinh t nõng cao nng lc qun lý mụi trng H
Ni_ Nguyn Th Chinh.
3. Bỏo cỏo hin trng mụi trng H Ni nm 1999_Cc mụi trng- B khoa
hc cụng ngh v mụi trng.
4. p dng cụng c kinh t gúp phn kim soỏt ụ nhim mụi trng nc H
Ni_ V Xuõn Nguyt Hng.
1.1 Thực trạng ô nhiễm bụi
Hà Nội đợc ví nh một đại công trờng, hàng ngày tạo ra một lợng lớn bụi bẩn.
Nồng độ bụi bẩn ở các quận nội thành Hà Nội ngày một nhiều hơn.Trung bình ở các
nơi công cộng trong thành phố nồng độ bụi vợt quá chuẩn cho phép từ 2 đến 4 lần
(theo tiêu chuẩn của các nớc phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ,nồng độ bụi ở các thành
phố chỉ đợc phép vợt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1-2 lần). Hứng chịu nhiều nhất là các
khu đang xây dựng,cải tạo, sửa chữa : Mai Động, Thợng Đình, Ngã T vọng, Ngã T
Sở, vợt quá chuẩn cho phép 5 lần. Nồng độ các chất ô nhiễm khác đều vợt chuẩn
nhiều lần, cực độc có Pb, SO2.Nồng độ khí So2, CO,NO2 ở một số khu chung c, gần
khu công nghiệp thì vợt quá mức độ cho phép nhiều lần, ở một số nút giao thông lớn
trong thành phố nồng độ khí NO2 vợt quá tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm bụi cao nhất
là vào những hôm trời hanh, gió mạnh. Trong khu vực nội thành cũng nh các khu công
nghiệp, TSP (Total Suspendend Patirculate) là chất ô nhiễm không khí quan trọng nhất,
với nồng độ cao hơn tiêuc huẩn việt nam gấp 2-3 lần. Các quận nội thành với dân số
khoảng hơn 1,5 triệu ngời, mỗi năm có 626,8 ngời chết, và 1547,9 ngời bị bệnh hô hấp
do nồng độ cơ bản của TSP trong không khí ngoài trời vợt quá TCVN 159,4mg/m3. Dĩ
nhiên dù cha có kết quả nghiên cứu định lợng vềTSP mới nhất hiện nay, ngời dân và
các cơ quan liên quan n ở Hà Nội vẫn dễ đồng cảm với nhau :Nạn ô nhiễm bụi tại các
quân nội thành Hà Nội chỉ có tăng mà không hề giảm.
1.2 Nguyên nhân gây ra ô nhiễm bụi
Có khá nhiều nguồn phát sinh bụi , nguyên nhân chủ yếu là do :
-Phế thải rắn trong xây dựng (đất , đá, sỏi ) vật liệu thi công thải ra.
-Bên cạnh đó là các phơng tiện vận tải gây ra, đặc biệt là các phơng tiện
vận chuyển vật liệu xây dựng. Toàn bộ những xe này phần lớn không che chắn đúng kĩ
thuật, để rơi vãi vật liệu xây dựng trên đờng phố. Các xe đi vào các quận nội thành từ
22h đêm, theo các con đờng chủ yếu nh - Đuôi Cá( đầu quốc lộ 1), đê Sông Hồng(Yên
Sở- Dốc Minh Khai), đờng Láng- Hoà Lạc, cầu Thăng Long cho thấy 95% số xe không
đảm bảo vệ sinh, không che chắn, để rơi vãi , đồng thời chở quá tải trọng(5694/5951
xe).
Bùn đất bám ở thành xe, lốp xe tạo lên nguồn phát tán bụi di động khắp nơi .
22
Bi t xe ti
-Tiếp đến là nguồn phát sinh bụi do khoảng hơn 300 điểm tập kết, tập
trung kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng không đủ điều kiện kinh doanh đảm bảo
vệ sinh (diện tích nhỏ hẹp, không có biện pháp che chắn , chủ yếu sử dụng lòng đờng ,
vỉa hè để tập kết mua bán,vận chuyển, bốc dỡ ).
-Bên cạnh đó các công trinh thi công, kè sông, đờng giao thông,cầu vợt ,
đờng hầm dành cho ngời đi bộ không hoàn thành đúng tiến độ đã tạo nên một lợng bụi
lớn, cụ thể là đờng hầm Ngã T Vọng, hành lang Tây Sơn dài 6,8 km
Theo thống kê cha dầy đủ của Sở Tài Nguyên Môi Trờng Hà Nội, mỗi năm thành
phố tiếp nhận khoảng 80.000 tấn khói bụi , 9.000 tấn khí SO2, 46.000 tấn CO từ hơn
400 cơ sở công nghiệp. Đó là cha kể khói của 100.000 ôtô và hơn 1 triệu xe máy.
23