Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận lịch sử báo chí việt nam sự ra đời và phát triển của tờ nữ giới chung – tờ báo đầu tiên của phụ nữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.66 KB, 26 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ BÁO CHÍ
TÊN TIỂU LUẬN:
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỜ NỮ GIỚI CHUNG – TỜ BÁO
ĐẦU TIÊN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................. 1
Chương 1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO
NỮ GIỚI CHUNG.................................................................... 2
1.1

Lịch sử ra đời và phát triển:.....................................2

1.2 Chủ bút của tờ báo Sương Nguyệt Anh.....................3
1.3. Khái quát về báo Nữ giới chung................................6
1.4. Nội dung và thể loại chính của báo Nữ giới chung
............................................................................................. 10
Chương 2. GIÁ TRỊ CỦA BÁO NỮ GIỚI CHUNG – TỜ BÁO
PHỤ NỮ ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM........................................18
2.1. Giá trị về vai trò của phụ nữ trong xã hội..............18
2.2. Giá trị về bình đẳng nam nữ....................................18
KẾT LUẬN............................................................................ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................22


MỞ ĐẦU
Đến với mơn Lịch sử báo chí Việt Nam, giúp sinh viên chúng em có
cái nhìn tổng quan về q trình hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam


qua các thời kỳ lịch sử. Gắn liền với sự phát triển của báo chí Việt Nam là sự
phát triển tư tưởng, văn hố, ngơn ngữ… Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau,
báo chí Việt Nam đều có những dấu ấn riêng biệt.
Khi tìm hiểu về tờ Nữ Giới Chung em rất vui khi được biết chủ bút là
bà Sương Nguyệt Anh là con gái của cụ đồ Chiểu. Ngay từ ngày cịn là học
sinh phổ thơng, em đã rất yêu thích các tác phẩm thơ của cụ Nguyễn Đình
Chiểu. Nay lại được nghiên cứu về tờ báo do con gái cụ làm chủ bút thật là
một trải nghiệm thú vị.
Nữ Giới Chung là một trong 6 tờ báo xuất bản theo chủ thuyết của
Tồn quyền Đơng Dương A. Sarraut, thuộc dịng báo chí cơng khai hợp pháp.
Với 22 số báo, đây là tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam. Báo Nữ Giới Chung
ra đời là một điểm mốc quan trọng trong lịch sử báo chí Việt Nam.
Xác định độc giả là phụ nữ và và tự nhận là “cơ quan chăm nom về
việc quảng khai nữ trí”, Nữ Giới Chung chú trọng đưa ra những quan điểm về
vấn đề phụ nữ, từ đó, lý giải, lập luận nhằm làm rõ khái niệm, nội dung nữ
quyền - nam nữ bình đẳng; về vai trị của người phụ nữ; vấn đề phổ biến kiến
thức khoa học cho phụ nữ... Bên cạnh đó, việc Nữ Giới Chung có đề cập đến
một số vấn đề văn hóa - xã hội, những tin tức trong nước và thế giới... góp
phần làm cho nội dung của tờ báo thêm phong phú và đa dạng hơn.
Mặc dù tồn tại trong một thời gian rất ngắn, chỉ hơn 5 tháng, nhưng với
vai trò của bà chủ bút Sương Nguyệt Anh, Nữ Giới Chung đã đăng nhiều ý
thơ, văn thể hiện thái độ chống Pháp kín đáo của bản báo.
Chính vì vậy, để làm rõ hơn về những giá trị, đóng góp của Báo Nữ
giới chung, em đã chọn chủ đề “LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
BÁO NỮ GIỚI CHUNG - TỜ BÁO ĐẦU TIÊN CỦA PHỤ

1

NỮ



VIỆT NAM” để làm đề tài nghiên cứu cho môn học lịch sử báo chí Việt
Nam.
Chương 1
LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO NỮ GIỚI
CHUNG
1.1

Lịch sử ra đời và phát triển:

