Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Khóa luận phân tích tổng quan hệ thống về chi phí – hiệu quả của apixaban trong ngăn ngừa đột quỵ ở người mắc bệnh rung nhĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.63 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TRỊNH NHẬT LINH

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN HỆ THỐNG VỀ CHI PHÍ HIỆU QUẢ CỦA APIXABAN TRONG NGĂN NGỪA ĐỘT
QUỴ Ở NGƯỜI MẮC BỆNH RUNG NHĨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TRỊNH NHẬT LINH

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN HỆ THƠNG VỀ CHI PHÍ - HIỆU QUẢ
CỦA APIXABAN TRONG NGĂN NGỪA ĐỘT QUỴ Ở NGƯỜI
MẮC BỆNH RUNG NHĨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
Khóa: QH.2018.Y
Người hướng dẫn: PGS. TS. Hà Văn Thúy

HÀ NỘI – 2023


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Hà Văn Thúy Trưởng bộ môn Quản lý - Kinh tế Dược và cô giáo TS. Bùi Thị Xuân - Giảng


viên bộ môn Y Dược cộng đồng và Y dự phòng, trường Đại học Y Dược, Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã đưa ra định hướng và tận tình hướng dẫn em trong
q trình thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn người thầy và
người cô đã dành rất nhiều tâm sức, thời gian chỉ bảo, động viên em nỗ lực
không ngừng nghỉ trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu và các thầy
cô giáo Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội những người thầy
cô đã chia sẻ những kiến thức chuyên môn cũng như kĩ năng thực tiễn vô
cùng quý báu cho em trong suốt quãng thời gian sinh viên.
Cuối cùng, cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh, đồng hành sẻ
chia những lúc em gặp khó khăn và là điểm tựa, niềm động viên, khích lệ cho
những thành tích nhỏ trong cuộc sống để em vững bước trên con đường mình
đã chọn lựa.
Mặc dù bản thân đã nỗ lực hết mình để hồn thành tốt luận văn nhưng
có thể khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình nghiên cứu
và trình bày. Em rất kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy cơ giáo
để đề tài được hồn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày 19 tháng 5 năm 2023
Sinh viên

Trịnh Nhật Linh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương I. TỔNG QUAN .................................................................................. 4
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 4
1.1. Bệnh học............................................................................................. 4
1.2. Cơ chế hoạt động của Apixaban ........................................................ 7
1.3. Tổng quan hệ thống............................................................................ 8

1.4. Đánh giá Kinh tế Dược .................................................................... 14
1.5. Tầm quan trọng của ứng dụng tổng quan hệ thống và đánh giá kinh
tế dược cho quy trình xây dựng Danh mục thuốc Bảo hiểm Y Tế ......... 17
2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 20
2.1. Hướng dẫn dự phòng nguy cơ đột quỵ trong bệnh rung nhĩ tại Châu
Âu ............................................................................................................ 20
2.2. Tính an tồn của Apixaban so với các thuốc chống đông đường uống
khác ......................................................................................................... 23
3. Thực trạng nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 25
Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 26
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 26
2.1.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 26
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu (dựa trên PICO) .......................................... 26
2.2.1. Thiết lập câu hỏi nghiên cứu ......................................................... 26
2.2.2. Tìm kiếm các nghiên cứu .............................................................. 26
2.2.3. Lựa chọn nghiên cứu ..................................................................... 27
2.2.4. Trích xuất dữ liệu .......................................................................... 27
2.2.5. Đánh giá chất lượng các nghiên cứu ............................................. 29
Chương III. KẾT QUẢ ................................................................................... 30
3.1. Tìm kiếm nghiên cứu ........................................................................... 30


3.2. Đánh giá chất lượng nghiên cứu .......................................................... 31
3.3. Phân tích nội dung nghiên cứu ............................................................. 32
3.3.1. Tác giả và quốc gia thực hiện nghiên cứu và năm công bố nghiên
cứu ........................................................................................................... 49
3.3.2. Năm công bố nghiên cứu và năm quy đổi giá trị chi phí – hiệu quả
................................................................................................................. 49

3.3.3. Quan điểm nghiên cứu .................................................................. 50
3.3.4. Khung thời gian chạy mơ hình ...................................................... 51
3.3.5. Mức chiết khấu .............................................................................. 51
3.3.6. Nguồn tài trợ nghiên cứu .............................................................. 52
3.3.7. Ngưỡng sẵn sàng chi trả ................................................................ 52
3.3.8. Kết quả nghiên cứu ....................................................................... 53
3.3.9. Kết quả phân tích độ nhạy............................................................. 53
Chương IV. BÀN LUẬN ................................................................................ 55
4.1. Kết quả đề tài ....................................................................................... 55
4.2. Ưu điểm của đề tài ............................................................................... 58
4.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................ 58
Chương V. KẾT LUẬN .................................................................................. 60


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Viết đầy đủ theo tiếng Anh

Viết đầy đủ theo tiếng
Việt

Prothrombin

Xét nghiệm đông máu dùng
đo khoảng thời gian hình
thành cục máu đơng

INR


International Normalized Ratio

Xét nghiệm đánh giá mức
độ hình thành các cục máu
đơng

ICER

Incremental cost effectiveness
ratio

Tỷ số gia tăng chi phí - hiệu
quả

QALY

Quality - adjusted life - year

Số năm sống thêm hiệu
chỉnh theo chất lượng cuộc
sống

CMA

Cost Minimization Analysis

Phân tích chi phí - tối thiểu

CEA


Cost effectiveness analysis

Phân tích chi phí - hiệu quả

CUA

Cost utility analysis

Phân tích chi phí - thỏa
dụng

CBA

Cost-Benefit Analysis

Phân tích chi phí - lợi ích

PT

i


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
STT

Tên bảng, biểu đồ

Trang


1

Bảng 1.1. Thang điểm CHA2DS2-VASc xác định nguy cơ
đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

