Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

báo cáo công khai báo cáo kiểm toán năm 2007 và kết quả thực hiện kết luận kiến nghị kiểm toán của ktnn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.62 KB, 27 trang )

kiểm tốn nhà nước

Cộng hồ xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tài liệu họp báo ngày 01/7/2008

Báo cáo cơng khai
Báo cáo kiểm tốn năm 2007 và kết quả
thực hiện Kết luận, kiến nghị kiểm toán của kTNN
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước, Luật NSNN và các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan; Thực hiện Kế hoạch kiểm toán năm 2007, Kiểm toán
Nhà nước (KTNN) đã tiến hành kiểm toán 107 cuộc kiểm toán1 (phụ lục số 01).
Tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XII đã phê chuNn quyết toán NSNN năm
2006. Căn cứ Điều 58 Luật Kiểm toán nhà nước, KTNN cơng khai Báo cáo
kiểm tốn năm 2007 về niên độ ngân sách năm 2006 và báo cáo kết quả thực
hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN như sau:
I. kết quả kiểm toán Báo cáo quyết toán nSNN năm 2006

A. Về thu, chi cân đối NSNN năm 2006
1. Về thu ngân sách nhà nước
1.1. Những mặt làm được: Cơng tác lập và giao dự tốn của các địa phương
cơ bản theo đúng quy trình, thời gian và dự toán thu nội địa do HĐND các tỉnh
phê chuNn đều cao hơn mức Trung ương giao, trong đó 07/29 tỉnh được kiểm toán
giao cao hơn từ 15 - 40%2 (chủ yếu giao tăng thu về đất và thu khác ngân sách).
Hầu hết các khoản thu đều đạt và vượt dự tốn, tất cả các địa phương đều hồn
thành dự tốn thu được giao, trong đó trên 30 địa phương thu vượt trên 10% dự
toán. Đạt được kết quả trên chủ yếu là do cấp uỷ và chính quyền các cấp đã tăng
cường công tác chỉ đạo thu ngân sách, thực hiện quyết liệt các giải pháp phấn
đấu hoàn thành kế hoạch, các DNNN đã có ý thức hơn trong việc chấp hành nghĩa
vụ với ngân sách, kê khai và nộp thuế theo quy định. Bên cạnh đó, ngành Thuế,


Hải quan đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý thu,
đNy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống thất thu thuế,
đồng thời tích cực xử lý nợ đọng thuế.
1.2. Những mặt tồn tại
a. Lập và giao dự toán
(1) Tại 11/29 tỉnh, thành được kiểm toán dự toán thu nội địa (đã loại trừ các
khoản thu không ổn định, như: thu về đất, các khoản thu khác ngân sách) do
Trung ương giao chỉ bằng mức thực hiện năm 20053. Dự toán lập và giao thấp
1
B¸o c¸o qut to¸n 2006 cđa 29 tỉnh, thành phố, 17 bộ, cơ quan trung ơng; 18 dự án đầu t xây
dựng, chơng trình MTQG; báo cáo tài chính của 26 Tổng công ty, nhà nớc, tổ chức tài chính - ngân hàng,
15 đơn vị thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; chuyên đề quản lý và sử dụng phí, lệ phí đờng bộ 02 năm
(2005 - 2006) và Báo cáo quyết toán NSNN năm 2006 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu t.
2
Lạng Sơn 140%; Tuyên Quang 137%; Bắc Cạn 131%; Hà Tĩnh 124%; Đà Nẵng 118%; Bắc Giang
116%; Nam Định 115%.
3
Thái Bình; Bắc Kạn; Lạng Sơn; Bắc Giang; Đà Nẵng; Hà Tĩnh; Long An; Kiên Giang; Tiền Giang;
Tây Ninh; Nam Định.


trước hết là do Nhà nước điều chỉnh một số quy định và chính sách làm ảnh
hưởng tới nguồn thu ngân sách, như: thay đổi thuế suất, miễn giảm thuế…, song
nguyên nhân chủ yếu vẫn là do công tác dự báo chưa tốt, ước thực hiện 2005 thấp
hoặc lập dự tốn của một số khoản thu thiếu tích cực.
(2) Cơng tác lập và giao dự toán các khoản thu sự nghiệp tại các bộ, ngành
chưa bao quát và đầy đủ các nguồn thu phát sinh. Tại 12/17 bộ, ngành được kiểm
tốn, nếu tính đầy đủ các nguồn thu sự nghiệp phát sinh thì dự tốn thu ngân sách
2006 được giao thấp hơn 20054. Nguyên nhân chủ yếu do Trung ương chỉ giao dự
tốn số thu phí, lệ phí thuộc NSNN.

b. Chấp hành ngân sách nhà nước
(1) Có 02 chỉ tiêu thu khơng đạt dự tốn, trong đó thu phí xăng dầu đạt
81,8% dự toán (giảm 881 tỷ đồng) chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao, nên sản
lượng tiêu thụ giảm và do cơ cấu nhập khNu xăng dầu thay đổi (giảm xăng, tăng
dầu); thu NSNN tăng chủ yếu từ dầu thơ (tăng 31,5% dự tốn, bằng 19.946 tỷ
đồng) và các khoản thu từ nhà và đất (tăng 23,3% dự toán, bằng 3.886 tỷ đồng);
thu từ kinh tế quốc doanh chỉ tăng 9,7%; thu ngồi quốc doanh tăng 7%.
(2) Tình trạng kê khai sai thuế suất thuế GTGT, hạch toán thiếu doanh thu
chịu thuế, kê khai khấu trừ thuế đầu vào khơng đúng quy định, hạch tốn vào chi
phí sản xuất kinh doanh các khoản chi phí khơng hợp lý, hợp lệ…vẫn xNy ra khá
phổ biến. KTNN phát hiện và kiến nghị tăng thu NSNN là 428 tỷ đồng5 (2006 là
1.280,2 tỷ đồng).
(3) Thất thu ngân sách vẫn còn lớn, nhất là các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị xác định sai
thuế suất thuế GTGT, hạch toán thiếu doanh thu và hạch tốn vào chi phí một số
khoản chi phí khơng hợp lý, hợp lệ... Kiểm tốn hồ sơ thuế của 470 doanh
nghiệp tại Cơ quan Thuế ở 29 tỉnh, KTNN xác định các khoản phải nộp NSNN
tăng thêm 237,55 tỷ đồng6.
(4) Hầu hết các đơn vị sự nghiệp chưa kê khai hoặc kê khai không đầy đủ
các khoản thuế GTGT, thuế TNDN và thu khác từ các hoạt động kinh doanh
dịch vụ của đơn vị. Kiểm toán 207 đơn vị dự toán thuộc 17 bộ, ngành và 145
đơn vị dự toán thuộc 29 địa phương, KTNN xác định thuế và các khoản phải
nộp khác tăng thêm 254,78 tỷ ng7.
4

Bộ Thơng mại 69%; Tổng cục Thống kê 87%; Bộ Công nghiệp 95%; Bộ T pháp 60%; Bộ Nội vụ
71%; Bộ NN&PTNT 23%; Kho bạc Nhà nớc 88%; Trung ơng Đoàn TNCSHCM 53%; Đại học Quốc gia Hà
Nội 52%; Đại học Quốc gia TPHCM 78%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 60%; Đài Truyền hình Việt Nam 88%.
5
TCT Cao su Việt Nam: 132 tỷ đồng; Ngân hàng Công thơng Việt Nam: 71 tỷ đồng; TCT Rợu

Bia NGK Hà Nội: 41 tû ®ång–
6
Th 137,74 tû ®ång; thu tiỊn sư dơng đất 99,81 tỷ đồng.
7
Hà Tây 23,91 tỷ đồng; Hà Tĩnh 8,609 tû ®ång; TP Hå ChÝ Minh 35,134 tû ®ång; Bộ Bu chính Viễn
thông 27,043 tỷ đồng; Bộ Thơng mại 38,678 tỷ đồng; Đề án 112: 26,165 tỷ đồng; ĐH Quốc gia Hà Nội
13,934 tỷ đồng; ĐH Quốc gia TPHCM 11,963 tỷ đồng; Tổng Liên đoàn Lao động VN 18,142 tỷ đồng; Bộ
Giáo dục và Đào tạo 38,679 tỷ đồng....

2


(5) Một số địa phương được kiểm toán chưa kịp thời thu hồi nộp NSNN các
khoản thu có liên quan đến nhà và đất; xác định chưa đúng diện tích đất được miễn
giảm, diện tích đất được tính trong hạn mức đất ở; xác định giá đất, các khoản hỗ trợ
trừ vào tiền thu sử dụng đất, đấu giá không đúng quy định, KTNN xác định các khoản
thu liên quan đến nhà và đất tăng hơn so với số báo cáo của cơ quan thuế là 848 tỷ
đồng8. Ngoài ra cịn một số địa phương được kiểm tốn chưa nộp kịp thời số nợ đọng
tiền sử dụng đất vào NSNN là 474 tỷ đồng9, hoặc gửi tại KBNN, xã, phường chưa
nộp ngân sách, như: Cần Thơ 81 tỷ đồng, Kiên Giang 11 tỷ đồng...
(6) Có 12/29 địa phương cịn một số trường hợp hoàn thuế (hoàn trước
kiểm tra sau) sai quy định 8,144 tỷ đồng10, chủ yếu do xác định sai thuế GTGT
đầu vào hoặc sai thuế suất...; 11/29 địa phương cịn một số trường hợp miễn
giảm thuế khơng đúng đối tượng, KTNN kiến nghị thu hồi trên 20 tỷ đồng.
(7) Nợ đọng thuế
- Theo Báo cáo của Tổng cục Thuế, ngồi số nợ ln chuyển 4.903 tỷ đồng
thì số nợ đọng thuế đến 31/12/2006 là 3.901,7 tỷ đồng (Nợ khơng có khả năng thu
2.148,8 tỷ đồng và nợ chờ xử lý 1.752,9 tỷ đồng) bằng 2,8% tổng thu nội địa năm
2006 do ngành thuế quản lý, nhưng đã giảm hơn so với các năm trước (năm 2005
là 3,2%, năm 2004 là 5,9%) chủ yếu do ngành thuế tăng cường cơng tác quản lý

thu thuế và tích cực thu nợ đọng. Qua kiểm tra đối chiếu 20/29 địa phương được
kiểm tốn năm 2007 tại Tổng cục Thuế, có 15 Cục Thuế báo cáo số nợ thuế cho
các Đoàn KTNN tăng hơn 967,85 tỷ đồng11 so với số nợ thuế báo cáo về Tổng
cục Thuế (nguyên nhân chênh lệch chủ yếu do thời điểm báo cáo). Kết quả kiểm
toán tại 29 địa phương cho thấy các đơn vị chưa điều chỉnh kịp thời số nợ thuế
theo số phát sinh thực tế, KTNN xác định tổng số nợ đọng thuế đến 31/12/2006
tăng hơn so với số báo cáo của cơ quan thuế là 413,06 tỷ đồng12 (cơ quan thuế có
theo dõi trên sổ chi tiết, nhưng chưa tổng hợp vào tổng số nợ đọng).
- Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, đến 31/12/2006 nợ quá hạn chuyên
thu 3.170 tỷ đồng, so với năm 2005 giảm 187 tỷ đồng (5,6%); nợ tạm thu quá
hạn 1.697 tỷ đồng, so với năm 2005, giảm 2.500 tỷ đồng (59,6%).
(8) Việc xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ để nộp NSNN của một số tỉnh
chưa đầy đủ và kịp thời. Kiểm tốn 29 tỉnh, có 12 tỉnh còn một số khoản đã
được xử lý hoặc đến thời hạn theo quy định nhưng chưa xử lý để nộp kịp thời
vào ngân sách là 2.141 tỷ đồng13.
Thµnh phè Hå ChÝ Minh 499,6 tû ®ång, Long An 126,6 tỷ đồng, Vĩnh Long 76 tỷ đồng...
Bắc Giang 186,4 tỷ đồng, Vĩnh Phúc 144,78 tỷ đồng, Nam Định 62,1 tỷ đồng...
10
Cần Thơ 4,607 tỷ đồng; Long An 1,035 tỷ đồng; Nam Định 0,968 tỷ đồng; Đà Nẵng 0,805 tỷ đồng
11
Vĩnh Phúc 425,524 tỷ đồng; Hải Dơng 226,934 tỷ đồng; Thái Bình 121,312 tỷ đồng
12
TP Hồ Chí Minh 208,429 tỷ đồng; Long An 136,415 tỷ đồng; Thái Bình 28,06 tỷ đồng
13
TP Hồ Chí Minh 2.126,3 tỷ đồng; Đồng Tháp 4,257 tỷ ®ång; Kiªn Giang 1,534 tû ®ång–

