Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

quản lí khai thác sử dụng hè đường phường Đại Mỗ Nam Từ Liêm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 77 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
---------

THUYẾT MINH : ĐỒ ÁN TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG HÈ ĐƯỜNG
PHƯỜNG ĐẠI MỖ - QUẬN NAM TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

GVHD : TS. LÊ THỊ MINH HUYỀN
SVTH : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LY
LỚP

: 19QL3

MSV : 1951080084

Hà Nội : 2023

1


2


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả . Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong đồ án là trung thực , không sao chép từ bất kỳ một nguồn vào và dưới
hình thức nào . Việc tham khảo các nguồn tài liệu ( nếu có ) đã được thực hiện trích dẫn và ghi
nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định .
Tác giả


Nguyễn Thị Phương Ly
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập ở trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội , tác giả muốn gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến tất cả các thầy cô trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích về khoa học
công nghệ, kỹ thuật và xã hội.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản Lý Đô Thị đã truyền đạt cho em
những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và giúp đỡ tác giả tận tình trong suốt thời gian theo
học cũng như thời gian làm đồ án .
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Lê Thị Minh Huyền đã tận tình giúp
đỡ và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện đồ án tổng hợp này.
Xin trân thành cảm ơn!
CẤU TRÚC THUYẾT MINH ĐỒ ÁN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
CẤU TRÚC THUYẾT MINH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
-

Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2 : Xây dựng tiêu chí và đánh giá thực trạng tỏng quản lý khai thác sử dụng hè
đường phường Đại Mỗ
Chương 3 : Phân tích vấn đề bấp cập cần giải quyết

PHẦN KẾT LUẬN
-


Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

3


4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................10
1.

Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 10

2.

Mục tiêu ....................................................................................................................... 11

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 11

4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 11


5.

Các thuật ngữ liên quan ............................................................................................. 12

PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................13
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................... 13
1.1.

Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 13

1.1.1.

Chức năng và cấu tạo của hè đường .............................................................. 13

1.1.2.

Phân loại bỏ vỉa ................................................................................................ 14

1.1.3 Những yêu cầu thiết kế ........................................................................................ 14
1.1.4 Những yêu cầu về quản lý khai thác sử dụng ................................................... 20
1.1.5. Trách nhiệm quản lý khai thác sử dụng hè đường đô thị ................................ 23
1.2.

Cơ sở pháp lý ........................................................................................................... 25

1.2.1.

Luật ................................................................................................................... 25

1.2.2.


Nghị định .......................................................................................................... 26

1.2.3.

Thông tư ........................................................................................................... 26

1.2.4.

Tiêu chuẩn việt nam ........................................................................................ 27

1.2.5.

Văn bản địa phương ........................................................................................ 27

1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến khai thác sử dụng hè đường đô thị ...................................... 27
Chương 2. Xây dựng tiêu chí và Đánh giá thực trạng quản lý khai thác sử dụng hè đường
phường Đại Mỗ - Quận Nam Từ Liêm – TP Hà Nội............................................................29
2.1 Giới thiệu chung về Phường Đại Mỗ - Quận Nam Từ Liêm – Thành Phố Hà Nội 29
2.1.1

Vị trí , mối liên hệ và quy mơ ............................................................................ 29

2.1.2

Q trình hình thành và phát triển của Phường Đại Mỗ ............................... 29

2.1.3. Hệ thống giao thông Phường Đại Mỗ ................................................................. 29
2.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá ........................................................................................ 30
2.2.1


Về mặt kĩ thuật ................................................................................................... 30

2.2.2

Về chất lượng ...................................................................................................... 32

2.2.3

Về cây xanh hè phố............................................................................................. 33

2.2.4

Về quản lý khai thác sử dụng hè đường ........................................................... 33

2.2.5

Về trách nhiệm quản lý...................................................................................... 38
5


2.2.6. Tiêu chí đánh giá về các văn bản pháp lý .......................................................... 39
2.3.

Đánh giá thực trạng ................................................................................................ 40

2.3.1 Thực trạng về mặt kỹ thuật................................................................................. 40
2.3.2. Thực Trạng khai thác sử dụng hè đường .......................................................... 45
2.3.3 Thực trạng Về trách nhiệm quản lý ................................................................. 56
2.3.4. Thực Trạng về văn bản pháp luật ...................................................................... 58

2.4.

Kết luận chương 2 ................................................................................................... 59

Chương 3. Xây dựng bảng hỏi và kết quả bảng hỏi...........................................................60
3.1 Xây dựng bảng hỏi .................................................................................................. 60
3.1.1. Các bước xây dựng bảng hỏi ............................................................................... 60
3.1.2 Bảng hỏi.................................................................................................................. 61
3.2 Tổng hợp và Kết quả bảng hỏi .................................................................................. 63
3.2.1. Tổng hợp kết quả phiếu khảo sát........................................................................ 63
3.2.2 Đánh giá kết quả phiếu khảo sát : ...................................................................... 68
3.3. Kết luận chương 3 ................................................................................................... 69
Chương 4 . Phân tích vấn đề bất cập...................................................................................69
4.1. Đánh giá chung............................................................................................................ 69
4.1.1. Đánh giá theo tiêu chí đánh giá ........................................................................... 69
4.1.2. Đánh giá theo bảng điều tra khảo sát ................................................................. 70
4.2 Phân tích bất cập.......................................................................................................... 70
4.2.1 Phân tích bất cập sử dụng hè đường sai mục đích ............................................. 71
4.2.2 Phân tích bất cập chất lượng hè đường.............................................................. 72
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 73
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 74
PHỤ LỤC ..................................................................................................................................... 75

