Một số suy nghĩ về cách đặt câu hỏi trong giờ
học
Học sinh thường nhận thấy hỏi và trả lời là một hoạt động thú vị
và sôi nổi, đặc biệt là khi trả lời đúng, các em sẽ tự tin hơn rất
nhiều và có cảm giác thành công
Đặt câu hỏi là phương pháp rất quan trọng. Nếu không sử dụng
phương pháp này, không thể làm cho học sinh thực sự hiểu bài
và trang bị cho các em các kỹ năng tư duy cấp cao. Phương pháp
này dạy cho học sinh cách suy nghĩ, tự lực và giúp các em học
có chất lượng cao và có thể vận dụng được. Nó cho phép học
sinh thực hành các khái niệm và quy tắc các em được học đồng
thời nó cũng tạo cơ hội cho chính chúng ta – người giáo viên –
kiểm tra và sửa lỗi ngay tại chỗ. Phương pháp này cũng cung
cấp cho giáo viên thông tin phản hồi để biết được học sinh có
hiểu bài hay không.
Học sinh thường nhận thấy hỏi và trả lời là một hoạt động thú vị
và sôi nổi, đặc biệt là khi trả lời đúng, các em sẽ tự tin hơn rất
nhiều và có cảm giác thành công. Ngay cả khi những học sinh
không được gọi trả lời cũng thấy tự tin hơn nếu các em cũng
nghĩ được câu trả lời đúng. Cảm giác tự tin, thành công này,
cùng với những lời khen ngợi và tán thưởng của giáo viên sẽ cổ
vũ các em rất nhiều. Tuy nhiên, ban đầu thì phương pháp hỏi
còn là một kỹ thuật xa lạ với hầu hết chúng ta, sau ít thời gian
thực hành, ta sẽ thấy hoàn toàn tự nhiên.
Hầu hết các giáo viên có kinh nghiệm đều sử dụng rất nhiều kỹ
thuật đặt câu hỏi khi giảng trên lớp và tại nhóm, cũng như khi
giảng bài cho từng cá nhân học sinh. Tất nhiên câu hỏi được sử
dụng dưới cả hình thức nói lẫn viết; trong bài này chúng tôi
muốn tập trung phân tích vào các câu hỏi dạng nói của giáo
viên. Nhiều chuyên gia giáo dục, kể cả các giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh và có kinh nghiệm đều xem kỹ thuật đặt câu hỏi là một
trong những công cụ đắc lực của người giáo viên.
Một câu hỏi mà rất nhiều nhà quản lý giáo dục cũng như các
giáo viên đang trực tiếp giảng dạy quan tâm đó là: Chúng ta sử
dụng kỹ thuật đặt câu hỏi như thế nào? Câu trả lời rất đơn giản:
Kỹ thuật đặt câu hỏi tốt là phải khuyến khích tất cả học sinh
trong lớp suy nghĩ, cần tránh bầu không khí căng thẳng và cần
cho học sinh cơ hội nhận được những phản hồi tích cực chứng tỏ
các em hiểu bài.
Sau khi đặt câu hỏi, dừng lại đôi chút; hầu hết học sinh cần phải
động não suy nghĩ câu trả lời. Khi mà các em có đủ thời gian
suy nghĩ, hãy yêu cầu một em nêu câu trả lời. Nếu bạn chỉ định
một học sinh trả lời trước khi đặt câu hỏi, các em khác sẽ không
tích cực suy nghĩ. Qua kinh nghiệm của nhiều nhà giáo cho
thấy: “hãy dừng lại”, bạn dừng lại càng lâu, học sinh càng phải
suy nghĩ nhiều và đương nhiên câu trả lời của các em sẽ dài hơn.
Khuyến khích các em trả lời bằng cách hỏi bắt đầu từ những câu
đơn giản, đặc biệt đây là nhóm học sinh mới hay những em có
khả năng tiếp thu không tốt. Hãy tỏ ra hài lòng với câu trả lời
của các em và luôn luôn khen ngợi những câu trả lời đúng. Nếu
học sinh trả lời mà lại nói rất khẽ, hãy nhắc lại câu trả lời đó cho
cả lớp biết. Vậy bạn sẽ xử trí như thế nào với các câu trả lời
không đúng? Không nên chê bai câu trả lời không đúng đó mà
thay vào đó, hãy cố gắng giải thích lý do có thể dẫn đến câu trả
lời đúng. Nếu câu trả lời bị sai, ta nên nêu ra lý do tại sao lại sai
(mà không vứt bỏ câu trả lời này), sau đó đặt câu hỏi khác để
đưa học sinh trở lại đúng hướng. Rất nên sử dụng những câu trả
lời sai để uốn nắn những chỗ học sinh hiểu sai – đây là một lý
luận rất cơ bản đối với phương pháp dạy học theo quan điểm
kiến tạo – sẽ được trình bày trong những số sau.
Kinh nghiệm cho thấy cần phải luyện nhiều mới có được kỹ
năng đặt câu hỏi ở mức này. Nhưng trước sau gì thì ta cũng sẽ
đạt được và bạn sẽ thích thú phương pháp chất vấn. Kỹ thuật
dẫn dắt học sinh qua các bước lập luận có thể được sử dụng nếu
học sinh không hoàn toàn trả lời được câu hỏi. Sau đây là phản
ứng của một giáo viên dạy lái xe đối với lỗi mà học sinh mắc
phải – điều mà chúng tôi đã gặp trong thực tế và phải suy nghĩ.
Bạn hãy nghiên cứu kỹ cách xử lý của người giáo viên ấy. Nếu
được bạn hãy lấy giấy che phần hội thoại dưới đây và chỉ để lộ
từng dòng một, đồng thời bạn hãy suy nghĩ những câu hỏi mà
giáo viên có thể hỏi trước khi so nó với câu hỏi mà người giáo
viên này đã hỏi