Thời kỳ 1908-1918, thời kỳ “báo chí theo chủ thuyết của
Albert Sarraut” rầm rộ xuất hiện. A.Sarraut từ lâu đã biết lợi
dụng báo chí cho mục đích chính trị, lại là người thơng minh,
xảo quyệt và có lắm tài mị dân. Trong lúc mà xã hội Việt Nam
còn chưa đề cao vai trị của người phụ nữ thì A.Sarraut đã biết
cách bày tỏ sự quan tâm với thành phần này sao cho có lợi
đối với nhà cầm quyền. “Ngay khi đến Sài Gịn và trong
chương trình nhằm cải cách nâng cao mức sống xã hội dân
Annam, ông A.Sarraut đã cho phép xuất bản một tờ tạp chí
phụ nữ đầu tiên dùng để nâng cao mức sống của phụ nữ”. Nữ
giới chiếm tới một nữa dân số trong cả nước, lại khơng tận
dụng họ thì thật đáng tiếc.
Chính vì lẽ đó, mà ngày 1 –2 – 1918, Nữ Giới Chung tờ
báo phụ nữ đầu tiên xuất hiện ở Sài Gịn.
Chủ nhân của tờ báo này là ơng Henri Blaqere, người
Pháp, còn làm giám đốc của một tờ báo khác bằng tiếng
Pháp, tờ Le Courrie Saigonnais. Tổng lý tờ báo là ông Trần
Văn Chim
Bà Sương Nguyệt Anh được mời làm chủ bút. Trực ở toà
soạn là Lê Đức- người đã tham gia phong trào Duy Tân ở miền


2


Bắc hồi đầu thế kỷ. Nữ chủ bút đầu tiên của làng báo Việt
Nam
Sài Gịn là mảnh đất để thí nghiệm các phong trào mới
và là nơi hoan nghênh những sự mới mẻ của người dân nên tờ
báo dành cho người phụ nữ ra đời ở đây trước tiên là điều dễ
hiểu.
Nữ Giới Chung là tờ báo nữ đầu tiên có thời gian tồn tại
khá ngắn ngủi, song ảnh hưởng của nó trong xã hội đương
thời cũng như trong tiến trình phát triển lịch sử báo chí trở về
sau là tương đối lớn.
1.2 Chủ bút của tờ báo Sương Nguyệt Anh
Bà Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Khuê sinh
ngày 1/2/1864, tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, là
con gái thứ tư của nhà thơ nổi danh trong văn học sử Việt
Nam Nguyễn Đình Chiểu. Ngồi bút danh Sương Nguyệt Anh,
bà còn ký nhiều bút danh khác như: Xuân Khuê, Nguyệt Nga,
Nguyệt Anh,... Bà là nhà thơ kiêm chủ bút nữ đầu tiên của
làng báo chí Việt.
Tờ báo “Nữ giới chung” do bà phụ trách là tờ báo đầu
tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn vào đầu thế kỷ XX.
Đầu năm 1918, nhận lời mời của viên Tổng lý báo chí
Nam Kỳ, Sương Nguyệt Anh lên Sài Gòn làm Chủ bút tờ “Nữ
giới chung” nghĩa là “tiếng chuông của nữ giới”. Tờ báo ra số
đầu tiên ngày 1-2-1918 với chủ trương nâng cao dân trí,
khuyến khích cơng nơng thương và nhất là đề cao vai trò phụ
nữ trong xã hội...


3


Chân dung nữ sĩ, nữ chủ bút Sương Nguyệt Anh.
Đến ngày nay, mỗi khi nhắc đến Sương Nguyệt Anh,
người ta vẫn thấy ở bà một tấm gương hoạt động cho giới nữ
không ngừng nghỉ. Bà là một cây bút rắn rỏi đã từng nêu trên
tờ “Nữ giới chung” nhiều vấn đề về phận sự đàn bà đối với gia
đình và xã hội. Trong buổi giao thời, phụ nữ nước nhà vừa ra
khỏi kh mơn để tiếp xúc với văn hóa phương Tây, bà Sương
Nguyệt Anh rất xứng đáng là nữ sĩ tiền phong trên đất Việt.
“Mỗi lần nói đến văn học sử Nam Bộ, người ta lại nghĩ tới
bà, ngâm những câu thơ tế nhị của bà, nhớ đến tinh thần và
chí khí thanh cao mà bà đã nêu gương cho hậu thế. Bà là nữ
sĩ Thanh Quan của miền Nam”. Phạm Xuân Độ trong “Nữ thi
hào Việt Nam” đã viết những dòng trân trọng như vậy về thi
nghiệp của nữ sĩ Sương Nguyệt Anh.
Thơ của bà phần lớn là tiếng thơ của khí tiết. Hầu như
bài thơ nào cũng ký thác những tâm sự nữ nhi giữa thời truân
4


chuyên và loạn lạc. Điều khiến cho thơ bà trở nên sâu lắng và
có sức gợi qua thời gian chính là tấm lòng chân thành trước
cuộc đời. Tuy lời thơ rắn rỏi nhưng hơi thơ vẫn chứa đựng nỗi
ngậm ngùi riêng, kín đáo và cảm động. Bên cạnh những lời
thơ khảng khái hiếm có ở một nữ sĩ: Ngọc ánh chi nài son
phấn đượm/Vàng ròng há sợ mất màu phai; Dịm thấy bụi trần
toan đóng cửa/Ngọc lành chi để thẹn danh ô, là những câu thơ

