Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do việt nam eu (evfta) đối với xuất khẩu hàng thủy sản việt nam sang eu và giải pháp đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
-------***-------

BÀI TẬP LỚN
MÔN: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài
Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA) đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang EU
và giải pháp đối với Việt Nam

Lớp học phần: Hội nhập kinh tế quốc tế(221)_06
Lớp chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế 62B
Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Thị Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 10
Bùi Đình Bình (C)
Đồn Nhật Minh
Lê Hà Diệu Ly
Lê Thị Lan Anh
Vũ Hà Duyên
Nguyễn Quỳnh Anh


Mục lục
Lời mở đầu ............................................................................................................. 3
Nội dung ................................................................................................................. 4
1.

Tổng quan về Hiệp định EVFTA và ngành thủy sản Việt Nam .................. 4
1.1.


Tổng quan về Hiệp định EVFTA ............................................................ 4

1.2.

Tác động của Hiệp định EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam ................ 6

1.3.

Khái quát chung về ngành thủy sản của Việt Nam trong điều kiện

thực thi Hiệp định EVFTA ............................................................................................. 7
2.

Thực trạng xuất khẩu của VN sang EU trước và sau khi thực thi Hiệp

Định EVFTA ....................................................................................................................... 9
2.1.

Giai đoạn trước khi thực thi Hiệp định EVFTA .................................... 9

2.2. Giai đoạn sau khi thực thi Hiệp định EVFTA (tháng 8 năm 2020 –
tháng 3 năm 2022) ......................................................................................................... 10
3. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam khi thực
thi Hiệp định EVFTA ....................................................................................................... 14

4.

3.1.

Cơ hội ..................................................................................................... 14


3.2.

Thách thức ............................................................................................. 17

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam nhằm khai thác cơ

hội từ Hiệp định EVFTA .................................................................................................. 22
4.1.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước ....................................................... 22

4.2.

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu .......................................................... 24

Kết luận ................................................................................................................ 28
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 29
Câu hỏi ................................................................................................................. 30

Page | 2


Lời mở đầu
Hiệp định thương mại nói chung và Hiệp định thương mại tự do nói riêng có vai
trị quan trọng đối với hội nhập kinh tế quốc tế và các quốc gia. Trong những thập niên
gần đây, xu hướng ký kết các hiệp định thương mại tự do khu vực song phương hay
nhiều bên là hiện tương nổi bật trong hệ thống thương mại quốc tế. Việt Nam cũng khơng
đứng ngồi xu hướng đó, đã, đang và sẽ đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại
khu vực quan trọng.

EVFTA là Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và cân bằng về lợi ích cho cả Việt
Nam và EU. Việc đàm phán và kết thúc phù hợp với chủ trương tăng cường quan hệ
nhiều mặt, đặc biệt là quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU. Với
những cam kết đạt được, những lợi ích chính có thể kể đến là: mở rộng thị trường xuất
khẩu, đặc biệt là sản phẩm thế mạnh, khuyến khích mơi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở
và minh bạch hơn, thúc đẩy nguồn vốn chất lượng cao từ EU… Trong khuôn khổ đề tài
này, chúng em sẽ đi sâu vào tìm hiểu những ảnh hưởng của Hiệp định đối với ngành thủy
sản – một trong những ngành kinh tế đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam.

Page | 3


Nội dung
1. Tổng quan về Hiệp định EVFTA và ngành thủy sản Việt Nam
1.1. Tổng quan về Hiệp định EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa
Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Tồn diện và
Tiến bộ Xun Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức
độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Các cuộc đàm phán giữa EU và Việt
Nam bắt đầu vào tháng 10 năm 2010 với việc đàm phán kết thúc vào tháng 12 năm 2015.
Ngày 21/1/2020, Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA) thông qua
Hiệp định, Nghị viện châu Âu ngày 12/2/2020 chính thức thơng qua cả hai hiệp định Quốc
hội Việt Nam vào ngày 8 tháng 6 năm 2020 đã phê chuẩn EVFTA và Hiệp định Bảo hộ
Đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) sau gần 10 năm đàm phán.
Đây là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam
và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
EVFTA chủ yếu bao gồm các cam kết chung hợp tác, minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng
rào kỹ thuật (TBT), để có thể xuất khẩu vào EU, hàng hóa phải tn thủ các ngun tắc
TBT trong q trình chế biến, đóng gói sản phẩm và bảo vệ mơi trường.
Cam kết EVFTA về thuế quan đối với những sản phẩm thủy sản được xóa bỏ ngay

thuế quan bao gồm: Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dịng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu
lực, trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao từ 6 - 22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp,
mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh…
Đối với những sản phẩm thủy sản có lộ trình giảm thuế từ 3 đến 7 năm bao gồm: 50%
số dòng thuế còn lại, thuế suất cơ sở từ 5,5 - 26%, sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3
đến 7 năm, như sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ…
Đối với sản phẩm thủy sản có áp dụng hạn ngạch thuế quan bao gồm: Mặt hàng cá
ngừ đóng hộp và Surimi (cá viên) áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn/năm
và 500 tấn/năm.

Page | 4


Đối với mặt hàng tơm: Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu một số mặt hàng
tôm Việt Nam sang EU sẽ về 0%: - Tôm mã HS 03061100 (tôm hùm xanh ướp đá; tôm sú
HOSO, DP đông lạnh; tôm sắt PD tươi đông lạnh; tôm mũ ni vỏ, nguyên con, xẻ đông
lạnh…) từ mức hiện tại 12,5%.
Đối với mặt hàng cá ngừ: EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho các sản phẩm cá ngừ tươi sống
và đông lạnh (trừ thăn/ philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304) ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Đối với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đơng lạnh mã HS030487, EU sẽ xóa bỏ thuế
quan cho Việt Nam theo lộ trình 3 năm, từ mức thuế cơ bản 18%.
Với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ hấp (nguyên liệu để sản xuất cá ngừ đóng hộp),
EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 7 năm, từ mức thuế cơ bản 24%.
Riêng đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp (như cá ngừ ngâm dầu đóng
hộp, đóng túi, các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp…), EU sẽ miễn thuế cho Việt
Nam trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm.
Về quy tắc xuất xứ, để được hưởng mức thuế ưu đãi như trong Hiệp định EVFTA
đã cam kết, các sản phẩm thủy sản phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Tiêu chí xuất
xứ đối với thủy sản nguyên liệu và thủy sản chế biến trong EVFTA là xuất xứ thuần túy.
EVFTA bao gồm các cam kết về thực thi các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm

(SPS) đối với hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm và các sản phẩm nơng nghiệp.
Ngồi ra có thêm cam kết về biện pháp SPS khẩn cấp gắn với các dịch bệnh và cam
kết về giới hạn phạm vi địa lý của dịch bệnh.
EVFTA có một Chương riêng về thương mại và phát triển bền vững, với các cam kết
về lao động, về môi trường, kinh doanh và quản lý bền vững các nguồn hải sản sống và sản
phẩm nuôi trồng thủy sản; cam kết hợp tác chặt chẽ trong vấn đề IUU; cam kết hợp tác,
trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan tới việc kiểm soát, giám sát, thực thi các biện
pháp quản lý đánh bắt hải sản.
Hiệp định EVFTA thực thi không chỉ tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển,
hội nhập mạnh mẽ mà còn làm gia tăng vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Hiệp
định EVFTA thực thi không chỉ tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập
mạnh mẽ mà còn làm gia tăng vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Page | 5


