Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài tập học sinh giỏi kim loại phi kim hóa học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.06 KB, 3 trang )

Kim Loại Và Phi Kim I
Dạng 1: Viết PTHH Theo Sơ Đồ Chuyển Hóa.
VD1: Viết các PTHH theo sơ đồ chuyển hóa sau:
a, Fe→FeCl2↔FeCl3→Fe(OH)3→Fe2O3→CO2→Na2CO3→Na2SiO3→H2SiO3→SiO2→SiF4
b, FeS→H2S→CuS→SO2↔S→Na2SO3.
c, C→Al4C3→CH4→CO2↔CO.
VD2: Xác định A, B, C, D, E, F, G, H, I và viết PTHH của các phản ứng để hồn thành các chuyển hóa sau:
KMnO4 + A → B↑ + C + D + E.
C + E → F + G↑ + H↑
G+H→A
A+F→C+E
B+F→C+I+E
Dạng 2: Điều Chế.
VD1: Từ quặng dolomit, than cốc, quặng pirit sắt, H2O, cát và các điều kiện cần thiết khác, hãy viết PTHH của các phản
ứng điều chế:
a, CaCO3
b, CaSiO3
c, Fe2(SO4)3
d, Si.
VD2: Từ các chất ban đầu: CuS, BaCO3, Na2SiO3, HCl, Mg, H2O. Viết PTHH điều chế:
a, C
b, Si
c, S
d, Na e, Ba f, Cu.
VD3: Viết 3 PTHH điều chế trực tiếp:
a, Fe
b, Mg
c, Ag.
Dạng 3: Nhận Biết Và Tách Chất.
VD1: Chỉ dùng thêm H2O làm thuốc thử, trình bày PPHH nhận biết: Na, Al, Fe.
VD2: Chỉ dùng thêm kim loại Na, hãy trình bày PPHH nhận biết các dung dịch: AlCl3, HCl, FeCl3, FeCl2, NaCl.


VD3: Trình bày PPHH để tách riêng từng kim loại sau ra khỏi hỗn hợp gồm: Cu, Fe, Ag, Zn.
Dạng 4: Giải Thích Hiện Tượng.
VD1: Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH cho các trường hợp sau:
a, Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
b, Cho Al vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch X.
c, Cho Mg vào dung dịch NaHSO4.
d, Cho vài giọt phenolphtalein vào cốc đựng nước cất sau đó bỏ một mẩu Na bằng hạt đậu vào.
e, Đốt dây Fe trong bình chứa đầy khí O2.
VD2: Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH cho các trường hợp sau:
a, Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(OH)2.
b, Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 lỗng, dư, thu được dung dịch X. Cho một ít KMnO4 vào X lắc nhẹ.
c, Cho luồng khí H2 đi qua ống đựng bột CuO đun nóng.
d, Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.
e, Cho Cu vào dung dịch HCl, sau đó liên tục sục khí O2 vào.
f, Đun nóng hỗn hợp Al và S trong bình kín đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl thu
được hỗn hợp khí Y.
g, Thả 1 chiếc đinh Fe vào dung dịch CuSO4 rồi đun nóng hỗn hợp.
Dạng 5: Xác Định Tên Kim Loại.
VD1: Lấy 2 thanh kim loại M (II) có khối lượng ban đầu như nhau, nhúng thanh 1 vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh 2 vào
dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra thấy khối lượng thanh 1 giảm 0,2%, thanh 2 tăng 28,4% so
với ban đầu. Xác định M biết số mol Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 tham gia phản ứng là như nhau.
VD2: Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp A gồm Na và kim loại R (II, có hyđroxit lưỡng tính) vào H2O, sau phản ứng thu
được dung dịch B và V lít khí H2 (đktc). Nếu cho dung dịch B tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 0,25M tạo thành 1
dung dịch chỉ chứa 2 chất tan. Mặt khác, khi hấp thụ vừa hết 1,008 lít CO2 (đktc) vao dung dịch B, thu được 1,485 gam 1
chất kết tủa và dung dịch nước lọc chỉ chứa chất tan NaHCO3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định R.
VD3: Hịa tan hồn tồn 19,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R (II) vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí (đktc).
Mặt khác, khi hịa tan hồn tồn 9,2 gam kim loại R trong 1000 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch B, cho quz vào
dung dịch B thấy quz chuyển thành màu đỏ.
1|Page



