Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

tìm hiểu về phương pháp tính phí nước thải và đề xuất mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt mới ở phường i- tp. đông hà – tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.23 KB, 48 trang )

MC LC
1.4. Cách nh phí BVMT đối với nước thải ở Việt Nam 14
1.4.1. Phương pháp luận cho việc nh phí BVMT đối với nước thải 14
1.4.2. Công thức nh phí tổng quát 16
1.4.2.1. Cồng thức tổng quát 16
1.4.2.2. Phân ch các hệ số trong công thức tổng quát 16
2.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động 27
2.1.2.3. Quản lý đô thị và tài nguyên môi trường 28
Bảng 2.1: Hệ số các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 30
Bảng 2.2 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 30
2.2.3. Thu phí BVMT đối với nước thải các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh theo nghị
định 67/2003 NĐ-CP và nghị định 25/2013/NĐ-CP 38
2.2.3.1. Kết quả thu nộp phí của các doanh nghiệp năm 2013 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận này, em xin chân thành cám ơn sự dạy dỗ tận tình và
chu đáo của Quý thầy,cô giáo trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế trong 4 năm qua
đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích.
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Thạc sĩ Mai Lệ Quyên
đã giúp đỡ, hướng dẫn em tân tình và đầy trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cám ơn các anh, chị, cô, chú ở Sở TN&MT; Chi cục BVMT
tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện để em được thực tập, nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn
và thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận.
Mặc dù bản thân đã có sự nỗ lực và cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên
không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót khi thực hiện khóa luận này. Kính mong
Quý thầy giáo, cô giáo và bạn bè đóng góp ý kiến để khóa luận này hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Huế, ngày tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Ngọc Lan



DANH MC TỪ VIẾT TẮT
TP Thành phố
BVMT Bảo vệ môi trường
TN&MT Tài nguyên và môi trường
TNHH MTV Trách nhiện hữu hạn một thành viên
UBND Ủy ban nhân dân
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
KT-XH Kinh tế - xã hội
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam hiện nay có thể nói rằng vấn đề môi trường đã là một vấn đề thời sự
nóng bỏng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay cùng với
sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu đòi hỏi chúng ta phải có những nổ lực phát
triển, để nhanh chóng thoát ra khỏi đói nghèo, đưa nền kinh tế bắt kịp mặt bằng chung
của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự nổ lực phát triển đó là vấn đề môi
trường đang bị đe dọa nghiêm trọng, lợi ích kinh tế đã làm lu mờ đi ý thức bảo vệ môi
trường đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay.
Là một thành phố mới được thành lập, so với nhiều thành phố khác trên cả nước,
Đông Hà là thành phố có tiềm năng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng luôn duy trì được tốc độ
tăng trưởng khá. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải
thiện và nâng cao. Văn hóa – xã hội có những chuyển biến tích cực, nếp sống văn
minh đô thị từng bước được hình thành, quốc phòng – an ninh được giữ vững và tăng
cường. Đó là nền tảng cơ bản tạo đà cho Đông Hà phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số thì tình trạng
ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ở nhiều
vùng đã đến mức báo động, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước.

Nước là nhu cầu tất yếu của mọi sinh vật. Không có nước cuộc sống trên trái đất
không thể tồn tại được. Trong sinh hoạt nước cấp dùng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ăn
uống, vệ sinh, các hoạt động giải trí, và các hoạt động công cộng như cứu hỏa, phun
nước, tưới đường còn trong công nghiệp, nước cấp được dùng cho quá trình làm
lạnh, sản xuất thực phẩm như đồ hộp, nước giải khát, rượu Hầu như mọi ngành công
nghiệp đều sử dụng nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không gì thay thế được
trong sản xuất. Nhưng nguồn tài nguyên này dần bị ô nhiễm và cạn kiệt, các vấn đề về
nước sạch cũng như nước sinh hoạt không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Vì vậy chúng ta phải biết sử dụng, xử lý nguồn nước như thế nào để đảm bảo
chất lượng và cả số lượng cho cuộc sống hàng ngày và trong sản xuất. Hiện nay, Việc
thu phí nước thải của Việt Nam theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP và Nghị định
1
25/2013NĐ-CP còn rất thấp thì nguồn nước vẫn chưa được cải thiện. Vấn đề đặt ra ở
đây là nhà nước phải tăng mức phí lên bao nhiêu để đảm bảo chất lượng nguồn tài
nguyên quý giá này.
Đó là lí do mà tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu về phương pháp tính phí nước thải và
đề xuất mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt mới ở phường I-
tp. Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hệ thống thu phí và cách tính phí nước thải.
Tìm hiểu về mức độ hiểu biết của người dân về phí nước thải, và từ đó đề xuất
một mức phí mới đối với nước thải sinh hoạt trong công tác bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu tìm hiểu mức thu phí nước thải trân địa bàn thành phố Đông Hà, và
hiệu quả cảu việc thu phí nước thải góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
Đưa ra các giải pháp, đề xuất, kiến nghị giúp các cơ quan chuyên môn có phương
pháp ứng dụng khoa học hơn, tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn đối với việc quản lý, giám
sát chất lượng nước thải.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống phí đối với nước thải công nghiệp, cách thức xây dựng công thức tính phí.