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
SỐ THỨ TỰ


TÊN BẢNG
Chương I

Bảng 1.1

Chiều rộng tối thiểu của hè đường

Bảng 1.2

Vật liệu lát vỉa hè

Bảng 1.3

Quy định về xử lý vi phạm

Chương II
Bảng 2.1

Tiêu chí đánh giá chiều rộng vỉa hè

Bảng 2.2

Tiêu chí đánh giá bó vỉa

Bảng 2.3

Tiêu chí đánh giá về sự đồng đều và sử dụng vật liệu lát hè đường

Bảng 2.4


Tiêu chí đánh giá về cách bố trí đèn chiếu sáng

Bảng 2.5

Tiêu chí đánh giá về cách bố trí đường ống cấp nước thốt nước

Bảng 2.6

Tiêu chí đánh giá về chất lượng vỉa hè

Bảng 2.7

Tiêu chí đánh giá về quản lí cây xanh

Bảng 2.8

Tiêu chí quản lý về kinh doanh trên vỉa hè

Bảng 2.9

Tiêu chí quản lý trường hợp được sử dụng vỉa hè tạm thời

Bảng 2.10

Tiêu chí quản lý về xử phạt vi phạm

Bảng 2.11

Tiêu chí quản lý về hành vi nghiêm cấm


Bảng 2.12

Tiêu chí trách nhiệm của cộng động

Bảng 2.13

Tiêu chí đánh giá văn bản pháp lý

Bảng 2.14

Đánh giá theo tiêu chí chiều rộng vỉa hè

Bảng 2.15

đánh giá theo tiêu chí cao độ bó và vật liệu bó vỉa

Bảng 2.16

Đánh giá theo tiêu chí vật liệu lát hè đường

Bảng 2.17

Đánh giá theo tiêu chí khoảng cách giữa các đèn chiếu sáng

Bảng 2.18

Đánh giá theo tiêu chí bố trí khoảng cách đường ống thốt nước

Bảng 2.19


Đánh giá theo tiêu chí chất lượng vỉa hè

Bảng 2.20

Đánh giá theo tiêu chí về quy định cây xanh

Bảng 2.21

Đánh giá theo các tiêu chí quản lý về kinh doanh trên vỉa hè

Bảng 2.22

Đánh giá theo tiêu chí Quản lý trường hợp được phép sử dụng tạm thời

Bảng 2.23

Đánh giá tiêu chí về hành vi nghiêm cấm
7


Bảng 2.24

Đánh giá tiêu chí quản lý về xử lý vi phạm

Bảng 2.25

Thực trạng cơ quan quản lý vỉa hè của phường Đại Mỗ

Bảng 2.26


Đánh giá thực trạng theo tiêu chí trách nhiệm của cộng đồng

Bảng 2.27

Đánh giá thực trạng về văn bản pháp luật

DANH MỤC CÁC ẢNH
TÊN ẢNH

STT
Hình 2.1

Bó vỉa đường Đại Mỗ

Hình 2.2

Bó vỉa đường Ngọc TRục

Hình 2.3

Bó vỉa đường Sa Đơi

Hình 2.4

Bó vỉa đường Quang Tiến

Hình 2.5

Vật liệu lát vỉa hè đường Ngọc Trục


Hình 2.6

Vật liệu lát vỉa hè đường Sa Đơi

Hình 2.7

Vật liệu lát vỉa hè đường Đại Mỗ

Hình 2.8

Vật liệu lát vỉa hè đường Quang Tiến

Hình 2.9

Bố trí biển báo , biển chỉ dẫn trên vỉe hè đường Đại Mỗ

Hình 2.10

Bố trí đèn chiếu sáng trên vỉa hè đường Ngọc Trục

Hình 2.11

Bố trí đèn đường và hệ thống PCCC trên vỉa hè đường Đại Mỗ

Hình 2.12

Bố trí đèn đường trên đường Sa Đơi

Hình 2.13


Chất lượng vỉa hè đường Sa Đơi

Hình 2.14

Chất lượng vỉa hè đường Ngọc Trục

Hình 2.15

Chất lượng vỉa hè đường Đại Mỗ

Hình 2.16

Chất lượng vỉa hè đường quang Tiến

Hình 2.17

cây xanh trên hè đường Ngọc Trục

Hình 2.18

cây xanh trên hè đường Đại Mỗ đc cắt tỉa

Hình 2.19

Cây xanh tuyến trên hè đường Đại Mỗ

Hình 2.20

Cây xanh trên hè đường Sa Đơi


Hình 2.21

Cây xanh trên hè đường Quang Tiến

Hình 2.22

Thực trạng đường Đại Mỗ kinh lấn chiếm kinh doanh trên vỉa hè

Hình 2.23

Thực trạng mở chợ cóc kinh doanh trên vỉa hè đường Sa Đôi ( 4h chiều )
8


Hình 2.24

Thực trạng kinh doanh trên vỉa hè đường Quang Tiến ( khoảng 5h chiều )

Hình 2.25

Thực trạng đường Ngọc Trục kinh doanh và lấn chiếm vỉa hè để vật liệu xây
dựng

Hình 2.26

Thực trạng hành vi vi phạm trên vỉa hè đường Đại Mỗ

Hình 2.27

Thực trạng hành vi vi phạm trên vỉa hè đường Sa Đơi


Hình 2.28

Thực trạng hành vi vi phạm trên vỉa hè đường Ngọc Trục

Hình 2.29

Thực trạng hành vi vi phạm trên đường Quang Tiến

Hình 2.30

Sơ đồ bộ máy quản lí hè đường phường Đại Mỗ

9


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây , nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh chóng , đặc biệt là
các đơ thị , dẫn đến nhu cầu đi lại gia tăng nhanh chóng gây ra áp lực rất lớn cho hệ thống kết cấu
hạ tầng giao thông bao gồm cả hệ thống giao thông động và giao thông tĩnh đô thị , trong đó hè
đường , vỉa hè cũng khơng là trường hợp ngoại lệ...
Tuy nhiên trên thực tế các tuyến bố tại TP Hà Nội do thiếu các cơng trình bãi đỗ phù hợp ,
vỉa hè thường bị chiếm dụng vào các hoạt động đỗ xe , kinh doanh , buôn bán và các hoạt động
khác gây cản trở việc đi lại của người đi bộ . Thậm chí trong một số trường hợp xe máy còn đi
trên vỉa hè . Do đó người đi bộ phải đi xuống lịng đường và vì thế gây nguye hiểm có thể gây tai
nạn , cản trở luồng giao thông của các phương tiện , gây mất mĩ quan và ảnh hưởng đến hình ảnh
của thủ đô Hà Nội
Hiện tại Hà Nội đã ban hành các quyết định về quản lý sử dụng lòng đường hè phố . Tuy
nhiên do rất nhiều lý do mà hiện trạng quản lý hè đường của thành phố còn chưa được tốt.....,

việc sử dùng hè đường lộn xộn diễn ra phổ biến ở các khu vực cụ thể tại các phường Văn Phú ,
Phường Vạn Phúc , Phường Tây Mỗ , Phường Mộ Lao đặc biệt là Phường Đại Mỗ - Quận Nam
Từ Liêm – Thành Phố Hà Nội .
Phường Đại Mỗ được thành lập vào ngày 19 tháng 2 năm 1964 . Sau khi thành lập phường
dựa trên cơ sở tồn bộ diện tích và cư dân của xã Đại Mỗ cũ, UBND phường Đại Mỗ ngày càng
phát triển theo hướng tích cực. Nhiều dự án BĐS lớn đổ bộ trong những năm gần đây đã góp
phần cải thiện cảnh quan và cơ sở hạ tầng tại địa phương . Thế nhưng đi cùng sự phát triển đó
thời gian qua nhiều tuyến đường trên địa bàn UBND phường Đại Mỗ lại xuất hiện tình trạng lấn
chiếm hè đường để làm nơi kinh doanh buôn bán và tập kết hàng hoá. Dọc tuyến đường Ngọc
Đại, đoạn từ ngã tư Vạn Phúc đến UBND phường Đại Mỗ khiến người dân vô cùng bức xúc , dọc
theo tuyến đường Ngọc Đại, đoạn từ ngã tư Vạn Phúc đến UBND phường Đại Mỗ chỉ khoảng
2km mà có đến hàng trăm cửa hàng, kho xưởng, thậm chí là các loại vật liệu xây dựng từ tre, gỗ
cho đến xi măng, gạch đá được bày bán tràn lan làm cho tuyến phố nhếch nhác, mất mỹ quan đô
thị và gây ách tắc, mất an tồn cho người tham gia giao thơng . Khu vực đường 70 Đại Mỗ trước
đây rất thơng thống, sạch sẽ. Do là trục đường chính của địa phương, mật độ tham gia giao
thông nhiều, nay tuyến đường lại bị hàng chục hộ xẻ thịt, lấn chiếm để làm nơi kinh doanh, tập
kết hàng hố , cũng một phần do chính quyền địa phương không thường xuyên kiểm tra, giám
sát nên gần một năm nay, các bãi vật liệu xây dựng, kinh doanh cây cảnh, thiết bị vệ sinh, cửa
kính… ngang nhiên thi nhau mọc lên chiếm trọn một phần hè đường gây thường xuyên ùn tắc
giao thông, đặc biệt là giờ cao điểm . Sử dụng hè đường sai mục đích
Qua các dẫn chứng đã trình bày, cho thấy cơng tác quản lý khai thác sử dụng hè đường đô
thị đặc biệt là Phường Đại Mỗ rất cần đẩy mạnh hơn nữa, đảm bảo tổ chức hợp lý và đủ năng lực
chun mơn để điều phối các hoạt động nói trên một cách hợp lý. Có như vậy, sự phát triển của
khu vực mới đảm bảo được tính bền vững và đồng thời có thể trở thành động lực phát triển kinh
tế cho Thủ đô Hà Nội theo đúng định hướng đặt ra.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiền mang lại của công tác quản lý thai thác
sử dụng hè đường đơ thị nói chung và quản lý khai thác sử dụng hè đường nói riêng tại khu vực
Phường Đại Mỗ - Quận Nam Từ Liêm – Thành Phố Hà Nội , đề tài được hình thành với mong
muốn sẽ bước đầu đáp ứng các yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển của việc khai thác sử dụng hè
đường đô thị cũng tại đây.