8

9


3


(9) Một số đơn vị sự nghiệp có thu chưa hạch toán đầy đủ thu nhập và xử
lý chênh lệch thu chi theo quy định, KTNN đã kiến nghị bổ sung kinh phí hoạt
động hơn 69 tỷ đồng. Bộ Giáo dục và Đào tạo có 16/22 đơn vị trực thuộc thu
học
phí vượt mức quy định với số tiền 27,77 tỷ đồng, cá biệt Trường Đại học Cần
Thơ còn thu học phí của học sinh ngành sư phạm (đối tượng khơng phải nộp học
phí), với số tiền đã thu năm 2006 là 1,9 tỷ đồng.
Qua kiểm toán, KTNN đã phát hiện và kiến nghị tăng thu NSNN là 2.764 tỷ đồng,
trong đó thuế nội địa 794 tỷ đồng; thuế XNK 157 tỷ đồng; phí, lệ phí 58 tỷ đồng; thu
khác ngân sách 906 tỷ đồng (chi tiết phụ lục số 06 và 07/TH-THU 2007).
2. Về chi ngân sách nhà nước
2.1. Những mặt làm được: Cơ bản các bộ, ngành và địa phương lập và giao
dự toán chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN, đã bố trí đúng mục tiêu, cơ
cấu ngành và cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo cơ cấu giữa chi đầu tư phát triển, chi
thường xuyên và chi theo lĩnh vực (Có 29/29 địa phương được kiểm tốn đều bố
trí dự tốn vượt tổng mức Trung ương giao, 07/29 địa phương bố trí vượt trên
10%14). Tại các bộ, ngành và địa phương được kiểm toán đã sử dụng ngân sách
cơ bản đúng định mức tiêu chuNn quy định, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Chi
quản lý hành chính 18.515 tỷ đồng, tăng 9,4% (1.590 tỷ đồng) so với dự toán,
nhưng đã giảm hơn so với 2005 (năm 2005 vượt dự tốn 42%), đây là một thành
tích khá nổi bật của năm 2006 do tác động tích cực của Chương trình thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương. Các
Chương trình MTQG đã phát huy được hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế và xã
hội cho đồng bào dân tộc vùng cao, vùng xa, góp phần cải thiện hạ tầng giao
thơng nơng thơn, giảm khó khăn trong việc đi lại cho nhân dân trong vùng, giúp
nhân dân về nước sinh hoạt và nước tưới trong nông nghiệp, thúc đNy sản xuất
nông nghiệp, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho bà con nhân dân vùng dự

án...
2.2. Những mặt tồn tại
a. Lập và giao dự toán
(1) Dự toán chi lập chưa sát dẫn đến một số nhiệm vụ chi thuộc NSTW
trong năm không phát sinh 404 tỷ đồng; một số khoản chi Bộ Tài chính khơng
giao chi tiết cho các bộ, ngành và địa phương ngay từ đầu năm theo quy định
của Luật NSNN (như chi thực hiện một số nhiệm vụ chế độ quy định, nhưng
chưa chi tiết được nhiệm vụ là 1.115 tỷ đồng…); 10/29 tỉnh được kiểm tốn
khơng phân bổ hết dự tốn ngay từ đầu năm, để lại phân bổ nhiều lần trong năm
14

Tuyªn Quang; Lâm Đồng; Đà Nẵng; Tiền Giang; Tây Ninh; Cần Thơ; Kiªn Giang.

4


không đúng quy định của Luật NSNN là 127,02 tỷ đồng15. 08/29 địa phương
được kiểm toán phân bổ và giao dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự
nghiệp khoa học cơng nghệ thấp hơn dự tốn Trung ương giao, không đúng với
quy định tại Thông tư số 100/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn thực hiện dự toán ngân sách 2006 là 425 tỷ đồng16. Ngồi ra thời
gian phân bổ và giao dự tốn của một số bộ, ngành, địa phương còn kéo dài,
vượt thời gian quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật NSNN
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ NN&PTNT…). Chi từ nguồn cơng trái giáo dục,
trái phiếu Chính phủ hiện nay chưa đưa vào dự toán thu chi cân đối ngân sách.
(2) Công tác lập và giao dự tốn chi đầu tư cịn thiếu căn cứ, bố trí vốn
khơng đúng quy định (Gia Lai có 39 dự án không được đưa vào chỉ tiêu kế
hoạch nhưng vẫn được bố trí 70,23 tỷ đồng thuộc nguồn vốn trung ương bổ sung
có mục tiêu); một số tỉnh vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo giao thấp hơn so với
kế hoạch trung ương (Tuyên Quang chỉ bố trí 6,19 tỷ đồng bằng 24,2%; Long

An 26,5 tỷ đồng bằng 60,5%...); Tình trạng ghi kế hoạch vốn cho các cơng trình
dự án khi chưa đủ thủ tục đầu tư (chưa có quyết định đầu tư) vẫn còn diễn ra phổ
biến17 và không phân bổ chi tiết vốn ngay từ đầu năm theo quy định của Luật
NSNN, làm cho việc giải ngân vốn chậm và không chủ động trong việc triển
khai đầu tư18. Thành phố Hồ Chí Minh giao dự tốn chi đầu tư thấp hơn số của
Trung ương giao 1.695 tỷ đồng (6.300 tỷ đồng so với 7.995 tỷ đồng).
(3) Phân bổ vốn các chương trình mục tiêu quốc gia của một số bộ, ngành
và địa phương còn nhiều tồn tại, như:
- Phân bổ sai nội dung, mục tiêu, đối tượng thụ hưởng của các chương
trình 146,89 tỷ đồng (Chương trình 135 giai đoạn II: 26,268 tỷ đồng; Chương
trình mục tiêu giáo dục và đào tạo 34,2 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 31,42 tỷ đồng; Đề án tin học hoá quản lý
hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005: 55 tỷ đồng).
- Cơng tác phân khai, giao kinh phí và nhiệm vụ cịn chậm; lập và phân bổ
kế hoạch vốn khơng sát thực tế, dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần,
không thực hiện được; điều chỉnh kế hoạch vốn không đảm bảo đầy đủ căn cứ
pháp lý; một số tỉnh được kiểm toán chưa phân bổ hết số kinh phớ giao b
sung19.
15

Bắc Kạn; Thái Bình; Nam Định; Quảng Bình; Hà Tĩnh; Nghệ An; Kon Tum; Lâm Đồng; Đà
Nẵng; Quảng NgÃi.
16
TP Hồ Chí Minh; Sơn La; Hà Tây; Bắc Kạn; Hà Tĩnh; Nghệ An; Khánh Hoà; Đà Nẵng.
17
Kiên Giang 30 dự án, Vĩnh Phúc 95 dự án, Thái Bình 37 dự án, Đà Nẵng 35 dự án, Hải Dơng 30 dù ¸n,
Ninh Thn 27 dù ¸n, 10 dù ¸n cđa các đơn vị thuộc khối trung ơng đợc giao kế hoạch vốn 127 tỷ đồng.
18
Vĩnh Phúc 248,17tỷ đồng, Tuyên Quang 49,54 tỷ đồng, Sơn La 45,24 tỷ đồng, Hà Tây 18,98 tỷ đồng,
Ninh Thuận phân bổ kế hoạch vốn cho các huyện, thành phố 69,3 tỷ đồng không có chi tiết danh mục đầu

t; Bộ Thơng mại sau 2 lần mới giao hết chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu t năm 2006 cho các đơn vị.
19
Các tỉnh Lào Cai 18,61 tỷ đồng; Hà Giang 8,41 tỷ đồng; Lai Châu 15tỷ đồng... thuộc Chơng trình
135 giai đoạn II.

5


- Phân bổ dự toán tại một số bộ, ngành, địa phương cịn bình qn, dàn trải,
chia nhỏ kinh phí cho nhiều trường, phân bổ thấp hơn mức phân bổ và hướng
dẫn của Bộ LĐTB&XH là 50,14 tỷ đồng, bằng 11,5% (50,14/435,5 tỷ đồng)
tổng dự tốn kinh phí của các đơn vị thuộc Dự án tăng cường năng lực đào tạo
nghề - Chương trình mục tiêu giáo dục và đào tạo.
b. Chấp hành ngân sách nhà nước
b1. Chi đầu tư phát triển
(1) Có 07/29 địa phương thực hiện khơng đạt dự tốn20, chủ yếu do cơng
tác giải phóng mặt bằng không đảm bảo tiến độ, phân bổ vốn dàn trải, nhiều
cơng trình khơng thực hiện được vẫn giao kế hoạch vốn, một số chủ đầu tư lúng
túng trong việc thực hiện các quy định mới của Nhà nước về trình tự, thủ tục đầu
tư và cơng tác đấu thầu.
(2) Tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún diễn ra trong những năm vừa qua
vẫn chậm được khắc phục, dẫn đến bố trí vốn cho các dự án vượt quá khả
năng21, nhiều dự án phải kéo dài thời gian đầu tư hơn so với quy định22, một số
dự án chuyển tiếp khơng được bố trí vốn23, khối lượng dở dang lớn24.
(3) Công tác khảo sát chọn địa điểm xây dựng và nghiên cứu sự cần thiết
phải đầu tư, quy mô đầu tư còn hạn chế nên phải dừng nghiên cứu khả thi gây
lãng phí vốn đầu tư25. Chất lượng lập, thNm định phê duyệt dự án tại một số bộ,
ngành chưa tốt; cơng tác khảo sát thiết kế, lập dự tốn của hầu hết các đơn vị
được kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu nên phải thay đổi, bổ sung thiết kế,
điều chỉnh dự toán và tổng mức đầu tư26, kéo dài thời gian đầu tư27; Đầu tư thiếu

đồng bộ làm giảm hiệu quả vốn đầu tư (Cơng trình Giảng đường 500 chỗ Đại
học Quốc gia TPHCM hoàn thành từ thỏng 02 nm 2006 nhng nm 2007 vn
20
Bắc Kạn 99%; Ninh Thuận 96%; Đà Nẵng 92%; Khánh Hoà 80%; Tây Ninh 84%; Kiên Giang
77%; Vĩnh Long 70%.
21
Tỉnh Tây Ninh bố trí 1.639 tỷ đồng, trong khi khả năng chỉ có 283 tỷ đồng...
22
Bộ Nội vụ 04 dự án; Bộ NN&PTNT 82; Nam Định 187; Bắc Kạn 170; Quảng NgÃi 67; Lâm Đồng
25; Tiền Giang 41; Đồng Tháp 16; Long An 20; An Giang 27; Kiên Giang 355...
23
Lạng Sơn 62 dự án, Bắc Kạn 300, Thái Bình 14, Tiền Giang 78, nhất là Bộ Nông nghiệp và PTNT
có 14 dự án ®ang thùc hiƯn ®Çu t− cã nhu cÇu vèn 363,49 tỷ đồng nhng không đợc giao vốn năm 2006.
24
Dự án mở rộng, cải tạo trụ sở Bộ Thơng mại triển khai từ năm 2002, đến nay cha hoàn thành,
Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2003 phê duyệt 17 dự án, tổng dự toán 191,98 tỷ đồng nhng không có
nguồn vốn đảm bảo nên hầu hết không triển khai thực hiện đợc...
25
Tháp Truyền hình Việt Nam 3,88 tỷ đồng và Trung tâm sản xuất chơng trình tại Bình Dơng 0,16tỷ
đồng; dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn công trình cấp nớc sinh hoạt
cha kỹ nên khi thi công không tìm thấy nguồn nớc ngầm đà phải ngừng thi công gây lÃng phí NSNN số vốn đÃ
đầu t (tỉnh Sơn La: 0,24 tỷ đồng, Phú Thọ: 0,26tỷ đồng...); 03dự án của Bộ Thơng mại 3,12tỷ đồng...
26
DAĐT tu bổ, nâng cấp Nhà hát lớn Hà Nội điều chỉnh thiết kế chi tiết 212 lần; DA nhà Trung tâm đào
tạo Trờng Đại học KTQD thiết kế cọc khoan nhồi không tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng gây lÃng phí NSNN 1,29
tỷ đồng; DA ®−êng HCM G§ 1 (Km 93+ 900 - Km 94+500) đà thi công xong nhng phải phá đi làm lại do vi phạm
hành lang an toàn lới điện 500 KV; DA tu bổ, nâng cấp đê tả Sông Thơng - tỉnh Hải Dơng thiết kế không sử
dụng 0,1 tỷ đồng); DA Kho lu trữ Đội Cấn từ 21tỷ đồng lên 95,72 tỷ đồng tăng 355%; DAHTKT xung quanh Hồ
Tây từ 546,93 tỷ đồng lên 958,63tỷ đồng; TP HCM năm 2006 có 2.574 DA phải điều chỉnh tổng mức đầu t.
27

Dự án Bảo tàng Dân tộc học thời gian đầu t 20 năm và Dự án Viện Khoa học xà hội Việt Nam 11
năm (Viện Khoa học XÃ hội); Dự án Trung tâm Văn hoá giáo dục tổng hợp Thanh thiếu niên 12 năm và DA
Bảo tàng thế hệ trẻ Việt Nam 8 năm (Trung ơng Đoàn TNCS HCM).