5

2

Bảng 1.2. Thang điểm SAMe-TT2R2 dự đốn bệnh nhân
được hưởng lợi ích từ việc sử dụng thuốc kháng đông

6

3

Bảng 1.3. CHEERS biểu thị Tiêu chuẩn Báo cáo Đánh giá
Kinh tế Y tế

10-13

4

Bảng 2. Các khuyến cáo cho ngăn ngừa biến cố
thuyên tắc huyết khối trong rung nhĩ

5

Bảng 3: Phân tích nội dung nghiên cứu


44-48

Tên bảng, biểu đồ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ biểu thị đích tác dụng của Wafarin và
Apixaban trong q trình đơng máu
Sơ đồ 2.1. Hướng dẫn sử dụng thuốc chống đơng trong
phịng chống đột quỵ ở người mắc bệnh rung nhĩ của NICE
2014
Sơ đồ 2.2. Mơ hình 3 bước của ESC 2020 sử dụng thuốc
chống đơng trong phịng chống đột quỵ ở người mắc bệnh
rung nhĩ.

Trang

Sơ đồ 3. Sơ đồ PRISMA cho quá trình lựa chọn nghiên cứu

29

STT
1
2

3
4

ii

22

7

20

21


ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều tra dịch tễ học toàn cầu về rung tâm nhĩ vào năm 2017, tồn thế
giới có 37,574 triệu người mắc rung nhĩ, tương đương 0,51% dân số, và tỉ lệ
này đã tăng 33% so với 20 năm trước, hơn nữa dự đoán tỷ lệ người mắc rung
nhĩ sẽ tăng hơn 60% đến năm 2050 [1]. Những bệnh nhân rung nhĩ có nguy
cơ đột quỵ gấp 5 lần so với những bệnh nhân không mắc bệnh này. Theo tổ
chức y tế Thế Giới WHO đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới, điều này gây ra một gánh nặng lớn
về chi phí và nhân lực cho ngành y tế. Điều trị rung nhĩ, bên cạnh việc kiểm
soát các triệu chứng, thì dự phịng đột quỵ cũng đóng vai trị vơ cùng quan
trọng. Qua theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa, việc lựa chọn thuốc điều trị
là yếu tố tiên quyết. Nó khơng chỉ giúp giảm tỉ lệ tử vong và tối ưu hóa chi
phí điều trị cho bệnh nhân, từ đó làm giảm gánh nặng cho ngành Y Tế. Hiện
nay, trên thế giới có nhiều phân tích chi phí-hiệu quả của Apixaban trong
ngăn ngừa đột quỵ ở người mắc bệnh rung nhĩ đã được công bố. Theo thống
kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh đột quỵ là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới, và người
mắc bệnh rung nhĩ có nguy cơ cao hơn bị đột quỵ. Việc phân tích tổng hợp
những báo cáo này rất quan trọng trong trong quá trình xem xét thuốc vào
Danh mục thuốc Bảo hiểm y tế, giúp giảm thiểu gánh nặng kinh tế cũng như
là giảm tỉ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân này.
Đột quỵ được xếp hạng là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh
tim thiếu máu cục bộ, và đứng thứ ba nếu như coi các bệnh ung thư là một
nhóm. Khoảng 85% tổng số ca tử vong do đột quỵ được ghi nhận ở các quốc
gia có thu nhập thấp và trung bình trong đó có Việt Nam. Và rung nhĩ mãn

tính không do bệnh van tim làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 5 lần [2]. Các
dữ liệu từ hiệp hội L’Aquila Stroke Registry (1994–1998) cho thấy tỷ lệ
rung nhĩ ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ khoảng 24,6%, và tăng đến
31,5% trong năm 2011–2012, chiếm khoảng một phần ba tất cả các biến cố
thiếu máu cục bộ não và tỉ lệ ngày càng tăng. Hơn nữa, đột quỵ thiếu máu
cục bộ do rung nhĩ đặc biệt nghiêm trọng và cho thấy tỷ lệ tử vong và
thương tật vĩnh viễn cao nhất [3]. Cụ thể, các bệnh nhân bị đột quỵ liên quan
1


đến rung nhĩ có tỉ lệ tử vong là 50% trong vòng 1 năm, so với 27% đối với
đột quỵ không liên quan đến rung nhĩ [4]. Các dữ liệu trên cho thấy việc lựa
chọn thuốc điều trị, kiểm soát hiệu quả ngăn ngừa đột quỵ, chống thuyên tắc
mạch máu trong bệnh rung nhĩ là rất quan trọng để giảm tỉ lệ tử vong và tối
ưu hóa chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Hiện nay, thuốc kháng vitamin K (warfarin) là thuốc chống đông
đường uống duy nhất được khuyên dùng để điều trị chống huyết khối ở
những bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ, nhưng việc quản lí và điều trị phức tạp
do yêu cầu liều lượng thay đổi [5]. Các hướng dẫn gần đây của Hiệp hội Tim
mạch Châu Âu khuyến nghị sử dụng thuốc chống đông đường uống mới
(NOAC) như là lựa chọn thay thế cho liệu pháp thuốc kháng vitamin K
thông thường hoặc liệu pháp chống kết tập tiểu cầu ở hầu hết bệnh nhân cần
phòng ngừa đột quỵ ở người mắc bệnh rung nhĩ [6]. Một trong số đó là
Apixaban có tác dụng ức chế yếu tố đơng máu Xa phịng ngừa đột quỵ, và
có hoạt tính dùng đường uống. Apixaban vượt trội hơn warfarin trong việc
ngăn ngừa đột quỵ và đáp ứng tốt với bệnh nhân nội trú không dung nạp
thuốc kháng vitamin K. Apixaban làm giảm nguy cơ đột quỵ mà không làm
gia tăng nguy cơ xuất huyết nặng so với aspirin [7, 8]. Vì nhu cầu nâng cao
hiệu quả điều trị ngày càng cao, nên các lợi ích lâm sàng của thuốc chống
đơng đường uống này cũng cần được cân nhắc với việc tăng chi phí điều trị.