Từ các lý do trên em lựa chọn đề tài: “Quản lý việc khai thác sử dụng hè đường Phường Đại Mỗ Quận Nam Từ Liêm – Thành Phố Hà Nội ” nhằm nghiên cứu về công tác quản lý sử dụng hè
10


đường , tập hợp đầy đủ các vấn đề sử dụng hè đường Phường Đại Mỗ đang gặp phải vì thế đề tài
này là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2. Mục tiêu
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề khai thác sử dụng hè đường đô
thị
- Xây dựng tiêu chí và đánh giá về thực trạng trong việc khai thác sử dụng hè
đường trên các tuyến đường phường Đại Mỗ - Quận Nam Từ Liêm – Thành Phố
Hà Nội .
- Từ đó đưa ra bất cập và phân tích bất cập trong vấn đề khai thác sử dụng hè đường
đô thị
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Quản lý khai thác sử dụng hè đường phường Đại Mỗ
- Phạm vi nghiêm cứu : Phường Đại Mỗ - Quận Nam Từ Liêm – TP Hà Nội
Do yêu cầu về mặt thời gian , phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở 4 Tuyến đường
(đường Đại Mỗ , đường Quang Tiến , đường Ngọc Trục , đường Sa Đôi )
Quy mô :
+ Đường Đại Mỗ (Quốc Lộ 70 đoạn từ chợ sáng Đại Mỗ đến đầu phố Ngọc Trục
chiều dài 2.5km , Chiều rộng 6.5 m )
+ Đường Sa Đôi ( đoạn phố Sa Đôi Chiều dài 1.4km , chiều rộng 8m )
+ Đường Quang Tiến (đoạn Phố Quang Tiến Chiều dài 500m , chiều rộng 3m )
+ Đường Ngọc Trục ( đoạn phố Ngọc Trục chiều dài 1km , chiều rộng 5m )

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Khảo sát thực địa : đi khảo sát thực tế để thu thập dữ liệu ,hình ảnh thực

trạng , hành vi vi phạm của người dân... trong nghiên cứu khai thác sử dụng hè
đường Phường Đại Mỗ để áp dụng vào phần đánh giá thực trạng trong bài nghiên
cứu .
4.2 Phân tích dữ liệu và tổng hợp : Nghiên cứu các tài liệu , lý luận khác nhau
từ đó bằng kiến thức đã học , thực tế cơng tác và lý luận logic để tổng hợp, đánh
giá các số liệu thu thập làm cơ sở nhận định vấn đề khai thác sử dụng hè đường
đô thị được áp dụng vào phần xây dựng tiêu chí đánh giá ( từ nghiên cứu cơ sở lý
luận ta xây dựng được tiêu chí đánh giá )
4.3 Phương pháp kế thừa: Kế thừa , chọn lọc những tài liệu đã có về vấn đề
nghiên cứu , dựa trên những thông tin , tư liệu sẵn có để xây dựng và phát triển
thành cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu .Sử dụng những cơng trình
nghiên cứu, đề tài khoa học, luận văn, luận án, bài báo khoa học, giáo trình, bài
giảng, sách chuyên khảo … đã được công bố . ( cụ thể Kế thừa phần bố trí đường
ống thốt nước theo nghiên cứu của SV Nguyễn Văn Thuần – Đồ án tốt nghiệp
trường ĐH Giao thông Vận Tải) cùng
4.4 Phương pháp chuyên gia: là phương pháp thu thập ý kiến của chuyên gia
trong việc nhận định, đánh giá một vấn đề thực tiễn . Cụ thể trong nghiên cứu này
được em xin ý kiến từ giáo viên hướng dẫn các phần nghiên cứu đồ án và những
kinh nghiệm trong phần nghiên cứu xây dựng bảng hỏi
4.5 Phương pháp điều tra xã hội học đô thị ( điều tra bảng hỏi ) : bao gồm cả
phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi. Điều tra bằng bảng hỏi thực hiện theo
quy trình cơng việc: chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi và xử lý kết quả điều tra
dựa trên cơ sở thống kê. Sử dụng phương pháp này để xác định diễn biến
11


thực trạng của đối tượng khảo sát, tâm lý nguyện vọng của cư dân tại địa bàn.
Đặc biệt để làm nổi tâm lý cộng đồng và hiểu được những khó khăn, tồn tại
trong công tác quản lý khai thác sử dụng hè đường phường Đại Mỗ . cụ thể
phương pháp này được thể hiện rõ trong phần Xây dựng bảng hỏi và kết quả bảng

hỏi .
5. Các thuật ngữ liên quan
+ Hè đường là bộ phận tính từ mép ngồi bó vỉa tới chỉ giới đường đỏ. Hè đường có thể có
nhiều chức năng như: bố trí đường đi bộ, bố trí cây xanh, cột điện, biển báo… Bộ phận quan
trọng nhất cấu thành hè đường là phần hè đi bộ và bó vỉa. Hè đường chỉ được cấu tạo ở tuyến
phố, mà khơng có trên đường ơ tơ thơng thường.
+ Bó vỉa là cấu tạo phổ biến dùng để chuyển tiếp cao độ giữa một số bộ phận trên đường phố.
Bó vỉa thường được bố trí ở mép hè đường, dải phân cách và đảo giao thông...
+ Hè đi bộ là phần bề rộng hè đường phục vụ người đi bộ, còn được gọi là phần đường đi
bộ trên hè. Hè đi bộ được xem như một bộ phận không thể thiếu trên mặt cắt ngang phố trong đô
thị.
- Trong xây dựng, vỉa hè là sàn ngoài trời hoặc lớp phủ bề mặt bên ngoài. Vật liệu lát bao
gồm nhựa đường, bê tông, các loại đá như đá hộc, đá cuội và đá tảng, đá nhân tạo, gạch, ngói và
đôi khi là gỗ. Trong kiến trúc cảnh quan, vỉa hè là một phần của bố cục và được sử dụng trên vỉa
hè, mặt đường, hiên, sân, v.v.
- Không gian vỉa hè là phần diện tích có khoảng khơng phía trên bề mặt của vỉa hè (được
gọi là phần nổi) và khoảng khơng gian chìm dưới bề mặtcủa diện tích đó được bố trí chạy
dọc hai bên đường phố hoặc một bên đường phố và có cao độ cao hơn mặt đường từ 10 đến
20 cm với bề mặt được lát gạch chống trơn trượt hoặc các vật liệu tương đương, phục vụ cho
người đi bộ bình thường, người già và người khuyết tật.
- Hoạt động xã hội là các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ nhằm
phục vụ cộng đồng, chào mừng lễ hội sự kiện lớn.
- Công tác quản lý không gian vỉa hè:
+ Khái niệm quản lý là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở nhiều khoa học
chuyên ngành, bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp vàphương tiện được chính
quyền Nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện kiểm soát các quá trình hoạt đơng,
đối tượng được quản lý nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu phát triển.
+ Khái niệm quản lý không gian vỉa hè là một phần không thể tách rời trong hệ thống quản lý
một đơ thị, có nội dung bao hàm từ cơng tác quản lý đầu tư qui hoạch, thiết kê, xây dựng và vận
hành, sử dụng, duy tu sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu để đánh giá kết quả

hoạt động. Mặt khác quản lý không gian vỉa hè cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức
nghề nghiệp, tổ chức chính phủ và cộng đồng. Tuy nhiên quản lý không gian vỉa hè thể hiện bản
chất và vai trò của Nhà nước đối với việc quản lý các hệ thống hạ tầng kĩ thuật như các hệ thống
phục vụ tiện ích xã hội được lắp dựng nổi cũng như được xây dựng chìm dưới mặt đất thuộc phần
diện tích khơng gian được giới hạn từ ranh giới xây dựng của công trình xây dựng tới mép
đường giao thơng cơ giới.
+ Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực chuyên nghành hayđược giới hạn trong lĩnh vực không
gian vỉa hè là sự can thiệp bằng quyền lực của Nhà nước vào các hoạt động sử dụng không
gian vỉa hè của con người và các hệ thống hạ tầng kĩ thuật, các công trình phục vụ tiện ích
xã hội và cho sự phát triển chung của đơ thị với mục đích làm cho đô thị trở nên văn minh hơn,
sạch đẹp hơn, thân thiện với môi trường hơn.Về thực chất quản lý Nhà nước là sự điều hành
mọi công việc qua hệ thống hành chính từ các cấp như Ủy ban nhân dân Thành phố đến
các cấp chính quyền Quận -Huyện, Phường –Xã mà bộ máy quản lý này là những con
người được giao nhiệm vụ thực thi những nghị quyết, những chính sách của Nhà nước đã được
12


