Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận lịch sử báo chí việt nam tìm hiểu sự ra đời và phát triển của tờ báo nông cổ mín đàm – tờ báo kinh tế đầu tiên của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.14 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
NỘI DUNG..........................................................................................................3
PHẦN 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI, CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ
ĐẶC ĐIỂM CỤ THỂ.........................................................................................3
1.1. Bối cảnh chính trị xã hội và hồn cảnh ra đời.........................................3
1.2. Các giai đoạn phát triển...........................................................................3
1.3. Những đặc điểm cụ thể............................................................................5
1.3.1. Hình thức trình bày...............................................................................5
1.3.2. Mục đích...............................................................................................5
1.3.3. Nội dung...............................................................................................7
1.3.4. Khó khăn gặp phải trong q trình tồn tại............................................8
1.4. Nhóm sáng lập.........................................................................................9
PHẦN 2: PHÂN TÍCH MỘT VÀI SỐ BÁO TRÊN BÁO NƠNG-CỔ MÍNĐÀM
Tun truyền góp vốn để tạo lợi ích chung..................................................11
PHẦN 3: Ý NGHĨA, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CỦA TỜ BÁO
TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI..................................................................14
3.1.Ý nghĩa và vai trò...................................................................................14
3.2. Bài học rút ra.........................................................................................15
3.2.1. Trong lý luận văn học lý luận văn học...............................................15
3.2.2. Trong phê bình văn học.....................................................................15
KẾT LUẬN.......................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................18

1


MỞ ĐẦU
Báo chí ở giai đoạn nào cũng để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về
những đặc điểm riêng của nó. Con đường hoạt động của nền báo chí Việt Nam
trong giai đoạn những năm 1805 tới đã đi qua đủ mọi cung bậc thăng trầm.


Trong khoảng thời gian đó, những người chiến sĩ cách mạng cầm bút, từ chuyên
tới không chuyên, đã hi sinh vô kể thời gian, chất xám của mình với hi vọng để
nền báo chí nước nhà có thể trụ vững trong thời kì đó. Họ đã sống đúng với lý
tưởng, đã liên tục và kiên trì tranh đấu, đã hy sinh cho báo chí cách mạng.
Chứng kiến các thủ đoạn mà bọn thực dân Pháp chỉ lăm le dập tắt các tờ báo viết
bằng chữ quốc ngữ trên đoạn đường mà nền báo chí Việt Nam đã đi qua, khơng
khỏi làm chúng ta cảm thấy phải nể phục những lớp người chiến sĩ cầm bút bởi
họ đã san phẳng định kiến xã hội cũ thời ấy. Những cá nhân, những đồng chí
cầm bút ngày nay phải luôn nhớ rằng làng báo Việt Nam đã có những vị tiền bối
xả thân dùng cây bút làm vũ khí để đấu tranh đành độc lập tự do, kiến tạo một
nền văn hóa mới và một xã hội mới cho các thế hệ sau.
Trong bài tiểu luận này, người viết đặc biệt chú ý và hứng thú tìm hiểu về sự ra
đời và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn trước năm 1945 và
những đặc điểm của nó, bởi những đặc trưng về bối cảnh lịch sử cũng như tính
chất cách mạng của báo chí giai đoạn này. Em đã rất tâm đắc và quyết định chọn
cho mình đề tài “Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của tờ báo Nông-cổ Mínđàm – tờ báo kinh tế đầu tiên của Việt Nam” làm mục tiêu nghiên cứu trong
cuốn tiểu luận này.

2


NỘI DUNG
PHẦN 1
HOÀN CẢNH RA ĐỜI, CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỤ
THỂ
1.1. Bối cảnh chính trị xã hội và hoàn cảnh ra đời
Vào thời điểm Nam Kỳ trước năm 1881 (lúc bấy giờ đang là thuộc địa của
Pháp), có hai điều kiện để một tờ báo thuộc thể loại bất kì để được phát hành và
xuất bản. Điều kiện thứ nhất là những tờ báo này đều phải được chính quyền
thực dân Pháp thơng qua và cho phép phát hành. Điều kiện còn lại là chủ tờ báo