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, số lượng nghiên cứu
ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt, cá nhân những người ra quyết định
không thể đánh giá số lượng lớn nghiên cứu sơ cấp này để có thể đưa ra
quyết định chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất cho người bệnh [9]. Đặc biệt,
với Apixaban đã có rất nhiều các nghiên cứu tổng hợp nhưng tại Việt Nam
chưa có bài phân tích tổng quan hệ thống về chi phí – hiệu quả của
Apixaban trong ngăn ngừa đột quỵ ở bệnh nhân mắc bệnh rung nhĩ. Vì vậy
mà em thực hiện nghiên cứu “Phân tích tổng quan hệ thống về chi phí – hiệu
quả của Apixaban trong ngăn ngừa đột quỵ ở người mắc bệnh rung nhĩ” với
các mục tiêu.
Mục tiêu 1: Tổng hợp các nghiên cứu phân tích chi phí–hiệu quả của
apixaban trong ngăn ngừa đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ.
2


Mục tiêu 2: Phân tích kết quả các nghiên cứu chi phí–hiệu quả của apixaban
so với các tiêu chuẩn chăm sóc hiện tại trong phịng ngừa đột quỵ ở người
mắc rung nhĩ.

3


Chương I. TỔNG QUAN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Bệnh học
1.1.1. Khái niệm
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn thế giới và thứ ba
ở hầu hết các nước phương Tây, chi phí chăm sóc sức khỏe ảnh hưởng lớn và
là một gánh nặng đối với kinh tế. Dữ liệu từ Liên minh Châu Âu cho thấy đột
quỵ chiếm 14% tổng số ca tử vong hàng năm và có khoảng 8 triệu người sống

sót sau đột quỵ với gánh nặng tài chính cho đột quỵ khoảng 62 tỷ Euro mỗi
năm [10]. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm khoảng 67% đến 81% trong tất
cả các trường hợp đột quỵ, trong khi xuất huyết não và xuất huyết dưới màng
nhện chiếm khoảng 7% đến 20% và 1% đến 7% trong số đó [11].
Bên cạnh đó, tần suất mắc bệnh rung nhĩ trong dân số nói chung đang
tăng dần do tuổi thọ cao hơn, tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ tăng
lên, bao gồm cả đột quỵ. Theo ước tính trong Nghiên cứu về gánh nặng bệnh
tật toàn cầu năm 2010 (Global Burden of Disease Study), tỷ lệ mắc bệnh rung
nhĩ phụ thuộc theo từng độ tuổi là 5,96/1000 ở nam giới và 3,73/1000 ở nữ
giới, chiếm khoảng 33 triệu người [12]. Tại Hoa Kỳ, rung nhĩ ảnh hưởng đến
khoảng 3 đến 5 triệu người và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến hơn 8 triệu người vào
năm 2050 [13].
Rung nhĩ là nguyên nhân gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Trong số tất
cả các cơn đột quỵ có nguyên nhân rõ ràng, hơn 85% là đột quỵ do thiếu máu
cục bộ có nguyên nhân xuất phát từ các bệnh tim mạch [14]. Các nghiên cứu
gần đây chỉ ra, trong số các bệnh lý tim mạch thì bệnh rung tâm nhĩ gây ra
nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là ở người cao tuổi và mặt khác hơn
80% những người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cũng bị rung tâm nhĩ [15].
1.1.2 Cơ chế bệnh sinh của đột quỵ ở người mắc bệnh rung nhĩ
Rung nhĩ là một loại rối loạn nhịp tim mạch, trong đó nhịp tim khơng
đều hoặc nhanh hơn bình thường. Trong rung tâm nhĩ, co bóp tâm nhĩ xảy ra
với tốc độ 120–160 nhịp/phút và trong một số trường hợp nhất định, tốc độ co

4


thắt tâm nhĩ thậm chí đạt tới >200 nhịp/phút. Tốc độ co và giãn cao như vậy
dẫn đến tâm nhĩ trống khơng hồn tồn dẫn đến ứ đọng máu trong tâm nhĩ.
Máu ứ đọng dẫn đến đông máu dẫn đến tắc mạch [16]. Ngoài ra, khi nội mạc
bị tổn thương cũng sẽ kích thích q trình đơng máu và tiểu cầu. hình thành

nút bịt kín lịng động mạch, do đó dẫn đến giảm nguồn cung cấp máu đến mơ
đích dẫn đến mất khả năng sống của các tế bào/mô được cung cấp [17, 18].
Khi rung nhĩ xảy ra, các khoảng trống trong tim có thể bắt đầu xuất hiện, cho
phép máu đông lại trong những khoảng trống này. Các cục máu đơng này có
thể được đẩy vào tuỷ não bởi dòng máu và gây ra tắc nghẽn trong các mạch
máu của não.
Ngồi ra, rung nhĩ cũng có thể làm thay đổi cấu trúc của tim, gây ra sự
phát triển của các cục máu đơng hoặc sự hình thành của bánh xe máu (thuật
ngữ y học gọi là thrombus) trong các khoảng trống hoặc trên bề mặt tim.
Những cục máu đông hoặc bánh xe máu này có thể được đẩy vào tuỷ não, gây
ra tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến đột quỵ [19]. Vì vậy, người mắc bệnh rung
nhĩ có nguy cơ cao hơn bị đột quỵ do cục máu đơng, phối hợp kiểm sốt nhịp
tim và chống đơng máu có thể giúp giảm nguy cơ này, kéo dài tuổi thọ và cải
thiện cuộc sống của người bệnh.
1.1.3 Đánh giá nguy cơ đột quỵ trong bệnh rung nhĩ
Các hướng dẫn dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân mắc rung nhĩ khuyến
nghị các cách tiếp cận khác nhau để dự phòng huyết khối.Theo hướng dẫn của
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ/Đại học Tim mạch Hoa Kỳ/Hiệp hội Nhịp tim,
thang điểm CHA2DS2-VASc được sử dụng để phân loại, xác định mức độ
nguy cơ đột quỵ từ thấp, trung bình đến cao để đưa ra khuyến nghị dự phịng
huyết khối. Bệnh nhân có nguy cơ cao là những người có điểm CHA2DS2VASc ít nhất là 2; nguy cơ thấp là những người có điểm CHA2DS2-VASc
bằng 0. Đối với những người có điểm CHA2DS2-VASc là 1 [20].

