Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số phương pháp dạy tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh trong môn địa lý lớp 7 (bộ sách cánh diều)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG TRUNG HỌC ………..
--- – ² ˜ ---

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC
MƠI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÝ
LỚP 7
(Bộ sách Cánh diều)

Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….

Năm học: 20….- 20…


MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
II. Giải quyết vấn đề ................................................................................... 2
1. Cơ sở lí luận của vấn đề ..................................................................... 2
2. Thực trạng của vấn đề ........................................................................ 4
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề ........................................................ 6
a) Phương pháp đàm thoại.................................................................. 6
b) Phương pháp sử dụng tranh, ảnh địa lí .......................................... 7
c) Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề .................. 10
d) Phương pháp thảo luận ................................................................ 12
e) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường ........ 13
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ............................................... 14
III. Kết luận và kiến nghị ......................................................................... 16


1. Kết luận ............................................................................................ 16
1.1. Kết quả nghiên cứu ................................................................... 16
1.2. Những tồn tại ............................................................................. 17
1.3. Hướng mở rộng của đề tài ......................................................... 17
2. Kiến nghị .......................................................................................... 17


I. Đặt vấn đề
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm
thay đổi bộ mặt của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế
chưa cân bằng với việc bảo vệ mơi trường. Vì vậy, mơi trường Trái Đất hiện nay
đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do rất nhiều nguyên
nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện trạng này đó là nhận thức của
con người đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên còn hạn chế. Nhiều người
chỉ biết lợi dụng, tàn phá thiên nhiên nhằm mục đích phục vụ lợi ích của bản thân
mình mà khơng hề biết rằng họ hoặc tương lai con cháu họ sẽ phải trả giá cho
những hành động đó. Những hậu quả của việc huỷ hoại mơi trường, tàn phá thiên
nhiên đó là hiện tượng nóng lên của Trái Đất, thủng tầng ơzơn, diễn biến khí hậu,
thời tiết thất thường,...gây nhiều tác động xấu đến cuộc sống của con người. Do
đó việc thay đổi nhận thức và thay đổi thái độ của con người trong việc bảo vệ
môi trường, sử dụng và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên là rất cần thiết.
Hiện nay, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan
tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc góp phần
hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục bảo vệ mơi trường (GDBVMT) cho tồn
xã hội, thông qua chỉ thị 36/ CT – TW đưa ra vào ngày 25/6/1998 của Bộ chính
trị về “ Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước”, đã nêu cơng tác GDBVMT là giải pháp đầu tiên “Thường
xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần

chúng bảo vệ mơi trường”. Vì vậy mục tiêu GDBVMT trong nhà trường là hình
thành cho học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ tích cực để các em tham gia một
cách có hiệu quả vào việc duy trì và cải thiện chất lượng mơi trường ở trường
học, gia đình và địa phương.
Phần lớn các bộ môn trong nhà trường phổ thơng đều có khả năng tích hợp
nội dung GDMT, nhưng có những mơn có nhiều thuận lợi hơn bởi chính nội dung
1


của chúng đã liên quan đến những kiến thức về môi trường, hệ sinh thái, ô nhiễm
môi trường, luật pháp BVMT...như các mơn Sinh học, Hố học, Giáo dục cơng
dân, Công nghệ (Kỹ thuật nông nghiệp)...Nhưng hơn cả vẫn là tích hợp vào bộ
mơn Địa lí.
Đối tượng nghiên cứu của Địa lí học là lớp vỏ địa lí của Trái Đất – nơi sinh
sống và phát triển của xã hội lồi người. Vì vậy, hệ thống tri thức được chuyển
tải từ khoa học Địa lí vào Địa lí nhà trường có quan hệ mật thiết với các tri thức
của khoa học môi trường. Các kiến thức về các yếu tố của môi trường tự nhiên,
môi trường kinh tế - xã hội, mối quan hệ qua lại giữa môi trường và con người
cũng là một phần của kiến thức Địa lí. Với lí do đó, mơn Địa lí nhà trường có
nhiều thuận lợi để GDBVMT cho học sinh hơn các các mơn học khác.
Đó là lý do vì sao tơi chọn đề tài: “Một số phương pháp dạy tích hợp giáo
dục môi trường cho học sinh trong môn Địa lý lớp 7” theo bộ sách Cánh Diều.
II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển
kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền
vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hố cơng tác bảo
vệ mơi trường, trong đó có cơng tác giáo dục bảo vệ môi trường:
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội khố XI kỳ họp thứ 8

thơng qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Luật quy định về
giáo dục bảo vệ môi trường:
+ Công dân Việt Nam được giáo dục tồn diện về mơi trường nhằm nâng
cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường.
+ Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khố
của các cấp phổ thơng.
- Nghị quyết 41/NQ/TW xác định quan điểm “ Bảo vệ mơi trường là một
trong những vấn đề sống cịn của nhân loại...góp phần quan trọng vào việc phát
2