thể chế hóa bằng các cơng cụ pháp lý thơng qua các quyết định, các văn bản, thông tư hướng
dẫn... để quản lý cóhiệu quả từ q trình xây dựng đến q trình sử dụng khơng gian vỉa hè vì lợi
ích cộng đồng và của tồn xã hội.
- Cơ quan quản lý đường đô thị:là cơ quan thực hiện phức năng quản lý nhà nước chuyên
ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội; Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã
(sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).
- Đơn vị trực tiếp quản lý đường đô thị:là tổ chức, cá nhân được nhận đặt hàng,
giao kế hoạch, trúng thầu cơng tác quản lý, bảo trì đường bộ.
- Sử dụng chung hệ thống đường đô thị:là việc các tổ chức, cá nhân bố trí, lắp đặt đường
dây, cáp, đường ống v.v vào cơng trình đường đơ thị

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.
Cơ sở lý luận
1.1.1. Chức năng và cấu tạo của hè đường
1.1.2.1 Chức năng
- Vỉa hè có 2 chức năng chính là chức năng giao thông và chức năng không gian cảnh 2 quan
+ Đối với giao thơng vỉa hè đóng vai trị là khơng gian giao thơng cho người đi bộ , tiếp cận
các cơng trình ven đường , khơng gian đỗ phương tiện
+ Đối với khơng gian vỉa hè góp phần hình thành và tạo cảnh quan đơ thị , ngăn ngừa thảm
họa , cải thiện môi trường , cung cấp không gian cho các hoạt động công cộng .
1.1.2.2 Cấu tạo hè đường
Trong trường hợp cần thiết phần bộ hành được tách khỏi hè đường như: bố trí song song
với phần xe chạy hoặc khi đường phục vụ bộ hành trong nội bộ khu dân cư, thương mại, công
viên, đường đi dạo chơi ven sông, hồ, rừng cây, công trình văn hố - lịch sử… được gọi là đường
đi bộ. Đường đi bộ mà 2 bên đường có dải trồng cây bóng mát gọi là đường bunva. Đường đi bộ
thường được cấu tạo hình học tương tự như phần xe chạy
- Đối với các khu nhà ở, khu công nghiệp, khu văn hố thể thao trong đơ thị có nhu cầu về bộ
hành lớn, cần có tính tốn cụ thể để bố trí hè đi bộ hoặc đường đi bộ; đối với đường phố chính có
giao thơng tốc độ cao cần cách ly giao thông chạy suốt và giao thông địa phương bằng dải phân
cách cứng, hè đi bộ chỉ bố trí nằm tiếp giáp với phần đường dành cho giao thông địa phương
hoặc cách ly hè đi bộ bằng dải đệm (dải trồng cây, rào chắn...) với đường có giao thơng tốc độ
cao.
- Hè đi bộ - đường đi bộ cần được phủ mặt bằng vật liệu cứng liền khối hoặc lắp ghép đảm bảo
cho bộ hành đi lại thuận lợi và thoát nước tốt.
- Bề rộng hè đi bộ - đường đi bộ được xác định theo giao thơng bộ hành.
Cơng thức tính:

Bdibộ = nđibộ . bđibộ

Trong đó:


-

Số làn người đi bộ:
Ptt: khả năng thơng hành của 1 làn bộ hành (người/làn.giờ), lấy trung bình bằng 1000
người/làn.giờ.
13


-

b: bề rộng của 1 làn người đi bộ, thông thường lấy b = 0,75 – 0,8m (tay xách 1 va li); ở
khu vực nhà ga, bến xe... lấy b = 1 – 1,2m (tay xách 2 va li).

1.1.2. Phân loại bỏ vỉa
- Phân loại theo chức năng giao thông
+ Loại 1: Bó vỉa hè cho xe vượt qua: Loại này đặc điểm chính của nó là mặt ngồi nghiêng, có
chiều cao tối thiểu là 12,5 giúp các phương tiện giao thơng có thể vượt qua dễ dàng
+ Loại 2: Trung gian: Loại này chiều cao tối thiểu giống loại 1 tuy nhiên độ nghiêng của mặt
ngồi ít hơn, chỉ cho phép xe qua trong các trường hợp cần thiết.
+ Loại 3: Bó vỉa khơng thể vượt qua: Mặt ngồi đứng và chiều cao tối thiểu là 30cm. Chủ yếu
làm giải phân cách đường
-Phân loại theo vật liệu cấu thành
+ Bó vỉa đá: Là loại sử dụng đá tự nhiên cắt thành khối bó vỉa, thường là những loại đá có cường
độ chịu nén khơng nhỏ hơn 250daN/cm2. Ví dụ: Đá hoa cương, đá Granite.
+ Bó vỉa bê tơng: Được đúc sẵn từ các khn bê tơng. Bó vỉa bê tơng được chia làm 2 loại nhỏ:
Bó vỉa đúc sẵn, bó vỉa đúc tại chỗ.
1.1.3 Những yêu cầu thiết kế
1.1.3.1 Yêu cầu thiết kế bề rộng
Bề rộng hè đường:

- Bề rộng hè đườngđược xác định theo chức năng được đặt ra khi quy hoạch xây
dựng và thiết kế.
- Căn cứ vào loạiđường phố, yêu cầu quy hoạch kiến trúc không gian 2 bên
đường phố để cân đối giữa bề rộng đường phố với chiều cao các cơng trình.
- Bảng 1.1 . Chiều rộng tối thiểu của hè đường
Chiều rộng tối thiểu của hè đường, m
Loại đường
Điều kiện xây dựng
I
II
III
Đường cao tốc đơ thị
Chủ yếu
7,5
5,0
4,0
Đường phố chính đơ thị
Thứ yếu
7,5
5,0
4,0
Đường phố khu vực
5,0
4,0
3,0
Đường phố nội bộ
4,0
3,0
2,0 (1,0)
Ghi chú:

1.Yêu cầu về hè đường của đại lộ áp dụng như đường phố chính đơ thị
2. Kích thước trong bảng áp dụng đối với trường hợp phố thông thường. Ở các khu đô thị cao
tầng, phố thương mại, phố đi bộ, đại lộ cần thiết kế đường đi bộ đặc biệt: rộng hơn, tiện nghi hơn,
kiến trúc cảnh quan tốt hơn.
3. Phân loại điều kiện xây dựng xem ở mục 6.2
Đối với các đoạn hè đường bị xén để mở rộng mặt đường (điểm dừng đỗ xe
bt...), bề rộng hè đường cịn lại khơng được nhỏ hơn 2m, và phải tính tốn đủ
để đáp ứngnhu cầu bộ hành.
1.1.3.2 Yêu cầu thiết kế về độ dốc
Độ dốc dọc của hè đi bộ và đường đi bộ:
-

14


-

Không nên vượt quá 40%, với chiều dài dốc không vượt quá 200m.

-

Khi chiều dài dốc, độ dốc dọc lớn hơn quy định trên cần làm đường bậc thang. Đường
bậc thang có ít nhất 3 bậc, mỗi bậc cao khơng quá 15cm, rộng không nhỏ hơn 40cm, độ
dốc dọc bậc thang không dốc hơn 1:3, sau mỗi đoạn 10-15 bậc làm 1 chiếu nghỉ có bề
rộng khơng nhỏ hơn 2m. Đồng thời ở đoạn đường bậc thang cần phải thiết kế đường xe
lăn giành cho người khuyết tật và trẻ em.