1.2. Tác động của Hiệp định EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA thực thi không chỉ tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển,
hội nhập mạnh mẽ mà còn làm gia tăng vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ nhất, tác động tới tăng trưởng kinh tế. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về tác động của EVFTA, nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan
được thực thi triệt để, kết hợp với một số yếu tố từ chiến tranh thương mại, Anh rời khỏi
EU (Brexit), sự thay đổi chính sách của các nước… tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ
được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ góp
phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu
thực hiện), 4,57-5,30% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 7,07-7,72% (cho giai đoạn 05
năm sau đó).
Thứ hai, tác động đến thương mại. Tham gia Hiệp định EVFTA dự kiến giúp kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và
44,37% vào năm 2030 so với khơng có Hiệp định. Xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của

Việt Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch của Việt Nam sẽ tăng trung bình 5,21-8,17%
(cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 11,12-15,27% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và
17,98-21,95% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).
Thứ ba, tác động đến ngân sách nhà nước (NSNN). Cắt giảm thuế quan theo Hiệp
định EVFTA sẽ có tác động hai chiều đến nguồn thu NSNN, cụ thể: Giảm thu NSNN do
giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu; Tăng thu NSNN do có thu thêm từ thu nội địa
dưới tác động tích cực của thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Dự kiến, tổng mức
giảm thu NSNN từ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo lộ trình của Hiệp định
EVFTA là 2.537,3 tỷ đồng.
Mặt khác, thu NSNN tăng lên do thu nội địa từ tác động tăng trưởng của EVFTA là
7.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030. Số thu sẽ tăng dần theo mức độ tác động của
Hiệp định tới tăng trưởng. Như vậy, lợi ích của Hiệp định EVFTA về thu ngân sách có
thể sẽ được phát huy tốt hơn trong trung và dài hạn.
Thứ tư, tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi
EVFTA thực thi, Việt Nam kỳ vọng có nhiều đổi mới và thể chế, cải thiện môi trường

Page | 6


Docum
Discover more from:
hội nhập ktqt HNKTQT
Đại học Kinh tế Quốc dân
600 documents

Go to course

54

Premium

Đề
Cương Ơn

Premium
Tài
liệu ơn thi

Premium
DE
Cuong ON

Tập Mơn Hội…

Hội nhập kinh t…

TAP BIEN…

hội
nhậ…

16

100% (3)

hội
nhậ…

11

100% (3)


hội
nhậ…

đầu tư do thực hiện Hiệp định sẽ tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Các cam
kết rộng và sâu về đầu tư của Hiệp định sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế,
hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà đầu
tư EU kinh doanh tại Việt Nam.
Mặt khác, các cam kết về thuận lợi hóa đầu tư cùng với mức độ tự do hóa các ngành
dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên, đặc biệt là
dịch vụ kinh doanh, dịch vụ mơi trường, dịch vụ bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải
biển. Điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam tăng trong thời gian tới.
Hiệp định EVFTA cũng mở ra kỳ vọng nâng cao chất lượng đầu tư vào Việt Nam từ
các đối tác có nguồn gốc là các nước phát triển do Việt Nam tăng cường mở cửa thị
trường hàng hóa, dịch vụ. Điều này sẽ tạo ra những động lực mới cho dịng vốn FDI vào
Việt Nam. Theo đó, cơ cấu lĩnh vực đầu tư cũng có thể thay đổi khi Việt Nam thu hút
được các đối tác đầu tư mới và các lĩnh vực thu hút đầu tư được mở rộng. Dòng vốn FDI
vào những lĩnh vực đầu tư còn dư địa lớn tại Việt Nam và EU cũng có thế mạnh như
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Thứ năm, tác động thay đổi pháp luật, thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.
Hiệp định EVFTA là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế-pháp luật theo hướng
tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, hoàn thiện mơi trường kinh doanh theo hướng thơng
thống, minh bạch và dễ dự đốn hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư
nước ngoài cũng như các hoạt động kinh doanh khác, bao gồm các giao dịch xuyên quốc
gia, các loại hình dịch vụ cung cấp qua biên giới.
1.3. Khái quát chung về ngành thủy sản của Việt Nam trong điều kiện thực thi Hiệp
định EVFTA
Việt Nam may mắn khi được thiên nhiên ban tặng vị trí địa lý giáp với biển Đơng.
Chính vì vậy, chuỗi cung ứng cho mặt hàng thủy sản của nước ta ln dồi dào và ổn định.
Ngồi ra, nguồn lực thủy sản của nước ta có rất nhiều lồi có giá trị cao như cá tra, cá ba

sa, tôm biển, tôm hùm và các loài động vật biển quý hiếm. Một số loại như bào ngư, đồi
mồi, vây cá, ngọc trai,...còn được giới thượng lưu sử dụng nhiều Hiệp định thương mại
giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mở ra một kỷ nguyên mới về xuất khẩu

Page | 7

83% (6)

Premium
CASE
Study
6

about 2 firms
hội
nhậ…

100%


thủy sản của Việt Nam khi một số mặt hàng được hưởng ưu đãi giảm thuế còn 0% và thủy
sản sẽ có những ảnh hưởng tích cực trong thị trường EU.
Việt Nam được xem là một quốc gia lý tưởng và tiềm năng cho nền công nghiệp thủy
sản, bao gồm cả 2 lĩnh vực nuôi trồng và khai thác. Hệ thống chế biến thủy sản của Việt
Nam vô cùng đa dạng, có được từ sự thuận lợi của thiên nhiên và vị trí địa lý. Quốc gia
Việt Nam được chia ra làm 3 vùng miền khai thác thủy sản gồm miền Bắc, miền Trung và
miền Nam. Mỗi vùng miền đều sở hữu một thế mạnh khác nhau và riêng biệt cho từng loại
thủy sản. Trong đó, khu vực phía Bắc chủ yếu khai thác thủy sản là những loài sống nước
ngọt và nuôi lồng bè trên biển; miền Trung lại tập trung nuôi thâm canh và đánh bắt các
loại tôm như tôm sú, tôm hùm và nuôi cá lồng bè.; khu vực miền Nam được coi là trung

tâm của lĩnh vực thủy sản, cùng với những hoạt động nuôi trồng đa dạng như cá tra, cá lóc,
cá rơ, tơm càng xanh và nhiều loại hải sản khác. Các ngành nuôi trồng thủy sản chủ yếu
của nước ta là cá tra và tôm. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP),hoạt động nuôi trồng thủy sản này thường được tập trung tại đồng
bằng sông Cửu Long chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm cả nước. Với
khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
đã tăng gấp 11 lần và tăng trưởng trung bình hàng năm từ 10%. Cùng với đó, theo thống
kê, cả nước có 2.362 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ bao gồm 1.750 cơ sở sản xuất tôm
sú và 612 cơ sở sản xuất tôm chân trắng. Ngồi ra, riêng khu vực đồng bằng sơng Cửu
Long có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ và gần 4.000ha ương dưỡng cá tra
giống; sản xuất được khoảng 2 tỷ cá tra giống.
Đối với lĩnh vực khai thác và đánh bắt thủy sản, theo thống kê của VASEP, năm 2020,
cả nước có 94.572 tàu cá. Trong đó, số lượng tàu cá dài từ 6 mét đến 12 mét là 45.950 tàu
cá, 18.425 tàu dài 12 mét đến 15 mét, 27.575 tàu dài từ 15 mét đến 24 mét và 2.662 dài lớn
hơn 24 mét). Ngoài ra, cả nước có 4.227 tổ đội hoạt động với 29.588 tàu cá, 179.601 lao
động trên biển. Ngành Thủy sản của Việt Nam có cơ hội và nhận được những định hướng
trong dài hạn, được Nhà nước quan tâm vì đây là một trong những ngành đem lại kinh tế
cho đất nước. Bằng chứng là Quyết định số 1445/QĐ-TTg được ban hành vào ngày
16/8/2013 đã đề ra những quan điểm quy hoạch phát triển thủy sản phù hợp với chiến lược