gỡ những khó khăn, tồn tại trong thực tiễn giáo dục hiện nay để bảo vệ môi trường
không chỉ là bài học, mà đòi hỏi phải trở thành hành vi, nhân cách học sinh.
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
Là lĩnh vực giáo dục liên ngành, giáo dục bảo vệ môi trường sử dụng nhiều
phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc
trưng bộ mơn, nhưng nó cũng có các phương pháp mang tính đặc thù. Và mỗi
phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng. Dưới đây tơi xin đưa ra một số
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà theo tơi thì các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học này có nhiều khả năng để tích hợp nội dung Giáo dục bảo
vệ mơi trường qua mơn Địa lí lớp 7 tại trường PT DTNT – THCS …
a) Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại là phương pháp dạy học có lịch sử lâu đời và được sử dụng
thường xuyên trong giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông từ trước đến nay. Đàm
thoại về thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sử dụng hệ thống
câu hỏi để dẫn dắt, chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học.
Như vậy, hệ thống câu hỏi là cốt lõi của phương pháp đàm thoại.
Ví dụ: Khi dạy bài 2 “Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu” (trang 92 Địa lý
7 bộ sách Cánh diều).
Câu hỏi: Quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới tại

châu Âu đã gây nên những hậu quả xấu gì cho mơi trường?
Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể dựa vào hình sưu tầm bên dưới.

6


Khu nhà ổ chuột ở châu Âu
Từ đó học sinh thấy những tác hại của đơ thị hố tự phát đến môi trường,
sức khỏe con người và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn. Sau đó cho học sinh
nhận xét. Giáo viên tổng hợp ý kiến và kết luận chuẩn kiến thức.
b) Phương pháp sử dụng tranh, ảnh địa lí
Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về Mơi trường giúp học sinh có thể dễ
dàng nhận biết được những vấn đề của môi trường như hiện tượng ô nhiễm khơng
khí, ơ nhiễm nước, hiện tượng xói mịn đất ở những vùng đất trống, đồi trọc...
Cùng với những bức tranh trong sách giáo khoa, khi dạy địa lí giáo viên
nên sử dụng những ảnh minh hoạ có nội dung phù hợp và sắp xếp theo từng chủ
đề.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát, trước hết giáo viên cần xác định mục
đích, u cầu của việc quan sát tranh. Sau đó, yêu cầu học sinh nêu tên của bức
tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì, ở đâu và

7


mô tả hiện tượng. Cuối cùng gợi ý học sinh nêu ngun nhân và hậu quả của hiện
tượng.
Ví dụ: Hình dưới đây gợi cho em suy nghĩ gì về vấn đề ơ nhiễm khơng khí?

Cây cối bị chết khơ vì mưa axit
Quan sát hình trên, nhận xét về tai họa do mưa axit gây ra?

Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả, giáo viên nhận xét bổ sung.
Trong dạy học Địa lí, giáo viên nên triệt để sử dụng những tranh ảnh minh
họa trong sách giáo khoa, bởi vì đây là những phương tiện minh họa đã được lựa
chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể, điển hình nhất.
Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát hai ảnh dưới đây - yêu cầu học sinh
cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước các sông rạch và nước biển.
Cách triển khai tốt mục này là cho học sinh trao đổi nhóm, sau đó cho học sinh
trình bày ý kiến của nhóm. Cuối cùng giáo viên sẽ tổng hợp các câu trả lời, bổ
sung kiến thức và hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh.

8


Hình thức làm nương rẫy với kỹ thuật sản xuất lạc hậu ở một số nước đang
phát triển đã làm suy thối đất và suy giảm diện tích rừng. Vậy hoạt động kinh tế
ở các nước phát triển với việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến sẽ có ảnh hưởng như thế
nào đến môi trường?

Đốt rừng làm nương rẫy
- Bước 2: Giải quyết vấn đề.
Học sinh có thể đưa ra các giả thuyết: trong sản xuất nông nghiệp, các nước
phát triển đã sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu; các nước phát triển là
những nước có nền cơng nghiệp hiện đại, sự phát triển địi hỏi sử dụng nhiều
nhiên liệu, đã làm tăng lượng chất thải từ các nhà máy xí nghiệp…
- Bước 3: Kết luận: khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp và lượng
phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa... đã làm ơ nhiễm khơng khí, đất và nước ....

11



Nước thải, chất thải của các khu công nghiệp
d) Phương pháp thảo luận
Bản chất của phương pháp thảo luận là giáo viên tổ chức cho học sinh thảo
luận (theo lớp hoặc theo nhóm) để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội
dung bài học.
Phương pháp thảo luận có thể được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận.
- Bước 2: Học sinh thảo luận ( cả lớp hoặc nhóm)
- Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các điểm chính.
Ví dụ: Bài 19 “Thực hành: Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ
thiên nhiên ở rừng A-ma-zon” (trang 141 Địa lý 7 bộ sách Cánh diều).
- Bước 1: sau khi học sinh vẽ xong biểu đồ, Giáo viên nêu câu hỏi thảo
luận.
Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của các hoạt động khai
thác, sử dụng thiên nhiên ở rừng Amazon?
- Bước 2: Học sinh thảo luận.
- Bước 3: Các nhóm đưa ra ý kiến, Giáo viên tóm tắt, củng cố và kết luận.
Giải thích nguyên nhân:
+ Do q trình cơng nghiệp hóa.
12


20



×