tha thiết âu lo: Biển ái sóng ân cịn lắm lúc/Mây ngàn hạc nội
biết là nơi. Một dây oan trái rồi vay trả/Mấy cuộc tang thương
dễ đổi dời.
Góa chồng ở tuổi 30, rồi mất đi con gái, thơ bà ẩn chứa
tiếng khóc thầm khơng ngi của một trái tim đa cảm, sầu
muộn. Chung thủy với người chồng quá cố cũng là một minh
chứng trong toàn bộ tinh thần và lẽ sống của bà: tấm lòng
trước sau như một đối với tình đời tình người. Vì thế mà khơng
chỉ dừng lại ở những bài thơ tình tứ, bày tỏ khí tiết, bà cịn
viết một bài thơ về thời cuộc mà dư âm của nó hẳn khơng
thua kém những bài thơ yêu nước thương dân của thân phụ
bà.
Sương Nguyệt Anh vẫn hướng đôi mắt âu lo về những
người dân mất nước. Lời thơ chân thành gắn với thời cuộc đã
khiến bà được xưng tụng là người phụ nữ “làm rạng danh
thêm một gia đình trí thức u nước và trở thành tấm gương
nữ sĩ trong thời ly loạn”.
Thơ bà để lại gồm thơ chữ Hán; thơ quốc âm; văn tế …
nhưng giọng thơ đầy duyên ngầm với hồn thơ chân thật,
thanh cao vẫn mang đến cho những bài thơ ngắn ngủi ấy một
đời sống rất dài trong lịch sử văn học dân tộc.

5


Văn tế chồng - mối thành tâm và bản lĩnh văn chương;
nếu tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu gắn với những bài văn tế các
nghĩa sĩ hy sinh vì nước, Sương Nguyệt Anh cũng được nhắc
đến với bài văn tế chồng rất đặc biệt. Bản thân nữ sĩ về cuối
đời cũng bốc thuốc cứu người như cha và chồng. Am hiểu

đông y, bà đã dùng tên các vị thuốc để viết một bài văn tế
vừa tài hoa vừa thành tâm đến kỳ lạ.
Với bài văn tế chồng độc đáo phảng phất nỗi niềm xưa
cổ lồng trong một tâm sự riêng tư đầy cá tính này, Sương
Nguyệt Anh cũng xứng đáng là nhà thơ nữ tiêu biểu của buổi
giao thời mới - cũ. Phải chăng, bà không chỉ là Thanh Quan
của miền Nam, bà còn là Tản Đà của dòng văn học nữ đầu thế
kỷ XX.
Tên tuổi của bà được nhắc nhiều trên văn đàn công khai
ở Nam Bộ trong những năm đầu thế kỷ XX. Và hiện nay tên bà
được đặt cho một con đường ở quận I và một ngôi trường ở
quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3. Khái quát về báo Nữ giới chung

6


1.3.1 Mục đích của tờ báo
Một tờ báo ra đời bao giờ cũng có tơn chỉ và chủ trương
hoạt động của nó cả và Nữ Giới Chung cũng vậy. Ra đời trong
thời kỳ dân trí cịn thấp, lại là tờ báo dành cho người phụ nữ,
nên một tôn chỉ cụ thể, rõ ràng thì mới tạo được niềm tin
trong lịng độc giả.
Mục đích, tơn chỉ của Nữ Giới Chung muốn hướng đến là
nâng cao dân trí cho người phụ nữ vốn từ trước không hề được
coi trọng trong xã hội Việt Nam. Nữ Giới Chung đã gióng lên
hồi chng khơi dậy sức mạnh của một nửa dân số xã hội. Với
đối tượng chính là phụ nữ, ngay từ đầu những người sáng lập
báo đã mong muốn tờ báo phải là “tiếng chuông thức tỉnh nữ

giới”, khơi dậy ý thức dân tộc của phụ nữ, nhắc nhở phụ nữ
quan tâm đến “vận nước”, “vận giang san”.
Gợi lại truyền thống đấu tranh yêu nước của dân tộc,
nhắc đến những gương sáng về lịng u nước của người xưa.
Tơn chỉ của tờ báo còn được thể hiện rõ hơn qua lời mở
đầu và lời kính tỏ được đăng ở các trang đầu của số báo đầu
tiên. Lời kính tỏ được in với cỡ chữ lớn và được bố trí hài hịa
với độ rộng 100% trang báo, còn lời mở đầu được phân thành
3 cột.
Thơng qua lời kính tỏ, “Nữ giới chung” cung cấp cho độc
giả những nguyên nhân chủ yếu cũng như điều kiện ra đời
của tờ báo. Ngồi ra, cịn cho biết một số thông tin về chủ bút
Sương Nguyệt Anh và một vài dòng tâm sự với giới độc giả nữ.
Bà tâm sự:
“Chị em tôi vẫn biết thân phận rằng :

