Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tóm tắt luận án chi phí điều trị hivaids và chi phí - hiệu quả điều trị theo mức tế bào cd4 tại một số tỉnh, thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.71 KB, 26 trang )

0
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
ART Liệu trình điều trị bằng thuốc kháng retro vi rút
ARV Thuốc điều trị kháng retro vi rútvi rút
BN Bệnh nhân
CD4 Tế bào Lympho T CD4
CSTN Chăm sóc tình nguyện
CSĐT Cơ sở điều trị
CĐHA Chẩn đoán hình ảnh
DALY Số năm sống điều chỉnh theo mức độ tàn tật
DFID Cơ quan hợp tác phát triển vương quốc Anh
DPLTMC Dự phòng lây truyền mẹ con
HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
ICER Tỷ suất chi phí tăng thêm
IDU Nghiện chích ma túy
KCB Khám chữa bệnh
MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới
NCH Người có HIV
NTCH Nhiễm trùng cơ hội
OPC Phòng khám ngoại trú
PEPFAR Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ
PNMT Phụ nữ mang thai
QALY Số năm sống điều chỉnh theo chất lượng
QTC Quỹ Toàn cầu
STI
TB
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
Trung bình
TTYT
TTB


Trung tâm y tế
Trang thiết bị
TW Trung ương
UNAIDS Cơ quan thường trú của Liên hiệp quốc về phòng chống
AIDS
UNICEF Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
VCT Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
0
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để có căn cứ xây dựng các phương án chuẩn bị về nguồn lực
cho chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong Chiến lược
quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030,
các thông tin về chi phí điều trị HIV/AIDS là các tham số đầu vào
quan trọng giúp cho việc ước tính nhu cầu nguồn lực tài chính cho
chương trình chăm sóc và điều trị được đầy đủ và khả thi
Trong điều trị ARV, thời điểm điều trị có tác động rất lớn đến
hiệu quả điều trị và số lượng bệnh nhân tiếp cận với chương trình. Tổ
chức Y tế thế giới đã khuyến cáo điều trị sớm cho bệnh nhân
HIV/AIDS và khởi điểm điều trị theo mức CD4<350 tế bào/mm3. Tuy
nhiên tại Việt Nam việc phát hiện sớm và điều trị sớm vẫn còn là một
thách thức khi bệnh nhân vẫn đến các cơ sở điều trị trong tình trạng
bệnh đã tiến triển với CD4 xuống dưới mức 100 tế bào/mm
3
. Do đó,
xác định thời điểm điều trị tối ưu trong bối cảnh nguồn lực còn hạn
chế cũng là một vấn đề cần được giải quyết đối với các nhà quản lý
chương trình điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam.
Đề tài “Chi phí điều trị HIV/AIDS và chi phí - hiệu quả điều
trị theo mức tế bào CD4 tại một số tỉnh, thành phố” được triển khai

nhằm các mục tiêu sau:
1.Phân tích thực trạng chi phí điều trị HIV/AIDS tại một số tỉnh,
thành phố Việt Nam giai đoạn 2009-2010.
2.Phân tích chi phí-hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại
các điểm nghiên cứu.
* Những đóng góp mới của luận án:
- Luận án đã mô tả đầy đủ thực trạng về chi phí điều trị
HIV/AIDS tại 10 tỉnh, thành phố tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010.
Kết quả về chi phí điều trị HIV/AIDS trong luận án mang tính đại diện
cao, có thể áp dụng cho chương trình điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam.
Luận án đã phân tích sự thay đổi của chi phí điều trị HIV/AIDS theo
các yếu tố liên quan và xác định được tỷ trọng của các thành phần chi
phí theo từng giai đoạn điều trị.
- Đây là đề tài đầu tiên về phân tích chi - phí hiệu quả trong lĩnh
vực điều trị HIV/AIDS. Là nghiên cứu có sự kết hợp giữa một nghiên
cứu y sinh học và nghiên cứu kinh tế y tế. Nghiên cứu đã xác định
được mối liên hệ giữa chi phí và hiệu quả điều trị HIV/AIDS theo các
mức CD4 trong đó hiệu quả được quy đổi và đo lường bằng số năm
sống tăng thêm theo các mức CD4.
* Bố cục của luận án: Luận án gồm 130 trang, 4 chương gồm
Đặt vấn đề: 2 trang; Chương 1- Tổng quan: 32 trang; Chương 2- Đối
2
tượng và phương pháp nghiên cứu: 25 trang; Chương 3- Kết quả: 43
trang; Chương 4- Bàn luận: 25 trang; Kết luận: 2 trang; Kiến nghị: 1
trang; 39 bảng, 39 biểu đồ, 7 sơ đồ và 150 tài liệu tham khảo, trong đó
22 tài liệu tiếng Việt và 128 tài liệu tiếng Anh.
Chương 1
TỔNG QUAN
I.1. Điều trị HIV/AIDS, các mô hình điều trị HIV/AIDS trên thế
giới và tại Việt Nam

I.1.1.Tình hình điều trị HIV/AIDS và nhu cầu điều trị ARV trên
thế giới
Đến hết năm 2011, tại các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập
trung bình trên thế giới đã có 8.000.000 người được nhận thuốc điều
trị kháng vi rút tăng gấp 25 lần so với năm 2002.Nhiều người nhiễm
HIV đã được tham gia điều trị tuy nhiên họ đến các cơ điều trị muộn,
CD4 thấp hơn rất nhiều mức CD4 do Tổ chức Y tế thế giới khuyến
cáo bắt đầu điều trị.
I.1.2.Nhu cầu điều trị ARV tại Việt Nam
Cùng với việc tăng số người nhiễm HIV, nhu cầu được điều trị
và chăm sóc HIV/AIDS cũng ngày càng tăng. Nhu cầu điều trị
HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015 được ước tính như sau: Năm 2012
(119.298 người), Năm 2013 (129.379 người), Năm 2014 (139.646
người), Năm 2015 (150.120 người) và dự báo đến năm 2020 khoảng
195.380 người.
1.1.3. Các mô hình điều trị HIV/AIDS trên thế giới
1.1.3.1. Mô hình điều trị tập trung tại các cơ sở y tế
1.1.3.2. Mô hình điều trị HIV/AIDS dựa vào cộng đồng
1.1.4. Các mô hình điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam
1.1.4.1. Mô hình quản lý điều trị HIV/AIDS thuộc hệ thống y
tế
a) Tại các bệnh viện Trung ương
b) Tại các bệnh viện đa khoa tỉnh/huyện
c) Tại các trung tâm y tế tuyến tỉnh/huyện
1.1.4.2. Mô hình điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở ngoài hệ
thống y tế
a) Tại các trại giam và tại trung tâm 05-06
b) Mô hình điều trị tại các cơ sở bảo trợ xã hội
c) Mô hình thí điểm: sáng kiến điều trị 2.0 và mô hình cung cấp
dịch vụ điều trị cơ bản tại tuyến xã, phường

