Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tiểu luận lịch sử báo chí việt nam tìm hiểu sự ra đời và phát triển của tờ báo nông cổ mín đàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 25 trang )

3

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG
TRANG
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………...
04

A.

MỞ ĐẦU……………………………………………..

05 - 06

B.

NỘI DUNG…………………………………………..

07 - 25

Chương 1

07 - 15

I.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
TỜ BÁO NƠNG CỔ MÍN ĐÀM……………...........
HỒN CẢNH RA ĐỜI CỦA TỜ BÁO…………….



II.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TỜ BÁO............

08 - 15

1.

“Nơng Cổ Mín Đàm”, tờ báo kinh tế đầu tiên của
Việt Nam……………………………………………..

07 - 08

08 - 13

2.

Phổ biến chữ quốc ngữ……………………………...

13 - 15

III.

ĐẶC ĐIỂM CỦA TỜ BÁO…………………………

15 - 16

1.


Hình thức…………………………………………….

15

2.

Nội dung……………………………………………...

15 - 16

Chương 2

NGƯỜI (NHÓM) SÁNG LẬP TỜ BÁO NƠNG
CỔ MÍN ĐÀM………….............................................

16 - 17

PHÂN TÍCH 01 TÁC PHẨM (NHIỀU TÁC
Chương 3

PHẨM), MỘT TRANG CỦA TỜ BÁO NÔNG CỔ

17 - 22

MÍN ĐÀM……………………....................................
Chương 4

VAI TRỊ, Ý NGHĨA CỦA TỜ BÁO NƠNG CỔ
MÍN ĐÀM……………………………………………


22 - 23

1.

Vai trị………………………………………………...

23 - 24

2.

Ý nghĩa……………………………………………….

24 - 25

BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ SỰ RA
Chương 5

ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA TỜ BÁO NƠNG CỔ

25 - 26

MÍN ĐÀM……………………………………………
C

KẾT LUẬN..................................................................

27


4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Báo chí Thế giới, Tiến sĩ Phạm Thị Thanh Tịnh, Nhà xuất
bản Chính trị-Hành chính, năm 2011.
2. Diện mạo báo chí khu vực Đông Nam Á, Tiến sĩ Phạm Thị Thanh
Tịnh, Nhà xuất bản Lao động xã hội, năm 2017.
3. Báo chí Thế giới và Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Thị Thanh Tịnh, Nhà
xuất bản Lao động xã hội, năm 2017.
4. Giáo trình lịch sử báo chí, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường
Giang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2017.
5. Giáo trình lịch sử báo chí, tập 1, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị
Trường Giang, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2020.
6. Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010), Phó
Giáo sư Đào Duy Qt, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2010.
7. Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Hoàng
Linh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2015.
8. Lịch sử báo chí Việt Nam (1865-1945), Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Quang
Hưng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2018.
9. Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam, Phan Đăng Thanh, Trương
Thị Hoà, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Tài liệu Lược sử Báo chí Việt Nam từ 1865 đến nay của Viện
nghiên cứu phát triển Phương Đông (ORDI).
11. Bài viết Kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam: Điểm danh
những tờ báo kinh tế Việt Nam đầu tiên của tác giả Hoài Thương, đăng trên
Tạp chí Điện tử đầu tư tài chính, ngày 20/6/2021.


5

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển với biết bao thăng
trầm, biến động, báo chí Việt Nam đã và đang giữ một vai trò quan thiết,
chi phối mọi mặt đời sống, xã hội, trở thành một trong những công cụ hàng
đầu góp phần truyền bá thơng tin, cung cấp tri thức, định hướng những giá
trị tinh thần tốt đẹp và nâng cao dân cao dân trí quốc gia. Ngay từ thời kì
đầu, những tờ báo ra đời dưới chế độ thuộc địa đã đi tiên phong trong việc
mở mang kiến văn, “khai dân trí, chấn dân khí”, hướng dẫn người Việt tiếp
cận những giá trị tiến bộ từ phương Tây.
Thời kỳ này, Việt Nam đã xuất hiện những tờ báo viết về kinh tế,
trong đó nổi bật với những cái tên như Nơng Cổ Mín Đàm, Thực Nghiệp
Dân Báo, Khai Hóa Nhật Báo, Đăng Cổ Tùng Báo … Dù những tờ báo này
đã bị đình bản từ lâu nhưng chúng đã để lại những đóng góp khơng nhỏ vào
bề dày lịch sử báo chí nước nhà.
Về nội dung, các báo cũng không đơn thuần là những tờ công báo nữa
mà phản ánh quyền lợi của giới kinh doanh công thương cũng như phản
ánh những chuyển biến trong kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Việt Nam
đương thời. Sự xuất hiện ở Sài Gịn tờ báo Nơng Cổ Mín Đàm, một phần
nào của Lục tỉnh tân văn rõ ràng là không xa lạ với việc nhoi lên của tư sản
bản xứ và của địa chủ tư sản hóa. Vì vậy trong bài tiểu luận tìm hiểu sự ra
đời và phát triển của một tờ báo Việt Nam hoạt động trước năm 1945, tôi
xin chọn tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ của Việt Nam: “Nơng
Cổ Mín Đàm”.
Nơng Cổ Mín Đàm được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ Quốc
ngữ, xuất bản lần đầu vào ngày 01/8/1901 tại Sài Gịn. Thơng qua mục
“Thương cổ luận” trên báo, ông Lương Khắc Ninh chủ trương cổ động
mạnh mẽ cho việc phát triển nghề nông, đồng thời hướng dẫn các thương


6


nhân Việt Nam cách giao thương buôn bán và khuyến khích, kêu gọi họ
đồn kết để cạnh tranh với các thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều.
Ơng cũng khơng ngần ngại phân tích, mổ xẻ trên báo chí những thói
hư tật xấu của người Việt trong lĩnh vực thương nghiệp và kể cả tư duy,
hành xử trong cuộc sống. Mục đích là để chỉ ra những điểm hạn chế, ngăn
cản dân tộc trên bước đường canh tân. Tờ báo ra đời góp phần thúc đẩy
việc phát triển nền báo chí và văn học chữ quốc ngữ tại Nam Kỳ nói riêng
và Việt Nam nói chung.
2. Nội dung nghiên cứu đề tài
Bài tiểu luận nghiên cứu về tờ báo Nông Cổ Mín Đàm, kết cấu thành
các phần như sau: Q trình phát triển và đặc điểm của tờ báo; Người
(nhóm) sáng lập tờ báo; Phân tích 01 tác phẩm (nhiều tác phẩm), một trang
của tờ báo; Ý nghĩa, vài trò của tờ báo; Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự ra
đời, phát triển của tờ báo.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của một tờ báo việt nam hoạt động
trước năm 1945, mà cụ thể là tờ báo Nơng Cổ Mín Đàm là chủ đề hết sức ý
nghĩa, đặc biệt đối với những người làm báo hiện nay, với nguồn tài liệu
tham khảo quý giá, lâu đời. Đây là vấn đề thiết thực với cuộc sống, vì thế
tơi đã tiến hành tìm hiểu nhằm phân tích, chứng minh những vấn đề đặt ra
sự ra đời và phát triển của tờ báo, vận dụng những bài học quý giá vào thực
tiễn làm báo hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Bài tiểu luận này tôi thực hiện chủ yếu bằng cách ứng dụng kiến thức đã
được học kết hợp với nghiên cứu sách báo và truy cập internet để tìm kiếm
thơng tin cho bài tiểu luận của mình. Ngồi ra có thể nói tới sự hướng dẫn về
cách làm một bài tiểu luận của quý thầy, cô và các bạn học.



