Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực trạng stress và cách ứng phó với stress trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại khoa khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế bệnh viện e năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.3 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
LÊ NGỌC HUYỀN

THỰC TRẠNG STRESS VÀ CÁCH ĐỐI PHÓ STRESS Ở BỆNH NHÂN
LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG TẠI KHOA KHÁM CHỮA BỆNH THEO
YÊU CẦU BỆNH VIỆN E NĂM 2023

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

Hà Nội – 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Người thực hiện: LÊ NGỌC HUYỀN

THỰC TRẠNG STRESS VÀ CÁCH ĐỐI PHÓ STRESS Ở BỆNH NHÂN
LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG TẠI KHOA KHÁM CHỮA BỆNH THEO
YÊU CẦU BỆNH VIỆN E NĂM 2023

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA
Khóa QH.2017.Y
Người hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Quỳnh

Hà Nội – 2023



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận này, em đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ và bạn bè. Với lịng biết ơn sâu sắc, em xin
chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban Chủ nhiệm Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội, thầy cô
giảng viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hồn thành
khố luận này.
Em xin bày tỏ sự kính trọng, lịng biết ơn chân thành tới ThS. Phạm Thị
Quỳnh – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều trong
suốt thời gian thực hiện và hồn thành khố luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên khoa khám chữa
bệnh theo yêu cầu và quốc tế bệnh viện E đã tạo điều kiện cho em trong quá trình
học tập và thu thập số liệu cho nghiên cứu này.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cơ giảng viên Trường Đại
học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong
suốt 6 năm theo học tại trường.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình,
những người bạn thân thiết của em, những người đã cùng chia sẻ khó khăn, dành
cho em những lời động viên, chia sẻ quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Em là Lê Ngọc Huyền, sinh viên khoá QH.2017.Y, ngành Y đa khoa, Trường Đại
học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
ThS. Phạm Thị Quỳnh.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào đã được công bố tại

Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2023
Tác giả
LÊ NGỌC HUYỀN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PUD

Peptic ulcer disease (Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng)

GUs

Gastric ulcers (Loét dạ dày)

DUs

Duodenal ulcers (Loét tá tràng)

ĐTB

Điểm trung bình

LDDTT

Loét dạ dày tá tràng


SSRIs

Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin chọn lọc

MAOIs

Thuốc ức chế monoamine oxidase


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu xã hội học của đối tượng nghiên cứu

23

Bảng 3.2 Đặc điểm nhân cách nhóm đối tượng nghiên cứu

26

Bảng 3.3 Đặc điểm loét dạ dày tá tràng của nhóm đối tượng nghiên cứu

28

Bảng 3.4 Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu

28

Bảng 3.5 Nội dung stress ở bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng

29


Bảng 3.6 Sự thay đổi của stress trong ngày

29

Bảng 3.7 Thời gian xuất hiện stress so với triệu chứng LDDTT

30

Bảng 3.8 Phân bố mức độ stress ở bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng trên thang
PSS 10
30
Bảng 3.9 Điểm PSS10 trung bình theo các vấn đề liên quan đến tình trạng căng
thẳng
31
Bảng 3.10 Thang PSS10 và sự ảnh hưởng đến chất lượng lao động sinh hoạt 32
Bảng 3.11 Đặc điểm 14 loại chiến lược đối phó theo thang Brief-SCOPE.........34
Bảng 3.12 Phân bố đặc điểm chiến lược đối phó theo 3 nhóm chiến lược

34

Bảng 13. Đặc điểm chiến lược đối phó theo nhóm tuổi

34

Bảng 14. Đặc điểm chiến lược đối phó theo giới tính

37

Bảng 15. Đặc điểm chiến lược đối phó theo các loại hình nhân cách


38

Bảng 16. Đặc điểm chiến lược đối phó trên nhóm bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng
chỉ có triệu chứng tiêu hóa và bệnh nhân có biến chứng ảnh hưởng tồn trạng.38
Bảng 17. Mối liên quan giữa cách ứng phó và mức độ stress theo PSS10 trên
bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
39


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu

24

Biểu đồ 3.2 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu

25

Biểu đồ 3.3 Đặc điểm các yếu tố nguy cơ của Loét dạ dày tá tràng

28

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ phần trăm có stress ở bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng

30


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Chương 1– TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

2

1.1.1 Định nghĩa và dịch tễ loét dạ dày tá tràng

2

1.1.2 Bệnh nguyên- bệnh sinh loét dạ dày- tá tràng

2

1.1.3 Chẩn đoán và phân độ loét dạ dày tá tràng

4

1.1.4 Biểu hiện lâm sàng

6

1.1.5 Tiến triển và tiên lượng

6

1.2. STRESS Ở BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

6

1.2.1 Tỉ lệ stress ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng (LDDTT)


6

1.2.2 Đặc điểm stress ở bệnh nhân LDDTT

7

1.2.3. Bệnh nguyên – bệnh sinh của stress ở bệnh nhân LDDTT

8

1.2.4. Sàng lọc, chẩn đoán stress ở bệnh nhân LDDTT

9

1.2.5. Điều trị stress ở bệnh nhân LDDTT

11

1.3 CÁCH ĐỐI PHÓ STRESS Ở BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG
1.3.1 Đại cương về chiến lược đối phó

12

1.3.1.1 Định nghĩa

12

1.3.1.2 Phân loại các chiến lược đối phó


13

1.3.2 Các đặc điểm hình thành chiến lược đối phó

15

1.3.2.1 Đặc điểm khác biệt cá nhân

15


1.3.2.2 Các yếu tố liên quan đến stress

17

1.3.3 Các chiến lược đối phó và bệnh loét dạ dày- tá tràng

18

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

19

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh

19

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ


19

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

19

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..