1.1.5. Nội dung phân tích chi phí - hiệu quả
Phân tích chi phí - hiệu quả giúp tính toán chi phí trên một đơn
vị hiệu quả tăng thêm (ICER). Để so sánh kết quả giữa các can thiệp
3
của quốc gia hay khu vực. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra quy ước về
cách xác định các phương án chi phí - hiệu quả như sau:
- ICER < GDP/đầu người/năm: Phương án can thiệp rất có tính
chi phí - hiệu quả
- ICER nằm trong khoảng 1-3 GDP/đầu người/năm: Phương án có
tính chi phí - hiệu quả
- ICER > 3 GDP/đầu người/năm: Phương án không có tính chi phí
- hiệu quả
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu có hai cấu phần chính: 1) Phân tích chi phí điều trị
HIV/AIDS và 2) chi phí-hiệu quả điều trị theo mức CD4.
2.1. Phân tích thực trạng chi phí điều trị HIV/AIDS tại một số
tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2009-2010.
2.1.1. Địa bàn, thời gian và đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại 17 cơ sở điều trị HIV/AIDS ngoại trú
và nội trú trên 10 tỉnh, thành phố tại Việt Nam bao gồm: Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Dương, Ninh Bình, Hải
Phòng, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa.
17 cơ sở điều trị này được lựa chọn có chủ đích trong 30 cơ sở
điều trị đã tham gia nghiên cứu theo dõi kháng thuốc ARV thuần tập
của Cục Phòng, chống HIV/AIDS năm 2009.
2.1.1.2 .Thời gian nghiên cứu
Thời gian ước tính chi phí: 3/2009-3/2010.
2.1.1.3. Đối tượng nghiên cứu

Là bệnh nhân HIV/AIDS người lớn (trên 15 tuổi), đã phát hiện
HIV dương tính, có đăng ký khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú tại
cơ sở điều trị thuộc mẫu nghiên cứu HIV/AIDS bao gồm bệnh nhân
điều trị trước ARV, điều trị ARV bậc 1 năm đầu, điều trị ARV bậc 1
từ năm thứ hai và điều trị ARV bậc 2. Có thời gian điều trị thỏa mãn
với yêu cầu thời điểm tính chi phí.
2.1.2.Phương pháp nghiên cứu
2.1.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và thu thập hồi cứu số
liệu về chi phí điều trị nội trú và ngoại trú HIV/AIDS.
Chi phí điều trị nội trú được tính theo chi phí/bệnh nhân/đợt
điều trị
Chi phí điều trị nội trú bao gồm toàn bộ các thuốc, vật tư tiêu
hao, dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, chi cho nhân lực, chi
4
hành chính, khấu hao, phát sinh trong toàn bộ thời gian điều trị nội trú
của người bệnh.
Đợt điều trị nội trú là tổng thời gian tính từ thời điểm người bệnh
nhập viện cho đến thời điểm xuất viện đối với tất cả người bệnh đã
được xác định nhiễm HIV dương tính trước hoặc trong thời gian điều
trị nội trú.
Chi phí cho các giai đoạn điều trị ngoại trú được tính theo chi
phí/bệnh nhân/năm.
Chi phí cho bệnh nhân ngoại trú bao gồm chi phí cho tư vấn, xét
nghiệm, thuốc và điều trị nhiễm trùng cơ hội, cho nhân lực, chi hành
chính và khấu hao nhà, trang thiết bị, được phân theo các giai đoạn:
- Trước điều trị ARV ( chi phí/người/năm)
- Điều trị ARV bậc 1 năm đầu ( chi phí/người/năm)
- Điều trị ARV bậc 1 từ năm thứ hai trở đi ( chi phí/người/năm)
- Điều trị bậc 2 (Chi phí/người/năm)

Điều trị ngoại trú được xác định theo quy trình điều trị
HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút HIV (ARV) được ban hành kèm
theo Quyết định số 3003/2006/QĐ-BYT ngày 09/6/2009 của Bộ Y tế
về việc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
2.1.2.2. Quan điểm phân tích chi phí
Quan điểm chi phí là của từ phía cung cấp dịch vụ với các cơ sở
y tế công lập tham gia điều trị HIV/AIDS bao gồm các bệnh viện,
trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố, các trung tâm y tế
huyện.
2.1.2.3. Phương pháp phân tích chi phí
Phương pháp phân tích chi phí được sử dụng trong nghiên cứu
này là sự kết hợp của phương pháp phân tích chi phí từ trên xuống
(phương pháp phân bổ từng bước) đối với các chi phí lao động, chi
vận hành, chi khấu hao và phương pháp phân tích chi phí từ dưới lên
tức là ước tính chi phí chi tiết cho thuốc, vật tư tiêu hao, chẩn đoán
hình ảnh, xét nghiệm. Phương pháp giúp ước tính chi phí trung bình
cho điều trị bệnh nhân theo các giai đoạn khác nhau.
2.1.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu lựa chọn 20 bệnh án người lớn theo từng giai đoạn
điều trị.Với 16 cơ sở điều trị ngoại trú HIV, tổng số bệnh án ngoại trú
được lựa chọn ngoài phác đồ bậc 2 là 960 bệnh án. Với 5 cơ sở điều
trị phác đồ bậc 2, nghiên cứu lựa chọn 1 mẫu gồm 150 bệnh nhân
người lớn điều trị phác độ bậc 2.
Đối với bệnh nhân điều trị nội trú; nghiên cứu sẽ thu thập 40
bệnh án người lớn tại từng cơ sở điều trị tuyến tỉnh và truyến trung
5
ương. Với 8 cơ sở điều trị nội trú trong mẫu nghiên cứu, tổng số bệnh
án nội trú được lựa chọn là 320.
Tổng số bệnh án được thu thập để tính chi phí là 1430 bệnh án.
Trên thực tế đề tài đã phân tích chi phí trên 1401 bệnh án nội trú và

ngoại trú HIV/AIDS.
2.1.3. Các chỉ số nghiên cứu
- Nhóm chỉ số về thông tin chung đối tượng thuộc mẫu nghiên
cứu bao gồm 4 chỉ tiêu về đặc điểm nhân khẩu, CD4 trung vị, tỷ trọng
bệnh nhân theo các mức CD4 và tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo tuyến
và loại hình cơ sở điều trị.
- Nhóm chỉ số về chi phí điều trị nội trú và ngoại trú HIV/AIDS
và sự thay đổi của chi phí điều trị theo các yếu tố liên quan, tỷ trọng
các thành phần chi phí: 27 chỉ số.
2.1.4. Bộ công cụ và vật liệu nghiên cứu
Bộ công cụ thu thập số liệu gồm: (i) mẫu thu thập kết quả đầu ra
của các cơ sở y tế; (ii) mẫu thu thập chi phí nhân lực; (iii) mẫu thu
thập chi phí hành chính; (iv) mẫu thu thập chi phí khấu hao; (iv) mẫu
thu thập chi phí điều trị nội trú; (v) mẫu thu thập chi phí điều trị ngoại
trú
2.2. Phân tích chi phí-hiệu quả điều trị theo các mức tế bào CD4
tại các điểm nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm, đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu
Để tính toán được hiệu quả là số năm sống tăng thêm khi người
bệnh khởi điểm điều trị với các mức CD4 khác nhau, nghiên cứu đã
phân tích số liệu thứ cấp từ nghiên cứu đánh giá đáp ứng lâm sàng và
miễn dịch ở bệnh nhân người lớn điều trị ARV tại Việt Nam để phân
tích sự thay đổi xác suất sống sót của người bệnh theo các mức tế bào
CD4.
Nghiên cứu đánh giá đáp ứng lâm sàng và miễn dịch ở bệnh
nhân người lớn điều trị ARV tại Việt Nam được thực hiện trên 7758
bệnh nhân HIV/AIDS người lớn, tại 30 cơ sở điều trị được lựa chọn
ngẫu nhiên từ 120 cơ sở điều trị trên toàn quốc đang điều trị từ 50
bệnh nhân điều trị ARV trở lên. 30 cơ sở điều trị này phân bố trên 16
tỉnh thành phố bao gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc

Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Quảng Ninh, Hải
phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Bình Dương, Long An,
Thành phố Hồ Chí Minh.Nghiên cứu được tiến hành vào năm 2010
được thiết kế là nghiên cứu thuần tập, thu thập số liệu hồi cứu từ bệnh
án tại các cơ sở điều trị.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
6
Phân tích hiệu quả điều trị HIV/AIDS theo các mức CD4 được
đo lường bằng tỷ lệ giữa chi phí và hiệu quả điều trị. Các tham số về
chi phí được lấy từ kết quả cầu phần 1 và Hiệu quả điều trị bằng số
năm sống tăng thêm theo các mức CD4 được tính toán dựa trên xác
suất sống sót của người bệnh theo các mức CD4
Xác suất sống sót theo các mức CD4: Sử dụng phương pháp
phân tích sống sót Kaplan Meier để tính toán xác suất sống của hai
nhóm bệnh nhân điều trị sớm (CD4 >=100 tế bào/mm
3
) và điều trị
muộn (CD4 <100 tế bào/ mm
3
)
Phân tích nguy cơ tử vong của các đối tượng theo mẫu nghiên
cứu: Sử dụng mô hình hồi quy đa biến Cox để so sánh các yếu tố liên
quan đến tử vong
Chi phí - hiệu quả của các can thiệp được đo lường bằng tỷ
suất chi phí tăng thêm cho một năm sống sót tăng thêm (ICER) theo
các mức CD4.
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu
Xác suất sống sót các đối tượng nghiên cứu theo mức CD4: 6 chỉ
số. Phân tích nguy cơ tử vong của các đối tượng trong mẫu nghiên cứu

theo các yếu tố liên quan: 4 chỉ số. Số năm sống tăng thêm theo các
mức CD4: 3 chỉ số. Chi phí - hiệu quả theo các mức CD4: 1 chỉ số
2.3. Đạo đức nghiên cứu:
Đề cương nghiên cứu được Hội đồng Y đức của Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ương và Dại học Y tế công cộng Hà Nội.
Chương 3. Kết quả
3.1. Phân tích thực trạng chi phí điều trị HIV/AIDS tại một số
tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2009-2010
3.1.1. Thông tin chung của các đối tượng tham gia nghiên cứu
Tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là 1401 trường hợp bao
gồm bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Trong đó có 319 bệnh nhân nội
trú và 1.082 bệnh nhân ngoại trú (305 bệnh nhân điều trị trước ARV,
332 bệnh nhân điều trị ARV bậc 1 năm đầu, 323 bệnh nhân điều trị
ARV bậc 1 từ năm thứ hai và 122 bệnh nhân điều trị ARV bậc 2).
Nam giới chiếm 64% trong đó nữ giới chiếm 36%. Tuổi trung
bình của các đối tượng nghiên cứu trong cả mẫu nghiên cứu là 33,6
năm (SE + 0,2 năm).
3.1.2. Chi phí điều trị nội trú HIV/AIDS
3.1.2.1. Chi phí điều trị nội trú HIV/AIDS và sự thay đổi của chi
phí điều trị theo các yếu tố liên quan
Chi phí điều trị đối với bệnh nhân nội trú HIV/AIDS là
4.341.253 đồng/ đợt điều trị (SE + 299.367 đồng).
a) Chi phí điều trị và thời gian điều trị tại các cơ sở điều trị
7
Chi phí điều trị trung bình/đợt điều trị của bệnh viện trung ương
và các bệnh viện thành phố trực thuộc trung ương cao hơn chi phí điều
trị trung bình/đợt điều trị của các bệnh viện tuyến thấp hơn ( Biểu đồ
3.3)
Biểu đồ 3.3.Chi phí điều trị và thời gian điều trị tại các cơ sở
b) Tỷ trọng các bệnh nhiễm trùng cơ hội và chi phí điều trị

tương ứng
Biểu đồ 3.4. Số ca nhiễm trùng cơ hội và chi phí điều trị
Viêm đường hô hấp là bệnh nhiễm trùng cơ hội có tần xuất xuất
hiện cao nhất trong mẫu nghiên cứu, tiếp đến là lao, tiêu chảy, mắc
nấm và một số triệu chứng. Chi phí điều trị cao nhất là hơn 10 triệu
đồng cho các ca điều trị nhiễm trùng cơ hội như nấm toxo plasma tuy
nhiên tần xuất xuất hiện bệnh này không nhiều như hai bệnh phổ biến
là viêm hô hấp và lao với chi phí điều trị hai bệnh này đều xấp xỉ 3,7
triệu đồng/đợt điều trị.
c) Sự thay đổi của chi phí điều trị theo giới tính và nhóm tuổi
Bảng 3.6 và 3.7. Chi phí điều trị theo giới tính và nhóm tuổi
8
Đặc điểm N %
Thời gian
điều trị TB
(ngày)
Chi phí
TB/đợt
(VNĐ)
Chi phí
TB/ngày
(VNĐ)
Nam 235 74,4 15 4.451.606 296.774
Nữ 81 25,6 17 3.936.423 231.554
<=25 24 7,5 11 2.766.480 251.498
26-30 99 31,2 18 4.052.258 225.125
31-35 101 31,8 17 5.596.973 329.234
36-40 46 14,5 13 3.208.808 246.831
41-45 25 7,8 12 4.210.865 350.905
46+ 23 7,2 11 4.227.326 384.302

d) Sự thay đổi của chi phí theo tình trạng bệnh
42% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ở tình trạng suy giảm
miễn dịch nghiêm trọng với CD4 xuống dưới 50 tế bào/mm
3
. Chi phí
điều trị của nhóm bệnh nhân này cao gần gấp hai lần so với chi phí
của nhóm bệnh nhân có tình trạng miễn dịch đã cải thiện.
Bảng 3.9: Chi phí điều trị theo các mức tế bào CD4
Các mức
CD4 khi
nhập viện
N %
Thời gian
điều trị TB
(ngày)
Chi phí
TB/đợt
(VNĐ)
Chi phí
TB/ngày
(VNĐ
<50 56 42,7 19 7.474.717 393.406
51-100 27 20,6 24 5.008.118 208.672
101-200 26 19,8 28 5.466.331 195.226
201+ 22 16,8 15 3.783.965 252.264
Chi phí điều trị trung bình/ngày của nhóm bệnh nhân có CD4
<50 tế bào/mm
3
là 393.406 đồng cao gần gấp hai lần so với chi phí
của nhóm bệnh nhân có CD4 từ 50 - 101 tế bào/mm

3
và nhóm có CD4
từ 101 - 200 tế bào/mm
3
.
e) Sự thay đổi của chi phí điều trị theo tuyến điều trị
Bảng 3.10: Chi phí điều trị theo tuyến điều trị
Phân bố bệnh
nhân theo
N %
Thời gian
điều trị TB
(ngày)
Chi phí
TB/đợt
(VNĐ)
Chi phí
TB/ngày
(VNĐ)
CSĐT trung ương 80 25,1 12 7.197.176 599.765
CSĐT tuyền tỉnh 195 61,1 11 3.225.616 293.238
TT PC AIDS tỉnh 44 13,8 38 4.092.966 107.710
Chi phí điều trị trung bình tại các cơ sở điều trị nội trú tuyến
trung ương cao gấp 2,5 lần chi phí điều trị tại tuyến tỉnh. Chi phí điều
trị nội trú trung bình tại các Trung tâm PC AIDS tuyến tỉnh cao hơn
chi phí điều trị trung bình của các CSĐT tuyến tỉnh khác.
9
f) Sự thay đổi của chi phí điều trị theo khu vực
Bảng 3.11: Chi phí điều trị theo khu vực
Khu vực N %

