Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Một số cách thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả môn giáo dục công dân cho học sinh lớp 7 (bộ sách kết nối tri thức)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG TRUNG HỌC ………..
--- – ² ˜ ---

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ CÁCH THỨC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH LỚP 7
(Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)

Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….
Năm học: 20….- 20…


MỤC LỤC
1. Mở đầu .................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 3
1.5. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm ................................. 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ........................................................... 3
2.1. Cơ sở lí luận Lý luận ......................................................................... 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ........... 4
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề......................................................... 5
2.3.1. Các biện pháp để tổ chức thực hiện............................................ 6
2.3.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực mơn giáo dục
công dân lớp 7 .............................................................................................. 8


a. Phương pháp thảo luận nhóm ....................................................... 8
b. Phương pháp tổ chức trị chơi .................................................... 11
c. Phương pháp đóng vai ................................................................ 13
d. Phương pháp giải quyết vấn đề .................................................. 16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ............................................... 17
3. Kết luận, kiến nghị ............................................................................... 18
3.1. Kết luận ........................................................................................... 18
3.2. Kiến nghị ......................................................................................... 19


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục công dân là một mơn học có vị trí quan trọng trong trường trung
học, giúp học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ
thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các mối quan hệ với
bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống. Hiểu ý nghĩa của
các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân, xã hội và cách thức rèn luyện
để đạt được các chuẩn mực đó.
Khơng những thế mơn Giáo dục cơng dân cịn được khẳng định bởi chính
nhiệm vụ và chức năng mà môn học đảm nhiệm. Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo đã chỉ rõ “Môn Giáo dục cơng dân có vị trí hàng đầu trong việc
định hướng phát triển nhân cách học sinh”.
Trong giảng dạy bài mới ở các trường THCS giáo viên bộ môn hầu như chỉ
sử dụng phương phương pháp giảng giải cho học sinh. Do đó những kiến thức
mà học sinh tiếp thu không sâu sắc, không biến những tri thức của Sách giáo khoa
thành tri thức của mình dẫn đến tình trạng học “vẹt”. Khơng ít giáo viên chỉ “phát
thanh lại Sách giáo khoa”. Nguyên nhân của tình trạng này là do giáo viên giảng
dạy bộ môn Giáo dục công dân không biết kết hợp các phương pháp dạy học
truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp nêu vấn
đề, phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại…nên bài giảng tẻ nhạt, đơn

điệu. Vì vậy ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức.
Tuy nhiên hạn chế không chỉ ở giáo viên mà còn biểu hiện ở Sách hướng
dẫn giảng dạy môn học cũng chưa thật sự được quan tâm đến việc vận dụng đa
dạng các phương pháp dạy học mới. Sách hướng dẫn chủ yếu nêu lên mục đích
yêu cầu của bài giảng, một số gợi ý về nội dung và phương pháp mà giáo viên
cần quan tâm. Sách không hướng dẫn cụ thể các phương pháp dạy học nêu ra trên
đây. Vì vậy giáo viên chỉ vận dụng phương pháp giảng giải hoặc một vài phương
pháp truyền thống khác.