Page | 8


phát triển kinh tế - xã hội cả nước và mục tiêu phát triển là ngành Thủy sản được công
nghiệp hóa vào năm 2020, hiện đại hóa vào năm 2030 và tiếp tục được phát triển toàn diện,
hiệu quả bền vững. Ngồi ra, với những số liệu của ni trồng thủy sản và khai thác ở trên,
chuỗi cung ứng của thủy sản có thể cung cấp khối lượng lớn và đảm bảo an tồn về mặt
chất lượng. Cùng với đó, công nghệ được dùng trong ngành Thủy sản này dần dần cũng sẽ
được nâng cao theo và khi áp dụng những cơng nghệ hiện đại vào ngành có thể đa dạng
hóa được sản phẩm thủy sản. Việt Nam cũng có một nguồn nhân lực cùng với tay nghề

cao, nhiều kinh nghiệm và ổn định, song song với việc được tham gia ký kết những hiệp
định tự do hóa thương mại như EVFTA, UKVFTA và những lợi thế về thuế xuất nhập
khẩu sẽ giúp cho ngành Thủy sản được thúc đẩy xuất khẩu. Việt Nam đang trong quá trình
tăng cường và phát triển, giúp cho ngành Thủy sản của nước nhà trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn và đặt nền móng cho lâu dài.

2. Thực trạng xuất khẩu của VN sang EU trước và sau khi thực thi Hiệp Định
EVFTA
2.1. Giai đoạn trước khi thực thi Hiệp định EVFTA
Báo cáo từ VASEP cho biết, trước khi có thẻ vàng, EU là thị trường xuất khẩu
thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau Mỹ. EU luôn chiếm trên 17% tổng giá trị
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Riêng xuất khẩu hải sản các loại như cá ngừ, bạch tuộc, mực, cá thu... luôn đạt
kim ngạch 350 - 400 triệu USD/năm, chiếm khoảng 30% tổng giá trị kim ngạch xuất
khẩu thủy, hải sản của Việt Nam sang EU.
Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam bị EU phạt thẻ vàng IUU hồi tháng 10/2017, giá trị
xuất khẩu hải sản sang thị trường này đã giảm nhiều.
Do ảnh hưởng của thẻ vàng IUU, xuất khẩu thủy sản sang EU đã giảm đáng kể
trong những năm qua, và đó mới chỉ là một phần của tác động tiêu cực có thể thấy qua số
liệu xuất khẩu và sẽ cịn có nhiều hệ lụy khác.
Năm 2018, năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của thẻ vàng IUU, tổng kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng hải sản sang EU giảm 6%. Trong số các sản phẩm khai thác biển này,
xuất khẩu bạch tuộc giảm 22%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 19%, cua giảm 14% và các

Page | 9


lồi cá biển khác giảm 4%. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ sang EU năm 2018 vẫn tăng
12%.
Năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đạt khoảng 1,3

tỷ USD, trong đó sản phẩm hải sản khai thác đóng góp khoảng 387 triệu USD. So với
năm 2018, thỉ kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 2019
giảm 12%.
Đặc biệt, 3 mặt hàng thủy sản chính sang thị trường EU đều giảm mạnh: bạch tuộc
tiếp tục giảm 19%, cá ngừ giảm 12%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm mạnh 119%, trong
khi các sản phẩm hải sản khác tăng 14%.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,4 tỷ USD vào năm 2020, giảm
gần 2% so với năm 2019. Các thị trường bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm Trung Quốc
giảm 3%, EU (giảm 6%), Hàn Quốc (giảm 2%) và các nước ASEAN (giảm 18%), Nhật
Bản (giảm 3%).
Các thị trường khác tăng so với cùng kỳ (Mỹ tăng 10%, Anh tăng 23%, Canada
tăng 14%). Về sản phẩm xuất khẩu: cá tra giảm mạnh nhất, 25%; bạch tuộc giảm 3% và
cá ngừ giảm 10%, trong khi xuất khẩu tôm vẫn tăng.
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 1,22 tỷ USD, tiếp tục giảm
6% so với năm 2019. Tuy nhiên, theo Báo cáo, khó dựa vào các số liệu xuất khẩu thủy
sản sang EU năm 2020 để phân tích định lượng tác động từ thẻ vàng. Bởi, suy giảm xuất
khẩu năm 2020 không chỉ chịu tác động bởi thẻ vàng, mà còn bị ảnh hưởng bởi cả đại
dịch COVID-19.
2.2. Giai đoạn sau khi thực thi Hiệp định EVFTA (tháng 8 năm 2020 – tháng 3 năm
2022)
Năm 2020, dù có lực đẩy tốt từ EVFTA đi vào thực thi nhưng xuất khẩu thủy sản
sang EU vẫn bị sụt giảm 8,8% về lượng và giảm 6,21% về trị giá so với năm 2019, ước
đạt 205,9 nghìn tấn với trị giá 947,89 triệu USD, chiếm 10,18% về lượng và chiếm
11,29% về trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Việc Anh rời khỏi EU năm 2020
khiến cho thị trường EU khơng cịn thuộc nhóm những thị trường có trị giá xuất khẩu
thủy sản trên 1 tỷ USD trong năm 2020

Page | 10



Nhìn vào số liệu xuất khẩu thủy sản sang EU trong 6 tháng đầu năm 2021, có thể
thấy thủy sản đã nắm bắt được cơ hội từ EVFTA khi mà đã xuất khẩu được tới 25/27 thị
trường thuộc EU với tổng lượng xuất khẩu đạt 104,3 nghìn tấn, trị giá 485,3 triệu USD,
tăng 16% về lượng và tăng 20% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này cao
hơn nhiều so với mức tăng 14,4% của xuất khẩu thủy sản của cả nước. Với kết quả này,
EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của nước ta (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và
Trung Quốc), chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 0,6 điểm phần
trăm so với cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ lượng và trị giá xuất khẩu từng tháng năm 2021 cho thấy ngoại trừ tháng
2 (tháng có đợt nghỉ Tết nguyên đán) thì lượng và trị giá xuất khẩu các tháng năm 2021
đều tăng so với năm trước.
Theo thống kê, xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu sang thị
trường EU 6 tháng đạt 255,7 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó,
riêng tôm chân trắng đạt trên 205 triệu USD, tăng 31%. Thị trường EU chiếm trên 14%
tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam, đứng thứ ba sau thị trường Hoa Kỳ và Nhật
Bản.
Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng hơn 31%. Thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA
đối với cá ngừ tươi sống, đông lạnh hoặc phi-lê, ướp lạnh được cắt giảm ngay (trừ
thăn/philê cá ngừ đông lạnh); đối với cá ngừ chế biến đóng hộp (như cá ngừ ngâm dầu
đóng hộp, đóng túi, các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp…), EU miễn thuế cho
Việt Nam trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, cá ngừ có trị giá xuất khẩu lớn thứ hai sang EU, đạt
73,3 triệu USD, tăng 31,6%. Thị trường EU chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ
của Việt Nam, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ. Trong đó, riêng xuất khẩu cá ngừ chế biến đóng
hộp đạt 35,5 triệu USD, tăng 116,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu nghêu, sò, bạch tuộc, mực đều ghi nhận tăng trưởng. Những mặt hàng
này được cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA là cắt giảm ngay hoặc theo lộ trình
3 năm. Một số dịng sản phẩm chế biến của mực, bạch tuộc, nghêu, ốc được cắt giảm
ngay đều ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu cao. Xuất khẩu nghêu sang EU trong 6 tháng