Thời gian
điều trị TB
(ngày)
Chi phí
TB/đợt
(VNĐ)
Chi phí TB/
ngày (VNĐ)
Miền Bắc 203 33,5 18 4.576.128 254.229
Miền Nam 116 66,5 10 3.930.222 393.022
Chi phí điều trị HIV/AIDS ở khu vực miền Bắc là 4.576.128
đồng/người/đợt điều trị, cao hơn so với chi phí điều trị tại khu vực
miền Nam là 3.930.222 đồng/người/đợt điều trị.
g) Sự thay đổi của chi phí điều trị theo tình trạng điều trị ARV
Bảng 3.12: Chi phí điều trị theo tình trạng điều trị ARV
Tình trạng điều trị
ARV
N %
Thời gian
điều trị TB
(ngày)
Chi phí
TB/đợt
(VNĐ)
Chi phí
TB/
ngày
(VNĐ)
Đang điều trị ARV 94 33,5 20 4.778.433 238.922
Chưa điều trị ARV 187 66,5 13 4.349.049 334.542

Chỉ có 33,5% bệnh nhân nội trú trong mẫu nghiên cứu đang điều
trị ARV và chi phí điều trị trung bình cao hơn so với nhóm bệnh nhân
đang điều trị ARV (chiếm 66,5%). Chi phí điều trị trung bình của
nhóm bệnh nhân đang điều trị ARV cao hơn so với nhóm chưa điều trị
ARV.
h) Sự thay đổi của chi phí điều trị theo kết quả điều trị
Bảng 3.13: Chi phí điều trị theo kết quả điều trị
Kết quả điều
trị
N %
Thời gian
điều trị TB
(ngày)
Chi phí
TB/đợt
(VNĐ)
Chi phí
TB/ngày
(VNĐ)
Khỏi 28 9,1 14 5.097.543 364.110
Kết quả điều
trị
N %
Thời gian
điều trị TB
(ngày)
Chi phí
TB/đợt
(VNĐ)
Chi phí

TB/ngày
(VNĐ)
Cải thiện 197 64,0 17 4.441.302 261.253
Không đỡ 57 18,5 6 2.185.549 364.258
Nặng hơn 19 6,2 12 6.698.141 558.178
Tử vong 7 2,3 14 9.264.868 661.776
Khoảng 9% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đã điều trị khỏi với
chi phí điều trị trung bình là 5.097.543 đồng/người/đợt điều trị. 64%
bệnh nhân có tình trạng bệnh được cải thiện (4.441.302
10
đồng/người/đợt). Số ca tử vong trong mẫu nghiên cứu chiếm 2,3% với
chi phí trung bình là 9.264.868 đồng/người/đợt điều trị, cao gần gấp 2
lần chi phí điều trị trung bình của các trường hợp khỏi và gần 2,5 lần
so với các trường hợp có tình trạng bệnh được cải thiện.
i) Sự thay đổi của chi phí điều trị theo khả năng đảm bảo tài
chính
Bảng 3.15: Chi phí điều trị theo mức độ tham gia bảo hiểm
Đặc điểm N %
Thời gian
điều trị
TB (ngày)
Chi phí
TB/đợt
(VNĐ)
Chi phí
TB/ ngày
(VNĐ)
Có bảo hiểm 26 8,3 12 3.433.093 286.091
Không có bảo
hiểm

287 91,7 16 4.430.215 276.888
Chỉ có 8,3% bệnh nhân thuộc mẫu nghiên cứu có thẻ bảo hiểm y
tế và chi phí điều trị trung bình của nhóm bệnh nhân này thấp hơn so
với chi phí điều trị của nhóm bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế,
chiếm tới 91,7% tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
3.1.2.2. Tỷ trọng các thành phần chi phí trong chi phí điều trị nội
trú HIV/AIDS
Biểu đồ 3.5. Các thành phần trong chi phí điều trị HIV/AIDS
Trong chi phí điều trị nội trú HIV/AIDS, thuốc, vật tư tiêu hao,
các dịch vụ cận lâm sàng và nhân lực là các thành phần chính cấu
thành nên chi phí, chiếm khoảng 70 - 85% tổng chi phí. Tỷ trọng của
thuốc, vật tư tiêu hao và cận lâm sàng trong chi phí điều trị giảm dần
khi mức độ miễn dịch được cải thiện.
11
Biểu đồ 3.6. Tỷ trọng các thành phần chi phí theo các mức tế bào CD4
3.1.3. Chi phí điều trị ngoại trú HIV/AIDS
3.1.3.1. Chi phí điều trị ngoại trú HIV/AIDS và sự thay đổi của chi
phí điều trị theo các yếu tố liên quan.
Chi phí điều trị ngoại trú HIV/AIDS/người/năm là 2.138.931
( SE= + 1.548.073) đồng đối với trước điều trị ARV; 6.421.893 (SE =
+ 420.366 ) đồng đối với chi phí điều trị ARV bậc 1 năm đầu và
6.005.153 (SE = + 209.296 ) đồng cho chi phí điều trị ARV bậc 1 từ
năm thứ hai. Chi phí điều trị ARV bậc 2 là 28.236.312 (SE=
+1.207.563) đồng.
a) Chi phí điều trị theo giới tính và nhóm tuổi
Chi phí điều trị trung bình trong nhóm trước ARV đối với nam
2.189.339 đồng/người/năm và nữ 2.087.011 đồng/người/năm. Chi phí
điều trị trung bình trong nhóm ARV bậc 1 năm đầu là 6.391.088
đồng/người/năm đối với nam và 6.490.059 đồng/người/năm đối với
nữ. Chi phí điều trị trung bình trong nhóm điều trị ARV từ năm thứ

hai là 6.105.861 đồng/người/năm đối với nam và 5.814.251
đồng/người/năm đối với nữ. Chi phí điều trị trung bình trong nhóm
điều trị ARV bậc 2 đối với nam là 28.259.482 đồng/người/năm và đối
với nữ là 28.125.829 đồng/người/năm.Chi phí điều trị trong nhóm
trước ARV cao nhất ở nhóm tuổi từ 41-45 (3.647.230
đồng/người/năm) và thấp nhất ở nhóm tuổi từ 36-40 tuổi (1.552.160
đồng/người/năm). Chi phí điều trị trong nhóm ARV bậc 1 năm đầu
cao nhất ở nhóm tuổi 31-35 với chi phí điều trị trung bình là 6.903.630
đồng/người/năm và thấp nhất ở nhóm tuổi 41-45 với chi phí trung
bình là 5.433.696 đồng/người/năm. Chi phí điều trị trung bình ở nhóm
ARV bậc 1 từ năm thứ hai trở đi cao nhất ở nhóm tuổi trên 46
(7.012.858 đồng/người/năm) và thấp nhất ở nhóm tuổi 41-45
12
(5.202.876 đồng/người/năm). Đối với điều trị ARV bậc 2, chi phí điều
trị trung bình cao nhất ở nhóm tuổi dưới 25 (31.452.388
đồng/người/năm) và chi phí thấp nhất ở nhóm tuổi 41-45 (25.517.383
đồng/người/năm).
b) Chi phí điều trị theo mức tế bào CD4
Trong nhóm điều trị trước ARV, chi phí điều trị trung bình cao
nhất ở nhóm bệnh nhân có CD4 < 50 tế bào/mm
3
(3.077.652
đồng/người/năm) và thấp nhất ở nhóm có CD > 200 tế bào/mm
3
(2.067.419 đồng/người/năm).
Khi bệnh nhân đã tham gia điều trị ARV, chi phí điều trị cao
nhất ở điều trị ARV bậc 1 năm đầu trong nhóm CD4 < 50 tế bào/mm
3
(7.138.766 đồng/người/năm) và thấp nhất trong nhóm CD4 > 200 tế
bào/mm

