Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Đề tài KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN KHÁNG SINH TẠI CÁC TRẠM Y TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.69 KB, 33 trang )

SỞ Y TẾ TÂY NINH
TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TÂY NINH

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NGUYỄN THỊ NGỌC HIẾU

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN KHÁNG SINH TẠI CÁC
TRẠM Y TẾ TRONG ĐỢT THỰC TẾ TỐT NGHIỆP CỦA
HỌC SINH NGÀNH DƯỢC
TRƯỜNG TCYT TÂY NINH NĂM 2019

Năm 2019


SỞ Y TẾ TÂY NINH
TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TÂY NINH

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN KHÁNG SINH TẠI CÁC TRẠM Y TẾ
TRONG ĐỢT THỰC TẾ TỐT NGHIỆP CỦA HỌC SINH NGÀNH DƯỢC
TRƯỜNG TCYT TÂY NINH NĂM 2019

CƠ QUAN CHỦ TRÌ: TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TÂY NINH
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ Y TẾ TÂY NINH

Chủ nhiệm đề tài:

Nguyễn Thị Ngọc Hiếu


Thư ký:

Võ Thị Anh Hoài

Cộng sự:

Phan Lâm Tuấn Minh
Trần Thị Phương Kiều
Nguyễn Văn Minh

Năm 2019


i

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................................1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................4
1.1.

Khái niệm .................................................................................................................................4

1.2.

Khái quát về mạng lưới Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh................................................5

1.3.


Chức năng nhiệm vụ của Trạm Y tế.........................................................................................6

1.4.

Quy định về người kê đơn ........................................................................................................6

1.5.

Nhóm kháng sinh sử dụng tại các Trạm Y tế ...........................................................................6

1.6.
sinh

Hướng dẫn khám chữa bệnh tại Trạm Y tế đối với một số bệnh thông thường có dùng kháng
..................................................................................................................................................7

1.7.

Tình hình thực tế tốt nghiệp của học sinh ngành Dược Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
Error! Bookmark not defined.

1.8.

Tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam và Thế giới ...........................................................8

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................10
2.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................10


2.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................10

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................................13
3.1.

Tỷ lệ kháng sinh được kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú .........................................................15

3.2.

Mối liên quan giữa việc kê đơn thuốc có kháng sinh và các đặc tính của bệnh nhân................................17

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................................................20
4.1.

Tỷ lệ kháng sinh được kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú .........................................................20

4.2.

Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và các đặc tính của đối tượng nghiên cứu .............................20

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................21
5.1.

Tỷ lệ kháng sinh được kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú .........................................................21

5.2.


Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và các đặc tính của đối tượng nghiên cứu........................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................22


ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1



Kê đơn

2

CM

Chuyên môn

3

BHYT


Bảo hiểm y tế

4

TTTN

Thực tế tốt nghiệp

5

TYT

Trạm Y tế

6

DSCQ

Dược sĩ trung cấp chính quy

7

DSVLVH

Dược sĩ trung cấp văn bằng hai

8

HS


Học sinh


iii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Tình hình sử dụng kháng sinh theo mức độ thường xuyên


iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc tính của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng kháng sinh
Bảng 3.3. Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh của các Trạm Y tế


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về chuyên môn (chỉ định điều
trị, hướng dẫn liều dùng, cách dùng, khoảng thời gian dùng thuốc sao cho hiệu quả điều
trị cao nhất và bảo đảm an toàn cho người bệnh...), lẫn kinh tế (làm cơ sở để tính chi phí
điều trị, bảo hiểm y tế) và pháp lý (căn cứ để giải quyết các khía cạnh pháp lý của hoạt
động khám, chữa bệnh và hành nghề dược, đặc biệt trong các trường hợp liên quan đến
thuốc độc, thuốc gây nghiện và tai biến y khoa...).
Theo Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), thực
trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam đang xảy ra tình trạng lạm dụng kháng sinh,
thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc.
Kết quả khảo sát về việc bán kháng sinh ở các cơ sở bán lẻ thuốc ở vùng nơng thơn