phải là người mang quốc tịch Pháp. Nhưng bất công thay, người Việt ta dù
chiếm phần lớn tại Nam Kỳ lại khơng được hưởng quy chế này.
Nhanh chóng, luật tự do báo chí đã bị hạn chế bởi sắc lệnh 30/12/1898: các tờ
báo được in bằng bất kỳ ngôn ngữ nào ngồi tiếng Pháp phải được chính phủ
cho phép trước và những người cầm bút vừa không chỉ mất tự do mà còn đứng
trước nguy cơ bị tước giấy phép bất kì lúc nào nếu họ vi phạm những điều
khoản quy định trên. Chính vì vậy, các tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ gần như
vắng bóng trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX.
Thêm vào đó, việc xuất bản và in ấn báo chí là các ngành tốn kém ở thời kì đầu
thế kỉ XX, được du nhập từ Pháp nên ngồi kỹ thuật in mộc bản thủ cơng, người
Việt khơng có một chút kinh nghiệm nào. Vậy nên trong suốt hơn 35 năm và
mãi tới năm 1901, Sài Gòn mới có thêm một tờ báo từ làng báo chữ quốc ngữ
khác, đó là tờ Nơng-cổ Mín-đàm (08/1901-11/1924).
1.2. Các giai đoạn phát triển
Ra sau các tờ báo khác cùng thời nhưng lại đầy đặc điểm mới mẻ, Nơng-cổ mínđàm hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết để một tờ báo chữ quốc ngữ có thể tồn
tại trong một khoảng thời gian tương đối dài.
3


Tên của tờ Nơng-cổ Mín-đàm do ơng Paul Canavaggio, một chủ đồn điền và là
một thương gia người đảo Corse, thuộc hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ
làm chủ nhiệm.
Ấn phẩm đầu tiên được ra vào ngày 1/8/1901, được phát hành vào Thứ Năm
hằng tuần tại Sài Gòn. Một thời gian sau, báo đã được xuất bản một tuần 3 kỳ.
Tòa soạn báo được đặt tại số 84 đường Lagrandière (tức Sài Gịn ngày nay). Sau
đó, trụ sở liên tục thay đổi trước khi tọa lạc tại số 12 đường Cap Saint-Jacques,
Sài Gòn.
Theo nhận xét của một nhà nghiên cứu, “Nơng-cổ mín-đàm ra đời trong thời
buổi sơ khai của nền báo chí nước ta, lúc chữ quốc ngữ cũng cịn ít người biết
đọc. Cho nên, mặc dù nó đã đình bản chưa đầy một thế kỷ, mà có ít người biết

đến tờ báo này”. Dù phát hành rộng rãi khắp Lục tỉnh, số người đặt mua báo
Nơng-cổ mín-đàm vẫn không nhiều. Sau một năm phát hành, năm 1902, tờ báo
mới có 325 người đặt mua. Ngồi ra, cũng cần đề cập tới vấn đề nộp lưu chiểu.
Giá báo một năm dành cho người Việt (bổn quốc) là 5 đồng, cho người Pháp
(người Langsa) và người nước ngoài là 10 đồng.
Là một trong những ấn phẩm hiếm hoi trong giai đoạn này, Nơng-cổ mín-đàm
trở thành nơi thử nghiệm của một đội ngũ dịch các truyện và tiểu thuyết từ Đông
sang Tây, vừa tinh thông Hán học và biết chữ quốc ngữ như, Nguyễn Chánh
Sắc, Trần Phong Sắc, Nguyễn An Khương, Nguyễn An Cư, Đinh Văn Đẩu, Trần
Hữu Quang, … Nhờ giữ các chức vụ chủ bút hay phụ bút cho tờ báo, họ khởi
xướng phong trào dịch tiểu thuyết thần kỳ, anh hùng nghĩa hiệp của Trung Quốc
trong những năm 1905-1910.
Lần đầu tiên trên một tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ đã xuất hiện bản tục dịch
của Tam Quốc Chí bằng tiếng Việt; người dịch khơng ai khác chính là chủ bút
đầu tiên, ông Canavaggio. Cũng trên tờ báo này, xuất hiện tiểu thuyết feuilleton
(truyện dài đăng từng kỳ), đầu tiên là Hà Hương Phong Nguyệt của Lê Hoằng
4


Mưu khởi đăng từ năm 1912, Nghĩa Hiệp Kỳ Duyên của Nguyễn Chánh Sắt
đăng năm 1920, ...
Hậu bản của Nông-cổ Mín-đàm đúng ra khơng mất hẳn vào năm 1921 mà sang
tên là Tân đời thời báo (Journal des jeunes générations). Sau khi Canavaggio
mất năm 1922, Nguyễn Minh Kiên là chủ nhân tiếp theo của báo này (từ số 123,
26/8/1924 cho đến số 133, 4/10/1924) thì báo đình bản. Sử dụng tên mới và
dung chiến lược đăng lại một số bài viết của tờ Công luận báo, tờ báo này chỉ
sống được tới Tháng 1/1924 rồi mới chấm dứt hẳn.
Những biến động chính trị-xã hội trong giai đoạn đầu thế kỷ XX đã gây cản trở
trong việc lưu trữ, do vậy khó có thể tập hợp đầy đủ các số báo và hậu báo.
1.3. Những đặc điểm cụ thể

