Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận cao học môn xây dựng đảng cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng cộng sản việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.51 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG
Đề tài:
Cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc tập trung dân chủ
trong

Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.

1


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU…………..4
1.1. Lý do chọn nghiên cứu đề tài
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Kết cấu của tiểu luận

II. PHẦN NỘI DUNG…………13
Chương I
2.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.
2.1.1. Khái niệm nguyên tắc tập trung dân chủ………………5
2.1.2. Nguồn gốc của nguyên tắc tập trung dân chủ……………7
2.13. Quá trình thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ………8
2.1.4. Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ…………10
2.1.5.Vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ...............10
2.1.6. Mối quan hê giữa tập trung và dân chủ……………………11
2.1.7. Yêu cầu và giải pháp thực hiện, giữ vững nguyên tắc tập trung dân
chủ…..13


Chương II. Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.
2.2.1. Thực trạng nguyên tắc tập trung dân chủ của nước ta hiện nay………..15
2.2.2. Thành tựu của viêc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng..16
2.2.3. Liên hệ thực tiễn………17

III. PHẦN KẾT LUẬN………..18
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….19
2


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn nghiên cứu đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được
phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính
thức hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ
nam cho mọi hoạt động. Đảng ln có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng vượt
qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác. Để duy trì và nắm vững vai trị của mình thì Đảng ln
ln phải đưa ra những ngun tắc như gắn bó mật thiết với nhân dân, phải biết
phê bình và tự phê bình, đồn kết thống nhất trong Đảng… Một ngun tắc cũng
rất quan trọng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong q trình thực hiện nhiệm vụ đó là
ngun tắc tập trung dân chủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, nó có vai trị là
bảo đảm tăng cường sự đồn kết nhất trí trong nội bộ Đảng, làm cho đảng trở
thành một đội ngũ có kỷ luật chặt chẽ, có sức chiến đấu cao, phát huy tính chủ
động sáng tạo của các tổ chức Đảng và đảng viên.
Một trong những lý do khách quan để nghiên cứu đề tài này là những năm gần
đây, cùng với việc tấn công chủ nghĩa Mác-Lenin, cơ sở tư tưởng của Đảng
nhiều thế lực phản động đã có ý nghĩ và hành động cho rằng nguyên tắc tập
trung dân chủ là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền, nếu thực hiện

nguyên tắc này trong Đảng và trong xã hội sẽ khơng có dân chủ, khơng có nhân
đạo..
Qua đó cho ta thấy vai trị và tầm quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ
đối với công tác xây dựng Đảng, trước sự tấn cơng của các thế lực thù địch hịng
chia rẽ nội bộ Đảng, phân tán Đảng về tổ chức, thì việc nghiên cứu, học tập để
nắm vững nguyên tắc này là một yêu cầu cấp thiết cho nhân dân đặc biệt là thế
hệ trẻ như học sinh, sinh viên.. Ngoài ra lý do chủ quan mà tôi lựa chọn nghiên
cứu đề tài vừa quen thuộc, vừa mới mẻ này một phần là để phục vụ nhiệm vụ
3


trong mơn học, hơn thế nữa nó sẽ giúp tơi tìm hiểu sâu hơn, có thêm nhiều kiến
thức để nắm vững về Đảng, về nguyên tắc thực hiện trong Đảng.

1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài
Thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài về nguyên tắc tập trung
dân chủ trong Đảng, vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu thơng tin sẽ cho mọi người
phần nào hiểu rõ hơn về Đảng, về các nguyên tắc, mục tiêu của Đảng đề ra, đặc
biệt là đảng viên để có thể thực hiện và đi theo con đường cách mạng chính
nghĩa của Đảng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nguyên tắc tập trung dân
chủ trong Đảng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các tổ chức, đảng viên trong Đảng Cộng sản Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian : tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam
+ Thời gian


: khoảng thời gian sau cách mạng tháng 8/1945 đến hiện nay.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng tư tưởng của Các. Mác, Lê-nin, tư tưởng của chủ tịch Hồ Minh..
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp logic, lịch sử…

