Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

đồ án nâng cao khả năng thu hút khách hàng trực tuyến của website

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.89 KB, 38 trang )

I.Phần mở đầu:
1. Lý do lựa chọn đề tài
Internet xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1997, và chỉ trong vòng
mười năm đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trở thành một “
Thánh Gióng thời công nghệ cao” với tỷ lệ phát triển nhanh nhất thế giới,
theo dự kiến của Bộ Bưu chính Viễn thông đến năm 2010 số người sử dụng
internet chiếm 35%- 40% dân số cả nước. Với những yêu cầu mang tính
đặc thù của phương thức kinh doanh mới, là những yêu cầu về cơ sở hạ
tầng, về chính sách, luật pháp, về trình độ nhận thức thương mại điện tử
chỉ mới có mặt ở Việt Nam cách đây không lâu, từ chỗ hình thành các trang
web chỉ với chức năng duy nhất là cung cấp thông tin một cách sơ sài về
doanh nghiệp đến nay đã phát triển lên một tầm cao mới. Các mô hình
thương mại điện tử lần lượt ra đời, đó là các trang web B2B, B2C, các sàn
giao dịch, chợ điện tử, các siêu thị trực tuyến, các cổng thông tin hỗ trợ
doanh nghiệp…với những trang web đang hoạt động có hiệu quả như
chodientu.com, raovat.com, vnet.com.vn, vietnamtrade.org…Những kết
quả trên chứng tỏ một điều rằng tiềm năng thị trường trực tuyến tại Việt
Nam rất nhiều hứa hẹn, đặc biệt hơn nữa là giờ đây Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, cơ hội kinh
doanh được mở rộng trên khắp thế giới. “ Ngay cả khi bạn không định bán
hàng trực tuyến thì một trang web được thiết kế tốt vẫn hết sức quan trọng.
Tôi không nói rằng bạn phải dồn mọi nỗ lực để bán hàng qua mạng, ngay
cả khi sản phẩm của bạn được coi là dễ bán trực tuyến thì bạn cũng phải
nhớ điều này. Vấn đề ở chỗ ít nhất bạn cũng phải có trang web để khách
hàng, nhân viên và các đối tác kinh doanh tiềm năng, thậm chí có thể cả
nhà đầu tư tương lai của bạn nữa, có thể nhanh chóng và dễ dàng tìm hiểu
về doanh nghiệp của bạn cùng hàng hóa và dịch vụ mà bạn cung cấp”, đó là
lời khuyên của Tim W. Knox- người sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều
hành của bốn công ty công nghệ thành công: B2Secire Inc., một công ty
1
phần mềm quản trị; Digital Graphiti Inc., một công ty phát triển phần mềm;


Sidebar Systems, một công ty viết phần mềm cho các đại lý truyền thông;
và Online Profits 4U, một doanh nghiệp điện tử có mục tiêu giúp đỡ các
chủ doanh nghiệp trực tuyến khởi nghiệp và phát triển. Như vậy, dù muốn
hay không, việc xây dựng một website phục vụ cho hoạt động kinh doanh
là một việc làm hết sức cần thiết trong điều kiện kinh doanh ngày nay. Bên
cạnh đó, không thể phủ nhận những lợi ích mà thương mại điện tử có thể
mang lại cho doanh nghiệp, đó là cơ hội cạnh tranh bình đẳng với các công
ty lớn, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận không phụ thuộc vào quy mô doanh
nghiệp…
Nhận thức được tầm quan trọng của website trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng của một số website của
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất những biện pháp để
khắc phục và hoàn thiện với đề tài có tên “ Nâng cao khả năng thu hút
khách hàng trực tuyến trên website của các doanh nghiệp Việt Nam”.
2.Đối tượng nghiên cứu:
Website của một số doanh nghiệp Việt Nam.
3.Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu có chọn lọc một số website.
2
II. Phần nội dung:
1.Khả năng thu hút khách hàng trực tuyến của website:
1.1. Website và tầm quan trọng của websie đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Ngày nay trên thế giới có hàng triệu Website đang hoạt động. Gần 17 năm
trước, “cha đẻ” của mạng toàn cầu Tim Burners-Lee đã tạo ra trang web
đầu tiên trên thế giới và nó đã đánh dấu sự ra đời của một kỷ nguyên mới –
kỷ nguyên Internet. Ngày mùng 6 tháng 8 năm 1991, website đầu tiên trên
thế giới đã ra đời tại địa chỉ: (giờ đây địa chỉ này chỉ
còn trong lưu trữ). Tại địa chỉ này, Tim Burners-Lee đã miêu tả tỉ mỉ về
một công nghệ mới – công nghệ World Wide Web (WWW), được tạo ra

dựa trên biên bản truyền dữ liệu dạng HTTP, hệ thống xác lập địa chỉ URI
và ngôn ngữ siêu văn bản HTML. Ở Việt Nam, Internet chính thức xuất
hiện năm 1996, khi đó đặt dưới sự quản lý duy nhất của một IPX là Tổng
công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam: VNPT. Dịch vụ Internet ở VN
được Nhà nước cho phép thực hiện từ ngày 5/3/1997. Nhưng phải đến
19/11/1997, "cánh cổng" mở ra với thế giới mới chính thức khai trương,
sau 8 tháng chuẩn bị.Trước đó, việc thử nghiệm Internet đã tiến hành rất
sớm ở 4 đơn vị khác nhau. Cụ thể:
- Mạng Varenet: (năm 1994) của Viện CNTT thuộc Trung tâm Khoa học tự
nhiên và Công nghệ quốc gia được kết nối với mạng Internet qua cổng
mạng AARnet của Đại học Quốc gia Australia.
- Mạng Toolnet: (năm 1994) của Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ
Quốc gia thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường kết nối với mạng
Toolnet của Amsterdam (Hà Lan).
- Mạng HCMCNET: (năm 1995) của Trung tâm Khoa học và công nghệ
thuộc Sở Khoa học công nghệ và Môi trường TP HCM kết nối qua nút
mạng ở Singapore.
3
- Mạng Sprintnet: (năm 1996) của Công ty Điện toán và truyền số liệu
VDC thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VNPT tại hai địa điểm HN
và TP HCM qua hai cổng quốc tế 64 Kb/giây kết nối Internet Sprintlink
(Mỹ).
Từ khi Internet ra đời, các doanh nghiệp đã nhanh chóng nhận ra lợi ích
của việc sử dụng nó để quảng bá thông tin, hỗ trợ việc thực hiện giao dịch
thông qua mạng Internet và họ đã triệt để khai thác thế mạnh của Internet
vào kinh doanh. Từ đó, khái niệm thương mại điện tử ra đời. thương mại
điện tử bao gồm các giao dịch nhờ vào Internet giữa các đối tác trong kinh
doanh, ví dụ giữa nhà cung cấp và khách hàng, giữa các đối tác kinh doanh
v.v
Thương mại điện tử đã làm thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống từ