1


Trong thực tế giảng dạy phương pháp giảng giải được giáo viên sử dụng phổ
biến nhất. Các phương pháp dạy học khác như phương pháp luyện tập học sinh
còn chưa định hình một cách rõ ràng. Đương nhiên mục đích luyện tập cho học
sinh mà môn Giáo dục công dân thực hiện khơng nằm ngồi mục đích giáo dục
của mơn học này. Đó là giúp cho học sinh nắm vững tri thức của mơn học và vận
dụng tri thức đó vào cuộc sống. Nhiệm vụ giúp học sinh biết vận dụng tri thức
môn học vào đời sống đúng là nhiệm vụ đặc trưng của bài tập thực hành. Tuy
vậy, nhiều tiết luyện tập, bài tập Giáo dục công dân mới chỉ dừng lại ở nhận thức
nội dung bài học. Không nhất thiết bài tập nào cũng phải nêu yêu cầu vận dụng,
nhưng mỗi tiết luyện tập nên có các bài tập thực hành.
Là một giáo viên đang giảng dạy môn Giáo dục công dân tại trường THCS.
Từ thực trạng trên tơi mong muốn góp thêm một phần nhỏ bé vào việc hiểu sâu
hơn việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Chính vì vậy tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số cách thức vận dụng phương
pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả mơn Giáo dục công dân cho
học sinh lớp 7 (Bộ sách kết nối tri thức)” làm nội dung nghiên cứu sáng kiến
kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề này mục đích giúp cho giáo viên THCS thấy được việc
vận dụng phương pháp dạy học mới vào thực tế giảng dạy môn GDCD sẽ đem
lại hiệu quả cao hơn trong công tác giảng dạy.
Qua đó học sinh sẽ hiểu bài nhanh hơn, khắc sâu kiến thức hơn so với các
phương pháp dạy học truyền thống.
Vì vậy hiện nay đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa như một cuộc cách
mạng về phương pháp. Chính cuộc cách mạng về phương pháp dạy học sẽ đem
lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong đó có giáo dục ở bậc THCS, đáp
ứng yêu cầu của thời đại mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 7 trường THCS …
2


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin
Phương pháp thực hành vận dụng thực tế
1.5. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm
Điểm mới của sáng kiến “Một số cách thức vận dụng phương pháp dạy
học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả môn Giáo dục công dân cho học sinh
lớp 7 (Bộ sách kết nối tri thức)” đó là gây được sự hứng thú cho học sinh, từ đó
học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động và đạt hiệu quả cao hơn trong quá
trình lĩnh hội kiến thức.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận Lý luận
Trong lịch sử giáo dục thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cao vai trị
tích cực của người học, xem người học là chủ thể của quá trình học tập.
Ở thế kỷ XVII Akô Mexki đã viết “giáo dục có mục đích đánh thức năng lực
nhạy cảm, phán đốn đúng đắn, phát triển nhân cách…Hãy tìm ra phương pháp

cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. [1]
Gần đây người ta thường nhắc đến phương pháp dạy học “tích cực” tức là
phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm”. Khi phương pháp dạy học
này được sử dụng thì đã tạo ra một cuộc “cách mạng” về đổi mới phương pháp
dạy học.
Các nhà khoa học nước ta nói chung ủng hộ quan điểm “lấy học sinh làm
trung tâm” vì nó phù hợp với phương châm hoạt động giáo dục nổi tiếng của nước
ta “tất cả vì học sinh thân u”. Đó là phương châm đúng đắn và tiến bộ, lấy học
sinh làm trung tâm tức là coi trọng chủ thể học tập là người học, coi trọng việc tự
học, tự thân vận động, độc lập suy nghĩ, rèn luyện óc sáng tạo để thực hiện mục
đích học tập của mình. Trong thực tiễn điều mà phương pháp dạy học tích cực
quan tâm nhất là làm sao cho người học có đầy đủ động lực, hứng thú học tập,
xem đó là hạnh phúc trong học hành. K.D.Liskinsky cho rằng “sự học tập mà
3


đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy là cần thiết. Đồ dùng dạy học có tác dụng
minh hoạ cụ thể cho nội dung bài học, giúp học sinh tin tưởng sâu sắc vào nội
dung bài học. Ví dụ như tranh, ảnh minh họa, đồ dùng dạy học sẽ mô phỏng bài
học làm cho bài học thêm sinh động. Đồ dùng phương tiện dạy học đòi hỏi giáo
viên phải khơng ngừng tìm tịi, sưu tầm.
2.3.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực mơn giáo dục cơng
dân lớp 7
a. Phương pháp thảo luận nhóm
Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh học tập theo những nhóm nhỏ để
các em cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến nhằm giải quyết các vấn đề
có liên quan đến nội dung học tập, tạo cơ hội cho các em được giao lưu học hỏi
lẫn nhau, cùng hợp tác với nhau để giải quyết những nhiệm vụ chung. Khi giáo
viên vận dụng phương pháp này nó sẽ có một số tác dụng như. Kiến thức của học
sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học,

kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu
học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, nhờ khơng khí thảo luận cởi mở nên học
sinh, đặc biệt là những em nhút nhát trước tập thể, hoặc chỗ đông người trở nên
mạnh dạn hơn, các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe
có phê phán ý kiến của bạn, từ đó giúp học sinh dễ hồ nhập vào cộng đồng nhóm,
tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Cũng từ phương
pháp này sẽ giúp vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong
phú các kỹ năng giao tiếp và hợp tác được phát triển và ngày càng hoàn thiện
hơn.
Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần tiến hành theo các bước sau
đây:
- Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân cơng
vị trí làm việc cho mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao.
8


