Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận lịch sử báo chí việt nam tìm hiểu sự ra đời và phát triển của tờ báo “tiếng dân”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 24 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ BÁO CHÍ
TÊN TIỂU LUẬN:

TÌM HIỂU SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỜ BÁO
“TIẾNG DÂN”


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU

2

NỘI DUNG

3

I. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỜ
BÁO “TIẾNG DÂN”

3

1. Hoàn cảnh ra đời của báo “TIẾNG DÂN”

3

2. Nhóm người sáng lập

6


3. Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của báo “TIẾNG DÂN”

8

II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “Tiếng dân”

14

III. Ý NGHĨA, VAI TRỊ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

17

1. Ý nghĩa

17

2. Vai trị

18

3. Bài học kinh nghiệm

19

KẾT LUẬN

22

TÀI LIỆU THAM KHẢO


23

2


LỜI NĨI ĐẦU
Lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử báo chí Việt Nam nói riêng
khơng thể tạo dựng và lý giải được nếu như không tham chiếu thường xuyên
đến sự phát triển của xã hội, mà trong tất cả các đề tài nghiên cứu về lịch sử
thì tờ báo có lẽ là một trong những tài liệu quan trọng, liên quan và gắn bó
mật thiết đến tình hình chính trị, kinh tế, tổ chức xã hội của một đất nước và
thời đại mà nó phản ánh.
Báo chí Việt Nam là một mảng đề tài vô cùng phong phú, đa dạng,
rộng lớn, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, tính chiến đấu và cả tính kinh
nghiệm trong nghề làm báo của biết bao thế hệ, là nơi lưu trữ tư liệu hàng
ngày. Các tờ báo là nguồn thông tin dữ liệu đầy đủ nhất, khách quan nhất của
lịch sử nói chung, là nhân chứng và là người trong cuộc của đời sống quốc gia
trong từng sự kiện, giai đoạn lịch sử. Do vậy để đi sâu, nghiên cứu, tìm hiểu
về báo chí cách mạng Việt Nam thì cần phải có một phơng kiến thức, tài liệu
rất rộng lớn nói tới từng chi tiết và cặn kẽ từng nội dung, góc nhỏ của cả một
q trình, giai đoạn lịch sử… Nhiều nội dung, bài học quý báu của báo chí
cách mạng Việt Nam đã trôi theo những biến cố lịch sử và để lại cho các thế
hệ sau này những bài học, mẩu chuyện, tài liệu cổ… đầy tính định hướng và
giáo dục, nhất là đối với thế hệ những người làm báo trong thời đại ngày nay.
Và để giúp cho các bạn có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử báo chí Việt Nam đồng
thời hiểu rõ hơn phần nào về báo chí cách mạng Việt Nam và những bài học
và ý nghĩa, giá trị mà báo chí đem lại, thì trong bài này tơi xin được giới thiệu
và làm rõ thêm nội dung về sự ra đời và phát triển của một tờ báo, đó là báo
“TIẾNG DÂN”. Kính mong thầy cơ giáo cùng các bạn đọc có những nội
dung ý kiến đóng góp, bổ sung để bài làm được chỉnh chu, hoàn thiện hơn và

trở thành một nguồn tài liệu cho các bạn học cùng tìm hiểu, nghiên cứu.

3


NỘI DUNG
I. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỜ
BÁO “TIẾNG DÂN”
1. Hoàn cảnh ra đời của báo “TIẾNG DÂN”
Trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược, đô hộ và bóc lột nước ta,
xuất phát từ lịng u nước với ý định xây dựng một tờ báo để làm cơ quan
bênh vực cho tiếng nói của nhân dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, vào khoảng
cuối năm 1925, được sự ủng hộ của hai nhóm thanh niên mang trong mình
tư tưởng tiến bộ và lịng u nước là Đào Duy Anh và Trần Đình Nam, cụ
Huỳnh đã nhận đứng ra lập một tờ báo làm cơ quan bênh vực quyền lợi cho
nhân dân, làm hậu thuẫn cho hoạt động của Viện Dân biểu. Báo “TIẾNG
DÂN” được manh nha từ đó, và Đào Duy Anh trở thành một trong những
người sáng lập sau cuộc gặp gỡ với Huỳnh Thúc Kháng.