7

NỘI DUNG
Chương 1
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM
CỦA TỜ BÁO NƠNG CỔ MÍN ĐÀN
I. HỒN CẢNH RA ĐỜI CỦA TỜ BÁO

“Nơng-Cổ Mín-Đàm” số ra mắt
với bài “Nơng-Cổ Nhựt-Báo Tự Tự”
Tờ báo này ra đời theo một nghị định của Tồn quyền Đơng Dương
Paul Doumer ban hành tại Sài Gịn ngày 14 tháng 2 năm 1901. Ban đầu, trụ
sở của tòa soạn đặt ở số 84 đường La Grandière, Sài Gòn. Một thời gian
sau, trụ sở thay đổi liên tục, cuối cùng tọa lạc tại số 12 đường Cap St–
Jacques, Sài Gịn. Mục đích của việc xuất bản tờ báo được nói khá rõ ở lời
“tự tự” số 1:
“Hai mươi năm chẳng ở miền Nam thổ, nay đã tiệm thành cơ chỉ quy
mô. Đường thiên lý lục tỉnh dẫu khác đạo cang thường lễ nghĩa như nhau,
nơi nơi cũng “Tạo doan hồ phu phu”. Việc hiếu-sự nay đà rang rảnh tình
thê nhi thêm lại rịch ràng. Vậy nên cơng sự từ hưu, vui theo thú thê trì
nơng-cổ. Thương Nam thổ dường như cố thổ, mến Nam nhơn quá bằng Tây


8

nhơn, muốn sao cho nông-cổ phấn hành, sanh đại lợi cùng nhau cọng
hưởng. Vậy ra sức lập nên nhựt báo thơng tình nhau mà lại rộng chỗ kiến
văn, lần lần liệu ta cử đồ đại sự.
Trong Đông cảnh Cao-ly, Nhựt-bổn, nước Xiêm-la cùng nước Đại-thanh
đâu đâu cũng đều có cơng văn nhựt báo. Há Lục tỉnh anh hùng trí dõng, lại

khoanh tay ngồi vậy mà xem, không thi thố cùng người mà trục lợi.
Nay nhờ lượng quan trên nghị chuẩn, cho ấn hành Nơng Cổ Mín Đàm.
Vậy xin lục dịch lảm tàng, mà gắn sức giúp nhau nên việc”.
Canavaggio cẩn tự.
II. Q TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TỜ BÁO
1. “Nơng Cổ Mín Đàm”, tờ báo kinh tế đầu tiên của Việt Nam

Quang cảnh đường Catinat (Đồng Khởi)
trước nhà hàng Pháp “Continental”
Tại Nam Kỳ, trước năm 1881, các thể loại báo chí đều phải được
chính quyền cho phép trước khi phát hành. Điều kiện tiếp theo là chủ tờ
báo phải là người mang quốc tịch Pháp. Từ khi luật tự do báo chí
29/07/1881 được ban hành và áp dụng tại Nam Kỳ thuộc địa của Pháp, mọi
công dân Pháp từ 18 tuổi có quyền tự do in ấn và phát hành báo chí bằng
bất kỳ ngơn ngữ nào. Tuy nhiên, người Việt Nam, chiếm đa số tại Nam Kỳ
không được hưởng quy chế này.


9

Thế nhưng, đạo luật tự do báo chí trên nhanh chóng bị hạn chế bởi sắc
lệnh 30/12/1898. Theo đó, các tờ báo được in bằng bất kỳ ngơn ngữ nào
ngồi tiếng Pháp phải được chính phủ cho phép trước. Giấy phép hồn tồn
có thể bị thu hồi trong trường hợp vi phạm những điều khoản quy định.
Chính vì vậy, báo chí tiếng Việt gần như vắng bóng trong giai đoạn
cuối thế kỷ XIX. Ngoài những quy định hạn chế tự do báo chí, việc người
Pháp nắm độc quyền trong lĩnh vực này cũng là một lý do quan trọng giải
thích hiện tượng trên. In ấn, xuất bản và báo chí là các ngành được du nhập
từ Pháp nên, ngoài kỹ thuật in mộc bản thủ cơng, người Việt khơng có một
chút kinh nghiệm nào. Hơn nữa, chi phí thực hiện những công việc trên vô

cùng tốn kém. Đây cũng là lý do giải thích tại sao chỉ có những nhà in và
những tờ báo của Chính phủ mới tồn tại được sau khi cơng cuộc bình định
Nam Kỳ kết thúc, trước khi một số tờ báo và nhà in tư nhân Pháp ra đời
trong những năm tiếp theo.
Trong suốt hơn 35 năm, làng
báo chữ quốc ngữ chỉ biết đến tờ
Gia-định

báo

(15/04/1865-

31/12/1909), và sự tồn tại ngắn ngủi
của hai tờ Phan Yên báo và Nhựttrình Nam-Kỳ (có rất nhiều ý kiến
khác nhau về ngày phát hành số đầu
tiên của hai tờ báo này). Phải tới
năm 1901, Sài Gịn mới có thêm
một tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ
khác, tờ Nơng Cổ Mín Đàm
(Causeries sur l’agriculture et le
commerce, 08/1901-11/1924).


10

Tên của tờ Nơng Cổ Mín Đàm được in lớn trên trang nhất bằng ba loại
chữ, Quốc ngữ, Hán và Pháp, với ý nghĩa : “uống trà bàn chuyện làm ruộng
và đi buôn”. Đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên của Việt Nam.
Mục đích của việc xuất bản tờ báo được nêu rõ ở lời tựa, trong số 1:
“Hai mươi năm chẳng ở miền Nam thổ, nay đã tiêm thành cơ chỉ quy mô.