5


Bảng 1.1. Thang điểm CHA2DS2-VASc xác định nguy cơ đột quỵ ở bệnh
nhân rung nhĩ
Chữ cái


Yếu tố nguy cơ

Điểm

C

Suy tim

1

H

Tăng huyết áp

1

A2

Tuổi ≥75

2

D

Đái tháo đường

1

S2


Tiền sử đột quỵ hay TIA (Cơn thiếu
máu não thống qua)

2

V

Bệnh mạch máu

1

A

Tuổi 65-74

1

S

Giới tính

1

Điểm tối đa

9

Sau khi đánh giá thang điểm nguy cơ đột quỵ, thì việc đánh giá rủi ro
chảy máu cũng là một phần của quá trình ra quyết định lâm sàng và những
bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao nên được cảnh báo để xem xét và theo

dõi cẩn thận hơn. Đánh giá rủi ro chảy máu của bệnh nhân để kiểm sốt việc
dùng thuốc chống đơng giúp cá thể hóa việc điều trị, giúp q trình chăm sóc
bệnh nhân tốt hơn [21].

6


Bảng 1.2. Thang điểm SAMe-TT2R2 dự đoán bệnh nhân được hưởng lợi ích
từ việc sử dụng thuốc kháng đơng
Chữ cái

Yếu tố nguy cơ

Điểm

S

Giới tính

1

A

Tuổi <60

1

Me

Tiền sử sử dụng thuốc


1

T

Thuốc kiểm sốt nhịp tim

1

T2

Sử dụng thuốc lá trong vịng 2 năm

2

R2

chủng tộc (không phải da trắng)

2

Điểm tối đa

8

1.2. Cơ chế hoạt động của Apixaban
Apixaban thuộc nhóm thuốc ức chế chọn lọc yếu tố Xa đã hoạt hóa theo
cách có thể đảo ngược, làm giảm hoạt động của protein factor Xa, giúp ngăn
chặn q trình đơng máu trong cơ thể. Nó ức chế cả yếu tố Xa tự do và cả yếu
tố Xa liên kết cục máu đông. Sự ức chế yếu tố Xa cũng dẫn đến giảm hình

thành yếu tố II (thrombin). Yếu tố X được kích hoạt là bước đầu tiên trong
con đường phổ biến của chuỗi đông máu đánh dấu điểm hợp lưu của con
đường bên trong và bên ngồi
Khơng giống như heparin, apixaban khơng u cầu antithrombin III.
Apixaban khơng có bất kỳ tác động trực tiếp nào lên sự kết tập tiểu cầu. Các
thông số đông máu như PT, INR và thời gian thromboplastin từng phần được
kích hoạt bị kéo dài bởi apixaban, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với các
dẫn xuất warfarin hoặc coumarin. Do đó, khơng thể dựa vào các thơng số này
để theo dõi tác dụng chống đông máu của apixaban ở liều điều trị. Apixaban
đã được chứng minh là hiệu quả trong việc ngăn ngừa đột quỵ ở bệnh nhân
mắc rung nhĩ.
7


Sơ đồ 1.1. Sơ đồ biểu thị đích tác dụng của Wafarin và Apixaban trong q
trình đơng máu
1.3. Tổng quan hệ thống
1.3.1. Khái niệm tổng quan hệ thống (Systematic Review)
Tổng quan hệ thống là một phương pháp nghiên cứu khoa học phân
tích, xác định, chọn lựa và đánh giá một cách có hệ thống các nghiên cứu đã
được cơng bố trước đó về một câu hỏi nghiên cứu cụ thể. Tổng quan hệ thống
được triển khai trên sự cập nhật thông tin và hiểu biết đầy đủ về bằng chứng
nghiên cứu có liên quan nhằm đảm bảo đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe
phù hợp nhất cho người dân cả về mặt hiệu quả và chi phí điều trị [22].
Tổng quan hệ thống không chỉ liệt kê các kết quả nghiên cứu mà cịn
tiến hành phân tích dữ liệu và kiểm tra tính nhất quán của dữ liệu. Ngày nay,
các cơ sở dữ liệu như: Medline (PubMed), hoặc the Cochrane Library đang
cung cấp quyền truy cập vào hàng triệu tài liệu tham khảo cung cấp các bằng
chứng y khoa cập nhập mới nhất. PubMed là cơ sở dữ liệu nghiên cứu hàng
đầu cho khoa học sức khỏe, được xây dựng bởi Trung tâm Thông tin Công

nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI) với hơn 30 triệu trích dẫn [23]. The Cochrane
8