Page | 11


đạt 33,3 triệu USD, tăng 47,6%; xuất khẩu mực đạt 19,1 triệu USD, tăng 60,5%; xuất
khẩu bạch tuộc đạt 5,4 triệu USD, tăng 23,2%.
Xuất khẩu ốc tuy không cao so với các mặt hàng khác, đạt 179 nghìn USD, nhưng
tăng trưởng mạnh với mức tăng trên 313% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu surimi tăng mạnh Surimi là mặt hàng theo cam kết hàng năm sẽ có
lượng hạn ngạch hưởng thuế 0% theo EVFTA là 500 tấn. Xuất khẩu 6 tháng đầu năm
sang EU mặt hàng surimi (HS 160420) đạt 3,19 triệu USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ
năm 2020. Tuy vậy, bên cạnh những mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu cao, xuất khẩu cá
tra cịn nhiều khó khăn.
Mặt hàng cá tra xuất khẩu sang EU chưa có dấu hiệu hồi phục, tiếp tục sụt giảm
12,2% về lượng và 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Với mức sụt giảm này, thị
trường EU chỉ còn chiếm 7,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Nguyên
nhân do nhu cầu thị trường chưa phục hồi mạnh trong khi xuất khẩu phải đối mặt với tình
trạng thiếu hụt container để xếp hàng và giá cước vận tải biển tăng liên tục. Ngồi ra, các
chi phí ngun liệu đầu vào cho sản xuất, chế biến cũng tăng vọt ảnh hưởng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Về thị trường xuất khẩu trong khu vực EU. Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ
lực của Việt Nam tại khu vực EU đều đạt mức tăng trưởng tốt: Hà Lan (chiếm 20,5%
tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU, đạt 99 triệu USD, tăng 4,8%
so với cùng kỳ năm 2020), Đức (chiếm 19%, đạt 92 triệu USD, tăng 19,3%), Italy (chiếm
13%, đạt 63 triệu USD, tăng 78,7%), Bỉ (chiếm 11,7%, đạt 57 triệu USD, tăng 3,3%),
Pháp (chiếm 7,8%, đạt 37 triệu USD, tăng 11,8%),... Ngoài ra, một số thị trường có kim
ngạch xuất khẩu nhỏ lại đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu:
Bungari (tăng 192,7%), Estonia (tăng 153,5%), Litva (tăng 66,3%), Thuỵ Điển (tăng
63,1%),...
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của cả nước. Trong đó, những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối thị

trường này là Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ và Pháp. Đây là kết quả tương đối tích cực, nhất là
đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trước đại dịch Covid-

Page | 12


19, cước phí vận tải tăng lên những mức cao kỷ lục trong khi xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang thị trường EU vẫn chưa được gỡ thẻ vàng IUU.
Trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU có xu hướng hồi phục
trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA đã tiếp tục tạo thuận lợi
cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU.
Tuy nhiên, diễn biến của dịch Covid-19 tại thị trường trong và ngoài nước cùng với
những ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm
2022, tổng giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường EU đạt 20,2 triệu USD, tăng
40,2% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng trưởng lạc quan nhất sai nhiều tháng
kim ngạch XK sang thị trường này bị chững lại hoặc sụt giảm sâu.
Sau khi ảnh hưởng bởi COVID-19, nhiều nhà nhập khẩu (NK) cho biết, họ phải
đối mặt với khó khăn về tài chính do nhu cầu tiêu thụ cá thịt trắng, trong đó có cá tra tại
nhiều thị trường của khu vực chưa tăng, trong khi chi phí logistic, vận chuyển... tăng
đáng kể. Nhiều khách hàng EU đã chủ động đề nghị được giảm mua, hủy hoặc hoãn các
đơn hàng đã ký hoặc sắp sửa ký.Do khách hàng EU yêu cầu cao hơn, nhưng giá mua lại
không hấp dẫn nên năm 2021, nhiều DN vốn XK mạnh sang EU đã chuyển sang các thị
trường khác
Đó cũng là lý do khiến cho giá trị XK cá tra sang EU giảm liên tiếp. Đầu năm
2022, giá trị XK cá tra sang EU đã tăng trưởng dương tích cực trở lại, hi vọng cho nhiều
DN muốn quay trở lại thị trường này. Dù trong nhiều tháng qua, giá trị XK cá tra sang
nhiều nước EU bị giảm sút hoặc gián đoạn nhưng đây vẫn được coi là thị trường lớn và
quan trọng của các DN Việt Nam.

Tương tự, trong 2 tháng đầu năm 2022, XK thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường
Anh đạt gần 44 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó riêng mặt hàng
tôm chiếm đến 76%, tăng 55%. Năm 2021, Anh đứng thứ 5 trong số các thị trường đơn lẻ
NK thủy sản Việt Nam. Cũng giống như những thị trường khác, nguyên nhân chính dẫn
đến XK sang Anh giảm trong năm 2021 là vì dịch COVID-19, khiến cho cước vận tải

Page | 13


biển tăng cao. Nhất là trong quý III/2021, Anh là một trong số các thị trường bị giảm
mạnh NK từ Việt Nam với gần 30%. Tuy nhiên, bước sang tháng 1/2022, XK thuỷ sản
sang thị trường này đã hồi phục mạnh mẽ, tăng 45%, sang tháng 2/2022 tiếp tục tăng
25% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy có thể thấy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Eu từ năm 2018 đến nay bị
tác động giảm vì các yếu tố như nhu cầu và giá nhập khẩu tại một số thị trường chính sụt
giảm, các rào cản kỹ thuật và thuế quan, thẻ vàng của Uỷ ban Châu Âu, sự kiện Brexit,
đặc biệt là dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tiêu thụ trong 2 năm qua. Tuy
nhiên, trong bối cảnh đó, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản khơng bị lao dốc vì đã có bệ đỡ
là Hiệp định EVFTA mà ngược lại còn tăng trưởng một cách mạnh mẽ.

3. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam khi thực thi
Hiệp định EVFTA
3.1. Cơ hội
Ngày 01/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu
(EVFTA) chính thức có hiệu lực, tạo cơ hội bứt phá mới cho xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam vào thị trường EU nhờ hàng loạt cam kết ưu đãi thuế quan, góp phần khiến thủy sản
Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cùng ngành ở các nước lân
cận; thu hút đầu tư nước ngoài được kỳ vọng tăng lên, công nghệ sản xuất và chất lượng
sản phẩm được chú trọng nâng cao để đáp ứng theo tiêu chuẩn EU; môi trường kinh doanh
và thể chế được đảm bảo theo hướng ổn định, minh bạch hơn vì hệ thống pháp luật cũng

được điều chỉnh, bổ sung quy định để phù hợp với FTA đã ký kết.
Ngành thủy sản đánh giá Hiệp định này có tính thiết thực rất cao, giúp hàng hóa lưu
thơng và quyền lợi người nông dân được cải thiện. Đầu tiên phải kể đến là những ưu đãi
về thuế, khi mà mức thuế nhập khẩu thủy sản vào EU hiện nay trung bình là 14%, trong
đó, nhiều mặt hàng chịu thuế cao tới 26%. Nhưng khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì có
khoảng 840 dòng thuế suất cơ sở, chiếm khoảng 50% số dòng thuế đối với sản phẩm thủy
sản sẽ giảm về 0%; số cịn lại có lộ trình cắt giảm từ 3 – 7 năm. Tổng cộng, sẽ có tới 90%
số dòng thuế suất của mặt hàng thủy sản được cam kết cắt giảm về 0% (trừ cá ngừ đóng
hộp và cả viên) với lộ trình dài nhất là 7 năm. Việc hiệp định EVFTA được ký kết còn

Page | 14


được xem là tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam tại EU khi mà các đối thủ như
Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan đều chưa ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU.
Trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi
phục trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận
lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU.
EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Về phía
EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp
sau Trung Quốc. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Chính
vì vậy, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong đàm phán Hiệp
định EVFTA để giúp thủy sản Việt Nam tận dụng cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi để nâng
cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập mạnh vào thị trường EU.
Do đó, việc kí kết hiệp định EVFTA sẽ mang lại cho ngành thủy sản Việt Nam
nhiều cơ hội rộng mở:
Thứ nhất, Việt Nam có thể tiếp cận một thị trường tiêu thụ thủy sản khổng lồ.
Với 28 nước thành viên, EU là một thị trường lớn và tiềm năng với dân số trên 500 triệu
người, tổng GDP trên 15.000 tỷ USD, chiếm khoảng 22% GDP của tồn thế giới. Bình
qn thu nhập tính theo đầu người của các quốc gia EU khá cao so với thế giới, lại thích

dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống và bảo vệ sức khỏe do tính ưu việt của
sản phẩm này là ngon, bổ. Hằng năm, nhu cầu thủy sản của EU đã đạt mức 22,03 kg/người,
cao hơn 5,34 kg/người so với mức trung bình của thế giới. Những năm gần đây, do nguồn
lợi thủy sản của EU đã nằm dưới giới hạn an toàn sinh học, buộc EU phải áp dụng biện
pháp hạn chế khai thác và đánh bắt thủy sản trong khi nhu cầu tiêu dùng thủy sản của EU
vẫn tăng nhanh. Do vậy, về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn có thể khẳng định, với Việt
Nam, EU vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng lớn nếu sản phẩm thủy sản Việt
Nam đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng, cũng như chủng
loại từ thị trường EU.
Thứ hai, nếu FTA giữa Việt Nam và EU được ký kết, mức cắt giảm thuế về 0%
tương ứng với 90% số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này. EU hiện đang là thị
trường tương đối mở với các mức thuế suất thấp đối với các sản phẩm nhập khẩu từ nước

Page | 15


ngồi, mức thuế trung bình mà Việt Nam phải chịu từ EU là 4,1%. Nhưng thực tế, theo tỉ
trọng thương mại giữa các nhóm sản phẩm, Việt Nam đang phải chịu mức thuế trung bình
vào EU lên tới 7%, riêng mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU phải chịu
mức thuế lên đến 10,8%. Việc xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam sang EU, trong đó có mặt hàng thủy sản, sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Việt
Nam khi cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường EU.
Thứ ba, Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi xét từ góc độ nhập khẩu.Việc cắt giảm
thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa chiến lược của EU vào Việt Nam sẽ giúp nâng cao kỹ
thuật ngành Công nghiệp và từ đó đẩy mạnh hiệu quả sản xuất và xuất khẩu. Điều này sẽ
giúp Việt Nam có được những sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp hơn và có nhiều
lựa chọn hơn đối với các nhà cung cấp, trong đó có ngành Thủy sản.
Thứ tư, quan hệ giữa Việt Nam với EU, cũng như giữa các doanh nghiệp Việt
Nam với các doanh nghiệp EU, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, ngày
càng tốt đẹp. FTA Việt Nam - EU được ký kết nhằm tạo điều kiện thơng thống cho sự

trao đổi hàng hóa giữa hai bên. Trong điều kiện đó, các hàng thủy sản xuất khẩu của Việt
Nam cũng luôn được chú ý và tạo điều kiện.
Thứ năm, Việt Nam đã đang và sẽ có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp
cụ thể để hỗ trợ và ưu đãi cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là nông-lâm-thủy hải sản,
nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng này, duy trì và phát triển thị phần, trong
đó các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU là một trong những mặt hàng được ưu đãi.
Bên cạnh đó, EVFTA cịn mở ra cánh cửa mới cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp
cận máy móc, thiết bị công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tham gia
vào chuỗi cung ứng thủy sản của khu vực, thế giới nhờ hoạt động chuyển dịch đầu tư của
các tập đoàn đa quốc gia. EVFTA được thực thi ngay trong giai đoạn Việt Nam nỗ lực
phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19 thực sự là cơ hội vàng, cú
hích lớn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản, đặc biệt với các sản phẩm thế mạnh, có lợi thế
cạnh tranh như thủy sản, rau quả, gạo, điều, cà phê, tiêu và các sản phẩm đồ gỗ. Một cơ
hội khác đó là tăng cường hoạt động đầu tư từ EU vào Việt Nam đi kèm với chuyển giao

Page | 16


cơng nghệ và nâng cao trình độ kỹ năng quản lý, lao động. Điều này sẽ giúp tăng trưởng
sản lượng, chất lượng nông lâm sản nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của EU.
Một cơ hội khác đó là tăng cường hoạt động đầu tư từ EU vào Việt Nam đi kèm với
chuyển giao công nghệ và nâng cao trình độ kỹ năng quản lý, lao động. Điều này sẽ giúp
tăng trưởng sản lượng, chất lượng nông lâm sản nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt
khe của EU.
Từ những nhận định trên có thể khẳng định, Hiệp định EVFTA sẽ tạo cơ hội đối với
xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang EU.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trên, thủy sản Việt Nam phải chịu nhiều thách
thức cam go khi thâm nhập thị trường EU, trong đó đặc biệt là rào cản kỹ thuật thương mại
sẽ đề cập sau đây.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cơ hội thị trường mà EVFTA mang lại là

rất lớn nhưng đây khơng phải là chìa khóa vạn năng giúp nông, lâm, thủy sản Việt Nam ồ
ạt xuất khẩu vào EU mà chỉ tạo điều kiện để hàng hóa có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng cao
năng lực cạnh tranh nhờ giảm thuế, giảm giá thành so với trước khi có hiệp định. Muốn tận
dụng được ưu đãi về thuế, hàng hóa, nơng sản phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe
về nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn phát triển
bền vững về lao động, mơi trường…
3.2. Thách thức
• Thách thức từ yêu cầu về chất lượng sản phẩm và lao động
Chất lượng nguồn lao động Việt Nam đang là “rào cản” để các doanh nghiệp thuỷ
sản tận dụng cơ hội từ EVFTA. EVFTA được ký kết sẽ mở ra cơ hội lớn cho nền kinh tế
Việt Nam nhưng cũng tạo ra thách thức lớn cho thị trường lao động. Đặc thù kinh doanh
của các doanh nghiệp châu Âu là dựa trên nền tảng công nghệ nên yêu cầu lao động của
các doanh nghiệp này không đơn giản là lao động giá rẻ mà cần có kỹ năng và chun mơn.
. Tuy nhiên, chất lượng lao động Việt Nam hiện nay nhìn chung chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Công nghiệp 4.0.
Việt Nam vẫn đang tụt hậu so với năng suất lao động của nhiều nước ASEAN + 6.
Theo PPP 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2019 chỉ bằng 7,6% năng suất của