Đường thiên lý lục tỉnh dẫu khác đạo cang thường lễ nghĩa như nhau, nơi
nơi cũng “Tạo doan hồ phu phu”. Việc hiếu-sự nay đà rang rảnh tình thê
nhi thêm lại rịch ràng. Vậy nên cơng sự từ hưu, vui theo thú thê trì nông-cổ.
Thương Nam thổ dường như cố thổ, mến Nam nhơn quá bằng Tây nhơn,
muốn sao cho nông-cổ phấn hành, sanh đại lợi cùng nhau cộng hưởng. Vậy
ra sức lập nên nhựt báo thơng tình nhau mà lại rộng chỗ kiến văn, lần lần
liệu ta cử đồ đại sự.
Trong Đông cảnh Cao-ly, Nhựt-bổn, nước Xiêm-la cùng nước Đạithanh đâu đâu cũng đều có cơng văn nhựt báo. Há Lục tỉnh anh hùng trí
dõng, lại khoanh tay ngồi vậy mà xem, khơng thi thố cùng người mà trục
lợi. “Nay nhờ lượng quan trên nghị chuẩn, cho ấn hành Nơng Cổ Mín Đàm.
Vậy xin lục dịch lảm tàng, mà gắn sức giúp”.
Báo có 08 trang, phát hành thứ Năm hàng tuần tại Sài Gòn, sau này
được tăng lên mỗi tuần 03 kỳ. Ban đầu, trụ sở của toà soạn đặt ở số 84
đường La Grandière, Sài Gịn. Sau đó, trụ sở liên tục thay đổi trước khi tọa
lạc tại số 12 đường Cap Saint-Jacques, Sài Gòn.
Số đầu tiên được phát hành ngày 01/08/1901. Thế nhưng, theo sắc
lệnh của Tồn quyền Đơng Dương Paul Doumer, ký ngày 14/02/1901, đơn
yêu cầu xin “lập một tờ báo nông nghiệp bằng chữ quốc ngữ và chữ Hán”
được Paul Canavaggio viết cách đó 10 năm, vào ngày 24/01/1891. Tờ báo
tồn tại tới tháng 11/1924, khoảng hơn 20 năm, với nhiều lần thay đổi tên
gọi, như: Tân đời thời báo - Journal des jeunes générations và đăng lại một
số bài viết của tờ Cơng luận báo. Nơng Cổ Mín Đàm được in tại Nhà inHiệu sách Claude & Cie (Imprimerie-Librairie Claude & Cie), lần lượt theo


11

khổ in-folio (dưới 40 cm), sau đó in-4° (dưới 30 cm), in-8° (dưới 25 cm) và
cuối cùng là Grand in-folio (hơn 40 cm).
Chủ tờ báo, ông Paul Canavaggio, là một người Pháp, gốc đảo Corse,
vừa là một chủ đồn điền, một nhà buôn muối và hội viên Hội đồng Thuộc

địa Nam Kỳ. Ông chủ tờ báo tận dụng mục “Cáo thị” để quảng cáo hoạt
động kinh doanh của mình như sau :
“Ông Canavaggio, là chủ bán muối lục tỉnh rao cho những người hay
dùng muối, hoặc người hạ bạc, hoặc người làm mắm đặng rõ trong hầm
muối của ông Canavaggio tại Bắc-Liệu và tại Chợ-Lớn bán rẻ cứ mỗi một
trăm kilo bán một đồng tám giác. Nếu người coi tiệm bán mắc hơn giá ấy,
thì phải tỏ cùng ơng phân cho. Hay người nào có muốn mua nhiều, thì phải
gởi thơ cho ông bán cho.
Và ông tỏ cho chư vị rõ giá của nhà quan thê ngoại ngạch, bán đến hai
đồng ba cắc tư tại Chợ-Lớn, còn tại Bắc-Liệu 2 đồng bảy chiêm. Xem lại
coi của ông Canavaggio, bán rẻ hơn nhiều lắm, tại Chợ-Lớn rẻ hơn năm
cắc tư, tại Bắc-Liệu hai cắc bảy chiêm, mỗi trăm kilo.
Như khách nào mà ngăn trở điều chi, hãy tỏ cho ông Canavaggio, tại
đường La Grandière số 84, Sài Gòn.” (Số 41, ngày 05/06/1942).
Nơng Cổ Mín Đàm là một tuần báo kinh tế tư nhân nên không nhận
được bất kỳ khoản tiền trợ cấp nào của chính phủ và buộc tự tìm cách phân
phối và thu hút độc giả. Trong khi đó, các tờ công báo, như Gia-định báo,
được in theo yêu cầu của chính phủ, được phát khơng tới các sở hành chính
và trường học của Nhà nước, hay các địa phương được lệnh trích ngân sách
đặt mua. Thế nhưng, dù phát hành rộng rãi khắp Lục tỉnh, số người đặt mua
báo Nơng Cổ Mín Đàm vẫn khơng nhiều. Sau một năm phát hành, năm
1902, tờ báo mới có 325 người đặt mua. Điều này hồn tồn có thể hiểu
được vì người đặt mua báo phải là những người biết chữ và có điều kiện tài
chính, nên danh sách độc giả của tờ báo chủ yếu là các quan chức và điền
chủ địa phương, hay các công chức nhà nước.


12

Một khó khăn khác mà Nơng Cổ Mín Đàm phải đối mặt là số người

đặt mua chịu rất nhiều, tới mức tờ báo phải tha thiết năn nỉ những người
còn nợ tiền thanh toán tiền báo trong mục “Bổn quán cẩn tín”:
“Bổn quán kính ít lời với chư quí hữu, sau xin trân tình cho rõ lẽ đục
trong: Nhựt trình Nơng Cổ Mín Đàm lập từ 1er aout 1901 đến nay, cũng gần
giáp một năm, nhờ ơn của các quí-hữu mua mà xem đặng ba trăm hai mươi lăm
vị. Xin chư q hữu xét coi anh em chúng tơi, chẳng những lỗ công mà thôi, mà
lại lỗ tiền nữa. Tuy vậy mà đều làm hữu ích cho người, thì anh em chúng tôi
dầu lỗ công dầu lỗ tiền, cũng chẳng mỏi chí, nguyện làm sao cho đến thành sự
cho người mới thơi. Thương ơi! Chẳng những là ít người muốn xem mà thôi,
mà lại trong số ba trăm hai mươi lăm người mua, thì có hai trăm lẻ đã trả tiền.
Xin coi như vậy thì hẹp cho chúng tơi lắm.
Nay chúng tôi xin đăng trọn những chư vị chưa trả vơ nhựt trình này,
đặng nhắc cho nhớ rõ, ráng gởi bạc đến cho bổn quán, đặng mà xài kẻo lỗ
nhiều lắm. Xin chớ phiền sao mà hỏi tiền, vì thiếu và lỗ nên phải hỏi.” (Số
41, ngày 05/06/1902).
Báo ra 08 trang, song vào những lúc đỉnh điểm, ban biên tập phải
giành tới 02 trang để đăng danh sách những độc giả cịn nợ tiền. Ngồi một
số mục quảng cáo, tờ báo còn đăng hướng dẫn cách thức vệ sinh phòng
bệnh hoặc trồng trọt chăn ni. Cịn phần giá lúa gạo hay thông tin kinh tế
không phong phú như tờ Gia-định báo.
Một số ý kiến đánh giá “Thương cổ luận” là một mục quan trọng của
tờ báo. Xuất hiện ngay trên trang nhất từ số đầu tiên, tác giả Lương Khắc
Ninh thẳng thắn tuyên chiến với tư tưởng tứ dân “sĩ, nông, công, thương”
đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Việt bằng lời khẳng định: “Sự đại thương
là đệ nhứt cách giúp cho dân phú quốc cường”. Đồng thời, những bài viết
nhằm mục đích hướng dẫn các thương nhân Việt Nam cách giao thương
bn bán và khuyến khích, kêu gọi học đoàn kết để cạnh tranh với các
thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều. Vì lẽ đó, đây được coi là tờ báo kinh tế