Library (Thư viện Cochrane) là nguồn tài nguyên lớn nhất cho các tổng quan
hệ thống và phân tích tổng hợp. Tất cả dữ liệu Cơ sở dữ liệu Tổng quan hệ
thống Cochrane tính đến tháng 8 năm 2012 có tổng cộng 57,397 phân tích gộp
(Meta-analysis) [24]. Ngồi hai cơ sở dữ liệu trên, bài nghiên cứu này cịn tìm
kiếm các tài liệu tham khảo trên: Google Scholar, Science Direct. Google
Scholar là cơng cụ tìm kiếm miễn phí các tài liệu khoa học như bài báo, luận
văn, sách,.. với phạm vi tìm kiếm rộng và dễ dàng sử dụng. ScienceDirect
cung cấp số lượng lớn các bài báo và tài liệu khoa học và được cập nhật
thường xuyên, với ưu điểm truy cập dễ dàng và các bài báo có độ tin cậy cao.
Chính vì thế sử dụng các đa dạng các nguồn tài liệu sẽ giúp bài nghiên cứu
đầy đủ và chính xác hơn.
Mục đích của tổng quan hệ thống là cung cấp một cái nhìn tổng thể và
khách quan về một vấn đề nghiên cứu dựa trên các bằng chứng khoa học rõ
ràng [25]. Tổng quan hệ thống cung cấp những đánh giá tổng thể các bằng
chứng hiện có về một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, phân tích gộp cung cấp khả
năng đánh giá mức độ chắc chắn của kết quả và xác định sự khác biệt giữa các
kết quả nghiên cứu. Cụ thể, tổng quan hệ thống sẽ tập trung vào việc tìm
kiếm, lựa chọn và tổng hợp các nghiên cứu về một vấn đề nghiên cứu cụ thể.
Sau đó, phân tích gộp sẽ được sử dụng để đánh giá các kết quả từ các nghiên
cứu đã được tìm kiếm và lựa chọn. Việc làm tổng quan hệ thống và phân tích
gộp thường phụ thuộc vào mục đích của nghiên cứu và dữ liệu có sẵn. Trong
một số trường hợp, chỉ cần làm tổng quan hệ thống mà khơng cần làm phân
tích gộp là đủ để đưa ra kết luận hoặc đưa ra chính sách [26].
1.3.2 Các bước cơ bản để tiến hành đánh giá tổng quan hệ thống
Thực hiện tổng quan hệ thống tiếp cận toàn diện và chặt chẽ để tóm tắt
các bằng chứng sẵn có về một chủ đề nghiên cứu cụ thể. Dưới đây là năm

bước để tiến hành tổng quan hệ thống một cách khoa học [27]:
Bước 1: Xác định rõ câu hỏi nghiên cứu
Bước đầu tiên là hình thành câu hỏi nghiên cứu sử dụng khung PICO các câu hỏi nghiên cứu được sử dụng trong y học bằng chứng. Việc sử dụng
khung PICO giúp đảm bảo rằng câu hỏi nghiên cứu được xác định rõ ràng,
9


đồng thời tất cả các nghiên cứu liên quan đều được đưa vào tổng quan hệ
thống, tránh tình trạng thiếu sót làm sai lệch kết quả của bài nghiên cứu [28].
Bước 2: Phát triển chiến lược tìm kiếm
Việc tìm kiếm các nghiên cứu nên được mở rộng bằng cách sử dụng
nhiều cơ sở dữ liệu. Bước này chú trọng đến việc lựa chọn cơ sở dữ liệu, từ
khóa và thuật ngữ tìm kiếm phù hợp và tạo chuỗi tìm kiếm. Các tiêu chí lựa
chọn nghiên cứu nên xuất phát trực tiếp từ các câu hỏi đánh giá và được chỉ
định trước.
Bước 3: Sàng lọc và đánh giá chất lượng các nghiên cứu
Bước thứ ba là sàng lọc các nghiên cứu được xác định trong quá trình
tìm kiếm để đánh giá mức độ liên quan với câu hỏi nghiên cứu. Các nghiên
cứu được chọn phải được đánh giá chất lượng bằng cách sử dụng các hướng
dẫn đánh giá chung. Những đánh giá chất lượng chi tiết này sẽ được sử dụng
để cho thấy mức độ chính xác và tính khơng đồng nhất của bài nghiên cứu.
Bước 4: Tổng hợp bằng chứng và đánh giá chất lượng nghiên cứu
Tổng hợp dữ liệu bao gồm thông tin liên quan từ mỗi nghiên cứu, chẳng
hạn như thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu, can thiệp/phơi nhiễm, đo lường kết quả
và kết quả, cũng như sử dụng các phương pháp thống kê sự khác biệt giữa các
nghiên cứu. Đánh giá chất lượng liên quan đến việc đánh giá nguy cơ sai lệch
trong mỗi nghiên cứu.
Bước 5: Tổng hợp và diễn giải các phát hiện
Bước cuối cùng là tổng hợp các phát hiện của nghiên cứu và trình bày
các kết quả một cách rõ ràng và ngắn gọn. Các kết quả nên được giải thích

dựa trên điểm mạnh và cả những hạn chế của đánh giá. Việc xem xét tính
khơng đồng nhất sẽ xác định bản tóm tắt tổng thể có đáng tin cậy hay khơng
và nếu không, các nghiên cứu chất lượng cao hơn cả sẽ được phân tích để đưa
ra kết luận cuối cùng.

10


1.3.3 Đánh giá chất lượng của các nghiên cứu kinh tế y tế bằng bảng kiểm
CHEERS
Trong tổng quan hệ thống, các nghiên cứu về đánh giá chi phí – hiệu
quả có thể được đánh giá bằng bảng kiểm CHEERS để đảm bảo đáp ứng các
tiêu chuẩn và để hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định
trong lĩnh vực kinh tế y tế. Bảng kiểm CHEERS (Consolidated Health
Economic Evaluation Reporting Standards), xuất bản năm 2013, được tạo ra
để kiểm định chất lượng nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế y tế. Bảng kiểm
CHEERS mới nhất vào năm 2022 bổ sung danh sách kiểm tra gồm 28 mục
tiêu đánh giá khác nhau [29].
Mục đích chính của bảng kiểm CHEERS là giúp cải thiện tính tồn vẹn
và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu và đảm bảo rằng các kết quả có tính khoa
học, chính xác cao nhất để các nhà hoạch định đánh giá vấn đề một cách toàn
diện. Dưới đây là đánh giá chất lượng các nghiên cứu trong Tổng quan hệ
thống bằng bảng kiểm CHEERS mới nhất (bao gồm 28 tiêu chí) để giúp đảm
bảo tính khách quan, tin cậy và thuyết phục của các kết quả nghiên cứu:
Bảng 1.3. CHEERS biểu thị Tiêu chuẩn Báo cáo Đánh giá Kinh tế Y tế
STT

Mục/chủ đề

1


Tiêu đề

Hướng dẫn báo cáo
Xác định nghiên cứu là một đánh giá kinh tế hoặc sử
dụng những thuật ngữ chuyên môn như “phân tích
chi phí - hiệu quả” và trình bày tất cả các biện pháp
can thiệp được so sánh

Tóm tắt
2

Tóm tắt

Cung cấp tóm tắt làm rõ mục tiêu nghiên cứu, bối
cảnh, các phương pháp chính, kết quả, kết luận.