- Đại diện từng nhóm thảo luận trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các
nhóm khác lắng nghe, quan sát, bình luận và bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và tổng kết nội dung thảo luận.
Tuy nhiên khi giao viên sử dụng phương pháp này cần lưu ý một số điểm
sau.
- Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau, khi câu
hỏi thảo luận của các nhóm có tính độc lập với nhau.
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả
thảo luận cho các nhóm.
- Kết quả thảo luận của các nhóm có thể được trình bày dưới nhiều hình thức
như bằng lời, tranh vẽ, tiểu phẩm, văn bản viết ra giấy to…..Có thể do một người
thay mặt nhóm hoặc do nhiều người trình bày.

- Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều khiển và một thư kí ghi lại kết quả
thảo luận của cả nhóm.
- Trong q trình học sinh thảo luận giáo viên cần đến các nhóm để quan
sát, lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ học sinh khi cần thiết.
Ví dụ 1:
Khi dạy Bài 3: Học tập tự giác, tích cực trang 14 GDCD 7 Bộ sách Kết nối
tri thức, tôi đã tiến hành sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như sau:
- Lớp học có 34 học sinh
- Chia lớp thành 3 nhóm, giáo viên chỉ định 11 học sinh một nhóm.
- Cử đại diện của nhóm làm nhóm trưởng và thư ký.
- Giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm như sau.
Nhóm 1. Thế nào là học tập tự giác, tích cực?
Nhóm 2. Theo các em, tại sao cần học tập tự giác, tích cực?
Nhóm 3. Cần phải làm gì để thực hiện học tập tự giác, tích cực?
Thời gian thảo luận là 3 phút.
Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm
khác quan sát, lắng nghe và bổ sung ý kiến.
9


Giáo viên tổng kết, nhận xét đồng thời nêu ra định hướng kiến thức cần đạt
được qua các câu hỏi thảo luận. Thông qua các câu hỏi thảo luận giáo viên hình
thành cho học sinh ý thức bản thân phải không ngừng học tập để nâng cao hiểu
biết về tác hại, cách phịng tránh, sử dụng vũ khí các chất cháy, nổ, chất phóng
xạ và độc hại.
Ví dụ 2:
Khi dạy Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường trang 38 GDCD 7 Bộ sách
Kết nối tri thức, Tôi đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như sau:
- Lớp học có 34 học sinh
- Chia lớp thành 3 nhóm, giáo viên chỉ định 11 học sinh một nhóm, có thay

đổi vị trí để học sinh được giao lưu với nhau.
- Cử đại diện của nhóm làm nhóm trưởng và thư kí.
- Giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm như sau.
Nhóm 1. Bạo lực học đường là gì?
Nhóm 2. Tác hại của bạo lực học đường?
Nhóm 3. Nêu những hành vi bạo lực học đường mà các em biết?
Thời gian thảo luận là 3 phút.
Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm
khác quan sát, lắng nghe và bổ sung ý kiến.
Giáo viên tổng kết, nhận xét đồng thời nêu ra định hướng kiến thức cần đạt
được trong các câu hỏi thảo luận là:
Thông qua phần thảo luận học sinh hiểu được tác hại và đưa ra được cách
phòng tránh các hành vi bạo lực học đường có hiệu quả cao nhất.
* Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm: Học sinh được học cách cộng
thác trên nhiều phương diện; Học sinh được nêu quan điểm của mình, được nghe
quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý
kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm; Các
thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết
của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới và học hỏi lẫn nhau;
10


+ Cần phải nói rõ với bạn về suy nghĩ, cảm xúc của mình khi vạn làm như
vậy, bản thân cũng rút kinh nghiệm và hạn chế tin tưởng quá mức vào người bạn
này.
+ Xem người đó là ai trong mối quan hệ như thế nào với mình, giải thích sự
thực ở mức độ phù hợp và nhắc nhở người bạn đó.
Qua các tình huống trên để học sinh thấy được tác hại của tệ nạn xã hội. Do
đó mỗi người phải có trách nhiệm tham gia phịng, chống tệ nạn xã hội vì hạnh
phúc của gia đình mình và sự bình n, ổn định của xã hội.