13

đầu tiên bằng chữ quốc ngữ”. Tới năm 1906, “Thương cổ luận” chính thức
giã từ Nơng Cổ Mín Đàm, sau hơn 100 số.
2. Phổ biến chữ quốc ngữ

Ngoài ý nghĩa là tờ báo kinh tế đầu tiên tại Việt Nam, Nơng Cổ Mín
Đàm cịn là một ấn bản giúp người đọc giải khuây lúc rảnh rỗi. Thực vậy,
hơn một nửa số trang báo giành đăng các truyện dịch của Trung Quốc hay
truyện ngắn của Anh, Pháp. Trước đó khi thể loại truyện này được đăng
thường xun trên Nơng Cổ Mín Đàm, Huỳnh Tịnh Của đã dịch một số tác
phẩm Trung Quốc như Cao Sĩ truyện, Trang Tử, Chiến quốc sách, Liêu Trai
chí dị. Tuy nhiên, bản dịch hồn chỉnh một bộ “truyện Tầu” sang tiếng Việt
phải kể tới Tam Quốc chí tục dịch, được đăng ngay từ số đầu tiên, sau đó là
các tác phẩm nổi tiếng khác như Liêu Trai chí dị, Kim cổ kỳ quan, Bao
Cơng kỳ án...
Là một trong những ấn phẩm hiếm hoi trong giai đoạn này, Nơng Cổ
Mín Đàm trở thành nơi thử nghiệm của một đội ngũ dịch “truyện Tầu”, vừa
tinh thông Hán học và biết chữ quốc ngữ như, Nguyễn Chánh Sắc, Trần
Phong Sắc, Nguyễn An Khương, Nguyễn An Cư, Đinh Văn Đẩu, Trần Hữu
Quang, Huỳnh Trí Phú…
Nhờ giữ các chức vụ chủ bút hay phụ bút cho tờ báo, họ khởi xướng
phong trào dịch tiểu thuyết thần kỳ, anh hùng nghĩa hiệp của Trung Quốc


14

trong những năm 1905-1910. Nguyễn An Khương, Nguyễn Chánh Sắc,
Trần Phong Sắc đã được báo Phụ nữ tân văn đánh giá là “những tay dịch
thuật trứ danh của Nam Kỳ”, riêng “Trần Phong Sắc là nhà dịch thuật trứ

danh nhứt”, với 29 bộ truyện Tàu được dịch sang tiếng Việt.
Ngoài mục truyện dịch, Nơng Cổ Mín Đàm cịn có mục “Thi phổ” để
đăng các sáng tác thi ca mới của độc giả hay văn học dân gian sưu tầm…
Tờ báo cũng là đơn vị đầu tiên tổ chức cuộc thi truyện ngắn trong lịch sử
Văn học Việt Nam hiện đại.
Dù ra sau các tờ Thơng loại khóa trình, Phan n báo, Nhựt-báo Namkỳ, nhưng Nơng Cổ Mín Đàm hội tụ đầy đủ yếu tố của một tờ báo và tồn
tại trong một khoảng thời gian khá dài. Cách trình bày của tờ báo rất đơn
giản, do hạn chế của kỹ thuật in ấn thời kỳ này. Ngoài tên báo trên trang
nhất được in to và trình bày một cách cầu kỳ hơn, các bài viết bên trong
được chia thành hai cột, khơng hình minh họa. Ngồi ra, các mục cách
nhau bằng một dòng kẻ và tên tiêu đề được in to đậm hơn.
Cách hành văn của tờ báo dài và lủng củng, thể hiện rõ đặc điểm của
tiếng Việt thời kỳ này. Chính vì vậy, các tác phẩm dịch thuật được đăng
trên báo đóng một vai trị quan trọng trong việc cải thiện văn phong chữ
quốc ngữ, cùng với việc bổ sung từ vựng chuyên môn và du nhập vốn từ
mới. Cuối cùng, không chỉ phổ biến tư tưởng Đông phương, Nơng-cổ mínđàm cịn phổ biến cả học thuật phương Tây, theo con đường mà Trương
Vĩnh Kỹ đã làm từ trước.
Theo nhận xét của một nhà nghiên cứu, “Nông Cổ Mín Đàm ra đời
trong thời buổi sơ khai của nền báo chí nước ta, lúc chữ quốc ngữ cũng cịn
ít người biết đọc. Cho nên, mặc dù nó đã đình bản chưa đầy một thế kỷ, mà
có ít người biết đến tờ báo này”. Ngoài ra, cũng cần đề cập tới vấn đề nộp
lưu chiểu. Do chính quyền thuộc địa cịn phải đối mặt với những biến động
chính trị-xã hội trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX nên không
chú ý đến công việc lưu trữ. Cuối cùng, vì đây là tờ báo tư nhân nên chỉ


15

được lưu giữ tại các gia đình và các cá nhân, do vậy không tránh khỏi bị tản
mát và thất lạc.

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỜ BÁO
1. Hình thức
Tên báo được in bằng chữ quốc
ngữ Nơng Cổ Mín Đàm, bên dưới là
4 chữ Hán 農賈茗談 (Nơng Cổ Mín
Đàm), sau cùng là một hàng chữ
Pháp Causeries sur l'agriculture et le
commerce (nghĩa là Đàm đạo về
nông nghiệp và thương nghiệp).
Tờ báo Nông Cổ Mín Đàm có
khổ 20x30 cm, với tổng cộng 08
trang, trong đó các trang giữa đăng
các truyện dịch (như Tam quốc chí
tục dịch hay một số truyện ngắn
khác của Anh, Pháp hoặc Trung
Quốc), thơ ca do các cộng tác viên
sáng tác, điểm báo châu Âu, hướng
dẫn cách thức vệ sinh phòng bệnh
hoặc trồng trọt chăn nuôi, thông tin
số lượng và giá lúa gạo bán đi các
“Nơng Cổ Mín Đàm” số 76, ghi rõ nước, 02 trang cuối dành cho quảng
“Chủ bút Lương Khắc Ninh”
cáo và rao vặt.
2. Nội dung
Tờ báo Nông Cổ Mín Đàm nghĩa là “uống trà bàn chuyện làm ruộng
và đi bn”. Nơng Cổ Mín Đàm bàn về nơng nghiệp và thương nghiệp,
phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. Số 01 ra
ngày 01 tháng 8 năm 1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần



16

03 kì. Sau khi phát hành số ra ngày 04 tháng 11 năm 1921 thì báo bị đình
bản. Đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ.
“Nơng Cổ Mín Đàm” là một tờ báo có khuynh hướng về kinh tế, mở
đầu cho phong trào dịch truyện Tàu, phát động thi đua viết tiểu thuyết, đã
tồn tại trên 21 năm, góp cơng khơng nhỏ trong việc truyền bá quốc ngữ tại
miền Nam sau “Gia Định báo” và “Thơng Loại Khóa Trình.”
“Thương cổ luận” là một mục quan trọng của báo, thường được đăng
ở trang nhất và kéo dài đến trang sau, xuất hiện ngay từ số đầu tiên, và chỉ
tạm thời đình bản trong 08 số (từ số 73 đến số 79) do tác giả là Lương
Khắc Ninh đi dự đấu xảo tại Hà Nội. Đến năm 1906, “Thương cổ luận”
chính thức giã từ Nơng Cổ Mín Đàm.
Chương 2
NGƯỜI (NHĨM) SÁNG LẬP TỜ BÁO NƠNG CỔ MÍN ĐÀM
Tờ báo Nơng Cổ Mín Đàm là tờ báo tiếng Việt do Paul Canavaggio một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corsica, hội viên Hội đồng
Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm. Chủ bút lần lượt là các ký giả Dũ Thúc
Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt…

Chân dung 02 cụ Lương Khắc Ninh và Nguyễn Chánh Sắt
Ông Lương Khắc Ninh là chủ bút đầu tiên của tờ báo Nơng Cổ Mín
Đàm năm 1901. Đến năm 1902, ông đắc cử vào Hội đồng Quản hạt Nam
Kỳ, năm 1906 ông được bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng Tư vấn


17

Đông Dương và người thay thế ông làm chủ bút Nơng Cổ Mín Đàm là Trần
Chánh Chiếu.
Tờ báo này ra đời theo một nghị định của Quan Tổng thống Đông

Dương Paul Doumer ban hành tại Sài Gòn ngày 14/2/1901. Ban đầu, trụ sở
của tòa soạn đặt ở số 84 đường La Grandière, Sài Gòn. Một thời gian sau,
trụ sở thay đổi liên tục, cuối cùng tọa lạc tại số 12 đường Cap St–Jacques,
Sài Gịn.
Chương 3
PHÂN TÍCH 01 TÁC PHẨM (NHIỀU TÁC PHẨM), MỘT TRANG
CỦA TỜ BÁO NƠNG CỔ MÍN ĐÀM
1. Mục “Thương cổ luận”
Đây là một mục quan trọng của báo, thường được đăng ở trang nhất và
kéo dài đến trang sau, xuất hiện ngay từ số đầu tiên, và chỉ tạm thời đình bản
trong 8 số (từ số 73 đến số 79) do tác giả là Lương Khắc Ninh đi dự đấu xảo tại
Hà Nội. Mục “Thương cổ luận” tồn tại trong suốt hơn 100 số báo, thẳng thắn
tuyên chiến với tư tưởng tứ dân sĩ nông công thương đã ăn sâu vào suy nghĩ
của người Việt bằng lời khẳng định: Sự đại thương là đệ nhứt cách giúp cho
dân phú quốc cường, đồng thời hướng dẫn các thương nhân Việt Nam cách
giao thương bn bán và khuyến khích, kêu gọi họ đoàn kết để cạnh tranh với
các thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều. Về điểm này, Nông Cổ Mín Đàm được
coi là tờ báo kinh tế.
Thơng qua mục “Thương cổ luận” trên Nơng Cổ Mín Đàm, Lương
Khắc Ninh chủ trương cổ động mạnh mẽ cho việc phát triển nghề nông và
kêu gọi thành lập những công ty thương nghiệp để thốt ra khỏi sự bóc lột
trên thương trường của người Hoa kiều. Ơng có cái nhìn khá sáng suốt về
nguyên nhân nghèo khó của người Việt và của Việt Nam lúc đó. Một số học
giả đánh giá lời kêu gọi của ơng đến nay vẫn cịn giá trị.
Ngay từ số đầu tiên, mục “Thương cổ luận” đã tuyên chiến với quan
niệm cũ bằng lời khẳng định: “Sự đại thương là đệ nhứt cách giúp cho dân


18


phú quốc cường” (Kinh doanh thương mại là cách tốt nhất giúp cho dân
giàu nước mạnh).
Đi ngược lại truyền thống tự
tơn của giới trí thức Nho học,
Lương Khắc Ninh, một trí thức
xuất thân từ Nho học và Tây học,
đã khơng ngần ngại phơi bày và
phân tích, mổ xẻ trên báo chí
những thói hư tật xấu của người
Việt, cả trong tư duy lẫn trong
hành xử, không chỉ riêng trong
lĩnh vực thương nghiệp như: tham
lợi vô cớ, ham cờ bạc để mong
giàu nhanh chóng, chỉ thích dùng
hàng ngoại quốc, khơng giữ chữ
tín, lãng phí thời gian, quanh năm
chỉ biết một nghề làm nơng, dễ

Mục “Thương cổ luận” trên

làm khó bỏ, thiếu kiên nhẫn...

Tờ báo “Nơng Cổ Mín Đàm”

Mục đích mổ xẻ của ông không phải để khinh miệt, chối bỏ, mà để chỉ
ra những lực cản hữu hình và vơ hình đã và đang ngăn trở dân tộc mình dấn
bước trên con đường canh tân để cho dân phú quốc cường.
Đến năm 1906, Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, chủ bút Nông Cổ Mín
Đàm, người giữ mục “Thương cổ luận” chính thức giã từ Nơng Cổ Mín
Đàm, Gilbert Trần Chánh Chiếu thay thế làm Chủ bút.

2. Bài viết về dịch cúm năm 1902
Năm 1873 có một dịch cúm tại Nam Kỳ, tác giả Hai Đức ở chợ Lớn
đã làm một bài từ về dịch cúm này. Nhân đợt dịch cúm năm 1902, bài này
được đăng lại ở Nơng-cổ mín-đàm, số 38, 15 tháng 5, năm 1902.
Bài như sau, xin chép lại nguyên văn, kể cả cách viết chính tả thời đó:


19

Trong năm quí-dậu
Cuối tiết đoan-dương;
Thuyền diêu hồn vừa lặn bến
Mích-la,
Chén bồ-tửu mới nghĩ tay tuỳkhách;
Ngậm-ngùi

đương

lóng

tiết

người xưa.
Thình lình bỗng trời bay khí độc,
Cỏi Nam-hà sáu tĩnh mấy mn
nhà.
Bịnh thữ-thắp ngàn người in một
chứng,
Lúc sơ cẩm nhiệt hàng qua lại,
Dễ mặt ngỡ lăng-nhăng.