4


II. PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lý luận của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.
2.1.1. Khái niệm nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, người đầu
tiên sáng lập nguyên tắc này là Lê- nin đã khẳng định rằng tập trung dân
chủ là “ tự do trong thảo luận nhưng thống nhất trong hành động”.
Khi Đảng ta ra đời, Hồ Chí Minh đã áp dụng ngay nguyên tắc này trong xây
dựng Đảng. Trong các văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất (2/1936)
do Người soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã khẳng định “ Bất cứ về
vấn đề nào của đảng viên đều phải hết sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa
số đã nghị quyết thì tất cả đảng viên phải phục tùng mà thi hành”. Mặc dù không
sử dụng thuật ngữ “tập trung dân chủ” nhưng đây chính là nội dung cốt lõi của
nguyên tắc này.
Thực chất của nguyên tắc này chính là nhằm nâng cao tính tích cực và năng lực
sáng tạo của đảng viên, để các quyết định của Đảng luôn là sản phẩm kết tinh
bởi trí tuệ tập thể và bảo đảm tính kỷ luật tự giác của mỗi tổ chức đảng và đảng
viên khi ý chí của đa số được khẳng định và bắt buộc phải phục tùng. Đảng lấy
nguyên tắc đó làm cơ sở chỉ đạo kết cấu tổ chức, nội dung hoạt động, sinh hoạt
và phong cách lãnh đạo của mình là hoàn toàn đúng đắn và hợp quy luật.


2.1.2. Nguồn gốc của nguyên tắc tập trung dân chủ

5


Nguyên tắc tập trung dân chủ được Lenin phát triển trong tác phẩm "Làm gì?"
(1901/1902), và dựa vào đảng SPD ở Đế chế Đức. Lenin đòi hỏi trong cuốn sách
này: Một mặt tập trung hóa bộ máy đảng, có nghĩa là, cấp dưới phải tuân theo
cấp trên (cấp trên có quyền ra lệnh cho cấp dưới), mặt khác những người lãnh
đạo phải chịu trách nhiệm trước cử tri, và cử tri phải có quyền hạ bệ giới lãnh
đạo. Một kỷ luật đảng nghiêm túc, tại mọi cấp theo đó thiểu số phải tuân theo đa
số
Cấu trúc của đảng theo Lenin được viết chính xác hơn trong tác phẩm "Ein
Schritt vorwarts, zwei Schritte zuruck" (Một bước tiến, hai bước lùi) (1904).
Trong đó Lenin viết, cấu trúc đảng thì có một phần nào quan liêu, bởi vì nó
được tổ chức từ trên xuống dưới.
Đường lối chính trị tập trung này được gọi là dân chủ, vì các cấp cao hơn được
bầu từ các cấp dưới, và phải chịu trách nhiệm trước cấp dưới và như vậy đại
diện cho quyết định của đa số đảng viên, trong khi cấp dưới chỉ đại diện cho một
số đảng viên mà thôi. Do sự bầu cử và hạ bệ do bầu cử mà có thể xảy ra vào bất
cứ lúc nào, nó tránh được tình trạng lợi dụng quyền lực.
Việc kiểm soát này tuy nhiên bị các nguyên tắc khác cản trở: mặc dù Lenin cho
mỗi người có quyền chỉ trích, nhưng lại cấm hình thành các nhóm. Điều này gây
lợi thế cho người đang có quyền lãnh đạo đối với người đối lập và cuối cùng đưa
tới việc lựa chọn những người ứng cử theo ý người lãnh đạo đảng.
Ý tưởng của đường lối tập trung dân chủ, mà được bàn thảo tại đại hội thứ 2
đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga vào 30 tháng 7 năm 1903 tại Ln Đơn, có
lẽ đã góp phần đưa tới việc phân chia ra thành nhóm Bolshevik (Đa số), mà ủng
hộ, và Menshevik (thiểu số), chống lại học thuyết Lenin. Theo thời gian học

thuyết không thỏa hiệp và q khích này đã lơi cuốn rất nhiều người theo
nhóm Bolshevik. Đặc biệt Rosa Luxemburg 1918 (và sau này cả LevDavidovich
Trotsky) đã chỉ trích việc lợi dụng từ tập trung dân chủ. Theo bà, Lenin và
Trotsky đã loại trừ dân chủ, làm cho chế độ trở thành chế độ độc tài của một vài
chính trị gia.
6


Tại Cộng hòa Weimar 1919 những cuộc thảo luận về tập trung dân chủ cũng
góp phần đưa tới việc tách rời khỏi Đảng Cộng sản Đức và thành lập Đảng Công
nhân Cộng sản Đức, phát triển thành chủ nghĩa Cộng sản Hội đồng Công nhân.
Dưới sự tham dự của Lenin tại hội nghị thứ hai của Đệ Tam Quốc tế 1920,
đường lối tập trung dân chủ được chấp thuận là nguyên tắc tổ chức đảng và có
hiệu lực cho tất cả các đảng cộng sản.