và thành thị các tỉnh phía bắc cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh
của người bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn. Phần lớn kháng
sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nơng thơn). Kháng sinh đóng
góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nơng thôn) trong tổng doanh thu của cơ sở bán lẻ
thuốc. Bên cạnh đó, vấn đề kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ngày càng trở nên trầm
trọng, đáng báo động, đặc biệt nhiều vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh.
Xuất phát từ thực trạng đó, Bộ Y tế đã xây dựng Đề án “Tăng cường kiểm soát kê
đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020” (Quyết định số 4041/QĐ-BYT
ngày 7-9-2017) với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý, nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và
bán lẻ thuốc trong việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán thuốc
kê đơn trọng tâm là kháng sinh, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
nghiêm khắc đối với các vi phạm qua đó góp phần giảm lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc
khơng hợp lý và tình trạng kháng kháng sinh.
Tây Ninh là một tỉnh biên giới với nhiều xã nghèo vùng sâu vùng xa, tuy nhiên
luôn đi đầu trong việc kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn.
Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh là một trong những cái nôi đào tạo ra những nhân
viên y tế tương lai. Trường luôn đặt mục tiêu giảng dạy kiến thức gắn liền với thực tiễn.


2
Chính vì thế trước khi kết thúc khóa học, học sinh ln có một khoảng thời gian thực tế
tốt nghiệp tại các cơ sở y tế trong tỉnh, để có kiến thức thực tế trải nghiệm về nghề
nghiệp tương lai.
Trạm Y tế là cơ sở y tế có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã, có chức năng kê đơn phù hợp với danh mục
thuốc được áp dụng. Tuy nhiên tại Tây Ninh chưa thấy có nghiên cứu về việc kê đơn
kháng sinh của các Trạm Y tế với các mối liên quan. Để góp phần vào cái nhìn tổng quát
cho các cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề quản lý việc sử dụng kháng sinh tại cở
sở. Kết hợp với đợt thực tế tốt nghiệp của học sinh ngành Dược năm 2019, nhóm nghiên

cứu tiến hành thực hiện đề tài “ Khảo sát thực trạng kê đơn kháng sinh tại các Trạm
Y tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019”.
Chúng tôi tin rằng với sự cộng tác của các Trạm Y tế, các bạn học sinh, đề tài sẽ
mang lại cái nhìn đa diện về việc kê đơn kháng sinh, các loại kháng sinh và các vấn đề
liên quan đến người bệnh. Sẽ giúp ngành Y tế nói chung và Y tế tỉnh Tây Ninh nói riêng
nâng cao chất lượng điều trị, và quản lý để góp phần giảm bớt sự đề kháng kháng sinh.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Tỷ lệ kháng sinh được kê đơn tại các Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là bao
nhiêu?



Có hay khơng mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh với các đặc tính của bệnh
nhân và người kê đơn?


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ kháng sinh được kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú tại các Trạm Y tế
và các mối liên quan.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ kháng sinh được kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú tại các Trạm
Y tế.
2. Xác định mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và các đặc tính của bệnh
nhân và người kê đơn.



4
CHƯƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Khái niệm

Kháng sinh là những chất chuyển hóa vi sinh vật hay chất tương đồng, bán tổng
hợp, tổng hợp; hoặc chất tổng hợp không liên quan đến những chất thiên nhiên; ở liều
nhỏ các chất này ức chế sự phát triển và sống sót của vi sinh vật mà khơng có độc tính
trầm trọng trên ký chủ, là nhóm thuốc có vai trị rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ,
đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây
lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng
sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn
trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm
tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý [8].
Kháng sinh cần được sử dụng hạn chế và chỉ khi thật cần thiết. Lạm dụng kháng
sinh hiện nay phổ biến là dùng thuốc khi không cần thiết và trong thời gian quá ngắn.
Điều này dẫn tới tình trạng ngày càng có nhiều bệnh nhiễm khuẩn kháng lại các thuốc
sẵn có. Do đó, phải dùng kháng sinh một cách thận trọng và dành các thuốc có hiệu lực
nhất cho các bệnh nhiễm khuẩn nặng nhất. Đây là nguyên tắc được Tổ chức y tế thế giới
khuyến cáo. Nếu không bắt đầu sử dụng kháng sinh cẩn thận như vậy, chẳng bao lâu
nữa sẽ diễn ra tình trạng tất cả các bệnh nhiễm khuẩn sẽ không thể điều trị được với bất
kỳ kháng sinh nào, điều này sẽ đưa chúng ta trở lại tình trạng giống như chưa phát minh
ra các kháng sinh. Như vậy nguy cơ tử vong bởi những nhiễm khuẩn đơn giản sẽ tăng,
thời gian bị bệnh kéo dài và bệnh nhiễm khuẩn dễ dàng lây lan hơn. Hiện nay, các hội
đồng thuốc và điều trị cần xem xét cẩn thận việc sử dụng thuốc kháng sinh trong cơ sở
của mình và y tế cần đánh giá việc sử dụng thuốc kháng sinh trong việc chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, trong các phịng mạch tư. Điều quan trọng là phải bắt đầu hoạt động