Khi truyền-kinh gân cốt mỏi-mê,
Dở chơn dường cúm rúm,
Bài về dịch cúm đăng trên
tờ báo Nơng Cổ Mín Đàm
Chơn lính-qnh như Tần-vương dâng Ngọc-tĩ,

Tay lần-mị như Tây-tữ cắp tì-bà.

Sa-ban mọc cục to cục nhỏ.
Dầu xương đồng da sắt cũng tan-hoang,
Lệ khí rơi xóm nọ xóm ni.
Xui sắt gái tài trai qn Thể-thống,
Kìa những chốn lầu son các tía.
Khói phịng-phong bay trắng chơn trời,
Nọ là nơi lều cỏ cửa gai,
Nước tần-thể đỏ xanh mặt đất.
To gần là chú chệc,
Làm cơn cũng chắc lưỡi mà ải-ôi,


20

Mạnh sức như ông Tây.
Đến thể cũng ôm đầu là má-lách,
Thì-tiết ấy dẫu tài sanh Hạng-Võ.
Sức ngàn cân khơn cữ đỉnh Bạc-san,
Cơ hội này nhờ duy trạch Hiên-Kì.
Sách tám trận để tàn tà bổ chánh,
Ơn ông trời xây dữ làm hiền.
Nghĩ đoạn trước những nực cười cơ tạo-hoá,

Xin anh cúm lui xe trở bánh,
Rày sắp sau đừng giong-ruổi chốn trần-gian.
Bài từ đã khái quát diễn biến nhanh và phức tạp của dịch cúm trên
tồn lục tỉnh Nam kì: Thình lình bỗng trời bay khí độc/ Cỏi Nam-hà sáu
tĩnh mấy mn nhà.
Kế đến tác giả chỉ ra những triệu chứng khi mắc phải cúm. Biểu hiện
ban đầu của người bị cúm là nóng và sốt: Bịnh thữ-thắp ngàn người in một
chứng/ Lúc sơ cẩm nhiệt hàng qua lại. Kế đến là thân thể mỏi mệt, chi phối
hoạt động của tay chân: Dễ mặt ngỡ lăng-nhăng/ Khi truyền-kinh gân cốt
mỏi-mê/ Dở chơn dường cúm rúm/ Tay lần-mị như Tây-tữ cắp tì-bà/ Chơn
lính-qnh như Tần-vương dâng Ngọc-tĩ…
Sau đó trên thân thể người sẽ phát ban gây ra đau nhức cơ thể: Sa-ban
mọc cục to cục nhỏ/ Dầu xương đồng da sắt cũng tan-hoang.
Dịch bệnh lan tràn khắp nơi, từ xóm làng dân dã cho đến nơi quyền
quý cao sang, không trừ một ai, không phân biệt màu da, chủng tộc: To gần
là chú chệc/ Làm cơn cũng chắc lưỡi mà ải-ôi / Mạnh sức như ông Tây/
Đến thể cũng ôm đầu là má-lách. Không chỉ người Việt Nam mắc bệnh, mà
người Trung Quốc (chú chệc), to khỏe như người Pháp (ông Tây) cũng đều
mắc bệnh.
Đoạn cuối, tác giả luận về bệnh dịch trong cái nhìn nhân quả thường
thấy trong tư duy của người bình dân Nam Bộ. Tác giả cho rằng bệnh dịch


21

chính là hồi chng cảnh tỉnh của đấng Tạo hóa đối với con người. Con
người cần nhận thức được thông điệp vũ trụ ấy mà “xây dữ làm hiền”: Ơn
ông trời xây dữ làm hiền/ Nghĩ đoạn trước những nực cười cơ tạo-hoá. Để
rồi tác giả mong bệnh dịch sẽ qua đi và không bao giờ quay trở lại: Xin anh
cúm lui xe trở bánh/ Rày sắp sau đừng giong-ruổi chốn trần-gian.

Đoạn từ cuối phảng phất thể hiện quan niệm cổ sơ của người Nam Bộ
về nguyên nhân của dịch bệnh. Ngày xưa vào những năm thời tiết khắc
nghiệt, trong nước xảy ra các nạn hạn hán, bão lụt thì sau đó thường kéo
theo các loại dịch bệnh (cịn được gọi là ôn dịch). Những loại dịch bệnh
này thường cướp đi sinh mạng của nhiều người. Vì điều kiện chữa trị cũng
như nền y học chưa phát triển nên người dân chỉ biết dựa vào những quan
niệm mang tính chất mê tín dị đoan. Họ tin rằng ơn dịch là loại bệnh do
quan Ôn (một loại quan ở âm phủ coi về việc làm bệnh thời khí) đi bắt lính
về làm sưu dịch ở cõi âm nên thường khi bị bệnh. Thế nên để tránh dịch
bệnh người dân cần phải cúng tống ơn để xua đuổi những Ơn thần ấy ra
khỏi làng xóm. Từ đó hình thành nên lệ “tống ôn, tống quái” và tục “thả bè
chuối” rất thịnh hành ở khắp Nam kỳ.
Bài từ vốn mang “tính chất thơng tấn” nhưng cũng đạt được những giá
trị nghệ thuật nhất định. Những từ láy như “thình lình”, “ngậm ngùi”, “lăng
nhăng”, “cúm rúm”, “mỏi mê” đã phát huy tác dụng trong việc cụ thể hóa
trạng huống của sự vật sự việc mà tác giả muốn đặc tả. Hơn thế nữa biện so
sánh kết hợp với việc dùng điển cố:
“Thì-tiết ấy dẫu tài sanh Hạng-Võ/ Sức ngàn cân khôn cữ đỉnh Bạc-san”.
Đã giúp người đọc vừa hình dung nên đối tượng đang miêu tả đồng
thời ẩn vào đó là tiếng cười lạc quan ý nhị. Những hình ảnh so sánh khơng
xa lạ với người bình dân, bởi đó là những nhân vật họ đã được bắt gặp
trong những truyện tàu, tuồng hát rất phổ biến ở Nam Bộ lúc bấy giờ. Hơn
thế nữa nụ cười ý nhị ấy còn được tiếp nối khi tác giả nhân cách hóa bệnh


22

cúm qua cụm từ “anh cúm”. Đồng thời kèm theo lời đề nghị (hay nói khát
hơn đó chính là lời khẩn cầu).
Xin anh cúm lui xe trở bánh/ Rày sắp sau đừng giong-ruổi chốn trần-gian.