7


Khôn ngoan không thể đờn bà ; trận bút trường văn, đâu
đến khách hồng quần, mà gà mái cục tác, muốn mượn tờ giấy
cây viết, làm chuông hối thúc kêu đồn chị em. Thế thì cũng
trái cái bổn phận thiệt. Song trộm nghĩ: Con Tạo hóa đã nắn
ra cái hình người, trai hay là gái, ai chẳng một đồng cân
lương tri, lương năng ấy? Và đương cuộc đời cạnh tranh, trách
hưng vong còn đến thất phu. Huống chi đờn bà rất có quan hệ
lớn ở xã hội. Há lại chẳng nên mượn ngòi bút sắt, tả tấm lòng
son, đặng thỏ thẻ với bà con trong ba xứ.
Bởi thế, bổn báo xuất hiện ngày nay, cái chủ nghĩa cần
thiết là đề xướng việc học, chớ chẳng dám can thiệp đến cả

chánh trị, cũng chẳng đua danh đến bực tài trai.”
Không chỉ đề cập đến vấn đề phụ nữ, Sương Nguyệt Anh
còn rất quan tâm đến vấn đề giá trị đạo đức xã hội. Bà gióng
lên tiếng chng cảnh báo sự suy đồi của ln lí, lẽ phải và
hậu quả của nó.
Bà Sương Nguyệt Anh được một nhóm chí sĩ ái quốc mời
ra làm chủ bút tờ báo Nữ giới chung - tờ báo đầu tiên của phụ
nữ Việt Nam. Tòa soạn báo đặt tại số nhà 15 đường Taberd,
Sài Gòn (nay là đường Nguyễn Du, Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Ngày 1/2/1918, tờ báo ra số đầu tiên và bà chính thức
trở thành nữ chủ bút đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam.
Báo phát hành định kỳ vào ngày thứ sáu hàng tuần, với 18
trang nội dung và 8 trang quảng cáo.
“Nữ giới chung” là tờ báo đầu tiên ở nước ta chú trọng
đến việc dạy nữ công, đức hạnh phụ nữ và phê phán luật lệ
khắt khe đối với nữ giới thời đó; đồng thời chủ trương đấu

8


tranh mạnh mẽ cho vấn đề bình đẳng nam nữ, khơi dậy trong
lịng phụ nữ sự tự hào giới tính:
“Vang lừng nữ giới những hồi chng
Thúc bạn quần thoa thốt cửa buồng…”
Có thể nói mục đích và tơn chỉ hoạt động của Nữ Giới
Chung rất tiến bộ. Ra sức bảo tồn những giá trị truyền thống,
giúp cho người phụ nữ khẳng định vị trí, vai trị của mình
trong xã hội mới là tất cả những gì mà Nữ Giới Chung hướng
đến trong suốt quá trình tồn tại của mình. Và điều đó đã dành
được rất nhiều sự ủng hộ của những trí thức tiến bộ.

1.3.2 Những đặc trưng về hình thức của Nữ Giới
Chung:
Hình thức:
a.

Manchette:

Hình thức của tờ báo khơng có gì thay đổi, từ khi ra đời
đến khi đình bản, do đó, Manchette – bộ mặt của tờ báo vẫn
ổn định trong suốt 6 tháng tồn tại. Dưới đây là đặc điểm của
Manchette tờ báo:

9


Phía trên cùng góc trái là số báo, chính giữa là ngày
tháng năm ra báo, hai hàng kẻ ngang rồi đến tên Nữ Giới
Chung in hoa bằng chữ quốc ngữ thật lớn, phía dưới là dịng
tiếng Pháp “ Fémina Annamite” có nghĩa là “”Phụ nữ nước
Nam” sau đó Nữ Giới Chung được viết bằng chữ Hán.