-

Cần bố trí trên hè - đường đi bộ các cấu tạo tiện ích (lối lên xuống, chỗ dừng…) dành

riêng cho người già, người khuyết tật đi xe lăn, người khiếm thị …

- Độ dốc ngang của hè đi bộ và đường đi bộ từ 1% – 3 % tuỳ thuộc vào bề rộng và vật liệu làm
hè.
1.1.3.3 Yêu cầu thiết kế về Bó vỉa hè
Bó vỉa khi có thêm chức năng giao thông, được chia làm 3 loại là:
-

Loại 1. Bó vỉa để xe khơng thể vượt qua: có mặt ngoài gần như thẳng đứng và đủ cao
để xe khơng thể vượt qua và có xu hướng khơng cho phương tiện đi chệch khỏi đường.

-

Loại 2. Trung gian: có mặt ngồi hơi nghiêng và có thể cho xe vượt qua trong những
trường hợp cần thiết.

-

Loại 3. Bó vỉa cho xe vượt qua: có mặt ngồi nghiêng để phương tiện có thể leo qua
dễ dàng.

Cấu tạo của bó vỉa có nhiều dạng khác nhau, có thể kết hợp bó vỉa với rãnh thoát nước và tuân
theo yêu cầu của ngành, địa phương. nhưng cần thống nhất kiểu mẫu trên một tuyến.
Vật liệu cấu tạo là bê tông xi măng hoặc đá có cường độ chịu nén khơng nhỏ hơn 250daN/cm2.
- Cao độ của đỉnh bó vỉa ở hè đường, đảo giao thơng phải cao hơn mép ngồi lề đường ít nhất
là 12,5 cm, chiều cao này trường hợp ở dải phân cách là 30cm.
- Tại các lối rẽ từ phố vào cơ quan cơng sở, ngõ rẽ dân sinh có lưu lượng xe cơ giới ra vào
<10xe/h, hoặc điểm đỗ xe tạm thời có ≤25 xe ơ tơ ra vào khơng được mở thơng với lịng đường
như kiểu thiết kế nút mà chỉ được hạ thấp một phần cao độ hè đường. Trường hợp này yêu cầu
cấu tạo hình học và kết cầu vừa phải thoả mãn thuận lợi cho người đi bộ trên hè đường lại vừa

thuận lợi cho xe ra. .
1.1.3.4 Cây xanh hè phố
Trồng cây bóng mát trên hè phố:
- Cây xanh trồng mới phải có đường kính thân (tại vị trí 1,3m tính từ mặt đất) ≥ 15cm với chiều
cao và tán cây đảm bảo không ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thơng, chiều cao phát triển từ 6-8m.
Thân cây thẳng, phân cành cao, dáng cân đối, khơng sâu bệnh, có hoa đẹp, chịu được thời tiết
khắc nghiệt, cây ít rụng lá, xanh tốt quanh năm.
- Nên trồng 1-2 loại cây trên tuyến phố có chiều dài dưới 2km, tuyến phố dài trên 2km có thể
trồng 1-3 loại cây tùy theo từng loại cung đường. Cây xanh trên hè trồng thành hàng theo khoảng
cách 5-10m; khoảng cách từ gốc cây ra mép bó vỉa là 1m ÷ 1,2m tùy theo chiều rộng hè trồng cây
cách góc phố 10m tính từ điểm đường giao nhau gần nhất khơng làm ảnh hưởng đến tầm nhìn
giao thơng, trồng cách nhà ở hoặc cơng trình xây dựng 2-3m; chú ý trồng cây ở khoảng cách giữa
hai nhà dân, không trồng tại vị trí chính diện trước nhà dân; đảm bảo quy định về hành lang an
toàn lưới điện và bảo vệ an tồn các cơng trình thuộc lưới điện cao áp, đảm bảo an tồn giao
thơng đường sắt.
15


- Cây xanh được trồng trên đường phố với các mục đích khác nhau như tạo bóng mát; tạo kiến
trúc cảnh quan cho đô thị; cải thiện môi trường: chống ồn, chống bụi, chống nóng và hấp thụ các
khí độc do xe cộ thải ra; cải thiện và nâng cao điều kiện giao thơng trên đường: chống lố các
luồng xe ngược chiều, dẫn hướng; các mục đích kinh tế khác: lấy quả, lấy gỗ, lấy hoa ...
- Việc lựa chọn chủng loại và quy cách trồng cây xanh phải căn cứ vào mục đích, quy mơ mặt
cắt ngang, cấp đường, phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ
nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về mỹ quan, an toàn giao thông và vệ sinh môi
trường đô thị; hạn chế làm ảnh hưởng các cơng trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất
cũng như trên không.
- Không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối với
các tuyến đường phố có chiều dài dưới 2km. Trồng từ một đến ba loại cây đối với các tuyến
đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường.

- Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh. Các
dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề
rộng tán lá khơng gây ảnh hưởng đến an tồn giao thơng, trồng cách điểm đầu giải phân cách đủ
dài để đảm bảo tầm nhìn và an tồn giao thơng.
- Tại một số cơng trình nhân tạo như: trụ cầu, cầu vượt, bờ tường, mái dốc…khuyến khích thiết
kế bố trí trồng dây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đơ thị, có khung với chất liệu phù hợp
cho dây leo để bảo vệ cơng trình. Tại các nút giao thơng quan trọng ngồi việc phải tuân thủ các
quy định về bảo vệ an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ
mỹ quan đơ thị.
- Việc bố trí cây xanh phải hợp lý và thường xuyên phải cắt tỉa cành để đảm bảo tầm nhìn chạy
xe, và quan sát được hệ thống báo hiệu trên đường đặc biệt tại nút giao thơng và an tồn vào mùa
mưa bão.
- Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý để có được tác dụng trang trí, phân cách, chống bụi,
chống ồn, phối kết kiến trúc, tạo cảnh quan đường phố, cải tạo vi khí hậu, vệ sinh mơi trường,
chống nóng, không gây độc hại, nguy hiểm cho khách bộ hành, an tồn cho giao thơng và khơng
ảnh hưởng tới các cơng trình hạ tầng đơ thị (đường dây, đường ống, kết cấu vỉa hè mặt đường)
- Cây xanh ven kênh rạch, ven sơng phải có tác dụng chống sạt lở, bảo vệ bờ, dòng chảy, chống
lấn chiếm mặt nước.
- Cây xanh đường phố phải có mối liên kết “điểm”, “diện” cây xanh để trở thành hệ thống cây
xanh công cộng.
- Cây có thân thẳng, gỗ dai đề phịng bị giịn gẫy bất thường, tán lá gọn, thân cây khơng có gai,
có độ phân cành cao.
- Cây xanh đường phố phải căn cứ phân cấp tầng bậc và tính chất các loại đường mà bố trí cây
trồng: (1) hàng trên vỉa hè, (2) hàng trên dải phân cách, (3) hàng rào và cây bụi, (4) kiểu vườn
hoa. Quy định về kích thước cho dải cây xanh đường phố được quy định như sau:
- Kích thước chỗ trồng cây được quy định như sau: Cây hàng trên hè, lỗ để trống lát hình vng:
tối thiểu 1,2 m x 1,2 m; hình trịn đường kính tối thiểu 1,2 m.
- Một số quy cách khác đối với cây xanh trồng trên vỉa hè:
+ Lá cây có bản rộng để tăng cường q trình quang hợp, tăng hiệu quả làm sạch môi trường.