1.3.1. Hình thức trình bày
Nơng-cổ Mín-đàm ra tám trang mỗi số báo, được in tại Nhà in-Hiệu sách Claude
& Cie (Imprimerie-Librairie Claude & Cie), lần lượt theo khổ in-folio (dưới 40
cm), sau đó in-4° (dưới 30 cm), in-8° (dưới 25 cm) và cuối cùng là Grand infolio (hơn 40 cm).
Tên của tờ Nông-cổ Mín-đàm được in lớn trên trang nhất bằng ba loại chữ, Quốc
ngữ, Hán và Pháp, với ý nghĩa Uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn, hoặc
hiểu theo nghĩa hiện đại hơn là Đàm đạo về nông nghiệp và thương nghiệp.
- Quốc Ngữ: Nơng-cổ Mín-đàm
- Tiếng Hán: 農賈茗談
- Tiếng Pháp: Causeries sur l’agriculture et le commerce
Ngơn ngữ báo chí trong tờ báo còn chưa được đầu tư và trau chuốt, vẫn còn dài
và lủng củng, thể hiện rõ đặc điểm của tiếng Việt đầu thế kỷ XX. Cách trình bày
5


của tờ báo rất đơn giản, do hạn chế của kỹ thuật in ấn thời kỳ này.
1.3.2. Mục đích
Mục đích của việc xuất bản tờ báo được ông Paul nêu rõ ở lời “tự tự”, trong số
báo đầu tiên như sau:
“Hai mươi năm chẳng ở miền Nam thổ, nay đã tiêm thành cơ chỉ qui mô.
Đường thiên lý lục tỉnh dẫu khác đạo cang thường lễ nghĩa như nhau, nơi nơi
cũng "Tạo doan hồ phu phu". Việc hiếu-sự nay đà rang rảnh tình thê nhi thêm lại
rịch ràng. Vậy nên cơng sự từ hưu, vui theo thú thê trì nơng-cổ. Thương Nam
thổ dường như cố thổ, mến Nam nhơn quá bằng Tây nhơn, muốn sao cho nôngcổ phấn hành, sanh đại lợi cùng nhau cộng hưởng. Vậy ra sức lập nên nhựt báo
thơng tình nhau mà lại rộng chỗ kiến văn, lần lần liệu ta cử đồ đại sự.
Trong Đông cảnh Cao-ly, Nhựt-bổn, nước Xiêm-la cùng nước Đại-thanh đâu
đâu cũng đều có cơng văn nhựt báo. Há Lục tỉnh anh hùng trí dõng, lại khoanh
tay ngồi vậy mà xem, khơng thi thố cùng người mà trục lợi.
Nay nhờ lượng quan trên nghị chuẩn, cho ấn hành Nơng-cổ mín-đàm. Vậy xin
lục dịch lảm tàng, mà gắn sức giúp nhau nên việc”.


6


Trang nhất số đầu tiên của Nơng cổ Mín-đàm
Mục tiêu chính của tờ báo là đấu tranh vì quyền lợi và tự do của quần chúng lao
động; đánh thức người dân khỏi sự “ru ngủ” của chính sách khai hóa và sự bành
trướng của chính quyền thực dân Pháp, khơng hề đi theo con đường mà chúng
đã tự vẽ ra cho báo chí Việt Nam mà cịn đi ngược lại quyền lợi của chúng.
1.3.3. Nội dung
Mặc dù là tờ báo kinh tế đầu tiên ở Việt Nam nhưng Nơng-cổ Mín-đàm lại có tới
50% dung lượng dành cho văn chương. Các trang giữa sẽ dung để đăng các
truyện dịch (tiểu thuyết hoặc truyện ngắn dài kỳ nổi tiếng của Anh, Pháp hoặc
Trung Quốc), thơ ca do các phụ bút sáng tác, điểm báo châu Âu, hướng dẫn cách
thức vệ sinh phòng bệnh hoặc trồng trọt chăn nuôi, thông tin số lượng và giá lúa
gạo bán đi các nước, 2 trang cuối dành cho quảng cáo và rao vặt. Các bài viết
được chia thành hai cột và khơng kèm hình minh họa. Ngồi ra, các mục cách
nhau bằng một dịng kẻ và tên tiêu đề được in to đậm hơn. Ngoài mục trên, tờ
báo cịn có mục “Cáo thị”, “Thi phổ” để đăng các sáng tác thi ca mới của độc
giả hay văn học dân gian sưu tầm… Tờ báo cũng là đơn vị đầu tiên tổ chức cuộc
thi truyện ngắn trong lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại.
Ngoài đăng tải các tác phẩm thơ, truyện dịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, báo còn
đăng tải những bài nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học. Trong 23 năm tồn tại,
tờ báo chỉ có 88 bài nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học nhưng vẫn chỉ ở
mức độ đơn giản.
Có một số ý kiến cho rằng mục “Thương cổ luận” trong tờ báo là mục cần được
chú ý nhất vì độ quan trọng và tầm ảnh hưởng của nó. Tuy nhiên, những bài luận
về nghề buôn chỉ xuất hiện nhiều trong ba năm đầu tiên khi Lương Khắc Ninh
làm chủ bút. Cùng một chủ để về nghề buôn nhưng ông sử dụng các mục khác
nhau để thể hiện như “Thương cổ luận”. Xuất hiện ngay trên trang nhất từ số