3
(5.685.899 đồng/người/năm). Biểu đồ 3.8.
Biểu đồ 3.8. Chi phí điều trị ngoại trú theo các mức CD4
Để phân tích sự khác biệt về chi phí, nghiên cứu tiếp tục phân
tích chi phí theo các mức CD4 ở mức độ <100 tế bào/mm
3
và >=100
tế bào/mm
3
như biểu đồ 3.9 dưới đây. Chi phí điều trị giảm đi khi
miễn dịch của bệnh nhân tốt hơn.
13
Biểu đồ 3.9. Chi phí điều trị ngoại trú HIV/AIDS theo hai mức CD4
Chi phí điều trị sớm (CD4>=100 tế bào/mm
3
) thấp hơn 38% so
với chi phí điều trị muộn (CD4<100 tế bào/mm
3
) ở nhóm trước điều
trị ARV, 21% ở nhóm điều trị ARV bậc 1 năm đầu và 4% ở nhóm
điều trị ARV bậc 1 từ năm thứ hai.
Để phân tích tiếp sự thay đổi của chi phí theo các mức độ miễn
dịch mà không bị ảnh hưởng bởi thuốc ARV, nghiên cứu đã phân tích
chi phí điều trị theo các giai đoạn điều trị với ba thành phần chi phí
chính là thuốc nhiễm trùng cơ hội và chẩn đoán hình ảnh, nhân lực,
hành chính và khấu hao.
Biểu đồ 3.10: Chi phí điều trị ngoại trú HIV/AIDS chưa bao gồm
thuốc ARV theo các giai đoạn điều trị và mức độ miễn dịch
Chi phí điều trị cao khi bệnh ở giai đoạn nặng khi CD4 xuống
dưới 50 tế bào/mm

3
tuy nhiên sự khác biệt về chi phí chưa thể hiện rõ
khi CD4 được cải thiện. Sự thay đổi của chi phí cũng không thể hiện
rõ ở hai mức CD4 (> và <=100 tế bào /mm
3
) trong nhóm điều trị
ARV bậc 2
Bảng 3.17. Chi phí điều trị phác đồ bậc 2 theo các mức CD4
14
Các mức CD4 Số lượng Tỷ lệ Chi phí TB Độ lệch chuẩn
N % VNĐ VNĐ
<50 25 26 29.059.634 1.050.346
51-100 26 27 27.703.494 1.419.615
101-200 31 32 29.035.075 869.015
201+ 15 15 28.299.783 574.856
<100 51 55,7 28.455.192 1.205.419
>=100 46 44,3 28.759.646 636.751
c) Sự thay đổi của chi phí theo phác đồ điều trị
Trong phác đồ điều trị bậc 1: Phác đồ được sử dụng nhiều nhất
là vẫn là phác đồ 1a (56%) đối với ART năm đầu và 41,5% đối với
ART từ năm thứ hai và phác đồ kết hợp (19,3% đối với ART năm đầu
và 18,3% đối với ART từ năm thứ hai). Tuy nhiên hai phác đồ này lại
có chi phí thấp hơn các phác đồ còn lại
Trong điều trị ARV bậc 2, Chi phí điều trị trung bình theo từng
phác đồ và tỷ lệ số bệnh nhân sử dụng được mô tả như biểu đồ 3.14
dưới đây:
Biểu đồ 3.11. Chi phí điều trị ngoại trú HIV/AIDS theo các phác đồ
điều trị bậc hai và số lượng bệnh nhân sử dụng phác đồ
d) Sự thay đổi của chi phí theo tuyến điều trị và loại cơ sở điều trị
Chi phí điều trị trung bình/người/năm tại bệnh viện trung ương

chỉ có 1,3 triệu đồng thấp hơn so với chi phí tại bệnh viện tỉnh (1,7
triệu đồng), Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS (2,5 triệu đồng) và
bệnh viện huyện và TTYT huyện (2,3 triệu đồng). Chi phí này có sự
thay đổi rõ rệt khi bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV. Khi bệnh nhân
chuyển sang điều trị ARV từ năm thứ hai trở đi, chi phí điều trị đều
15
giảm đi tại tất cả các loại cơ sở điều trị, thể hiện rõ rệt sự thích ứng của
người bệnh đối với thuốc ARV.
e) Sự thay đổi nguồn kinh phí hỗ trợ
Tỷ trọng hỗ trợ của các nhà tài trợ trong tổng chi phí dao động từ
54% đến 86%. Đặc biệt là đối với nguồn thuốc ARV, tỷ trọng hỗ trợ
chiếm đến 100%. Thuốc nhiễm trùng cơ hội và các dịch vụ chẩn đoán
điều trị chiếm trên dưới 90%. ỷ trọng hỗ trợ của PEPFAR rất cao
chiếm đến 50-60% trong khi đó Quỹ toàn cầu chỉ hỗ trợ trên dưới
10% trong tổng chi phí. Chi phí cho các phác đồ có sự khác biệt rất
lớn giữa nguồn của quốc gia và của các dự án.
f) Sự thay đổi của chi phí điều trị theo khu vực
Chi phí điều trị trung bình/người/năm ở tất cả các nhóm bệnh
nhân ở phía Bắc đều thấp hơn từ 8-36% so với chi phí điều trị trung
bình/người/năm ở các nhóm bệnh nhân khu vực miền Trung và miền
Nam. Chi phí điều trị bệnh nhân trước ARV ở khu vực miền Trung và
miền Nam cao hơn 1/3 so với nhóm bệnh nhân này ở phía Bắc.
3.1.3.2. Tỷ trọng các thành phần chi phí trong chi phí điều trị
ngoại trú HIV/AIDS
Bảng 3.23. Chi phí điều trị và tỷ trọng của các thành phần chi phí theo
từng giai đoạn điều trị
Thành phần
chi phí
ART
năm đầu

%
ART từ
năm thứ
hai
%
ART bậc
2
%
Thuốc ARV 2.391.670
37,
2
2.830.194 47,1 25.253.785 89,4
Thuốc NTCH 1.296.361 20,2 664.724 11,1 553.401 2,0
XN và CĐHA 991.627 15,4 1.016.384 16,9 1.422.535 5,0
Nhân lực 1.242.551
19,
3
1.098.176 18,3 862.381 3,1
Hành chính 411.368 6,4 321.842 5,4 95.002 0,3
Khấu hao 88.316 1,4 73.834 1,2 49.207 0,2
Tổng cộng 6.421.892 100 6.005.153 100 28.236.311 100
Đối với điều trị trước ARV: Thuốc, các dịch vụ cận lâm sàng
và nhân lực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Dịch vụ cận lâm
sàng dao động từ 2%-11%. Chi phí cho thuốc dao động từ 5%-70%.
Đối với bệnh nhân điều trị ARV năm đầu và từ năm thứ hai trở đi, tỷ
trọng thuốc nhiễm trùng cơ hội và các dịch vụ cận lâm sàng dao động
16
nhiều giữa các cơ sở điều trị trong cả hai nhóm bệnh nhân. Chi phí
khấu hao chiếm tỷ trọng nhỏ và không đồng đều giữa các cơ sở.
Trong nghiên cứu này có 4 cơ sở độc lập đó là các cơ sở chỉ