6


chưa đưa vào khai thác sử dụng; Dự án Hồ chứa nước Suối nước ngọt xã Vĩnh
Hải huyện Ninh Hải - Ninh Thuận giá trị 40,55 tỷ đồng đã hoàn thành bàn giao
nhưng không đầu tư tiếp hệ thống kênh mương cấp II nên đến nay chưa đưa vào
khai thác đầy đủ; Nhà máy xử lý nước thải - Khu đơ thị Bắc Thăng Long - Vân
Trì hồn thành bàn giao từ tháng 10/2005 với giá trị 65,55 tỷ đồng và 1.255
triệu yên nhưng không thể vận hành (kể cả vận hành thử), do chưa được cung
cấp nguồn điện, nếu tình trạng này kéo dài Khu cơng nghiệp Thăng Long buộc
phải xây dựng riêng Nhà máy xử lý nước thải thì lãng phí là rất lớn; Nhà máy
cấp nước giai đoạn I - Khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì thực tế cơng suất
mới đạt 22,32% cho khu vực vùng dự án làm chậm phát huy hiệu quả và gây
lãng phí vốn đầu tư).
(4) Hầu hết các dự án được kiểm tốn cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng
còn tiến hành chậm, chủ đầu tư và ban quản lý dự án thiếu các biện pháp hữu hiệu
trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện làm chậm tiến độ thực hiện dự án, tăng giá
thành xây dựng, chậm phát huy hiệu quả của dự án hoặc phải điều chỉnh địa điểm
của dự án gây lãng phí NSNN28. Cơng tác quản lý, nghiệm thu, giám sát công tác
đền bù GPMB vẫn còn nhiều sai phạm29.
(5) Quyết định đầu tư dự án khi khơng có nhu cầu sử dụng, vượt định mức
hoặc khơng cần thiết gây lãng phí NSNN (Dự án Ngành cơ sở hạ tầng nơng thơn
có cơng trình hoàn thành từ năm 2002 đến nay chưa được khai thác sử dụng (Hệ
thống trạm bơm, kênh mương xã Xuân Quang, tỉnh Phú Thọ được đầu tư 0,4 tỷ
đồng); Chợ nông sản huyện Lục Ngạn - Bắc Giang do thay đổi địa điểm đầu tư
nên chỉ sử dụng từ 1 đến 2 tháng trong năm; Trụ sở Viện Khoa học Xã hội Việt

Nam vượt 420m2; thành phố Cần Thơ: Trụ sở UBND quận Ninh Kiều vượt
387m2, Trụ sở HĐND và UBND quận Bình Thuỷ vượt 1.793m2, Trụ sở UBND
huyện Phong Điền vượt 2.203m2).
(6) Hầu hết các đơn vị được kiểm tốn vẫn cịn tình trạng vi phạm quy chế
và Luật Đấu thầu như thông thầu, dàn xếp thầu giữa các nhà thầu30; chia nhỏ gói
thầu để chỉ định thầu31; chỉ định thầu32 và đấu thầu hạn chế trái quy định33.

28

Mét số dự án của Đài Truyền hình Việt Nam và Dự án đờng vào căn cứ Chính phủ cách mạng
lâm thời Miền Nam Việt Nam tại tỉnh Tây Ninh.
29
Dự án đờng Hồ Chí Minh giai đoạn 1 thi công đờng dây tải điện 0,4 KV không đúng mốc quy
định GPMB, sau khi di chuyển thì đờng dây vẫn nằm trong hành lang GPMB; Dự án Khu đô thị Bắc Thăng
Long - Vân Trì giảm trừ 26,38 tỷ đồng; Dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây giảm trừ 39,74 tỷ đồng,
trong đó đền bù đất công cho ngời sử dụng trái phép, chiếm đất công 12,56 tỷ đồng, theo kế hoạch đến năm
2005 phải hoàn thành nhng hiện tại cha hoàn thành và còn một số hạng mục cha triển khai đợc...
30
Mt s d án ti tnh Sơn La, Yên Bái thuộc Dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn; Dự án Trung
tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm huyện Tam Bình - Vĩnh Long.
31
D án đầu t giai đoạn I Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh tỉnh Thái Bình; dự án Trờng Chính trị
tỉnh Tây Ninh giai đoạn II; Khu tái định c tổ 21 phờng Hoa L và Khu tái định c xà Trà §a tØnh Gia Lai...

7


(7) Công tác giám sát đầu tư của một số bộ, ngành và địa phương chưa thực
sự nghiêm túc. Cụ thể: Tỷ lệ các dự án thực hiện giám sát đầu tư theo quy định
thấp, đạt 51,4%; Chất lượng báo cáo giám sát đầu tư tại nhiều đơn vị chưa đạt

yêu cầu, nội dung báo cáo chưa đầy đủ, thiếu đề xuất, kiến nghị các biện
pháp…, nhất là tỷ lệ các đơn vị gửi báo cáo giám sát đầu tư năm 2006 đạt thấp
hơn so với 2005 (68,7%/78,2%) hoặc báo cáo khơng đầy đủ, như: Tỉnh Đắk
Nơng chỉ có 30/102 dự án đang thực hiện đầu tư năm 2006 và Bộ NN&PTNT có
70/178 dự án có báo cáo giám sát đầu tư…
(8) Hầu hết các dự án, cơng trình được kiểm toán giá trị khối lượng nghiệm
thu, thanh toán cho các nhà thầu đều phải giảm trừ, sai sót phổ biến là thanh tốn
trùng khối lượng, nghiệm thu khơng đúng thực tế thi cơng, nghiệm thu thanh
tốn sai chế độ, quyết toỏn khụng đủ thủ tục, số tiền 723,8 tỷ đồng34 (chi tiết phụ
lục 09/TH- CĐT 2007).
(9) Công tác quyết tốn dự án đầu tư xây dựng hồn thành trong năm 2006
tại một số bộ ngành, địa phương thực hiện chưa kịp thời. Theo báo cáo của Bộ
Tài chính, đến 31/12/2006 cịn 16.781 dự án hồn thành chưa phê duyệt quyết
tốn chiếm 37,6% tổng số dự án hồn thành trong năm (9.933 dự án hoàn thành
chưa nộp hồ sơ quyết toán và 6.848 dự án đã nộp hồ sơ quyết toán, nhưng chưa
được phê duyệt).
(10) Về nợ trong đầu tư XDCB: Theo báo cáo của Bộ Tài chính (tổng hợp
từ số liệu báo cáo của các đơn vị), tổng số nợ đến 31/12/2006 là 3.674 tỷ đồng
(Khối trung ương 622 tỷ đồng; các địa phương 3.052 tỷ đồng). Kiểm toán tại 29
tỉnh có tới 21 tỉnh báo cáo số nợ về Bộ Tài chính khơng chính xác (21 tỉnh báo
cáo 628 tỷ đồng, KTNN xác nhận 3.505 tỷ đồng, chênh lệch 2.877 tỷ đồng35).
Các địa phương đã bố trí vốn đầu tư để trả nợ trong XDCB số tiền 3.369 tỷ
đồng, nhưng còn thấp hơn so với 2005 là 500 tỷ đồng.
(11) Tại các địa phương được kiểm toán cơ bản đã thực hiện đúng quy định
của Luật NSNN về trình tự, thủ tục và mức dư nợ vốn vay đầu tư xây dựng. Dư
nợ vốn vay của 29 tỉnh được kiểm tốn là 7.364 tỷ đồng, song cịn một số địa
phương chưa đưa vào quyết toán ngân sách khoản vay đầu tư xây dựng 365 tỷ
đồng (Hà Tây 265 t ng, Qung Ngói 100 t ng).

32

Tỉnh Bắc Kạn 03 dự án; Hà Tĩnh 03 dự án; Long An 8 gói thầu; thành phố Hồ Chí Minh 7gói thầu
xây lắp và 8 gói thầu t vấn; nhất là tại Ban QLDA Bạch Đằng Đông thành phố Đà Nẵng nhà thầu đợc chỉ
định thầu không thi công mà ký hợp đồng giao lại cho công ty khác.
33
Hầu hết các gói thầu của tỉnh Lâm Đồng; thành phố HCM có 131 gói thầu; tỉnh Hà Tĩnh 18 gói thầu...
34
Tỉnh Vĩnh Phúc 225 tỷ đồng; Cần Thơ 87 tỷ đồng; dự án Ngành CSHT nông thôn 64 tỷ đồng; Dự
án HTĐT Bắc Thăng Long Vân Trì 33 tỷ đồng...
35
Sơn La 538 tỷ đồng; Vĩnh Phúc 533 tỷ đồng; Hải Dơng 396 tỷ đồng; Bắc Kạn 340 tỷ đồng

8


b2. Chi thường xuyên
(1) Hầu hết các địa phương được kiểm toán đều chi vượt dự toán HĐND
giao từ 30% trở lên, trong đó một số địa phương vượt dự toán lớn36. Nguyên nhân
chủ yếu do sử dụng nguồn tăng thu, dự phòng ngân sách bổ sung thêm nhiệm vụ
chi; bên cạnh đó cịn nhiều khoản chi chưa thực sự tiết kiệm, như: chi mua sắm, hội
nghị, khánh tiết, hỗ trợ...
(2) Chi không đúng chế độ, tiêu chuNn, định mức bước đầu cũng đã có
hướng chuyển biến, tuy vậy vẫn cịn 16/29 tỉnh, thành được kiểm tốn chi hỗ trợ
khơng đúng chế độ, không thuộc nhiệm vụ chi, với số tiền 182,848 tỷ đồng37.
Qua kiểm toán đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách các khoản chi sai chế độ là
123 tỷ đồng và giảm trừ dự toán các khoản đề nghị quyết toán sai chế độ là 82 tỷ
đồng (chi tiết phụ lục số 08/TH - CTX 2007).
(3) Chi mua sắm tài sản có giá trị lớn khơng thực hiện đấu thầu; sử dụng
tài sản khơng đúng mục đích (sử dụng trụ sở, khuôn viên để cho thuê) và sử
dụng ôtô vượt định mức (Lạng Sơn 37 xe, Bắc Cạn 07 xe, Kiên Giang 03 xe, Bộ
Nội vụ 08 xe...) vẫn còn tái diễn và chậm được khắc phục.

(4) Sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng không đúng quy định vẫn còn
diễn ra khá phổ biến, nhất là những khoản cho vay tạm ứng dây dưa từ nhiều
năm chậm được xử lý, trong khi NSĐP phải đi vay và nhận bổ sung từ NSTW
dẫn đến việc sử dụng ngân sách kém hiệu quả. 16/29 tỉnh được kiểm toán đã sử
dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng đến 31/12/2006 chưa thu hồi được là 3.216
tỷ đồng38 trái với khoản 4 Điều 8 Luật NSNN (các DNNN vay là 651 tỷ đồng,
tạm ứng là 2.544 tỷ đồng, khác 21 tỷ đồng). Ngồi ra, cá biệt cịn một vài tỉnh sử
dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để bổ sung vốn đầu tư phát triển, chi
thường xuyên không đúng quy định 677 tỷ đồng39.
(5) Hầu hết các đơn vị được kiểm toán cơ bản thực hiện tỷ lệ trích nộp và
sử dụng các khoản phí, lệ phí theo quy định, song Cục Đường bộ Việt Nam còn
sử dụng nguồn kinh phí sửa chữa đường bộ sai quy định của Luật NSNN
122,758 tỷ đồng40.
(6) Chi cho các Chương trình MTQG, Chương trình 135, Dự án trồng mới
5 triệu ha rừng: Dự toán 8.631 tỷ đồng, quyết toán 6.437 tỷ đồng, đạt 74,6%
(giảm 2.194 tỷ đồng) so với dự toán, nguyờn nhõn t thp do l nm u trong
36

Quảng Bình vợt 106% DTĐP, Quảng NgÃi 82%, Vĩnh Phúc 77%, Đồng Tháp 55%...
TP Hồ Chí Minh 147,8 tỷ đồng; Long An 8,8 tû ®ång; An Giang 4,3 tû ®ång; Gia Lai 4 tû ®ång....
38
TP Hå ChÝ Minh 2.398 tû ®ång; An Giang 143 tỷ đồng; Hải Dơng 141 tỷ đồng; Cần Thơ 135 tỷ
đồng; Kiền Giang 103 tỷ đồng,
39
Vĩnh Phúc 412 tỷ đồng; Lâm Đồng 212 tỷ đồng; Cần Thơ 39,7 tỷ đồng; An Giang 10 tỷ đồng; Hà
Tây 3,6 tỷ đồng.
40
Xây cầu mới, xây dựng trạm thu phí, mua sắm tài sản109,752 tỷ đồng; mua 13 ôtô, số tiền 3,9 tỷ
đồng để dùng vào hoạt động SXKD; sử dụng sai mục đích kinh phí sửa chữa thờng xuyên 9,106 tû ®ång.
37