(Tòa soạn báo Tiếng dân cũng là trụ sở Công ty Huỳnh Thúc Kháng
4


báo quán - 123 đường Đông Ba, Huế)
Nhân vật đứng chủ cho việc ra đời “TIẾNG DÂN” là cụ Minh Viên
Huỳnh Thúc Kháng. Việc dự trù ra báo, manh nha năm Bính Dần (1926).
Tháng 7 năm ấy, Huỳnh Thúc Kháng trúng cử dân biểu, rồi được hội nghị đầu
tiên của Hội đồng Nhân dân Đại biểu bầu làm nghị trưởng. Sau lần hội nghị
ấy, trong “Huỳnh Thúc Kháng tự truyện” cụ kể “tôi cùng đồng nhân trù
hoạch xin mở một tờ báo, vì xưa nay ở Trung kỳ chưa có tờ báo nào”.

Báo “TIẾNG DÂN” ra đời, còn khởi phát từ tình hình nước nhà khi
thực dân Pháp chơi trị mị dân, cho phép lập Viện Nhân dân đại biểu ở Bắc
kỳ, Trung kỳ để nhân dân thuộc địa có quyền tham dự việc nhà nước, cịn ở
Nam kỳ thì Đảng Lập hiến được Bùi Quang Chiêu lập nên thực hiện chính
sách Pháp Việt đề huề. Thế nên khi được cử làm Viện trưởng, Đào Duy Anh
trong hồi ký “Nhớ nghĩ chiều hôm” cho hay “cụ Huỳnh Thúc Kháng đã
nhận đứng ra lập một tờ báo để làm cơ quan bênh vực quyền lợi của nhân
dân, làm hậu thuẫn cho hoạt động của Viện dân biểu”.
Và để làm được ra được báo này, cụ Huỳnh tổ chức công ty chuyên
trách tập cổ Huỳnh Thúc Kháng. Trong năm người sáng lập cơng ty, thì
khơng ai có đồng nào để góp cổ phần. Thế là những người có nhiều cổ phần,
trong đó phần lớn là những người đã tham gia công việc kinh doanh ở Phan
Thiết, đã cho năm người này mượn cổ phần của họ để có điều kiện hợp pháp
mà đứng chân sáng lập viên. Và để làm được ra được báo này, cụ Huỳnh tổ
chức công ty chuyên trách tập cổ Huỳnh Thúc Kháng. Tháng 4 năm Đinh
Mão (1927), công ty được thành lập với số vốn quyên được từ cổ đông là ba
vạn. Điều thú vị là, dẫu có ý định ra báo, nhưng các cổ đơng lại khơng biết gì
về những vấn đề xung quanh tờ báo như in ấn, phát hành, thủ tục… và họ
Huỳnh một tay đứng chủ.
Việc chuẩn bị ra báo được cụ Huỳnh tâm sự, ngồi phần vốn đã có
nhờ vận động, thì thủ tục với chính quyền lúc ấy cũng có điều thuận lợi: “Về
khoản cho ra tờ báo ở Trung kỳ, chính phủ Pháp ở Trung kỳ đã chuẩn hứa”.
5


Về phần trụ sở của báo, Trần Đình Phiên đến Huế mua căn nhà có lầu ở
đường Đơng Ba (đường Huỳnh Thúc Kháng hiện nay). Cùng với việc tìm trụ
sở, Huỳnh Thúc Kháng, Đào Duy Anh, Nguyễn Xương Thái ra Hà Nội tìm
mua máy in và sách vở tài liệu ra báo. Ông Mai Du Lân chủ báo “Thực
nghiệp” mới mua một máy in chưa dùng, nhượng lại cho báo “TIẾNG