Đặt vấn đề
3

Bối cảnh &
mục tiêu

Đưa ra nhận định cho bối cảnh nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu và sự quan trọng của nó đối với việc ra
quyết định trong chính sách hoặc thực tiễn.

Phương pháp
Kế hoạch phân Mô tả rõ ràng về phương pháp phân tích kinh tế y tế,
4

tích kinh tế y
và cho biết kế hoạch phân tích về “chi phí- hiệu quả”
tế
đã được thực hiện chưa.
11


5
6
7
8
9
10
11
12

Nghiên cứu
dân số
Bối cảnh & địa
điểm
Can thiệp so
sánh
Quan điểm
nghiên cứu
Khoảng thời
gian
Tỷ lệ chiết
khấu
Lựa chọn các
kết quả

Đo lường hiệu
quả

13

Đánh giá kết
quả

14

Đo lường và
ước lượng các
nguồn lực và
chi phí

15

Đơn vị tiền tệ
& tỷ giá

16

Mơ tả mơ hình
được chọn lựa

17

Giả định và
các phân tích
trong mơ hình


18

Đặc trưng cho
tính khơng
đồng nhất

Trình bày các đặc điểm như: nhân khẩu học, tuổi tác,
các yếu tố xã hội và kinh tế của dân số nghiên cứu.
Trình bày rõ thơng tin liên quan có thể ảnh hưởng
đến vấn đề nghiên cứu
Giới thiệu và nêu rõ lý do vì sao lựa chọn các
phương án can thiệp được so sánh
Nêu quan điểm và lí do chọn lựa nghiên cứu
Nêu rõ khoảng thời gian cho nghiên cứu và lý do
thích hợp.
Báo cáo (các) tỷ lệ chiết khấu và lý do được chọn.
Miêu tả những kết quả được sử dụng làm thước đo
của lợi ích và tác hại.
Mơ tả cách định lượng kết quả được sử dụng làm
thước đo của lợi ích và tác hại.
Mô tả quần thể nghiên cứu và các phương pháp được
sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của nghiên
cứu.
Mơ tả, định giá từng khoản phí và ước lượng nguồn
lực cần thiết.
Báo cáo thời điểm của số lượng tài nguyên ước
lượng và chi phí, cộng với đơn vị tiền tệ và năm
chuyển đổi.
Mô tả chi tiết và trình bày lý do lựa chọn mơ hình sử

dụng. Thơng báo về khả năng và nơi có thể truy cập
mơ hình.
Mơ tả chi tiết các phép giả định cho mơ hình, gồm:
các phương pháp phân tích hoặc chuyển đổi dữ liệu
theo thống kê, phương pháp ngoại suy và xác thực
bất kì mơ hình nào được sử dụng.
Trình bày phương pháp ước tính mức độ khác nhau
của kết quả nghiên cứu đối với các nhóm nhỏ.

12


Đặc trưng hóa
19
các tác động
phân phối
Đặc trưng cho
20
độ khơng đảm
bảo
Phương pháp
thu hút sự
tham gia của
bệnh nhân và
21
những người
khác bị ảnh
hưởng bởi
nghiên cứu
Kết quả

22

23

24

25

Trình bày các điều chỉnh được thực hiện để phản ánh
các nhóm dân số ưu tiên hoặc cách các tác động được
phân phối giữa các cá nhân khác nhau.
Mô tả các phương pháp để mô tả bất kỳ nguồn nào
của độ khơng đảm bảo trong phân tích.

Trình bày tất cả các phương pháp tiếp cận để thu hút
người bệnh, cộng đồng hoặc các cán bộ y tế như: bác
sĩ trong thiết kế của nghiên cứu.

Báo cáo tất cả các đầu vào phân tích (chẳng hạn như
giá trị, phạm vi, tham chiếu) bao gồm cả sự không
chắc chắn hoặc các phép giả định.
Báo cáo các giá trị trung bình cho các loại chi phí và
Tổng hợp các
kết quả quan tâm chính và tổng hợp theo thước đo
kết quả chính
tổng thể phù hợp nhất.
Trình bày mức độ chưa chắc chắn về các dự đoán,
Ảnh hưởng của
dữ liệu đầu vào hoặc đốn trước phân tích ảnh hưởng
tính khơng

đến kết quả. Nếu có, báo cáo các ảnh hưởng của việc
chắc chắn
chọn lựa tỷ lệ chiết khấu và thời hạn.
Tác động của
việc tương tác
với người bệnh Báo cáo về tất cả các sự đối lập nào giữa người
và những
bệnh/người nhận dịch vụ, cộng đồng hoặc các bên
người liên
liên quan về cách tiếp cận hoặc kết quả của nghiên
quan đang ảnh cứu
hưởng bởi
nghiên cứu
Tham số
nghiên cứu

13


Bàn luận
Kết quả, những
hạn chế, khả
năng khái quát
26
hóa và kiến
thức tiêu chuẩn
hiện nay
Khác

Báo cáo các phát hiện chính, hạn chế, cân nhắc về

đạo đức chưa được đề cập và những điều này có thể
tác động đến chính người bệnh, chính sách và thực
hành như thế nào .

27

Nguồn tài trợ

Trình bày cách nghiên cứu được tài trợ và các vai trò
của nhà tài trợ trong xác định, thiết kế, tiến hành và
báo cáo kết quả phân tích. Và gồm các nguồn hỗ trợ
khác khơng phải về tài chính nếu có.

28

Bất đồng quan
điểm & Xung
đột về quyền
lợi

Mô tả tất cả các xung đột lợi ích của tác giả theo yêu
cầu của tạp chí hoặc Ủy ban Biên tập Tạp chí Y khoa
Quốc tế.