19

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

19

2.3.2. Cỡ mẫu

19

2. 4. Quy trình nghiên cứu

19

2.5 Các cơng cụ nghiên cứu

20

2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

21


2.7. Nhập, xử lý và phân tích số liệu

21

2.8. Sai số và cách khắc phục

21

2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

22

2.10. Hạn chế của nghiên cứu

22

Chương 3 – KẾT QUẢ
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

23

3.1.1 Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu

23

3.1.2. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu

23

3.1.3. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học của đối tượng nghiên cứu


24

3.1.4 Đặc điểm nhân cách của đối tượng nghiên cứu

26


3.1.5 Đặc điểm yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu

27

3.1.6 Đặc điểm LDDTT của đối tượng nghiên cứu

28

3.1.7 Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

28

3.2 Đặc điểm stress ở bệnh nhân LDDTT

28

3.2.1 Tỷ lệ phần trăm có stress ở bệnh nhân LDDTT

29

3.2.2 Nội dung stress ở bệnh nhân LDDTT


29

3.2.3 Sự thay đổi của stress trong ngày

29

3.2.4 Thời gian xuất hiện stress so với triệu chứng LDDTT

30

3.2.5 Đặc điểm mức độ stress trên thang PSS10

30

3.2.6 Điểm PSS trung bình theo các vấn đề liên quan đến tình trạng căng thẳng
31
3.2.7 Thang PSS10 và sự ảnh hưởng đến chất lượng lao động sinh hoạt

32

3.3 Đặc điểm chiến lược đối phó

33

3.3.1 Đặc điểm 14 loại chiến lược đối phó theo thang Brief-SCOPE

34

3.3.2 Phân bố đặc điểm chiến lược đối phó theo 3 nhóm chiến lược


34

3.3.3 Đặc điểm chiến lược đối phó theo nhóm tuổi

34

3.3.4 Đặc điểm chiến lược đối phó theo giới tính

37

3.3.5 Đặc điểm chiến lược đối phó theo các loại hình nhân cách

38

3.3.6 Đặc điểm chiến lược đối phó trên nhóm bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng chỉ
có triệu chứng tiêu hóa và nhóm bệnh nhân có biến chứng ảnh hưởng tồn trạng
38
3.3.7 Mối liên quan giữa cách ứng phó và mức độ stress theo PSS10 trên bệnh
nhân loét dạ dày tá tràng
39
Chương 4 - BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

41


4.1.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu

41


4.1.2. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu

41

4.1.3. Các đặc điểm nhân khẩu xã hội học khác của đối tượng nghiên cứu

42

4.1.4 Đặc điểm nhân cách của nhóm đối tượng nghiên cứu

42

4.1.5. Đặc điểm stress của nhóm đối tượng nghiên cứu

43

4.2 Đặc điểm lâm sàng stress ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu

44

4.2.1 Tỷ lệ phần trăm có stress ở bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng

44

4.2.2 Sự thay đổi của stress trong ngày ở bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng

44

4.2.3 Thời gian xuất hiện stress so với triệu chứng LDDTT


44

4.2.4 Đặc điểm mức độ stress trên thang PSS

44

4.3 Đặc điểm chiến lược đối phó

45

4.3.1 Đặc điểm 14 loại chiến lược đối phó theo thang Brief-COPE

45

4.3.2 Phân bố đặc điểm chiến lược đối phó theo 3 nhóm chiến lược

46

4.3.3 Đặc điểm chiến lược đối phó theo giới tính

46

4.3.4 Đặc điểm chiến lược đối phó theo các loại hình nhân cách

47

4.3.5 Đặc điểm chiến lược đối phó và điểm số PSS

49


KẾT LUẬN.

49

KIẾN NGHỊ

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: THANG PSS10 VÀ THANG BRIEF-SCOPE
PHỤ LỤC 2: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cách đây vài thập kỉ, stress gây nên loét dạ dày tá tràng đã được cho là tình
trạng tương khá phổ biến và có nhiều ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Trong
những năm đầu của thế kỷ 21 đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng các
nghiên cứu đánh giá tình trạng stress nói chung và stress do bệnh cảnh loét dạ
dày tá tràng nói riêng. Các nghiên cứu hiện nay tiến tới xây dựng một hiểu biết
toàn diện về bản chất, biểu hiện lâm sàng, sự phát triển và điều trị các rối loạn
này. Thậm chí gần đây sự quan tâm đã bắt đầu tập trung vào khả năng ngăn ngừa
stress, sự chồng chéo giữa stress và trầm cảm cũng như sự liên tục và thay đổi
của chẩn đoán, phương pháp điều trị. Tuy nhiên, những nghiên cứu thường mới
dừng ở nghiên cứu về stress nói chung. Cịn rất ít các nghiên cứu tập trung phân
tích thực trạng stress và cách ứng phó với stress trên bệnh nhân loét dạ dày tá
tràng. Có bằng chứng cho thấy stress là kiểu rối thường gặp nhất ở bệnh nhân
loét dạ dày tá tràng (Ulrik Deding- Linda Ejlskov 2016). Một thách thức lâm
sàng khác là bài toán phân biệt giữa các triệu chứng stress và các lo lắng sinh lý
trên những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Đối lập với sự cần thiết trong thực
hành, có tương đối ít các nghiên cứu tập trung vào stress và cách ứng phó với

stress trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng phục vụ cho công tác điều trị. Điều này
dẫn tới khả năng phát hiện stress không cao, bệnh nhân không được điều trị kịp
thời và khả năng tiến triển thành các rối loạn tâm thần mạn tính.
Do đó, sự hiểu biết về stress và các cơ chế đối phó ở bệnh nhân loét dạ dày
tá tràng là cần thiết và ý nghĩa với cơng tác chẩn đốn và điều trị trong thực
hành lâm sàng. Ở Việt Nam, sức khoẻ tâm thần đang được quan tâm ngày càng
nhiều hơn, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào liên quan đến stress và chiến lược
đối phó ở đối tượng bệnh nhân này. Vì vậy, tơi tiến hành đề tài: “Thực trạng
stress và cách ứng phó với stress trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại khoa
khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế bệnh viện E năm 2023.” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng stress ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.
2. Phân tích chiến lược đối phó stress ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