DÂN” sắp ra. Lúc ấy nhà in Nghiêm Hàm vừa phát mãi, Huỳnh Thúc Kháng

thuê luôn ấn công cũ của nhà in Nghiêm Hàm vào Huế làm việc.
(Hình ảnh một tờ báo Tiếng Dân)
Sau khi xong xuôi các thủ tục xin phép, ngày 10/8/1927, báo “TIẾNG
DÂN” ra mắt số đầu tiên, do Huỳnh Thúc Kháng làm Chủ nhiệm kiêm Chủ
bút, Trần Đình Phiên làm Quản lý. Địa chỉ trụ sở: báo quán - 123 đường Đông
Ba, Huế. Trong số đầu tiên của báo, tên báo được in hoa quốc ngữ kèm chữ
Hán và chữ Pháp.
6


Trong số đầu tiên của báo, tên báo được in hoa quốc ngữ kèm chữ
Hán và chữ Pháp. Trang đầu tiên bên góc trái có bài “Báo Tiếng dân ra đời”
của cụ Huỳnh với lời mở đầu là lời rao kèm tiếng khóc rất thú vị (trích
ngun văn chính tả thời ấy):
“Báo Tiếng Dân ra đời!
Báo Tiếng Dân ra đời!
Báo Trung Kỳ ra đời!
Báo Tiếng Dân ở Kinh đô nước Việt Nam ta mới ra đời!
Muộn màng thay! Tủi buồn thay! Song cũng gắng gượng thay! Ốm đau
mang nặng, ngậm đắng nuốt cay đã mấy mươi năm mà nay mới lọt lịng mẹ ra
thấy chút bóng sáng trong trời đất!
Oe! Oe! Oe! Rời đất một tiếng khóc!”…”
Tơn chỉ, mục đích cho sự ra đời và hoạt động của báo “TIẾNG DÂN”
cũng được thể hiện rõ trong lời phi lộ này.
2. Nhóm người sáng lập
Nhóm sáng lập cơng ty cũng là nhóm chủ chốt của tờ báo gồm 5 người:
Huỳnh Thúc Kháng là linh hồn của tờ báo; Trần Hoành, tức Cửu Lai, hiệu
Phúc Bình, là một bạn tù ở Cơn Đảo với cụ Huỳnh, nhận ra giúp cụ làm quản

đốc nhà in. Trần Hồnh là chiến sĩ Đơng Du, đã ba lần vượt ngục, một lần ở
nhà lao Nghệ An, hai lần ở Côn Đảo, đều bị bắt lại và được trả tự do một lần
với cụ Huỳnh; Trần Đình Phiên là một nhà nho từng tham gia phong trào Duy
Tân ở Phan Thiết khoảng trước năm 1908, là sáng lập viên Hội Liên Thành, đã
thôi việc để ra Huế giúp cụ Huỳnh quản lý nhà in và tòa báo; Nguyễn Xương
Thái, vốn là thư ký Sở Thương Chính Đà Nẵng, cũng bỏ việc để ra giúp cụ
Huỳnh trong việc văn thư; Đào Duy Anh, giúp cụ Huỳnh trong việc tổ chức bộ
biên tập.
Nói thêm về Huỳnh Thúc Kháng. Ơng là một chí sĩ yêu nước nổi
tiếng hiệu Minh Viên, tự Giới Sanh, sinh ngày 01 tháng 10 năm 1876 tại
làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đơng, phủ Thăng
7


Bình (nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ
là cụ Huỳnh Văn Phương (hiệu Tấn Hữu), một nhà nho theo nghiệp đèn
sách. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Tình, người cùng quê, một phụ nữ mực
thước, đảm đang.
Huỳnh Thúc Kháng từ nhỏ đã nổi tiếng học giỏi, đỗ đầu cả hai khoa thi
Hương năm Canh Tý (1900) và thi Hội năm Giáp Thìn (1904). Sau khi đỗ
Tiến sĩ, Ơng khơng ra làm quan mà ở nhà cùng các đồng chí Phan Châu