Page | 17


Singapore; 19,5% của Malaysia; 37,9% của Thái Lan; 45,6% của Indonesia; 56,9% của
Philippines và 68,9% của Brunei. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt
với những thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp năng suất lao động của
các nước ASEAN + 6 và toàn thế giới.
Hạn chế về chất lượng lao động Việt Nam trong nhiều năm qua được thể hiện rất rõ
qua các chỉ tiêu kinh tế, cụ thể, điều này được thể hiện rõ qua GDP bình quân đầu người
của lao động có việc làm. Ngân hàng Thế giới có báo cáo hàng năm về vấn đề này của các
quốc gia cũng như so sánh giữa các quốc gia theo từng năm.Thêm vào đó là các yêu cầu
bắt buộc về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường,... của EU rất

khắt khe và không dễ để đáp ứng.
Do vậy, năng lực sản xuất, kinh doanh, nguồn hàng nguyên liệu cho sản xuất của
ngành thủy sản Việt Nam trong ngắn hạn chưa thể đáp ứng hồn tồn tiêu chí xuất xứ thuần
túy của Hiệp định EVFTA.
• Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh trong thị trường thủy sản
Hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn với
hàng thủy sản tại chỗ của các nước mới gia nhập EU và các hàng thủy sản của các công ty
xuất khẩu thủy sản mạnh và nhiều kinh nghiệm ngồi EU trong việc xuất khẩu, tìm chỗ
đứng và duy trì thị phần tại EU. Chúng ta sẽ đi sâu vào tình thế cạnh tranh này với ví dụ
cụ thể về ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra.
Cá tra là sản phẩm thủy sản rất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong bối cảnh chống
dịch Covid – 19 do là hàng đông lạnh dễ bảo quản, dễ chế biến và tiện dụng ở nhà, đặc biệt
là có mức giá rất cạnh tranh so với các sản phẩm cá thịt trắng khác trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên gần đây một số quốc gia đã tham gia sản xuất cá tra, tạo áp lực cạnh tranh
đáng kể đối với Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết
rằng : “Trung Quốc là thị trường phát triển nhanh của cá tra Việt Nam, nhưng nước này sẽ
có khả năng trở thành nhà cung cấp cá tra lớn trong tương lai”
Trung Quốc nuôi khoảng 10.000 tấn cá tra trên đảo Hải Nam, một trong những trung
tâm nuôi trồng thủy sản của nước này. Trung Quốc đã áp dụng các công nghệ canh tác mới

Page | 18


và họ đã thành công” - ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Ni trồng Thủy sản Việt Nam
đã nói với Thời báo Sài Gòn trong hội nghị vào tháng Tám năm 2019.
Theo một quan chức từ bộ phận quan hệ nhà đầu tư của Vĩnh Hồn, cơng ty cá tra
lớn nhất Việt Nam thì hiện tại, Việt Nam chiếm khoảng một nửa nguồn cung cá tra tồn
cầu, phần cịn lại do Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc cung cấp.
Tuy nhiên,khó khăn trong cạnh tranh cũng sẽ truyền cảm hứng cho Vĩnh Hồn trong việc
đổi mới cơng nghệ sản xuất và sản phẩm để đảm bảo vị thế dẫn đầu tồn cầu trong ngành

này.
• Thách thức từ những đòi hỏi khắt khe về quy tắc xuất xứ, vấn đề bán phá giá, trợ
cấp và sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại
EU chủ yếu gồm các quốc gia phát triển có mức sống cao, nhu cầu tiêu dùng, trong
đó đặc biệt là thực phẩm, đang thay đổi mạnh. Hiện tại, ngành Thủy sản Việt Nam đã đáp
ứng khá tốt các yêu cầu về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), quy định về vệ sinh
dịch tễ và kiểm định vệ sinh động thực vật (SPS) của EU. Tuy nhiên, trong tương lai, EU
có thể áp dụng các quy định TBT và SPS mới đối với nguyên liệu thơ hoặc các biện pháp
hạn chế xuất khẩu. Vì vậy, muốn xuất khẩu vào EU, các doanh nghiệp không còn cách nào
khác là phải đáp ứng những yêu cầu mới đó.
Hiệp định EVFTA yêu cầu sản phẩm thủy sản phải có xuất xứ thuần túy từ Việt
Nam hoặc sử dụng nguyên liệu có xuất xứ thuần túy được nhập khẩu từ EU. Điều này có
nghĩa là nguyên liệu thủy sản dùng cho thủy sản sơ chế hoặc chế biến phải được nuôi
dưỡng, thu hoạch hoặc đánh bắt tại Việt Nam hoặc nhập khẩu có xuất xứ từ EU.
Đây cũng là trở ngại lớn đặt ra cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong việc
tiếp cận thị trường EU. Một hệ thống quy tắc xuất xứ đơn giản, linh hoạt, phù hợp với tình
hình Việt Nam và cho phép Việt Nam được hưởng các lợi ích chính đáng từ EVFTA sẽ là
điều kiện tiên quyết cần đảm bảo. Yêu cầu này là hồn tồn hợp lí đứng từ góc độ lợi ích
(lợi ích lớn nhất có được từ việc ký kết EVFTA là việc EU cắt giảm thuế quan cho hàng
hóa xuất khẩu Việt Nam). Vì vậy, việc chứng minh về nguồn gốc hợp pháp của thủy sản
là một thách thức đối với ngành này.

Page | 19


• Thách thức từ thẻ vàng của ủy ban châu Âu (EC)
Việt Nam đã bị Uỷ ban châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng vì khơng tn thủ Quy định
chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) từ
tháng 10/2017. Việt Nam bị rút "thẻ vàng", đồng nghĩa thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ
bị kiểm sốt 100% thay vì kiểm tra xác suất.