đầu tiên, chủ tờ báo, ông Lương Khắc Ninh đã thẳng thắn tuyên chiến với tư
7


tưởng tứ dân “sĩ, nông, công, thương”- thứ đã ăn sâu vào suy nghĩ của người
Việt bằng lời khẳng định: “Sự đại thương là đệ nhứt cách giúp cho dân phú
quốc cường”. Ông thường gửi gắm sự hướng dẫn các thương nhân Việt xưa về
cách giao thương buôn bán và khuyến khích, kêu gọi độc giả cùng đồng lịng học
tập và nghiên cứu để cạnh tranh với các thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều. Vì lẽ
đó, đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ. Tới năm 1906,
“Thương cổ luận” chính thức bị gỡ khỏi báo Nơng-cổ Mín-đàm sau khi đã được
phát hành hơn 100 số. Lương Khắc Ninh, chủ bút Nơng Cổ Mín Đàm, người giữ
mục này cũng chính thức giã từ tờ báo, để ông Gilbert Trần Chánh Chiếu làm
Chủ bút thay thế.
Tờ báo tồn tại trong khoảng thời gian tương đối dài, đủ để trở thành một trong
những ngọn cờ tiên phong trong trào lưu cải cách đầu thế kỷ XX.
1.3.4. Khó khăn gặp phải trong q trình tồn tại
Vì Nơng-cổ Mín-đàm là một tuần báo kinh tế tư nhân nên:
-

Khơng nhận được bất kỳ khoản tiền trợ cấp nào của chính phủ và buộc tự tìm

cách phân phối và thu hút độc giả. Dù phát hành rộng rãi khắp lục tỉnh, số người
đặt mua báo Nơng-cổ mín-đàm vẫn khơng nhiều vì người đặt mua báo phải là
những người biết chữ và có điều kiện tài chính, nên danh sách độc giả của tờ báo
chủ yếu là các quan chức và điền chủ địa phương, hay các công chức nhà nước
(325 người). Ở năm thứ hai lưu hành, số người đặt mua bảo là 350 người, và với
giá bán 5 đồng / năm / người thì tổng số tiền báo thu được là 1.750 đồng, trong
khi đó tổng chi phí là hơn 2.000 đồng. Tuy lỗ rồng nhưng ông Canavaggio vẫn
cố gắng duy trì tờ báo của mình.

- Ban biên tập phải giành tới hai trên tám trang để đăng danh sách những độc
giả còn nợ tiền (100 người). Số người đặt mua chịu rất nhiều, tới mức tờ báo
phải tha thiết năn nỉ những người cịn nợ tiền thanh tốn tiền báo trong mục
“Bổn quán cẩn tín”:
8


“Bổn quán kính ít lời với chư quí hữu, sau xin trân tình cho rõ lẽ đục trong:
Nhựt trình Nơng-cổ mín-đàm lập từ 1er aout 1901 đến nay, cũng gần giáp một
năm, nhờ ơn của các quí-hữu mua mà xem đặng ba trăm hai mươi lăm vị. Xin
chư quí hữu xét coi anh em chúng tôi, chẳng những lỗ công mà thôi, mà lại lỗ
tiền nữa. Tuy vậy mà đều làm hữu ích cho người, thì anh em chúng tơi dầu lỗ
cơng dầu lỗ tiền, cũng chẳng mỏi chí, nguyện làm sao cho đến thành sự cho
người mới thôi. Thương ôi! Chẳng những là ít người muốn xem mà thôi, mà lại
trong số ba trăm hai mươi lăm người mua, thì có hai trăm lẻ đã trả tiền. Xin coi
như vậy thì hẹp cho chúng tơi lắm.
Nay chúng tơi xin đăng trọn những chư vị chưa trả vơ nhựt trình này, đặng nhắc
cho nhớ rõ, ráng gởi bạc đến cho bổn quán, đặng mà xài kẻo lỗ nhiều lắm. Xin
chớ phiền sao mà hỏi tiền, vì thiếu và lỗ nên phải hỏi”
(Số 41, ngày 05/06/1902)
-