2.1.3. Quá trình hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ
* Tư tưởng về tập trung dân chủ của C.Mác. Ph.Ăngghen
Một là, tư tưởng về xây dựng một Đảng vô sản trên cơ sở nguyên tắc tập trung
dân chủ của ông được đưa vào Điều lệ của đồng minh những người cộng
sản(1847) và các văn kiện của Hội hiệp công nhân quốc tế 1864. Các cơ quan
lãnh đạo cao nhất của đồng minh là Đại hội đồng minh hằng năm và giữa hai
nhiệm kỳ đại hội là Ban Chấp hành Trung ương. Đồng minh được xây dựng trên
cơ sở dân chủ triệt để mỏi đảng viên bình đẳng và tham gia bầu ra các cơ quan
lãnh đạo của mình. Các cơ quan lãnh đạo đều có thể bị thay thế bất cứ lúc nào.
Chỉ cần một điều đó cũng đủ để chặn đứng mọi âm mưu và ý đồ thiết lập quyền
cá nhân trong đồng minh. Đảng viên được tự do thảo luận những vấn đề về sinh
hoạt Đảng, tranh luận trong khn khổ tính Đảng.
Hai là, trong hoạt động thực tiễn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu cao tấm gương
đấu tranh có nguyên tắc để củng cố sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức vô sản.
Hai ông đã thực hiện, kiên quyết chống bọn cơ hội, xét lại và những người

không tôn trọng và chấp hành kỷ luật của Đảng.
*Tư tưởng về nguyên tắc tập trung dân chủ của Lê-nin
Lê-nin đã áp dụng nguyên tắc tùy thuộc vào tình hình Đảng và các điều kiện lịch
sử cụ thể trong đó Đảng hoạt động, ơng đã khẳng định nguyên tắc tập trung dân
7


chủ là nguyên tắc không thể chối cãi được,, là một ngun tắc duy nhất cần phải
tốt ra trong tồn bộ tổ chức Đảng để phù hợp với hoàn cảnh lúc đó và do cuộc
đấu tranh diễn ra trong nội bộ.
Từ đó, cho thấy q trình thực hiện ngun tắc của Các. Mác và Leenin đã trở
thành nguyên tắc đặt nền móng cho việc xây dựng Đảng ở Nga và được các
Đảng trong Quốc tế III thừa nhận. Thấy được tầm quan trọng của ngun tắc đó,
Hồ Chí Minh đã học hỏi, sáng tạo những kinh nghiệm của các tiền bối đi trước
về các thức lãnh đạo trong tập trung dân chủ. Ở các giai đoạn khác nhau, tùy
theo điều kiện cụ thể và những nhiệm vụ đặt ra cho Đảng, nguyên tắc tập trung
dân chủ ở Việt Nam được thực hiện theo những cách khác nhau. Nhưng khi
Đảng trở thành Đảng cầm quyền thì việc ngày càng phát triển dân chủ trong nội
bộ Đảng về chiều sâu và chiều rộng gắn liền với việc củng cố tập trung và kỷ
luật của Đảng là một xu hướng chủ yếu.
2.1.4. Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện trong công tác tổ chức, trong sinh
hoạt và trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều 19, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (2011) ghi rõ rằng “ Đảng
Cộng sản Việt Nam tổ chức nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nội dung các
nguyên tắc cơ bản của nguyên tắc đó là:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc, cơ quan
lãnh đạo ở mỗi cấp la đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại

hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương.
3. Các ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại
hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới, định kỳ báo cáo tình hình hoạt

8


động của mình đến các tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương, thực hiện tự phê
bình và phê bình.
4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số
phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tơt
chức trong tồn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành
Trung ương.
5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có
hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết,
mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về
thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy, cấp trên cho đến Đại hội đại
biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyets, không được
truyền bá ý kiến nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu, xem
xét ý kiến đó, khơng phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ chức Đảng quyết định các vấn đề thuộc về phạm vi, quyền hạn của mình,
song khơng được trái với ngun tắc, đường lối chính sách củaĐảng, pháp luật
của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Tập trung trong Đảng là tập trung quyền lực, trí tuệ, ý chí và sự thống nhất trong
hoạt động của tổ chức đảng và toàn bộ đảng viên. Đảng chỉ có một Cương lĩnh,
một Điều lệ, một hệ thống tổ chức thống nhất, một cơ quan lãnh đạo cao nhất;
thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên; kỷ luật nghiêm minh.
Dân chủ trong Đảng là phát huy quyền của đảng viên, sự tham gia của đảng
viên vào việc quản lý mọi công việc của Đảng một cách trực tiếp hoặc thông qua
đại biểu của mình. Đảng viên của Đảng bình đẳng về quyền và trách nhiệm;