bao đời nay, đó là:
Người mua nay có thể mua dễ dàng, tiện lợi hơn, với giá thấp hơn, có thể
so sánh giá cả một cách nhanh chóng, và mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào
trên khắp thế giới, đặc biệt là khi mua sản phẩm điện tử download được
(downloadable electronic products) hay dịch vụ cung cấp qua mạng.
- Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một-đến-một
(one-to-one) với số lượng khách hàng rất lớn mà không phải tốn nhiều
nhân lực và chi phí.
- Người mua có thể tìm hiểu, nghiên cứu các thông số về sản phẩm, dịch vụ
kèm theo qua mạng trước khi quyết định mua.
- Người mua có thể dễ dàng đưa ra những yêu cầu đặc biệt của riêng mình
để nhà cung cấp đáp ứng, ví dụ như mua CD chọn các bài hát ưa thích, mua
nữ trang tự thiết kế kiểu, mua máy tính theo cấu hình riêng
- Người mua có thể được hưởng lợi từ việc doanh nghiệp cắt chi phí dành
cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thay vào đó, giảm giá
hay khuyến mãi trực tiếp cho người mua qua mạng Internet.
- Người mua có thể tham gia đấu giá trên phạm vi toàn cầu.
4
- Người mua có thể cùng nhau tham gia mua một món hàng nào đó với số
lượng lớn để được hưởng ưu đãi giảm giá khi mua nhiều.
- Doanh nghiệp có thể tương tác, tìm khách hàng nhanh chóng hơn, tiện lợi
hơn, với chi phí rất thấp hơn trong thương mại truyền thống.
- Những trung gian trên Internet cung cấp thông tin hữu ích, lợi ích kinh tế
(giảm giá, chọn lựa giá tốt nhất ) cho người mua hơn là những trung gian
trong thương mại truyền thống.
- Cạnh tranh toàn cầu và sự tiện lợi trong việc so sánh giá cả khiến cho
những người bán lẻ phải hưởng chênh lệch giá ít hơn.
- Thương mại điện tử tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở
các nước đang phát triển có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.
- Nhà cung cấp hàng hóa trên mạng có thể dùng chương trình giới thiệu tự

động những mặt hàng khác hay mặt hàng liên quan cho khách hàng của
mình, dựa trên những thông tin đã thu thập được về thói quen mua sắm,
món hàng đã mua của khách hàng.
- Ngành ngân hàng, giáo dục, tư vấn, thiết kế, marketing và những dịch vụ
tương tự đã, đang và sẽ thay đổi rất nhiều về chất lượng dịch vụ, cách thức
phục vụ khách hàng dựa vào Internet và Thương mại điện tử.
- Internet giúp giảm chi phí cho các hoạt động thương mại như thông tin
liên lạc, marketing, tài liệu, nhân sự, mặt bằng
- Việc liên lạc giữa đối tác ở các quốc gia khác nhau sẽ dễ dàng, nhanh
chóng, kinh tế hơn rất nhiều.
- Mô hình cộng tác (affiliate) tương tự việc hưởng hoa hồng khi giới thiệu
khách hàng đang bùng nổ. Ví dụ Amazon.com có chương trình hoa hồng
cho các website nào dẫn được khách hàng đến website Amazon.com và
mua hàng, mức hoa hồng từ 5% đến 15% giá trị đơn hàng.
Theo số liệu thống kê, doanh thu từ thương mại điện tử trên toàn thế giới
trong năm 2000 là gần 280 tỉ USD, năm 2001 là gần 480 USD, năm 2002
là gần 825 tỉ USD, năm 2003 là hơn 1.400 tỉ USD, năm 2004 là gần 2.400
5
tỉ USD và ước tính trong năm 2005 là gần 4.000 tỉ USD. Các số liệu này
cho thấy thương mại điện tử tăng trưởng gần 70% mỗi năm. Có nhiều cấp
độ thực hiện Thương mại điện tử. Ở cấp độ cơ bản, doanh nghiệp có thể chỉ
mới có website trưng bày thông tin, hình ảnh, tìm kiếm khách hàng qua
mạng, liên hệ với khách hàng qua email mà thôi. Cấp độ cao hơn doanh
nghiệp đã có thể thực hiện một số giao dịch trên mạng như cho khách hàng
đặt hàng thẳng từ trên mạng, quản lý thông tin khách hàng, đơn hàng bằng
cơ sở dữ liệu tự động trên mạng, có thể xử lý thanh toán qua mạng bằng thẻ
tín dụng v.v Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thương mại điện tử nên
được xem là một công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống. Khi tham gia
thương mại điện tử các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được hưởng những lợi
ích như sau:

- Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi
phí cực thấp : chỉ với vài chục đô-la Mỹ mỗi tháng, doanh nghiệp đã có
thể đưa thông tin quảng cáo của mình đến với vài trăm triệu người xem từ
các nơi trên thế giới. Đây là điều mà chỉ có Thương Mại Điện Tử làm
được. Thử so sánh với một quảng cáo trên báo Tuổi Trẻ với vài triệu độc
giả, mỗi lần quảng cáo doanh nghiệp phải trả ít nhất 50 đô-la Mỹ, còn nếu
có một website của mình, doanh nghiệp có thể quảng cáo thông tin 24 giờ
mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, và lượng độc giả là hàng trăm triệu người từ
mọi nơi trên thế giới. Chi phí cho website của doanh nghiệp mỗi tháng ước
tính (kinh tế nhất), theo mức chi phí tối thiểu là: 5 đô-la Mỹ chi phí lưu trữ
trực tuyến (hosting), 10-20 đô-la Mỹ trả cho chi phí quảng cáo (liệt kê địa
chỉ web của doanh nghiệp trên một dạng danh bạ doanh nghiệp điện tử).
Tất nhiên tuỳ thuộc vào tiềm lực tài chính và mục tiêu của mình, doanh
nghiệp có thể thuê quảng cáo với chi phí cao hơn để mong quảng cáo tố
hơn.
6
- Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng : với Thương Mại Điện Tử, doanh
nghiệp có thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối
tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, có thể tạo điều kiện cho
khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Nói tóm lại, Thương
Mại Điện Tử mang lại cho doanh nghệp các công cụ để làm hài lòng khách
hàng, bởi trong thời đại ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc,
không ai có đủ kiên nhẫn phải chờ đợi thông tin trong vài ngày. Hơn nữa,
ngày nay chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố rất quan
trọng trong việc tìm và giữ khách hàng.
- Tăng doanh thu : với Thương Mại Điện Tử, đối tượng khách hàng của
doanh nghiệp giờ đây đã không còn bị giới hạn về mặt địa lý, hay thời gian
làm việc. Doanh nghiệp không chỉ có thể bán hàng cho người dân trong
thành phố, mà còn có thể bán hàng ở trên khắp cả nước hoặc các nước
khác. Doanh nghiệp không ngồi chờ khách hàng tự tìm đến với mình mà