Trong quá trình tồn tại và phát triển ln bị kẻ thù dịm ngó, thậm chí truy

kích, cấm lưu hành, tìm mọi cách đình chỉ xuất bản. Đối với chính quyền thực
dân, báo chí chữ quốc ngữ luôn là một đối tượng nguy hiểm trong quá trình “ru
ngủ” dân thuộc địa và trong cuộc đấu tranh về mặt chính trị tư tưởng. Điều đó đã
khiến chính quyền thực dân tìm mọi cách để dịm ngó, kiểm sốt, thậm chí truy
kích, cấm lưu hành, đình chỉ xuất bản báo chí cách mạng.
1.4. Nhóm sáng lập

Chủ đầu tiên của tờ báo là ông Paul Canavaggio, là một người Pháp ở đảo Corse,
vừa là một chủ đồn điền, một nhà buôn muối và hội viên Hội đồng Thuộc địa
Nam Kỳ.
Tuy vậy, em xin phân tích chi tiết về chủ bút thứ hai, ông Lương Khắc Ninh, bởi
ông mới là người tâm huyết với việc truyền đạt và khuyến khích người dân Việt
xưa học cách buôn bán từ các thương gia nước ngoài; biến tờ báo thành tuần báo
9


kinh tế.
Tự là Dũ Thức và hiệu là Dị Sử Thị (1862-1943) ông là một trong những cây bút
nổi tiếng thời đó, quê ở Vĩnh Long. Được học chữ Nho, chữ Quốc ngữ và Pháp
từ nhỏ, ông vừa là một tri thức Nha Trang vừa là một tri thức Tây học, nên am
hiểu sâu sắc cả hai nền văn hóa Đông Tây. Sau khi tốt nghiệp trường Le Myre de
Vilers ở Mỹ Tho, ông được làm việc tại Sở Thương chánh Bến Tre trong thời
gian từ năm 1880-1893. Năm 1902, ông trúng cử vào Hội đồng Quản hạt Nam
Kỳ, tiếp đến là Hội động tư vấn Đông Dương năm 1906. mục “Thương cổ luận”mục quan trọng nhất của tờ báo, được ông trực tiếp viết và nghiên cứu rồi phát
hành. Ông hay dùng những câu chữ đầy sự tôn trọng và thật tâm trong từng số
báo mình phụ trách khi luận bàn về nghề bn, với mục đích là để khơi dậy được
sự đồng cảm của độc giả. Ơng cịn là một người rất nhân hậu và có tầm nhìn.
Qua những bài viết của ông, độc giả sẽ thấy một Lương Khắc Ninh với nỗi trăn
trở và xót xa trước sự tụt hậu của đất nước và khuyến khích dân chúng bn bán
làm giàu một cách kiên trì trong suốt 3 năm hoạt động trong làng báo. Ông phải
chia tay tờ báo ít năm sau đó bởi sự khác biệt về quan điểm làm báo giữa ông và
ông Canavagio.
Những chủ bút tiếp theo của tờ báo đều là những người trí thức, có chức sắc và
cơng thương ở Nam Kỳ vào thời kỳ đầu thế kỷ XX. Các chủ báo lần lượt có các
ơng Gilbert Trần Chánh Chiếu, Tân Châu Nguyễn Chánh Sắc và Phạm Minh
Kiên... Một số cộng tác viên tiêu biểu của tờ báo là Huỳnh An Cư, Nguyễn Khắc
Huề, Nguyễn Khắc Xương, Trần Khắc Kỳ ...


