Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Ôn tập sinh tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn ở động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.01 KB, 11 trang )

CHUN ĐỀ: TIÊU HĨA Ở ĐỘNG VẬT, HƠ HẤP, TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: a. Sự sai khác cơ bản trong thức ăn ở động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt là gì? Sự sai khác đó dẫn đến sự thích
nghi về q trình tiêu hóa của nhóm động vật ăn thực vật như thế nào?
b. Vì sao mặc dù phổi chim khơng có nhiều phế nang như phổi thú nhưng hô hấp ở chim vẫn đạt hiệu quả cao hơn
thú để có thể bay ở những độ cao với khơng khí lỗng?
a. - Hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn động vật cao hơn nhiều so với trong thức ăn thực vật. Hàm lượng
xenlulôzơ trong thức ăn thực vật cao hơn.
- Ở động vật ăn thực vật khơng có enzim biến đổi xenlulơzơ nên phải nhờ đến hệ enzim xenlulaza có trong vi sinh vật.
Sự tiêu hóa ở nhóm động vật này có những đặc điểm thích nghi:
+ Khối lượng thức ăn lấy vào hàng ngày rất lớn nhờ cấu tạo dạ dày với sức chứa lớn hoặc có thêm ngăn dạ dày chứa
cỏ như trâu, bị.
+ Có thêm q trình biến đổi sinh học: Các vi sinh vật theo thức ăn vào dạ dày, ruột, ruột tịt của vật chủ có khả năng
biến đổi một phần xenlulôzơ tổng hợp thành protein, cacbohiđrat, lipit cho vật chủ. Bản thân vi sinh vật cũng là nguồn
cung cấp chất dinh dưỡng cho động vật ăn thực vật.
b. Vì:* Phổi chim có cấu tạo đặc biệt:
- Hệ thống ống khí nằm trong phổi với hệ thống mao mạch bao quanh.
- Thơng với các ống khí có các túi khí gồm các túi khí trước và các túi khí sau => làm tăng bề mặt trao đổi khí
* Sự thơng khí ở phổi:
- Có dịng khí liên tục chuyển qua các ống khí trong phổi từ sau ra trước kể cả lúc hít vào lẫn thở ra nhờ sự co dãn của hệ
thống túi khí khi các cơ hơ hấp co dãn. Khơng có khí đọng trong các ống khí ở phổi.
=> Giúp chim tăng nhịp hơ hấp, tận dụng nhiều nguồn ơxi trong khơng khí (90% so với thú chỉ đạt 25%) => chim không bị thiếu
oxi khi bay nhanh và bay lâu ở những độ cao với khơng khí lỗng.

Câu 2 a. Tại sao tim của bị sát vẫn tồn tại vách ngăn hụt giữa hai tâm thất mà vẫn đáp ứng được nhu cầu hoạt động của
cơ thể trong khi tim của chim và thú cần thiết phải có vách ngăn hồn tồn giữa hai tâm thất?
b. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà khơng mệt mỏi ?
a. - Bò sát là động vật biến nhiệt, cơ thể hấp thụ phần lớn nhiệt từ môi trường để sưởi ấm cơ thể. Còn chim và thú là động vật đẳng
nhiệt, luôn tự sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ ổn định cho cơ thể. Do đó động vật đẳng nhiệt tiêu tốn năng lượng gấp 10 lần động vật
biến nhiệt có cùng kích thước. Do vậy hệ tuần hồn phải hoạt động với cơng suất gấp nhiều lần.
- Phổi là cơ quan trao đổi khí khu trú trong lồng ngực. Do đó áp lực máu cần thiết để bơm máu tới phổi qua vịng tuần hồn nhỏ
thấp hơn nhiều so với áp lực máu cần thiết để bơm máu đi tất cả các cơ quan qua vịng tuần hồn hệ thống.


Mức độ chuyển hóa của cơ thể càng cao thì sự chênh lệch huyết áp giữa hai vịng tuần hồn càng lớn. Do vậy tâm thất của chim
và thú phải hình thành vách ngăn hồn tồn để đảm bảo sự chênh lệch huyết áp giữa hai vịng tuần hồn cịn bị sát thì vẫn tồn tại
vách ngăn hụt.
b. Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì:
- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kỳ
- Bắt đầu mỗi chu kỳ là pha co tâm nhĩ tiếp đó là pha co tâm thất & kết thúc là pha dãn chung
- Thời gian mỗi chu kỳ khoảng 0,8s, trong đó TN co khoảng 0,1s nghỉ 0,7s, tâm thất co 0,3s, nghỉ 0,5s. Pha dãn chung 0,4s.
Như vậy thời gian nghỉ trong một chu kỳ tim của các ngăn tim nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim nên tim hoạt động suốt đời
mà không mỏi

Câu
3

a) Tại sao trong hoạt động tiêu hóa, chất béo vừa được coi là chất tiêu hóa khó khăn nhất cũng vừa là chất dễ tiêu hóa nhất
so với thức ăn là đường hay prôtêin?
b) Dựa vào hiểu biết về cơ chế điều hồ hơ hấp, hãy giải thích:
- Một người có sức khoẻ bình thường, sau khi chủ động hít thở nhanh và sâu một lúc người này lặn được lâu hơn, tại sao?
- Người này lặn được lâu hơn sau khi thở nhanh và sâu có thể gây nguy cơ xấu nào cho cơ thể?

a) Hoạt động tiêu hóa gồm hai q trình: tiêu hóa thức ăn và hấp thu thức ăn.
* Q trình tiêu hóa thức ăn:
- Q trình tiêu hóa chất béo khó khăn nhất vì trong khoang miệng và dạ dày khơng được tiêu hóa, khi xuống


Câu
4

ruột non được tiêu hóa bởi enzym lipaza. Enzym này chỉ xúc tác được khi chất béo trở thành dạng nhũ tương
hóa nhờ muối mật tiết ra từ gan.
- Đường tiêu hóa từ khoang miệng, dạ dày và ruột non đều nhờ enzym amilaza.