phải tích cực và chủ động đi tìm khách hàng cho mình. Vì thế, chắc chắn
rằng số lượng khách hàng sẽ tăng lên đáng kể dẫn đến tăng doanh thu. Đó
là điều mà doanh nghiệp nào cũng mơ ước. Tuy nhiên, chất lượng và giá cả
sản phẩm hay dịch vụ phải tốt, nếu không, Thương Mại Điện Tử cũng
không giúp gì được cho doanh nghiệp.
- Giảm chi phí hoạt động : với Thương mại điện tử, doanh nghiệp không
phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên
phục vụ, cũng không cần phải đầu tư nhiều cho kho chứa Chỉ cần khoảng
10 triệu đồng xây dựng một website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí vận
hành website mỗi tháng không quá một triệu đồng. Nếu website của doanh
nghiệp chỉ là trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, thì có thể tiết kiệm
được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn
phẩm này. Và đặc biệt nếu doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, doanh nghiệp
7
có thể ngồi ở nhà và tìm kiếm khách hàng qua mạng, không cần phải tốn
kém nhiều cho những chuyến “xuất ngoại”.
- Lợi thế cạnh tranh : việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi” cho sự
sáng tạo, nơi đây, doanh nghiệp tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất,
mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v…Và một khi tất cả các
đối thủ cạnh tranh đều áp dụng Thương Mại Điện Tử, thì phần thắng sẽ
thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp, sản
phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng.
Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy sự ra đời và phát triển của thương mại
điện tử là một xu thế tất yếu, các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn theo
kịp sự phát triển chung đó, không thể không bắt tay vào xây dựng kế hoạch
hành động, ngay từ những kế hoạch nhỏ nhất nhưng vô cùng quan trọng
cho nền tảng phát triển thương mại điện tử của riêng doanh nghiệp, đó là
thực hiện một website thật hiệu quả phục vụ cho mục đích kinh doanh một
cách lâu dài của mình.
1.2 Khách hàng trực tuyến và khả năng thu hút khách hàng trực tuyến

của website.
Công nghệ thông tin đang ngày càng được xã hội hoá một cách mạnh mẽ
và sâu rộng trên khắp thế giới, kết quả là số lượng người sử dụng internet
đã tăng lên một cách nhanh chóng, hiện nay trên thế giới có khoảng 1,1 tỉ
người sử dụng các dịch vụ internet. Bên cạnh đó, sự bùng nổ và phát triển
của công nghệ thông tin đã kéo theo đó là sự thay đổi của nhiều lĩnh vực và
sự phát triển của nhiều ngành nghề mới. Một sự phát triển mang tính bước
ngoặt trong lĩnh vực kinh doanh, làm thay đổi phương thức kinh doanh của
nhân loại từ hàng ngàn thế kỷ qua đó là sự phát triển của thương mại điện
tử. Thương mại điện tử theo định nghĩa của UNCITRAL ( Luật mẫu về
8
Thương mại điến tử) là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các
phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của
toàn bộ quá trình giao dịch. Sự ra đời của phương thức kinh doanh này đã
đáp ứng những nhu cầu tất yếu của cuộc sống hiện đại ở những nước phát
triển, cung cấp một phương tiện, phương thức tiếp cận thông tin một cách
nhanh chóng, tiện lợi mà hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và các chi phí
trong hoạt động của con người. Thương mại điện tử, phát triển phù hợp với
quy luật khan hiếm các nguồn lực, cùng với những lợi ích thiết thực mà nó
mang lại, dự báo sẽ còn phát triển rộng rãi với mức độ và quy mô ngày
càng lớn. Như vậy, trong tương lai, tiềm năng thu hút khách hàng trực
tuyến của các website là rất lớn. Riêng ở Việt Nam, tuy mới xuất hiện
nhưng sau 2 năm kết quả hoạt động TMĐT rất khả quan. Nhà nước đã rất
chú trọng và khuyến khích đầu tư cho TMĐT, cụ thể là sự ra đời của Luật
Giao dịch điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2006, các
văn bản như Nghị định số 57/2006NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 của
Chính phủ về thương mại điện tử, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15
tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch
điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số…Bên cạnh đó, sự
phát triển của công nghệ thông tin ở Việt Nam và cơ sở hạ tầng phục vụ

cho các hoạt động bưu chính viễn thông đang tưng bước cải thiện và nâng
cấp. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Chiến lược
phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 thì mục tiêu phát triển đến năm 2010 như sau :
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong các ngành,
lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển
Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp
điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ trung
bình khá trong khu vực ASEAN.Công nghiệp công nghệ thông tin và
9
truyền thông trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng
20 - 25%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6-7 tỷ USD vào nãm 2010.Cơ sở
hạ tầng thông tin và truyền thông phủ trên cả nước, với thông lượng lớn,
tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ. Đến nãm 2010 mật độ điện thoại cả nước
đạt 32 - 42 máy/100 dân; mật độ thuê bao Internet đạt 8 - 12 thuê bao/100
dân (trong đó 30% là thuê bao băng rộng), với tỷ lệ sử dụng Internet đạt 25
- 35%; mật độ bình quân máy tính cá nhân đạt trên 10 máy/100 dân.Đào
tạo ở các khoa công nghệ thông tin và truyền thông trọng điểm đạt trình độ
và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đảm bảo đa số cán bộ, công
chức, viên chức, giáo viên tất cả các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và
cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề và trung
học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và trên 30% dân cư có thể sử
dụng các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và khai thác
Internet.
Thêm nữa, theo khảo sát mới nhất của Asia Digital Marketing Yearbook,
hiện số người sử dụng Internet tại VN đứng hạng 17 trong 20 quốc gia và
vùng lãnh thổ đứng đầu thế giới (tính đến tháng 5/2007). Theo đó, tỉ lệ
người sử dụng Internet vào khoảng 17,5% dân số (trên 14 triệu người). Có
đến 72% số người trong độ tuổi 18-30 sử dụng Internet tại VN thường
xuyên tán gẫu (chat) và 81% số người trong độ tuổi 41-50 thường xuyên