9


giai đoạn 5 năm 2006 - 2010, phê duyệt kế hoạch, giao vốn và hướng dẫn thủ
tục chậm. Qua kiểm tốn cho thấy cịn một số tồn tại và thiếu sót sau:
- Một số chương trình MTQG, dự án chưa đạt được mục tiêu đề ra, như:
Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỷ lệ dân cư
nông thôn được sử dụng nước sạch đến năm 2005 đạt 62% (theo báo cáo của Bộ
NN&PTNT), trong khi mục tiêu đề ra 80%. Dự án đổi mới chương trình, nội
dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy (Chương trình MTQG giáo dục và đào
tạo) tất cả các tỉnh được kiểm tốn đều khơng đạt được mục tiêu cung cấp sách,
nhất là tỉnh Cà Mau việc dạy và học lớp 5 và lớp 10 năm học 2006 - 2007 khơng
có sách và thiết bị dạy và học theo đúng kế hoạch đã xác định. Đề án tin học hố
quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 có 5 mục tiêu nhưng chưa
có mục tiêu nào của Đề án được hoàn thành triệt để (thành phố Cần Thơ 13/19
dự án chưa triển khai, với tổng mức đầu tư 12,07 tỷ đồng; tỉnh Đồng Nai 2/9 dự
án chưa triển khai, với tổng mức đầu tư 0,76 tỷ đồng; thành phố Hồ Chí Minh
27/27 dự án chưa triển khai với tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng...). Ngoài ra việc
lựa chọn 48 phần mềm dùng chung chưa phát huy hiệu quả (đến nay mới có 03
phần mềm dùng chung được triển khai diện rộng tại 64 tỉnh, thành phố).
- Sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, cụ thể: Thiết bị của một số dự án
mua về nhưng không thể đưa vào sử dụng (tỉnh Đắk Nơng bố trí cho Trường Kỹ
thuật Công nghệ và Dạy nghề thanh niên dân tộc 3,6 tỷ đồng, song hiện tại
Trường chưa được đầu tư xây dựng phòng học, xưởng thực hành... nên hầu hết
các thiết bị mua về từ năm 2005 đến nay khơng có chỗ để lắp đặt, chủ yếu để
lưu trong kho hoặc để ngoài trời...).
- Hầu hết các bộ, ngành, địa phương thuộc các Chương trình được kiểm
tốn đều sử dụng kinh phí sai đối tượng, mục đích và sai nguồn khơng được Thủ
tướng Chính phủ cho phép. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến trật tự, kỷ cương

trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện
tiến độ, mục tiêu và hiệu quả của từng Chương trình. Qua kiểm tốn, KTNN xác
định tổng kinh phí sử dụng chưa đúng chế độ là 212,12 tỷ đồng41 (bằng 5,82%
giá trị được kiểm toán). Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật,
Luật NSNN của các cấp, các ngành còn kém; cơng tác quản lý, điều hành
Chương trình cịn yếu kém, bất cập; việc kiểm tra, thanh tra còn chưa được thực
hiện đúng mức, thường xuyên, trong khi nhu cầu chi tiêu của các bộ, ngành, địa
phương rất lớn và cấp bách nên dẫn đến sử dụng sai nguồn, quyết định vt
thNm quyn, s dng sai mc tiờu...

41

Sai đối tợng, mục tiêu 137,62 tỷ đồng; sai phân cấp 55 tỷ đồng; vợt định mức 17 tỷ đồng...

10


(7) Sử dụng dự phòng và tăng thu của NSTW, NSĐP
- NSTW sử dụng dự phòng chưa phù hợp với quy định 127,55 tỷ đồng,
như: hỗ trợ kinh phí mua xe ô tô 1,24 tỷ đồng; đầu tư một số dự án với số tiền
122,8 tỷ đồng (Cải tạo nâng cấp quốc lộ 28 đoạn đi qua Bình Thuận; Đầu tư các
trụ sở toà án giai đoạn 2003 - 2005...).
- 08/29 tỉnh được kiểm toán sử dụng các khoản tăng thu chưa đúng với
Khoản 1 Điều 59 Luật NSNN là 79,8 tỷ đồng42. 14/29 tỉnh được kiểm toán sử
dụng dự phòng ngân sách chưa phù hợp với quy định tại Điều 18 Mục IV Thông
tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính là 179 tỷ đồng43 (chi
cho một số nhiệm vụ chưa thực sự cấp bách, như bổ sung chi thường xuyên, hỗ
trợ khác 78,7 tỷ đồng, mua ô tô 12,4 tỷ đồng, mua sắm tài sản 3,9 tỷ đồng…).
(8) Chi chuyển nguồn năm 2006 sang năm 2007 là 77.608 tỷ đồng (NSTW:
51.998 tỷ đồng, NSĐP: 25.610 tỷ đồng) bằng 26,3% dự toán, chiếm 20% tổng chi

NSNN. Ngoại trừ số chi chuyển nguồn dùng để cải cách tiền lương 26.987 tỷ đồng,
đảm bảo cân đối NSNN năm 2007 là 2.500 tỷ đồng và tăng thu NSTW chưa thực
hiện chuyển năm sau 6.741 tỷ đồng, số còn lại 41.380 tỷ đồng (chiếm 10,7% tổng
chi NSNN năm 2006) chủ yếu là các nhiệm vụ trong dự toán chưa thực hiện và còn
bao gồm cả một số khoản NSTW hỗ trợ cho các địa phương, nhưng chưa thực hiện
là 56,08 tỷ đồng44. Chi chuyển nguồn sang 2007 lớn (20%) và có xu hướng gia
tăng (năm 2005 là 16%) đã ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, làm giảm hiệu quả sử dụng NSNN trong khi ngân sách phải đi
vay để bù đắp bội chi... Qua kiểm toán kiến nghị loại khỏi quyết toán chi NSNN
các khoản chi chuyển nguồn không đúng quy định 57,20 tỷ đồng45.
(9) Chi ứng trước dự toán
Năm 2006 NSTW ứng trước dự toán 2007 là 2.930,61 tỷ đồng (chi thường
xuyên 28,13 tỷ đồng, chi đầu tư 2.902,48 tỷ đồng) bằng 56% năm 2005. Việc
ứng trước dự toán cơ bản theo quy định, song số chi ứng trước cho một số bộ,
ngành trong nhiều năm và chưa thu hồi kịp thời theo quy định tại Khoản 5 Điều
61 Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, làm ảnh
hưởng đến công tác điều hành, sử dụng ngân sách hàng năm và gây khó khăn
trong cơng tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng (hết năm 2006 Bộ
NN&PTNT chưa bố trí vốn hồn trả 586 tỷ đồng, Bộ Giao thơng - Vận tải 2.012
42

B¾c Giang 20,94 tỷ đồng; Hà Tây 26,11 tỷ đồng; Gia Lai 23,34 tỷ đồng
Vĩnh Phúc 12,27 tỷ đồng; Thái Bình 28,04 tỷ đồng; Đồng Tháp 22,57 tỷ đồng; Lạng Sơn 16,97 tỷ
đồng; Quảng NgÃi 16,22 tỷ đồng
44
NSTW hỗ trợ kinh phí thừa 18,69 tỷ đồng cho các địa phơng thực hiện chơng trình 134; kinh phí
hỗ trợ đầu t chơng trình kỹ thuật kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 cho 8 tỉnh 24,72 tỷ đồng; kinh phí thực
hiện chơng trình 135 tại 3 tỉnh 12,67 tỷ đồng.
45
Kiên Giang 17,42 tỷ đồng; Hà Tây 10,96 tỷ đồng; Vĩnh Long 10,53 tỷ đồng

43

11


tỷ đồng…). Mặt khác, số dư ứng trước dự toán cho các dự án đầu tư có xu
hướng tăng (số dư ứng trước dự toán 2006 chuyển sang 2007 là 7.214 tỷ đồng,
tăng hơn so với 2005 chuyển sang 2006 là 668 tỷ đồng). Qua kiểm toán một số
hồ sơ ứng trước dự tốn trong năm 2006 cho thấy có 12/33 dự án cho ứng trước
không phù hợp với Điểm a, Khoản 1 Điều 61 Nghị định 60/2003/NĐ - CP ngày
06/6/2003 của Chính phủ với số tiền là 526 tỷ đồng46.
(10) Về thực hiện cơ chế khoán chi và tự chủ tài chính của các đơn vị hành
chính, sự nghiệp
Một số đơn vị được kiểm toán đã tiết kiệm chi và khai thác tốt nguồn thu, bước
đầu mang lại hiệu quả, tăng thu nhập cho cán bộ công chức từ 0,8 đến 3 lần lương.
Tuy nhiên việc thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính
phủ chưa thực sự hiệu quả, vì kinh phí tiết kiệm chủ yếu do cắt giảm biên chế và
cơng tác lập, giao dự tốn chưa sát làm cho kinh phí dư cuối năm lớn; Tại hầu hết
các đơn vị được kiểm toán chưa thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ -CP ngày
25/4/2006 của Chính phủ, nhiều đơn vị sự nghiệp xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
cịn mang tính hình thức, sơ sài, chưa xây dựng phương án sử dụng số tiết kiệm và
hầu hết chưa được các cơ quan chuyên môn kiểm tra, hướng dẫn trong quá trình tổ
chức thực hiện, nên hiệu quả thực hiện cịn thấp. Ngồi ra, các đơn vị sự nghiệp xác
định nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thu được để lại chưa chính xác, dẫn đến
ngân sách phải cấp bổ sung kinh phí cải cách tiền lương (thành phố Hồ Chí Minh
84,49 tỷ đồng; Đại học Quốc gia Hà Nội 13,7 tỷ đồng; Bộ Giáo dục và Đào tạo 9 tỷ
đồng; Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 2,98 tỷ đồng; tỉnh Tây Ninh 2,47 tỷ đồng…).
(11) Về kinh phí khốn cho 03 ngành (Thuế, Hải quan và KBNN)
Việc khoán chi cho 03 ngành đã tạo chủ động cho các ngành trong q
trình điều hành các nguồn kinh phí được giao, tăng cường cơ sở vật chất, trang

thiết bị kỹ thuật phục vụ chương trình hiện đại hóa ngành; tăng thu nhập, góp
phần ổn định đội ngũ cán bộ công chức. Tuy nhiên chi đầu tư phát triển từ
nguồn kinh phí khốn quyết tốn vào nội dung chi thường xuyên, chưa được
phản ánh vào danh mục kế hoạch đầu tư phát triển.
(12) Một số bộ, ngành và địa phương vẫn cịn ban hành nhiều văn bản
khơng phù hợp với quy định chung của Nhà nước. 15/29 địa phương và 02/18 bộ
ban hành tới 35 văn bản trái quy định (Long An 6, Lâm Đồng 5, Tây Ninh 3...),
chủ yếu đưa ra những định mức chi phụ cấp, hỗ trợ, thưởng... không đúng quy
định chung của Nhà nước (chi tiết Phụ lục số 12/THKQKT 2007). Ngồi ra cịn
một số địa phương thành lập các quỹ tài chính ngồi NSNN để sử dụng khơng

46

Dù ¸n qc lé 26; qc lé 55, qc lé 56; CÇu T− HiỊn - Thn An, qc lộ 49B; Trờng Cao đẳng
công nghệ thông tin Việt Hàn; Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam...