10


Tên của Tổng lý Trần Văn Chim, đến tên của Chủ nhân
Henri Blaquìere, tên của chủ bút Sương Nguyệt Anh.
b.
-

Cột báo, tựa báo, đường kẻ ngang dọc:

Cột báo: trong 22 số báo của mình, bài viết trên các

trang báo được chia làm 3 cột, với nhũng trang quảng cáo thì
thường không chia cột theo một qui định nào.
-

Tựa báo: thường được in đậm, co chữ lớn, các tựa hầu

như in một kiểu chữ giống nhau, ít thấy sự thay đổi. Ở số 1
đến số đến số 8 các tên mục như: Xã thuyết, Học nghệ… có
thêm phần tiếng Pháp. Ở số 1 ta chỉ thấy tên mục : Xã
thuyết… được ghi trước đến phần chữ Hán. Nhưng từ số 8 thì
các tên mục: Xã thuyết bằng tiếng Việt, đến tiếng Pháp rồi
mới tới chữ Hán
-

Đường kẻ ngang dọc: thường thì dưới mỗi tựa báo có

một hàng kẻ, các bài báo chỉ chia cột khơng đóng khung. Với
các bài quảng cáo thì có một cách trình bày khác. Tuỳ thuộc
vào nội dung quảng cáo, các đường kẻ sử dụng cho thích hợp
Kết thúc một bài thì thường kẻ hai đường, một đậm một
nhạt để chuyển sang một mục khác.
c. Khổ giấy, số trang:
-

Khổ giấy: 41cm x 29 cm là khổ báo của Nữ Giới

Chung. Khổ báo này giữ nguyên cho đến khi tờ báo bị đình
bản.

-

Số trang:
24 trang là Nữ Giới Chung đã tính cả số trang quảng

cáo vào. Nữ Giới Chung dành cho 8 trang quảng cáo, vậy số
trang còn lại thường là 18 trang. Số trang chẵn được đánh ở
góc phải trên cùng, trang lẻ được đánh ở góc phải trên cùng.

11


d.

Ngày và nơi phát hành:

- Ngày ra báo: “mỗi tuần xuất bản ngày thứ sáu”
- Nơi phát hành: toà soạn báo ở tại đường Taberd, số nhà
15, Saigon
1.4. Nội dung và thể loại chính của báo Nữ giới chung
Tờ báo “Nữ giới chung” có nhiều chuyên mục như: phần
Xã thuyết, phần Gia chánh, phần Học nghệ, phần Văn Uyển,
phần Tạp trở, phần Thời đàm, Truyện ký, Tiểu thuyết.
Sương Nguyệt Anh đã khái qt nội dung của 8 mục
chính của nó như sau:
“Phàm những bài bàn về các vấn đề có lợi ích chung
trong bạn gái, có quan hệ lớn đến việc đờn bà, lấy lẽ cơng
bình tình mà luận. Một, chú ý về thuần phong hóa, hai, cổ
động về việc cơng thương. Tóm lại là ngụ cái tinh thần của
bổn báo thì thuộc về mục Xã Thuyết.

Phàm về những nghề chun mơn, đã có thiệt nghiệm,
mà rất giản dị hay làm tay, hoặc dùng máy, có thể ngồi nhà
mà nghiên cứu, khơng thầy mà chế tạo được, rất giúp ích cho
nhà làm nghe, thì thuộc về mục Học Nghề.
Phàm những việc cần dùng hàng ngày trong gia đạo như
may vá, nấu nướng, tính tốn, thuốc thang, cách ni con,
dạy con chỉ bảo đứa ăn đứa ở, cho có kỷ cang, có nề níp thì
thuộc về mục Gia chánh.
Phàm những bài từ, phú, thơ ca của mấy bực danh viên,
khuê tú, ngắm trăng, nhả ngọc, phúng châu, lấy câu văn mà
di dưỡng tính tình, mượn bút hoa mà vẽ vời tư tưởng thì thuộc
về mục Văn uyển.

12


Phàm những bài khơng vào mơn loại nào, khơng có thể
loại gì, như bài”lai kiểu”, lời “cách ngơn”, chuyện “khơi hài”,
câu “thai đố”! Và các cuộc chơi tiêu khiển, mà có ích cho trí
khơn thì thuộc về mục Tạp trở.
Phàm những việc hiện tại ngoài thế giới, trong nước nhà,
mà có quan cảm với nữ giới, hoặc các phóng viên gởi lại, hoặc
theo báo Tây dịch ra, cứ trong sự thiệt, hay khen chê, như thể
lệ nhà làm sử vậy, thì thuộc về mục Thời đàm.
Phàm những liệt truyện các bà mẹ hiền, dâu thảo, đức
hạnh, tài ba xưa nay, đem phấn son tô điểm non sông, mà
mai một, không mấy ai nhớ được lịch sử. Nhứt là những bà có
tài đức trong nước ta, đều sao lục lại làm tập kiểu thơm, làm
bia kỉ niệm, làm gương cho khách hồng quần, thì thuộc về
mục Truyện kí.