1


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG
1.1.1 Định nghĩa và dịch tễ loét dạ dày- tá tràng: Loét dạ dày-tá tràng(Peptic
ulcer disease- PUD) được định nghĩa là tổn thương niêm mạc có chiều sâu lớn
hơn 3 mm ở dạ dày hoặc tá tràng.[1]
Tỷ lệ mắc chung của bệnh loét dạ dày tá tràng không biến chứng là khoảng
1 trường hợp trên 1000 người/ năm trong dân số nói chung. Bên cạnh đó, tỷ lệ
mắc các biến chứng loét là khoảng 0,7 trường hợp trên 1000 người người/năm.
Ước tính tỷ lệ mới mắc gộp trên 1000 người/năm là 0,57 trường hợp đối với
xuất huyết do loét dạ dày, 0,10 đối với thủng đường tiêu hóa. [2]
Tỷ lệ mắc và tỷ lệ mắc PUD thay đổi tùy theo sự hiện diện
của Helicobacter pylori. Tỷ lệ cao hơn được tìm thấy ở các quốc gia có tỷ lệ
nhiễm H. pylori cao hơn. Tỷ lệ PUD ở những người nhiễm H. pylori là khoảng

1% mỗi năm, tỷ lệ này cao hơn từ 6 đến 10 lần so với những người không bị
nhiễm. [3]
Tỷ lệ loét tăng theo tuổi đối với cả loét tá tràng (Duodenal ulcers- DUs) và
loét dạ dày (Gastric Ulcers- GUs), nhưng tỷ lệ mắc PUD không biến chứng đạt
mức ổn định theo tuổi, trong khi đối với PUD có biến chứng, tỷ lệ mắc tăng theo
tuổi. DU xảy ra sớm hơn hai thập kỷ so với GU, đặc biệt là ở nam giới [4]
1.1.2 Bệnh nguyên- bệnh sinh loét dạ dày- tá tràng:
Bệnh loét dạ dày tá tràng có nhiều nguyên nhân khác nhau; tuy nhiên, loét
dạ dày tá tràng liên quan với Helicobacter pylori và với NSAID chiếm phần lớn
nguyên nhân gây bệnh.
1.1.2.1 H. Pylori
H.pylori là một loại trực khuẩn gram âm được tìm thấy trong tế bào biểu
mơ dạ dày. Vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra 90% trường hợp loét tá tràng và
70% đến 90% trường hợp loét dạ dày. Nhiễm H. pylori phổ biến hơn ở những
2


người có tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn và thường mắc phải trong thời thơ
ấu. Sinh vật này có nhiều yếu tố độc lực cho phép nó bám vào và làm viêm niêm
mạc dạ dày. Điều này dẫn đến hypochlorhydria hoặc achlorhydria, dẫn đến loét
dạ dày.
1.1.2.2 Loét dạ dày tá tràng liên quan đến NSAID.
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid là nguyên nhân phổ biến thứ hai
của loét dạ dày tá tràng sau nhiễm H.pylori. Việc tiết ra prostaglandin bình
thường có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. NSAID ngăn chặn sự tổng hợp
prostaglandin bằng cách ức chế enzym COX-1, dẫn đến giảm sản xuất chất nhầy
và bicarbonate trong dạ dày và giảm lưu lượng máu đến niêm mạc. [5]
1.1.2.3 Thuốc.
Ngoài NSAID, corticosteroid, bisphosphonates, kali clorua và fluorouracil
có liên quan đến căn nguyên của loét dạ dày tá tràng.

Môi trường giảm tiết xảy ra trong các điều kiện sau đây. (1) Hội chứng
Zollinger Ellison (2)Tăng bạch cầu toàn thân (3) Bệnh xơ nang (4) Cường cận
giáp (5)Tăng sản tế bào Antral (6) Stress và yếu tố tâm lý
1.1.2.4 Stress và các yếu tố tâm lý.
Thời gian gần đây, các cơng trình nghiên cứu về bệnh ngun của loét dạ
dày tá tràng đều cho thấy ảnh hưởng của stress và yếu tố tâm lý tới căn bệnh
này. Stress không những là yếu tố phát sinh loét dạ dày tá tràng mà cịn duy trì
và tái diễn bệnh. Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. Khi có sự căng thẳng thì hệ tiêu hóa
bị ngưng trệ do hệ thống thần kinh trung ương giảm lưu lượng máu, ảnh hưởng
đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa nên
bệnh nhân dễ bị bệnh dạ dày do stress. Stress cịn có thể gây ra sự co thắt ở thực
quản, làm tăng axit trong dạ dày và gây ra chứng khó tiêu.
Sinh lý bệnh loét dạ dày- tá tràng:
Loét dạ dày tá tràng là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và
yếu tố bảo vệ. Các yếu tố gây loét bao gồm (1) H.Pylori (2) Acid HCl (3)
Pepsin (4) NSAID (5) Rượu (6) Dịch mật (7) Lysolecithin. Sự suy giảm các
3