đọc tin tức trên Internet. Với một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, lực lượng
lao động trí thức chiếm tỉ lệ cao, họ là những người năng động, nhanh nhạy
trong việc tiếp cận và nắm bắt các xu hướng mới, hiện đại, ta có thể khẳng
định tiềm năng về khách hàng trực tuyến ở Việt Nàm rất lớn. Vấn đề phụ
thuộc vào khả năng và các chiến lược của các doanh nghiệp làm sao thu hút
được sự chú ý và dẫn đến hành vi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp ở
các khách hàng trực tuyến tiềm năng này. Mặc dù cùng mang bản chất
kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận và hoạt động theo nhưng quy luật nhất
định của nền kinh tế thị trường, nhưng thương mại điện tử, có những đặc
10
trưng nhất định của nó. Do đó, tuỳ theo cách tiếp cận cũng như khả năng về
nguồn lực khác nhau mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang thực
hiện các hoạt động Thương mại điện tử ở các mức độ khác nhau.
2. Hiện trạng các website của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay:
2.1. Mức độ đầu tư của các doanh nghiệp vào website:
Tính đến nay khoảng 500 doanh nghiệp Việt nam có trang web trên
Internet, tuy vậy website của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn
sơ sài, đơn điệu, giao diện web thiếu tính hấp dẫn, thông tin thì thiếu tính
cập nhật, một lỗi không được phép mắc phải trong thời đại bùng nổ thông
tin như hiện nay. Theo ông Nguyễn Trí Thanh( Viện phát triển doanh
nghiệp) phát biểu tại hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục
vụ hội nhập và phát triển” tổ chức tại Hà Nội sáng 23/3/2007, dù hạ tầng
công nghệ có thừa nhưng hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam thờ ơ, thậm chí
không quan tâm đến việc xây dựng các website để tự quảng bá mình trên
internet. Ông Thanh cho biết cuộc điều tra nhằm đánh giá thực trạng ứng
dụng CNTT ở Việt Nam, tiến hành trên 2.233 doanh nghiệp ở 5 thành phố
lớn, cho thấy dù có điều kiện nhưng việc đầu tư của các DN cho CNTT hầu
như khôngcó. Một thực tế đáng báo động là dù trong thời buổi kinh tế thị
trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, sự phát triển của CNTT gia tăng đến
chóng mặt nhưng việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp tại 5 thành phố được khảo sát gần như bằng con số không, cụ thể
97,3% doanh nghiệp cho biết không ứng dụng thương mại điện tử nào
trong hoạt động, 2,7% doanh nghiệp có ứng dụng đều là những doanh
nghiệp lớn và có hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Việc đầu tư, ứng dụng
các phần mềm trong quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành sản xuất cũng
không được chú trọng, 91,9% doanh nghiệp không quan tâm tới việc thiết
kế, xây dựng website để quảng bá,giới thiệu về chính mình. Ngay tại những
thành phố lớn như TPHCM cũng chỉ có chưa đầy 30% doanh nghiệp xây
11
dựng website của mình. Con số này ở các thành phố lớn khác như: Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ lần lượt là 31,6%, 222,6%, 11,3% và
14,1%. Điều đáng ngạc nhiên là có tới 70% doanh nghiệp hầu như không
sử dụng dịch vụ web mặc dù hạ tầng về công nghệ có sẵn. Hiện vẫn còn
33,9% doanh nghiệp tại 5 thành phố nói trên vẫn sử dụng dial-up để kết nối
internet. Những trường hợp này có nhiều ở các thành phố lớn như Đà
Nẵng, Cần Thơ, nơi mà ADSL đã được rất nhiều hộ gia đình sử dụng.
Cũng theo ông Thanh hiện có tới 18,5% doanh nghiệp tại Cần Thơ không
sử dụng bất cứ một hình thức kết nối internet nào. Con số này tại Đà Nẵng
là 12,5%; TP.HCM 6,8%, Hà Nội 10,4% và tại Hải Phòng là 8,5%. “Không
chỉ không đầu tư để quảng bá cho chính mình, mà các doanh nghiệp cũng
không tìm hiểu hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn về CNTT để nâng cao hiệu
quả làm việc. 96,4% doanh nghiệp được hỏi cho biết không hoặc chưa từng
sử dụng các dịch vụ tư vấn”- Ông Thanh cho biết. Theo ông Nguyễn Văn
Thảo, Phó tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) tình trạng ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp hiện nay chưa
cao và hiệu quả hạn chế là do sự gắn kết giữa các doanh nghiệp sử dụng và
doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ chưa tốt. Trong thời đại Công
nghệ thông tin (CNTT) phát triển nhanh đến chóng mặt với rất nhiều phần
mềm ứng dụng khác nhau đã mang lại những tiện ích và hiệu quả cao trong
mọi lĩnh vực. Nếu doanh nghiệp biết ứng dụng tốt các tiện ích của CNTT

vào quản lý và sản xuất sẽ đem lại lợi thế không nhỏ trong phát triển và
cạnh tranh. Thế nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng
khai thác thế mạnh của lĩnh vực này. Ngày 5/6/2007, với mục đích đánh giá
tình hình việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tàu và hỗ trợ DN ứng dụng CNTT trong tiến
trình hội nhập và phát triển, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam
phối hợp với Sở Bưu chính - Viễn thông (BCVT) tổ chức hội thảo “Hỗ trợ
DN ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển”. Tại hội thảo, ông
12
Nguyễn Văn Trừ , Giám đốc Sở BCVT đánh giá, việc ứng dụng CNTT
trong sản xuất, kinh doanh của các DN trên địa bàn tỉnh về cơ bản mới
dừng lại ở kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, quản lý tài chính, nhân sự.
Tuy đã có một số doanh nghiệp xây dựng trang thông tin điện tử để quảng
bá hình ảnh và sản phẩm, sử dụng thư điện tử để trao đổi và giao dịch các
thương vụ, truy cập vào mạng Internet để tìm thông tin và thu hút đầu tư
nước ngoài, cũng như ứng dụng CNTT vào các khâu quản lý và điều hành
sản xuất, kinh doanh. Nhưng con số này rất ít và chủ yếu là những doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước lớn. Đa số các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa chú trọng vào việc đầu tư cho CNTT mà
chủ yếu ứng dụng CNTT hoàn toàn mang tính tự phát. Việc phát triển các
ứng dụng phục vụ cho thương mại điện tử còn hạn chế và chưa phát huy
được hiệu quả. Nhiều DN tự nhận thấy mình mới chỉ đi “bên lề” của các
ứng dụng CNTT trong các hoạt động của doanh nghiệp. Trên góc độ đầu
tư, nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn lẫn doanh nghiệp nhỏ vẫn
chưa xác định được mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT vào quản
lý, sản xuất và tận dụng nó để nâng cao sức cạnh tranh cho chính mình. Các
DN đầu tư cho CNTT còn đặt nặng vào việc quy mô cơ sở vật chất là
doanh nghiệp có bao nhiêu máy vi tính, bao nhiêu thiết bị công nghệ cao
trong khi đầu tư nhân lực sử dụng CNTT lại không được chú trọng. Mặt
khác, DN chưa xác định được nhu cầu thực tế của mình để đầu tư thiết bị