Tại hội nghị về đánh giá tác động kinh tế của thẻ vàng IUU do VASEP và WB ,
VASEP cho biết, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU đã giảm liên tục từ 2017 đến
nay.
Đơn cử, đến năm 2019, sau 2 năm chịu tác động của thẻ vàng IUU, kim ngạch xuất
khẩu thủy sản sang EU giảm 12%, tương đương 183,5 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng thủy sản giảm trên 10%, tương đương giảm 43 triệu USD. Xuất khẩu
các sản phẩm nuôi trồng sang thị trường này cũng giảm 13%.
Xu hướng giảm này tiếp tục kéo dài hơn nữa vào năm 2020, đặc biệt do bị tác động
kép bởi dịch Covid-19, thẻ vàng IUU và Brexit, xuất khẩu thủy sản sang EU giảm 5,7% so
với 2019, chỉ đạt 959 triệu USD.
Eu hiện đã tụt từ vị trí thứ hai xuống vị trí thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu thủy
sản Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc kể từ năm 2019. Khơng dừng tại đó,
VASEP cho biết, nếu khơng có các giải pháp và hành động để tuân thủ chống khai thác
IUU, thẻ vàng còn đứng trước nguy cơ chuyển thẻ đỏ.
Theo nghiên cứu được trình bày tại hội nghị, các sản phẩm thủy sản khai thác chịu
tác động trực tiếp từ các Quy định IUU và cảnh báo thẻ vàng IUU, trong khi sản phẩm thủy
sản nuôi trồng bị ảnh hưởng gián tiếp. Trong trường hợp bị EC phạt thẻ đỏ, tác động trước
mắt và trực tiếp nhất đối với thủy sản Việt Nam sẽ là lệnh cấm thương mại của EC.Các tác
giả của nghiên cứu này ước tính, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu
USD mỗi năm vì mất thị trường EU. Trong đó, thiệt hại từ hải sản khai thác, bao gồm cá
ngừ, cá kiếm, nhuyễn thể, mực, bạch tuộc và các loài hải sản khác khoảng 387 triệu USD
mỗi năm.
Ngoài ra, ngành thủy sản ni trồng có thể mất khoảng 93 triệu USD do các tác
động gián tiếp. Về trung hạn, nếu lệnh cấm kéo dài trong 2-3 năm có thể gây gián đoạn

Page | 20


xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó khai thác thủy sản sẽ bị thu hẹp ít nhất 30% về quy
mơ sản lượng.

• Thách thức từ đại dịch Covid 19
Đại dịch Covid-19 kéo dài cả năm 2020 tới hiện nay với nhiều biến chủng mới đã
làm gián đoạn hoạt động thương mại thuỷ sản tồn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng,
làm thay đổi xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản, tác động mạnh tới nhập khẩu thủy
sản. Tạo ra nhiều bất ổn trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu ở hầu hết các nhà cung cấp
thủy sản lớn trên thế giới.
Sự suy thoái ở nhiều nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực làm giảm nhu cầu nhập
khẩu thủy sản ở thị trường EU. Thực trạng này đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất
khẩu thủy sản của các nước sang EU, trong đó có Việt Nam.
Suy thoái kinh tế ở cả EU và Việt Nam do tác động của đại dịch Covid-19 khiến
cho những “lợi ích kinh tế” mà EVFTA mang lại khơng được như kỳ vọng vì các doanh
nghiệp hai bên khơng thể tận dụng hết các ưu đãi do gián đoạn chuỗi cung ứng, gián đoạn
lưu thông và nhu cầu của nền kinh tế hai bên vẫn còn yếu. Theo số liệu thống kê từ Tổng
cục Hải quan Việt Nam, năm 2020 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 2,025 triệu tấn
với trị giá 8,41 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng và giảm 1,51% về trị giá so với năm 2019.
Ngoài ra bộ Cơng thương cảnh báo rằng chi phí ngun vật liệu và chi phí vận
chuyển container tăng là những thách thức khác đối với ngành, ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, giá cá tra nguyên liệu bình quân tăng 11% so với cùng
kỳ năm ngối, trong khi giá tơm thẻ chân trắng tăng khoảng 20%.Trong khi đó, chi phí vận
chuyển container từ châu Á đến các châu lục khác tăng mạnh trong giai đoạn này, với tuyến
Thượng Hải - Los Angeles tăng 238% do thiếu tàu và container, vốn bị ảnh hưởng bởi đại
dịch.
Tuy nhiên, trong dài hạn, một khi dịch bệnh được kiểm sốt và các gói kích cầu kinh
tế của hai bên đi vào hoạt động, thương mại hai bên sẽ bùng nổ trở lại, tới lúc đó chúng ta
có thể nhìn thấy rõ hơn những tác động to lớn của EVFTA đối với quan hệ thương mại
Việt Nam-EU.

Page | 21



4. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam nhằm khai thác cơ hội
từ Hiệp định EVFTA
4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn khó khăn
của đại dịch Covid-19 bằng một số biện pháp sau:
• Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp thủy sản trong giai đoạn
dịch bệnh để doanh nghiệp có thể vượt qua những khó khăn của dịch bệnh. Sản xuất và
chế biến thủy sản có mức độ rủi ro cao, nên trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Nhà nước
cần xây dựng chính sách giãn nợ với người nuôi trồng, chế biến thủy sản, nhưng không
chuyển thành nợ xấu, ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của doanh nghiệp sau này. Đây là
cách thức giúp họ có thể đứng vững, phát triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong và
sau dịch bệnh.
• Quy hoạch vùng ni trồng thủy sản nguyên liệu có ý nghĩa quan trọng tới sự phát
triển bền vững của ngành, nhưng hiện tại các quy hoạch cũ đang được chỉnh sửa và còn
bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp về cơ cấu nuôi trồng và nhu cầu thị trường. Vì thế, các địa
phương cần khẩn trương rà sốt quy hoạch ni tơm thâm canh, siêu thâm canh, nhất là
nuôi tập trung để xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với điều kiện tự
nhiên và tình hình thực tế, khơng để xảy ra trường hợp phát triển ni ngồi quy hoạch.
Đẩy mạnh công tác tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi từ cung ứng vật tư sản phẩm
đầu vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; thường xuyên rà sốt tình hình hoạt động liên kết
để kịp thời phát hiện và hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả
hoạt động, hồn thiện các mơ hình liên kết chuỗi giá trị trong ni tơm để nhân rộng tồn
quốc.
• Đối với các giải pháp thiết yếu về các cơ chế chính sách nhằm tạo nguồn đẩy và
động lực cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa thủy sản sang thị trường EU. Trong bối cảnh
bình thường mới, cần tiếp tục hoàn thiện về các thể chế và cải cách thủ tục hành chính.
Việc hồn thiện này sẽ cắt giảm mạnh các rào cản về điều kiện kinh doanh, mang lại những
lợi thế cho doanh nghiệp từ những lợi thế về Hiệp định EVFTA. Từ đó, sẽ thu hút được
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản đầu tư và các cơ sở chế biến với khoa