Trinh, Trần Quý Cáp… là người khởi xướng phong trào Duy Tân ở Quảng
Nam.
(Nhà báo Huỳnh Thúc Kháng)

8


Năm 1908, phong trào kháng thuế nổ ra ở Đại Lộc, sau lan rộng khắp

tỉnh Quảng Nam rồi lan sang nhiều tỉnh của miền Trung, ông bị thực dân
Pháp bắt, kết án tử hình sau đổi thành khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo.
Năm 1921, sau 13 năm bị tù, ông được thả về đất liền. 5 năm sau, ông được
bầu làm Viện trưởng viện Dân biểu Trung Kỳ.
Năm 1946, sau Cách mạng tháng Tám, nhận lời mời của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, ơng tham gia Chính phủ Liên hiệp kháng chiến với chức Bộ
trưởng Nội vụ. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm nước Pháp, ơng được cử
giữ chức Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Thời gian này
ơng cịn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân. Cuối năm 1946, ông là đặc phái
viên của Chính phủ vào cơ quan Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam
Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Tháng 3-1947, ông Huỳnh Thúc Kháng lâm bịnh nặng và qua đời đúng
vào ngày 21-4-1947 tại gia đình bà Võ Thị Tuyết thơn Phú Bình, xã Hành
Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
3. Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của báo “TIẾNG DÂN”
* Giai đoạn phát triển
Vào thập kỷ 20 đến khoảng giữa thập kỷ 30 của thế kỷ XX, cả nước ta
lúc đó có khoảng 150 tờ báo, tạp chí. Báo “TIẾNG DÂN” ra đời từ ngày
10/8/1927 và tồn tại, phát triển cho đến ngày 24/4/1943 sau khi đã xuất bản
được 1766 số. Trong 16 năm hoạt động, Báo “TIẾNG DÂN” đã tập hợp

được nhiều trí thức có tinh thần dân tộc trở thành tờ báo có ảnh hưởng rất
lớn đến dư luận xã hội ở miền trung và cả nước; thể hiện tiếng nói của xu
hướng chính trị khơng phục tùng đường lối của thực dân Pháp và Nam
triều.
Từ đầu cho đến ngày 29/01/1936, báo “TIẾNG DÂN” phát hành tuần
hai kỳ vào thứ Tư và thứ Bảy. Từ ngày 01/02/1936 đến 30/12/1939, trong thời
kỳ vận động dân chủ, báo ra mỗi tuần ba số: thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy. Từ
đầu năm 1940 trở về sau báo trở lại mỗi tuần hai số như trước.
9



* Đặc điểm
- Hình thức
Báo “TIẾNG DÂN” với bốn trang khổ A2 (lớn gấp đôi khổ tờ báo Tuổi
Trẻ hiện nay) có cách đánh số trang khơng như bây giờ. Trang 1 (như vị trí trang
4 hiện nay) với manchette TIẾNG DÂN in đứng, cứng cáp và khẳng khái chạy
tràn gần hết sáu cột báo, bên dưới có thêm phụ ngữ bằng chữ Pháp “La Voix du
Peuple” và chữ Hán “Dân Thanh” (tiếng nói của dân). Góc trái ghi rõ chủ nhiệm
kiêm chủ bút: Huỳnh Thúc Kháng, quản lý: Trần Đình Phiên, góc phải là địa chỉ
trụ sở: báo qn - 123 đường Đông Ba, Huế. Trang 2 của báo tương đương vị trí
trang 1 bây giờ, cịn trang 3 và 4 lại nằm bên trong. Về mặt hình thức, tờ báo có

hai trang, nhiều số 4 trang rồi 6 trang. Mặc dù ít trang nhưng báo có khn khổ
tương đối rộng (58 x 42cm) nên dung lượng bài báo khá phong phú.
(Báo Tiếng Dân số 08 ngày 03/9/1927)