Người dân phường I xã nước sinh hoạt ra môi trường xung quanh.
Các quy định liên quan đến mức thu phí nước thải và quản lý môi trường nước
trên địa bàn thành phố.
Cộng đồng, chính quyền địa phương bị ảnh hưởng xung quanh khu vực nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
•Phạm vi không gian: Mô hình tính phí nước thải và người dân phường I – tp.
Đông Hà.
•Phạm vi thời gian: Khảo sát mức độ hiểu biết của người dân về các vấn đề liên
quan đến nước thải và đề xuất mức thu phí nước thải mới ở địa bàn nghiên cứu, thời
gian thực hiện từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Số liệu thứ cấp
Thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau của các cơ
quan ban nghành trên địa bàn như UBND phường I, Công ty TNHH MTV cấp nước và
xây dựng, Phòng TN&MT tp.Đông Hà, Sở TN&MT. Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp nhiều
tài liệu từ các báo cáo, nghiên cứu khoa học, sách, báo, và những tài liệu có liên quan.
4.1.2. Số liệu sơ cấp
- Chọn mẫu điều tra: Để tiến hành khảo sát, xem xét ý kiến các hộ gia đình về
2
chất lượng nước và việc tăng mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh, đề tài
chọn ngẫu nhiên 60 hộ gia đìnhtrên địa bàn phường I, tp.Đông Hà, tỉnh Quảng để tiếp
xúc trực tiếp và lấy thông tin.
- Phương pháp điều tra: Việc thu thập thông tin, số liệu được thực hiện bằng cách
phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích
nghiên cứu.
4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu thông kê
Kết quả điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp và phân tích trên máy tính dựa trên phần
mềm ứng dụng Word, Excel…
3

PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIEN CỨU
1.1. Quản lý môi trường
1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến môi trường
1.1.1.1. Khái niệm môi trường
Có thể hiểu môi trường theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp:
- Theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả những gì bao quanh và có ảnh hưởng đến
một vật hay sự kiện
- Theo nghĩa gắn với con người và sinh vật, tham khảo định nghĩa
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có
ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”
(Khoản 1, Điều 3, Luật BVMT năm 2005).
Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra một đinh ngĩa ngắn gọn và đầy
đủ hơn về môi trường:
“Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội – Nhân văn và các
điều kiện tác động tực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của
con người trong thời gian bất kì”.
Có thể phân tích định nghĩa này chi tiết hơn như sau:
- Các thành tố sinh thái tự nhiên gồm: Đất trồng trọt; Lãnh thổ; nước; Không khí,
Động, thực vật; Các hệ sinh thái; Các trường vậy lý (nhiệt, điện, từ, phóng xạ).
- Các thành tố xã hội – nhân văn gồm: Dân số và lao động dân cư, tiêu dùng, xã
thải; Nghèo đói; Giới; Dân tộc, phong tục, tập quán, văn hóa, lối sống, thói quen vệ
sinh; Luật, chính sách, hương ước, lệ làng…; Tổ chức cộng đồng, xã hội…
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển.
1.1.1.2. Chức năng của môi trường
Với sinh vật nói chung và con người nói riêng, môi trường có các chức năng:
- Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn
tại và phát triển con người càn có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà

ở… cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi
trường cung cấp, tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới
hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia ở từng thời kì.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
4
xuất của con người như đất, đá, tre, nứa… và tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài
nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của các loại tài nguyên này phụ
thuộc vào mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội.
- Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất phế thải của con người trong
quá trình sử dụng tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử
dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các
quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh trở lại phục
vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chưa đựng các chất thải của môi trường là
có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây mất cân bằng sinh thái và
ô nhiễm môi trường.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin cho con người.
1.1.2. Quản lý môi trường
1.1.2.1. Khái niệm
- Quản lý môi trường bao gồm quản lý nhà nước về môi trường và quản lý các
doanh nghiệp về môi trường.
- Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ
năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người,
hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.
1.1.2.2. Mục tiêu quản lý môi trường
Mục tiêu quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho sự cân bằng giữa
kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, phát triển kinh tế xã hội tạo ra
tiềm lực kinh tế để BVMT, còn BVMT tạo ra tiềm năng tự nhieenn và xã hội mới cho

công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội , hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia, mục
tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên khác nhau
đối với mỗi quốc gia.
Theo chỉ thị 36 CT/TW của Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam, một số mục tiêu cụ thể của công tác quản lý môi trường Việt nam hiện
nay là:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, phát sinh trong các
5
hoạt động sống của con người.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương.
- Phát triển KT-XH theo nguyên tắc phát triển bền vững.
- Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia và vùng lãnh
thổ riêng biệt.
1.1.2.3. Nguyên tắc quản lý môi trường
Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:
- Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã
hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường.
- Kết hợp các mục tiêu Quốc tế - Quốc gia – Vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư
trong việc quản lý môi trường.
- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng
hợp thích hợp.
- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn
việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường.
- Người gây mô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây
ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần
môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.
1.2. Phí bảo vệ môi trường
1.2.1. Khái niệm phí BVMT

- Phí là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm bù đắp một phần khoản chi
đầu tư, bảo dưỡng các công cộng và duy trì các hoạt động của nhà nước. (Giáo trình
luật hành chính- trường đại học luật Hà nội)
- Phí bảo vệ môi trường là khoản tiền mà tổ chức, hộ gia đình xã thải ra môi
trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải
nộp vào ngân sách nhà nước nhằm đầu tư lại vào hoạt động BVMT.
1.2.2. Vai trò của phí BVMT
Là một công cụ kinh tế hiệu quả trong hoạt động BVMT, phí BVMT có những
vai trò sau:
- Điều chỉnh hành vi môi trường một cách tự động do mức thải có quan hệ một
cách tự động đối với phí BVMT.
- Tính hiệu quả về chi phí khi với một mức thải nhất định thì phí BVMT đảm bảo
được mục tiêu chi phí tối thiểu.
- Khuyến khích hành vi BVMT do phí BVMT không chỉ có tác dụng trực tiếp lâu
dài đối với hành vi gây ảnh hưởng tới môi trường của doang nghiệp mà còn có tác
6
dụng sâu xa tới quá trình nghiên cứu triển khai, thay đổi và phát triển kĩ thuật, công
nghệ kĩ thuật có lợi cho môi trường.
- Gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho BVMT và đóng góp cho ngân sách nhà nước.
- Duy trì và chuyển giao hợp lý nguồn lực và định giá các nguồn tài nguyên, là
thành tố quan trọng cho phát triển bền vững và góp phần tích cực cho việc sử dụng
hiệu quả các nguồn lực cũng như chuyển giao chúng cho các thế hệ tương lai. Đối với
Việt Nam thì việc đánh giá các tài nguyên môi trường là mộtcông cụ chủ chốt cho phát
triển bền vững.
1.2.3. Ý nghĩa của phí BVMT
- Phí bảo vệ môi trường thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến lĩnh vực môi
trường, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
- Phí BVMT thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữ môi trường và phát triển.
- Phí BVMT góp phần nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp về
BVMT.