cung cấp các dịch vụ HIV. Các cơ sở điều trị lồng ghép là các bệnh
viện và các trung tâm y tế cung cấp dịch vụ y tế trong đó có dịch vụ
cho HIV.
Biểu đồ 3.15: Sự thay đổi của chi phí theo loại hình cơ sở độc
lập và lồng ghép
Đối với bệnh nhân điều trị ARV bậc 2: Trong phác đồ điều trị
ARV bậc 2, chi phí cho thuốc ARV chiếm tỷ trọng rất lớn từ 83% đến
89%. Tiếp đến là chi phí cho các dịch vụ cận lâm sàng, chi cho nhân
lực, chi hành chính và khấu hao.
Biểu đồ 3.16. Tỷ trọng các thành phần chi phí trong điều trị
phác đồ bậc 2
17
3.2. Phân tích chi phí - hiệu quả điều trị HIV/AIDS theo các mức
tế bào CD4.
3.2.1. Số năm sống tăng thêm theo các mức CD4
Đánh giá chi phí - hiệu quả của điều trị ARV đối với bệnh nhân
HIV theo ngưỡng CD4 < 100 tế bào/mm
3
và CD4 >= 100 tế bào/mm
3
bằng phần mềm TreeAge 2011 cho kết quả như sau:
Biểu đồ 3.24. Số năm sống tăng thêm theo các mức CD4
3.2.2. Chi phí - hiệu quả điều trị theo các mức tế bào CD4
Bảng 3.32. Chi phí - hiệu quả điều trị theo các mức tế bào CD4
Các mức
CD4
(tế bào/mm
3
)
Chi phí cho

số năm sống
cả vòng đời
(VNĐ)
Số năm
sống
(năm)
Chi phí/
năm sống
(VNĐ)
Chi phí tăng
thêm/năm
sống
C E C/E Incr CE
CD4 <100 326.455.952 17,98 18.155.576 -
CD4>=100 524.186.495 30.60 17.131.795
15.672.675
Chi phí trên một năm sống sót tăng thêm của điều trị sớm CD4
>= 100 tế bào/mm
3
là 17.131.795 đồng so với 18.155.576 đồng của
điều trị muộn CD4 <100 tế bào/mm
3
. Tỷ suất chi phí tăng thêm cho
một năm sống sót tăng thêm (ICER) của điều trị sớm (CD4 >= 100 tế
bào/mm
3
) so với điều trị muộn (CD 4 <100 tế bào/mm
3
) là 15.672.675
đồng/người.

Chương 4.BÀN LUẬN
18
4.1. Chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam và sự thay đổi
của chi phí điều trị HIV/AIDS theo các yếu tố liên quan.
Chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam thấp hơn so với chi phí
điều trị của các nghiên cứu đã từng công bố trước đây tại Việt Nam
cũng như trên thế giới.
4.1.1.Chi phí điều trị nội trú HIV/AIDS
Chi phí điều trị đối với bệnh nhân nội trú HIV/AIDS là
4,341,253 đồng/ đợt điều trị. Chi phí này cao hơn không nhiều, 14%
so với chi phí điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (3,7 triệu đồng)
nhưng khiêm tốn hơn rất nhiều so với điều trị tiểu đường (100-150
USD/đợt điều trị), ung thư (12,3 triệu đồng) và nhồi máu cơ tim (31,4
triệu đồng). So sánh chi phí điều trị nội trú HIV/AIDS tại một số quốc
gia trong khu vực có cùng bối cảnh kinh tế xã hội cho thấy chi phí
điều trị tại Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia này. Chi phí điều trị
cao hơn ở nhóm bệnh nhân có độ tuổi từ 26 đến 35 và thời gian điều
trị trung bình cũng cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Nhóm tuổi này
cũng chiếm tỷ lệ lớn trong mẫu nghiên cứu khoảng 63%. Như vậy
nhóm tuổi có khả năng lao động cao nhất lại là nhóm cần phải điều trị
và có tần xuất nhập viện cao hơn các nhóm còn lại.
Thời gian điều trị nội trú trung bình là 15,3 (+ 0,94 ngày/đợt
điều trị cao hơn so với kết quả nghiên cứu của một số quốc gia khác.
Thời gian điều trị nội trú dài ngày hơn khẳng định tình hình điều trị
muộn tại Việt Nam khi bệnh nhân đến các cơ sở điều trị khi bệnh đã
tiến triển.
Tuy nhiên chi phí và thời gian điều trị nội trú có sự dao động
đáng kể giữa các cơ sở điều trị. Chi phí điều trị nội trú HIV/AIDS tại
các cơ sở điều trị tuyến trung ương, các cơ sở điều trị các thành phố
lớn cao hơn so với các cơ sở điều trị tuyến tỉnh. Chi phí điều trị của

nhóm bệnh nhân có CD4 < 50 tế bào/mm
3
cao gần gấp hai lần so với
chi phí của nhóm bệnh nhân có tình trạng miễn dịch đã cải thiện. Kết
quả này khá phù hợp với kết quả của một nghiên cứu tại Mỹ trong đó
chi phí điều trị của bệnh nhân có CD4 < 50 tế bào/mm
3
có chi phí cao
hơn 2,5 lần so với nhóm các bệnh nhân khác.
4.1.2. Chi phí điều trị ngoại trú HIV/AIDS
Chi phí điều trị ngoại trú HIV/AIDS là 2.138.931 (+ 1.548.073)
đồng đối với trước điều trị ARV; 6.421.893 (+ 420.366 ) đồng đối
với chi phí điều trị ARV bậc 1 năm đầu và 6.005.153 (+ 209.296)
đồng cho chi phí điều trị ARV bậc 1 từ năm thứ hai. Chi phí điều trị
ARV bậc 2 là 28.236.312 (+1.207.563) đồng. Ngoại trừ điều trị ARV
19
bậc 2, chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam có chi phí khá hợp lý
so với một số nghiên cứu chi phí trước đây trên thế giới như chi phí
điều trị trung bình/người/năm là 792 đô la Mỹ, 932 đô la Mỹ và 1454
đô la mỹ tại các quốc gia có thu nhập thấp, các quốc gia có thu nhập
trung bình thấp và các quốc gia có thu nhập trung bình cao . So với
kết quả nghiên cứu của chương trình PEPFAR tại Việt Nam, nghiên
cứu đã cho kết quả thấp hơn rất nhiều.
4.1.3. Chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam, thành phần
chi phí và sự thay đổi chi phí theo các yếu tố liên quan.
4.1.3.1. Các thành phần chi phí trong chi phí điều trị
a) Thuốc ARV, thuốc nhiễm trùng cơ hội chiếm tỷ trọng cao
nhất trong thành phần chi phí điều trị HIV/AIDS tiếp đến là chi phí
cho cận lâm sàng và nhân lực.
Với đặc điểm dễ suy giảm miễn dịch của người nhiễm HIV, nhu