Chúng tơi khơng rõ đây có phải là văn bản đề cập đến dịch cúm bằng
chữ quốc ngữ đầu tiên hay không. Tuy nhiên qua văn bản trên người đọc có
thể hình dung được phần nào những thảm cảnh mà con người phải đối mặt
với dịch bệnh ngày xưa. Tuy nhiên, khơng vì thế mà con người mất đi niềm
tin, niềm lạc quan yêu đời.
3. Quảng cáo trên Nơng Cổ Mín Đàm, dù khơng có hình minh họa,
nhưng cũng rất vui mắt khi đọc. Chẳng hạn ở số 21, ra ngày 26-12-1901 có
tin quảng cáo về thuốc ở trang 7:
“Người đau mới mạnh, kẻ công việc nhiều, người hay đi săn bắn, kẻ có
chí châu du, người hay suy nghĩ cùng kẻ yếu gầy, mà muốn phục hồi nguyên
lực thì phải uống thứ thuốc hiệu Glycéro kola hay là Glycéro-Arsenié của thầy
Henry Mure. Bán tại tiệm thầy Bérenguier ở Saigon mổi (mỗi) ve giá bốn quan
năm tiền tây, cịn mua một lược (lượt) hay ve thì giá tám-quan”.
Ở mẩu tin trên, chủ nhãn hàng đã dẫn chứng công dụng của thuốc cho
đối tượng rất cụ thể, kèm theo giá cả cũng như chiêu bài hút khách bằng
khuyến mãi giá khi có phân biệt rõ giá cả mua một ve hoặc hai ve [chai, lọ
nhỏ]. Nghệ thuật đánh vào tâm lý khách hàng là đây chứ đâu xa lạ.
Chương 4
VAI TRỊ, Ý NGHĨA CỦA TỜ BÁO NƠNG CỔ MÍN ĐÀM
1. Vai trị
1.1. Tờ báo ra đời góp phần thúc đẩy việc phát triển nền báo chí và văn
học chữ quốc ngữ tại Nam Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung, Nơng Cổ Mín
Đàm chính là tờ báo tổ chức cuộc thi viết tiểu thuyết đầu tiên ở Việt Nam.... Vì
lẽ đó, đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ.
1.2. Việc ra đời tờ Nơng Cổ Mín Đàm cùng với các tờ báo khác, văn
học người Việt có thêm một kênh nữa (trước đây chỉ là kênh khắc in sách


23


thơi), thì bây giờ có thêm kênh tồn tại trên báo chí. Vừa để đăng tác phẩm,
nhất là những tác phẩm nhỏ, lẻ có thể đến được với cơng chúng. Vừa có thể
tháo rời những tác phẩm lớn thành nhiều kỳ và đăng trên các báo.
1.3. Nơng Cổ Mín Đàm cũng là tờ báo kinh tế đầu tiên in bằng chữ
Quốc ngữ của Việt Nam. Với mục “Thương cổ luận” tồn tại trong suốt hơn
100 số báo, thẳng thắn tuyên chiến với tư tưởng tứ dân sĩ nông công thương
đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Việt bằng lời khẳng định: Sự đại thương
là đệ nhứt cách giúp cho dân phú quốc cường, đồng thời hướng dẫn các
thương nhân Việt Nam cách giao thương bn bán và khuyến khích, kêu
gọi họ đoàn kết để cạnh tranh với các thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều. Vì
lẽ đó, đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ.
1.4. Nơng Cổ Mín Đàm cũng là một trong các tờ báo đầu tiên thúc đẩy
việc dịch thuật “truyện Tàu” ra chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ, mở đầu bằng
truyện Tam quốc chí tục dịch với tên người dịch được ghi là Canavaggio,
nhưng một số học giả cho là của Lương Khắc Ninh.
2. Ý nghĩa
2.1. Nơng Cổ Mín Đàm được xem như một dấu mốc và đóng vai trị
quan trọng trong tiến trình lịch sử báo chí Việt Nam. Nghiên cứu Nơng Cổ
Mín Đàm chúng ta có thể thấy một số phong cách ngôn ngữ hiện đại như phong
cách hành chính, phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật, phong cách
thơng tấn báo chí, phong cách văn học,...mở đầu cho sự ra đời của các tờ báo về
kinh tế sau này.
2.2. Nơng Cổ Mín Đàm, mặc dù với tính chất là tờ báo về kinh tế nhưng đã
thực hiện phần nào nhiệm vụ giáo dục của báo chí, đem kiến thức đến cho bộ
phận dân chúng biết chữ. Những điều này minh chứng cho thành tựu của tờ báo
này làm được, đó là góp phần phổ biến và nâng cao chữ Quốc ngữ. Đây là một ý
nghĩa quan trọng của Nơng Cổ Mín Đàm trong tiến trình phát triển tiếng Việt.
2.3. Nơng Cổ Mín Đàm là cơ sở để nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Tờ báo

chính là nguồn cứ liệu vô cùng phong phú và đáng tin cậy để chúng ta tái hiện



24

bối cảnh lịch sử, cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền, tình hình kinh
tế, đời sống văn hóa tinh thần, thị hiếu thẩm mỹ của người dân Việt Nam cuối
thế kỷ 19. Những số báo còn sưu tập được là những căn cứ mà dựa vào đó
chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về những vấn đề trong lịch sử.
2.4. Tờ báo ra đời đã giúp người dân Việt Nam hiểu biết về một thế
giới rộng lớn bên ngoài “lũy tre xanh” của các làng xã Việt Nam truyền
thống; giúp họ tiếp cận với các tư tưởng mới, các nền văn hóa mới, các
thành tựu văn hóa, khoa học kỹ thuật của nhân loại, giúp người Việt học
hỏi để thay đổi và hội nhập.
2.5. Tờ báo cũng giúp người Việt Nam được nói lên nguyện vọng và ý
chí của mình trước các vấn đề của cuộc sống, từ quyền được học tập, được lao
động và quyền được kết hơn với người mình u, quyền tự định đoạt số phận
mình…; đồng thời liên kết mọi người trong một mối quan tâm chung.
Chương 5
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN
CỦA TỜ BÁO NÔNG CỔ MÍN ĐÀM
Cách đây 100 năm, một sự kiện có thể nói lúc đó hầu như khơng mấy
ai quan tâm, đó là tuần báo Nơng Cổ Mín Đàm chính thức bị đình bản,
khép lại qng thời gian ngót 20 năm của tờ báo quý hiếm bằng chữ Quốc
ngữ lúc bấy giờ. Báo chí Việt Nam thuộc hàng “sinh sau, đẻ muộn” so với
nhiều nước, những tờ báo chuyên về địa hạt kinh tế bằng chữ Quốc ngữ lại
càng quý hiếm hơn. Trong bối cảnh như thế, sự ra đời và phát triển của tuần
báo Nơng Cổ Mín Đàm rất đáng chú ý, có vai trị, ý nghĩa quan trọng,
mang lại nhiều bài học kinh nghiệm hết sức quý báu, bao gồm:
Một là, Báo chí phải phản ánh trung thực đời sống, góp phần thúc đẩy
sự phát triển của xã hội. Phản ánh cuộc sống trong các tác phẩm báo chí

phải biết chọn lọc. Trên dịng sự kiện trơi chảy ngồi đời cần phải biết chọn
lọc những gì là tiêu biểu.