- Prơtêin tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzym pepxin, ở ruột non nhờ enzym tripxin hoặc chimotripxin.
* Quá trình hấp thu thức ăn:
- Quá trình hấp thụ chất béo dễ dàng nhất vì nó khuyếch tán thụ động qua màng tế bào lông ruột.
- Prôtêin và đường hấp thu qua màng cần nhờ protein mang định vị trên màng.
b)
- Chủ động thở nhanh và sâu làm giảm lượng CO 2 trong máu do vậy chậm kích thích nên trung khu hơ hấp 
nhịn thở được lâu hơn.
- Sau khi thở nhanh và sâu thì lượng O 2 trong máu không tăng lên. Khi lặn, hàm lượng O 2 giảm thấp dần đến
lúc không đáp ứng đủ O2 cho não, trong khi đó hàm lượng CO 2 tăng lên chưa đủ mức kích thích lên trung khu
hơ hấp buộc người ta phải nổi lên mặt nước đề thở  Không đáp ứng đủ nhu cầu O2 gây ngạt thở và có thể gây
ngất khi đang lặn.
a) Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu
chảy nhanh hay chảy chậm trong từng loại mạch đó?
b) Trong chu kỳ co bóp của tim, ở giai đoạn nào thì các động mạch vành tim nhận được nhiều máu nhất? Giải
thích.
c) Một người bị hở van tim (van nhĩ thất đóng khơng kín), lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi
chu kì và nhịp tim của người đó có thay đổi khơng? Giải thích.
a) Vận chuyển máu:
- Nhanh nhất ở động mạch. Tác dụng: đưa máu kịp thời đến các cơ quan, chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt
động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết
- Chậm nhất ở mao mạch. Tác dụng: tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào.
b) Thời kỳ tâm trương:
Vì khi tâm thất bắt đầu dãn, áp suất trong tâm thất giảm dần, máu dồn từ động mạch chủ vào động mạch
vành tim nhận được nhiều máu nhất
c)
- Lượng máu bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim thay đổi theo hướng giảm đi vì máu bị đẩy trở lại
tâm nhĩ một phần (do hở van).
- Nhịp tim thay đổi, theo hướng tăng lên để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan.

Câu 5. a) Tại sao nói dạ dày trâu, bò là nơi biến đổi thức ăn rất quan trọng trong ống tiêu hóa của chúng?

b) Trong quá trình hơ hấp của chim, hàm lượng khí O 2 và CO2 trong túi khí trước và túi khí sau khác nhau như thế
nào, tại sao? Giả sử khơng có các túi khí thì q trình hơ hấp của chim có diễn ra hay khơng? Giải thích.
a. Trâu bị là động vật ăn cỏ, thức ăn giàu xenlulo nghèo Protein, lipit...Do đó:
- Chúng phải ăn nhiều -> nơi chứa cỏ phải có thể tích lớn
- Trong dịch tiêu hóa có enzim xenlulaza để phân hủy xenlulozo
- Cần nguồn Protein cung cấp cho cơ thể để sinh trưởng phát triển
=> Chỉ ở trong dạ dày mới có VSV cộng sinh tiết enzim biến đổi xenlulo. Khi thức ăn chuyển đến dạ múi khế, VSV lẫn trong thức ăn bị
enzim phân giải nên đây là nguồn cung cấp Protein dồi dào cho cơ thể ĐV.
b. - Hít vào: khơng khí từ mơi trường vào túi khí sau => giàu Oxi, đồng thời khơng khí từ phổi đẩy vào túi khí trước -> giàu cacbonic
- Thở ra: các túi khí bị co lại => chứa ít các chất khí tương ứng trên
*Khơng có túi khí q trình hơ hấp ở chim khơng xảy ra vì khơng có sự thơng khí làm cho khơng khí khơng được lưu thơng trong phổi

Câu 6. a) Phân biệt tuần hoàn của cá, ếch, gà về: tim, số vịng tuần hồn và chất lượng máu đi ni cơ thể.
b) Vì sao đa số động vật có kích thước cơ thể lớn phải có hệ tuần hồn kín với 2 vịng tuần hồn?
Đại diện
Đặc điểm



Ếch



Hai ngăn, một tâm nhĩ,
3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất
4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất
một tâm thất
Số vịng tuần hồn 1 vịng tuần hồn
2 vịng tuần hồn
2 vịng tuần hồn

Máu ni cơ thể là máu
Máu đi nuôi cơ thể là máu pha Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Chất lượng máu
giàu oxi
giàu oxi
b. Động vật có kích thước cơ thể lớn thì nhu cầu oxi và các chất dinh dưỡng lớn nên cần có hệ tuần hồn kín để tốc độ vận
Tim


chuyển máu nhanh
và 2 vịng tuần hồn, trong đó có 1 vịng tuần hồn để trao đổi khí ở phổi giúp cơ thể nhận được nhiều khí oxi
Câu 7. Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của chim bồ
câu lại cao hơn hiệu quả trao đổi khí của chuột? Ở các lồi thú, tại sao khi bị tràn dịch màng phổi thì sẽ ngạt thở và tử
vong?
- Phổi của chim có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với phổi của thú nhưng hiệu quả trao đổi khí lại rất cao vì: Phổi của chim
gồm hệ thống các ống khí xếp song song. Ngồi ra cịn có các túi khí trước và túi khí sau, có hệ thống các van chỉ cho khí lưu thơng
một chiều từ mũi  túi khí sau  phổi  túi khí trước  mũi  mơi trường ngồi. Nhờ vậy mà trong phổi khơng có khí cặn nên hiệu
quả trao đổi khí cao hơn thú.
Khi bị tràn dịch màng phổi thì chất dịch chứa đầy xoang màng phổi, do đó khơng tạo ra áp suất âm để phổi hút khí từ mơi
trường ngồi  Khơng xảy ra sự trao đổi khí giữa các mao mạch phổi với khí trong các phế nang  Cơ thể sẽ thiếu ôxi và bị chết vì
ngạt thở.

Câu 8. a. Huyết áp ở loại mạch nào là thấp nhất ? Vì sao ?
b. Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy
nhanh hay chảy chậm trong từng loại mạch đó?
a. Huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.
Giải thích: Vì huyết áp là áp lực máu do tim co bóp, tĩnh mạch chủ xa tim nên trong q trình vận chuyển máu do
ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau đã làm giảm áp lực máu.
b. Vận chuyển máu:
- Nhanh nhất ở động mạch. Tác dụng: đưa máu kịp thời đến các cơ quan, chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt

động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết
- Chậm nhất ở mao mạch. Tác dụng: tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào.
Câu 9 Vì sao nói tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất?
Q trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất vì:
- Ở miệng và dạ dày, chỉ một phần thức ăn tinh bột và prôtêin được biến đổi và cũng mới được biến đổi dở dang.
- Chỉ ở ruột non mới có đầy đủ các loại enzim để phân giải các chất hữu cơ phức tạp có trong thức ăn (chưa bị biến đổi hoặc mới biến
đổi một phần) → q trình tiêu hóa mới được hoàn tất, các loại thức ăn mới được phân giải thành các phân tử đơn giản để cơ thể hấp
thụ được.