yếu tố bảo vệ gồm có (1) Chất nhầy Bicarbonat (2) Hàng rào biểu mô bề mặt (3)
Hàng rào máu (4) Sự đổi mới tế bào (5) Prostaglandin và (6) Phospho lipid. Khi
các yếu tố tấn công tăng lên hoặc các yếu tố bảo vệ yếu đi, lớp tế bào biểu mô dạ
dày tá tràng bị tổn thương. Nếu quá trình phục hồi và tái tạo tế bào biểu mơ
khơng đủ để làm lành thì tổn thương cấp tính sẽ được hình thành và tiến triển tới
sự xuất hiện các ổ loét.[6]
90% vết loét dạ dày tá tràng có chiều sâu <4 cm, 50% <2cm, nền sạch (do
men tiêu hóa), niêm mạc hồng ban bao quanh, có thể thấy mạch máu ở nền ổ
loét. Vết loét thường gọn với bờ thẳng. Một điểm đáng lưu ý là kích thước của
vết lt khơng dự đốn được khả năng ác tính.[7]
1.1.3 Chẩn đoán và phân độ loét dạ dày tá tràng...

1.1.3.1 Chẩn đoán loét dạ dày- tá tràng:
1.1.3.1.1. Lâm sàng
-Đau thượng vị: là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân loét dạ dày HTT.
Triệu chứng này xuất hiện ở 94% các bệnh nhân loét dạ dày HTT, trong một số
trường hợp bệnh nhân chỉ có triệu chứng khó chịu tức nặng ở thượng vị.
-Đặc điểm của cơn đau do loét dạ dày HTT: Đau kiểu nóng bỏng, vị trí ở
vùng thượng vị, không lan, xuất hiện sau ăn 2-3 giờ hay lúc nửa đêm, và giảm đi
khi ăn hay dùng thuốc trung hoà axit
-10% các bệnh nhân loét dạ dày HTT nhất là những bệnh nhân có dùng thuốc
chống viêm khơng steroid được phát hiện bệnh ở giai đoạn có biến chứng như
xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày.
-Đặc điểm của cơn đau thượng vị do loét dạ dày: Đau thượng vị không lan,
đau kiểu quặn xoắn, khoảng cách giữa các lần đau từ 1-4h; cơn đau giảm nhanh
chóng sau khi dùng thuốc trung hoà axit. Đau kéo dài triền miên hàng tháng
hằng năm.
-Đặc điểm của cơn đau thượng vị do loét HTT: Đau thượng vị không lan, đau
quặn và đau khi đói; khoảng cách giữa các lần đau 2-6giờ, thời gian tiến triển từ
2-4 tuần, cơn đau thường xảy ra vào mùa đông, cơn đau xảy ra tự nhiên hay có
dùng thuốc chống viêm khơng steroid [8]
4


Các triệu chứng khác
- Nôn, buồn nôn
-Ợ hơi, ợ chua
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Xuất huyết tiêu hoá
1.1.3.1.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng
Nội soi dạ dày HTT: là xét nghiệm hàng đầu và là tiêu chuẩn vàng giúp cho
chẩn đoán xác định loét dạ dày HTT. Nội soi có tác dụng xác định vị trí ổ lt,

kích thước ổ loét hình dạng ổ loét, tiến triển ổ loét đã liền sẹo hay chưa, các biến
chứng có thể có như xuất huyết tiêu hoá.
Xét nghiệm phát hiện HP:
- Test Urease: HP với một lượng urease tiết ra, có tác dụng phân huỷ urê có
trong mơi trường thành NH4+ và HCO3- làm tăng pH>6.0 dẫn đến sự thay đổi
màu của chất chỉ thị pH phenol từ màu vàng sang màu hồng cánh sen.
-Mô bệnh học: trên các lát cắt, người ta quan sát thấy HP có dạng xoắn khuẩn
nằm ở lớp niêm dịch, lớp biểu mô bề mặt hay các khe và ít thấy trong tế bào. [9]
1.1.3.2 Phân độ loét dạ dày-tá tràng:
Các giai đoạn của loét dạ dày – hành tá tràng trên nội soi:
Giai đoạn 1- giai đoạn hoạt động: hình trịn, ovan hoặc hình dáng bất định,
thường kích thước < 1cm, bờ rất phù nề, phủ bởi fibrin, màu hơi lục hoặc hơi
vàng hoặc hơi trắng. Đây có giả mạc trắng hoặc nhìn thấy mạch (điểm đốm đen
1-2 mm)
Giai đoạn lành ổ loét: bờ ổ loét gờ lên và ít đều hơn, sung huyết nhiều từ
ngoại vi đến trung tâm ổ loét, sợi tơ huyết phủ đáy ổ loét, đáy ổ loét màu hơi đỏ.
Giai đoạn liền sẹo: điểm trắng, teo niêm mạc, nếp niêm mạc hội tụ vào trung
tâm sẹo [10]
Phân loại theo Forrest khi khơng có cầm máu qua nội soi:

5


(1) Nguy cơ cao
Ia: Máu phun thành tia

Ib: Rỉ máu

IIa: Có mach máu nhưng khơng chảy máu


IIb: Có cục máu đơng

(2) Nguy cơ thấp:
IIc: Có cặn đen

III: Đáy sạch

1.1.4 Biểu hiện lâm sàng
Triệu chứng phổ biến nhất của vết loét là đau rát ở dạ dày vùng giữa xương
ức và rốn. Đau thường xảy ra giữa các bữa ăn, nhưng cũng có thể xảy ra bất cứ
lúc nào. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến nhiều giờ. Đau dạ dày thường
giảm bớt khi ăn, uống chất lỏng hoặc uống thuốc kháng axit.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm: (1) Bụng chướng (2) Nơn máu (3)
Có máu trong phân (4) Ăn kém ngon (5) Thiếu máu [11]
1.1.5 Tiến triển và tiên lượng
1.1.5.1 Tiến triển
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (PUD) nếu khơng được chẩn đốn và điều
trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng sau
đây có thể xảy ra trong PUD như: Xuất huyết tiêu hóa trên, thủng dạ dày, loét
lan rộng ra các tổ chức xung quanh.
1.5.1.2 Tiên lượng
Tiên lượng của bệnh loét dạ dày (PUD) là tốt sau khi nguyên nhân cơ bản
được điều trị thành công. Sự tái phát của vết loét có thể được ngăn ngừa bằng
cách giữ vệ sinh tốt và tránh uống rượu, hút thuốc và NSAID.
Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát khá phổ biến, vượt quá 60% trong hầu hết bệnh
nhân. Thủng dạ dày do NSAID gây ra xảy ra với tỷ lệ 0,3% mỗi bệnh nhân mỗi
năm. Mặc dù vậy, khác với trước đây, tỷ lệ tử vong do bệnh loét dạ dày tá tràng
đã giảm đáng kể. [12]
1.2 STRESS Ở BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG:
1.2.1 Tỉ lệ stress ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng:

6


Năm 2016, Ulrik Deding và cộng sự đã thực hiện một cuộc nghiên cứu
theo dõi dọc trong 33 tháng trên đối tượng cư dân phía Bắc Đan Mạch về tỷ lệ
các nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng. Kết quả cho thấy trong 121 bệnh nhân
được xác định chẩn đoán loét dạ dày tá tràng trên tổng số 17404 đối tượng khảo
sát, có 38,8% bệnh nhân loét có mức độ stress cao. Ở đối tượng được đánh giá
có mức độ stress thấp, tỷ lệ loét dạ dày- tá tràng chỉ chiếm 10,7%. [13]
Loét dạ dày tá tràng do stress cũng xuất hiện rất phổ biến nhất ở các bệnh
nhân điều trị ở khoa ICU. Bằng chứng nội soi cho thấy sau khi bệnh nhân nhập
ICU từ 1 - 2 ngày,loét dạ dày tá tràng do stress sẽ xuất hiện ở hầu hết bệnh nhân
(76% - 100%), đây là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tình nặng thêm
và làm tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ICU. [14]
Kể từ khi phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), vai trò
của các yếu tố tâm lý xã hội trong loét dạ dày tá tràng đã bị xem nhẹ. Tuy nhiên,
16% –31% các vết loét không liên quan đến H. Pylori và NSAID, vì vậy người
ta vẫn đặt ra mối nghi ngờ về mức độ liên quan giữa stress và loét dạ dày tá
tràng.
Một nghiên cứu đã tìm cách giải quyết nghi ngờ này bằng cách kiểm tra
mức độ stress trong cuộc sống mức cơ bản ở người Đan Mạch đã được xác nhận
mắc loét dạ dày tá tràng về mặt y tế trong vòng 11-12 năm. Susan Levenstein và
cộng sự đã thu thập mẫu máu và dữ liệu tâm lý, xã hội, hành vi và y tế trong
năm 1982–1983 từ một mẫu dựa trên dân số gồm 3379 người trưởng thành Đan
Mạch khơng có tiền sử lt tham gia nghiên cứu MONICA của Tổ chức Y tế
Thế giới. Thang đo chỉ số stress từ 0 đến 10 điểm được sử dụng để đo lường
stress trên cơ sở các yếu tố gây stress trong cuộc sống. Những người tham gia đủ
điều kiện đã được phỏng vấn lại vào các năm 1987–1988 (n = 2809) và
1993–1994 (n = 2410).
Kết quả nghiên cứu: 76 đối tượng được chẩn đoán bị loét. Dựa trên thang

chỉ số stress, tỷ lệ loét cao hơn đáng kể ở các đối tượng ở nhóm có điểm stress
cao nhất (3,5%) so với nhóm thấp nhất (1,6%). Nguy cơ loét liên quan đến stress
là tương tự ở những đối tượng có huyết thanh dương tính với H pylori , những
người có huyết thanh âm tính với H pylori và những người không tiếp xúc với H
pylori hoặc thuốc chống viêm khơng steroid. Trên phân tích đa biến, stress, tình
7


trạng kinh tế xã hội, hút thuốc lá, nhiễm vi khuẩn H pylori và sử dụng thuốc
chống viêm không steroid là những yếu tố dự báo độc lập của loét. [15]
1.2.2 Bệnh nguyên – bệnh sinh của stress ở bệnh nhân LDDTT
Stress có thể gây ra viêm hệ thống tiêu hóa, dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt
nhiễm vi khuẩn HP. Hệ thống tiêu hóa và não bộ được kết nối chặt chẽ thông
qua hệ thống thần kinh tự trị, cụ thể là trục não-ruột (dây thần kinh phế vị hay
dây số X). Khi stress kích hoạt các phản ứng trong hệ thống thần kinh trung
ương, hệ tiêu hóa có thể bị giảm tưới máu do hệ thống thần kinh trung ương điều
hòa lại phân phối máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa.
Stress có thể gây ra sự co thắt ở thực quản, làm tăng axit trong dạ dày
gây ra chứng khó tiêu. Khi bị stress phản xạ buồn nôn sẽ xảy ra do trung tâm
nơn của hành não kích thích và gây ra đáp ứng thần kinh cơ ở ruột, hầu, thành
ngực và bụng. Stress cũng có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón do ảnh hưởng đến
nhu động ruột.
Trong tình trạng stress hoặc trầm cảm, chức năng thần kinh có thể bị rối
loạn, điều này có thể làm tăng tiết pepsin và axit dạ dày và gây tổn thương niêm
mạc. Bên cạnh đó, các vấn đề tâm lý có thể làm thay đổi quá trình tiết cortisol
do ảnh hưởng đến trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Trong điều kiện stress,
mức độ cortisol thường tăng cao có thể dẫn đến sự gia tăng mức độ tiết axit dạ
dày. Nồng độ cortisol và axit dạ dày tăng lên có thể cản trở phản ứng viêm bình
thường trong đường tiêu hóa.
Những người bị stress có thể ít được điều trị chứng khó tiêu nhẹ do viêm