được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng; công việc của
Đảng được thảo luận và quyết định thao đa số, ý kiến thiểu số được quyền bảo
lưu; cơ quan lãnh đạo của Đảng do bầu cử lập ra; được trình bày ý kiến khi tổ
chức đảng nhận xét, quyết định các vấn đề đến với mình, chế độ báo cáo và
thông báo công khai các công việc của Đảng.
9


2.1.5 Vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc cơ bản của đảng cộng sản là nguyên tập trung dân chủ. Đảng lấy
nguyên tắc đó làm cơ sở chỉ đạo xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động
laxmh đạo của mình là hồn tồn đúng đắn và hợp quy luật. Trên cơ sở tổ chức
cao, lãnh đạo tập trung mới có thể thống nhất mọi lực lượng của giai cấp cơng
nhân và đồng minh của nó hướng vào mục tiêu thống nhất của Đảng . Hơn nữa,
ý chí của đảng và sự thống nhất của Đảng chỉ có thể được tạo ra thơng qua con
đường dân chủ.
Ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, tùy theo điều kiện cụ thể và những nhiệm vụ
đặt ra cho Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ được thực hiện theo những cách
khác nhau. Nhưng khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền thì việc ngày càng phát
triển dân chủ trong nội bộ Đảng là một xu hướng chủ yếu.
Do đó, nguyên tắc tập trung dân chủ cũng là nguyên tắc phân biệt chính đảng
cách mạng với các đảng phái chính trị khác
2.1.6 Mối quan hê giữa tập trung và dân chủ
Mối liên hê giữa tập trung và dân chủ luôn luôn đi cùng với nhau, có mối quan
hệ bổ sung, kết hợp với nhau qua một số liên hê sau:
Một là, tập trung trong Đảng phải được tiến hành trên cơ sở dân chủ, đảm bảo
tập trung cao, đúng đắn, khác với tập trung quan liêu, độc đoán gia trưởng.
Hai là, dân chủ trong Đảng phải được xây dựng, tiến hành hướng đến sự tập
trung, thống nhất đảm bảo đúng hướng, có tổ chức, khác với dân chủ cực đoan,
hình thức, quá trớn, tự do, tùy tiện.

Ba là, ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, tùy điều kiện, nhiệm vụ cụ thể đặt ra
cho Đảng mà có thể nhấn mạnh yếu tố, yêu cầu tập trung cao thì trước hết chủ
trương, quyết nghị phải đúng. Một trong ba điều kiện để củng cố kỷ luật mà Lênin đã chỉ ra, là “ đường lối chính trị đúng đắn mà đội ngũ tiên phong ấy đã
10


thực hiện, chiến lược và sách lược đúng đắn của nó, với điều kiện là do kinh
nghiệm bản thân, quảng đại chúng tin vào sự đúng đắn ấy.” nếu chủ trương sai
thì tự bản thân nó đã phá vỡ quy luật. Mà muốn có chủ trương đúng thì phải tập
trung được trí tuệ và kinh nghiệm của tập thể, của cán bộ, đảng viên bên dưới,
phản ánh đúng thực tiễn, tức là phải dựa trên cơ sở dân chủ.
Bốn là, khi trở thành Đảng cầm quyền thì xu hướng chủ yếu là phát triển dân
chủ trong nội bộ Đảng cả về chiều rộng và chiều sâu, gắn với củng cố tập trung
và kỷ luật trong Đảng.
Năm là, giải quyết mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong Đảng là giải
quyết các cặp yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau như: cá nhân và tập thể; tự do
và kỷ luật; cấp dưới và cấp trên; quyền lực và giám sát quyền lực; thiểu số và đa
số.