Câu 10 : A Một người trưởng thành có tần số tim là 75 nhịp/phút, thể tích tâm thu là 70ml. Sau một thời gian dài luyện
tập thể thao, tần số tim của người đó là 60 nhịp/phút. Hãy xác định thời gian một chu kì tim, thời gian hoạt động và thời
gian nghỉ của tim trong 1 phút trong hai trường hợp (trước và sau luyện tập thể thao).
B. Để tăng lưu lượng tim thì tăng nhịp tim hay tăng thể tích tâm thu có lợi cho cơ thể hơn? .
a) - Khi chưa luyện tập thể thao:
+ Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 75 = 0,8 (giây)
+ Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 (giây)
+ Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 (giây)
- Sau khi luyện tập thể thao:
+ Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 60 = 1 (giây)
+ Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 60 = 24 (giây)
+ Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 60 - 24 = 36(giây)
b) Tăng thể tích tâm thu có lợi hơn.
- Nếu tăng nhịp tim, thời gian nghỉ của tim giảm → tim chóng mệt, dễ dẫn đến suy tim.
Câu 11. a. Vì sao ở bị thường xuyên sống với một nồng độ rất thấp glucozo trong máu?
b. Tại sao khi lao động nặng, những người ít luyện tập thể dục thể thao thường thở gấp hơn và chóng mệt hơn
những người thường xuyên luyện tập thể lực?
a.
- Trong dạ cỏ có các VSV sống cộng sinh. Các VSV này phân hủy xenlulozo trong thức ăn, trong mơi trường yếm khí đã
tạo ra axit béo làm nguyên liệu cho hô hấp nội bào tức là thay thế phần lớn vai trị của glucozơ.
- Glucozơ khơng cịn đóng vai trị chính trong hơ hấp => máu bị có nồng độ glucozo rất thấp.

b.
- Liên quan đến dung tích khí cặn. Khi ta hít vào, lượng khí này sẽ pha trộn với khơng khí ta mới hít vào, sau đó hỗn hợp
khí này mới trực tiếp trao đổi với máu. Khí cặn có nồng độ O2 thấp, CO2 cao. Vì vậy, nếu dung tích khí cặn càng lớn thì


hỗn hợp khí càng có nồng độ O2 thấp CO2 cao, càng bất lợi cho sự trao đổi khí.
- Vì vậy, trong các hoạt động thể lực (lao động, luyện tập), hoạt động thở sâu giúp làm giảm dung tích khí cặn. Khi lao
động nặng, nồng độ CO2 khơng tăng nhanh chóng trong máu nên thường ít bị thở gấp và chóng mệt hơn người ít thường
xun luyện tập thể lực.
Câu 12 . Trường hợp người bệnh có van ba lá bị hẹp, bị hở sẽ gây ra những hậu quả gì cho hệ tuần hồn? Giải thích.
- Van ba lá là van giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải.
* Trường hợp van ban lá bị hẹp:
+ Máu từ tâm nhĩ phải không xuống hết tâm thất phải, bị ứ đọng lại trong tâm nhĩ phải sẽ dẫn đến ứ đọng máu trong tĩnh
mạch chủ. Hệ quả: gây ứ đọng máu ở mô và gan, tăng áp lực máu trong tĩnh mạch chủ → Hậu quả: gan sưng to, phù hai
chân, giảm lượng máu đi đến các tế bào, cơ thể mệt mỏi do thiếu Ôxi và dinh dưỡng.
+ Lượng máu trong tâm thất phải bị giảm dẫn đến không đủ máu để bơm đến phổi. Hệ quả: giảm áp lực máu trong phổi.
* Trường hợp van ba lá bị hở:
- Khi tim co, máu bị đẩy ngược từ tâm thất phải lên tâm nhĩ phải, làm máu bị ứ đọng trong tâm nhĩ phải và dẫn đến ứ
đọng máu và làm tăng áp lực trong tĩnh mạch chủ.
- Hậu quả:
+ Gan sưng to, phù hai chân,
+ Giảm lượng máu đi đến các tế bào, cơ thể mệt mỏi do thiếu ô xy và dinh dưỡng, tim phải tăng hoạt động, lâu dần sẽ bị
suy tim
Câu 13: Một loài cá thuộc họ Channichthyidae sống ở vùng cực Trái Đất, nhiệt độ nước quanh năm là -1,9 oC và nước
giàu oxi. Lồi cá này khơng có hemoglobin và mioglobin (vì vậy chúng còn được gọi là cá máu trắng) nên đã có một số
điều chỉnh cốt lõi giúp chúng thích nghi với điều kiện sống trong nước lạnh.
a. Hãy dự đốn có những điều chỉnh nào về lượng máu tuần hồn, đường kính các mạch máu nhỏ và kích thước
tim so với các lồi cá có cùng kích cỡ khác không sống ở vùng cực Trái Đất. Những điều chỉnh đó có tác dụng gì?
b. Tại sao lồi cá này có tốc độ chuyển hóa thấp và máu hịa tan nhiều oxi?
a. Các điều chỉnh và tác dụng:

- Lượng máu tuần hồn lớn giúp hịa tan được nhiều ơxi.
- Đường kính các mạch máu nhỏ là khá lớn có tác dụng giảm sức cản đối với dòng máu chảy, nhờ vậy giúp máu chảy
nhanh đến các mơ.
- Kích thước tim lớn giúp tăng được lưu lượng máu, cung cấp được nhiều máu cho các mô.
b. Do cá là động vật biến nhiệt, nước lạnh làm giảm tốc độ chuyển hóa và máu cá lạnh hòa tan được nhiều O 2.
Câu 14. Đối với một số động vật hô hấp bằng phổi (cá voi, hải cẩu…), nhờ những đặc điểm nào giúp chúng có thể
lặn được rất lâu trong nước?
TL:
- Lá lách rất lớn dự trữ nhiều máu, trong máu lượng O2 rất lớn.
- Hàm lượng prôtêin myoglobin cao trong hệ cơ để tích luỹ O 2.
- Để bảo tồn O2 chúng hoạt động cơ ít, thay đổi độ chìm nổi của cơ thể để di chuyển trong nước 1 cách thụ động.
- Nhịp tim và tốc độ tiêu thụ O2 giảm trong thời gian lặn. Máu cung cấp cho cơ bị hạn chế trong thời gian lặn.
Câu 15. Ở người trong chu kỳ tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở 2 tâm thất tống đi bằng nhau và khơng bằng nhau
trong trường hợp nào? Giải thích?
TL:
- Trong trường hợp bình thường, lượng máu hai tâm thất tống đi trong mỗi kỳ tâm thu bằng nhau, vì tuần hồn máu
thực hiện trong một vịng kín nên máu tống đi bao nhiêu thì nhận về bấy nhiêu. Theo quy luật Frank – Starlirg thì máu về
tâm nhĩ nhiều sẽ chuyển đến tâm thất gây căng các cơ tim, cơ tim càng căng càng chứa nhiều máu sẽ co càng mạnh và
lượng máu tống ra càng nhiều. Đây là cơ chế tự điều chỉnh của tim.
- Có thể khơng bằng nhau trong trường hợp bệnh lý. Nếu mỗi kỳ tâm thu máu từ tâm thất trái tống ra nhiều hơn tâm
thất phải thì máu sẽ ứ lại trong các mơ gây phù nề, nếu ngược lại tâm thất phải co tống lượng máu lớn so tâm thất trái
tống ra vì lí do nào đó (hẹp hay hở van 2 lá…)  gây phù phổi.
Câu 16. Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vịng tuần hồn ở người?
TL:


- Sức bơm của tim: Tim co bóp tạo áp lực đẩy máu chảy trong hệ mạch. áp lực đẩy máu giảm dần trong hệ mạch và khi
đến tiểu tĩnh mạch, áp lực đẩy máu về tim còn 10 – 15 mmHg.
- Sức hút của tim: Khi tâm thất dãn, áp suất trong tâm thất giảm tạo ra lực hút máu từ tĩnh mạch về tim.
- áp suất âm trong lồng ngực: Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng làm áp suất trong khoang màng phổi càng âm hơn.