10


Ngay trên trang đầu các tờ báo, khung ở góc trên cùng bên phải
đều có một câu cách ngơn, danh ngôn hoặc tư tưởng Đông – Tây. Các
danh ngôn này bao giờ cũng phù hợp với mục đích của tờ báo và nhất là
phải tùy trường hợp cũng như chủ đề mà các bài viết đang đề cập. Giá
báo được niêm yết ở khung ở góc trên cùng bên trái trang đầu tờ báo.
Phần cuối nội dung báo sẽ đăng những tin bài quảng cáo và tất cả nội
dung đều được quản lý và kiểm duyệt kỹ càng.
- Nội dung
Nội dung của một tờ báo gồm các phần: Bình luận tình hình thế giới,
trong nước, chuyện đời, vịnh sử, thơ văn, tin tức. Có phần dịch thuật tiểu


thuyết cả Trung Hoa lẫn Pháp. Ngồi ra cịn đăng các truyện dài, tiểu thuyết
có tính cách giáo dục. Các nội dung của tờ báo được duy trì từ khi mới ra đời
cho đến khi đóng cửa vẫn khơng thay đổi.
(Báo Tiếng dân với chuyên mục “Việc thế giới” và “Việc trong nước”)

11


Trên tất cả các tờ báo “TIẾNG DÂN”, bất cứ số báo nào cũng có những
tiếng nói của người dân thấp cổ bé họng. Ví như trên số báo ra ngày 14-1-1937,
ngồi những bài viết có tính chất khai sáng, bình luận các vấn đề lớn như “Nước
Pháp với thuộc địa - bao giờ liên lạc với nhau?”, “Luật lao động”, “Thanh niên
với vấn đề cải tạo xã hội”, hai cột tin tức chính là “Việc thế giới” và “Việc trong

nước”, những tin tức ở “Việc trong nước” hầu hết là những sự việc chỉ đọc tít
tựa thơi đã thấy đầy sức chiến đấu và tinh thần chống tiêu cực như cách nói của
báo chí bây giờ: “Lại bắt dân chịu”, “Ngắn cổ kêu ai”, “Quan đã thấu nỗi khổ
dân chăng?”, “Dân lấy làm ức cho lý trưởng bị lưu dịch”.
(Chuyên mục “Độc giả luận đàn” trên báo Tiếng dân)
Ngoài những nội dung trên, báo “TIẾNG DÂN” cũng đăng tải thơ
về dân sinh, về lòng yêu nước của chủ bút Huỳnh Thúc Kháng và các tên
tuổi lớn khác như Phan Bội Châu, Đào Duy Anh, Võ Nguyên Giáp…
Trong đó, có thể kể đến các sáng tác nổi tiếng của cụ Phan Bội Châu như
12


Điếu Trương Gia Mô Cúc Nông tiên sinh (ngày 4/1/1930), Nghe quốc kêu
(24/12/1930), Tết (14/2/1931)… Đồng thời Tiếng Dân còn đề cập khá
phong phú đời sống xã hội, từ đời sống thiếu thốn, đày ải của người tù

chính trị ở Côn Đảo, Sơn La đến vấn đề tự do ngôn luận. Tờ báo cịn
có nhiều bài nói lên chính kiến của mình về lịch sử, văn hố và thơ ca.
Các mục văn vần, tự do diễn đàn rất được bạn đọc hoan nghênh. “TIẾNG
DÂN” còn là diễn đàn tranh luận về nhiều vấn đề bức xúc của xã hội.
Dù đồng ý cho cụ Huỳnh ra báo nhưng mỗi số báo “TIẾNG DÂN” cụ
Huỳnh phải nộp cho Sở Liêm phóng hai bản bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp để
họ kiểm duyệt. Nếu bài nào bị Sở Liêm phóng đục bỏ thì phải thay thế bằng
bài khác “mềm mại” hơn, nhưng tịa soạn của cụ Huỳnh khơng ngoan ngỗn
theo lối ấy. Với những bài báo bị đục bỏ Cụ cứ để trống như thế, và người
đọc sẽ đọc được “rất nhiều thông tin” từ ô trống trên trang báo ấy bằng cách
tìm cho ra những “trang trắng” bị Sở Liêm phóng đục bỏ trên báo “TIẾNG
DÂN” và để tìm ra được những bài viết bị đục bỏ quả là chuyện không dễ