tích cực và vẫn cịn thời gian để duy trì tác dụng của thuốc sẵn có, nhằm bảo đảm có các
kháng sinh cơng hiệu để điều trị các bệnh trong tương lai [1]
Theo thơng tư 07/2017/TT-BYT ngày 03/05/2017. Kháng sinh là nhóm thuốc
khơng thuộc danh mục thuốc khơng kê đơn do đó sử dụng nhóm thuốc này phải có đơn
và được bán theo đơn.


5
Đơn thuốc là căn cứ để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, cân (bốc) thuốc,
sử dụng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc [14].
Thuốc kê đơn: là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn, nếu sử dụng
không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe [14].
Nguyên tắc kê đơn: Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn
đốn bệnh. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. Việc kê đơn
thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên kê đơn thuốc dạng
đơn chất hoặc thuốc generic. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một số các tài liệu
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận... Người kê đơn
thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh và bệnh án điều trị
ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Không
được kê vào đơn thuốc các thuốc, chất khơng nhằm mục đích phịng bệnh, chữa bệnh;
Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam, Thực phẩm chức năng; Mỹ
phẩm.[5]
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh: Đối với kháng sinh cần chỉ định dùng thuốc trong
thời gian 5-7 ngày hoặc sau khi hết các dấu hiệu nhiễm khuẩn 3 ngày, không kê đơn
kháng sinh khi bị nhiễm virus [6].
1.2.

Khái quát về mạng lưới Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 8 huyện 1 thành phố, trong đó có 95 xã,

phường, thị trấn. Mỗi xã, phường, thị trấn có 1 Trạm Y tế.
-

Thành phố Tây Ninh: 10 Trạm Y tế

-

Bến cầu: 9 Trạm Y tế

-

Châu Thành: 15 Trạm Y tế

-

Dương Minh Châu: 11 Trạm Y tế

-

Gò Dầu: 9 Trạm Y tế

-

Hòa Thành: 8 Trạm Y tế

-

Tân Biên: 10 Trạm Y tế

-


Tân Châu: 12 Trạm Y tế

-

Trảng Bàng: 11 Trạm Y tế


6
Nếu phát triển đúng hướng theo nguyên lý y học gia đình, hệ thống y tế cơ sở này
sẽ đóng góp khơng nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh nhà.
1.3. Chức năng nhiệm vụ của Trạm Y tế
Chức năng: Trạm Y tế có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã…
Nhiệm vụ: Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; Về
khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa
bệnh cấp cứu ban đầu; Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân
tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật; Kết hợp
y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp
dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài
thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm
sóc sức khỏe nhân dân; Cung ứng thuốc thiết yếu; hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý và hiệu quả; chăm sóc sức khỏe của nhân dân theo quy định của pháp luật và của
Bộ Y tế…[3]

1.4. Quy định về người kê đơn
Theo thông tư Số: 52/2017/TT-BYT Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017, đối tượng
được kê đơn thuốc là:
Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và có đăng ký hành nghề tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Y sỹ có chứng chỉ hành nghề và có đăng ký nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến
4 (Tuyến xã, phường, thị trấn bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Trạm y tế xã,
phường, thị trấn; Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức; Phòng khám bác sỹ
gia đình.)
1.5. Nhóm kháng sinh sử dụng tại các Trạm Y tế [9]
-