dạ dày hoặc viêm tá tràng, vì vậy tình trạng của họ có thể dễ dàng tiến triển
thành PUD hơn.
Hút thuốc và uống rượu cũng phổ biến hơn ở những người có vấn đề về
sức khỏe tâm thần. Hút thuốc thúc đẩy sản xuất các gốc tự do và gây co mạch
ảnh hưởng đến lưu lượng máu niêm mạc. Lưu lượng máu đến dạ dày- tá tràng lại
là mọt yếu tố bảo vệ quan trọng chống lại tác nhân viêm và H.pylori.
Hàng rào niêm mạc đường tiêu hóa cũng bị phá hủy bởi rượu bằng cách
giải phóng các phân tử vận mạch và gây viêm. [16]
1.2.3 Đặc điểm stress ở bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng:
8


Cơ chế cân bằng nội môi là yếu tố quan trọng trong bảo vệ sự toàn vẹn
của lớp niêm mạc dạ dày. Khi pH thay đổi có thể phá vỡ q trình tiêu hóa nội
mơi, dẫn đến rối loạn điều hòa pH dạ dày. Trong bối cảnh lâm sàng, sự rối loạn
điều hòa này thường do căng thẳng sinh lý, dẫn đến viêm dạ dày, được gọi là
viêm dạ dày do stress, nồng độ ACTH và histamine tăng cao dẫn đến tăng sản
xuất axit, do đó gây ra viêm dạ dày.
Bệnh nhân thường được tìm thấy trong đơn vị phẫu thuật của bệnh viện
hoặc đơn vị chăm sóc đặc biệt về y tế. Những bệnh nhân nặng này thường trải
qua stress sinh lý liên quan đến chấn thương nặng, bỏng nặng, phụ thuộc vào
máy thở, chấn thương nội sọ.
Stress sinh lý dẫn đến viêm dạ dày, ăn mòn dạ dày. Vết loét thứ phát sau
nguyên nhân sọ não được đặt tên là loét Cushing theo tên của nhà giải phẫu thần
kinh nổi tiếng Harvey Cushing.
Tăng tiết axit dẫn đến bào mịn phát triển có thể dẫn đến xuất huyết dạ
dày. Mặc dù những vết chảy máu này ban đầu có thể khơng nguy hiểm đến tính
mạng nhưng chúng có thể khiến bệnh nhân khó chịu hoặc phân có màu sắc tố
trong giai đoạn đầu và xuất huyết nặng từ 4 đến 5 ngày sau đó.
Các triệu chứng ban đầu có thể là buồn nôn dai dẳng kèm theo đau vùng

thượng vị, nhưng xuất huyết thường là triệu chứng đầu tiên.
Soi thực quản có thể cho thấy viêm dạ dày lan tỏa và ăn mòn nhẹ trong
dạ dày và tá tràng. Các vết lt này có xu hướng nơng. Thơng thường, ăn mịn
dạ dày cấp tính ở bệnh nhân bỏng hoặc chấn thương nặng có thể được nhìn thấy
trong vịng 3 ngày sau khi bị thương.
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm dạ dày do stress là chậm tiêu. Khoảng
10% bệnh nhân bị thủng dạ dày. [17]
1.2.4 Sàng lọc, chẩn đoán stress ở bệnh nhân LDDTT
Trong lĩnh vực Tâm thần học, trắc nghiệm tâm lý dùng để (a) đánh giá
tần xuất và mức độ của các triệu chứng tâm thần; (b) hỗ trợ xác định chẩn đoán
lâm sàng; và (c) đánh giá hiệu quả điều trị, dự báo hành vi, triệu chứng hay tiên
lượng điều trị.

9


Trắc nghiệm tâm lý là hệ thống các biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật,
được quy định về nội dung và quy trình thực hiện, nhằm đánh giá hành vi và kết
quả hoạt động của một người hoặc một nhóm người. [18]
Để sàng lọc stress trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có thể sử dụng bộ
câu hỏi PSS10. PSS10 là Bộ câu hỏi phát vấn gồm 10 câu hỏi về thông tin về
cảm xúc và suy nghĩ của đối tượng trong một tháng qua. Điểm cho mỗi tiểu mục
là từ 0 đến 4 điểm, tuỳ mức độ xuất hiện triệu chứng. Tổng điểm từ 0-13 sẽ được
đánh giá là mức độ stress thấp, từ 14-26 điểm là mức độ stress trung bình và từ
27-40 điểm là mức độ stress cao.
Stress là một trạng thái của căng thẳng, bao gồm cả về thể chất và tâm lý(
Atkison, Berne Woodworth), chúng xuất hiện do áp lực tích cực hoặc tiêu cực và
lấn át khả năng thích ứng. Căng thẳng được cảm nhận bởi vùng dưới đồi, gây
giải phóng CRF- yếu tố giải phóng corticotrophin, tác động lên tuyến yên. Tuyến
yên lúc này sẽ chỉ huy sản xuất ACTH, tác động lên tuyến thượng thận. Tuyến