16


+ Hoa quả (hoặc khơng có quả) khơng hấp dẫn ruồi nhặng làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi
trường.
+ Tuổi thọ cây phải dài (50 năm trở lên), có tốc độ tăng trưởng tốt, có sức chịu đựng sự khắc
nghiệt của thời tiết, ít bị sâu bệnh, mối mọt phá hoại.
+ Cây phải có hoa đẹp, có những biểu hiện đặc trưng cho các mùa.
-Cây xanh đưa ra trồng phải bảo đảm chiều cao tối thiểu là 3,0m và đường kính thân cây ứng với
chiều cao này 6cm.
- Vỉa hè, bờ tường trước các khu vực công cộng như: cơ quan, cơng sở, trường học, bệnh viện, ...
và có chiều rộng hè thích hợp, nên nghiên cứu, tận dụng diện tích bề mặt để bố trí cây xanh, cỏ
hoặc cây lá màu, hoa cảnh nhằm tăng diện tích mảng xanh cơng cộng, tăng diện tích hấp thu
nước mặt, giúp cây xanh sinh trưởng phát triển tốt hơn.
- Quy mô của mảng xanh vỉa hè được xác định tùy theo điều kiện thực tế của từng cơng trình
nhưng phải đảm bảo tối thiểu lối bộ hành (được lát gạch, đá) theo quy định (xem minh họa tại
bản vẽ VH-13). Mảng xanh vỉa hè có bề mặt bó vỉa bằng cao độ mặt vỉa hè, phải bảo đảm khả
năng thoát nước để tránh ngập úng. Cần lựa chọn chủng loại cỏ, cây lá màu hoặc hoa hài hòa với
cảnh quan chung của khu vực, phù hợp với điều kiện nơi hè phố và nên ưu tiên sử dụng các
chủng loại cây dễ duy tu, chăm sóc.

1.1.3.5 u cầu bố trí đường ống thốt nước cấp nước trên hè đường đơ thị
a. Bố trí Đường ống cấp nước ( theo tài liệu nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp thoát nước : Ống
nước đặt ngoài đường phố phải đảm bảo các điều kiện sau :
+ Không nông quá để trách tác động lực ( xe cộ làm vỡ ống ) và tránh ảnh hưởng thời tiết
+ Không sâu quá để tránh đào đắp đất nhiều . Trong điều kiện của ta có thể lấy độ chôn ống từ
mặt đất đến đỉnh ống khoảng 0,8 -1m
+ Ống cấp nước thường đặt song song với cốt mặt đất thiết kế , có thể đặt ở vỉa hè , mép đường ,
cách móng nhà và cây xanh tối thiểu khoảng 3-5m , ống cấp thường đặt trên ống thốt khoảng
cách giữa nó với các đường ống khác có thể lấy theo chiều đứng tối thiểu là 0.1m , theo chiều

ngang tối thiểu là 1.5-3m
b.Bố trí đường ống thoát nước ( theo nghiên cứu của SV Nguyễn Văn Thuần – Đồ án tốt
nghiệp trường ĐH Giao thông Vận Tải )
+Cống thốt nước dọc : mục đích của việc bố trí cống dọc là nhằm dẫn nước từ rãnh viên , ga thu
ra ngoài phạm vi của đường . Cống dọc có nhiệm vụ thốt nước cho mặt đường. Cống dọc được
thiết kế là cống tròn BTCT , đường kính 1m . Chiều dài 1 đốt cống là 1m
- Khoảng cách giữa cách cống tối thiểu 3-5m
-Móng thân cống bằng đá dăm và cát dày 30m
-Mối nối cống vằng vữa XM
-Chèn ống cống vằng BT đá (1*2) M200
-Ống cống được quét nhựa đường nóng ( 2 lớp ) phòng nước
+ Cống ngang đường
17


-Có 1 vị trí đặt cống ngang để thát nước ngang qua đường tại km0 + 780 chiều dài cống bằng
41.5m hướng chảy từ bên trái tuyến sang bên phải tuyến
-Thiết kế ga thăn giao giữa cống ngang và cống dọc để nước từ cống dọc thoát ra hồ tự nhiên
hoặc hồ điều hòa qua cống ngang
-Cống thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT
-Tải trọng thiết kế :H93
-Sử dụng cống tròn bằng BTCT ,M300 , đúc ly tâm , đường kính 1.5m
- MÓng cống qua đường bằng đá BT đá (4x6 ) M150 trên lớp đệm bằng đá dăm + cát dày 10cm
c.Yêu cầu về bố trí đèn chiếu sáng và cơng trình HTKT khác
- Hình thức, chiều cao cột đèn chiếu sáng phải được lựa chọn hài hòa với cảnh quan chung của
khu vực và phù hợp với chiều rộng đường và hè phố. Khoảng cách giữa các đèn cách nhau 30m 1
đèn
- Trên các tuyến phố có lưu lượng giao thông lớn, tốc độ cao và tại các nút giao thơng hoặc gần
điểm đỗ xe bt, cần bố trí lan can dẫn hướng (bằng vật liệu không gỉ) dẫn hướng để tăng cường
an tồn giao thơng cho người đi bộ

- Tại các vị trí tuyệt đối khơng cho phép phương tiện cơ giới dừng đỗ trên hè hoặc nơi có các
cơng trình cần được bảo vệ, nên bố trí các trụ bêtơng bảo vệ chiều cao dưới 40cm tính từ mặt hè,
vị trí trên hè phố cách mép bó vỉa 50-70cm. Sử dụng trụ bêtông cấp B22,5 - mác 300# trở lên,
đúc sẵn tại nhà máy với hình dáng, kích thước hợp lý và được hồn thiện đảm bảo mỹ quan, phù
hợp với hình thức hè phố.
- Vị trí các cơng trình HTKT trên hè thực hiện theo định hướng mặt cắt ngang phối hợp giữa các
cơng trình HTKT trong quy hoạch chi tiết của từng tuyến đường.
- Trên mặt bằng cống được bố trí bên dưới hè phố và cứ cách 45-47m được bố trí 1 ga
1.1.3.6 Yêu cầu về vật liệu lát vỉa hè
Khi chọn vật liệu lát vỉa hè cần chú ý , đảm bảo các đặc điểm sau :
+ Tính an tồn , thoải mái và khả năng tiếp cận cho tất cả người dùng
+ Kháng thời tiết và thay đổi khí hậu
+ Dễ bảo trì và độ bền lâu dài
Bảng 1.2 Vật liệu lát vỉa hè
Loại kết cấu
1.KC D1: Đá
tự nhiên

Cấu tạo
+ Đá tự nhiên dày ≥ 3 cm
+ Vữa xi măng mác 100# dày 2cm;
+ bê tông đá 1x2 cấp B12,5 (mác 150#)
dày 8cm;
+ 01 lớp giấy dầu;

Phạm vi áp dụng
Khu phố cổ, khu vực hồ
Gươm và phụ cận, một số vị
trí quan trọng thuộc khu phố
cũ, khu trung tâm chính trị Ba

Đình, Hoàng thành Thăng
Long, các khu vực quan trọng
tại trung tâm các quận, thị xã.

+ Nền đất hoặc cát đầm chặt K ≥ 0,90;
18


2. KC D2: Đá
tự nhiên

+ Đá tự nhiên dày ≥ 3cm;
+ Vữa xi măng mác 100# dày 2cm;
+ bê tông đá 2x4 cấp B20 (mác 250#)
dày 15 cm;
+ 01 lớp giấy dầu;
+ Nền đất hoặc cát đầm chặt K ≥ 0,90;

3. KC T1:
Gạch
Terrazzo

+ Gạch Terrazzo, dày 3cm;
+ Vữa xi măng mác 100# dày 2cm;
+ bê tông đá 1x2 cấp B12,5 (M150), dày
8cm;
+ 01 lớp giấy dầu;
+ Nền đất hoặc cát đầm chặt K ≥ 0,90;

4.

KC B1: Gạch
block tự chèn

+ Gạch block tự chèn M200 hoặc M300,
dày 6cm, 10cm (hoặc đá tự nhiên tự chèn
dày 6cm, gạch bê tông tự chèn dày 6cm,
8cm);
+ Đệm cát vàng dày 5cm;

Các vị trí vỉa hè được hạ thấp
tại lối chính ra vào các cơ
quan, trường học, bệnh viện,
... và lối vào các ngõ phố có
phương tiện cơ giới (tải trọng
nhỏ hơn 2,5 tấn) lưu thông. Áp
dụng đối với các khu vực sử
dụng loại kết cấu vỉa hè
KC D1.
Khu vực hồ Gươm và phụ
cận,khu phố cũ, khu trung tâm
chính trị Ba Đình, Hồng
thành Thăng Long, khu vực
Hồ Tây ... mà hiện trạng đang
sử dụng gạch Terrazzo.
Các khu vực khác đảm bảo
khơng có phương tiện cơ giới
lưu thông hoặc dừng đỗ trên
hè.
Khu phố cũ, khu vực Hồ Tây,
các khu phố thuộc các quận và

thị xã, các khu đô thị mới, các
tuyến đường đi qua các thị
trấn, thị tứ thuộc các huyện.