7
1.2.4. Các quy định của pháp luật về phí BVMT
Điều 113 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định về phí BVMT như sau:
“1. Tổ chức cá nhân xã thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh
nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau đây:
a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với
môi trường;
b) Mức độ độc hại của chất thải; mức độ gây hại đối với môi trường;
c) Mức chịu thải của môi trường tiếp nhận chất thải.
3. Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường từng giai đoạn của phát triển đất nước.
4. Toàn bộ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng đầu tư trực tiếp
cho việc bảo vệ môi trường.
5. Bộ tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường xây dựng,
trình Chính phủ quy định các loại phí bảo vệ môi trường.”
1.3. Phí nước thải
1.3.1. Khái niệm và phân loại nước thải
1.3.1.1. Khái niệm nước thải
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước đã
được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và
không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
1.3.1.2. Phân loại nước thải
- Nước thải sinh hoạt: Là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của
các cộng đồng dân cư như: Khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi
giải trí, cơ quan công sở,… Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở
nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phootspho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan
trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các loài mầm bệnh được lây truyền bởi các vi
sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là
vius, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.

8
- Nước thải công nghiệp: Là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải
khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước
thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính
hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức của
cán bộ công nhân viên.
1.3.2. Phương pháp và kinh nghiệm tính phí BVMT đối với nước thải ở một
số quốc gia trên thế giới
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới việc sử dụng phí nước thải là cần thiết và
phù hợp vơi thực tế chung của thế giới cũng như tình hình phát triển kinh tế của nước
ta trong những năm trở lại đây. Xuất phát từ thực tế cuộc sống của con người gắn với
môi trường tự nhiên mà trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay đang gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tới những khu vực có người dân sống quanh khu
vực ô nhiễm.
Kinh nghiệm thực tế của các nước trên thế giới cho thấy việc nhà nước dùng các
công cụ kinh tế mà cụ thể ở đây là mức phí thải là một biện pháp hữu hiệu trong việc
bảo vệ môi trường. Những nước này thu được nhiều thành công cải thiện môi trường
hiện tại, bảo vệ môi trường hiện có.
Đối với các quốc gia phát triển OECD áp dụng phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm
nước, Loại phí này được áp dụng riêng không liên quan gì đến hệ thống xử lý nước
thải từ nhà máy hay xí nghiệp. Ở hầu hết các nước OECD phí sử dụng cho hệ thống
thoát nước thải là công trình công cộng, chịu sự quản lý và giám sát của chính quyền
địa phương. Do đó, các hộ gia đình và cơ sở sản xuất thường phải trả lệ phí do sử dụng
hệ thống công cộng này.
Đến nay, hệ thống quản lý môi trường của các nước đang phát triển chủ yếu vẫn
dựa vào các công cụ mệnh lệnh kiểm soát. Tuy nhiên, vài năm gần đây do có sự hỗ trợ
của các nước OECD về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm, một số nước đã chú ý hơn đến
các công cụ kinh tế là các biện pháp mà các nhà kinh tế cho là có tính hiệ quả cao xét

từ gốc độ chi phí thực hiện. Tuy đã được chú ý ngay từ những năm 1970 nhưng các
công cụ kinh tế chỉ mới áp dụng được trong các nước có nền kinh tế phát triển hơn
9
như: Các nước công nghiệp mới như Nic, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… với
phạm vi còn hạn chế trong một số ngành và lĩnh vực.
Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển, có xuất phát điểm về kinh tế giống
với Việt Nam, nhưng từ lâu họ đã có phí phạt do vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Hệ
thống này bao gồm hơn 100 mức phí đánh vào các nguồn gây ô nhiễm môi trường với
nước thải, khí thải, phế thải, tiếng ồn và các loại khác. Lệ phí từ ô nhiễm nước chiếm
70% tổng lệ phí thu được. Lệ phí này được tính từ năm 1979 bằng việc thử nghiệm ở
thành phố sozhou, sau đó mở rộng ra toàn quốc vào năm 1981. Kết quả đã làm giảm
tới 60,4% tổng lượng chất gây ô nhiễm thải ra trong giai đoạn từ 1979-1986.
Malaysia, vào những năm 1970, chính phủ đã tiến hành hệ thống thu phí cấp giấy
phép đối với các nhà sản xuất gây ô nhiễm tới nguồn nước. Việc thu phí này một phần
mang đặc tính của loại phí gây ô nhiễm vởi mức phí được quy định tùy theo hàm
lượng thải các chất gây ô nhiễm ra nguồn nước. Hệ thống này được thiết lập dựa trên
cơ sở những tiêu chuẩn về nồng độ của các chất gây ô nhiễm ( như BOD, Thủy ngân,
Crom, Chì, Đồng,…) cho phép trong nước thải.
Từ kinh nghiệm, cũng như thực tế của các Quốc gia đã làm trước chúng ta có thể
thấy rằng, phí bảo vệ môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng được áp dụng là
một thực tế khách quan và cũng là xu hướng chung và tất yếu của thế giới.
Còn với nước ta phí bảo vệ môi trường có mục đích khuyến khích các nhà sản
xuất, kinh doanh đầu tư giảm thiểu ô nhiễm, thay đổi hành vi ô nhiễm theo hướng tích
cực có lợi cho môi trường. Ngoài ra phí bảo vệ môi trường còn có mục đích khác là
tạo thêm nguồn thu ngân sách cho nhà nước để đầu tư khắc phục và cải thiện môi
trường. Với mục đích này phí bảo vệ môi trường là công cụ kinh tế được xây dựng
trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền đóng góp tài chính để khắc phục ô
nhiễm môi trường và cải thiện môi trường” và ai được hưởng lợi từ việc môi trường
trong lành phải đóng phí khắc phục ô nhiễm.
1.3.3. Căn cứ thực hiện phí nước thải