cầu sử dụng thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội để giảm các
triệu chứng lây nhiễm và thuốc ARV để phục hồi hệ miễn dịch là rất
cao do đó chi phí cho thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội và thuốc
ARV luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thành phần chi phí điều trị.
Đối với điều trị nội trú HIV/AIDS thuốc điều trị nhiễm trùng cơ
hội chiếm tỷ trọng cao trong thành phần chi phí điều trị. Tỷ trọng
thuốc chiếm càng cao khi bệnh càng tiến triển. Khi miễn dịch của
bệnh nhân giảm (CD4 < 50 tế bào/mm
3
), tỷ trọng thuốc chiếm đến
gần 50% tổng chi phí và khi tình trạng bệnh nhân đã cải thiện (CD4 >
200 tế bào/mm
3
), tỷ trọng thuốc trong tổng chi phí giảm xuống còn
25%. Trong khi đó tỷ trọng chi phí cho các dịch vụ cận lâm sàng,
nhân lực tương đối đồng đều theo từng giai đoạn bệnh.
b) Sự dao động về chi phí giữa các cơ sở điều trị ngoại trú và
nội trú
Sự dao động về chi phí cũng có thể giải thích theo một số
nguyên nhân sau: (i) Sự khác biệt về mô hình điều trị giữa các
chương trình, dự án, (ii) Sự khác biệt về các gói dịch vụ giữa các
chương trình, dự án, (iii) Cách thức tổ chức và cơ cấu nhân lực khác
nhau giữa các mô hình điều trị.
4.1.3.2. Sự thay đổi của chi phí theo các yếu tố liên quan
a) Chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam và sự thay đổi về chi
phí theo giai đoạn lâm sàng và mức độ miễn dịch: Tiếp cận điều trị
sớm giúp giảm chi phí điều trị trong tương lai
Các kết quả trong nghiên cứu đã khảng định các bệnh nhân có
mức độ suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (CD4 càng thấp), chi phí
cho điều trị đặc biệt là thuốc NTCH chiếm tỷ trọng càng lớn. Đối với

20
điều trị nội trú HIV/AIDS, chi phí có sự khác biệt giữa nhóm bệnh
nhân có CD4<50 tế bào/mm
3
và ở giai đoạn lâm sàng 4. Chi phí điều
trị cao hơn gấp hai lần so với nhóm bệnh nhân có CD4>200 tế
bào/mm
3
và tương tự chi phí điều trị đối với bệnh nhân ở giai đoạn
lâm sàng IV cũng cao hơn gấp hai lần so với nhóm bệnh nhân ở các
giai đoạn còn lại.
b) Chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam và sự thay đổi về chi
phí khi bệnh nhân bắt đầu tham gia điều trị ARV
Nghiên cứu cho thấy chi phí điều trị nội trú có sự khác biệt giữa
nhóm bệnh nhân chưa tham gia điều trị ARV và đã tham gia điều trị
ARV. Chi phí điều trị trong nhóm đã tham gia điều trị ARV cao hơn so
với nhóm chưa tham gia điều trị ARV. Sự khác biệt về chi phí liên quan
đến chi phí cho điều trị những triệu chứng gây ra bởi tác dụng phụ của
thuốc
Chi phí điều trị điều trị ngoại trú cũng có sự khác biệt theo từng giai
đoạn điều trị. Chi phí trước điều trị ARV chỉ bằng 1/3 so với chi phí điều trị
ARV bậc 1 năm đầu và điều trị ARV bậc 1 từ năm thứ hai. Sự khác biệt lớn
nhất đó là trước điều trị ARV chi có thuốc điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ
hội mà chưa có thuốc ARV.
c) Chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam và sự thay đổi về chi phí
theo các loại cơ sở điều trị, theo tuyến điều trị, theo kết quả điều trị và
thời gian điều trị
Đối với chi phí điều trị nội trú HIV/AIDS, chi phí điều trị tại tuyến
trung ương cao gấp hai lần so với chi phí điều trị tại tuyến tỉnh. Vì các
cơ sở điều trị tuyến trung ương là các cơ sở điều trị tuyến cuối cùng xử

lý các ca bệnh nặng bao gồm các trường hợp nhiễm trùng cơ hội nặng,
các trường hợp nặng do tác dụng phụ của thuốc ARV mà tuyến dưới
chưa xử lý được.
Đối với điều trị ngoại trú HIV/AIDS, Mô hình điều trị tại các cơ sở
bệnh viện tuyến trung ương có chi phí điều trị trung bình thấp hơn so với
các cơ sở điều trị thuộc bệnh viện tỉnh, trung tâm phòng, chống AIDS và
các cơ sở điều trị tuyến huyện. Chi phí điều trị thấp hơn là do đối với các
cơ sở điều trị thuộc các bệnh viện lớn việc phân bổ chi phí được thực
hiện trên khối lượng lớn các dịch vụ như số lượt xét nghiệm và chẩn
đoán hình ảnh do đó chi phí trên một đơn vị dịch vụ sẽ nhỏ hơn các đơn
vị có khối lượng dịch vụ thấp như các đơn vị tuyến dưới.
Nghiên cứu đã đưa ra một bằng chứng thuyết phục về tính hiệu quả
của việc lồng ghép dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế sẵn có.
Nghiên cứu cho thấy không chỉ chi phí cho thuốc nhiễm trùng cơ hội mà
cả chi phí cho nhân lực, chi phí khác như khấu hao, hành chính thì các
cơ sở điều trị lồng ghép vào hệ thống y tế sẵn có đều có chi phí thấp hơn
các cở sở điều trị độc lập. Sự khác biệt về chi phí có thể giải thích như
21
sau: Thứ nhất là mức độ sử dụng dịch vụ ở các cơ sở điều trị lồng ghép
cao hơn các cơ sở độc lập do các cơ sở này không chỉ phục vụ bệnh
nhân HIV/AIDS mà còn phục vụ các dịch vụ y tế khác do đó chi phí
cho hành chính và khấu hao phân bổ cho khối lượng bệnh nhân phục vụ
sẽ thấp hơn các cơ sở độc lập. Thứ hai, nhân lực làm việc tại các cơ sở y
tế lồng ghép là các nhân viên y tế kiêm nhiệm. Họ không chỉ phục vụ
bệnh nhân HIV/AIDS mà còn phục vụ các bệnh nhân khác do đó chi phí
cho nhân viên y tế tại các cơ sở y tế lồng ghép cũng thấp hơn chi phí
nhân lực tại các cơ sở điều trị độc lập.
Chi phí điều trị có xu hướng giảm đi khi bệnh nhân đã đi vào giai
đoạn ổn định. Chi phí tăng cao khi bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV. Chi
phí điều trị cao khi bệnh nhân ở năm đầu và giảm dần ở năm thứ hai.

Sau khi bệnh nhân đã thích ứng với thuốc ARV và tình trạng bệnh đã đi
vào ổn định, chi phí điều trị sẽ giảm dần từ năm thứ hai trở đi.
4.1.3. Chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam và các nguồn tài trợ.
4.1.3.1. Chi phí điều trị HIV/AIDS và khả năng tự đảm bảo tài
chính của người nhiễm HIV đối với các chi phí về y tế
Một kết quả đáng lưu ý là bệnh có tần xuất xuất hiện nhiều nhất
không phải là bệnh có chi phí điều trị cao nhất. Hai bệnh xuất hiện phổ
biến là viêm phổi và lao lại có chi phí thấp chỉ bằng 1/3 so với bệnh có
chi phí điều trị cao nhất là điều trị nhiễm trùng cơ hội Toxo Plasma.
Thông tin này sẽ góp phần vận động cơ quan bảo hiểm chi trả cho các
dịch vụ điều trị HIV bằng việc xóa đi những lo ngại về các chi phí điều
trị HIV tốn kém và lâu dài.
Hiện nay các dịch vụ điều trị nội trú HIV/AIDS được chi trả từ tiền
túi của người bệnh và cả nguồn của bảo hiểm đối với bệnh nhân có thẻ
bảo hiểm y tế. Tuy nhiên trong mẫu nghiên cứu này chỉ có 8,3 % bệnh
nhân có thẻ bảo hiểm y tế, 91,7% bệnh nhân còn lại phải chi trả tiền túi
cho chi phí điều trị. Chi phí điều trị của các bệnh nhân không có thẻ bảo
hiểm y tế lại cao hơn 30% so với chi phí điều trị của bệnh nhân có thể
bảo hiểm y tế hơn nữa thời gian điều trị trung bình của người có thẻ bảo
hiểm (12 ngày) lại ngắn hơn của người không có thẻ bảo hiểm (16
ngày).
4.1.3.2.Tính bền vững của các dịch vụ điều trị HIV/AIDS tại
Việt Nam.
Nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng rất rõ ràng về sự lệ thuộc lớn
vào các nguồn hỗ trợ quốc tế trong các dịch vụ điều trị HIV/AIDS.
Các dự án quốc tế hỗ trợ 100% thuốc ARV, 90% thuốc nhiễm trùng
cơ hội và các xét nghiệm chẩn đoán điều trị. Riêng đối với hỗ trợ nhân
lực, mô hình tổ chức nhân lực của Quỹ toàn cầu chứng tỏ được mức
độ bền vững hơn khi chi phí cho nhân lực chỉ chiếm 6-15% chi phí
22

