Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Skkn sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.88 KB, 15 trang )

1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Thực tế quá trình giảng dạy cho thấy hiện nay nhiều học sinh chưa có cái nhìn
đúng và hứng thú với mơn Địa lí. Với suy nghĩ đây là mơn học thuộc lịng, thuộc
lĩnh vực khoa học xã hội khó chọn trường, chọn ngành thi nên các em thường thờ ơ
và ngại học. Điều này khiến chất lượng học tập chưa cao, học sinh dễ quên kiến
thức và thiếu những kĩ năng Địa lí cơ bản.
Trong quá trình nhận thức của con người sự hứng thú giữ vai trò hết sức quan
trọng. “Làm thế nào để tạo được hứng thú học tập Địa lí cho học sinh?” là câu hỏi
mà bản thân tôi vẫn luôn trăn trở. Theo định hướng đổi mới giáo dục ở trường phổ
thông, điều 30 luật giáo dục 2019 quy định “phương pháp giáo dục phổ thơng phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng
từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự
học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn
diện phẩm chất và năng lực của người học”. Như vậy, cốt lõi của việc đổi mới
phương pháp dạy học là nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, hướng tới học
tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Một khi các em đã có hứng thú,
thì việc học tập cũng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Qua thực tế giảng dạy với
việc tăng cường sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực tơi nhận
thấy việc sử dụng một số trò chơi trong giờ học mang lại nhiều phản ứng tích cực.
Trị chơi Địa lí khơng chỉ tạo hứng thú học tập mà còn giúp mở rộng, nâng cao hiểu
biết về bộ mơn Địa lí và các kĩ năng hoạt động theo nhóm, tập thể. Bên cạnh đó, trị
chơi Địa lí cịn là phương pháp dạy học, kiểm tra theo định hướng phát triển năng
lực của học sinh. Do đó, tơi lựa chọn biện pháp “Sử dụng trị chơi trong dạy học
Địa lí nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh THPT” để thực
hiện.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Đánh giá thực trạng


2


Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy trong nhiều năm qua, học
sinh ở các lớp đa phần tiếp nhận kiến thức Địa lí một cách miễn cưỡng, đối phó,
học vẹt chứ khơng xuất phát từ sự say mê, hứng thú với môn học. Vậy nên chất
lượng học tập chưa cao, nhiều em khơng có đầy đủ các kĩ năng cần thiết của mơn
Địa lí. Cụ thể như sau:
Năm học

Tổn
g số
HS

2016- 2017
2017 - 2018

79
120

Giỏi
Số
%

Khá
Số
%

Trung bình
Số
%

Yếu

Số

%

lượn

lượn

lượn

lượn

g
17

g
45

37,

g
51

42,1

g
8

6,7


54

2
45

38

31,7

3

2,5

25

14
20,

8
Hiệu quả giáo dục chưa cao, điều đó cũng tạo ra nhiều thách thức, đòi hỏi giáo
viên đứng lớp phải lựa chọn phương pháp truyền đạt dễ hiểu, gây được hứng thú
cho học sinh, giúp học sinh nhớ bài lâu hơn.
2. Trình bày biện pháp
2.1. Khái niệm và phân loại trò chơi trong dạy học
“Phương pháp dạy học bằng trò chơi là việc giáo viên cung cấp và tổ chức cho
học sinh tiến hành các trị chơi có nội dung tri thức được gắn với nội dung bài học.
Qua đó, học sinh khai thác được vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học.
Hệ quả là học sinh thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và kĩ năng hành
động (trí óc và chân tay) sau khi kết thúc trò chơi”. (Dạy học và phương pháp dạy
học trong nhà trường – Phan Trọng Ngọ).