1.3.3.1. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)
Nguyên tắc này bắt nguồn từ sáng kiến do tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
(OECD) đề ra vào các năm 1972 và 1974. Nguyên tắc “ Người gây ô nhiễm phải trả
tiền” năm 1972 có quan điểm những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho
hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. Năm 1974 thì nguyên tắc PPP chủ
10
trương rằng các tác nhân gây ô nhiễm thì ngoài việc tuân thủ theo các chỉ tiêu đối với
việc gây ô nhiêm thì còn phải bồi thường thiệt hại cho những người bị thiệt hại do ô
nhiễm gây ra. Nói tóm lại, theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” thì
người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm ô
nhiễm do chính quyền thực hiện, nhằm đảm bảo chất lượng môi trường ở mức chấp
nhận được.
1.3.2.2. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP)
Nguyên tắc “Người hưởng lợi phải trả tiền” chủ trương rằng việc phòng ngừa ô
nhiễm và cải thiện môi trường cần được bảo trợ bởi những người muốn thay đổi hoặc
những người không phải trả giá cho việc gây ô nhiễm. Nguyên tắc này cũng tạo ra một
khoản thu cho nhà nước, mức phí tính theo đầu người càng cao và càng có nhiều người
nộp thì số tiền thu được càng nhiều. Số tiền thu được từ BPP được thu theo nguyên tắc
các cá nhân muốn bảo vệ môi trường và những cá nhân không phải trả cho việc gây ô
nhiễm nhưng khi môi trường được cải thiện hơn là những người được hưởng lợi cần
đóng góp. Tuy nhiên số tiền này không trực tiếp do người hưởng lợi tự giác trả mà
phải từ một chính sách do nhà nước ban hành qua thuế hoặc phí buộc những người
hưởng lợi phải đóng góp, nên nguyên tắc BPP chỉ khuyến khích việc bảo vệ môi
trường một cách gián tiếp.
Đây là nguyên tắc có thể được sử dụng như một định hướng hỗ trợ nhằm đạt
được mục tiêu môi trường, dù đó là bảo vệ hay phục hồi môi trường. Tuy nhiên hiệu
quả môi trường có thể đạt được hay không, trên thực tế phụ thuộc vào mức lệ phí, số
người đóng góp và khả năng sử dụng tiền hợp lý.
1.3.4. Cơ sở xác định phí nước thải
1.3.4.1. Dựa vào tổng lượng nước thải

Tổng lượng chất thải là một trong những căn cứ quan trọng để xác định tổng chi
phí mà các doanh nghiệp phải đóng góp cho các cơ quan quản lý môi trường, đó là cơ
sở để cho các cơ quan quản lý này thu phí bảo vệ môi trường. Thông qua việc xác định
bằng tổng lượng nước thải của từng doanh nghiệp mà chúng ta có thể biết được lưu
lượng nước thải của các doanh nghiệp này lớn hay nhỏ từ đó xác định được mức độ
nghiêm trọng của hành vi xả thải đối với môi trường của các doanh nghiệp này.
1.3.4.2. Dựa vào đặc tính của chất gây ô nhiễm
Đặc tính của các chất gây ô nhiễm là một trong các yếu tố không thể thiếu để xác
11
định xuất phí cho các doanh nghiệp xả thải. Sau đây là một số chất gây hại đặc trưng
thường có trong môi trường nước thải của các doanh nghiệp.
- Nhu cầu oxy sinh hóa BOD: Đây là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức
độ ô nhiễm chất hữu cơ có thể phân hủy bởi vi sinh vật có trong nước thải đô thị và
chất thải công nghiệp. Nhu cầu BOD được định nghĩa là nhu cầu oxy cần cho sinh vật
trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Trong thực tế người ta không thể biết lượng
oxy cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian mà
chỉ xác định được lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 20
0
C ký hiệu
BOD
5
. Chỉ tiêu này được chuẩn hóa và sử dụng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Giá
trị BOD lớn nghĩa là mức độ ô nhiễm chất hữu cơ càng cao.
- Nhu cầu oxy hóa học COD: Thông số này được dùng để đặc trưng cho hàm
lượng các chất hữu cơ của nước thải và nước tự nhiên. COD được định nghĩa là lượng
oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa học các chất hữu cơ trong mẫu thành CO
2
và H
2
O.

Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa. Thông số
COD biểu thị tất cả các chất hữu cơ, kể cả phần không thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật.
Do đó có giá trị cao hơn BOD.
- Tổng chất thải rắn lơ lửng TSS: Chất rắn lơ lửng là các nhân tố ảnh hưởng tiêu
cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan ( tăng độ đục cho
nước) và gây bồi lắng dòng chảy.
1.3.4.3. Dựa vào hàm lượng các chất gây ô nhiễm
Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thỉa cũng là một cơ sở để tính phí
nước thải phải nộp của các doanh nghiệp. Cùng một lượng nước thải như nhau nhưng
nguồn nước thải nào có trong đó hàm lượng các chất độc hại nhiều hơn thì mức phí
phải đóng sẽ cao hơn. Cũng có các thành phần các chất thải như nhau nhưng nguồn
thải của một doanh nghiệp sản xuất A lại có hàm lượng các chất độc hại cao hơn doan
nghiệp sản xuất B. Như vậy, chứng tỏ rằng, mức độ gây ô nhiễm môi trường của
doanh nghiệp A là lớn hơn doanh nghiệp B. Do đó, A sẽ chịu một mức phí lớn hơn B.
1.3.4.4. Dựa vào hệ số chịu tải môi trường
Hệ số này biểu thị mức độ chịu tải của môi trường của một vùng phụ thuộc vào
thực trạng môi trường, tình hình kinh tế xã hội của vùng đó và nó cũng phản ánh mức
độ thiệt hại tiềm tàng tương ứng do ô nhiễm gây ra. Khả năng chịu tải của vùng nông
thôn, vùng núi, những vùng không hề có khu công nghiệp khác với các thành phố lớn
12
và các khu công nghiệp. Hệ số chịu tải môi trường sẽ làm tăng hay giảm chi phí ô
nhiễm tùy thuộc vào mức độ chịu tải của môi trường đó.
Chúng ta có thể xác định hệ số chịu tải môi trường thông qua việc xác định mật độ
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các cơ quan có nguồn thải hay gây ô nhiễm môi
trường tiềm tàng và mật độ dân số tại khu vực hay đơn vị hành chính đó. Thứ hai, chúng
ta có thể xác định hệ số chịu tải dựa vào tiêu chuẩn môi trường quốc gia. Thứ ba chúng ta
có thể xác định theo các thành phố, khu vực công nghiệp, khu chế xuất.
1.3.4.5. Dựa vào chi phí biên bỏ ra lắp đặt hệ thống giảm thải
Việc xác định phí gây ô nhiễm nước thường dựa trên cơ sở tính toán chi phí cho
các biện pháp xử lý nước thải ra môi trường. Cách này tên thực tế rất khó khăn thực