dàng. Chỉ có cách là thơng qua nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan những tờ
13


báo “TIẾNG DÂN” bản gốc có chữ ký bằng mực tím của cụ Huỳnh và con
dấu của kho lưu trữ tịa khâm, trong sưu tập của ơng Phan cịn có một tập
báo “Tiếng Dân” với những dòng chữ bị đục bỏ bởi kiểm duyệt.
(Nội dung đăng trên báo Tiếng dân khi kiểm duyệt bị Sở Liêm phóng đục bỏ)

14


Việc để nguyên những trang báo với ô trống đục bỏ như thế chính là bày
tỏ một thái độ với chế độ cầm quyền cai trị, nhưng chỉ như thế thì hậu thế làm
sao biết được Sở Liêm phóng đã đục bỏ những gì?. May mắn thay, sau khi phát
hành những số báo bị đục bỏ ấy, các thư ký tịa soạn của “TIẾNG DÂN” (và
cũng có thể là chính cụ Huỳnh) đã lấy các số báo lưu lại tòa soạn và lấy bút viết

lên những ô trống bị đục bỏ ấy những câu chữ đã bị cắt bỏ khi kiểm duyệt.

(Nội dung trên báo Tiếng dân bị kiểm duyệt đục bỏ
được thư ký tòa soạn chép lại và lưu giữ)
15


II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “Tiếng dân”
Tác phẩm “Tiếng dân” đăng trên báo “TIẾNG DÂN” số ra 02 ngày
13/8/1927 của Cụ Huỳnh Thúc Kháng với bút danh Mính viên là một trong
những tác phẩm nổi tiếng của cụ Huỳnh. Tác phẩm được trình bày theo dạng
khổ dọc, sử dụng lối hành văn mộc mạc, bao gồm cả chữ hán ngữ và được bố trí
ngay tại vị trí trung tâm trên trang nhất của số báo thứ 02 cho thấy được vị trí,
vai trị, tầm quan trọng và ý nghĩa của tác phẩm. Với tiêu đề “Tiếng dân” tác giả
đã phần nào làm cho bạn đọc mường tượng về những nội dung và ý nghĩa mà
tác giả muốn gửi gắm, trình bày trong tác phẩm đến với bạn đọc.

(Tác phẩm Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng đăng trên báo Tiếng Dân)
Ngay từ phần mở đầu bài viết với nội dung: “Sao gọi là Tiếng dân? Là sự
vui, sự buồn, sự thương sự ghét, sự mừng sự giận, sự ham muốn, sự trông
mong, tự trong trái tim hai mươi triệu đồng bào, tự nhiên mà phát lộ ra:
16


khi vui thì cười, khi buồn thì khóc, thấy hay thì khen, thấy dở thì chê…” tác
giả đã như muốn khẳng định và nói thay cho hai mươi triệu đồng bào,
những người dân thấp cổ bé họng nhưng mang trong mình dịng máu Việt

Nam với lịng u nước và tinh thần bất khuất, ý chí chiến đấu kiên cường,
là tiếng nói mà bấy lâu nay hai mươi triệu đồng bào đồng thanh muốn nói.

(Tồn văn nội dung tác phẩm Tiếng dân đăng trên báo Tiếng dân
Số 02 ngày 13/8/1927của nhà báo Huỳnh Thúc Kháng)
Tiếp nối giả viết: “Chính hịa thì dân vui, chính trái thì dân giận (Kỳ
dân lạc, kỳ chính hịa, kỳ dân ốn, kỳ chính qi). Người xưa muốn biết
chính trị một nước ra thế nào thường xem xét những lời ca dao của dân dan là vì thế. Xem vậy thì biết dân là gốc nước, Tiếng dân là quang hệ với
việc nước. Những bậc thánh hiền, hào kiệt, đương thời đại phong khí chưa
khai, giao thơng chưa tiện, mà muốn cử động việc gì cũng phải theo xu
17