25

Hai là, Trong sáng tạo báo chí, các nhà báo cần tích cực, chủ động
nắm bắt các nguồn thơng tin một cách chính xác và nhanh chóng. Mỗi nhà
báo cần phải biết tự nâng cao trình độ của bản thân, tiếp thu thành tựu trong
cách làm báo tiên tiến của nước ngồi. Đồng thời, biết cách hình dung sự
kiện một cách rộng hơn, khơi gợi cảm xúc của người đọc nhưng không gây
nhiễu thông tin, không ảnh hưởng xấu mà ngược lại làm tăng thêm tính hấp
dẫn của tác phẩm đối với độc giả.

Báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ

Ba là, Không ngừng nâng cao quá trình rèn luyện lý luận, một mặt
phải nhận thức rõ các yếu tố chính trị, xã hội, nhưng mặt khác cũng phải
nhận thức đầy đủ vai trò của báo chí trong q trình phát triển để có những
biện pháp và cách thức hoạt động phù hợp, hiệu quả. Các nhà báo cần chủ
động, tích cực tiếp cận các nguồn thơng tin: Tin của Chính phủ, tin của đặc
phái viên, nguồn tin chính của bán báo, tin cung cấp từ nước ngồi,…Đồng
thời phải có những biện pháp trong việc giao lưu, trao đổi tin tức giữa 03
miền. Tăng cường sự giao lưu với báo chí nước ngồi cũng như xuất bản và
phát hành báo ra nước khác.
Bốn là, Tờ báo nào cũng cần xác định chuyên mục chính và đầu tư để
tạo sức hấp dẫn riêng. Vấn đề quan trọng là chọn lựa cho được những


26


chuyên mục thích hợp với đặc điểm của tờ báo và tâm lý tiếp nhận của
người đọc. Mỗi tờ báo hay phải hình thành phong cách, một phong cách
vừa ổn định, vừa phát triển. Phần ổn định là những phẩm chất tốt đẹp mà tờ
báo sáng tạo và tích luỹ được. Phần phát triển chính là những sáng tạo mới
theo yêu cầu đáp ứng nhu cầu của người đọc. Một tờ báo đang phát triển,
muốn phát triển tiếp phải có kết cấu mở, khơng khép kín và nhạy bén tiếp
cận cái mới, cái hay của thời cuộc.
Năm là, Phải có nhiều tổ chức liên quan để tạo ra những quy định,
hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của báo chí nước nhà và
quyền lợi của những người làm báo.
Sáu là, Muốn tăng số lượng độc giả, trước hết cần sử dụng báo chí như
một phương tiện để tuyên truyền và dạy chữ Quốc ngữ, đồng thời làm cho
người dân có thói quen đọc báo hàng ngày. Mặc khác, các tờ báo phải cải cách
nội dung và hình thức ra báo, viết ngắn gọn nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa;
khổ báo và giá cả khi báo phát hành cũng phải phù hợp để người dân dễ tiếp
cận; nội dung bài báo phải gắn chặt với quyền lợi hoặc ít ra thơng tin trong đó
cũng phải có giá trị đối với người dân; chuyên biệt về nội dung, đối tượng
hướng tới khơng có nghĩa là làm báo chỉ giành cho 01 đối tượng đọc mà phải
mang tính phổ cập, nghĩa là ai đọc báo cũng thấy rất ý nghĩa nhưng thông tin lại
quan trọng hơn đối với 01 nhóm đối tượng nào đó.
Bảy là, Các nhà hoạt động báo chí cũng như các nhà báo cần phải chủ
động trong việc ứng dụng các phương tiện máy móc kỹ thuật, cơng nghệ
thơng tin,…vào q trình hoạt động nghề nghiệp. Việc làm này sẽ giúp mỗi
người làm báo nâng cao chất lượng trong sáng tạo báo chí, giúp việc phản
ánh thông tin trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Tám là, Các tờ báo về Kinh tế của Việt Nam phải học hỏi về đường
hướng phát triển, phát triển, đa dạng về thể tài, thể loại; đồng thời tránh các
lặp lại các sai lầm, khuyết điểm của Tờ báo để ngày càng phát triển đi lên,
đóng vai trị quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.



27

KẾT LUẬN
Trải qua 20 năm tồn tại, sau khi phát hành số ra ngày 4/11/1921 thì
Nơng Cổ Mín Đàm bị đình bản. Theo các nhà nghiên cứu thì dù ra đời vào
thời kỳ sơ khai của báo chí Việt Nam nhưng Nơng Cổ Mín Đàm hội tụ đầy
đủ yếu tố của một tờ báo và sống được trong một khoảng thời gian khá dài.
Điều đáng tiếc là cho đến nay, số người biết đến tờ báo này không nhiều.
Lý do là công tác lưu chiểu không được chú trọng vào giai đoạn đó. Mặt
khác, vì đây là tờ báo tư nhân nên chỉ được lưu giữ tại các gia đình và các
cá nhân, do vậy không tránh khỏi bị tản mát và thất lạc.
Thời đại chuyển biến nhanh cùng với báo chí cịn có cả mạng xã hội.
Đương nhiên, nội dung kinh tế cũng lại là một nội dung thu hút được sự
quan tâm của toàn xã hội. Nhiều người giờ đây cho rằng, khơng nên đối lập
báo chí chính thống với mạng xã hội, thậm chí cực đoan hơn khi nghĩ đến
chuyện hội tụ ở một mức độ nào đó giữa báo chí chính thống với mạng xã
hội. Nhưng khơng khó để nhận ra rằng, bản chất của mạng xã hội trước sau
vẫn chỉ là thơng tin, trong đó, tất nhiên có cả thơng tin kinh tế, mà thơng tin
thôi là không đủ cho người kinh doanh trả lời các câu hỏi và cả những bức
xúc. Chỉ có một diễn đàn tranh luận đến cùng, với sự tôn trọng quyền nói
lên ý kiến của mình, bảo đảm mọi phát ngơn có trách nhiệm mới có thể
giúp xã hội trả lời các vấn đề mà nền kinh tế chuyển đổi đang đặt ra. Báo
chí nói chung, đặc biệt là báo chí kinh tế, chứ khơng phải mạng xã hội, mới
có thể đóng vai trị cung cấp một diễn đàn như thế.
Không gian sôi động trong phát triển kinh tế cũng như hội nhập đã tạo
cho báo chí chảy nhanh hơn cùng dịng chảy thời đại nói chung và dịng
chảy báo chí Việt Nam nói riêng, để báo chí có thể đi lên cùng nền kinh tế
đất nước. Thực tiễn đòi hỏi báo chí kinh tế Việt Nam phải tinh hơn, trách

nhiệm và sâu sắc hơn. Đó là sứ mệnh nặng nề mà cũng rất vinh quang cho
báo chí kinh tế Việt Nam những năm sắp tới./.


×