10


PHẦN 2
PHÂN TÍCH MỘT VÀI SỐ BÁO TRÊN BÁO NƠNG-CỔ MÍN-ĐÀM
Tun truyền góp vốn để tạo lợi ích chung
Lương Khắc Ninh chia các hình thức bn bán như sau:
- Bn nhỏ: khơng cần phải vốn lớn và khơng cần dịng người tham gia
- Bn phải: ngồi xem rõ thật nghề buôn , trong là bày chuyện dạy người trọn
đạo
- Buôn quấy: chuyến tính điều gian xào , tham lam , ích kỷ , lừa đảo và thất tin
Thấy tầm quan trọng của huy động vốn trong kinh doanh và buôn bán, ông luôn
nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác góp vốn lớn để tăng lợi nhuận. Theo ơng
, có vốn lớn thì mới bn lớn được , có bn lớn thì mới lãi lớn được. Và trong
thực tế, bn bán một mình thì gặp rất nhiều rủi ro, còn nhiều người tham gia sẽ
giảm được những rủi ro trong buôn bán.
Những đối tượng mà theo Lương Khắc Ninh có thể kêu gọi đầu tiên cho “phi vụ
góp vốn” lớn ở Nam Kỳ phải là những quan chức hoặc tầng lớp tri thức như quan
đốc, quan phủ, quan huyện, thơng phán, thơng ngơn, phó tổng, hương chủ,
hương trưởng,... , bởi họ có địa vị và tiền bạc - hai yếu tố quan trọng để làm
bn bán lớn. Ơng cho biết, có hai lý do chính làm cho người nước ta không
muốn hùn vốn để buôn lớn .
- Mọi người chưa có thói quen hay khái niệm hợp sức cùng nhau bn bán
lớn. Kể cả có người muốn nhưng sợ rủi ro vì chưa bn bán bao giờ.
- Có người thạo buôn rồi nhưng cũng không muốn làm chung với ai.
Ở xứ Nam Kỳ tuy có tới 200-300 người có thể làm việc đó nhưng họ tự cao, ích
kỷ và muốn an phận . Nếu dư tài sản thì họ cho người nghèo vay để lấy lãi cao
11



nhất. Trong thực tế, cách này không làm cho người giàu giàu thêm và làm người
nghèo sẽ càng nghèo thêm. “Họ khơng cần phải bỏ hết tài sản nhà mình ra để
hùn vốn. Nếu họ có 10 mà bỏ ra 1 để hùn vốn thơi thì dân chúng cũng được nhờ
rồi. Buôn bán lớn giúp người giàu sẽ càng giàu thêm, người nghèo có việc làm
để tự trang trải cho cuộc sống. Nếu người giàu chỉ lo giữ vốn, thì số phần vốn
bỏ ra đó cũng khơng làm cho mình giàu thêm được bao nhiêu, lại phải chịu
tiếng là không có chí làm ăn, thậm chí chưa chắc đã giữ được tiền mãi...”
(“Thương cổ luận”, số 106, ngày 10/9/1903, tr.2)
Lương Khắc Ninh nhấn mạnh sự minh bạch trong buôn bán lớn . Theo ơng khi
tập hợp được người để góp vốn rồi thì những người tham gia phải bàn luận kỹ
với nhau về điều lệ, bầu người đứng đầu và phân công việc cụ thể cho từng
người trong hội, định mức chia lợi nhuận. Ai đóng góp nhiều thì được hưởng lợi
nhiều.
Dư luận vẫn khá dè dặt trước tư tưởng này của Lương Khắc Ninh. Số báo 92
dăng thư của một người đọc gửi đến tịa soạn hỏi ơng ba vấn đề lớn, đó là:
- Sao mà luận hồi ?
- Luận hồi sao chưa thấy ai hùn hiệp bn bán chi ?
- Sao không thấy người luận bàn nào của báo lập nhà bn ?
Ơng trả lời ba câu hỏi này như sau: “Một là, luận hoài cho người hiểu rõ. Hai
là, người tuy thấy nghe mà chưa xét nên chưa tin, chưa tưởng nên chưa hùn hiệp
buôn bán. Ba là, người chưa xét kỹ, chưa tin lời luận là trung lý nên chưa lập
được cuộc đại thương.” Một số người khác thì tỏ ý bị quan về sự phát triển của
nghề buôn, bởi tục cũ đâu dễ bỏ. Mặc dù tư tưởng buôn bán lớn của ông chưa
được dư luận đón nhận tích cực, nhưng ơng vẫn kiên trì bám báo để khun nhủ,
phân tích và bày cách bn bán cho dân chúng. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi
việc khơng cảm thấy mình khơng được lắng nghe: “làm điều ấy được lợi mà bạn
12