hiện do chi phí biên để giảm thải một đơn vị chất thải rất khác nhau, và là một hàm số
phụ thuộc vào nhiều biến số như tuổi đời, chất lượng của thiết bị, hệ số hiệu quả của
thiết bị. Hơn nữa đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy trình sản xuất cũ và thiết bị
máy móc của các xí nghiệp khác nhau… Do đó, khó xác định xuất phí chính xác. Tuy
nhiên, vẫn có thể ước tính được xuât phí dựa trên phương pháp này bằng cách chọn
một số thiết bị giảm thải dự đoán phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng là
lấy bình quân chi phí tối thiểu của các thiết bị máy này nhằm giảm thêm một đơn vị
chất thải cùng loại để xác định xuất phí. Thông thường, chi phí biên để giảm thiểu ô
nhiễm đối với mỗi loại chất thải khi nồng độ của nó giảm hay doanh nghiệp sẽ chịu
phí càng cao nếu giảm thiểu chất gây ô nhiễm càng nhiều. Đối với các doanh nghiệp,
chi phí biên để giảm thiểu gây ô nhiễm bao giờ cũng phụ thuộc vào quy mô sản xuất.
1.3.4.6. Dựa vào giá trị ước tính tác hại do một đơn vị chất thải gây ra
Điều này khó thực hiện bởi vì không xác định được chính xác hàm thiệt hại của
chất thải và trên thực tế mức độ thiệt hại của các chất thải nhìn chung không thể đo
trực tiếp, mà đòi hỏi phải tính toán thông qua một số yếu tố trung gian, có khi dễ thấy
nhưng đôi khi lại rất khó thấy.
1.3.4.7. Dựa vào tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường có thể coi là một chuẩn mực dùng để xác định trách
nhiệm của đối tượng gây ô nhiễm môi trường. Nói cách khác khi người sản xuất thải
chất ô nhiễm có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép thì họ đã vi phạm quy định. Khi đó,
việc xác định mức phí sẽ cao hơn nhiều và được coi như là tiền phạt cho việc vi phạm
tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn môi trường có thể phân theo các vùng khác nhau và theo khả
13
năng chịu tải của môi trường khác nhau thì khác nhau, cho các chất thải và các doanh
nghiệp khác nhau thì khác nhau theo việc các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ cũ
hay mới
1.4. Cách tính phí BVMT đối với nước thải ở Việt Nam
1.4.1. Phương pháp luận cho việc tính phí BVMT đối với nước thải
Chúng ta thấy rằng giữa thuế và phí có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, gữa
hai công cụ này còn một số điểm chung, đặc biệt là cùng đánh vào người gây ô nhiễm.

Mục tiêu đánh thuế và thu phí cũng có nhiều điểm chung, trong đó có việc làm thay
đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng theo hướng giảm phát thải ra môi
trường. Nếu xác định mức thuế và phí thích hợp còn có thể khuyến khích các cơ sở sản
xuất lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, trong
chừng mực nào đấy có thể coi phương pháp luận của việc tính thuế và tính phí là
tương đồng với nhau.
Như chúng ta đã biết, Pigou, nhà kinh tế học người Anh đã đưa ra một giải pháp
là đánh thuế vào từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm sao cho không còn có sự chênh
lệch giữa chi phí cá nhân của hãng MC và chi phí biên của xã hôi MSC. Gọi t là mức
phí đánh vào một đơn vị đo chất thải ta có:
MSC = t + MC hay t = MSC – MC
Hiệu số (MSC – MC) cũng chính là chi phí ngoại ứng trên một đơn vị sản phẩm
tạo ra chất thải (MEC), qua đó ta có:
t = MSC – MC = MEC
Mức thuế đánh thu được đánh theo sản lượng và do vậy để tối đa hóa lợi nhuận
xã hội thì doanh nghiệp phải chịu mức thuế/ phí t
*
= MSC – MC = MEC tại mức sản
lượng tối ưu của doanh nghiệp đã tính đến chi phí ngoại ứng. Với mức thuế này buộc
người sản xuất phải điều chỉnh hoạt động về mức tối ưu Q
*
vậy khi đó sẽ đạt tối đa
hóa lợi nhuận toàn xã hội.
Khi một doanh nghiệp đầu tư thay đổi quy trình công nghệ để làm giảm thải chất
ô nhiễm mà doanh nghiệp vẫn giữ được sản lượng tối ưu và giảm được ngoại ứng
nghĩa là doanh nghiệp đã phải bỏ ra một chi phí để làm giảm chất ô nhiễm hay là xử lý
chất thải trước khi thải ra môi trường. Chi phí để giảm thải trên một đơn vị lượng chất
14
thải chính là chi phí cận biên giảm thiểu ô nhiễm. Một khi doanh nghiệp giảm thải chất
ô nhiễm ra môi trường càng nhiều thì chi phí để giảm thải càng cao. Đây cũng chính là