2.1.7. Yêu cầu và giải pháp thực hiện, giữ vững nguyên tắc tập trung dân
chủ.
Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện qua hai mặt là tập trung và dân chủ
nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng theo
chiều hướng tập trung, đoàn kết, thống nhất và chặt chẽ. Và để thực hiện tốt
nguyên tắc này cần phải: Nâng cao trình độ, nhận thực cho đản viên hành động
đúng theo nguyên tắc. Đồng thời Đảng đưa ra những chế định cụ thể về thực
hiện nguyên tắc này, tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, giữ gìn kỷ luật trong
đảng, phát huy dân chủ rộng rãi trong tổ chức đảng và nhân dân. Đặc biệt, cần
nâng cao chất lượng sinh hoạt các cấp đảng, nâng cao vai trị của bí thư, thiết lập
thơng tin nhanh chóng, chính xác trong tồn đảng.

Tồn Đảng đang tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của
Đảng. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm phát huy trí tuệ, sức mạnh
11


tập thể, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần
chúng, xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới. Trong q trình đó cũng như trong tổ chức, sinh hoạt đảng
và đại hội đảng bộ các cấp, yêu cầu ngày càng cao thực hiện nghiêm nguyên tắc
tập trung dân chủ, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm. Đây là cơ sở quan
trọng để đại hội thành công, đề ra được chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn
và bầu được những người xứng đáng, có đủ tâm và tầm vào cấp ủy nhiệm kỳ
mới. Bởi vậy, hơn lúc nào hết toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng cần
phải có nhận thức đúng và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; tập
thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, đề
cao kỷ luật đảng, tăng cường đoàn kết, thống nhất, đấu tranh có hiệu quả với
mọi luận điệu sai trái, thù địch đòi từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ.
Để thực hiện nghiêm và giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, trước tiên
cần tiếp tục hồn thiện, cụ thể hóa, quy chế hóa nguyên tắc tập trung dân chủ và
xây dựng những điều kiện tiên quyết để nguyên tắc tập trung dân chủ được thực
thi. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xây dựng các thiết chế, cơ chế cho phép phát
huy dân chủ, bảo đảm thực hiện các quyền của đảng viên, nhất là quyền được
thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, bảo lưu ý kiến. Thể chế hóa thành các
quy chế, quy định cụ thể về tổ chức, phong cách làm việc, trách nhiệm của tập
thể, cá nhân để vừa giữ vững chế độ lãnh đạo tập thể, vừa tăng cường mạnh mẽ
trách nhiệm cá nhân. Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, quy định rõ thẩm
quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan, đơn
vị, nhất là trách nhiệm liên đới khi có cán bộ, đảng viên thuộc quyền vi phạm kỷ
luật.
Điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong

tình hình hiện nay là các cấp ủy, tổ chức đảng phải thật sự trong sạch, vững
mạnh. Số đảng viên hoàn thành xuất sắc và hồn thành tốt nhiệm vụ phải chiếm
số đơng. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng phải thực sự có phẩm chất đạo
đức cách mạng và năng lực công tác tốt, nhất là phải nắm chắc, hiểu sâu, tổ
chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Mặt khác, có thực hiện tốt
12


tập trung dân chủ, tổ chức đảng mới vững mạnh, trong sạch. V.I.Lê-nin đã chỉ
rõ: tổ chức đảng phải trong sạch, vững mạnh; số đảng viên tốt phải chiếm đa số
trong một tổ chức đảng, điều này bảo đảm cho sự lành mạnh khi thực hiện thiểu
số phục tùng đa số.
Thứ hai, mở rộng dân chủ đi đôi với củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật
trong Đảng. Mọi tổ chức đảng và đảng viên phải thực hiện nhiệm vụ chấp hành
chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Khơng có
biểu hiện nói trong hội nghị khác, nói ngồi hội nghị khác.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những
đảng viên, tổ chức vi phạm nguyên tắc này. Kiên quyết đấu tranh chống những
luận điệu xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vi
phạm nguyên tắc này là vi phạm một trong những vấn đề cốt lõi thuộc về bản
chất của Đảng. Nắm vững và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ là
một bảo đảm quan trọng để xây dựng Đảng ta vững mạnh cả về chính trị, tư
tưởng, tổ chức và đạo đức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới. Đồng
thời, là cơ sở để đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng thành
công.