đồng quốc vẫn khơng giúp dến, khơng chịu làm thì để cho trời đất quỷ thần phán
xét, chứ không nên lo lắng nhiều vì lực bắt quả thiên, lý bất quá cường“ và trăn
trở “người mà không ưa làm, tôi không hiểu làm sao vậy?”
(“Thương cổ luận”, số 35, ngày 24/4/1902, tr.2)
May thay, sau đã có một nhóm đối tượng dư luận đứng về phía Lương Khắc
Ninh. Ơng Nguyễn Tại Kiệm ở Tây Ninh gửi thư động viên ông và tờ báo, khen
tuần báo “ lời nói khơng cao kỷ mà xem thì dễ hiểu ”
(“Đáp từ”, số 7, ngày 12/9/1901, tr.1)
Lương Khắc Ninh cảm thấy cơng sức mình bỏ ra đã thực xứng đáng bởi cuối
cùng cũng có độc giả ghi nhận ơng. Ơng hạnh phúc khi khi tờ báo đã có những
tác động nhất định tới nhận thức của một bộ phận dân chúng Nam Kỳ: “Xét lại
cũng có một ít nơi, dã bày bn bán, xem lại cũng có thạnh lợi hơn lúc chưa
buồn. Vậy tơi lấy làm vui mằng hết sức, và ước ao cho dặng nhiều nơi nhiều chỗ
hùn hiệp buôn chung cho rõ đều đại lợi"
(“Thương cổ luận”, số 140, ngày 12/5/1904, tr.1)

13


PHẦN 3
Ý NGHĨA, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CỦA TỜ BÁO TRONG LỊCH
SỬ VÀ HIỆN TẠI
3.1. Ý nghĩa và vai trị
Nơng-cổ Mín-đàm được khai sinh và phải chiến đấu cho sự tồn tại của mình
trong bối cảnh rối ren và vô cùng phức tạp của đất nước. Tuy vậy, tờ báo cũng đã
tồn tại và mang một sức sống bền bỉ, với nội lực sinh tồn mạnh mẽ. Báo chí cách
mạng Việt Nam giai đoạn trước năm 1945 đã hòa chung hơi thở với cuộc đấu
tranh dân tộc, đi song hành và trở thành vũ khí tư tưởng đắc lực để truyền đạt, cổ
vũ, vận động của giai cấp vơ sản Việt Nam.
Hoạt động báo chí cách mạng là một cuộc chiến không thuốc súng, không đạn

bom nhưng sử dụng câu từ và ngịi bút làm vũ khí tư tưởng, để làm lụi bại mưu
hèn kế bẩn của thực dân Pháp; mặt khác cịn tun truyền và khích lệ tinh thần
đấu tranh trong tim mỗi con người yêu nước. Trên mặt trận tư tưởng này, các nhà
báo cầm bút đấu tranh thay vì cầm súng, cũng là những người lính kiên cường và
dũng cảm nhất trên mặt trận tư tưởng chính trị. Họ, trước hết là những người yêu
nước, giác ngộ cách mạng sớm và trung thành với lý tưởng cách mạng. Xác định
rõ sức mạnh đấu tranh của báo chí, những người hoạt động cách mạng đã đứng
ra viết, biên tập và tổ chức các cơ quan báo chí để thực hiện tuyên truyền cách
mạng và đấu tranh chính trị. Họ cũng chính là hình mẫu lí tưởng để nhà báo hiện
đại noi theo: bảo vệ lí tưởng nhà báo đã nhân thức và theo đuổi, dũng cảm chiến
đấu vì chân lý, góp sức vào tiếng nói chung trên mặt trận báo chí, giành lại tự do
cho đất nước, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, ...
Nông-cổ Mín-đàm là cả một nghệ thuật lãnh đạo vì nó cần sự sáng tạo và bền trí
để khơng ngừng chống lại các thế lực thù địch muốn bóp chết nó ngay khi mới
xuất hiện. Tờ báo cịn có ý nghĩa rất đặc biệt bởi nó được mệnh danh là tờ báo
kinh tế viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam, các tác phẩm dịch thuật
14


được đăng trên báo đóng một vai trị quan trọng trong việc cải thiện văn phong
chữ quốc ngữ, cùng với việc bổ sung từ vựng chuyên môn và học hỏi thêm
những từ ngữ mới. Là một trong những ấn phẩm hiếm hoi trong giai đoạn này,
Nơng-cổ mín-đàm trở thành “một câu lạc bộ” cho những người dịch truyện đa
ngôn ngữ. Qua đó, họ khởi xướng phong trào dịch tiểu thuyết trong những năm
1905-1910.
Kết hợp hoạt động chính trị với hoạt động báo chí như một phương thức làm
cách mạng khơng thể tách rời, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người chiến sĩ
cách mạng vẫn kiên trung với lý tưởng cách mạng, ngay cả khi bị bắt và đứng
trước cái chết, người chiến sĩ vẫn không ngừng viết báo và quyết đưa sự thật ra
ánh sáng.