căn cứ cho việc xác định suất phí trên một đơn vị chất thải thích hợp sao cho cả xã hội
lẫn doanh nghiệp đều có lợi, hay không bên nào chịu thiệt.
Mục tiêu của việc thu phí ô nhiễm môi trường có thể khác nhau, có thể nhằm cải
thiện chất lượng môi trường thông qua việc thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm
hoặc nhằm mục đích tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước. nhưng phí môi trường
cần mang tính trung lập, có nghĩa nó không nhằm mục đích buộc các nhà sản xuất
ngừng sản xuất, cũng không vì mục tiêu lợi nhuận mà hủy hoại môi trường.
Để xác định chi phí môi trường cần xem xét thêm mối quan hệ chi phí cận biên
làm giảm ô nhiễm MAC và phí gây ô nhiễm. Chi phí cận biên làm giảm ô nhiễm của
một hãng hay một ngành công nghiệp cho biết chi phí để giảm bớt đi một đơn vị chất
thải. Thông thường, chi phí cận biên giảm thải ô nhiễm thấp hơn chi phí môi trường
mà doanh nghiệp phải nộp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án đầu tư làm giảm thải
chất thải gây ô nhiễm thay vì nộp phí. Lý do là phương án này có lợi cho doanh nghiệp
hơn vì nó rẻ hơn. Ngược lại, khi MAC cao hơn phí gây ô nhiễm phải trả, lúc đó doanh
nghiệp sẽ lựa chọn phương án nộp phí vì như vậy sẽ rẻ hơn so với việc tiếp tục áp
dụng các biện pháp giảm thải. Như vậy, doanh nghiệp hầu như phải chịu hai lần chi
phí, thứ nhất để giảm ô nhiễm chừng nào MAC thấp hơn phí ô nhiễm và sau đó đóng
phí khi MAC lớn hơn mức phí phải đóng. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp và các
ngành công nghiệp…thường có hàm chi phí cận biên giảm thải ô nhiễm khác nhau do
thiết bi, công nghệ, đầu vào và cả khả năng thay thế khác nhau nhiều hoặc ít. Đây cũng
là những yếu tố quyết định đến chi phí làm giảm ô nhiễm, để cho một doanh nghiệp
cân nhắc trước khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải hay đóng phí.
Vấn đề đặt ra đối với xác định phí ô nhiễm là phí có tác dụng khuyến khích các
doanh nghiệp tiếp tục sản xuất để có lợi nhuận nhưng đồng thời phải đảm bảo được
tiêu chuẩn chất lượng môi trường quy định. Theo kinh nghiệm của nhiều nước thì việc
xác định xuất phí là một vấn đề phức tạp gây nhiều tranh cãi, trong đó nguyên nhân
quan trọng chính là thiếu thông tin hay thông tin không chính xác dẫn đến không đủ cơ
sở để xác định chi phí thiệt hại và qua đó không thể đưa ra một mức phí chính xác.
15
1.4.2. Công thức tính phí tổng quát

1.4.2.1. Cồng thức tổng quát
T = M.(a
1
x
1
+ a
2
x
2
+ … + a
n
x
n
).y.v.z + H
Trong đó:
T: Phí gây ô nhiễm
M: Tổng lượng nước thải trên một đơn vị thời gian
Ai: Xuất phí cho một đơn vị chất gây ô nhiễm i
Xi: Nồng độ của chất gây ô nhiễm i trong dòng thải
Y: Hệ số thể hiện khả năng chịu tải môi trường
Z: Hệ số thể hiện đặc trưng của nền kinh tế
V: Hệ số thể hiện khả năng kiểm soát ô nhiễm
H: Hằng số
1.4.2.2. Phân tích các hệ số trong công thức tổng quát
 M: Tổng lượng nước thải trong một đơn vị thời gian là lượng nước thải mà
cơ sở sản xuất thải ra môi trường trong một đơn vị thời gian có thể là lượng nước thải
ra trong một ngày, một tháng hay một năm. Lưu lượng nước thải trong các doanh
nghiệp thường dao động lớn trong một ngày sản xuất. Có 2 phương pháp xác định lưu
lượng bước thải sau đây:
 Xác định lưu lượng nước thải trên cơ sở số liệu ghi chép theo dõi sử dụng nước

từng thiết bị, từng công đoạn và của cả nhà máy. Qua bài toán tính cân bằng về nước có thể
tính được lưu lượng nước thải đối với từng thiết bị, từng công đoạn và của toàn nhà máy.
 Xác định lưu lượng nước thải bằng cách lắp các dụng cụ đo lưu lượng trên
đường ống thải hay mương thải bằng đồng hồ đo nước, ống venturi, thùng lường,
màng chắn,… Ngoài ra, lưu lượng nước thải có thể xác định trên cơ sở năng suất của
bơm ở các trạm bơm nước thải, hoặc dùng vật nổi thả trên mương thải để xác định vận
tốc bề mặt của vật nổi W
bm:
- Biết vận tốc trung bìn của dòng W
tb
= 0,8 . W
bm
- Khi đó ta có lưu lượng nước thải Q = A . W
tb
, trong đó A là tiết diện của dòng chảy.
Phương pháp này thường dùng để xác định sơ bộ lưu lượng nước thải đối với
những mương hở, chưa có khả năng lắp dụng cụ đo và trên đoạn mương thoát đó cho
phép xác định tiết diện chảy cũng như không có lắng cặn ở đáy.
Để kiểm tra các số đo lưu lượng nước thải có thể áp dụng cách tính gần đúng:
16
Tổng lượng nước thải = 95% tổng lượng nước cấp.
 Z: Hệ số đặc trưng của nền kinh tế:
Kinh nghiệm của các nước cho thấy phí ô nhiễm có quan hệ với Chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của nhà nước và trình độ khoa học công nghệ trong mỗi thời kì.
Vấn đề đặt ra đối với phí ô nhiễm môi trường là tạo điều kiện cho ngành phát triển
trong hiện tại và tương lai. Điều này thể hiện hệ số đặc trưng của nền kinh tế - z trong
công thức phí tổng quát. Ta có hai trường hợp sau:
- Các ngành kinh tế được Nhà nước ưu tiên, khuyến khích phát triển.
Ví dụ: Các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, ngành
công nghiệp hay kinh tế ít gây ô nhiễm… Không kể chúng thuộc sở hữu nhà nước, tư