Trị chơi Địa lí rất đa dạng và phong phú. Có nhiều cách phân loại khác nhau.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, tơi phân loại theo tiến trình bài
dạy như sau:
- Nhóm trò chơi khởi động: là những trò chơi ngắn, diễn ra trong khoảng 3
đến 5 phút. Đây là những trò chơi sử dụng vào đầu tiết học, nhằm kết nối giữa kiểm


3
tra bài cũ với giới thiệu bài mới, từ đó tạo khơng khí vui vẻ trong học tập, tạo hứng
thú cho học sinh trong tiếp nhận bài mới.
- Nhóm trị chơi dẫn dắt hình thành kiến thức mới: được tổ chức trong các
hoạt động học tập nhằm hình thành kiến thức cho học sinh.
- Nhóm trị chơi củng cố, luyện tập kĩ năng: thường được tổ chức vào cuối tiết
học nhằm khắc sâu và đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức của học sinh. Hoặc có
thể sử dụng trong các tiết ơn tập.
Về tên gọi trị chơi có thể có nhiều cách gọi khác nhau, tùy vào sự sáng tạo
của GV để thu hút được HS, miễn sao phù hợp với tiến trình và nội dung kiến thức
cần lĩnh hội.
2.2. Nguyên tắc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí
Để thực hiện trị chơi Địa lí cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tổ chức trò chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức và
hoàn cảnh học tập của học sinh. Phù hợp với điều kiện vật chất, không gian và thời
gian thực hiện.
- Nội dung trị chơi là nội dung địa lí hoặc có liên quan trực tiếp, giúp mở
rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng địa lí.
- Trị chơi tuy mang tính tự nguyện tham gia nhưng phải đề cao tính kỉ luật, ý
thức tập thể; vai trị tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Giáo viên cần tổ chức các trị chơi khéo léo và hợp lí để tạo được hứng thú
học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy và học.
2.3. Cách tổ chức trò chơi trong dạy học Địa lí

- Chuẩn bị: Xác định mục tiêu: trò chơi được thiết kế phải đạt được các mục
tiêu của dạy học. Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học và khả năng của
học sinh. Thiết kế nội dung trò chơi, luật chơi, cách chơi, các phương tiện, đồ dùng
để tổ chức trò chơi. Chuẩn bị phần thưởng (nếu có).
- Tổ chức trị chơi:


4
+ Bước 1: Giới thiệu trò chơi, cách chơi, lựa chọn học sinh (HS) tham gia
chơi. Giáo viên (GV) giải thích rõ ràng nội dung chơi, luật chơi, cách chơi và chơi
thử (nếu cần). Sau đó lựa chọn HS tham gia trò chơi bằng cách chỉ định hoặc bốc
thăm ngẫu nhiên (nếu tổ chức cho cả lớp cùng chơi thì không cần lựa chọn).
+ Bước 2: Tổ chức thực hiện trò chơi
HS tham gia trò chơi dưới sự giám sát của GV. Khi HS chơi GV phải quan
sát để biết được cử chỉ thái độ để từ đó có cách giáo dục phù hợp. Trong q trình
chơi giáo viên có thể linh động thay đổi so với dự kiến. Không nên quá nguyên tắc,
cứng nhắc.
+ Bước 3: Phân định kết quả chơi: tuyên bố người (nhóm) chiến thắng và
trao thưởng (nếu có)
- Kết thúc: GV tiến hành đánh giá, nhận xét về những kết quả của trò chơi.
Cùng HS chốt lại kiến thức Địa lí có liên quan.
2.4. Q trình thực hiện biện pháp của bản thân
Sau khi tìm hiểu cách thức thực hiện trò chơi trong dạy học Địa lí, bản thân tơi
đã lên kế hoạch lựa chọn nội dung các bài học trong chương trình địa 10,11 để áp
dụng. Trong năm học 2019 – 2020, tôi đã sử dụng một số trò chơi trong các hoạt
động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động củng cố sau mỗi bài,
trong tiết ôn tập. Cụ thể như sau:
ST

Trò chơi


Bài học

Hoạt động

T
1

Mảnh ghép - Bài 2 – Địa lí 10: Một số Hoạt động khởi động: Giới
bí ẩn

phương pháp biểu hiện các thiệu nội dung chương trình
đối tượng địa lí trên bản đồ

Địa lí 10, dẫn dắt vào bài học.