- Hoạt động của các cơ xương và van tĩnh mạch. Do các cơ xương quanh tĩnh mạch chân co lại ép vào thành tĩnh mạch và
hoạt động của van tĩnh mạch làm máu chảy một chiều từ tĩnh mạch về tim.
Câu 17 a. Các thành phần của dịch vị thực hiện q trình tiêu hóa hóa học được hình thành như thế nào ? Tại sao dịch vị không phá
hủy chính các tế bào dạ dày ?
b. Thành phế nang co dãn trong mỗi nhịp thở là nhờ thành của chúng có các sợi đàn hồi. Nếu các phế nang mất tính đàn hồi,
trao đổi khí có thể bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích.
a. - Tế bào trong các tuyến của dạ dày sản xuất thành phần của dịch vị, bao gồm HCl và pepsin.
- Tế bào đỉnh : sử dụng ATP để bơm ion H + vào xoang dạ dày với nồng độ cao, những ion này kết hợp với Cl - vừa được khuếch tán
vào xoang qua kênh đặc hiệu, tạo thành HCl.
- Tế bào chính: tiết pepsinogen- một dạng bất hoạt của enzim tiêu hóa pepsin. HCl cắt xén bớt một phần nhỏ của phân tử này làm lộ ra
trung tâm hoạt động → pepsin dạng hoạt động.
- Vì thành phần của dịch vị bất hoạt, khi chuyển vào xoang dạ dày chúng mới ở dạng hoạt động nên không phá hủy các tế bào dạ dày.
b. - Hiệu quả trao đổi khí giảm.
- Giải thích : Do thở ra phần lớn là thụ động, sự co lại của các sợi đàn hồi trong phế nang giúp đẩy khí ra khỏi phổi. Khi các phế nang
mất tính đàn hồi của chúng, thể tích của mỗi nhịp thở giảm đi, làm giảm hiệu quả trao đổi khí.
Câu 18. Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý của cơ tim đảm bảo cho tim hoạt động theo chu kỳ một cách nhịp nhàng.
- Tế bào phân nhánh và có những đĩa nối giữa các tế bào cơ đảm bảo cho cơ tim hoạt động đồng thời tồn bộ khối cơ tim.
- Bên cạnh đó có các tổ chức đặc biệt tạo thành hệ dẫn truyền trong tim (hệ tự động, bao gồm hạch xoang, hạch nhĩ thất bó HISS và
mạng Purkinje trong đó hạch xoang có thể phát nhịp tự động làm cho tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kỳ).
- Đặc điểm hoạt động sinh lý của cơ tim : Cơ tim hoạt động khơng hồn tồn giống cơ xương hoặc cơ trơn.
+ Hoạt động của cơ tim tuân theo quy luật “tất cả hoặc khơng có gì”, nghĩa là khi kích thích đạt ngưỡng thì cơ tim co tồn bộ với một
biên độ (cường độ) khơng đổi. Trong lúc động vật có xương sống cường độ kích thích càng cao thì cơ co càng mạnh do số tế bào cơ
tham gia và hoạt động co cơ càng nhiều.
+ Thời gian co của cơ tim (tâm thất chẳng hạn) kéo dài, đảm bảo tống được toàn bộ lượng máu trong tâm thất vào động mạch.
Câu 19 : a. Gan có vai trị gì trong tiêu hóa thức ăn?
b. Một thợ lặn giỏi tối đa cũng chỉ lặn dưới nước 02 đến 03 phút. Nhưng một con Hải cẩu nam cực Welldell có thể lặn sâu 200 –
500m và ở đó 20 phút. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó.
a.
- Sản xuất muối mật có tác dụng trung hịa axit ở các hạt nhũ chấp từ dạ dày chuyển xuống.
- Tạo môi trường trung tính hoặc hơi kiềm cho nhiều enzym của tuyến tụy và tuyến ruột hoạt động.

- Muối mật nhũ hóa lipit thành những giọt nhỏ hơn, tăng sự tiếp xúc của lipit với enzym lipaza.
- Khử độc những chất độc có chứa trong thức ăn và các chất độc khác. Dự trữ đường dưới dạng glicogen sau bữa ăn.
b.
- Ở người oxi được dự trữ phần lớn trong phổi và máu, chỉ rất ít được dự trữ trong cơ.
- Hải cẩu dự trữ oxi chủ yếu trong máu và cơ, rất ít ở phổi.
- Hải cẩu có lượng máu trong cơ thể rất lớn (thể tích máu gấp đơi cho mỗi kg thể trọng so với người).
- Hải cẩu có tỷ lệ protein myoglobin cao trong cơ của chúng.
Câu 20 . a Tại sao khi tim đập nhanh lúc đang hồi hộp, người ta hít thật sâu và thở ra từ từ lại có tác dụng làm giảm nhịp tim.
b.Những cấu trúc nào trong hệ tuần hoàn giúp máu chảy theo một chiều trong hệ mạch.
a.
- Khi hít sâu, nồng độ Oxi trong máu tăng, lượng CO2 giảm.
- CO2 giảm sẽ tác động lên hóa thụ quan tại cung động mạch chủ và xoang cảnh. Xung thần kinh gửi lên trung khu điều hòa tim
mạch tại hành não.
- Từ hành não xung thần kinh theo dây thần kinh đối giao cảm đến tim làm tim đập chậm và giãn mạch.
b.
- Van bán nguyệt.
- Van tổ chim.


- Cấu trúc thành động mạch

Câu 21: Hơ hấp bình thường và hơ hấp sâu có gì khác nhau ?
Hơ hấp bình thường
Hơ hấp sâu
Sự hơ hấp nhịp nhàng, được tiến hành một cách tự động Các cơ thở co tới mức tối đa khiến ta hít vào hết sức và
nhờ cơ chế phản xạ tự điều hịa hơ hấp
thở ra tận lực
Lượng khí lưu thơng qua phổi khoảng 0,5 lít
Khi hít vào ngồi lượng khi lưu thơng (0,5l) cịn bổ sung
thêm lượng khí 1,5 lit (khí bổ sung)

Khi thở ra tận lực ngồi lượng khí thở ra bình thường
(0,5l). còn tống thêm 1,5 lit khi dự trư do thở ra tận lực
Như vậy khi hô hấp sâu tổng lượng khí qua phổi là 3,5 l
(dung tích sống)
Máu nhận được ít O2 và không thải được nhiều CO2