nhân hay xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với các ngành kinh tế và khu vực
này nên qui định z trong khoảng 0 < z < 1 tùy theo mức độ ưu tiên của Nhà nước,
ngành nào được ưu tiên nhất sẽ có hệ số z nhỏ nhất.
- Các ngành kinh tế mang tính chất nhân tạo
Ví dụ: Các cơ sở y tế, bệnh viện, các xí nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ người
tàn tật… Đối với trường hợp này, dù khu vực đó công nghệ cao hay công nghệ cũ thì
cũng nên áp dụng hệ số z bằng nhau đối với tất cả các doanh nghiệp hoặc cơ quan
thuộc diện phải nộp phí ô nhiễm và z nằm trong khoảng 0 < z < 1.
- Các ngành kinh tế không thuộc các loại trên có hệ số Z = 1.
Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước OECD và các nước lân cận hệ
số đặc trưng cho nền kinh tế Việt Nam thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Hệ số đặc tưng của nền kinh tế
STT Ngành kinh tế Hệ số z
1 Hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu… 0,8
2 Giấy, sản phẩm bằng giấy 1
3 Thuốc lá 1
4 Dệt sợi 1
5 Bia, nước giải khát 1
6 Xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng 1
7 Chế biến thực phẩm thủy sản 0,7 – 1
8 Hóa mỹ phẩm 1
9 Luyện kim 1
10 Sản xuất hàng tiêu dùng 1
11 Bệnh viện, xí nghiệp dược 0,7 – 0,9
12 Sản xuất nguyên liệu da, vải giả da 1
13 Gốm, sành sứ, thủy tinh 1
14 Khai thác hầm lò 1
17
15 Chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ 1
(Nguồn: Giáo trình kinh tế môi trường, nhà xuất bản giáo dục năm 2005)

 Y: Hệ số chịu tải môi trường
Hệ số này biểu thị mức độ chịu tải môi trường của mỗi vùng phụ thuộc vào thực
trạng môi trường khu vực đó. Giá trị của Y có thể là:
- 0 < Y < 1: Vùng có giá trị nằm trong khoảng này là vùng có môi trường tốt, hay
ở mức độ ô nhiễm môi trường theo đánh giá là nằm dưới tiêu chuẩn môi trường và khả
năng hấp thụ, khuếch tán chất thải cao hơn.
- Y > 1: Vùng có giá trị trong khoảng này có khả năng chịu tải môi trường kém
hơn so với vùng trên. Chẳng hạn, ở đây có độ tập trung lớn các nhà máy công nghiệp,
chất lượng môi trường và sức khỏe của dân chúng sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn khi có
cùng một khối lượng chất thải như đối với vùng có Y < 1.
- Giá trị Y càng lớn thì khả năng chịu tải của môi trường càng kém. Việc xác
định hệ số Y là rất khó khăn và phức tạp, theo kinh nghiệm của nước ngoài thì Việt
Nam chỉ nên qui định giá trị Y trong khoảng 1 < Y < 2.
Chúng ta có thể giả định hệ số chịu tải môi trường như sau:
18
Bảng 1.2: Hệ số chịu tải môi trường
STT Vùng kinh tế Hệ số Y
1 Thàn phố có dân số lớn hơn 1 triệu dân 1,1
2 Thành phố có dân số lớn hơn 2 triệu dân 1,2
3 Các thành phố công nghiệp 1,3
4 Các khu công nghiệp, chế xuất 1,3
5 Vùng nông thôn 0,8
6 Miền núi 0,5
7 Ven biển 0,8
(Nguồn: Giáo trình kinh tế môi trường, nhà xuất bản giáo dục năm 2005)
 Ai: Xuất phí
Theo phương pháp luận tính phí gây ô nhiễm, xuất phí trên một đơn vị chất thải sẽ
bằng chính tác hại mà nó gây ra, hay bằng chi phí biên cho việc lắp đặt thiết bị giảm thiểu
ô nhiễm. Tuy nhiên ở một số nước, người ta tính xuất phí cho một đơn vị chất thải theo
mục đích của chương tình thu phí. Nếu phí được thu với mục đích tăng nguồn thu thì lúc

đó chỉ tiêu về thu sẽ là yếu tố quyết định xuất phí, nếu mục đích làm thay đổi hành vi của
người gây ô nhiễm thì xuất phí chủ yếu sẽ dựa vào tác hại mà nó gây ra hay chi phí lắp đặt
thiết bị giảm thải. Có thể xác định xuất phí bằng các cách như sau:
•Dựa trên giá trị ước tính tác hại do một đơn vị chất thải đó gây ra
•Dựa vào chi phí biên bỏ ra để lắp đặt thiết bị giảm thải
•Dựa vào chi phí để xử lý chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường
•Dựa vào kinh nghiệm của nước ngoài
Xuất phí dã áp dụng ở các nước OECD và các nước ASEAN
Bảng 1.3: Xuất phí đã áp dụng ở các nước OECD và các nước ASEAN
T
T
Chất gây
ô nhiễm
Xuất phí các nước OECD
($/Tấn)
Xuất phí các nước ASEAN ($/Tấn)
Pháp Hà Lan
Thụy
Điển
Singapore Philipin Malaysia
1 BOD - 77129-1489 - 0,08-0,59 3,86-19,31 4-40
2 COD - 1027 - - - -
3 TSS - 64 - 12 - -
4 SO
2
13,734 80 - 0,05-2,3 - -
5 NO
2
13,734 80 71,722 0,1-5,8 - -
(Nguồn: Giáo trình kinh tế môi trường, nhà xuất bản giáo dục 2005)