3.2. Bài học rút ra
3.2.1. Trong lý luận văn học
Tờ báo tập trung bàn về tiểu thuyết; xoay quanh các vấn đề văn chương, ngoài ra
cịn có những bài bàn về hát bội và cải lương. Đó thật sự là những luận giải có
giá trị trong xã hội buổi giao thời, khi đồng tiền và địa vị ngày càng chi phối đời
sống tinh thần của con người. Có lẽ vì vậy mà bao giờ các tác giả cũng đặt vấn
đề giáo dục, giữ gìn phong hóa làm trọng tâm. Lý luận văn học đã thể hiện lối tư
duy truyền thống ấy, khẳng định vai trò và sức mạnh của văn chương trong việc
cảm hóa lịng người và tu dưỡng đạo đức, lấy văn chương làm thước đo.
Tuy các tác giả cịn chưa gọi tên chính xác nhưng cũng đã ý thức được văn
chương phải phục vụ cho đại chúng chứ không chỉ dành riêng cho đối tượng có
học thức trong xã hội. Với những quan điểm cách tân trên, văn học nghệ thuật
Việt Nam thời kỳ này đã vận động đúng theo hướng hiện đại hóa. Tuy bước đầu
gặp phải những khó khăn nhất định nhưng với tinh thần lý luận mới mẻ, hợp lý
trong bối cảnh thời đại mới và những yêu cầu mới của các tầng lớp khán giả,
chân lý bao giờ cũng chiến thắng.
15


3.2.2. Trong phê bình văn học
Với phê bình thơ, Nơng cổ Mín đàm đã mở ra hướng đối thoại mới với những
cuộc tranh luận sôi nổi diễn ra giữa những người cùng thời. Tuy nhiên trong thời
kỳ đầu, vấn đề được đưa ra nhưng không được giải quyết triệt để, đa phần bị bỏ
lửng, các ý kiến đơi lúc cịn ngây ngơ, mang tính chất cá nhân, có khi các tác giả
còn cãi nhau, chê bai nhau thậm tệ. Điều đó cho thấy những hạn chế nhất định
trong ý thức phê bình của các tác giả đương thời.
Nhưng càng về sau, giới văn sĩ ý thức được bản chất của việc tranh luận nên hoạt
động này ngày càng diễn ra theo chiều hướng tích cực hơn. Những ý kiến luận
bàn về tiểu thuyết Tàu đã hình thành nên một trào lưu sáng tác tiểu thuyếtmặc dù
chưa xây dựng được tác phẩm nào thật sự có giá trị. Việc phê bình có hệ thống

hơn, mang tính khoa học hơn, thái độ phê bình của các tác giả chuyên nghiệp
hơn, các vấn đề nêu ra cũng mang tính thời sự hơn, có ảnh hưởng đến sự phát
triển của xã hội và đời sống con người.
Tuy nhiên, việc phê bình các tác phẩm cụ thể còn chưa chuyên sâu, chủ yếu là
thiên về khen ngợi thông qua những mẩu quảng cáo trên báo. Tuy nhiên, hoạt
động này đã bước đầu mở ra hướng đi mới cho phê bình tác phẩm của văn học
hiện đại.

16


KẾT LUẬN
Nơng cổ Mín-đàm dám học hỏi văn hóa phương Tây và khởi xướng cuộc cải
cách văn chương tiến bộ, nhưng không phủ nhận giá trị cũ mà vẫn chủ trương
giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc. Mặc dù hạn chế về nhiều mặt vẫn tồn tại,
nhưng đã góp phần giúp các nhà báo ccasha mạng thấy được sứ mệnh, trách
nhiệm và trọng trách lịch sử của mình, từ đó định hướng sự phát triển của văn
chương hiện đại.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. Đỗ Quang Hưng (2018). “Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945”.
Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
2. Lương Khắc Ninh (1901). “Số 7: Đáp từ”. Nơng-cổ Mín-đàm
3. Lương Khắc Ninh (1902). “Số 41: Bổn qn cẩn tín”. Nơng-cổ Mín-đàm
4. Lương Khắc Ninh (1903). “Số 106: Thương cổ luận”. Nơng-cổ Mín-đàm
5. Lương Khắc Ninh (1902). “Số 35: Thương cổ luận”. Nơng-cổ Mín-đàm
6. Lương Khắc Ninh (1904). “Số 140: Thương cổ luận”. Nơng-cổ Mín-đàm


18



×