thượng thận đáp ứng bằng giải phóng corticosteroid tác động lên tồn bộ cơ thể.
Stress bao gồm stress cấp và mãn tính. Stress cấp tính là phản ứng thức
thời của cơ thể với một sự kiện, một thách thức yêu cầu cơ thể đưa ra phản ứng
chiến đấu hay bỏ chạy. Ví dụ như áp lực của một vụ ô tô suýt xảy ra hoặc tranh
cãi với gia đình.
Stress mãn tính: nếu những stress cấp không được giải quyết, lặp lại hoặc
tồn tại một thời gian dài có thể dẫn đến stress mãn tính.
Stress cấp tính khác với stress mãn ở chỗ, nó tạo ra động lực thúc đẩy và
năng lượng, đánh giá khả năng đối phó của chủ thể. Trong khi đó stress mãn tính
gây lo lắng và được coi là nằm ngồi khả năng đối phó của chủ thể.
Stress tác động đến cơ thể gây ra những hậu quả như giảm tổng hợp
protein, dị ứng, tăng cholesterol và acid béo trong máu, tăng huyết áp, tăng sản
xuất đường và tăng tiết acid dạ dày.
Dấu hiệu của stress bao gồm:
Thường xuyên đau đầu.
Đau nhức cơ thể, đau ngực hoặc đánh trống ngực.
10


Khó thở
Mất ngủ, ngủ nghiến răng
Tăng hoặc giảm cân quá mức
Tiểu nhiều lần, táo bón hoặc tiêu chảy
Rối loạn thần kinh thực vật: Lạnh hoặc ra mồ hôi nhiều ở tay chân.
Thu mình với xã hội [19]
1.2.5.Điều trị stress ở bệnh nhân LDDTT
a) Tâm sinh lý. Mặc dù người ta đã đưa ra giả thuyết rằng điều trị bằng
thuốc ngay sau phơi nhiễm có thể ngăn chặn sự phát triển của stress, tuy nhiên
bằng chứng hiện có là hạn chế và dừng lại ở mức nghiên cứu sơ bộ. Do đó,
khơng có can thiệp dược lý cụ thể nào có thể được khuyến nghị hiệu quả trong

việc ngăn chặn sự phát triển của stress ở những người có nguy cơ. Đối với bệnh
nhân mắc LDDTT, có rất ít nghiên cứu về can thiệp dược lý.
Serotonin chọn lọc- thuốc ức chế tái hấp thu (SSRIs) và các thuốc chống
trầm cảm khác đại diện cho các can thiệp lâm sàng hợp lý có hiệu quả tốt trong
stress trên bệnh nhân LDDTT.
SSRIs được khuyến nghị là thuốc điều trị đầu tay cho stress. Ở cả bệnh nhân
nam và nữ, điều trị bằng SSRI có liên quan đến việc giảm đau.
Các triệu chứng stress trong cả ba cụm triệu chứng (tái trải nghiệm, né
tránh/làm tê liệt, kích thích thái quá). Các thuốc chống trầm cảm khác, bao gồm
thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs),
cũng có thể có lợi trong điều trị stress trên bệnh nhân LDDTT.
Các loại thuốc benzodiazepin thường được sử dụng cho những người bị
chấn thương và bệnh nhân mắc stress. Tuy nhiên, các quan sát lâm sàng cho thấy
bệnh nhân có khả năng phụ thuộc, tăng tỷ lệ mắc stress sau khi điều trị sớm bằng
các loại thuốc này hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng sau khi cai nghiện
những loại thuốc này. Vì vậy, các thuốc benzodiazepin không được khuyến cáo
là đơn trị liệu trong stress.

11


Ngoài việc được chỉ định ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm
thần kèm theo, thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai.
b) Can thiệp tâm lý trị liệu.
Một số bằng chứng có sẵn về hiệu quả của can thiệp trị liệu tâm lý ngay sau
chấn thương trong việc ngăn ngừa sự phát triển của stress.
Các can thiệp hỗ trợ sớm, giáo dục tâm lý và quản lý hữu ích ở những cá
nhân bị tổn thương nghiêm trọng, vì những cách tiếp cận này thúc đẩy sự tham
gia vào việc chăm sóc liên tục và có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận
phương pháp điều trị tâm lý trị liệu và tâm sinh lý dựa trên bằng chứng.

Phỏng vấn tâm lý hoặc các kỹ thuật một phiên khơng được khuyến
nghị, vì chúng có thể làm tăng các triệu chứng ở một số trường hợp và dường
như không hiệu quả trong việc điều trị cho những người mắc stress.
Liệu pháp tâm lý động học có thể hữu ích trong việc giải quyết vấn đề giữa các
cá nhân hoặc nội tâm, vấn đề liên quan đến bản chất, mức độ nghiêm trọng, triệu
chứng hoặc điều trị stress và điều đó có thể đặc biệt quan trọng đối với xã hội,
nghề nghiệp và giữa các cá nhân.
Quản lý trường hợp cụ thể, giáo dục tâm lý và các biện pháp can thiệp hỗ trợ
khác hữu ích trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu ngườu bệnh và
điều trị liên tục. [20]
1.3 CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI STRESS Ở BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY- TÁ
TRÀNG
1.3.1 Đại cương về chiến lược đối phó
1.3.1.1 Định nghĩa:
Đối phó là biến số trung gian giữa quá trình thẩm định nhận thức về sự kiện hay
tình huống gây stress và các hệ quả của stress. “Đối phó là nỗ lực liên tục thay
đổi nhận thức và hành vi để đối phó với những yêu cầu từ bên trong và/hoặc từ
bên ngoài, được cá nhân nhận định là đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua, hoặc
vượt quá nguồn lực của cá nhân” (Lazarus và Folkman (1984)). Đối phó có thể
làm thay đổi tình huống, điều chỉnh cảm xúc hay nhận thức, để từ đó làm giảm
mức độ stress và thơng qua đó hạn chế những tác động tiêu cực của stress đối
12


với sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, trong những trường hợp đối phó
khơng hiệu quả, vấn đề mà cá nhân đang phải đối mặt có thể trở nên trầm trọng
hơn, khiến tình trạng stress càng trở nên nghiêm trọng.
Tồn tại hai quan điểm khác nhau về đối phó, trong khi một số nhà khoa học cho
rằng chỉ những nỗ lực có ý chí mới được coi là đối phố, một số khác thì cho rằng
đối phó bao gồm cả những hành vi có ý chí và khơng có ý chí. Nghiên cứu của