và con người, gây ra lãng phí. Về điều này, ông Nguyễn Long, Phó Tổng
thư ký Hội Tin học Việt Nam nhận xét, hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn
lúng túng về mặt nhân sự. Nhân viên CNTT trong doanh nghiệp không có
kinh nghiệm về quản lý và thiếu chuyên nghiệp nên đã làm hạn chế sự phát
triển của DN; các website được đầu tư bài bản, công phu từ ban đầu không
phát huy được hết công dụng mà mới chỉ khai thác ở việc giới thiệu doanh
nghiệp và sản phẩm, chỉ có một vài doanh nghiệp bổ sung thêm tính năng
giao dịch, trao đổi thông tin. Ông Võ Công Hộ, Phó ban Sửa chữa thiết bị
13
và đường dây (Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông thuộc
XNLD Vietsovpetro) chia sẻ, là doanh nghiệp ứng dụng CNTT từ những
năm 1990, XNLD Vietsovpetro đã xây dựng được cơ sở hạ tầng CNTT
vững chắc và rộng khắp trong quy mô toàn xí nghiệp. Đội ngũ cán bộ IT đủ
năng lực sử dụng các thiết bị CNTT được đầu tư phục vụ cho sản xuất,
kinh doanh, từ đó ngày càng nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh
tranh. Một lời khuyên mà ông Hộ đưa ra cho các doanh nghiệp là nên chú
trọng đầu tư CNTT ở chiều sâu, không nên chạy theo số lượng thiết bị và
giá trị vượt mức cần thiết. Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
đang bỏ lỡ một cơ hội để quảng bá hình ảnh về doanh nghiệp cũng như sản
phẩm của mình hay chính là đang làm giảm đi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận
cho mình. Website của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chỉ dừng ở
mức xuất hiện trên mạng, cung cấp một số thông tin cơ bản, giới thiệu
chung về doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh, địa chỉ liên hệ; một số
trang web được đầu tư một cách kỹ càng hơn thì cung cấp thêm một vài
chức năng như: công cụ tìm kiếm, bản tin, chức năng đa ngôn ngữ( thường
là tiếng Việt và tiếng Anh), chỉ có một số ít các trang web thực sự đang nỗ
lực để phát triển và khai thác một cách có hiệu quả các tính năng của
website, như trang web của công ty Nguyễn Kim Sài Gòn, công ty máy
tính Trần Anh, công ty bánh kẹo Bibica. Những trang web này, mặc dù
chưa thể so sánh với những trang web chuyên nghiệp của nước ngoài

nhưng đã không chỉ dừng ở mức độ giới thiệu về công ty và sản phẩm mà
nó đã thực sự khai thác các tính năng của một trang web để phục vụ cho
hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả hơn, các trang web này đã phát
triển lên cấp độ thứ ba của thương mại điện tử, là một mô hình kinh doanh
B2C cùng những tiện ích hỗ trợ khách hàng.
14
2.2. Hiệu quả của các website mang lại cho doanh nghiêp.
Theo số liệu báo cáo tổng kết thương mại điện tử năm 2006 của Bộ
Thương mại tiến hành khảo sát chọn mẫu trên 1.300 doanh nghiệp, thì hiệu
quả của website đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các câu
hỏi về tính năng của website và nhóm sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu
trên website cho thấy:
Tính năng của website
Giới thiệu doanh nghiệp 98,3%
Giới thiệu sản phẩm 62,5%
Giao dịch TMĐT(cho phép đặt hàng) 27,4%
Thanh toán trực tuyến 3,2%
Sản phẩm, dịch vụ trên website
Hàng hoá tổng hợp(Siêu thị điện tử) 7,2%
Sản phẩm cơ khí, máy móc 8,3%
Thiết bị điện tử và viễn thông 13,4%
Hàng tiêu dùng 8,0%
Hàng thủ công, mỹ nghệ 4,9%
Nông, lâm, thuỷ sản 5,4%
Dệt may, giày dép 4,2%
Sách, văn hoá phẩm, quà tặng 2,0%
Hàng hoá số hoá 3,2%
Dịch vụ du lịch 7,2%
Dịch vụ luật, tư vấn 6,0%
Để đánh giá hiệu qua của các website đem lại cho doanh nghiệp có thế sử

dụng một số chỉ tiêu sau:
- Phần trăm đầu tư cho thương mại điện tử trên tổng chi phí hoạt động hàng
năm.
-Doanh thu từ các đơn đặt hàng sử dụng các phương tiện điện tử.
- Xu hướng của doanh thu từ hoạt động ứng dụng thương mại điệt tử.
- Đánh giá trở ngại của doanh nghiệp trong việc triển khai ứng dụng thương
mại điện tử.
- Đánh giá tác dụng của ứng dụng chiến lược thương mại điện tử đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
15
Trong đó hai chỉ tiêu được sử dụng chủ yếu là chi phí đầu tư và doanh thu
thu được. Theo báo cáo tổng kết, tỷ lệ đầu tư cho thương mại điện tử trong
tổng chi phí đầu tư như sau:
Đầu tư cho TMĐT
trong tổng chi phí
Tỷ lệ doanh nghiệp (%)
Năm 2005 Năm 2006
Dưới 5% 82,4 48,3
Từ 5%- 15% 14,0 38,1
Trên 15% 3,6 13.6
Theo số liệu điều tra, gần một nửa số doanh nghiệp cho biết mức độ đầu tư
cho thương mại điện tử dưới 5%, 31,8% doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư từ
5%- 15%. Bên cạnh đó, việc ứng dụng thương mại điện tử đã có những tác
động tích cực tới nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các tác động
Điểm bình
quân
2005 2006
1.Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có 3,23 3,03
2.Thu hút khách hàng mới 2,90 3,30