Phàm những truyện có tính lí thú của mấy nhà Đại
thuyết gia, kí thác làm người trong sách, mà tả các chơn
tướng thói đời lòng người. Ngụ ý khuyên răng, nghĩa thưởng
phạt, trong lúc mau vui, đặng ngăn ngừa các thói xấu trong
xã hội thì thuộc về mục Tiểu thuyết.”
Ngồi ra, cịn có các trang cách ngôn, lời hay ý đẹp và mẹ con nói
chuyện. Riêng phần “Xã thuyết” của “Nữ giới chung” chính là diễn đàn
những người phụ nữ được nói lên tiếng nói của mình. Đây là tiếng nói địi
quyền bình đẳng, địi được tơn trọng.
A. XÃ THUYẾT
Xã thuyết là tiếng chng vọng nhất, ngân nhất của tờ “Nữ giới
chung”. Phần này thường do Sương Nguyệt Anh phụ trách chính, những bài
viết của bà ở mục này rất sắc, tập trung, có tính kêu gọi, lý giải vấn đề rất
thực, rất hiệu quả.

13


Đề tài xoay quanh những chuyện như: “Cách ăn mặc của đờn bà nước
ta”, “Bàn về sách dạy đờn bà con gái”, “ Lòng yêu nước của đờn bà Pháp”,
“Lòng nhiệt thành”…
Ngồi Sương Nguyệt Anh, cũng có một số tác giả khác tham gia phụ
trách mục này như Nguyễn Song Kim, Trần Thị Đào, Nguyễn Thị Bỗng...
Dưới đây là một đoạn trong bài “Lòng yêu nước của đờn bà Pháp” của
Nguyễn Thị Bỗng: “Người ta ai khơng có nước, nước cũng như nhà nếu biết
yêu thân thì phải yêu nhà, muốn giữ vẹn nhà thì phải yêu nước… yêu nước thì
hoặc lấy của, hoặc lấy sức, hoặc lấy tài, hoặc lấy đức.
Yêu nước thì phải dùng lưỡi, hoặc dùng bút, hoặc đổ máu ra mà làm
cho Tổ quốc được quang vinh. Dẫu mình có thiệt mà nước mình được ích
cũng làm, dẫu mình có hại mà nước được lợi cũng làm…”.

Hoặc ở số báo thứ 9, bài viết lại khuyên chị em phụ nữ khơng chỉ nên
lủi thủi trong xó bếp, hoặc chỉ say mê trong việc ngâm vịnh thi phú mà cịn
phải biết tình hình thế sự. Mở rộng nhãn quan để tìm hiểu “tình trong thế
ngồi”. Phải biết nâng cao trí thức để có được một cuộc sống tự lập chứ đừng
nên núp mãi dưới bóng trượng phu:
“Thủa xưa, tài nữ nước ta như bà Đoàn Thị Điểm, bà Hồ Xuân Hương,
Bà phủ Thanh Quan, bà Diệu Liên cơng chúa là đương buổi thời khoa cử nhất
sĩ nhì nơng. Ngày nay ngọn sóng Âu trào qua Nam Hải, các khoa học mênh
mông, công nghệ ấy, khoa học thế kia, trơng người mà nghĩ đến ta, tình buồn
cảnh buồn mà không cảnh buồn mà không buồn lại buồn cảnh bơng tàn trăng
khuyết là sao vậy?
Kìa ta mở cặp mắt ngó ra hồng hải, người Âu Mỹ làm thầy giáo cũng
là đàn bà, mà thầy kiện cũng là đàn bà, trong tay sẵn có một nghề, khơng phải
nương nhờ người nam tử. Ấy cái học người ta như thể, há chẳng như người
mình khơng bệnh mà rên!
Chị em ơi! Cái nết đánh chết cái hay, dẫu vẫn như Ả Tạ nàng Ban,
cũng chẳng qua một cái trị chơi. Muốn có cái địa vị ngang hàng với nam tử
14


thì chẳng những việc tề gia nội trợ phải thuộc lịng, mà tình thế trong ngồi
cũng phải ráng lên mà ghé mắt, tuy chẳng được như người Âu song cũng
chẳng phụ tiếng con cháu Lạc Hồng…”
Phần Xã thuyết được viết bằng văn phong chính luận nhưng khơng vì
thế mà khơ khan cứng nhắc. Hiểu được tâm lý của nữ giới, chủ bút Sương
Nguyệt Anh đã dùng hình thức trị chuyện tạo khơng khí gần gũi thân mật; từ
đó gây nên sức hút hơn đối với độc giả.
Có thể nói phần Xã thuyết là linh hồn của tờ báo. Thông qua mục này
mục đích và tơn chỉ của tờ báo được thể hiện rõ nhất. Những tư tưởng cấp tiến
của chủ bút Sương Nguyệt Anh đã góp phần vào cơng cuộc đấu tranh địi