hướng của dân mới làm nên công to nghiệp lớn, huống thời đại cạnh tranh
như ngày nay, các nước văn minh tiếng dân ra thế nào, ngọn sóng nhân
quyền, đê tràn bờ lở, trên đàn ngôn luận, cờ phất chuông reo…” ý ở đây là
thơng qua tiếng nói của nhân dân chúng ta có thể hiểu được cục diện chính
trị của một quốc gia, dân tộc và chính quyền, người lãnh đạo muốn làm việc
nước mà để cho thành công được thì cần phải lắng nghe ý kiến nguyện
vọng, tiếng nói của nhân dân cũng giống như ý muốn nói hợp với ý Đảng
lịng dân thời nay thì trăm việc, việc gì cũng nên.
Phần cuối của bài, tác giả viết: “Than ôi, Tiếng dân! Tiếng dân! ở
giữa chốn kinh đô mấy trăm năm nay mới nghe có Tiếng Dân. Chánh
phủ mà có lịng xem xét cái ý nguyện chân chánh của dân, tưởng cũng
sẵn lịng nghĩ rộng trơng xa… và anh em đồng bào nếu biết thấu cái
tình trạng của dân mình, chắc cũng khơng lấy con mắt xem tờ báo ở xứ
báo giới thạnh - hành mà đọc tờ báo này vậy”. Những diễn tả của nhà
báo Huỳnh Thúc Kháng qua đoạn kết như muốn gửi tới toàn thể nhân
dân tiếng khóc chào đời của tờ báo “TIẾNG DÂN”, là tiếng nói mà kể
cả ở giữa chốn kinh đơ mấy trăm năm nay bây giờ mới được nghe.
Tiếng dân với mong muốn kêu gọi Chính quyền lắng nghe, xem xét
tiếng nói của quần chúng nhân dân và những người dân nếu mang trong
mình tinh thần yêu nước thì cũng hãy đọc xem tờ báo “TIẾNG DÂN” để

hiểu được nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Bằng ngòi bút chiến đấu với lối hành văn mộc mạc, giản dị, chứa
đựng những ngơn từ sắc bén cùng với việc mang trong mình tư tưởng tiến
bộ và lòng yêu nước, nhà báo Huỳnh Thúc Kháng đã gửi tới bạn đọc, nhân
dân một tác phẩm chứa đựng tư tưởng tiến bộ, đầy tính cách mạng. Tác
phẩm cũng chính là sự giải nghĩa cho ý nghĩa tên gọi của tờ báo “TIẾNG
DÂN”. Tiếng dân chính là tiếng nói của nhân dân, của dân tộc.
III. Ý NGHĨA, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Ý nghĩa
18


Trong 16 năm tồn tại và phát triển (1927 - 1943), tờ báo “TIẾNG
DÂN” chứa đựng một số ý nghĩa như sau:
Một là, “TIẾNG DÂN” ln đứng về phía lợi quyền dân tộc và được
xem là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở miền Trung và là tờ nhật báo duy nhất
xuất hiện trước năm 1930 chứa đựng tư tưởng yêu nước và sau đó trở
thành một trong những tờ báo cách mạng góp phần vào tiếng nói trong
cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập.
Hai là, là tờ báo lâu năm nhất và phản ánh xuyên suốt những sự
kiện lịch sử ở Trung kỳ. “TIẾNG DÂN” đại diện cho tiếng nói người dân
ở Trung kỳ ra đời, với tơn chỉ “Nếu khơng có quyền nói tất cả những điều
mình muốn nói thì ít ra cũng giữ được cái quyền khơng nói những điều
người ta ép buộc nói” và trở thành cơ quan ngơn luận của nhân dân, làm
cho thực dân vừa lo, vừa sợ.
Ba là, là một trong những tờ báo tiêu biểu của báo chí yêu nước cách
mạng. Tờ báo đã phản ánh lại một cách trung thực khơng khí, đời sống chính
trị trong nửa đầu thế kỷ XX và đã thực sự có nhiều đóng góp cho lịch sử văn
hóa miền Trung và cho báo chí Việt Nam.
Bốn là, “TIẾNG DÂN” được xem như một dấu mốc và đóng vai trị