3.Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp 3,22 2,23
4.Tăng doanh số 1,94 2,25
5.Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp
1,90 2,78
6.Giảm chi phí kinh doanh 2,67
7.Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ 2,89
(Ghi chú: thang điểm từ 0 đến 4, trong đó 4 là mức tác động cao nhất).
So với năm 2005 tác động lớn nhất của triển khai thương mại điện tử tại
doanh nghiệp là tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động. Nếu trong năm 2005
điểm số cho lĩnh vực này là 1,90 thì năm 2006 đã tăng lên tới 2,78. Lợi ích
rất lớn của thương mại điện tử là tạo ra một kênh xúc tiến thương mại hiệu
quả cao với chi phí thấp. Điều này phản ánh qua việc các doanh nghiệp cho
điểm cao nhất(3,3) đối với tác động thu hút khách hàng mới, điểm cao thứ
hai là tác động mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có.
16
Tuy nhiên, bên cạnh một số hiệu quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều trở
ngại cho việc ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Sau đây là
bảy trở ngại được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp nhất:
STT Các trở ngại
Điểm bình
quân
1
Nhận thức của người dân và doanh nghiệp về TMĐT còn
thấp
3,23
2 Hệ thống thanh toán điện tử còn bất cập 3,19
3 Vấn đề an ninh giao dịch chưa đảm bảo 2,78
4 Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện 2,64
5 Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa tương thích 2,45

6 Nguồn nhân lực về CNTT còn thiếu và yếu về kỹ năng 2,45
7 Hạ tầng viễn thông và CNTT chưa đáp ứng nhu cầu 2,22
Với mức độ đầu tư vào website của mình một cách hời hợt, không có kế
hoạch, chiến lược một cách bài bản nên các doanh nghiệp Việt Nam hầu
như chưa tận dụng và khai thác được những lợi ích mà các website có thể
mang lại, chưa biến website thành một “công cụ kiếm tiền” đích thực cho
doanh nghiệp.
2.3. Các vấn đề cần khắc phục để nâng cao khả năng thu hút khách
hàng trên các website của doanh nghiệp Việt Nam:
Mặc dù Việt Nam đã chính trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
thương mại thế giới WTO, nền kinh tế đang dần dần mở cửa hoà nhập cùng
sự phát triển của nền kinh tế thế giới, thế nhưng vì những lý do lịch sử và
văn hoá ảnh hưởng và chi phối từ hàng ngàn năm nay, mọi hoạt động của
người dân Việt Nam, đặc biệt trong cách suy nghĩ và cách làm giàu, vẫn
chưa hoàn toàn thoát khỏi cách nghĩ của một nền kinh tế nông nghiệp, đã
quá quen với cơ chế quan liêu bao cấp. Sau khi khảo sát và nghiên cứu
website của một số doanh nghiệp, tôi nhận thấy những vấn đề cần khắc
17
phục để nâng cao hiệu quả website của các doanh nghiệp Việt Nam sau
đây:
- Trước tiên phải nói về nhận thức của các doanh nghiệp, những người
chủ và chính là những người có ý tưởng, đầu tư, xây dựng , quản lý
và duy trì phát triển website. Mặc dù sau một thời gian phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam, số lượng các website kinh doanh
ngày càng gia tăng, tuy vậy đó chỉ là những con số phản ánh mặt
lượng. Ngoài một số ít các website được xây dựng nhằm tối ưu hoá
hiệu quả của hoạt động kinh doanh, thì hầu như các trang web còn lại
chỉ được dựng lên chỉ để khách hàng biết rằng doanh nghiệp cũng có
website mà thôi, và đôi khi xây dựng website chỉ là theo phong trào,
người ta có mình cũng phải có. Các chủ doanh nghiệp chưa thực sự

nhận thức sâu sắc về những lợi ích mà các website có thể mang lại
cho công ty, do đó mức độ đầu tư vào website còn rất hạn chế, tình
trạng xây website xong rồi “bỏ quên” rất phổ biết. Bên cạnh đó, đối
tượng mà các chủ doanh nghiệp hướng tới khi xây dựng website
thường là các công ty và tổ chức, hơn là đối tượng đại chúng. Mức
độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động thương mại
điện tử của doanh nghiệp còn ở mức độ thấp. Kết quả là, tỉ lệ đóng
góp vào doanh thu của việc ứng dụng CNTT-TMĐT của doanh
nghiệp chưa cao.Cụ thể là, trong số những doanh nghiệp được hỏi
trong một cuộc khảo sát, có tới 58,9% cho rằng ứng dụng TMĐT
đóng góp dưới 5% vào doanh thu của đơn vị, và hiệu quả ứng dụng
CNTT càng thấp hơn trong nhóm những doanh nghiệp vừa và nhỏ,
quy mô vốn hạn chế. Một nguyên nhân quan trọng khiến cho doanh
nghiệp còn ít ứng dụng CNTT là họ chưa có sự am hiểu về CNTT
với một tầm nhìn chiến lược. Các doanh nghiệp cần phải hiểu rằng
sự thay đổi các phương án sản phẩm là do việc áp dụng CNTT, các
cách tiếp cận thị trường và người tiêu dùng đã thay đổi và các hình
18
thức hợp tác cần thiết. Để khuyến khích phổ biến và áp dụng bất kỳ
một đổi mới nào, điều đòi hỏi trước tiên là phải nâng cao nhận thức
của doanh nghiệp. Thuật ngữ CNTT là một thuật ngữ rộng, do sự
phát triển nhanh chóng của công nghệ này những thập kỷ gần đây, đã
khiến cho nhiều định nghĩa về nó trở nên lỗi thời. Freeman và Soete
(1985) định nghĩa CNTT ở mức khái quát cao: đó là một mô thức
kinh tế - công nghệ mới có tác động tới quản lý và kiểm soát các hệ
thống sản xuất và dịch vụ ở khắp nền kinh tế dựa trên những đổi mới
cơ quan, có liên quan lẫn nhau của máy tính, phần mềm, các hệ
thống kiểm soát, các mạch tích hợp và viễn thông, giúp giảm đi rất
nhiều phí tổn lưu trữ, xử lý, truyền thông và phổ biến thông tin. Đặc
trưng của công nghệ này là ở chỗ nó là một công nghệ mang tính phổ