điều trị. Trong khi đó chi phí điều trị cho nhân lực tại các cơ sở điều
trị của PEPFAR chiếm gần 50%.
4.2. Chi phí - hiệu quả điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam
4.2.1. Xác suất sống của bệnh nhân HIV/AIDS theo các mức CD4
Kết quả này phù hợp với một nghiên cứu khác của thế giới khi
nguy cơ tử vong của nam giới bằng 1,94 lần so với nữ giới, do nữ giới
có khả năng phục hồi miễn dịch tốt hơn nam giới do đó họ có xác suất
sống cao hơn. Ngoài ra một số nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt giữa
nam giới và nữ giới trong các hành vi sử dụng dịch vụ, nam giới khó
tuân thủ điều trị hơn nữ giới .
Xác suất sống sót của hai ngưỡng CD4 cho thấy có sự khác biệt
giữa các nhóm tuổi tuy nhiên xác suất sống sót chưa thể hiện là xác
suất sống sót càng thấp khi người bệnh càng nhiều tuổi như một
nghiên cứu tại 9 quốc gia đã được thực hiện trước đó, việc theo dõi và
giám sát tuân thủ điều trị ở nhóm bệnh nhân nhiều tuổi cũng khó hơn
so với nhóm ít tuổi hơn. Khi bệnh đã vào giai đoạn tiến triển thì cũng
là giai đoạn hệ thống miễn dịch suy giảm do đó xác suất sống có sự
khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm bệnh nhân có CD4 <100 tế bào/mm
3

CD4>=100 tế bào/mm
3
.
4.2.2. Số năm sống tăng thêm theo các mức CD4
Nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của chương trình điều
trị HIV/AIDS tại Việt Nam với thời gian sống tăng thêm theo các mức
CD4 cao hơn so với các nghiên cứu quốc tế. Số năm sống tăng thêm
trong nghiên cứu này trong hai nhóm CD4 < 100 tế bào/mm
3
(18 năm

sống) và CD4 >=100 tế bào/mm
3
(30.6 năm).
4.2.3. Phân tích chi phí - hiệu quả theo các mức CD4
Chi phí điều trị sớm CD4 >= 100 tế bào/mm
3
cho cả vòng đời là
524.186.495 đồng so với 326.455.952 đồng của điều trị muộn CD4
<100 tế bào/mm
3
và chi phí trên một năm sống sót tăng thêm của điều
trị sớm CD4 >= 100 tế bào/mm
3
là 17.131.795 đồng so với 18.155.576
đồng của điều trị muộn CD4 <100 tế bào/mm
3
.
Tỷ suất chi phí tăng thêm cho một năm sống sót tăng thêm
(ICER) của điều trị sớm CD4 >= 100 tế bào/mm
3
so với điều trị muộn
<100 tế bào/mm
3
là 15.672.675 đồng cho cả vòng đời.
Phân tích độ nhậy các tham số đưa vào mô hình đều khảng định
điều trị sớm có chi phí-hiệu quả cao hơn so với điều trị muộn
KẾT LUẬN
5.1. Chi phí điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam
23
- Chi phí điều trị đối với bệnh nhân nội trú HIV/AIDS là

4.341.253 đồng/ đợt điều trị. Chi phí điều trị ngoại trú
HIV/AIDS/người/năm là 2.138.931 ( SE= + 1.548.073) đồng đối
với trước điều trị ARV; 6.421.893 (SE = + 420.366 ) đồng đối với
chi phí điều trị ARV bậc 1 năm đầu và 6.005.153 (SE = + 209.296)
đồng cho chi phí điều trị ARV bậc 1 từ năm thứ hai. Chi phí điều trị
ARV bậc 2 là 28.236.312 (SE= +1.207.563) đồng.
- Thuốc ARV chiếm tỷ trọng cao nhất trong thành phần chi
phí điều trị HIV/AIDS dao động từ 37% - 89% tùy thuộc các phác
đồ điều trị. Tiếp đến là thuốc nhiễm trùng cơ hội (2-20%), xét
nghiệm và chẩn đoán hình ảnh (5-15%) và cho nhân lực (3-19%).
- Chi phí điều trị HIV/AIDS càng cao khi bệnh càng tiến triển
(khi khả năng miễn dịch đã suy giảm CD4 <100 tế bào/mm3 hoặc
bệnh nhân đã ở giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4). Chi phí điều trị sớm
(CD4>=100 tế bào/mm3) thấp hơn 38% so với chi phí điều trị muộn
(CD4<100 tế bào/mm3 ) ở nhóm trước điều trị ARV, 21% ở nhóm
điều trị ARV bậc 1 năm đầu và 4% ở nhóm điều trị ARV bậc 1 từ
năm thứ hai.
- Chi phí điều trị HIV/AIDS cao nhất trong nhóm bệnh nhân ở
giai đoạn lâm sàng 4 ở tất cả các giai đoạn điều trị, cao hơn 26% so
với chi phí điều trị của giai lâm sàng 1 đối với trước điều trị ARV,
16% đối với điều trị ARV bậc 1 năm đầu, 11% đối với điều trị ARV
bậc 1 từ năm thứ hai, 14% đối với điều trị ARV bậc 2.
- Chi phí điều trị ngoại trú HIV/AIDS tại các cơ sở điều trị có
khối lượng bệnh nhân lớn như các bệnh viện tuyến trung ương, chi
phí điều trị trung bình thấp hơn so với các cơ sở điều trị khác qua
từng giai đoạn điều trị. Chi phí điều trị HIV/AIDS có sự khác biệt
đáng kể giữa các cơ sở điều trị ngoại trú và nội trú. Sự khác biệt của
chi phí nằm ở tỷ trọng chi phí cho thuốc nhiễm trùng cơ hội, các
dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh và cho nhân lực y tế.
5.2. Chi phí - hiệu quả điều trị HIV/AIDS theo các mức tế

bào CD4
- Xác suất sống sót của nhóm bệnh nhân có tình trạng miễn
dịch suy giảm (CD4 <100 tế bào/mm3) thấp hơn khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có tình trạng miễn dịch tốt
hơn (CD4 >=100 tế bào/mm3). Xác suất thay đổi và có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê khi so sánh theo các yếu tố liên quan như giới
(nam và nữ), giữa các nhóm tuổi, các giai đoạn lâm sàng và tuyến
điều trị.
- Bệnh nhân có mức CD4>=100 tế bào/mm3 có nguy cơ tử
vong chỉ bằng 0,4 lần số với người có mức CD4<100 tế bào/mm3 ,
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (HR=0,40, 95% CI: 0,32-0,50).

×