12


đúng quy định hoặc không nộp kịp thời vào NSNN, với tổng số tiền là 2.352,7 tỷ
đồng47.
Qua kiểm toán, KTNN đã phát hiện và kiến nghị giảm chi NSNN là 1.244 tỷ đồng
(chi tiết phụ lục số 08/TH - CTX 2007 và 09/TH-CĐT 2007).
3. Bội chi NSNN
(1) Kết dư ngân sách địa phương 13.789 tỷ đồng (chiếm 25,3% số bổ sung
từ NSTW bao gồm cả cân đối NSĐP và bổ sung có mục tiêu), nhưng thực tế
NSĐP chỉ sử dụng có 37,9% số bổ sung cân đối NSĐP (8.474/22.363 tỷ đồng),
trong đó một số địa phương kết dư lớn (Thừa Thiên - Huế 643 tỷ đồng, gấp 3
lần số bổ sung cân đối NSĐP; Hà Tây 524 tỷ đồng bằng 90% số bổ sung cân đối
NSĐP; Lâm Đồng 335 tỷ đồng, bằng 84,2%...). Qua kiểm toán cho thấy hầu hết

các địa phương nhận bổ sung cân đối từ NSTW đều còn kết dư ngân sách, trong
khi NSTW phải đi vay để bù đắp bội chi NSNN.
(2) Bội chi NSNN Quốc hội quyết định là 48.500 tỷ đồng; thực hiện
48.613 tỷ đồng bằng 5% GDP, đạt tỷ lệ Quốc hội quyết định (Vay trong nước
35.864 tỷ đồng, vay ngoài nước 12.749 tỷ đồng); Kiểm toán xác nhận 48.613 tỷ
đồng.
4. Kế toán và quyết toán NSNN
(1) Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN năm 2006 do Bộ Tài chính lập đã
được tổng hợp từ báo cáo quyết toán ngân sách của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I trực thuộc
NSTW, cơ bản đã được tiếp thu xử lý theo các kiến nghị của Kiểm toán Nhà
nước.
(2) Thời gian nộp báo cáo của các đơn vị còn chậm so với quy định, cụ thể:
Khối bộ, ngành có 10/57 đơn vị (Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học
Quốc gia HCM chậm 3 tháng, Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm 2 tháng…; khối địa
phương có 19/64 đơn vị (Bình Dương chậm 4 tháng, Đồng Nai chậm 3
tháng…).
(3) Việc thNm định và phê duyệt báo cáo quyết toán của Bộ Tài chính cho
các bộ, ngành và địa phương cịn chậm, cụ thể: Báo cáo quyết toán ngân sách
nhà nước năm 2006 đã gửi KTNN (29/2/2008), nhưng còn báo cáo quyết toán
của một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa được phê duyệt (Bộ Giao thông Vận tải, Đài Truyền hình Việt Nam, Bộ Tài chính, Hà Nội, Sơn La...).
(4) Cơng tác kế tốn và quyết tốn tại các bộ ngành, đơn vị sử dụng ngân
sách và ngân sách các cấp cịn nhiều thiếu sót, qua kiểm tốn rất nhiều đơn vị
phải điều chỉnh sổ kế toán và báo cáo quyết toán.
(5) Phương pháp xác định các chỉ tiêu quyết toán thu, chi chưa đồng nhất
giữa các cấp ngân sách và giữa các tỉnh, nhất là các chỉ tiêu trong h thng biu
47

Thành phố HCM: 2.125,7 tỷ đồng; Tuyên Quang: 227 tû ®ång.


13


mẫu báo cáo quyết toán NSNN, báo cáo thu NSNN, Mục lục NSNN của các cơ
quan trong Bộ Tài chính (Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Vụ NSNN) chưa
đồng nhất, gây khó khăn cho cơng tác tổng hợp lập báo cáo quyết toán NSNN và
kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.
(6) Về quyết toán thu chi cân đối ngân sách48
- Thu cân đối NSNN theo báo cáo 350.843 tỷ đồng (đã điều chỉnh theo kiến
nghị của KTNN giảm thu khí thiên nhiên thu về dầu thơ 118 tỷ đồng và giảm thu viện
trợ khơng hồn lại 40 tỷ đồng). Kiểm toán xác nhận 350.843 tỷ đồng.
- Chi cân đối NSNN theo báo cáo 385.666 tỷ đồng; KTNN xác nhận
385.666 tỷ đồng.
B. Về các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN
Dự toán Quốc hội quyết định 22.169 tỷ đồng, thực hiện 24.884 tỷ đồng,
vượt 12,2% (2.715 tỷ đồng). Số thực hiện cịn có thể cao hơn nếu giải ngân kịp
thời các khoản huy động từ nguồn công trái giáo dục và trái phiếu Chính phủ
theo Nghị quyết số 47/2005/QH11 ngày 01/11/2005 của Quốc hội (dự toán
10.348 tỷ đồng, giải ngân 8.363 tỷ đồng). Ngồi ra qua kiểm tốn tại 29 địa
phương và một số bộ, ngành trung ương cho thấy:
(1) Chỉ có 11 địa phương giao dự tốn (hiện tại Trung ương khơng giao dự
toán mà phân quyền cho HĐND cấp tỉnh), nhưng có tới 10/11 địa phương giao
thấp hơn so với mức thực hiện năm 200549.
(2) Chưa phản ánh đầy đủ và kịp thời vào quyết toán NSNN, như: Bộ Giáo
dục và Đào tạo 1.388,91 tỷ đồng (năm 2005: 675,9 tỷ đồng, năm 2006: 713,01
tỷ đồng) và một số địa phương 656 tỷ đồng.
C. Dư nợ Chính phủ
Theo báo cáo của Bộ Tài chính dư nợ Chính phủ đến 31/12/2006 là 336.780 tỷ
đồng bằng 34,6% GDP (dư nợ nước ngoài 220.865 tỷ đồng, tương đương 13.803,35
triệu USD; dư nợ trong nước 115.915 tỷ đồng). Qua kiểm tốn cho thấy mức dư nợ

Chính phủ cuối năm 2006 vẫn nằm trong giới hạn an toàn (theo Ngân hàng Thế giới
(WB) khuyến cáo giới hạn an toàn vay nợ nước ngoài dưới 40% GDP).
II. Kết quả kiểm tốn các tổng cơng ty nhà nước và các tổ chức tài chính ngân hàng

1. Các Tổng cơng ty Nhà nước
Năm 2007, KTNN đã kiểm toán 225/385 doanh nghiệp thành viên thuộc
20 Tổng công ty nhà nước, trong đó có 202 doanh nghiệp kinh doanh có lãi,
bằng 89,78% số doanh nghiệp được kiểm tốn, trong đó một số doanh nghiệp có

48
49

Theo b¸o c¸o qut to¸n NSNN do ChÝnh phủ trình Quốc hội ngày 28/4/2008.
Kiên Giang; Thái Bình; Hà Tĩnh; An Giang; Lâm Đồng; Đà Nẵng; Quảng Bình; Gia Lai; Tây Ninh; Tuyên Quang

14


lãi trước thuế cao50, có 23 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, bằng 10,22% số
doanh nghiệp được kiểm toán51. Kết quả kiểm toán cho thấy:
1.1. Những mặt làm được
Các doanh nghiệp đã chấp hành quy chế quản lý tài chính của Nhà nước,
nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả: Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 7.650
tỷ đồng, trong đó TCT Xăng dầu Việt Nam đạt 682,84 tỷ đồng (lợi nhuận mặt
hàng xăng là 79,9 tỷ đồng); Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu bình
quân 6%, lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu 19,37%, đóng góp nhiều cho
NSNN (Tập đồn Cơng nghiệp Cao Su Việt Nam 1.485 tỷ đồng; TCT
Vinaconex 419 tỷ đồng...); Cơ bản các Tổng cơng ty đã bảo tồn và phát triển
vốn trừ TCT Xây dựng Trường Sơn lỗ 40.653 trđ; TCT Sông Hồng lỗ 17.077
trđ. Một số doanh nghiệp có quy mơ hoạt động lớn, thị trường rộng và nhiều

tiềm năng, khẳng định được thương hiệu (TCT Vinaconex, TCT Xi Măng Việt
Nam; Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam...).
1.2. Những mặt tồn tại
(1) Báo cáo tài chính của hầu hết các doanh nghiệp phản ánh chưa đúng
doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và nghĩa vụ với NSNN. Kết quả kiểm
toán đã xác định tổng doanh thu tăng 984.910 trđ52, giảm 197.633 trđ53 (trong đó
giảm cấp bù lỗ các mặt hàng dầu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam là
41.455 trđ); tổng chi phí tăng 845.473 trđ54, giảm 689.854 trđ55; tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế tăng 919.510 trđ, giảm 283.480 trđ; thuế và các khoản nộp
ngân sách của 20 Tổng công ty tăng thêm 273.633 trđ56.
(2) Quản lý các khoản nợ phải thu, phải trả:
Nợ phải thu, phải trả lớn (đến thời điểm 31/12/2006 tổng số nợ phải thu là
25.102 tỷ đồng57 chiếm 14,24% tổng tài sản, bằng 64% vốn chủ sở hữu, tổng số
nợ phải trả 65.799 tỷ đồng58 chiếm 62% tổng nguồn vốn và chiếm 171,2% tổng
vốn chủ sở hữu).
50

C«ng ty mĐ - TCT Bia - Rợu - NGKHN lÃi 388.546 trđ, Công ty mẹ -TCT Công nghiệp Sài Gòn
lÃi 222.816 trđ, Công ty Cao su Dầu Tiếng- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 910.703 trđ...
51
Công ty Xi măng Tam Điệp TCT Xi măng Việt Nam 136.874 trđ, Công ty Xây dựng 98 TCT
Xây dựng Trờng Sơn 22.485 trđ, Công ty Mẹ TCT Sông Hồng 15.658 trđ...
52
TCT Vinaconex 483.355 trđ, TCT Xi Măng VN 123.444 trđ, TCT Văn hoá Sài Gòn 82.875 trđ, Tập
đoàn Công nghiệp Cao Su VN 58.535 trđ, TCT Công nghiệp Ô tô VN 45.885 trđ, TCT Dợc VN 44.799 trđ...
53
TCT Nông nghiệp Sài Gòn 62.857 trđ, TCT Xăng dầu VN: 42.513 trđ, TCT Xi Măng VN: 30.978 trđ
54
TCT Vinaconex 445.574 trđ, TCT Văn hoá Sài Gòn 79.977 trđ, Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt
Nam 43.440 trđ, TCT Công nghiệp Ô tô Việt Nam 54.407 trđ, TCT Bia - rợu - nớc giải khát Hà Nội 40.808 trđ...

55
TCT Vinaconex 38.556 trđ, TCT Nông nghiệp Sài Gòn 68.264 trđ, Tập đoàn Công nghiệp Cao Su
Việt Nam 447.094 trđ...
56
Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam 132.271 trđ; TCT Vinaconex 41.608 trđ, TCT Bia - rợu
- nớc giải khát Hà Nội 41.789 trđ...
57
TCT Xăng dầu Việt Nam 5.177 tỷ đồng, TCT Vinaconex 4.996 tỷ đồng, TCT Xi Măng Việt Nam
3.241 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam 2.524 tỷ đồng, TCT Dợc Việt Nam 1.284 tỷ đồng,
TCT Xây dựng Trờng Sơn 1.001 tỷ đồng...
58
TCT Vinaconex 14.168 trđ, TCT Xi Măng Việt Nam 13.369 tỷ đồng, TCT Xăng dầu Việt Nam
12.448 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Cao Su ViƯt Nam 7.257 tû ®ång...

15


Quản lý các khoản nợ phải thu, phải trả của các doanh nghiệp còn nhiều
hạn chế: Một số đơn vị theo dõi nợ phải thu, phải trả chưa chính xác (TCT
Vinaconex; Công ty XD 470-TCT Xây dựng Trường Sơn; TCT Xi Măng Việt
Nam), Công ty XNK tổng hợp Vạn Xuân không xác định được đối tượng nợ
phải trả; Công ty Cổ phần thiết bị vật tư nông sản - TCT Cơ điện- xây dựng
nông nghiệp và thủy lợi không xác nhận công nợ phải trả với khách hàng; hầu
hết các doanh nghiệp chưa thực hiện đối chiếu, xác nhận đầy đủ các khoản nợ
phải thu, phải trả và còn khá nhiều đơn vị không tiến hành đối chiếu xác nhận
công nợ vào cuối năm tài chính59; nhiều khoản nợ phải thu tồn đọng từ nhiều
năm không được thu hồi hoặc xử lý dứt điểm60; chưa thực hiện phân loại các
khoản nợ phải thu làm cơ sở quản lý và trích lập dự phịng61; chưa thực hiện
trích lập đầy đủ dự phịng nợ phải thu khó địi theo quy định62; trích lập dự
phịng sai quy định63; cá biệt cịn có đơn vị khơng trích lập dự phịng phải thu

khó địi (Cơng ty CPXD số 3 - TCT Vinaconex...); xóa nợ sai quy định (Cơng ty
cổ phần Bia Thanh Hố -TCT Bia - Rượu- Nước giải khát Hà Nội); tạm ứng và
thu hồi tạm ứng còn sai quy định, thiếu kịp thời (Văn phịng TCT Sơng Hồng
cho cán bộ, cơng nhân viên tạm ứng từ năm 1998 và năm 2003 đến thời điểm
kiểm toán tháng 4/2007 vẫn chưa được thu hồi).
(3) Quản lý vật tư, hàng hóa tại một số doanh nghiệp chưa chặt chẽ, dẫn
đến có sự chênh lệch lớn giữa biên bản kiểm kê với sổ kế toán64; chưa xây dựng
đầy đủ định mức tiêu hao vật tư65; định mức hao hụt xăng dầu của TCT Xăng
Dầu Việt Nam không còn phù hợp nhưng chưa được điều chỉnh; một số định
mức của TCT Cấp nước Sài Gòn xây dựng cao hơn quy định; chưa làm thủ tục
nhập trả lại kho đối với những nguyên vật liệu xuất vượt định mức sản xuất,
khơng có đủ hồ sơ xác định tạm nhập vật tư trong kỳ (Công ty cổ phần Bia Hà
Nội - Hải Dương- TCT Bia - Rượu- Nước giải khát H Ni), phng phỏp tớnh
59