quyền bình đẳng nam nữ trong xã hội, cung cấp cho người phụ nữ những tri
thức lý luận vô cùng sắc bén.
B. HỌC NGHỆ :
“ Thế lực người đờn bà “ mà Sương Nguyệt Anh nói tới nếu chỉ coi là
bẩm sinh của phụ nữ thì vẫn chưa đủ. Bởi lẽ nếu họ muốn được ngang bằng
với nam giới, họ cần phải làm tốt vai trị của mình trên mọi lĩnh vực từ gia
đình cho đến xã hội. Vậy câu hỏi đặt ra là họ cần phải làm gì?. Hiểu được
điều đó, Nữ Giới Chung rất chú trọng đến các việc học nghề, nhằm giúp giới
“ quần xoa” có thêm tri thức và kỹ năng để thực hiện trọng trách của mình
trong các cơng việc mà họ phải gánh vác.
Mục Học Nghệ này hướng dẫn bạn đọc cách làm nhiều thứ như: dầu
thơm, trà tàu, làm đồ hộp, trồng đu – đủ… hết thảy những gì có thể dạy cho
chị em phụ nữ. Nữ Giới Chung quan niệm, người phụ nữ có trong tay một
nghề nào đó sẽ giúp ích đỡ đần cho gia đình, chồng con họ. Cách hướng dẫn
của Nữ Giới Chung khá chi tiết cặn kẽ.
Không những chỉ vừa dạy nghề cho người phụ nữ, Nữ Giới Chung
đồng thời còn cung cấp thêm những kiến thức về lịch sử, văn hóa thơng qua
việc nói rõ nguồn gốc của nghề nghiệp. Và như thế, nó đi sâu vào hai hướng:

15


một là phổ thông, hai thiệt nghiệp. Tức là phải học để nâng cao hiểu biết và
biết làm ăn.
C.

VĂN UYỂN:

Trong giai đoạn này bất cứ một tờ báo nào cũng đều khá chú trọng đến
văn học. Văn học hiện đại tìm được chỗ đứng để tồn tại và phát triển chính là

nhờ vào báo chí, nhưng nói đi thì cũng ngó lại văn học chính là phần làm cho
tờ báo dễ đến với độc giả hơn, dễ thu hút người đọc tờ báo hơn. Văn học trên
Nữ Giới Chung khá phong phú với nhiều thể loại khác nhau. Nhưng cuối
cùng vẫn ln thực hiện một mục đích là nâng cao dân trí cho người phụ nữ.
Văn Uyển là chuyên mục thiên về văn học. Ngay từ tên gọi mục này, chúng ta
đều đã có thể hình dung ra được nội dung trong nó. Phần Văn Uyển thường là
phần “ Uống trà vịnh thơ”, song với Nữ Giới Chung, nó cịn mang tải nhiều
vấn đề xã hội sâu sắc, khơng cịn là chuyện nhàn tản thơ văn mà đã ý thức
được vai trị của văn chương trong cơng cuộc đổi mới xã hội, đặc biệt là gióng
lên tiếng chng cảnh tỉnh phụ nữ.
So với đương thời, tư tưởng của bà thật tiến bộ, văn chương mạnh mẽ
cấp tiến!
Về phần đăng tải thơ văn, “Nữ giới chung” chia làm 2 thể loại thơ:
đương đại và thơ cũ. Thơ văn đăng tải trên “Nữ giới chung” thường chia ra làm
“Thơ văn Trung Kỳ”, “Thơ văn Bắc Kỳ”… bổ sung cho sự phong phú của tờ
báo. Qua đó cũng chứng tỏ được sự lan rộng của tờ báo khắp trên cả nước.
Bài vở đóng góp cho tờ báo khơng chỉ giới hạn ở vùng Gia Định, mà
còn ở địa phận Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Trong các số báo có những câu thơ như
khuyến khích, thúc giục người phụ nữ:
“Chng vàng gióng giã
Gửi bạn quần xoa
Phá tan giấc điệp
Tỉnh lại hồn hoa
Hỡi chị em ơi dậy dậy mà”
16


D. GIA CHÁNH:
Cho dù người phụ nữ trong Nữ Giới Chung có ý thức “vùng dậy”, song
dĩ nhiên họ vẫn khơng thể qn đi trách nhiệm mang tính thiên định của họ,