1.4. Đánh giá Kinh tế Dược
Kinh tế dược (Pharmacoeconomics) được coi là một nhánh của kinh tế
y tế liên quan đến việc xác định, đo lường và so sánh chi phí và hiệu quả của
dược phẩm hay các dịch vụ y tế. Nghiên cứu kinh tế dược giúp hình thành một
mối quan hệ kinh tế kết hợp giữa nghiên cứu thuốc, sản xuất và phân phối, lưu
trữ, định giá và tiếp tục sử dụng của người dân [30].

Phân tích đánh giá kinh tế dược là lĩnh vực nghiên cứu về việc đánh giá
giá trị kinh tế của các sản phẩm dược phẩm và các chế độ điều trị y tế, bao
gồm giảm thiểu chi phí, hiệu quả chi phí, và phân tích lợi ích chi phí. Kinh tế
dược góp phần rất quan trọng trong việc ra quyết định khi đánh giá khả năng
chi trả và khả năng tiếp cận đúng loại thuốc cho bệnh nhân vào đúng thời
điểm khi so sánh hai loại thuốc trong cùng một nhóm thuốc điều trị. Nghiên
cứu, đánh giá đúng đắn kinh tế dược sẽ giúp những người hành nghề và quản
lý dược phẩm đưa ra những quyết định sáng suốt hơn về các sản phẩm và dịch
vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân [31]. Sử dụng các khái niệm quản lý
14


bệnh và kinh tế dược, các nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể tạo ra kết quả hiệu
quả hơn về chi phí theo một số cách.
Đánh giá kinh tế dược đưa ra các phương pháp để đo lường về mặt kinh
tế- hiệu quả của các phương pháp điều trị y tế khác nhau, từ đó đưa ra quyết
định về việc sử dụng tài nguyên y tế một cách có hiệu quả nhất. Các phương
pháp đánh giá kinh tế dược bao gồm: Phân tích giảm thiểu chi phí (Cost
minimization analysis - CMA), phân tích chi phí – lợi ích (Cost benefit
analysis - CBA), phân tích Chi phí – Hiệu quả (Cost effectiveness analysis CEA), Phân tích chi phí – thoả dụng (Cost utility analysis - CUA)
1.4.1. Phân tích giảm thiểu chi phí (CMA)
Phân tích giảm thiểu chi phí (CMA) bao gồm các lựa chọn thay thế ít
tốn kém nhất khi kết quả của hai hoặc nhiều liệu pháp hầu như giống hệt
nhau. Phân tích sẽ tính tốn chi phí thuốc để phân tích loại thuốc hoặc phương
thức điều trị ít tốn kém nhất và đây cũng là phương pháp được sử dụng
thường xuyên nhất để đánh giá chi phí của một loại thuốc cụ thể. Vì chỉ có thể
được sử dụng để so sánh hai sản phẩm đã được chứng minh là tương đương
nhau về liều lượng và hiệu quả điều trị nên phương pháp này hữu ích nhất để
so sánh thuốc gốc và thuốc tương đương điều trị. Trong nhiều trường hợp,
khơng có sự tương đương đáng tin cậy giữa hai sản phẩm và nếu không thể

chứng minh được sự tương đương về điều trị thì phân tích tối thiểu hóa chi phí
là khơng phù hợp [32].
1.4.1. Phân tích chi phí – lợi ích (CBA)
Phân tích chi phí – lợi ích so sánh các khoản có thể dựa trên hiệu số về
chi phí đầu vào và lợi ích đầu ra. Phân tích chi phí – lợi ích định giá lợi ích
bằng đơn vị tiền, trong đó cả chi phí và hậu quả đều được thể hiện bằng tiền
và giúp tìm ra bất kỳ mối quan tâm nào có lợi ích đáng kể hơn so với chi phí
đầu tư. Tử số cho biết lợi ích bằng tiền thu được từ việc điều trị và mẫu số xác
định khoản đầu tư bằng tiền cho việc điều trị.
Phương pháp phân tích trên ra đời để định giá tiền tệ cho cả chi phí gia
tăng và kết quả, do đó có thể tính tốn trực tiếp chi phí tiền tệ rịng để đạt
được kết quả sức khỏe mong muốn. Mức tăng trong những năm sống có thể
15


được coi là chi phí của giá trị sản xuất cho xã hội của năm sống đó. Các
phương pháp phân tích lợi ích về chất lượng cuộc sống bao gồm các kỹ thuật
như mức sẵn sàng chi trả, trong đó số tiền mà các cá nhân sẵn sàng chi trả cho
lợi ích về chất lượng cuộc sống được đánh giá [33].
1.4.1. Phân tích chi phí – hiệu quả (CEA)
Phân tích chi phí-hiệu quả so sánh các tiêu chí của cách tiếp cận thay
thế với một mục tiêu chung. Không giống như phân tích chi phí-lợi ích, phân
tích chi phí-hiệu quả giả định rằng mục tiêu của liệu pháp đã được xác định và
sẽ theo đuổi phương án thay thế đạt được mục tiêu mong muốn với chi phí
thấp nhất. Ví dụ, nếu mục tiêu là giảm tỷ lệ tử vong do đột quỵ, phân tích hiệu
quả chi phí có thể được sử dụng để so sánh các phương pháp khác nhau để
giảm nồng độ chất béo trung tính trong huyết thanh, giả định rằng việc giảm
như vậy sẽ giúp kéo dài tuổi thọ. Cách tiếp cận với chi phí thấp nhất cho mỗi
năm kéo dài tuổi thọ sẽ được ưu tiên vì một mục tiêu chung (ví dụ: giảm tỷ lệ
tử vong) được chỉ định [34].

Phân tích chi phí-hiệu quả được sử dụng khi hai hoặc nhiều phương
pháp điều trị có hiệu quả khác nhau. Tử số là chi phí của tất cả việc sử dụng
các chăm sóc y tế để điều trị và chi phí gián tiếp (tác động đến cơng việc),
mẫu số là đơn vị lợi ích cấp bệnh nhân được đo bằng đơn vị thời gian. Chi phí
được đo lường bằng tiền và hiệu quả được đo lường độc lập và có thể được đo
lường theo kết quả lâm sàng, ví dụ: số người được cứu sống hoặc các biến
chứng được ngăn ngừa hoặc các bệnh được chữa khỏi [35].