Công ty Cổ phần thiết bị vật t nông sản, Công ty Cổ phần xây dựng 26 và Công ty Cổ phần đầu t
xây dựng 24 thuộc TCT Cơ điện, Xây dựng nông nhiệp và thủy lợi; Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng số 3 và
Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dơng thuộc TCT Sông Hồng; Công ty 340, Nhà máy cơ khí 120, Công
ty Cổ phần Cơ khí ô tô NghƯ An thc TCT C«ng nghiƯp « t« ViƯt Nam; Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải
Dơng - TCT Bia - Rợu- Nớc giải khát Hà Nội
60
Công ty Cổ phần XNK và xây dựng Sông Hồng, Công ty Mẹ thuộc TCT Sông Hồng; TCT Cơ khí
GTVT Sài Gòn; TCT Xi Măng VN; Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam; TCT Văn hóa Sài Gòn
61
Công ty Cổ phần thiết bị vật t nông sản, Công ty Cổ phần xây dựng 26 và Công ty Cổ phần đầu t
xây dựng 24 thuộc TCT Cơ điện- Xây dựng nông nhiệp và thủy lợi; Công ty Cổ phần Cơ khí 19-8, Công ty cơ
khí Ngô Gia Tự, Công ty CP công trình và thơng mại GTVT - TCT Công nghiệp ô tô Việt Nam; TCT Văn
hóa Sài Gòn; TCT Cấp nớc Sài Gòn
62
TCT Vinaconex; TCT Công nghiệp ô tô Việt Nam; TCT Văn hóa Sài Gòn; TCT Cấp nớc Sài Gòn

63
Công ty Xây dựng 98 - TCT Xây dựng Trờng Sơn; Công ty TNHH một thành viên Bảo vệ thực
vật Sài Gòn, Công ty chế biến Hải sản xuất khẩu Việt Phú - TCT Nông nghiệp Sài Gòn
64
TCT Cấp nớc Sài Gòn thiếu giữa biên bản kiểm kê với sổ kế toán 67.845 trđ; tài sản thiếu chờ xử
lý lớn, Xí nghiệp 492- TCT Xây dựng Trờng Sơn thiếu 17.254 trđ, Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng số 3TCT Sông Hồng thiếu 726,6 tấn than cám, tơng đơng 196 trđ.
65
TCT Vinaconex; Công ty Vật liệu xây dựng Bạch Hạc - TCT Sông Hồng; Công ty cổ phần Bao bì
Bia - Rợu - Nớc giải khát thuộc TCT Bia - Rợu- Nớc giải khát Hà Nội.

16


giá thành tại Công ty VLXD Bạch Hạc - TCT Sông Hồng không nhất quán,
không dựa trên định mức tiêu hao nguyên liệu cho từng sản phNm. Quản lý, theo
dõi hàng bán bị trả lại tại TCT Cơ điện- xây dựng nông nghiệp và thủy lợi không
đúng quy định; Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng - TCT Xây dựng
Trường Sơn chưa thực hiện kiểm kê hàng tồn kho cuối năm theo quy định; TCT
Cấp nước Sài Gòn chưa ghi giảm giá trị hàng tồn kho đã xuất dùng; một số đơn
vị chưa thực hiện kiểm kê, đánh giá sản phNm dở dang cuối kỳ66; xác định chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang khơng đúng chế độ, làm sai lệch kết quả sản
xuất kinh doanh67; trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa đúng quy
định68; Một số doanh nghiệp có hàng tồn kho kém chất lượng nhưng chưa thành
lập Hội đồng xác định giá trị để xử lý theo quy định69; không thực hiện quyết
toán vật tư cuối năm70; xác định nhu cầu sử dụng vật tư chưa được quan tâm
đúng mức nên vật tư tồn kho cịn lớn (Cơng ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn TCT Xi Măng Việt Nam);
(4) Quản lý tài sản cố định (TSCĐ) và đầu tư dài hạn cịn nhiều hạn chế:
- Hạch tốn và theo dõi TSCĐ không đúng quy định như TSCĐ đầu tư,
mua mới đã đưa vào sử dụng nhưng chưa ghi tăng TSCĐ71; đầu tư mới, cải tạo,
nâng cấp TSCĐ hạch toán vào chi phí, hạch tốn tăng TSCĐ khi chưa đủ điều

kiện72; hạch tốn tăng, giảm tài sản khơng đúng quy định73; thanh lý TSCĐ
khơng đầy đủ thủ tục74; chưa quyết tốn kịp thời các cơng trình đầu tư xây dựng,
cải tạo, nâng cấp đã hồn thành đưa vào sử dụng75; trích khấu hao TSCĐ không

66

TCT T− vÊn thiÕt kÕ GTVT; TCT Vinaconex; Công ty XD 98, 99 và 479 thuộc TCT Xây dựng Trờng Sơn
TCT Cơ điện- xây dựng nông nghiệp và thủy lợi; TCT Công nghiệp ô tô viêt Nam; TCT Bia Rợu- Nớc giải khát Hà Nội.
68
Công ty Cơ điện XD nông nghiệp và thủy lợi Mê Kông - TCT Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và
thủy lợi; Khối văn phòng TCT Nông nghiệp Sài Gòn; Công ty Xi măng Hoàng Thạch - TCT Xi măng Việt
Nam, nhất là Công ty Cổ phần Cơ khí và xây lắp 276- TCT Cơ điện- xây dựng nông nghiệp và thủy lợi không
trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định.
69
Nhà máy SX ô tô 1-5 và Nhà máy SX ô tô Hòa Bình - TCT Công nghiệp ô tô Việt Nam; TCT Văn
hóa Sài Gòn; Công ty Xây dựng 99- TCT Xây dựng Trờng Sơn, nhất là TCT Văn hóa Sài Gòn hàng tồn kho
mất phẩm chất, không còn sử dụng đợc với tổng với giá trị 10,84 tỷ đồng.
70
Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp 276 - TCT Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và thủy lợi; Công ty
Cao su Lộc Ninh, Công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam.
71
Công ty Cổ phần cơ giới lắp máy và xây dựng -TCT Vinaconex; Cơ quan TCT, Công ty XD 532,
384, 472 và Công ty 53 thuộc TCT Xây dựng Trờng Sơn; Công ty XLVLXD số 3 - TCT Sông Hồng; TCT
Nông nghiệp Sài Gòn; TCT Công nghiệp Sài Gòn; TCT Công nghiệp ô tô Việt Nam; TCT Xi măng Việt Nam;
TCT Văn hóa Sài Gòn; TCT Cấp nớc Sài Gòn.
72
Công ty TNHH một thành viên Bến xe Miền Đông- TCT Cơ khí GTVT Sài Gòn; TCT Nông nghiệp
Sài Gòn; TCT Xăng dầu Việt Nam; TCT Công nghiệp ô tô Việt Nam; TCT Xi Măng Việt Nam; TCT Bia Rợu- Nớc giải khát Hà Nội; Công ty Cao su Lộc Ninh - Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam.
73
Công ty Xăng dầu Khu vực V - TCT Xăng dầu Việt Nam một số tài sản đà thanh lý nhng cha hạch

toán giảm kịp thời; Công ty Xăng dầu Khu vực II - TCT Xăng dầu Việt Nam cha thanh lý TSCĐ nhng đà hạch
toán giảm nguyên giá khỏi sổ sách kế toán; Công ty Cổ phần Bia Hà Nội- Hải Dơng thuộc TCT Bia - RợuNớc giải khát Hà Nội hạch toán tăng giá trị tài sản đà đợc loại khỏi giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
74
Công ty mẹ, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dơng thuộc TCT Bia - Rợu- Nớc giải khát Hà Nội.
75
Công ty Cổ phần bê tông và XD Xuân Mai - TCT Vinaconex; TCT Cơ khí GTVT Sài Gòn; TCT
Nông nghiệp Sài Gòn; TCT Xăng dầu Việt Nam; TCT Xi Măng Việt Nam; TCT Cấp nớc Sài Gòn.
67

17


đúng chế độ và chưa đầy đủ76; phản ánh lợi thế thương mại ghi nhận như TSCĐ
vơ hình77. Ngồi ra cịn có Cơng ty mẹ - TCT Bia - Rượu - Nước giải khát Hà
Nội không đánh giá lại TSCĐ khi tham gia góp vốn liên doanh bằng TSCĐ.
- Quản lý và sử dụng TSCĐ vơ hình là giá trị quyền sử dụng đất chưa tốt78.
- Đầu tư nhiều dự án tiến độ còn chậm nên chưa phát huy được hết hiệu
quả của dự án79; các dự án dở dang nhiều (TCT Nơng nghiệp Sài Gịn); tài sản
khai thác khơng hết công suất, sản phNm không tiêu thụ được80; sử dụng nguồn
vốn đầu tư không hợp lý, sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn (Công ty
XD 99- TCT Xây dựng Trường Sơn; TCT Đông Bắc); trả nợ vay không đúng
thời hạn quy định dẫn đến phải chịu lãi vay quá hạn lớn (Công ty Xây dựng 98,
532- TCT Xây dựng Trường Sơn) gây khó khăn về tình hình tài chính.
- Một số đơn vị chưa thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư và Luật Xây
dựng trong q trình thực hiện đầu tư (TCT Nơng nghiệp Sài Gịn; Tập đồn
Cơng nghiệp Cao su Việt Nam). TCT Xi măng Việt Nam hạch toán và theo dõi
lãi góp vốn liên doanh tại một số đơn vị chưa kịp thời; TCT Cấp nước Sài Gòn
chưa xác nhận vốn góp với đối tác để xác định tỷ lệ vốn góp thực tế, làm cơ sở
phân chia lợi nhuận; hoạt động liên doanh tại một số đơn vị hiệu quả cịn thấp,
thậm chí cịn thua lỗ81; có những liên doanh hoạt động khơng hiệu quả phải giải

thể, có những liên doanh chậm đi vào hoạt động82; TCT Xăng dầu Việt Nam
chưa tiến hành trích lập dự phịng đầu tư tài chính dài hạn.
(5) Kết quả kiểm tốn cho thấy cịn một số doanh nghiệp hiệu quả kinh
doanh thấp, thậm chí thua lỗ, có 02/19 Tổng cơng ty được kiểm tốn thua lỗ
trong năm 2006 là 57.730 trđ (TCT Sông Hồng: 17.077 trđ; TCT XD Trường
Sơn 40.653 trđ), trong đó có một số đơn vị thuộc TCT lỗ lớn83. Nguyên nhân
thua lỗ chủ yếu do giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng làm tăng giá thành sản
ph m; tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn của các đơn vị cũn thp (bỡnh quõn
76

TCT Vinaconex; TCT Xây dựng Trờng Sơn; Công ty TNHH một thành viên Cảng sông thành
phố - TCT Cơ khí GTVT Sài Gòn; TCT Công nghiệp Sài Gòn; TCT Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn công
nghiệp Cao Su Việt Nam; TCT Văn hóa Sài Gòn.
77
TCT T vấn thiết kế GTVT; Công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn-TCT Công nghiệp Sài Gòn; TCT Xi măng VN.
78
Công ty Cổ phần ô tô 19 - 8 thuộc TCT Công nghiệp ô tô VN đà để dân chiếm dụng 23.750m2; Công ty
cổ phần Bao bì Bia - Rợu - Nớc giải khát thuộc TCT Bia- Rợu - Nớc giải khát Hà Nội hiệu suất sử dụng đất
thấp chỉ đạt 40%, hiện tại cha có phơng án cụ thể về đầu t, qui hoạch sử dụng số diện tích đất còn lại; Công ty
Cao su Tân Biên - Tập đoàn Công nghiệp Cao Su VN đà cho mợn 268,85 ha và để lấn chiếm 1.400,62ha.
79
TCT Xây dựng Trờng Sơn; TCT Công nghiệp ô tô viêt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam; TCT Cấp nớc Sài Gòn.
80
Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dơng và Công ty Điện tử Sông Hồng - TCT Sông Hồng.
81
Công ty Cơ điện nông nghiệp và Thủy lợi 4 - TCT Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và thủy lợi;
TCT Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn; TCT Công nghiệp Sài Gòn; TCT Bia- Rợu- nớc giải khát Hà Nội.
82
TCT Nông nghiệp Sài Gòn góp vốn đầu t và Công ty Liên doanh Gia Vĩnh, hiện đang làm thủ tục giải

thể, góp vốn vào Công ty Liên doanh Nhất Phơng từ năm 1995, nhng đến năm 2007 cha đi vào hoạt động.
83
Công ty mẹ - TCT Sông Hồng lỗ 15.658trđ; Công ty Xi măng Hoàng Mai lỗ lũy kế 795.588trđ;
Công ty Xi măng Hải Vân lỗ lũy kế 35.951trđ; Công ty Xi măng Tam Điệp lỗ lũy kế 231.614trđ (thuộc TCT Xi
măng Việt Nam); Công ty Xây dựng 98 - TCT XD Trờng Sơn lỗ lũy kế 111.678trđ.