- Bài 15- Địa lí 10: Thủy - Hoạt động khởi động, giới
quyển. Một số nhân tố ảnh thiệu bài
hưởng tới chế độ nước
sông. Một số sông lớn trên


5
2

thế giới
Đuổi hình - Bài 13- Địa lí 10: Ngưng - Hoạt động khởi động/ giới
bắt chữ

đọng hơi nước trong khí thiệu bài mới.

quyển. Mưa
- Bài 37 - Địa lí 10: Địa lí - Hoạt động khởi động/ giới
ngành Giao thơng vận tải

thiệu bài mới

- Bài 42 – Địa lí 10: Môi - Hoạt động khởi động/ giới
trường và sự phát triển bền thiệu bài mới
3

Giải ô chữ

vững
- Bài 6 - Địa lí 11: Hợp - Hoạt động khởi động/ giới
chúng quốc Hoa Kì.

thiệu bài mới

- Bài 11 – Địa lí 11: Khu Hoạt động khởi động/ giới
4

Ai

vực Đơng Nam Á
thiệu bài mới
nhanh - Bài 11 – Địa lí 11: Nhật - Hoạt động hình thành kiến

hơn

Bản (tiết 2)


thức ý 1, mục I – Cơng nghiệp
- Hoạt động hình thành kiến

- Bài 19 – Địa lí 10: Sự thức, mục I – Sự phân bố sinh
phân bố sinh vật và đất trên vật và đất theo vĩ độ
5

Cuộc

Trái Đất
đua - Bài 12 – Địa lí 10: Sự - Hoạt động hình thành kiến

kì thú

phân bố khí áp. Một số loại thức mục II – Một số loại gió
gió chính

chính.

- Bài 35 – Địa lí 10: Vai trị, - Hoạt động hình thành kiến
các nhân tố ảnh hưởng và thức, mục II – Các nhân tố
đặc điểm phân bố ngành ảnh hưởng đến sự phát triển
6

dịch vụ
và phân bố ngành dịch vụ
Nhanh như - Các tiết học đầu năm ở - Hoạt động củng cố/ luyện
chớp


khối 10

tập: Củng cố lại và mở rộng
các kiến thức Địa lí


6
- Bài 13- Địa lí 10: Ngưng - Hoạt động củng cố/ luyện
đọng hơi nước trong khí tập
quyển. Mưa

- Hoạt động củng cố, luyện tập

- Bài 10: Cộng hòa nhân
7

Rung

dân Trung Hoa (tiết 1)
- Các tiết ơn tập giữa kì, - Củng cố lại kiến thức đã học

chng

cuối kì.

vàng
Bộ

8


theo bài, theo chương.

bài Các tiết ơn tập giữa kì, cuối Củng cố lại kiến thức đã học

Đomino

theo bài, theo chương.
PHẦN III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Năm học 2019 - 2020, tôi phụ trách giảng dạy ở các lớp: 10B1,11B6, 11B7,
11B8, 11B9 (cả năm); 10B3 (học kì I); 10B6, 10B7, 10B8, 10B9 (học kì II). Thơng
qua q trình áp dụng một số trị chơi trong dạy học Địa lí năm, tơi nhận thấy một
số hiệu quả nhất định. Nhìn chung , đã góp phàn tạo sự hứng thú, niềm say mê, học
hỏi của HS đối với mơn Địa lí, năng lực tư duy được nâng cao và hiệu quả học tập
được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, như sau:
- Học kì I, tôi đã áp dụng với các lớp 10B3, 11B6, 11B8, 11B9. Không sử
dụng ở lớp 10B1 và 11B7. Kết quả có sự khác biệt:

Giỏi
Khá
Trung
bình
Yếu

SL
%
SL
%
SL
%


Khơng áp dụng
10B1
11B7
3
9
7,5
24,3
28
20
70
54,1
9
8
22,5
21,6

Áp dụng trị chơi Địa lí
10B3
11B6
11B8
6
14
11
15
35
28,1
30
20
25

75
50
64,1
4
6
3
10
0
7,8

11B9
14
37,8
21
56,8
2
5,4

SL
0
0
0
0
0
0
%
0
0
0
0

0
0
- Học kì II, tơi áp dụng ở lớp 10B1, 11B6,11B8, 11B9 và tiếp tục không áp

dụng ở lớp 11B7. Kết quả như sau:


7
Khơng

Giỏi
Khá
Trung
bình
Yếu

SL
%
SL
%
SL
%

áp dụng
11B7
10
27,0
15
40,5
12

32,5

Áp dụng trị chơi Địa lí
10B1
12
30
24
60
4
10

11B6
18
45
18
45
4
10

11B8
18
46,2
19
48,7
2
5,1

11B9
18
48,7

18
48,7
1
2,6

SL
0
0
0
0
0
%
0
0
0
0
0
Từ bảng thống kê và thực tế giảng dạy ở các lớp có áp dụng trò chơi trong dạy

học cho thấy kết quả kiểm tra và chất lượng học tập của học sinh được cải thiện rõ
rệt. Học sinh có khả năng ghi nhớ, tái hiện và liên kết kiến thức rất tốt.
Về thái độ, nhờ tạo được hứng thú trong bài giảng nên thu hút được nhiều học
sinh u thích bộ mơn, chọn Địa lí làm mơn thi tự chọn trong kì thi tốt nghiệp
THPT quốc gia.
PHẦN IV. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của biện pháp
Với kết quả khác biệt giữa các lớp có áp dụng với lớp không áp dụng, sự khác
biệt giữa trước khi áp dụng và sau khi áp dụng (lớp 10B1),tơi nhận thấy, trị chơi
trong dạy học Địa lí đã góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học.Các trị
chơi sinh động, hấp dẫn và có tác dụng:

- Tạo hứng thú học tập, niềm say mê tìm hiểu, sự u thích của HS đối với bộ
mơn Địa lí. Vì vậy, khơng khí lớp học trở nên sơi nổi hơn.
- Khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng Địa lí.
- Phát huy sự nhanh trí, kích thích tư duy, sáng tạo, tính tự lập và rèn luyện kĩ
năng làm việc nhóm.
Thơng qua trị chơi, ý nghĩa nội dung bài học được truyền tải đến người nghe
một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu. Phương pháp này tạo sự mới mẻ, hoạt động vui nhộn


8
thu hút học trị, giảm tâm lí nhàm chán và thực hiện được phương châm “học mà
vui, vui mà học”.
2. Kiến nghị và đề xuất
* Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên cần phải có ý thức tìm hiểu, nâng cao trình
độ chun mơn nghiệp vụ , tích cực tìm tòi những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới
để khơi dậy hứng thú, ý thức tích cực của HS trong việc chiếm lĩnh tri thức. Tích cực
học tập, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp nhằm nâng cao năng lực cơng tác và
khả năng giảng dạy Địa lí.
* Đối với nhà trường: Tổ chức nhiều buổi tập huấn bồi dưỡng phương pháp dạy
học tích cực, trao đổi kinh nghiệm dạy học cho giáo viên để góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động dạy và học.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hải Lăng, ngày 6 tháng11 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là phương pháp
tôi đã sử dụng trong năm học vừa qua,
không sao chép của người khác.
Người thực hiện