đó là tề gia nội trợ, làm trịn thiên chức người vợ, người mẹ. Vì thế, tờ báo rất
chú trọng mục này.
Ở mục Gia Chánh ta có thể tìm thấy những mục nhỏ thường xuyên xuất
hiện như: Cách ăn ở, Phép nuôi con, Việc vặt trong nhà, Nữ – tự giáo dục, đối
với người nhà, Đối với người ngoài, giản – dị liệu bệnh pháp…
Mục này thường do cô Lê –Ái – Kiều phụ trách, trong mỗi mục nhỏ lại
thường giao từng người phụ trách như Nữ – tự Giáo dục do Trần – thị –
Đào…
Gia Chánh giúp cho bạn đọc nữ biết được nhiều điều vặt trong cuộc
sống, đọc Nữ Giới Chung ngoài nâng cao kiến thức cho bản thân, họ còn trở
thành một người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình
Hay những mẹo vặt dùng trong gia đình, với những mẹo vặt này khơng
chỉ người phụ nữ thời đó cần mà ngay cả phụ nữ ngày nay sử dụng vẫn tốt.
E.

TẠP TRỞ:

Có thể coi tạp trở là một phần lặt vặt với nhiều mục giải trí, thư giãn
nhưng hàm chứa trong các mục này vẫn là vấn đề phụ nữ. Ngồi ra cịn đảm
nhiệm chức năng giáo dục giá trị nhân phẩm sâu sắc.
Trong Tạp Trở nó chứa đựng nhiều mục nhỏ thường xuyên xuất hiện
như: Mẹ con nói chuyện cách trí, Cách ngơn, Thai, Chị em nói chuyện…và cả
những bài thơ, bài văn của độc giả gởi đến báo. Có một điều cần quan tâm là
mục Tạp trở là cho Nữ Giới Chung trở nên phong phú hơn rất nhiều, nó cũng
thường là phần chiếm số lượng có lớn trong tờ báo.
F.

THỜI ĐÀM:

Mục này quan trọng nhất chính là phần đăng những tin tức, mang tính

thời sự trong và ngồi nước. Các tin tức xoay xung quanh cuộc sống của
người dân các tỉnh Nam bộ, đó là mục “Nam Kỳ thời sự”, “Việc nước ngồi”,
17


“Việc trong nước”… Những tin tức này làm cho tờ báo mang tính phong phú,
khơng chỉ xoay quanh việc cổ vũ tinh thần, đòi quyền lợi, kêu gọi phụ nữ mà
nó cịn chú trọng vào việc đưa tin. Qua đó cũng thấy được rằng Nữ Giới
Chung tuy là tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ nhưng nó cũng rất chu đáo,
hồn chỉnh.
G.

TRUYỆN KÝ:

Thường một số thì Nữ Giới Chung đăng từ 1 – 2 bài ký, viết về các
gương phụ nữ tiêu biểu có tính chất giáo dục cho người phụ nữ những đức
tính tốt, để họ học tập noi theo. Những câu chuyện ký như: “ Truyện bà Mạnh
– vỏ”, “ Truyện cơ Ái – Chi”…
H.

TIỂU THUYẾT:

Tồn bộ số báo Nữ Giới Chung chỉ đăng hai tiểu thuyết đó là “Băng
Thuyết Nhơn Duyên” – một tiểu thuyết của Tàu, và “ Chuyện Ngàn Ngày và
một Ngày” – đây là chuyện “ Nghìn lẻ một đêm”.
Tóm lại, qua các thể tài của Nữ Giới Chung có thể nhận thấy rằng, dù
là tờ báo đầu tiên dành cho phái nữ, đi những bước đi khai lối, thế nhưng Nữ
Giới Chung đã biết làm sao cho tờ báo phong phú, mang tính phụ nữ nhưng
lại rất sâu sắc, chu tồn.
Cũng phải nhìn nhận một điều rằng viết cho Nữ Giới Chung không chỉ

là những người cộng tác, những người phụ nữ mà có cả những “bực tài trai”,
họ tham gia gởi bài về nói lên quan điểm của mình, tạo sự phong phú cho tờ
báo. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của tờ báo khá lớn, đã làm thay đổi quan niệm
suy nghĩ của người phụ nữ đã bao đời quen với việc nội trợ, phục tùng, do đó
cũng làm mất lịngvà bực mình nhiều anh đàn ơng cổ hủ.
“Nữ giới chung” là tờ báo đầu tiên ở nước ta chú trọng đến việc dạy nữ
công, đức hạnh phụ nữ và phê phán luật lệ khắt khe đối với nữ giới thời đó,
đồng thời chủ trương đấu tranh mạnh mẽ cho vấn đề bình đẳng nam nữ. Suốt
20 số báo, Sương Nguyệt Anh dành trọn cả tài năng và tâm huyết của mình để
18



×