quan trọng trong tiến trình lịch sử của báo chí cách mạng Việt Nam nói riêng
và báo chí Việt Nam nói chung.
Năm là, “TIẾNG DÂN” vẫn còn nguyên giá trị của một tờ báo “Tiếng
như sấm đất vang, mới bao năm gió Mỹ, mưa Âu, mấy cuộc bể dâu, ngọn
sóng nhảy tràn bờ cõi. Dân là con trời cả, riêng một cõi mầm Hồng, chồi Lạc
ngàn trùng non nước, khí thiêng hộ giống nịi chung”. Tờ báo Quốc ngữ đầu
tiên ở Trung kỳ, thể hiện khí khái của tầng lớp nhân sỹ, trí thức yêu nước lúc
bấy giờ mà cụ Huỳnh Thúc Kháng là người đại diện, biết nhận chân sự đời,
rằng tờ báo này, sẽ phải nói được “mộng” dân quyền - dân sinh - dân trí, như
cái tinh thần “Duy tân” mà trước đó các cụ đã khởi xướng. Và duy nhất Cụ
Huỳnh làm được, ngay ở Huế dưới những kiểm soát gắt gao. Làm đến 16
19


năm, với những số báo có những chỗ bị đục để trống, có chỗ hiện diện hai từ
Kiểm duyệt, hẳn như một thách thức? Câu chuyện làm báo “TIẾNG DÂN”
cho thấy “tinh thần gang thép” trong cung cách làm và điều hành tờ báo của
cụ Huỳnh Thúc Kháng.
2. Vai trò
Là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở Trung kỳ, thể hiện khí khái của
tầng lớp nhân sỹ, trí thức yêu nước lúc bấy giờ bởi vậy tờ báo “TIẾNG
DÂN” ra đời có các vai trị sau:
Một là, “TIẾNG DÂN” có vai trị trong việc cơng khai nói lên tiếng
nói của người Việt Nam u chuộng hịa bình, độc lập, tự do và tự chủ.
Hai là, “TIẾNG DÂN” mở đường cho ngơn luận báo chí đầu tiên,
chứa đựng rất nhiều thơng tin, và đặc biệt có thể tìm thấy ở đây tiếng nói
của một bộ phận cấp tiến trong các tầng lớp xã hội Việt Nam. Đặc biệt
“TIẾNG DÂN” được coi như diễn đàn đấu tranh công khai của những lực
lượng u nước.
Ba là, đóng một vai trị chính trị quan trọng trong đời sống của

nhân dân Trung Kỳ, của những người Việt Nam u chuộng hịa bình, độc
lập, tự do và tự chủ với sự cộng tác của nhiều nhà trí thức có tinh thần dân
tộc.
Bốn là, “TIẾNG DÂN” thúc đẩy sự phát triển của nền báo chí và văn
học Việt Nam, mở ra một kênh thông tin, tri thức mới giúp người dân có
hiểu biết rộng hơn về cơng nghệ, khoa học kỹ thuật, những tư tưởng mới
tiến bộ thế giới bên ngoài, đồng thời giáo dục đạo đức, tri thức, chính trị và
kinh tế cho người dân, giáo dục quần chúng đấu tranh đòi dân chủ, dân
sinh; đồng thời đây còn là nơi vạch trần và thẳng thắn đấu tranh với sự tàn
bạo, xảo trá của chính quyền lúc bấy giờ… Nhiều bài viết đã mang tính
chiến đấu mạnh mẽ như: Lại bắt dân chịu, Ngắn cổ kêu ai, Quan đã thấu
nỗi khổ dân chăng?, Dân lấy làm ức cho lý trưởng bị lưu dịch…
3. Bài học kinh nghiệm
20



×