+ Cát vàng gia cố xi măng 8% đầm chặt
K ≥ 0,95, dày 10cm;
+ Nền đất hoặc cát đầm chặt K ≥ 0,90
5. KC B2:
Gạch block
tự chèn

+ Gạch block tự chèn M200 hoặc M300,
dày 6cm, 10cm (hoặc đá tự nhiên tự chèn
dày 6cm, gạch bê tông tự chèn dày 6cm,
8cm);
+ Đệm cát vàng dày 5cm;
+ bê tông đá 2x4 cấp B20 (mác 250#)
dày 15 cm;
+ 01 lớp giấy dầu;

Các vị trí vỉa hè được hạ thấp
tại lối chính ra vào các cơ
quan, trường học, bệnh viện,
... và lối vào các ngõ phố có
phương tiện cơ giới (tải trọng
nhỏ hơn 2,5 tấn) lưu thông. Áp
dụng đối với các khu vực sử
dụng loại kết cấu vỉa hè
KC B1.


+ Nền đất hoặc cát đầm chặt K ≥ 0,90;

19


1.1.4 Những yêu cầu về quản lý khai thác sử dụng
1.1.4.1 Quy định yêu cầu về kinh doanh trên vỉa hè
- Chỉ có một số ít các cơng trình và tuyến phố đặc thù mới được phép dùng hè phố cho mục đích
kinh doanh hay bn bán hàng hóa. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định các danh mục cơng
trình và những tuyến phố được cấp phép. Cho việc dùng hè phố vào mục đích bn bán, kinh
doanh trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu đưa ra sau:
- Phần chiều rộng hè phố dành cho người đi bộ còn lại tối thiểu là 1,5m.
- Bảo đảm thuận tiện giao thơng, giao thơng an tồn. Đảm bảo về vệ sinh môi trường, mỹ quan
đô thị. Và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của các gia đình, chủ cơng trình trong
khu vực, tuyến phố.
- Khơng được phép tổ chức buôn bán, kinh doanh trước các mặt tiền của cơng trình văn hố, thể
thao, giáo dục, y tế, tôn giáo, công sở.
- Với các trường hợp được phép để xe trên vỉa hè: Phải đảm bảo không gây ngăn cản, trở ngại
giao thông của người đi bộ. Phải bảo đảm bề rộng tối thiểu còn lại cho người đi bộ phải là 1,5m.
Phải đảm bảo mỹ quan đô thị, sắp xếp gọn gàng,…
- Địa điểm khu vực để xe phải cách nút giao thông tối thiểu từ 10m tính từ mép đường giao nhau.
Những khu vực để xe không được chăng dây, cắm cọc, rào chắn trên hè phố.
- Xe máy, xe đạp, phải được xếp thành hàng (chỉ sắp xếp một hàng), cách tường phía giáp nhà
dân hoặc cơng trình trên vỉa hè 0,2m. Đầu xe phải quay vào trong.
Theo đó, việc chiếm chỗ, sử dụng hè phố đô thị để xây dựng cửa hàng, lắp đặt mái che quy định
như sau:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố phải xin phép cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Việc xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố đối với các đô thị mới, đường phố mới phải được
xác định ngay trong quy hoạch chi tiết, đối với các khu phố hiện trạng, chỉ được phép lắp đặt tạm

thời các cửa hàng, kiốt phục vụ cho các dịp lễ hội, và phải tháo dỡ sau khi kết thúc lễ hội theo
quy định của chính quyền địa phương.
- Việc xây dựng, lắp đặt mái che mưa, che nắng phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây
dựng và được xem xét đồng thời khi cấp phép xây dựng.
- Chính quyền địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng cửa hàng nhỏ, lắp
đặt mái che mưa, che nắng ; tổ chức dỡ bỏ của hàng, mái che mưa, che nắng không theo đúng
quy định.
1.1.4.2 Quy định về những trường hợp được phép sử dụng tạm thời
* Sử dụng tạm thời một phần hè phố khơng vào mục đích giao thơng
- Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thơng, khơng được gây mất
trật tự, an tồn giao thông.
- Hè phố được phép sử dụng tạm thời khơng vào mục đích giao thơng trong các trường hợp dưới
đây:
+Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng
tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải
được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ
thống đường địa phương) chấp thuận;

20


+Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng
tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
+Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng
tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
+Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng
tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;
+Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công cơng trình của hộ gia đình;
thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hơm sau.
-Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời khơng vào mục đích giao thơng phải đáp ứng đủ các

điều kiện dưới đây:
+Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét;
+Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
*Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trơng, giữ xe
-Việc sử dụng tạm thời một phần lịng đường, hè phố để trơng, giữ xe có thu phí khơng được gây
mất trật tự, an tồn giao thơng.
-Vị trí hè phố, lòng đường được phép sử dụng tạm thời có kết cấu chịu lực phù hợp với trường
hợp được phép sử dụng tạm thời và phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
+Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đơ thị;
+Phần lịng đường cịn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe
cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi;
+Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.
-Giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, phê duyệt và tổ chức thực
hiện quy hoạch sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đến năm 2023; quy định thủ tục hành chính
về cho phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường quy định tại Điều này.
-Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, khai thác
sử dụng tạm thời một phần hè phố, lịng đường để trơng giữ xe, việc thu phí và nộp ngân sách
nhà nước.
1.1.4.3 Quy định về xử lý vi phạm
Hiện nay có nhưng văn bản pháp lý liên quan đến xử lý vi phạm khai thác sử dụng vỉa hè , mức
phạt được quy định cụ thể như sau :
Bảng 1.3 Quy định về xử lí vi phạm vỉa hè
Hành vi vi phạm

Mức xử phạt

Đối với việc sử dụng, khai thác vỉa hè
Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên
vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ


Phạt tiền từ 100.000 đồng đến
200.000 đồng đối với cá nhân, từ
21


các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2,
điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định
100/2019/NĐ-CP;
Sử dụng trái phép hè phố để: Họp chợ; kinh doanh
dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa
phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển
hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che
hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao
thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d,
điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a
khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng
hoặc sản xuất, gia cơng hàng hóa trên hè phố;
Chiếm dụng hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm
nơi trông, giữ xe;

200.000 đồng đến 400.000 đồng
đối với tổ chức

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000
đồng đối với tổ chức

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến

6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
8.000.000 đồng đến 12.000.000
đồng đối với tổ chức

Chiếm dụng hè phố từ 10 m đến dưới 20 m làm
nơi trông, giữ xe;

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến
8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
12.000.000 đồng đến 16.000.000
đồng đối với tổ chức

Chiếm dụng hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông,
giữ xe;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với cá nhân,
từ
20.000.000
đồng
đến
30.000.000 đồng đối với tổ chức

2

2

1.1.4.4 Quy định về hành vi nghiêm cấm
- Tự ý xây dựng, đào bới hè đường đô thị.
- Sử dụng hè đường đô thị để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hoá, vật liệu.

- Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường hè đường đô thị.
- Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và cơng trình bên đường gây ảnh hưởng
đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ; gây mất mỹ quan đô thị.
- Lắp đặt, xây dựng các cơng trình, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép, ảnh hưởng đến
kết cấu hè đường đơ thị, ảnh hưởng đến an tồn giao thơng đô thị và gây mất mỹ quan đô thị.
- Xây dựng các cơng trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an tồn của hè đường
đơ thị.
- Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường
khơng có giấy phép; để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi quy định.
- Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên hè đường
22


- Tụ tập đông người trái phép trên hè đường
- Thả rơng súc vật trên hè đường
- Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên hè đường bộ;
- Đặt biển quảng cáo trên đất của hè đường
- Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung
biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thơng;
- Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
- Hành vi khác gây cản trở giao thông.
1.1.5. Trách nhiệm quản lý khai thác sử dụng hè đường đô thị
1.1.5.1 Sở xây dựng các tỉnh và sở giao thông
- Sở xây dựng các tỉnh và sở giao thơng cơng chính các thành phố trực thuộc trung ương: Sở Xây
dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn:
+ Đầu mối tổng hợp, hướng dẫn lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch nâng cấp cải tạo, bảo trì và
phát triển đường đơ thị.
+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân công, phân cấp quản lý hệ thống đường đô thị.
+ Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị.

+ Trực tiếp quản lý đường đô thị theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh”.
-Tổ chức thực hiện công tác quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường đơ thị thuộc thẩm quyền
Thành phố quản lý theo phân cấp hiện hành.
-Thực hiện công tác tổ chức giao thông và các biện pháp đảm bảo an tồn giao thơng, giảm ùn tắc
giao thơng thuộc thẩm quyền của Thành phố theo phân cấp hiện hành hoặc theo ý kiến chỉ đạo
của UBND Thành phố.
-Cấp các loại giấy phép: đào đường để thi công xây dựng; tạm thời sử dụng lòng đường để đỗ xe
trên phạm vi được giao quản lý theo phân cấp.
-Chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các đơn vị liên quan nghiên cứu, lập quy
hoạch hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố.
-Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định về việc quản lý và sử dụng hệ thống
đường đô thị trên địa bàn Thành phố theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
-Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị.
-Thực hiện các công việc khác khi được Chủ tịch UBND Thành phố giao.
1.1.5.2 Trách nhiệm của Công an thành phố HN
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải thường xuyên rà soát, đề xuất UBND Thành phố quy định
danh mục các tuyến đường cấm dừng đỗ đối với một số phương tiện; Thống nhất biện pháp tổ
23


chức thi công, phương án tổ chức giao thông đối với những cơng trình thi cơng có nguy cơ ảnh
hưởng lớn đến sự lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông.
- Chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với các lực lượng của Sở Giao thông vận tải và Ủy ban
nhân dân cấp huyện kiểm tra, xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các công việc khác khi được Chủ tịch UBND Thành phố giao.
1.1.5.3 Trách nhiện UBND cấp huyện, cấp quận
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp quận được quy định về trách nhiệm quản lý đường đơ thị đó
chính là việc thực hiện cơng tác quản lý đường đô thị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và
theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Trong việc sử dụng hè phố, lòng đường, trật tự đô
thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn sẽ thuộc phạm vi chịu trách nhiệm quản lý hành chính trong

việc này. Đồng thời thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có biện pháp chống lấn chiếm hè phố, lịng
đường bảo đảm an tồn giao thơng, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. Đồng thời thì ủy
ban nhân dân cấp huyện có quyền chỉ đạo các phòng, ban và Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện
chức năng quản lý theo thẩm quyền và tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và
quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện cơng tác quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường đô thị thuộc thẩm
quyền của UBND cấp huyện quản lý theo phân cấp hiện hành.
+ Cấp các giấy phép: đào hè đường để thi công xây dựng công trình, lắp đặt ki ốt tạm thời trên hè
phố, sử dụng tạm thời hè đường để đỗ xe, trung chuyển vật liệu xây dựng trên phạm vi được giao
quản lý theo phân cấp;
+ Phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc thống nhất mẫu biển chỉ dẫn tạm thời cho các trụ sở của
các tổ chức phục vụ lợi ích cộng đồng, đảm bảo cảnh quan kiến trúc, đồng bộ, mỹ quan đô thị,
tuân thủ Luật Giao thông đường bộ và các quy định hiện hành.
+ Chấp thuận đặt biển chỉ dẫn tạm thời trên hè cho các tổ chức phục vụ lợi ích cộng đồng.
+ Chịu trách nhiệm tổ chức đảm bảo trật tự đơ thị, an tồn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ
quan đô thị trên địa bàn.
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục các quy định về quản lý, khai thác và bảo trì hệ
thống đường đơ thị.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về quản lý, khai thác đường đô thị trong phạm vi
thẩm quyền theo các quy định hiện hành.
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vỉa hè theo đúng các quy định, đảm bảo
khơng để xảy ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè gây mất trật tự, mỹ quan đô thị.
+ Chỉ đạo UBND cấp phường tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến việc quản lý, bảo trì,
khai thác, sử dụng đường đơ thị theo quy định phân cấp và các quy định hiện hành khác có liên
quan.
+ Nếu để xảy ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè gây mất trật tự, mỹ quan đô thị, Chủ tịch, Trưởng
Công an cấp xã và huyện phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên theo quy định.

24



1.1.5.4 Trách nhiện UBND cấp phường
+ Uỷ ban nhân dân cấp phường được quy định về trách nhiệm quản lý đường đơ thị đó chính là
việc ủy ban cấp này chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đường đô thị trên địa bàn theo phân cấp.
Đồng thời, theo như quy định của pháp luật thì hè phố được sử dụng tạm thời cho việc cưới, việc
tang trên địa bàn mình quản lý thì sẽ được ủy ban cấp phép sử dụng tạm thời. Đối với đường đô
thị trên địa bàn mình quản lý theo quy định của pháp luật sẽ đươc ủy ban cấp phường thực hiện
các hoạt động tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng đường đô thị.
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn tới các tổ dân phố, các hộ gia đình và tổ chức thực
hiện Quy định này cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn.
+ Quản lý việc cho phép sử dụng tạm thời hè phố phục vụ việc cưới, việc tang theo quy định .
+ Chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì, sử dụng các tuyến đường phố trên địa bàn theo phân cấp.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong phạm vi thẩm quyền theo các quy định hiện
hành.
+ Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường đô thị
trên địa bàn cấp phường quản lý theo quy định của pháp luật.
1.1.5.5. Trách nhiệm của các tổ chức , đơn vị , hộ gia đình , cá nhân
- Thực hiện theo đúng các nội dung quy định tại giấy phép và các quy định khác liên quan.
-Tổ chức, đơn vị, hộ gia đình, các cá nhân có trách nhiệm tham gia giữ gìn, bảo đảm trật tự an
tồn giao thơng, mỹ quan đơ thị, vệ sinh mơi trường phía trước trụ sở cơ quan, đơn vị và nhà
riêng, kịp thời ngăn chặn và thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan chức năng, đơn
vị quản lý trực tiếp những trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm để có biện pháp xử lý
theo quy định.
- Cơ quan, tổ chức chủ trì hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội chịu trách nhiệm tổ chức
thu dọn các phương tiện, thiết bị và hoàn trả hiện trạng đường đô thị khi kết thúc hoạt động.
-Đối với các tổ chức, đơn vị có cơng trình ngầm nổi và cơng trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố:
+Chủ động tổ chức kiểm tra, rà sốt cơng trình ngầm nổi và cơng trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng
chung hệ thống đường đơ thị khơng cịn khả năng sử dụng hoặc khơng cịn nhu cầu sử dụng,
khơng tn thủ các quy định hiện hành để thu hồi, tháo dỡ, sửa chữa, cải tạo để đảm bảo an tồn,

vệ sinh mơi trường, mỹ quan đô thị.
+Thường xuyên kiểm tra, kịp thời sửa chữa các hư hỏng của cơng trình để đảm bảo an tồn giao
thơng, mỹ quan đơ thị.
1.2.
Cơ sở pháp lý
1.2.1. Luật
• Luật Giao thơng đường bộ 2008 số: 23/2008/QH12 Luật này quy định về quy tắc giao
thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia
giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Trong đó tại Khoản 1 Điều 36 Luật Giao thơng đường bộ 2008 quy định lòng đường và
25


×