Ví dụ 2: Khi dạy Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa trang 24 GDCD 7 Bộ sách
Kết nối tri thức. tôi đã tổ chức cho học sinh đóng vai tình huống.
Em sẽ làm gì khi thấy:
a. Bạn bè hoặc các em nhỏ có hành động phá hoại trong chuyến tham quan
di sản văn hóa.
b. Nghe được người khác có ý đồ ăn trộm tài sản ở khu di sản văn hóa?
c. Có người khơng giữ gìn vệ sinh tại điểm tham quan di sản văn hóa?
d. Có người tuyên truyền những thơng tin xun tạc giá trị di sản văn hóa[2]
- Giáo viên tổ chức cho học sinh xung phong đóng vai theo 4 nhóm.
- Giáo viên yêu cầu nhóm 1 thảo luận, xây dựng lời thoại và chuẩn bị đóng
vai tình huống a, nhóm 2 thảo luận, xây dựng lời thoại và chuẩn bị đóng vai tình
huống b, nhóm 3 thảo luận, xây dựng lời thoại và chuẩn bị đóng vai tình huống
c.
Các nhóm lần lượt lên đóng vai. nhóm 4 thảo luận, xây dựng lời thoại và
chuẩn bị đóng vai tình huống d.
- Lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm thể hiện cách ứng xử hay nhất.
- Giáo viên nhận xét về nội dung và hình thức thể hiện của từng nhóm nhấn
mạnh ý cơ bản cần đạt được.
Qua các tình huống trên để học sinh thấy được sự cần thiết của việc bảo tồn
di sản văn hóa. Vì vậy mọi người cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc

15


vận chuyển, sử dụng đồng thời trong trường hợp nguy hiểm cần báo cáo ngay chơ
cơ quan có chức năng xử lý kịp thời.
* Ưu điểm của phương pháp đóng vai: Học sinh được rèn luyện thực hành
những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực
hành trong thực tiễn; Gây hứng thú và chú ý cho học sinh; Tạo điều kiện làm nảy
sinh óc sáng tạo của học sinh; Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh

theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội.
* Nhược điểm của phương pháp đóng vai: Tình huống quá dài và phức tạp,
sẽ vượt quá thời gian cho phép; Tình huống có nhiều cách giải quyết sẽ khó lựa
chọn; Tốn thời gian.
* Hướng giải quyết trong thời gian tới: Nếu tình huống quá dài và phức
tạp, sẽ vượt quá thời gian cho phép thì giáo viên cần lựa chọn tình huống ngắn và
đơn giản sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, qua đó hướng các em chọn ra
cách giải quyết tối ưu nhất.
d. Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích tình huống cụ thể thường gặp phải
trong đời sống hàng ngày và xác định cách giải quyết, xử lý vấn đề, tình huống
đó một cách hiệu quả. Q trình giải quyết vấn đề bao gồm các bước:
- Nêu vấn đề hay phát hiện vấn đề.
- Đặt học sinh vào vấn đề phải giải quyết.
- Giúp học sinh tìm hiểu những nguyên nhân cần phải giải quyết.
- Phân tích ưu, nhược điểm của các giải pháp khác nhau.
- Quyết định chọn giải pháp tốt nhất.
Tình huống vấn đề trong môn giáo dục công dân cần thoả mãn những yêu
cầu sau:
- Vấn đề lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu chủ đề bài học và gắn với thực
tế.
- Phải phát huy được sự suy nghĩ, sáng tạo của học sinh.
- Cách giải quyết vấn đề phải là giải pháp có lợi nhất.
16




×