Cơ thể tiếp nhận được nhiều O2 và thải được nhiều CO2

Hoạt động vơ thức

Hoạt động có ý thức

Câu 22: Tuần hồn
1 - Một người bị hở van tim (van nhĩ thất đóng khơng kín). Nhịp tim của người đó thay đổi như thế nào? Giải thích. Lượng máu tim bơm
lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim có thay đổi khơng? Tại sao?
2- Sự thay đổi nồng độ khí O2 và nồng độ khí CO2 trong máu có làm thay đổi hoạt động của tim khơng? Giải thích. .
Hướng dẫn trả lời
1- Nhịp tim có thay đổi, theo hướng tăng lên để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan
- Lượng máu bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim có thay đổi theo hướng giảm đi vì máu bị đẩy trở lại tâm nhĩ một
phần (do hở van).
2- Sự thay đổi nồng độ O2 và nồng độ CO2 sẽ làm thay đổi hoạt động của tim:
- Khi nồng độ O2 giảm hoặc nồng độ CO2 trong máu tăng sẽ kích thích thụ quan hóa học làm xuất hiện xung thần kinh truyền
về hành tủy, từ đó sẽ xuất hiện các xung li tâm gây ra các phản xạ làm tăng hoạt động tim
- Khi nồng độ O2 tăng hoặc nồng độ CO2 trong máu giảm sẽ kích thích thụ quan hóa học làm xuất hiện xung thần kinh truyền
về hành tủy, từ đó sẽ xuất hiện các xung li tâm gây ra các phản xạ làm giảm hoạt động tim
Câu 23: Tiêu hóa và hơ hấp ở động vật Nêu các dẫn chứng cho thấy cấu tạo phổi và hoạt động thơng khí ở phổi của Chim khác
hẳn các động vật có phổi khác?
Cấu tạo và hoạt động thơng khí ở phổi chim khác hẳn các động vật có phổi khác:
- Cấu tạo phổi:
+ Khơng có phế nang mà cấu tạo bởi hệ thống ống khí.

+ Các ống khí nằm dọc trong phổi và được bao quanh bởi hệ thống mao mạch dày đặc.
+ Phổi thông với hệ thống túi khí gồm nhóm túi khí trước và nhóm túi khí sau.
- Hoạt động thơng khí:
+ Khi chim đậu: Sự thơng khí qua phổi chủ yếu do cơ liên sườn co dãn → thay đổi thể tích khoang thân → phồng các túi khí sau →
khơng khí từ ngồi tràn vào các túi khí sau và các ống khí trong phổi.
+ Khi chim bay: Hoạt động của đơi cánh → thay đổi thể tích các túi khí trước theo nhịp cánh bay.
+ Các túi khí hoạt động như một hệ thống bơm hút đẩy khơng khí từ ngồi qua khí quản vào các túi khí sau, qua các ống khí với mao
mạch bao quanh ống khí, nhận CO2 qua các túi khí trước để ra ngồi.
Câu 24: Tuần hồn Trình bày các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vịng tuần hồn ở người.
* Yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vịng tuần hồn người
- Do các cơ xung quanh tĩnh mạch chân co lại ép vào thành tĩnh mạch, tĩnh mạch có van nên máu chảy được về tim.
- Do áp suất âm trong lồng ngực tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực, đồng thời do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim.

Câu 25: Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
1. Lấy một túi mật gà, cho mật vào ống nghiệm thứ nhất, thêm vào 2 – 3ml nước cất và lắc đều. ống nghiệm thứ hai chỉ
chứa 2 – 3ml nước cất dùng làm đối chứng. Nhỏ vào mỗi ống 2 – 3 giọt dầu thực vật, bịt tay vào miệng mỗi ống nghiệm
và lắc đều trong 5 phút. Sau đó nhỏ dung dịch của mỗi ống nghiệm lên lam kính để quan sát dưới kính hiển vi.
a- Người ta muốn quan sát cái gì ở mỗi lam kính?
b- Hãy cho biết mục tiêu của thí nghiệm.
2. Cho sơ đồ sự trao đổi khí ở phổi chim như sau :


O2

O2

CO2

CO2


 các ống khí trong phổi  
 (2) khí quản  
 mơi trường .
Mơi trường   khí quản   (1)  
a. Cho biết (1) và (2) là tên 2 bộ phận nào tham gia trao đổi khí ở chim ?
b. Hoạt động của 2 bộ phận này diễn ra như thế nào khi chim hít vào và thở ra ?
1- Vai trò của mật đối với sự tiêu hố
a- Mục đích quan sát:
Quan sát các giọt dầu trong mỗi ống nghiệm. ở ống nghiệm thứ hai (chỉ có nước cất) thì các giọt dầu có kích
thước rất lớn. ở ống nghiệm thứ thứ nhất (chứa mật) thì các giọt dầu có đường kính rất nhỏ.
b- Mục tiêu của thí nghiệm:
Tìm hiểu vai trị của mật trong việc tiêu hố lipit, mật có tác dụng nhũ tương hoá lipit, làm tăng diện tiếp xúc của
lipit với các enzim tiêu hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng của các enzim tiêu hoá lipit.
a. Tên 2 bộ phận tham gia trao đổi khí ở chim :
- (1) : túi khí sau ; (2) : túi khí trước .
(0,25 điểm )
b. Hoạt động của các túi khí :
- Khi hít vào : (0,25 điểm )
O2 theo khí quản tràn vào túi khí sau , đẩy khơng khí qua các ống khí trong phổi và dồn vào túi khí trước . Cả 2 túi khí
trước và sau đều phồng lên .
- Khi thở ra : (0,25 điểm )
Các cơ thở dãn , các túi khí bị ép , O 2 từ các túi khí sau bị đẩy qua các ống khí trong phổi , cịn túi khí trước ép CO 2 ra
ngồi .
Câu 26: . Vai trị HCl và sự tạo thành HCl ở dạ dày?
Hoạt hóa pepsin
-Tạo mơi trường thuận lợi cho pepsin hoạt động
-Biến tính pr
-Diệt khuẩn
-Đóng mở mơn vị
*Sự tạo thành HCl:

- CO2 + H2O -> H2CO3 -> H+ + HCO3-Sau đó:
H+ đi vào tế bào niêm mạc ruột
HCO3- đi vào máu làm Cl- đi ra ( hiện tượng trào clorit) , Cl- được vận chuyển tới tế bào niêm mạc ruột và ở đây xảy ra hiện
tượng H+ + Cl- ->HCl.
b. Có hiện tượng 1 số trường hợp, một số người khi bị ngã xuống nước nếu phát hiện kịp thời cứu lên vẫn cịn sống thì hầu hết bị
mắc chứng bệnh hay qn. Hãy giải thích hiện tượng trên?
- Khi bị ngã xuống nước, lượng khí hịa tan trong nước rất kém, nên lượng khí cung cấp cho cơ thể ít.
- Nước tràn vào làm tắc đường dẫn khí nên khơng có O2 cung cấp cho cơ thể, đặc biệt là các tế bào não nên 1 số tế bào não chết làm
mất 1 số đường dây liên hệ giữa các tế bào não tạo nên chứng hay quên.
- Tế bào cơ vẫn có O2 và thực hiện q trình hơ hấp kỵ khí tạo nên 1 ít ATP cung cấp cho cơ thể nên hệ vận động và hệ sinh dưỡng
vẫn có thể duy trì nên kịp thời cứu vẫn có thể sống được.
Câu 27 Tại sao trong hoạt động tiêu hóa, chất béo vừa được coi là chất tiêu hóa khó khăn nhất cũng vừa là chất dễ tiêu hóa nhất so với
thức ăn là đường hay prôtêin?
- Hoạt động tiêu hóa gồm hai q trình: tiêu hóa thức ăn và hấp thu thức ăn
- Q trình tiêu hóa chất béo khó khăn nhất vì trong khoang miệng và dạ dày khơng được tiêu hóa, khi xuống ruột non được tiêu hóa
bởi enzym lipaza. Enzym này chỉ xúc tác được khi chất béo trở thành dạng nhũ tương hóa nhờ muối mật tiết ra từ gan.
- Đường tiêu hóa từ khoang miệng, dạ dày và ruột non đều nhờ enzym Amilaza.
- Prơtêin tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzym pepxin, ở ruột non nhờ enzym tripxin hoặc chimotripxin.
- Quá trình hấp thụ chất béo dễ dàng nhất vì nó khuyếch tán thụ động qua màng tế bào lông ruột.
- Prôtêin và đường hấp thu qua màng cần nhờ protein mang định vị trên màng.
Câu 28 a. Sự co bóp của tim người (nhịp tim) diễn ra theo thứ tự các sự kiện nào? Tại sao tín hiệu đến nút nhĩ thất lại chậm lại?
b. Ở người luyện tập thường xuyên, khi nghỉ ngơi nhịp tim sẽ như thế nào so với người khơng luyện tập? Giải thích
- Nút xoang nhĩ: Tế bào phát nhịp tạo xung tín hiệu gây co .
=> Tín hiệu truyền đến nút nhĩ thất và chậm lại.
=> Tín hiệu truyền đến mỏm tim nhờ Bó His và mạng puốc kin làm toàn bộ các tâm thất co.
- Tín hiệu đến nút nhĩ thất chậm lại để đủ thời gian dồn hết máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.


b. Nhịp tim chậm hơn.
- Giải thích: Khi luyện tập tim khỏe hơn => thể tích tâm thu tăng => lượng máu tống ra khỏi tim tăng => nhịp tim giảm.


Câu 29 – Tiêu hố và hơ hấp ở động vật 1. Trình bày vai trị của HCl trong dạ dày
- Vai trị của HCl trong dạ dày:
+ Biến tính prơtêin trong thức ăn.
+ Hoạt hố tiền enzim pepsinơgen thành enzim pepsin.
+ Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của enzim pepsin.
+ Sát khuẩn: tiêu diệt các vi khuẩn từ ngoài đi vào dạ dày theo thức ăn để tránh nhiễm trùng qua đường tiêu hóa.
+ Biến đổi Fe3+ thành Fe2+làm ngun liệu tổng hợp hemơglơbin.
+ Góp phần vào cơ chế đóng mở tâm vị và mơn vị.

Câu 30 Tiêu hóa và hơ hấp ở động vật
a) ở trâu bò: Nếu cắt bỏ dạ múi khế và nối ruột với dạ lá sách thì q trình tiêu hóa của bị sẽ gặp những trở ngại gì?
Cho rằng nơi kết nối không ảnh hưởng đến sự di chuyển của thức ăn.
a- Q trình tiêu hóa prơtêin bị gián đoạn.
- Vì dạ múi khế có chức năng của một dạ dày điển hình, dạ múi khế tạo ra pepsin, pepsin thủy phân các phân tử prôtêin
thành các pôlipeptit, các pôlipeptit được enzim tiêu hóa ở ruột thủy phân thành axit amin. Nếu cắt bỏ dạ múi khế thì
khơng tiêu hóa được prơtêin.
- Khi khơng có dạ múi khế thì sẽ khơng có HCl cho nên khơng gây được phản ứng mở mơn vị để đưa thức ăn xuống ruột.
- Khơng có HCl nên không diệt được các mầm bệnh trong thức ăn.
Câu 31: Hơ hấp
a. Trình bày vai trị của axit piruvic trong q trình chuyển hóa vật chất ở thực vật?
b. Hệ số hơ hấp là gì?Nhận xét hệ số hô hấp ở hạt cây lúa và hạt cây hương dương trong q trình này mầm?
a.Trình bày vai trị của axit piruvic trong q trình chuyển hóa vật chất ở thực vật?
- Tham gia vào chu trình Crep với vai trị là ngun liệu ơxi hóa.
- Chất nhận e- trong quá trình lên men lactic.
- Kết hợp với NH+4 do rễ hút từ đất để tạo thành axit amin alanin.
- Là nguyên liệu tổng hợp nên hợp chất PEP sử dụng trong quang hợp ở thực vật C4.

b. Hệ số hơ hấp là gì?Nhận xét hệ số hơ hấp ở hạt cây lúa và hạt cây hương dương trong quá trình này mầm?
* Hệ số hơ hấp (RQ) là tỉ số giữa phân tử CO2 cây thải ra và số phân tử O2 cây lấy vào khi hô hấp.

* Nhận xét:
- Trong quá trình nảy mầm của hạt cây lúa, chất dự trữ chủ yếu là đường nên RQ ≈ 1.
- Trong quá trình nảy mầm của hạt cây hướng dương, chất dự trữ là chất béo. Sự biến đổi của hệ số hô hấp rất phức tạp
+ Giai doạn đầu: RQ ≈ 1 do hạt sử dụng đường để hơ hấp
+ Giai đoạn sau: RQ giảm xuống cịn 0,3 – 0,4 do hạt chuyển sang sử dụng nguyên liệu là chất béo.
+ Sau đó, hệ số hơ hấp lại tiếp tục tăng lên RQ ≈ 1 do đường bắt đầu đc tích lũy.
Câu 32(2 điểm): Tuần hồn
a. Hoạt động của tim và hệ mạch thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp sau? Giải thích.
- Trường hợp 1: Nín thở một lúc, sau đó thở lại bình thường.
- Trường hợp 2: Cơ thể rơi vào tình trạng lo âu, phiền muộn.
b. Ở người, huyết áp ở đầu mao mạch là 36 - 39 mmHg, huyết áp cuối mao mạch là 15 - 18 mmHg, áp suất keo của máu là 25 - 28
mmHg. Giải thích ý nghĩa của sự thay đổi huyết áp trên?
a. Hoạt động của tim và hệ mạch thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp sau? Giải thích?
- Trường hợp 1: Nín thở một lúc, sau đó thở lại bình thường.
- Trường hợp 2: Cơ thể rơi vào tình trạng lo âu, phiền muộn.
* Trường hợp 1
- Tim tăng nhịp co và tăng lực co, Mạch máu ngoại biên co → huyết áp tăng.
- Giải thích: khi nín thở, nồng độ O 2 trong máu giảm, nồng độ CO2 (H+) trong máu tăng → kích thích trung khu điều hịa tim
mạch ở hành não → xuất hiện xung TK giao cảm tới tim và tới mạch. Kết quả: tim tăng nhịp và tăng lực co, mạch máu ngoại


biên co lại → huyết áp tăng.
* Trường hợp 2
- Tim tăng nhịp co và tăng lực co, mạch máu ngoại biên co → huyết áp tăng.
- Giải thích: Khi rơi vào tình trạng lo âu, hệ TK giao cảm bị kích thích → tủy tuyến trên thận tăng tiết andrênalin
tăng nhịp và tăng lực co → huyết áp tăng.