18


37%), vốn vay lớn, chi phí trả lãi cao; cơng nghệ sản xuất lạc hậu không đáp
ứng được yêu cầu của thị trường. Ngồi những ngun nhân trên cịn do cơng
tác quản lý tài chính cịn nhiều yếu kém, quản lý doanh thu, chi phí chưa chặt
chẽ, dẫn đến nhiều khoản chi phí khơng hợp lý; quản lý tài sản, cơng nợ cịn
lỏng lẻo như chưa chú trọng đến cơng tác đối chiếu cơng nợ, chưa có biện pháp
xử lý thu hồi công nợ tồn đọng, sản ph m sản xuất ra không bán được. Nhiều dự
án hiệu quả đầu tư thấp, sử dụng nguồn vốn đầu tư không hợp lý, lãng phí, tiến
độ thực hiện chậm, tài sản, cơng trình chậm phát huy tác dụng.
(6) Một số đơn vị được kiểm tốn thực hiện cổ phần hóa cịn chậm, thời
gian hoàn tất thủ tục kéo dài84; việc thu hồi vốn từ cổ phần hóa chưa kịp thời
(TCT Cơ điện- xây dựng nông nghiệp và thủy lợi 11.408trđ; TCT Xi măng Việt
Nam 1.190.000trđ…). Một số đơn vị đã hoạt động theo mơ hình Cơng ty cổ
phần nhưng chưa làm thủ tục giao nhận vốn85. Việc bàn giao vốn và xử lý vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi trừ đi vốn Nhà nước góp vốn điều lệ chưa
dứt điểm (TCT Vinaconex).
2. Các tổ chức tài chính ngân hàng
Năm 2007, KTNN thực hiện kiểm tốn Báo cáo tài chính tại 06 tổ chức tài
chính ngân hàng86. Kết quả kiểm tốn cho thấy:
2.1. Những mặt làm được
(1) Các đơn vị hoạt động kinh doanh ổn định, tăng trưởng và có lãi sau thuế
4.473 tỷ đồng87; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao (Ngân hàng Ngoại

thương là 44,1%, Tập đoàn Bảo Việt là 20,26%, Ngân hàng Công thương là
15%).
(2) Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng và tổ chức tài chính được
kiểm tốn đạt kết quả tốt, các chỉ tiêu huy động vốn, tín dụng, đầu tư đều tăng
trưởng so với năm 2005. Tốc độ tăng huy động vốn đạt từ 20,36% - 24,05%; tốc
độ tăng đầu tư vốn đạt từ 20% - 21,5%; Tỷ lệ khả năng sinh lời (tài sản có sinh
lời bình qn 12 tháng/ tài sản có nội bảng bình qn 12 tháng) đạt từ 91,47% 92,3%; Tỷ lệ nợ xấu nằm trong mức quy định của Ngân hàng Nhà nước88. Cùng
với việc nâng cao chất lượng tín dụng, các Ngân hàng đã mở rộng v phỏt trin
84

Khối Văn phòng TCT Vinaconex; Công ty vật t thiết bị Vật t nông nghiệp thuộc TCT Cơ điện Xây dựng nông nghiệp và thủy lợi; TCT Công nghiệp ô tô VN; TCT Xi măng VN; TCT Cấp nớc Sài Gòn.
85
Công ty Cổ phần xây dựng số 10 - TCT Vinaconex; Công ty Cổ phần Công trình và Thơng mại
Giao thông vận tải - TCT Công nghiệp ô tô Việt Nam; Công ty Cổ phần ô tô TMT , Công ty Công trình và
Thơng mại GTVT - TCT Công nghiệp ô tô Việt Nam.
86
Ngân hàng Công thơng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam, Ngân hàng Chính sách
xà hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi và Tập đoàn Bảo Việt.
87
Ngân hàng Ngoại thơng là 2.736 tỷ đồng, Ngân hàng Công thơng là 743 tỷ đồng, Ngân hàng
Phát triển 454 tỷ đồng, Tập đoàn Bảo Việt là 489 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách xà hội 48 tỷ đồng.
88
Ngân hàng Công thơng là 1,47%, Ngân hàng Ngoại thơng là 2,23%, Ngân hàng Chính sách xÃ
hội là 2,44%); Ngân hàng Phát triển có tỷ lệ nợ quá hạn cao 6,77% (tăng 2,9% so với 31/12/2005).

19


các loại hình dịch vụ như thanh tốn xuất nhập khNu, dịch vụ thẻ, kinh doanh
ngoại tệ, thanh toán và uỷ thác kinh doanh vốn với các ngân hàng lớn trên thế

giới. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng giá trị tài sản của các Ngân
hàng thương mại đều thấp hơn mức quy định89 (qui định là 8%).
(3) Một số ngân hàng đã xử lý dứt điểm nợ tồn đọng (trong đó Ngân hàng
Cơng thương xử lý gần 10.000 tỷ đồng, thực hiện thành công Đề án xử lý nợ tồn
đọng), từng bước nâng cao chất lượng tín dụng.
(4) Ngân hàng Chính sách xã hội đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
vốn phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác, góp phần
thực hiện mục tiêu xố đói, giảm nghèo của Nhà nước, số hộ thoát nghèo do
việc vay vốn ưu đãi năm 2006 là 258,9 ngàn hộ, đưa tổng số hộ thoát nghèo
trong 4 năm 2003 - 2006 là 1.033 ngàn hộ, thu hút được 1.412,7 ngàn lao động.
2.2. Những mặt tồn tại
(1) Thu bán tài sản thế chấp và từ nguồn thu khác để xử lý nợ chiếm tỷ lệ
nhỏ trên tổng số nợ, chủ yếu sử dụng nguồn Chính phủ hoặc nguồn xử lý rủi ro
của Ngân hàng90.
(2) Một số khoản nợ phải thu phải trả cùng đối tượng, cùng nội dung đang
có số dư trên cả 02 tài khoản phải thu và phải trả chưa được rà soát và điều
chỉnh kịp thời khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán; một số khoản thu từ những
năm trước, thu bán tài sản xiết nợ, công nợ phải trả khơng có đối tượng… treo
gác nhiều năm khơng xử lý dứt điểm (thu phạt giải ngân chậm, thu lãi uỷ thác tại
Ngân hàng Phát triển 8,2 tỷ đồng; lãi từ đầu tư góp vốn liên doanh liên kết, mua
cổ phần, lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc, nợ tồn đọng lâu ngày khơng có đối tượng
trả tại Ngân hàng Ngoại thương là 149,4 tỷ đồng…).
(3) Một số khoản phải thanh toán với Ngân hàng Nhà nước chưa được các
Ngân hàng thương mại xử lý dứt điểm, như: Lãi thu được từ nguồn vốn cho vay
cơ cấu lại nợ (Ngân hàng Công thương 66,179 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương
22,3 tỷ đồng); nguồn xử lý nợ tồn đọng còn dư từ những năm trước 38 tỷ đồng
(Ngân hàng Công thương 25,193 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương 13,2 tỷ
đồng); một số khoản nợ xử lý rủi ro từ nguồn Chính phủ nay đã thu hồi được
(Ngân hàng Công thương 3,921 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương 5,659 tỷ
đồng); phí cấp giấy phép nhập khNu vàng tại Ngân hàng Ngoại thương 1,079 t

ng.
89

Ngân hàng Công thơng là 4,11%, Ngân hàng Ngoại thơng là 6,83%
Ngân hàng Công thơng thu bán tài sản thế chấp của nhóm Epco Minh Phụng đạt 2.216 tỷ đồng/
5.637 tỷ đồng d nợ và phí bảo lÃnh đợc xử lý; Ngân hàng Ngoại thơng đạt 413,9 tỷ đồng/4.511,9 tỷ đồng
d nợ đợc xử lý, Ngân hàng Phát triển đến hết năm 2006 bán đấu giá đợc 646/686 tàu cá thuộc đối tợng
xử lý theo quy định, thu đợc 127 tỷ đồng, mỗi tàu bình quân thu đợc 195 triệu đồng, bằng 19% d nợ vay.
90

20


(4) Hạch tốn và theo dõi TSCĐ khơng đúng qui định, như: TSCĐ đầu tư,
mua sắm mới đã sử dụng chưa ghi tăng TSCĐ91; Hạch tốn TSCĐ khơng đúng
quy định92; Ngân hàng Cơng thương chưa quyết tốn kịp thời các cơng trình đầu
tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đã hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng (07 cơng
trình với tổng dự toán là 36,776 tỷ đồng); Một số cơng trình đầu tư tại Ngân hàng
Phát triển với số tiền lớn nhưng chưa có phương án khai thác sử dụng hiệu quả93.
(5) Quản lý đầu tư tài chính và góp vốn liên doanh, liên kết: Nhìn chung các
khoản đầu tư mang lại hiệu quả (Tập đồn Bảo Việt có lãi suất thực hiện ổn định
đảm bảo đạt và vượt mức lãi suất kỳ vọng). Tuy nhiên, phản ánh vốn góp liên
doanh liên kết chưa đúng chuNn mực kế tốn (Ngân hàng Công thương thiếu
104,6 tỷ đồng), chưa theo dõi và thu kịp thời cổ tức góp vốn liên doanh theo quy
định (Ngân hàng Công thương 29,7 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương 67,3 tỷ
đồng).
(6) Không thực hiện đánh giá giá trị tài sản theo quy định (Ngân hàng Phát
triển không đánh giá dư nợ đối với nguồn vốn ODA cho vay lại có gốc ngoại tệ;
Ngân hàng Ngoại thương không đánh giá giá trị vàng tồn kho, giá trị các khoản
đầu tư chứng khốn tại nước ngồi).

(7) Quản lý thu nhập, chi phí: Hầu hết các ngân hàng và tổ chức tài chính
phản ánh khơng đúng thu nhập, chi phí. Kết quả kiểm tốn điều chỉnh giảm thu
nhập 4.570 tỷ đồng (trong đó tăng 685 tỷ đồng94, giảm 5.255 tỷ đồng95); điều chỉnh
giảm chi phí 5.186 tỷ đồng (trong đó tăng 157 tỷ đồng96, giảm 5.343 tỷ đồng97).
(8) Quản lý quỹ lương: Ngân hàng Phát triển chưa thực hiện thanh tốn
quỹ lương kịp thời cho người lao động, cịn để tồn đọng quỹ tiền lương chưa chi
đến 31/12/2006 là 74,8 tỷ đồng; chưa tuân thủ các quy định của Nhà nước về
xác định định biên lao động để làm căn cứ xây dựng đơn giá tiền lương98, nên đã
trích thừa quỹ lương 16,103 tỷ đồng (Ngân hàng Phát triển là 4,133 tỷ đồng, Tập
đoàn Bảo Việt là 11,97 tỷ ng).