Do đó, phân tích chi phí-hiệu quả đo lường chi phí gia tăng để đạt được
lợi ích sức khỏe gia tăng được thể hiện dưới dạng kết quả sức khỏe cụ thể thay
đổi tùy theo chỉ định của thuốc. Phương pháp phân tích này cung cấp một
khn khổ để so sánh hai hoặc nhiều lựa chọn quyết định bằng cách kiểm tra
tỷ lệ giữa sự khác biệt về chi phí và sự khác biệt về hiệu quả sức khỏe giữa
các lựa chọn. Mục tiêu tổng thể của phân tích chi phí-hiệu quả là cung cấp tỷ
số gia tăng chi phí – hiệu quả (ICER), biểu thị cho lượng lợi ích thu được
16


bằng cách đưa ra lựa chọn điều trị thay thế với chi phí chênh lệch của lựa
chọn đó. Khi hai tùy chọn đang được so sánh, ICER được tính theo cơng thức:

Phân tích chi phí-hiệu quả so sánh các chiến lược can thiệp y tế thơng
qua tính tốn ICER, thước đo chi phí đem lại hiệu quả trên sức khỏe người
bệnh. Việc giải thích các kết quả phân tích chi phí-hiệu quả có thể là một
thách thức do có nhiều kết quả sức khỏe khác nhau có thể được sử dụng làm
thuật ngữ hiệu quả trong các phân tích này và do khơng có tiêu chí dứt khốt
cho “hiệu quả về chi phí”.
1.4.1. Phân tích chi phí – thoả dụng (CUA)
Phân tích chi phí - thỏa dụng là một phân tích kinh tế trong đó chi phí
gia tăng của một chương trình chăm sóc sức khỏe được so sánh với chỉ số thoả

dụng của bệnh nhân, được thể hiện trong đơn vị số năm sống được điều chỉnh
theo chất lượng cuộc sống (quality – adjusted life – year QALYs) [36]. Cách
tiếp cận này kết hợp cả việc tăng thời gian sống sót và thay đổi chất lượng
cuộc sống thành một thước đo. Chất lượng cuộc sống tăng lên được thể hiện
dưới dạng giá trị tiện ích trên thang điểm từ 0 (qua đời) đến chất lượng cuộc
sống hồn hảo.
Phân tích chi phí - thỏa dụng là trường hợp đặc biệt của Phân tích chi
phí-hiệu quả, trong đó tử số của ICER là thước đo chi phí và mẫu số được đo
lường thông thường bằng cách sử dụng thước đo gọi là QALY.

1.5. Tầm quan trọng của ứng dụng tổng quan hệ thống và đánh giá kinh
tế dược cho quy trình xây dựng Danh mục thuốc Bảo hiểm Y Tế
Tổng quan hệ thống và đánh giá kinh tế dược là hai khía cạnh quan
trọng trong quy trình xây dựng Danh mục thuốc Bảo hiểm y tế tại Việt Nam.

17


Tổng quan hệ thống là quá trình đánh giá các yếu tố liên quan đến
thuốc, bao gồm tính hiệu quả, an toàn, khả năng tiếp cận, độ ưu tiên và nhu
cầu của bệnh nhân. Tổng quan hệ thống giúp định danh những thuốc có giá trị
lớn và quan trọng nhất cho các chính sách y tế, đồng thời giúp đảm bảo sự
cơng bằng trong q trình xây dựng Danh mục thuốc.
Đánh giá kinh tế dược là quá trình đánh giá chi phí và hiệu quả của các
sản phẩm dược phẩm. Việc đánh giá kinh tế dược giúp đánh giá mức độ chi
trả của hệ thống bảo hiểm y tế cho các loại thuốc và quyết định những loại
thuốc nào nên được bao phủ và ưu tiên trong Danh mục thuốc.
Việc sử dụng Tổng quan hệ thống và đánh giá kinh tế dược giúp cho
việc xây dựng Danh mục thuốc Bảo hiểm y tế ở Việt Nam trở nên chính xác
và minh bạch hơn, đồng thời đảm bảo được sự công bằng và tiết kiệm chi phí

trong q trình bảo hiểm y tế.
1.5.1 Vai trò của việc ứng dụng các phương pháp đánh giá công nghệ y tế
trong xây dựng Danh mục thuốc Bảo hiểm y tế trong các chính sách tại Việt
Nam.
Phân tích chi phí- hiệu quả và đánh giá tác động ngân sách thuộc phạm
trù chung của đánh giá công nghệ y tế. Hiện nay, ở phần lớn các quốc gia trên
thế giới, đã và đang ứng dụng đánh giá công nghệ y tế như một công cụ vô
cùng quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định lựa
chọn ưu tiên và hoạch định chính sách y tế, cụ thể là trong việc xây dựng
Danh mục thuốc Bảo hiểm Y Tế.
Tại hội nghị quốc tế chính thức ngày 07/12/2021 “Đánh giá cơng nghệ
y tế tại Việt Nam năm 2021” với chủ đề “Ứng dụng bằng chứng đánh giá tác
động ngân sách trong xây dựng gói quyền lợi BHYT”. PGS.TS.Nguyễn
Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế dự và phát biểu tại hội nghị: "Để việc xây
dựng chính sách y tế đặc biệt là xây dựng gói quyền lợi BHYT có những thay
đổi mang tính đột phá, ngày càng minh bạch, dựa trên bằng chứng khoa học rõ
ràng, bảo đảm lợi ích hài hịa của tất cả các bên liên quan, bảo đảm khả năng
chi trả của quỹ BHYT thì việc xây dựng phát triển hệ thống đánh giá công
nghệ y tế là rất cần thiết và quan trọng"
18


×