tim


b. Ở người, huyết áp ở đầu mao mạch là 36 - 39 mmHg, huyết áp cuối mao mạch là 15 - 18 mmHg, áp suất keo của máu là
25 - 28 mmHg. Giải thích ý nghĩa của sự thay đổi huyết áp trên?
- Chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu của mao mạch là nhỏ → vận tốc chảy của máu trong mao mạch nhỏ → thuận lợi cho
trao đổi chất giữa máu và dịch mô.
- Đầu mao mạch: chênh lệch huyết áp (lực đẩy ra) và áp suất keo (lực kéo vào) là +11mmHg → nước và các chất dinh dưỡng
khuếch tán qua thành mao mạch vào dịch mô.
- Cuối mao mạch: chênh lệch huyết áp (lực đẩy ra) và áp suất keo (lực kéo vào) là -10 mmHg → nước và các chất thải từ dịch
mô khuếch tán qua thành mao mạch vào máu.

Câu 33: Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2,0 điểm)
a. Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hơ hấp sẽ biến đổi như thế nào? Tại sao?
- Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hơ hấp tăng.
- Ngun nhân:
+ Khi huyết áp giảm  Vận tốc máu giảm  Vận chuyển cung cấp O2 và loại thải CO2 giảm  Lượng CO2 trong máu cao hơn
bình thường.
+ Sự thay đổi huyết áp + hàm lượng CO 2 cao trong máu sẽ kích thích các thụ thể áp lực và thụ thể hóa học ở cung động mạch
chủ và xoang động mạch cảnh hình thành xung thần kinh chuyển về hành tủy  Các trung khu hô hấp ở đây sẽ tăng cường
mức hoạt động, điều khiển hoạt động hô hấp tích cực hơn để loại thải CO2 khỏi máu.

Câu 34: Tuần hoàn (2,0 điểm)
a. Người bị bệnh suy tim (tim co bóp yếu) có thể được điều trị bằng thuốc Digitalis. Thuốc này làm suy yếu hoạt động của bơm Na-Ca
ở màng sinh chất của cơ tim. Tại sao sử dụng thuốc Digitalis có thể làm tăng khả năng co bóp của tim?
b. Nhà khoa học Marey tiến hành một thí nghiệm như sau: dùng 1 bình chứa nước có chiều cao khơng đổi (tức áp suất khơng đổi).
Đáy bình có 1 vịi hình chữ U nối với 2 ống: 1 ống cao su và 1 ống thủy tinh. Dùng 1 kẹp đóng ngắt nhịp nhàng làm cho nước vào 2
ống theo từng đợt.
- Hiện tượng gì xảy ra trong 2 ống trên? Thí nghiệm trên chứng minh cho hoạt động nào của hệ tuần hồn?
- Giải thích kết quả và rút ra nhận xét?
- Hiện tượng: nước ở ống cao su chảy ra liên tục, còn nước ở ống thủy tinh chảy ngắt quãng và lượng nước chảy ra từ ống cao
su nhiều hơn từ ống thủy tinh. Thí nghiệm chứng minh: tim co bóp tống máu theo từng nhịp nhưng máu trong hệ mạch vẫn

chảy liên tục thành dịng.
- Giải thích: khi tim co bóp tạo ra 1 lực khá lớn, 1 phần lực dùng để đẩy máu chảy trong hệ mạch, 1 phần làm động mạch dãn
ra. Vì thế khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi của thành động mạch, máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch.
- Kết luận: tính đàn hồi của thành động mạch có tác dụng làm cho máu chảy liên tục thành dịng dù tim co bóp từng đợt, đồng
thời làm tăng lưu lượng máu đối với mỗi co bóp của tim nên tiết kiệm được năng lượng co tim.

Câu 35 (2 điểm).1. Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng?
2. Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là ln có máu chảy qua?
1.- Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo một hàng nhằm tối đa hóa việc trao đổi chất
với dịch mơ.
- Mao mạch chỉ được cấu tạo từ một lớp tế bào không xếp sít với nhau nhằm giúp cho một số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ
ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể.
2.- Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn, chỉ cần khoảng 5% số mao mạch có máu lưu thơng là đủ.
- Số cịn lại có tác dụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan khác theo nhu cầu sinh lý của cơ thể. Lượng máu tới các mao mạch
được điều tiết bởi các cơ vòng ở đầu các động mạch máu nhỏ trước khi tới lưới mao mạch.

Câu 36:
Vì sao các loại cá khác khơng có hiệu quả trao đổi khí cao như cá xương


* Các loại cá khác khơng có 2 đặc điểm:
+ Nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang
+ Dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dịng nước chảy bên ngồi mao mạch của mang
Vì vậy hiệu quả trao đổi khí khơng cao như cá xương
Câu 37:
Vì sao nhịp tim trung bình ở người trường thành là 75 lần/phút? Tại sao ở đa số động vật, nhịp tim lại tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ
thể?
- Ở người, thời gian một chu kì tim trung bình khoảng 0,8 giây gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ (0,1 giây), pha co tâm thất (0,3 giây), pha
giãn chung (0,4 giây)
- Trong 1 phút (60 giây) sẽ có 60/0,8 = 75 chu kì tim hay ta nói nhịp tim trung bình ở người trưởng thành là 75 lần/phút.

- Nhịp tim ở đa số động vật tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể vì động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn (S là diện tích bề mặt cơ thể,
V là khối lượng cơ thể) nên nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều. Để bù nhỉệt, cơ thể phải tăng cường chuyển hóa
trong tế bào do đó tim phải đập nhanh hơn đễ đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho q trình chuyển hóa.