91

Ngân hàng Công thơng 48,8 tỷ đồng; Tập đoàn Bảo Việt 35 tỷ đồng; Ngân hàng Phát triển 10,6 tỷ đồng...
Ngân hàng Công thơng Dự án đầu t mua sắm bản quyền và phần mềm hạch toán vào chi phí 66
tỷ đồng; Ngân hàng Ngoại thơng xây dựng trụ sở mới hạch toán vào chi phí 873 triệu đồng, cha hoàn thất
thủ tục mua bán đà ghi tăng TSCĐ 37 tỷ đồng...
93
Dự án đầu t Trung tâm đào tạo tại thành phố Nha Trang 123 tỷ đồng...
94
Ngân hàng Công thơng 274 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thơng 373 tỷ đồng, Tập đoàn Bảo Việt 28 tỷ đồng
95
Ngân hàng Công thơng 5.212 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thơng 14 tỷ đồng, Tập đoàn Bảo Việt 15 tỷ đồng
96
Ngân hàng Công thơng 126 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thơng 28 tỷ đồng
97
Ngân hàng Công thơng 5.313 tỷ đồng, Tập đoàn Bảo Việt 21 tỷ đồng
98
Ngân hàng Phát triển lao động thực tế 2.499 ngời, lao động định biên làm căn cứ xây dựng đơn
giá tiền lơng là 2.700 ngời; Tập đoàn Bảo Việt lao động thực tế 5.900 ngời, lao động định biên làm căn cứ

phê duyệt tiền lơng là 6.205 ngời.
92

21


(9) Hầu hết các chỉ tiêu tín dụng đầu tư phát triển được Chính phủ giao cho
Ngân hàng Phát triển năm 2006 chỉ đạt 55,16% kế hoạch; việc điều hành của
ngân hàng chưa linh hoạt; một số dự án cho vay không đúng đối tượng, không
thuộc danh mục đối tượng đầu tư, như: Dự án cải tạo nâng cấp Nhà Chủ Cầu
thành khách sạn Hoàng Liên, Dự án đầu tư tăng cường thiết bị thi công của
Công ty xây dựng cơ bản Bộ Giáo dục và Đào tạo; cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
sai đối tượng, không đúng quy định 819 triệu đồng; thực hiện không nghiêm túc
quy định chính sách tín dụng ưu đãi; nhiều dự án không khả thi ngay từ khi lập
dự án, không đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, một số dự án hoạt động
không đạt công suất thiết kế, đầu tư không hiệu quả, liên tục thua lỗ99; một số
Dự án được đầu tư từ nguồn ODA thiết bị nhập khNu theo chỉ định của nhà tài
trợ nước ngoài nên dây chuyền không đồng bộ, không phát huy hiệu quả, có Dự
án phải ngừng sản xuất; cho vay hỗ trợ xuất khNu nhưng không thực hiện xuất
khNu (Ngân hàng Phát triển); không phát hiện kịp thời một số trường hợp sử
dụng tiền vay khơng đúng mục đích dẫn đến khơng trả được nợ (số tiền 57 tỷ
đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội); kiểm tra, kiểm sốt của các tổ chức
chính trị thiếu chặt chẽ, dẫn đến một số tổ tiết kiệm vay vốn lợi dụng thu tiền nợ
và lãi khơng nộp cho Ngân hàng Chính sách xã hội là 19 tỷ đồng.
(10) Về thực hiện chính sách cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý: Các
ngân hàng chính sách đã huy động vốn và quyết tốn ngân sách cấp bù chênh
lệch lãi suất thiếu chặt chẽ, như: Ngân hàng Phát triển đã tính cả nguồn huy
động của các tổ chức tín dụng để gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại
không liên quan đến tín dụng phát triển làm tăng lãi suất bình qn đầu vào, dẫn
đến số cấp bù chênh lệch lãi suất tăng thêm 27,522 tỷ đồng; thực hiện giải ngân

đạt 55,16% kế hoạch nhưng huy động vốn tăng cao vượt kế hoạch 104,8%, tính
theo số giải ngân thực tế vượt 16.786 tỷ đồng, dẫn đến đọng vốn lớn, làm phát
sinh tăng cấp bù chênh lệch lãi suất của NSNN; Phí quản lý được ngân sách cấp
bù quá cao so với thực tế phát sinh, cụ thể năm 2006 chi phí quản lý thực hiện
tại Ngân hàng Phát triển bằng 49,12% số phí quản lý được hưởng.
(11) Ngân hàng Nhà nước cịn phản ánh thiếu thu nhập 13,079 tỷ đồng (lãi
dự thu cho vay chiết khấu giấy tờ có giá và phí phát hành trái phiếu KBNN là 12
tỷ đồng, khoản thu phí nhập khNu uỷ thác vàng từ nhiều năm trước, số tiền 1,079

99

Dù ¸n X−ëng phơ kiƯn sø vƯ sinh của Tổng công ty Cơ khí xây dựng Bộ Xây dựng chỉ đạt 915% công suất thiết kế, Dự án đầu t bổ sung thiết bị tăng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty Cổ
phần Công nghệ điện tử, điện lạnh Việt Nam chỉ đạt 2,1% c«ng suÊt thiÕt kÕ.

22


tỷ đồng); thiếu chi phí lãi dự trả tiền gửi dự trữ bắt buộc 13 tỷ đồng. Chênh lệch
thu chi đến 31/12/2006 là 4.499 tỷ đồng.
III. Kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các
bộ, ngành và các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, thu hồi các
khoản trốn, lậu thuế, các khoản chi sai chế độ. Nhiều bộ, ngành, địa phương,
đơn vị được kiểm toán đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời các kết luận
và kiến nghị của KTNN, xử lý về tài chính và thực hiện các giải pháp khắc phục
những sai phạm. Theo kết quả kiểm tra của KTNN và tổng hợp của Bộ Tài
chính tình hình thực hiện kiến nghị kiểm tốn của KTNN của các đơn vị đối với
niên độ ngân sách năm 2005 đến ngày 28/4/2008 như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng


Số kiến Số thực Tỷ lệ
nghị
hiện
(%)
Tổng cộng
2.947,1 2.631,3
89,3
1. Các khoản phát hiện, kiến nghị tăng thu
1.319,8 1.268,7
96,1
2. Các khoản xuất toán, giảm cấp phát
330,8
215,9
65,3
3. Các khoản chuyển quyết toán năm sau
261,2
261,2
100
4. Các khoản kiến nghị ghi thu ghi chi NSNN
331,3
312,8
94,4
5. Các khoản kiến nghị huỷ bỏ dự toán và thu hồi
376,4
320,6
85,2
6. Các điều chỉnh và giảm trừ khác
327,6
252,1
76,9

Các địa phương thực hiện đạt 88,9% (1.086,1 tỷ đồng/1.221,6 tỷ đồng); các
bộ, cơ quan Trung ương đạt 86,4% (414,8 tỷ đồng/479,6 tỷ đồng); các doanh
nghiệp nhà nước đạt 98% (1.024,2 tỷ đồng/1.044,5 tỷ đồng) và các dự án đầu tư
xây dựng đạt 52,8% (106,3 tỷ đồng/201,4 tỷ đồng). Ngoài ra các cơ quan có
thNm quyền đã tiếp thu sửa đổi một số văn bản theo kiến nghị của KTNN.
Nội dung

IV. Kiến nghị
1. Đối với Chính phủ
Qua kết quả kiểm tốn và kết quả kiểm tra thực hiện kiến nghị trong năm
2007 cho thấy, nhiều đơn vị đã thực hiện nghiêm túc kết luận và kiến nghị của
KTNN, song cũng cịn khơng ít đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện chưa
nghiêm túc kết luận và kiến nghị của KTNN. Vì vậy, để tăng cường kỷ luật tài
chính, Kiểm tốn Nhà nước đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về
tăng cường quản lý tài chính và tài khố ngân sách, thực hiện đầy đủ và kịp thời
các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Đồng
thời, KTNN đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa
23


phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị của KTNN
đối với năm tài chính 2006, trong đó:
1.1. Các khoản tăng thu, giảm chi do KTNN phát hiện:
(1) Các khoản tăng thu NSNN là 2.764 tỷ đồng, gồm:
- Thuế nội địa:
794 tỷ đồng;
- Thuế XNK:
157 tỷ đồng;
- Phí lệ phí:
58 tỷ đồng;

- Thu tiền sử dụng đất:
848 tỷ đồng;
- Thu khác ngân sách:
906 tỷ đồng.
(2) Các khoản giảm chi NSNN:
1.244 tỷ đồng, gồm:
- Thu hồi các khoản chi sai chế độ:
218 tỷ đồng;
- Giảm thanh toán ngân sách nhà nước các khoản đề nghị quyết toán sai chế
độ:
259 tỷ đồng;
- Giảm quyết toán ngân sách nhà nước các khoản đề nghị quyết tốn khơng
đủ thủ tục:
526 tỷ đồng;
- Giảm quyết toán ngân sách nhà nước các khoản đề nghị quyết tốn khơng
đúng nguồn kinh phí:
178 tỷ đồng;
- Giảm quyết toán ngân sách nhà nước các khoản chi chuyển nguồn không
đúng quy định:
57,2 tỷ đồng;
- Các khoản giảm chi khác:
7 tỷ đồng.
(3) Các khoản nộp và giảm chi khác không thuộc NSNN: 1.466 tỷ đồng.
(4) Các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm so với báo cáo của cơ quan quản
lý thu NSNN:
413 tỷ đồng, gồm:
- Thuế:
52 tỷ đồng;
- Tiền sử dụng đất:
324 tỷ đồng;

- Nợ đọng khác:
35 tỷ đồng.
(5) Các khoản phải nộp và hoàn trả NSNN:
6.095 tỷ đồng, gồm:
- Thu hồi các khoản cho vay, tạm ứng sai quy định: 3.216 tỷ đồng;
- Xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ đã quá hạn:
2.141 tỷ đồng;
- Các khoản ghi thu - ghi chi NSNN:
656 tỷ đồng;
- Các khoản khác:
81 tỷ đồng.
1.2. Các khoản chưa đưa vào quyết toán 2006: Bổ sung vào quyết toán ngân
sách tại thời điểm xử lý các khoản thu, chi quản lý qua NSNN là 656 tỷ đồng và
các khoản vay đầu tư XDCB theo Khoản 3 Điều 8 Luật NSNN là 365 tỷ đồng.
1.3. Các khoản xử lý tài chính khác
(1) Chỉ đạo Bộ Tài chính, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan

24


- Chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và giám sát chặt chẽ số chi chuyển nguồn
372 tỷ đồng100 ở một số địa phương, để bảo đảm số chi chuyển nguồn nói trên
thực hiện đúng quy định của Luật NSNN.
- Kiểm tra, xử lý và đôn đốc thu hồi khoản thu sử dụng vốn 31,39 tỷ đồng
mà Tổng công ty Xi măng Việt Nam nợ NSNN từ năm 2001.
- Kiểm tra, phân loại, xử lý nộp NSNN việc trích lập các quỹ ngoài ngân
sách tại 02 địa phương là 2.352 tỷ đồng101. Đồng thời kiểm tra, rà soát các địa
phương chưa được kiểm toán về việc sử dụng ngân sách để thành lập các quỹ
ngồi ngân sách khơng đúng quy định.
- Kiểm tra, hướng dẫn để ghi thu, ghi chi học phí hệ chính quy của Bộ Giáo dục

và Đào tạo là 1.388,9 tỷ đồng (năm 2005: 675,9 tỷ đồng, năm 2006: 713 tỷ đồng).
(2) Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan
- Thu hồi 440,84 tỷ đồng trong việc dùng tiền Nhà nước xử lý nợ tồn đọng
tại các ngân hàng thương mại, song do thiếu kiểm tra, giám sát nên đã để cho
các ngân hàng thương mại sử dụng tiền chưa đúng mục đích.
- Xử lý một số khoản đang hạch tốn trên tài khoản phải trả của Ngân hàng Công
thương, như: lãi vay phải trả Ngân hàng Nhà nước về cho vay cơ cấu lại nợ 66,18 tỷ
đồng; nguồn xử lý nợ tồn đọng nhóm II cịn dư từ năm 2004: 25,19 tỷ đồng và một số
khoản nợ xử lý rủi ro từ nguồn của Chính phủ hiện nay đã thu được là 3,92 tỷ đồng.
(3) Chỉ đạo Bộ Công Thương kiểm tra xem xét việc thanh toán nợ của 02
doanh nghiệp (Công ty XNK Tổng hợp I và Công ty XNK Tổng hợp II) theo
đúng Luật định, để nộp vào NSNN số tiền còn thiếu do quy đổi sai tỷ giá tại thời
điểm hạch toán là 271.905,94 USD102.
(4) Chỉ đạo Bộ Xây dựng xem xét, giải quyết dứt điểm việc bàn giao Nhà
máy Xi măng Hồ Khương thuộc Cơng ty Xi măng Hải Vân (Tổng công ty Xi
măng Việt Nam) cho Công ty Sản xuất vật liệu và Xây dựng Cosevco 1 (Tổng
công ty Xây dựng miền Trung) từ năm 2003, với giá trị 37,84 tỷ đồng.
1.4. Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm
và sai phạm đã nêu trong báo cáo kiểm toán và các hồ sơ KTNN đã chuyển
sang Cơ quan Cảnh sát điều tra (02 hồ sơ103), cơ quan Thuế (02 hồ sơ104).
1.5. Xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách
(1) Chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương
- Thực hiện đúng các quy định của Luật NSNN về chi ứng trước dự toán.
- Kiểm tra việc thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của
Chính phủ về khốn chi hành chính, đảm bảo sử dụng kinh phí tit kim v hiu
100

Bình Phớc 187,9 tỷ đồng; Thanh Hoá 151,4 tỷ đồng; Thái Nguyên 10,9 tỷ đồng...
02 quỹ ngoài ngân sách của tỉnh Tuyên Quang là 227 tỷ đồng; thành phố Hồ Chí Minh là 2.125,76
tỷ đồng (05 tài khoản tiền gửi mở tại KBNN do Sở Tài chính quản lý là 1.869 tỷ đồng và tài khoản tiền gửi

của các Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện là 256,76 tỷ đồng).
102
Công ty XNK Tổng hợp I: 200.694,58 USD; Công ty XNK Tổng hợp II: 71.211,36 USD.
103
Dự án Phát triển Hạ tầng Đô thị Bắc Thăng Long Vân Trì; Đề án112.
104
TCT Xây dựng Sông Hồng; TCT Công nghiệp Bao bì Liksin thành phố HCM.
101

25


×