Skinner & Wellborn (1994) [19], với quan điểm cho rằng đối phó khơng nhất
thiết phải là những hành vi có ý chí, đã xem xét cả những biểu hiện như đầu óc
trở nên trống rỗng, cảm thấy bản thân vô giá trị, hay cảm thấy mình ngu ngốc là
những cách đối phó của cá nhân khi phải đối mặt với khó khăn.
1.3.1.2 Phân loại các chiến lược đối phó
Nghiên cứu của Skinner và cộng sự (2003) đã tìm ra 100 hệ thống phân
loại đối phó khác nhau với hơn 400 cách đối phó. Trong đó, cách phân loại đối
phó phổ biến nhất là của Lazarus và Folkman (1984). Cụ thể, các cách đối phó
được phân chia thành hai kiểu hay hai chiến lược là đối phó tập trung vào vấn đề
và đối phó tập trung vào cảm xúc. Đối phó tập trung vào vấn đề là những nỗ lực
thay đổi nhận thức, cảm xúc và hành vi của cá nhân nhằm giải quyết vấn đề đã
gây ra stress. Chiến lược đối phó này được sử dụng khi cá nhân đánh giá là tình
huống gây stress có thể thay đổi được. Chẳng hạn, lập kế hoạch giải quyết hay
tìm kiếm sự trợ giúp. Trong khi đó, đối phó tập trung vào cảm xúc lại hướng đến
việc điều chỉnh lại cảm xúc của bản thân khi đối mặt với tình huống căng thẳng
mà cá nhân cho là khơng thể thay đổi hay kiểm sốt. Ví dụ, chia sẻ cảm xúc với
người khác, hay dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Một cách phân loại phổ
biến khác là chia đối phó thành đối phó chủ động và đối phó né tránh (Roth &
Cohen, 1986). Trong đó, đối phó chủ động là những nỗ lực làm thay đổi nguồn
gây stress hoặc thay đổi cách cá nhân nghĩ về nó. Ngược lại, đối phó né tránh là
những cách thức giúp con người không phải đối mặt trực tiếp với vấn đề, làm
giảm stress hoặc lo âu trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên cách phân loại này chưa thực sự hiệu quả trong một vài tình huống.
Một số cách đối phó có thể thuộc cả hai kiểu đối phó. Chẳng hạn như cá nhân
tìm cách tạm thời tách ra khỏi một vấn đề có thể là để lấy lại bình tĩnh về mặt

13


cảm xúc nhằm giải quyết vấn đề đó tốt hơn, nó được coi là đối phó vừa tập trung

vào vấn đề, vừa tập trung vào cảm xúc.
Hệ thống phân loại chiến lược đối phó Brief-COPE ra đời đã giải quyết được
vấn đề trên, Brief-COPE là một bảng câu hỏi tự báo cáo gồm 14 thang được
thiết kế để đo lường những cách hiệu quả và không hiệu quả để đối phó với một
sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. “Đối phó” được định nghĩa rộng rãi là một
nỗ lực được sử dụng để giảm thiểu sự đau khổ liên quan đến những trải nghiệm
tiêu cực trong cuộc sống.
Thang đo này thường được sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe để xác
định xem bệnh nhân phản ứng về mặt cảm xúc như thế nào trước một tình huống
nghiêm trọng. Nó có thể được sử dụng để đo lường cách một người đối phó với
nhiều nghịch cảnh, bao gồm chẩn đoán ung thư, suy tim, chấn thương, hành
hung, thiên tai, căng thẳng tài chính hoặc bệnh tâm thần. Thang đo rất hữu ích
trong các cơ sở tư vấn để hình thành những cách hữu ích và khơng hữu ích mà
một người nào đó phản ứng với các tác nhân gây căng thẳng.
Thang đo có thể xác định phong cách đối phó chính của một người nào đó với
điểm số trên ba thang đo phụ sau:
Ứng phó tập trung vào cảm xúc Đặc trưng bởi các khía cạnh trút giận, sử dụng
hỗ trợ cảm xúc, hài hước, chấp nhận, tự trách, và tôn giáo. Điểm cao cho thấy
các chiến lược đối phó nhằm mục đích điều chỉnh cảm xúc liên quan đến tình
huống căng thẳng. Điểm số cao hay thấp không liên quan đồng nhất với sức
khỏe tâm lý hoặc sức khỏe kém, nhưng có thể được sử dụng để cung cấp thơng
tin về cách thức đối phó của người trả lời.
Ứng phó né tránh
Đặc trưng bởi các khía cạnh của sự tự phân tâm, phủ nhận, sử dụng chất gây
nghiện và buông thả hành vi. Điểm cao cho thấy những nỗ lực về thể chất hoặc
nhận thức để thoát khỏi tác nhân gây căng thẳng. Điểm thấp thường là dấu hiệu
của việc đối phó thích ứng.
Ứng phó thích nghi hay khơng thích nghi
Các hình thức thích nghi bao gồm đối phó trực tiếp (nếu vấn đề có thể được giải
quyết), đánh giá lại, điều chỉnh cảm xúc và tự kiểm soát mềm mỏng.

14


×