13



Chương II: Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc tập trung dân chủ trong
Đảng.
2.2.1. Thực trạng nguyên tắc tập trung dân chủ của nước ta hiện nay

Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thực tiễn xây dựng và hoạt
động của Đảng ta đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nguyên tắc tập
trung dân chủ. Vì vậy, ngun tắc này ln là mục tiêu cơng kích, xun tạc của
chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch, cơ hội, xét lại hòng phá hoại các đảng
cộng sản. Trong quá trình cải cách, cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng
cộng sản ở các nước Đông Âu trước đây đã ngộ nhận, từ bỏ nguyên tắc tập trung
dân chủ. Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng làm cho các đảng này tan
rã, biến chất, mất vai trò lãnh đạo xã hội. Một mình Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Liên Xơ M.Gc-ba-chốp đã giải tán cả BCH Trung ương Đảng, dẫn đến Đảng
Cộng sản Liên Xô tan vỡ.
Suốt chặng đường gần một thế kỷ qua, Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng giai
đoạn cách mạng và mỗi nhiệm vụ cụ thể, nguyên tắc tập trung dân chủ luôn
được đặc biệt coi trọng trong tổ chức, sinh hoạt của Đảng. Vì vậy, Đảng ta đã
lãnh đạo dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong thời gian qua,
tuyệt đại đa số các tổ chức đảng trong toàn Đảng thực hiện tốt nguyên tắc tập
trung dân chủ. Tuy nhiên, một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ chủ trì bị xử lí
kỷ luật, trong đó ngun nhân chủ yếu là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.
14


Điển hình là: Trung ương đã kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015; Ban Thường vụ Thành ủy
Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; Ban Cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ
2011-2016; Ban Cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thơng nhiệm kỳ 20112016… vì các tổ chức đảng này đã có biểu hiện vi phạm nghiêm trọng nguyên

tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, vi phạm quy chế làm việc của cấp ủy. Khơng ít
cán bộ cao cấp và nguyên cán bộ cao cấp của Đảng đã bị cách chức, xóa chức
như các ơng: Nguyễn Xn Anh, cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; Phạm Văn
Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Lê Phước Thanh, cựu Bí thư Tỉnh ủy
Quảng Nam; Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương; Nguyễn Bắc Son,
cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Gần đây, đã khai trừ ra khỏi
Đảng đối với ông Lê Quang Hào, đảng ủy viên, Phó Tổng Giám đốc Tổng Cơng
ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Cảnh cáo ông Mai Tuấn
Anh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên và ơng Trần Văn Tám, Phó
Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng Công ty VEC; ông Đặng Phan Chung, Ủy
viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng đồn, Phó Chủ tịch Thường trực
HĐND tỉnh Gia Lai.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên là một trong những biểu hiện suy thối về
tư tưởng chính trị, suy thối đạo đức, lối sống dẫn đến “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra; làm
giảm sút vai trị lãnh đạo của Đảng, làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm
tin của Nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của
Đảng và chế độ.

2.2.2. Thành tựu của viêc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong
Đảng

15


Thứ nhất, Đảng ta đã làm rõ nội dung, yêu cầu về nguyên tắc tập trung dân chủ
và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vấn đề này. Cấp ủy các cấp luôn
thực hiện nghiêm túc chế độ tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách và có
các biện pháp thể chế hóa quan điểm này thành các quy chế, quy định cụ thể về
tổ chức, lề lối làm việc, phân định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, quy

định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng,
địa phương, cơ quan, đơn vị để vừa bảo đảm tập thể lãnh đạo, vừa tăng cường
trách nhiệm cá nhân.
Thứ hai, Trong những năm gần đây, Đảng đã thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, giáo dục trong tổ chức đảng, trong cơ quan, đơn vị, về các nguyên tắc
của Đảng, về quy định về những điều đảng viên không được làm, các quy định
của pháp luật về cán bộ công chức, viên chức, về nội quy của cơ quan… Cấp ủy,
người đứng đầu cấp ủy thực sự gương mẫu trong việc chấp hành các nguyên tắc
của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, trong thực hiện nhiệm vụ đảng
viên, trong sinh hoạt, lối sống…
Thứ ba, các cấp lãnh đạo không ngừng mở rộng dân chủ, nhất là dân chủ trong
Đảng. Phải thực hiện tốt cơ chế phát huy dân chủ, bảo đảm quyền của đảng viên,
như quyền được thảo luận, chất vấn, phê bình, thơng tin, bảo lưu ý kiến, phản
biện… Bên cạnh đó, khơng ngừng đổi mới phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm,
luân chuyển, đề bạt cán bộ để lựa chọn đúng người có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có năng lực vượt trội, có tinh thần trách nhiệm cao, có phẩm chất trong
sáng… để đặt vào những vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu…
Thứ tư, mở rộng dân chủ phải đi đôi với củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật
trong Đảng, có cơ chế hữu hiệu để kiểm sốt quyền lực theo hướng quyền lực
đến đâu, trách nhiệm đến đó, bảo đảm vai trò lãnh đạo của tập thể nhưng không
ngừng đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Tổ
chức Đảng phát huy tính đảng của đảng viên, mọi đảng viên chấp hành nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, nói và làm theo nghị quyết của Đảng nhưng khơng thụ
động, máy móc, mạnh dạn đề đạt ý kiến và phản biện các chủ trương của Đảng,
của cấp trên.
16