Kim Loại Và Phi Kim I
a, Xác định kim loại R.
b, Tính %m mỗi kim loại trong A.
VD4: Cho 1,6 gam hỗn hợp X chứa Mg vfa kim loại M vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,896 lít
khí H2 (đktc). Cũng 1,6 gam hỗn hợp X ở trên tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y và
1,12 lít khí SO2 (đktc) duy nhất. Viết PTHH xảy ra và xác định kim loại M.
VD5: Đốt cháy hoàn tồn 31,36 gam kim loại M trong bình đựng khí Clo dư, thu được 91 gam muối clurua.
a, Xác định tên kim loại M.
b, Để hịa tan hồn tồn 18,4 gam hỗn hợp X gồm kim loại M và 1 oxit của kim loại M cần dùng vừa hết 320 ml dung dịch
HCl 2M. Cịn nếu dẫn luồng khí H2 dư đi qua 18,4 gam hỗn hợp X nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
14,56 gam chất rắn. Tìm cơng thức của oxit kim loại trong X.
Dạng 6: Axit Tác Dụng Với Muối Cacbonat.
VD1: Nhỏ từ từ đến hết 350 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và Na2CO3 1,5M. Tính V khí
thốt ra (đktc).
VD2: Nhỏ từ từ 350 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch KOH 2M và Na2CO3 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng,
thu được V lít khí (đktc). Tính giá trị của V.
VD3: Cho từ từ 400 ml dung dịch HCl 2M vào m gam dung dịch X chứa Na2CO3 10% và NaHCO3 a%. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn tồn thu được dung dịch Y và 3,36 lít CO2 (đktc). Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được tối đa 60
gam kết tủa. Tính a.
VD4: Nhỏ từ từ cho đến hết 200 ml dung dịch KHCO3 0,2M và K2CO3 0,5M vào 120 ml dung dịch HCl 1M và khuấy đều thu
được V lít CO2 thốt ra (đktc) và dung dịch X. Thêm 100 ml dung dịch KOH 0,15M và CaCl2 0,6M vào dung dịch X, thu
được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hồn tồn. Tính V, m.
VD5: X là dung dịch HCl xM. Y là dung dịch Na2CO3 yM. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, sau phản
ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết V1:V2=4:7.
Tính x:y.
VD6: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,2 mol K2CO3 và 0,15 mol KHCO3 vào V lít dung dịch HCl 0,5M, sau phản ứng hồn tồn
thấy thốt ra khí CO2 và thu được dung dịch X. Cho Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch X thu được 34,475 gam kết tủa. Tính V
và khối lượng mỗi muối trong X.
Dạng 7: Muối Hyđrocacbonat Tác Dụng Với Dung Dịch Kiềm.

VD1: Chia m gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và Na2CO3 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch
BaCl2, thu được 19,7 gam kết tủa. Cho phần 2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 30 gam kết tủa. Tính m.
VD2: Hỗn hợp M gồm 2 muối A2CO3 và AHCO3 (A là kim loại kiềm). Chia 57,6 gam M thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác
dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 49,25 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2
dư, thu được 19,7 gam kết tủa. Xác định A.
VD3: Hấp thụ hết 6,72 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy
100 ml dung dịch X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,75M thu được 4,032 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X
tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 59,1 gam kết tủa. Tính x, y.
Dạng 8: Lưỡng Tính (Oxit & Hyđroxit).
VD1: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu vào lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, thu được
dung dịch Y và 5,6 lít H2 (đktc); 6,4 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong
khơng khí đến khối lượng khơng đổi, thu được 8 gam chất rắn khan. Tính m.
VD2: Cho 25 gam hỗn hợp bột M gồm Al2O3, Al, Fe3O4, Fe vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2. Sau khi các phản ứng xảy ra
hồn tồn, thu được dung dịch Y; 3,36 lít H2 (đktc) và 17,2 gam chất rắn X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4
đặc, nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 3,92 lít SO2 (đktc, duy nhất). Tính khối lượng mỗi chất trong M.
VD3: Cho 200 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1,5M vào 100 ml dung dịch chứa HCl 0,5M và AlCl3 xM. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn tồn thu được 3,9 gam kết tủa. Tính x.
VD4: NHỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa HCl, AlCl3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau. Tính
giá trị của x, y, z.
2|Page


Kim Loại Và Phi Kim I

Số mol Al(OH)3
0,2

0,15
Số mol NaOH
y

x
z
0,15
VD5: NHỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa a mol HCl y mol AlCl3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ
thị sau. Tính x, y.
Số mol Al(OH)3
Số mol NaOH

0,3

0,5 0,55

Dạng 9: Muối Aluminat Tác Dụng Với Dung Dịch Axit.
VD1: Nhỏ từ từ đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa a mol NaAlO2 và 0,05 mol NaOH, thu được 2,34
gam kết tủa. Tính a.
VD2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba(AlO2)2. Kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau. Tính x, y.
Số mol Al(OH)3
0,2
Số mol HCl
0,1

0,3

0,7

VD3: Cho 150 ml dung dịch gồm KOH 1M và NaOH 1M vào 80 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu
được m gam kết tủa. Tính m.
VD4: Dung dịch X chứa x mol NaAlO2. Cho 150 ml dung dịch HCl 1M tác dụng với dung dịch X thu được m gam kết tủa.
Cho 350 ml dung dịch HCl 1M tác dụng với dung dịch X thu được m gam kết tủa. Tính x.

Dạng 10: Phản Ứng Nhiệt Nhôm.
VD1: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong khí trơ, thu được m gam hỗn hợp rắn X. Cho X tác
dụng với lượng dư dung dịch KOH, thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 1,344 lít H2 (đktc). Sục khí CO2 tới dư vào dung
dịch Y, thu được 9,36 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn tồn. Tính m.
VD2: Thực hiện phản ứng nhiệt nhơm hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong khí trơ. Sau một thời gian thu được 29,4 gam hỗn
hợp X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 vào dung dịch HCl lỗng nóng, thu được 3,36 lít H2 (đktc). Hòa tan
phần 2 vào lượng dư dung dịch NaOH đặc nóng, thu được 0,84 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hồn tồn. Tính H%
phản ứng nhiệt nhơm.
VD3: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO và Al trong mơi trường khí trơ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 38,8 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau khi kết thúc các phản ứng thu được
dung dịch A, chất rắn Z và 3,36 lít H2 (đktc).
a, Tính khối lượng Al trong m gam X.
b, Cho Z tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 10,08 lít SO2 (đktc, duy nhất). Tính khối lượng
CuO và Fe2O3 có trong m gam X.

3|Page



×