Nguyễn Thị Mỹ Liên
Nguyễn Khoa Xưng

PHỤ LỤC: MỘT SỐ TRÒ CHƠI MINH HỌA


9
1. Trị chơi “Đuổi hình bắt chữ” áp dụng ở bài 42 – Địa lí 10: Mơi trường và sự
phát triển bền vững – phần khởi động/ giới thiệu bài
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS khi tiếp nhận tri thức mới, đồng thời rèn
luyện kĩ năng quan sát, tư duy, nhận định và phản ứng nhanh.
* Chuẩn bị: GV chuẩn bị hình ảnh về chủ đề bài học: Mơi trường, Ô nhiễm,
Thiên tai, Cân bằng, Cạn kiệt, Mưa axit.
* Tổ chức trò chơi: Chơi chung cả lớp. GV lần lượt đưa ra các hình ảnh để
HS trả lời, HS nào trả lời đúng nhiều nhất thì GV có thể ghi điểm hoặc có hình thức
tun dương phù hợp.
2. Trị chơi “Cuộc đua kì thú” áp dụng trong bài 12 – Địa lí 10: Sự phân bố khí
áp.Một số loại gió chính – Hoạt động hình thành kiến thức mục II. Một số loại
gió chính.
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của một số loại gió chính. Rèn luyện kĩ
năng tập trung, tư duy, khai thác kiến thức từ kênh hình, kênh chữ ở SGK và sự
nhạy bén trong suy nghĩ.
* Chuẩn bị: GV chuẩn bị phiếu học tập về các loại gió.
* Tổ chức trị chơi:
- Bước 1: GV giới thiệu trị chơi “Cuộc đua kì thú”
+ Trong 10 phút, các nhóm nhận phiếu học tập và thực hiện nhiệm vụ.
+ Làm đúng được nhận phiếu tiếp theo, làm sai phải làm lại.
+ Trong thời gian quy định nhóm nào hồn thiện nhanh nhất sẽ giành chiến
thắng.

- Bước 2: Thực hiện trò chơi: GV chia lớp thành 3 nhóm và lần lượt phát
phiếu học tập cho các nhóm.
Phiếu học tập (Mỗi lần chỉ phát một nội dung trong phiếu)
Nhóm 1
Đặc điểm
Khu vực hoạt động
Hướng gió

Gió Tây ơn đới

Gió Mậu dịch


10
Tính chất
Nhóm 2
Đặc điểm
Khái niệm
Ngun nhân hình thành
Khu vực hoạt động
Thời gian hoạt động
Hướng gió
Tính chất
Nhóm 3

Gió mùa

Đặc điểm
Gió Đất, gió Biển
Gió fơn

Khái niệm
Khu vực hoạt động
Hướng gió + Tính chất
- Bước 3: GV đánh giá, nhận xét. Cho điểm cộng cho nhóm làm tốt nhất.Từ
kết quả trị chơi, GV và HS cùng rút ra kiến thức về đặc điểm các loại gió.
3. Trị chơi “Bộ bài Đơmin” áp dụng cho tiết ơn tập giữa I Địa lí 10
* Mục tiêu: Nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng ghi nhớ, tái hiện, sự quyết đoán,
phản ứng nhanh. Đồng thời giúp HS khắc sâu được kiến thức.
* Chuẩn bị: GV chuẩn bị 4 bộ bài (mỗi bộ 88 lá bài, gồm 44 câu hỏi và 44
đáp án đã được xáo trộn).
* Tổ chức trò chơi:
- Bước 1: Phổ biến luật chơi: Chia lớp thành các nhóm nhỏ 4 nhóm. Mỗi
nhóm nhận 1 bộ (nội dung các bộ bài giống nhau). Các thành viên trong nhóm sắp
xếp đáp án phù hợp với nội dung câu hỏi. Trong thời gian quy định, các nhóm hồn
thành bộ bài, GV sẽ đánh giá dựa vào kết quả đúng và thời gian hồn thành của các
nhóm. Nhóm làm đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng.
- Bước 2: Tiến hành chơi. (Nội dung bộ bài nằm ở trang kế tiếp)
- Bước 3: Tuyên bố nhóm thắng cuộc. GV nhận xét, cho điểm (nếu có). Từ kết
quả trị chơi, GV nhận xét và các nhóm cùng nhau hệ thống lại kiến thức ôn tập.


11


12


13



14


15



×