 H: Hằng số
Hàng số H thể hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hoăc
cơ quan thải chất ô nhiễm do ảnh hưởng của quá trình sản xuất của họ đến chất lượng
môi trường. Trong điều kiện Việt Nam chúng ta không tính đến chỉ tiêu này trong
công thức và cho hằng số H = 0 (Bởi vì trách nhiệm của các cơ sở sản xuất đối với vấn
19
đề môi trường là chưa cao thậm chí là không hề có trách nhiệm gì).
 V: Hệ số thể hiện khả năng kiểm soát ô nhiễm
Hệ số V nói lên khả năng xử lý ô nhiễm của các xí nghiệp đối với vấn đề ô nhiễm
môi trường, tức là xí nghiệp đó có khả năng xử lý trả lại môi trường trong lành hay
không. Ở Việt Nam khả năng này của các doanh nghiệp là rất thấp hầu hết các doanh
nghiệp đều không có đầy đủ khả năng xử lý ô nhiễm do mình gây ra. Một là do thiếu
tài chính, hai là do trình độ công nghệ yếu kém… Do đó hệ số này chúng ta lấy bằng
1. Trên thực tế việc tính toán hệ số này là rất phức tạp và nó tùy thuộc vào đặc điểm
của các doanh nghiệp khác nhau thì V kacs nhau.
 X: Nồng độ các chất gây ô nhiễm
Lấy mẫu phân tích thành phần nước thải tại vị trí trước khi xả ra ngoài để xác
định nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải. Theo qui định, các doanh
nghiệp phải thực hiên chương trình giám sát chất lượng môi trường với tần suất tối
thiểu 3 tháng/lần và lưu giữ kết quả tại doanh nghiệp. Phương pháp lấy mẫu, phương
pháp phân tích xác định nồng độ các chất gây ô nhiễm được qui định trong các TCVN
về môi trường tương ứng. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp tuân thủ qui định pháp quy
về bảo vệ môi trường, việc thực hiện bước 1 trong tính phí bảo vệ môi trường không
đòi hỏi chi phí thêm về thời gian và kinh phí.
1.4.3. Phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo nghị
định 25/2013/NĐ-CP
1.4.3.1. Phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt
 Mức thu phí
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tín theo tỷ lệ
phần trăm (%) trên giá bán của 1m

3
(một mét khối) nước sạch, nhưng tối đa không quá
10% của giá bán nước sạch chưa gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước
để sử dụng (Trừ hộ gia đình quy định tại Khoản 3, 4 và 5 Điều 2 Thông tư liên tịch số
63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP) thì mức thu
được xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình
quân của một người trong xã, phường, thị trấn nơi khai thác và giá bán 1m
3
nước sạch
trung bình tại xã, phường, thị trấn.
Căn cứ quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
20
tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của
Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và tình hình kinh tế - xã hội, đời
sống, thu nhập của nhân dân ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương xây dựng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh
hoạt áp dụng cho từng địa bàn, từng loại đối tượng cụ thể tại địa phương để trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
 Xác định số phí phải nộp
Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:
- Trường hợp mức thu phí được quy định theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán nước sạch:
Số phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt phải nộp(đồng) = Số lượng nước sạch
sử dụng của người nộp phí(m
3
)
×
Giá bán nước sạch chưa gồm thuế giá trị gia
tăng(đồng/m

3
) × Tỷ lệ thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt theo quyết định của
HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương(%)
- Trường hợp giá bán nước sạch đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thì xác định giá
bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng như sau:
Giá bán nước sạch
chưa bao gồm
thuế giá trị gia tăng
=
Giá bán nước sạch đã bao gồm thuế giá trị gia tăng
1 + Thuế suất thuế giá trị gia tăng
21
Thuế suất thuế giá trị gia tăng hiện hành đối với nước sạch là 5%
- Trường hợp mức thu phí được quy định bằng một số tiền nhất định:
Số phí BVMT
đối với nước thải sinh
hoạt phải nộp (đồng)
=
Số lượng nước
sạch sử dụng
của người nộp
phí (m
3
)
x
Mức thu phí BVMT đối với
nước thải sinh hoạt theo quyết định
của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
(đồng/m

3
)
Số lượng nước sạch sử dụng xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ
của người nộp phí. Trường hợp người nộp phí chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước
sạch tiêu thụ thì áp dụng theo định mức khoán lượng nước sạch tiêu thụ đối với từng
loại đối tượng sử dụng nước sạch do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quy định cho phù hợp với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch.
Trường hợp tự khai thác nước thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn
cứ vào số người theo sổ hộ khẩu gia đình( đối với hộ gia đình) hoặc bảng chấm công,
bảng lương, hợp đồng lao động (đối với các tổ chức không sản xuất, chế biến) và
lượng nước sạch sử dụng bình quân theo đầu người trong xã, phường, thị trấn.
Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thì số lượng
nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào quy mô hoạt động kinh doanh, dịch vụ
do cơ sở tự kê khai và thẩm định của UBND xã, phường, thị trấn.
1.4.3.2. Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp
 Mức thu phí
- Phí bảo vệ môi trương đối với nước thải của cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến
không thuộc danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất, chế biến có nước thải chứa kim loại
nặng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (sau đây gọi tắt là Danh mục), được
tính theo công thức:
F = f + C, Trong đó:
F là số phí phải nộp;
f là phí cố định: 1.500.000 đồng/năm;
C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra; hàm lượng 02 (hai) chất gây
ô nhiễm là nhu cầu oxy hóa học (COD) và chất rắn lơ lửng (TSS). Mức thu đối với
mỗi chất theo Biểu chi tiết dưới đây:
Bảng 1.4: Mức phí đối với mỗi chất có trong nước thải
STT Chất gây ô nhiễm tính phí
Mức thu tối thiểu
(đồng/kg)

Mức thu tối đa
(đồng/kg)
1 COD 1.000 3.000
22

×