Thứ năm, Đảng đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý các trường hợp
vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ nói riêng và các nguyên tắc, quy định của

Đảng nói chung. Các trường hợp vi phạm phải được đấu tranh làm rõ và xử lý
kịp thời, đúng người, đúng việc, mới có bảo đảm tính giáo dục và ngăn ngừa
chung. Phải bảo đảm việc xử lý theo hướng có chức vụ càng cao thì trách nhiệm
càng nặng, xử lý phải càng nghiêm và “khơng có vùng cấm” như thời gian qua,
với tinh thần quyết liệt, mạnh dạn, khách quan và công bằng.
Khắc phục được các hạn chế trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ có thể
coi là nền tảng để xây dựng, chỉnh đốn Đảng thực sự có hiệu quả! Đồng thời,
đây là cơ sở để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của mỗi tổ chức đảng và
đảng viên, nhất là trong giai đoạn xã hội, đất nước có nhiều thách thức như hiện
nay.
2.2.3. Liên hệ thực tiễn
Là một sinh viên của Học viện Báo chí và tuyên truyền- Học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh là một niềm tự hào đối với bản thân tơi, bởi vì được học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Bác, được giảng dạy về Đảng, lịch sử ĐCS ,về
xây dựng Đảng, tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh… đã giúp tơi phần nào hiểu
biết, nắm rõ nhiệm vụ, các nguyên tắc trong Đảng. Vì vậy ta phải ln thực
hiện, làm theo những chỉ thị, chính sách đổi mới của Đảng, tuyên truyền, kêu
gọi mọi người xung quanh.. Đồng thời ta cần lên án, phê phán những thế lực thù
địch, phản cách mạng, xử lý những trường hợp không tuân theo pháp luật, chỉ
thị của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.

17


III. PHẦN KẾT LUẬN
Từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã phân tích, ta có thể tổng hợp lại về
nội dung, vai trò, các mối quan hệ mật thết của nguyên tắc tập trung dân chủ của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Nó có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc: Đảng đã tập trung được sức mạnh, thống nhất
ý chí và hành động của Đảng, là điều kiện cần thiết cho hoạt động, tồn tạo và

phát triển của Đảng. Về mặt dân chủ nguyên tắc này đã phát huy quyền làm chủ
tập thể của cán bộ, đảng viên. Đó cũng là điều kiện rèn luyện, giáo dục đảng
viên, phát huy trí tuệ, nguồn lực của Nhà nước. Hiện nay, đất nước ta đang trên
con đường đổi mới về mọi mặt về kinh tế, xã hội, chính trị… vì vậy Đảng có vai
trị rất quan trọng nhất là cán bộ, đảng viên, họ là những con người có ý chí, u
thương nhân dân, đất nước, ln sẵn lịng vì Tổ quốc ta để đất nước ln phát
triển và người dân được ấm no, hạnh phúc đó cũng là điều mà Đảng luôn hướng
đến.
18


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình xây dựng Đảng khoa Xây dựng Đảng, Học viện báo chí và tuyê
truyền; PGS, TS Trần Thị Anh Đào chủ biên, Nhà xuất bản Lý luận chính trị,
Hà nội 2016.
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ, tác giả Phạm Kim Oanh, Luật Hoàng Phi Hà
nội 2021
3. Những nội dung mới trong nguyên tắc tập trung dân chủ, tác giả Mai Văn
Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức
Trung ương.
4. Một số giải pháp thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công
tác xây dựng đảng hiện nay, tác giả Vân tâm, Trang tin điện tử Đảng bộ Thành
phố Hồ Chí Minh, 2021.

19


20




×