quát mà có thể được ứng dụng theo nhiều phương thức ở những hoàn
cảnh đa dạng. Có thể ví nó giống như tập hợp các hộp rỗng mà ta có
thể chất đầy bằng bất kỳ cách nào. ở đây ta coi CNTT là một đổi mới
công nghệ ở trường hợp nó được nhìn nhận như một công nghệ
tương đối mới đối với đối với người sử dụng. Ngoài ra, có thể nêu
thêm một sự khác biệt giữa CNTT và đổi mới công nghệ có liên
quan đến sản phẩm là: CNTT là đổi mới công nghệ có liên quan đến
quy trình. ở đây chú trọng đến đổi mới quy trình thông qua CNTT,
bởi lẽ việc đổi mới quy trình là một điều trọng yếu đối với việc
chuyên môn hoá của ngành công nghiệp về lâu dài, do đó phần nào
có tác dụng nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành đó so với các
ngành khác. Các vấn đề có liên quan đến DN là họ thiếu kiến thức và
thời gian để tiếp thu kiến thức, thiếu kỹ năng quản lý, sợ tăng trưởng
và ưa những triển vọng ngắn hạn, ít hướng ra bên ngoài mà điều đó
có nghĩa là họ không nhận thấy những tín hiệu của môi trường, cho
đến khi nhận ra thì đã quá muộn; khả năng tài chính yếu nên đầu tư
thấp và không có phương tiện đào tạo công nhân ở tại công ty. Để
19
kích thích việc phổ biến và ứng dụng CNTT ở DN, ta cần làm cho họ
ý thức được vai trò chiến lược của CNTT
- Thứ hai, đó là chất lượng các website, bao gồm cả nội dung và hình
thức của website:
+ Về hình thức: các website của doanh nghiệp Việt Nam nhìn
chung chưa thực sự hấp dẫn người xem, nhiều website màu sắc quá
nhiều, thiếu sự hài hoà.
+ Về bố cục : các trang web thường bố cục chưa hợp lý, có quá
nhiều nội dung trên một trang, khiến cho người xem bị rối mắt và khó
xác định được thông tin cần tìm, gây khó khăn và mất thời gian cho
người truy cập. Thời gian truy cập lâu.
+ Về nội dung : một lỗi thông thường nhưng rất nhiều website

của doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải, đó chính là tính cập nhật
của trang web rất kém. Thông tin được đưa ra trong các trang web
thường sơ sài, không đầy đủ, và thường là thông tin cũ. Có nhiều
nguyên nhân gây ra lỗi này. Có thể là lỗi chủ quan do nhận thức của
doanh nghiệp còn kém, chưa có ý thức cập nhật thông tin liên tục lên
trang web của mình, điều này còn ảnh hưởng tới chất lượng thông tin,
tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin được đưa ra trên website
và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trong con mắt khách hàng.
Nguyên nhân khác có thể là do lỗi kỹ thuật trong quá trình xây dụng
website, các doanh nghiệp đã không chú ý đến khả năng cập nhật thông
tin của website. Đối với các web site tĩnh, việc cập nhật thông tin
thường gặp khó khăn khi phải sử dụng tới những phần mềm trung gian
để tạo trang web và thực hiện các đường siêu liên kết theo phương pháp
thủ công. Đối với các website có kết hợp giữa tĩnh và động thì vấn đề
trở nên phức tạp hơn vì ngoài việc phải cập nhật các thông tin tĩnh thì
còn phải cập nhật các thông tin động trong các cơ sở dữ liệu và sau đó
phải tìm đúng chỗ để đặt các tệp siêu văn bản, các tệp ảnh hoặc đa
20
phương tiện vào đúng thư mục trên máy chủ web để chúng có thể thể
hiện trên trình duyệt theo đúng ý muốn. Công việc này thường phải nhờ
tới những chuyên gia hiểu biết về công nghệ thông tin thay vì chỉ sử
dụng những nhân viên nhập liệu bình thường. Khi thiếu các chuyên gia
loại này thì thông tin sẽ khó có thể được cập nhật thường xuyên. Bên
cạnh đó, việc loại bỏ thông tin ra khỏi website cũng thường gặp khó
khăn. Bởi lẽ khi bắt tay vào xây dựng website người ta thường chú trọng
đến việc đưa thông tin lên website mà không để ý tới khả năng loại bỏ
thông tin ra khỏi website, nhiều thông tin đã trở nên vô giá trị hay hết
hiệu lực cần thiết phải được dỡ bỏ khỏi trang web để đảm bảo tính chính
xác của thông tin.
+ Về kỹ thuật : website Việt Nam thường bị các hacker tấn công

và phá hỏng hay ăn cắp thông tin, dữ liệu quan trọng, chứng tỏ khả năng
bảo mật thông tin của các trang web chưa cao điều này làm giảm độ tin
cậy của khách hàng với doanh nghiệp.
+ Về quản lý: nội dung, thông tin, dữ liệu trong website chưa
được quản lý một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp chưa biết cách thu
thập và khai thác những dữ liệu thông tin phản hồi của khách hàng để
hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
3. Nâng cao khả năng thu hút khách hàng trực tuyến trên website của
các doanh nghiệp Việt Nam:
Khả năng thu hút khách hàng đến với trang web của doanh nghiệp chính là
một thước đo mức độ hiệu quả của website đó. Như vậy, để xây dựng một
website hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ thế nào là một website hoạt
động có hiệu quả, và từ đó nghiên cứu cách thức xây dựng một website
hiệu quả, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp cũng như nắm vững và
vận dụng một cách sáng tạo những nguyên tắc để khai thác website một
cách tối ưu nhất. Từ thực tế hoạt động của các website Việt Nam có thể
21
nhận thấy rằng, có ba nguyên nhân chủ yếu làm cho các trang web của
doanh nghiệp Việt Nam không thu hút được sự chú ý của khách hàng trực
tuyến. Thứ nhất, là do doanh nghiệp chưa có sự đầu tư và khai thác đúng
mức những tiềm năng của website. Thứ hai, là do chất lượng các website
còn kém. Và cuôí cùng là do công tác quản lý website của doanh nghiệp
còn kém hiệu quả. Để giải quyết những nguyên nhân trên, trước hết phải
nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về hiệu quả của ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, mà cụ thể là khai thác những
lợi ích mà website có thể mang lại cho doanh nghiệp song song với việc
đào tạo đội ngũ nhân viên và lãnh đạo có trình độ và có nghiệp vụ vững
vàng, tiếp đó phải nâng cao chất lượng các website, và cuối cùng là thực
hiện các chiến lược marketing thích hợp để quảng bá website đến khách
hàng nhằm lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp và sau nữa là trở

thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
3.1 Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh:
- Xét trên góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần chủ động cập nhật
các thông tin mới nhất thông qua nhiều kênh khác nhau như tham gia các
dự án phổ biến và tuyên truyền về thương mại điện tử cho cộng đồng doanh
nghiệp do Phòng thương mại và công nghiệp chủ trì, nghiên cứu tìm hiểu
các mô hình kinh doanh thành công trên thế giới, các công nghệ, kỹ thuật
mới… và vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn doanh nghiệp của
mình.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo cho đội ngũ nhân viên
để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của
công việc cũng như tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức và nâng cao ý
thức trách nhiệm của nhân viên đối với sự phát triển chung của doanh
nghiệp.
22
3.2 Nâng cao chất lượng website của doanh nghiệp
Nâng cao chất lượng website cho doanh nghiệp là một việc làm cần thiết để
làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ta có thể phân loại các doanh
nghiệp thành hai nhóm: nhóm một là các doanh nghiệpchưa có trang web
và nhóm hai là các doanh nghiệp đã có trang web nhưng cần nâng cấp, thay
đổi để hoạt động có hiệu quả hơn.
Trước tiên, để xây dựng và quản lý một website một cách hiệu quả nhất
ngay từ đầu cần phải làm tốt công tác chuẩn bị, tiếp đó là công tác thực
hiện. Tất cả nên theo một kế hoạch cụ thể và tuân thủ các nguyên tắc nhất
định.
3.2.1 Trình tự xây dựng một trang web:
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu xây dựng website, đối tượng khách hàng mà
website doanh nghiệp hướng tới.
Bước 2: Tìm kiếm công ty thiết kế website đáng tin cậy và đáp ứng được