Câu 38 a. Khi một người đang ngồi thì đột ngột đứng dậy, người đó cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, sau đó lại trở lại bình thường. Tại
sao người đó lại cảm thấy chóng mặt, hoa mắt? Huyết áp và nhịp tim thay đổi như thế nào trong q trình trên. Giải thích.
b. Tại sao xơ vữa thành mạch máu làm tăng huyết áp? Tại sao huyết áp cao là một yếu tố góp phần tăng nguy cơ tai biến tim (nhồi
máu cơ tim) và đột qụy?
- Khi một người đang ngồi đột ngột đứng dậy, do tác dụng của trọng lực, máu từ tim bơm lên động mạch tới não bị giảm, lượng
O2 đến não giảm nên người đó bị hoa mắt, chóng mặt.
- Khi một người đang ngồi thì đột ngột đứng dậy, lúc này máu đột ngột dồn về chân khiến huyết áp bị hạ tạm thời
- Khi lượng O2 cung cấp lên não giảm, CO2 tăng, pH dịch não tủy giảm => thụ thể hóa học trung ương bị kích thích, phát sinh
xung thần kinh đến hành não => hành não phát sinh xung thần kinh làm nhịp tim tăng lên cung cấp máu cho cơ thể.
- Xơ vừa thành mạch máu khiến lòng mạch hẹp lại, tăng sức cản của mạch máu, từ đó làm tăng huyết áp
- Huyết áp cao dễ gây tổn thương nội mạc lót các mạch máu, làm tăng hình thành mảng xơ vữa. Khi một số mảng xơ vữa bị cuốn
theo dịng máu có thể gây tắc động mạch vành tim gây tai biến tim hoặc gây tắc động mạch não gây đột quỵ

Câu 39:
Giải thích tại sao cùng là động vật ăn cỏ nhưng hệ tiêu hóa của thỏ, ngựa thì manh tràng rất phát triển cịn manh tràng của
hệ tiêu hóa trâu bị lại không phát triển?
1. Cùng là động vật ăn cỏ nhưng hệ tiêu hóa của thỏ, ngựa thì manh tràng rất phát triển cịn manh tràng của hệ tiêu hóa
trâu bị lại khơng phát triển là do:
- Thỏ ngưa có dạ dày đơn. Thức ăn thực vật được tiêu hoá và hấp thụ một phần trong ruột non.
Để có thể tiêu hoá và hấp thụ triệt để được nguồn thức ăn thì các lồi động vật này phải có manh tràng rất phát
triển. Trong manh tràng có hệ vi sinh cộng sinh có thể tiết enzyme tiêu hố tiếp tục tiêu hố phần cịn lại của thức ăn.
-Trâu, bị có dạ dày 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ có vi sinh vật cộng sinh tiết enzyme tiêu hoá
cellulose và các chất hữu cơ khác có trong thức ăn .
Có hiện tượng nhai lại sau khi thức ăn đi qua dạ cỏ và dạ tổ ong. Ở dạ múi khế có pepsin và HCl; ruột non có
nhiều loại enzyme tiêu hố thức ăn. Những cấu tạo đó giúp các động vật này tiêu hố triệt để nguồn thức ăn nên manh
tràng khơng phát triển bằng động vật có dạ dày đơn.

Câu 40. Tuần hoàn động vật
a. Tại sao khi đang chạy nhanh mà dừng lại đột ngột thì rất nguy hiểm đến tính mạng?
a. Nếu ngừng hoạt động đột ngột, các cơ chân dừng co và dãn, máu dồn về chân nhiều, ít máu trở về tim, tim vẫn đập
nhanh -> nếu tim yếu hoặc bị tổn thương sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Câu 41:
a. Lạc đà sống ở sa mạc, nơi nguồn nước vô cùng khan hiếm nhưng nhu cầu uống nước của chúng khơng cao. Vì sao?
Lạc đà sống ở sa mạc, nơi nguồn nước vô cùng khan hiếm nhưng nhu cầu uống nước của chúng khơng
cao. Vì sao?


- Lạc đà có đặc điểm thích nghi với mơi trường ít nước:
- Chúng ăn thức ăn khơ.
- 1 lần uống nước thì uống được tới 33% trọng lượng cơ thể và nước được hấp thu 1 cách từ từ để tránh hiện
tượng hịa lỗng máu.
- Quai Henle và ống góp rất dài giúp cho q trình tái hấp thu nước được triệt để và hiệu quả.
- Bướu dự trữ mỡ, khi cần chúng có thể phân giải mỡ vừa để thu năng lượng, quan trọng là tạo ra lượng lớn
nước hô hấp cung cấp cho cơ thể.
- Lạc đà là ĐV nhai lại nên các chất thải nitrogen ở dạng urea được bài tiết vào ống tiêu hóa, cung cấp cho hoạt
động của VSV. Do đó, nó khơng cần tiêu tốn nước cho quá trình bài tiết urea.
Câu 42. Để tối ưu hóa hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hơ hấp phải có những đặc điểm gì? Giải thích đặc điểm cấu tạo cơ quan hơ hấp
của chim thích nghi với đời sống bay lượn.
- Đặc điểm của bề mặt hô hấp:
+ Bề mặt hô hấp cần phải mỏng, rộng và ẩm ướt để các chất khí dễ dàng khuếch tán qua.
+ Có sắc tố hơ hấp, có mạng lưới mao mạch phát triển và máu trong mao mạch thường chảy theo hướng ngược chiều với
dịng khí đi vào để làm chênh lệch phân áp các chất khí giữa hai phía của bề mặt hơ hấp.
- Đặc điểm cơ quan hơ hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn:
+ Phổi của chim gồm nhiều ống khí song song được bao bọc bởi hệ thống mao mạch dày đặc làm cho khơng khí đi một chiều khiến
tăng tối đa chênh lệch phân áp chất khí giữa bề mặt hô hấp và tế bào.
+ Cơ quan hô hấp của chim có các túi khí giúp cho việc thơng khí ở bề mặt hơ hấp (phổi) chỉ đi theo một chiều.
Câu 43 a.Đặc điểm cấu tạo của ruột giúp hấp thụ TĂ hiệu quả?

-Dài -> có đủ thời gian để hấp thụ, tăng S hấp thụ TĂ.
- Nếp gấp: Tăng S hấp thụ thức ăn.
- Trên nếp gấp có nhiều lơng ruột-> tăng S hấp thụ. Lơng ruột có nhiều mao mạch máu và mạch bạch huyết-> hấp thụ các chất dinh
dưỡng.
- TB niêm mạc có nhiều nhung mao-> tăng S hấp thụ.

b) Khả năng thích nghi của hệ tuần hoàn ở người là rất lớn, lúc cơ thể hoạt động có thể tăng chức năng gấp 8- 10 lần so với lúc nghỉ
ngơi. Hãy nêu các cách thích nghi của hệ mạch và tim với khả năng này ?
* Hệ mạch :
+ Giãn rộng để tăng lưu lượng tim
+ Giãn mao mạch ở các cơ quan hoạt động mạnh và co mạch ở những cơ quan tạm thời nghỉ
* Tim
+ Tăng nhịp tim để tăng lưu lượng tim
+ Giãn rộng buồng tim : tăng thể tích tâm thu

Câu 44 b) Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào? Tại sao?
- Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp tăng.
- Nguyên nhân:
+ Khi huyết áp giảm  Vận tốc máu giảm  Vận chuyển cung cấp O2 và loại thải CO2 giảm  Lượng CO2 trong máu cao hơn
bình thường.
+ Sự thay đổi huyết áp + hàm lượng CO 2 cao trong máu sẽ kích thích các thụ thể áp lực và thụ thể hóa học ở cung động mạch
chủ và xoang động mạch cảnh  xung thần kinh chuyển về hành tủy  Các trung khu hô hấp ở đây sẽ tăng cường mức hoạt
động  hơ hấp tích cực hơn để loại thải CO2 khỏi máu.



×