Page | 22


học cơng nghệ tiên tiến. Ngồi ra, các doanh nghiệp chế biến thủy sản theo mơ hình kinh
doanh nhỏ liên kết theo loại hình doanh nghiệp cổ phần, hợp tác xã cũng cần có các chính
sách khuyến khích và đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp thúc đẩy hàng
hóa xuất khẩu và xúc tiến thương mại trong bối cảnh bình thường mới.
• Bên cạnh đó, chuyển giao, giúp ứng dụng các kỹ thuật, quy trình công nghệ, thiết
bị tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới, như: cơng nghệ điều khiển giới tính và
chọn giống theo tình trạng mong muốn trong sản xuất giống; hệ thống ni tuần hồn
(RAS), kỹ thuật ni ghép và nuôi kết hợp, nuôi cá nước lạnh… trong công nghệ ni;
cơng nghệ enzym, vi sinh, hóa sinh, sản xuất vắc xin… ứng dụng trong sản xuất thức ăn,
chế phẩm trong nuôi trồng thủy sản và quản lý môi trường dịch bệnh trong q trình ni.
Cùng với đó, cần chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, nano, công
nghệ CAS, công nghệ cấp đông siêu nhanh, sấy chân không thăng hoa, sấy bức xạ hồng
ngoại, công nghệ enzyme, công nghệ bảo quản thủy sản sống bằng phương pháp ngủ đơng,
bao gói MAP (Modified Atmosphere Packaging)… để tạo ra sản phẩm thủy sản có hàm
lượng khoa học, giá trị gia tăng cao, tiện dụng, mẫu mã bao bì đẹp, phù hợp với thị hiếu
từng thị trường. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu thủy sản. Tập trung vào
các đối tượng chủ lực, hải sản, đặc biệt là cá tra, vì hiện nay vẫn chủ yếu là sản phẩm phi
lê đơng lạnh.
• Tối ưu hóa quy trình logistics quốc gia và xây dựng cơ chế một cửa cho doanh
nghiệp xuất khẩu. Chi phí dịch vụ, nút thắt cơ sở hạ tầng, kho bãi… đang là thách thức của
ngành logistics hiện nay. Trong khi đó, Việt Nam đang có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường khu vực Âu-Mỹ. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có giải
pháp thiết thực, kịp thời để tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng Việt Nam. Từ đó, giúp doanh
nghiệp xuất khẩu có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà khu vực thị trường châu Âu-châu
Mỹ mang lại. Cần có những giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng khi chuỗi cung ứng
của ngành Thủy sản Việt Nam sẽ được tạo ra bởi những xu thế đổi mới từ đại dịch Covid19. Đây được coi là những thách thức cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi

gây ra hàng loạt những xáo trộn, nhưng cũng lại là một cơ hội cho chúng ta phát triển chuỗi
cung ứng trong bối cảnh bình thường mới, nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị

Page | 23


trường EU. Không thể phủ nhận rằng, đại dịch Covid-19 đã mang lại những ảnh hưởng
tiêu cực khơng ít cho kinh tế Việt Nam nói chung và cho ngành Thủy sản nói riêng. Vì vậy,
để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU, từng khâu chuỗi cung
ứng cần phải được bảo vệ trong bối cảnh bình thường mới. Nếu một trong những mắt xích
và liên kết từng khâu bị gián đoạn từ người sản xuất qua người mua, rồi đến người bán bị
phá vỡ, hoặc bị ảnh hưởng bởi đại dịch, sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của tồn ngành Thủy sản
Việt Nam, từ đó việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chính
vì vậy, việc phát triển và bảo vệ chuỗi cung ứng của toàn ngành trước những tác động và
nguy cơ mối liên kết dễ bị phá vỡ bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 là rất cần thiết và
đóng vai trị quan trọng trong cơng cuộc thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
thị trường EU. Ngồi các giải pháp của Chính phủ, các doanh nghiệp cần chủ động trong
sản xuất, cố gắng ký hợp đồng đối tác vận tải lớn, để doanh nghiệp sắp xếp đưa hàng đi.
Bởi logistics hoàn toàn tạo nên điểm mạnh cho vấn đề cạnh tranh nếu tranh thủ cơ hội và
chủ động sản xuất để đưa được hàng đi trong thời điểm này chính là một lợi thế.
• Bên cạnh đó, việc phát triển về hoạt động phân phối thủy sản của Việt Nam tại thị
trường châu Âu cũng cần được quan tâm đẩy mạnh hơn. Nhờ việc nắm bắt cụ thể, Việt
Nam sẽ có cách nhìn tổng quan hơn về hoạt động phân phối tại từng nước của khối EU.
Trong bối cảnh bình thường mới, chúng ta cần có những biện pháp kịp thời nhằm chọn lựa
nhà phân phối tại nước phù hợp để xuất khẩu. Việt Nam cần xây dựng hệ thống thông tin
và cơ sở dữ liệu chính xác, đầy đủ về các hệ thống phân phối tại thị trường châu Âu, nhờ
đó nhà nhập khẩu sẽ làm việc với các nhà bán buôn, các kênh phân phối tại từng thị trường,
sao cho có thể đảm bảo cho xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU một cách tốt nhất. Căn
cứ vào Nghị quyết số 1513/2015/QĐ-TTg, mục tiêu cụ thể là xây dựng chuyên mục trên
Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương về các đầu mối nhập khẩu hàng hóa Việt Nam

trong các hệ thống phân phối nước ngoài, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực thủy sản có cơ hội để tìm hiểu và khai thác.
4.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Sự hỗ trợ của nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với mọi doanh nghiệp tuy nhiên
để có được các phương hướng cũng như các thành cơng trong kinh doanh thì doanh nghiệp

Page | 24


vẫn là người quyết định. Dưới đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy thủy sản sang thị
trường EU của doanh nghiệp.
• Thâm nhập vào kênh phân phối của EU: Ở phần trên chúng ta đã nói về việc cần
phải có những biện pháp thích hợp để thâm nhập sâu vào các kênh phân phối của thị trường
EU. Để làm được điều này đòi hỏi sản phẩm thủy sản của ta phải đáp ứng các yêu cầu như
nắm bắt được thị hiếu khách hàng, đảm bảo thời gian giao hàng, duy trì chất lượng sản
phẩm. Qua đó các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ có thể liên kết với cộng đồng người
Việt ở EU để đầu tư sản xuất và xuất khẩu còn với các doanh nghiệp lớn hơn thì có thể liên
doanh để trở thành các cơng ty con của các công ty xuyên quốc gia của EU hoặc có thể sử
dụng hình thức liên doanh với các đối tác trong việc sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng
hóa của nhau.
• Đảm bảo vệ sinh an tồn vệ sinh thủy sản: Với các doanh nghiệp việc này có thể
được thực hiện thơng suốt q trình sản xuất từ nuôi trồng cho đến chế biến thủy sản. Khi
nuôi trồng thủy sản thì phải thực hiện theo quy định bộ thủy sản về liều lượng thuốc kháng
sinh, bảo quản thủy sản khơng sử dụng những loại thuốc cấm. Cịn về quá trình chế biến
sản phẩm thì phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định nhà nước. Các hoá chất, các chất
phụ gia bảo quản dùng trong quy trình chế biến phải được nhà nước cho phép đảm bảo
không gây hại cho người sử dụng, cũng như phải có các biện pháp phản ứng kịp thời khi
có những biến cố như phát hiện mầm bệnh.
• Để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thủy sản vào thị trường EU trong bối cảnh bình
thường mới, việc đề ra các giải pháp về công nghệ sẽ vô cùng cần thiết. Mục tiêu của việc

này là để nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ của công nghệ tiên tiến và tận dụng được
những thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, nhằm phát
triển hàng hóa thủy sản, giúp tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh hàng hóa
xuất khẩu của quốc gia trong thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cần tập trung vào nghiên
cứu phát triển, mục tiêu về chuyển giao công nghệ tiên tiến và áp dụng những tiến bộ về
khoa học, kỹ thuật trong chế biến, bảo quản và vận chuyển thủy sản. Việc ứng dụng sự
phát triển về khoa học công nghệ vào ngành nghề lĩnh vực này sẽ giúp cho các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản có thể giảm được tối đa những tổn thất sau quy

Page | 25


×