những yêu cầu của doanh nghiệp cũng như thoả mãn ngân sách kế hoạch
dự trù cho việc thiết kế website.
Bước 3: Tiến hành xây dựng website cho doanh nghiệp. Cộng tác với công
ty thiết kế trong việc cung cấp các thông tin về doanh nghiệp, các sản phẩm
và dịch vụ của doanh nghiệp một cách đầy đủ nhất, tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà thiết kế trong quá trình sáng tạo và xây dựng website.
Bước 4: Hosting và tiến hành các chiến lược quảng cáo cho website để thu
hút sự chú ý của khách hàng trực tuyến. Hosting cần lựa chọn dựa trên việc
các dịch vụ mà máy chủ cung cấp có phù hợp với yêu cầu website hay
không. Nếu website là website động, phải chắc chắn rằng máy chủ có môi
trường phù hợp cho việc chạy website động đó. Ví dụ nếu website xây
dựng bằng .net cần một server chạy hệ điều hành Windows. Nếu website
xây dựng bằng php thì máy chủ có cài hệ điều hành unix có thể là sự lựa
chọn tối ưu
23
Bước 5: Duy trì và phát triển trang web
Bước 6: Không ngừng cải tiến, nâng cấp website của doanh nghiệp để phù
hợp với sự phát triển từng ngày của công nghệ thông tin và các xu hướng
mới trên thế giới.
3.2.2 Xây dựng website:
Xây dựng website chủ yếu thực hiện bốn công việc cơ bản bao gồm: thiết
kế giao diện website, xử lý đồ hoạ cho website, xây dựng nội dung website
và thiết lập các hiệu ứng sinh động cho website.
- Thiết kế giao diện website : đây là yếu tố chính để giữ chân và tạo ấn
tượng tốt đối với khách hàng. Tiến sĩ Gitte Lindgaard và cộng sự tại
Đại học Carleton ở Ottawa đã đã rút ra kết luận “Sự hấp dẫn hình
ảnh có thể được đánh giá chỉ trong 50 phần nghìn giây. Điều này cho
thấy người thiết kế chỉ có khoảng 50 phần nghìn giây để tạo nên một
ấn tượng tốt” sau khi chiếu lên các website trong 50 phần nghìn giây
và yêu cầu người xem đánh giá về độ bắt mắt. Khi họ lặp lại bài tập

với khoảng thời gian nhìn dài hơn, kết quả vẫn y nguyên. Như vậy,
thiết kế giao diện là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trọng quá
trình xây dựng website. Các yếu tố thường được dùng để đánh giá
giao diện của website là: trình bày thiết kế, bố cục, màu sắc, khối
lượng thông tin trên một trang web Hình thức của trang web có lẽ là
phần quan trọng và khó nhất quyết định nhất do quan điểm về cái
đẹp của mỗi người là khác nhau. Trong khi người thì cho là đẹp,
người khác lại thấy quá màu mè, hoặc là người thì đánh giá đơn giản
nhưng người khác lại cho là tầm thường. Nhìn chung, màu sắc cần
trang nhã và hài hoà. Giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp là thuê các
hoạ sĩ, các nhà thiết kế chuyên nghiệp thực hiện bởi lẽ xét một cách
toàn diện họ là những người được đào tạo một cách bài bản và có
kinh nghiệm. Về bố cục trang web, cần phải rõ ràng, đơn giản, và
hợp lý, tạo điều kiện cho người đọc dễ dàng định hướng trong
24
website. Các chuyên gia của Tổ chức thương mại điện tử ITC đã đưa
ra một lời khuyên quý báu rằng “ Hãy làm sao để người xem chỉ cần
nhấp chuột không quá ba lần để tìm thấy thông tin họ đang tìm
kiếm”. Để tránh mắc phải lỗi về bố cục quá rắc rối lằng nhằng,
doanh nghiệp nên xây dựng một sơ đồ website, lên kế hoạch bao
gồm danh sách cụ thể những gì cần phải làm như: số lượng trang, các
chuyên mục, liên kết các trang, liên kết các chuyên mục, dịch vụ, nội
dung thông tin cho từng trang, từng chuyên mục. Tiếp đến là tạo một
form thông tin liên hệ, chỉ dẫn và đặt lên từng trang ở một vị trí phù
hợp và ít bị thay đổi ở các trang khác cho đọc giả dễ nhận thấy.
Thông tin trong một trang web vừa đủ, nếu quá dài sẽ phải di chuyển
thanh cuốn nhiều lần, gây phiền phức cho người xem.
- Xử lý đồ hoạ cho website: tối ưu hoá đồ hoạ cho website là một việc
làm quan trọng để làm giảm thời gian tải trang web xuống hay nói
cách khác là tăng nhanh tốc độ truy cập cho người xem, nếu tỷ trọng

phần đồ hoạ trong trang web lớn làm giảm tốc độ truy cập, và đặc
biệt gây khó khăn cho những khách hàng không có điều kiện cơ sở
hạ tầng thuận lợi về đường truyền, cáp. Thời gian chờ đợi quá lâu
không những làm mất thời gian của khách hàng mà còn gây ra sự
khó chịu và khách hàng sẽ từ bỏ trang web. Một trang web không
quá 60Kb và thời gian truy cập dưới 15s được coi là hợp lý.
- Xây dựng nội dung website : sau thiết kế giao diện thì xây dựng nội
dung là phần có vai trò quyết định một trang web có chất lượng hay
không. Một nội dung tốt phải đầy đủ nhưng ngắn gọn, súc tích, phải
có tính hấp dẫn và tính chính xác, phải phù hợp với chủ ý của việc
xây dựng website và điều cần nhấn mạnh là thông tin phải liên tục
được cập nhật theo thời gian. Tránh đưa những thông tin không hữu
ích đối với người xem, nhiều trang web đưa rất nhiều thông tin lên
nhưng những gì khách hàng cần tìm kiếm về doanh nghiệp lại không
25

×