Beta lactam

-

Aminoglycosid

-

Phenicol

-

Nitroimidazol


7
-

Lincosamid

-

Macrolid


-

Quinolon

-

Sulfamid

-

Cyclin

-

Khác

1.6. Hướng dẫn khám chữa bệnh tại Trạm Y tế đối với một số bệnh thơng thường
có dùng kháng sinh [2]
Thơng thường bệnh nhân có sốt thường được chỉ định dùng kháng sinh. Tuy nhiên
phải phân biệt sốt do nhiễm khuẩn hay không do nhiễm khuẩn (do virus, do bệnh hệ
thống, do ung thư,…) cần được đặt ra để chỉ định kháng sinh cho đúng.
Nếu sốt có nhiễm khuẩn, tại tuyến xã có thể điều trị được những nhiễm khuẩn
thơng thường. Nếu sốt kéo dài trên 7 ngày có thể sốt do nhiễm khuẩn dùng kháng sinh
Amoxicillin hoặc Cefalexin, có hoặc không kèm Doxycyclin, sau 3 ngày đánh giá lại
nếu khơng đở thì chuyển
Sốt kèm theo ho có đờm đục, khám phổi có thể có ran nổ hoặc ran rít ngáy rải rác
hai bên có thể chẩn đốn viêm phế quản cấp. Kháng sinh sử dụng: Amoxicillin hoặc
Augmentin (Amoxicillin phối hợp Clavulanate ) hoặc Clarithromycin.
Đau họng, khám có họng đỏ, viêm amidan có mủ. Kháng sinh sử dụng:

Amoxicillin hoặc Augmentin, hoặc Cefalexin.
Đau răng, lợi có viêm. Kháng sinh sử dụng: Spiramycin
Đái buốt, rắc do nhiễm khuẩn tiết niệu. Kháng sinh sử dụng: Sulfamethoxazole và
Trimethoprim (Biseptol) hoặc Ciprofloxacin.
Loét dạ dày – tá tràng: sử dụng Omeprazol kèm theo kháng sinh Amoxicillin và
Clarithromycin.
Viêm hô hấp trên do vi khuẩn. Kháng sinh sử dụng: Amoxicillin hoặc Augmentin
hoặc Erythromycin, đánh giá lại sau 3 ngày…


8
1.7. Tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam và Thế giới
Theo kết quả nghiên cứu của Cao Thanh Tuyền cho thấy mức độ sử dụng thường
xuyên nhóm Amoxicillin và Ampicillin của người dân là cao nhất, nhóm thuốc người
dân hiếm khi sử dụng là Cloramphenicol, Ciprofloxacin, Pefloxacin, Ofloxacin. [15].

Hình 1.1. Tình hình sử dụng kháng sinh theo mức độ thường xun.
Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Hồng có tới 70/ 119 bệnh nhân là trẻ em bị
viêm phổi sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện chiếm 58,82 % còn lại 49/ 119 bệnh
nhân chưa sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện chiếm 41,18% [11].
Theo Nguyễn Thị Ơn Kết quả khảo sát trên 1270 tổng lượt kháng sinh sử dụng cho
thấy nhóm kháng sinh được kê nhiều nhất là Betalactam với 1069 lượt kê (chiếm
84,17%), tiếp theo là nhóm kháng sinh Quinolon với 176 lượt kê (chiếm 13,86%). Trong
số các kháng sinh nhóm Betalactam, Amoxicilin là kháng sinh được kê nhiều nhất
(23,62%), tiếp theo đó là Sulbactam 22,76%); Cefoperazon và Cefuroxim cũng chiếm
một tỷ lệ lớn trong nhóm Betalactam nói riêng và tồn cảnh kháng sinh tại khoa nói
chung với tỷ lệ lần lượt là 18,97% và 14,95%. Ngược lại, có những kháng sinh chỉ xuất
hiện 1 lần duy nhất như Neomycin, Polymyxin B, Metronidazol, Vancomycin [13].
Theo Nguyễn Minh Hiếu, đánh giá 176 đơn thuốc mà cán bộ y tế xã đã kê cho thấy
23.8% đã sử dụng 2 loại kháng sinh mặc dù phác đồ đã hướng dẫn rằng tại tuyến xã chỉ

được dùng 1 loại kháng sinh. Chỉ có 48,1% đơn thuốc cho kháng sinh đúng chỉ định; đủ


9
thời gian là 60,2%; và đúng loại là 59%. Chỉ có 11,4% đơn thuốc kê đúng cả chỉ định,
loại và liều. [10]
Lạm dụng kháng sinh được đề cập tại nhiều quốc gia. Tình trạng lạm dụng kháng
sinh xẩy ra đối với nhiều loại bệnh, trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Tỷ lệ người bệnh
tuân thủ điều trị kháng sinh còn thấp. Một cuộc khảo sát bệnh nhân ở 11 quốc gia trên
toàn thế giới cho thấy 22,3% số bệnh nhân được dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng
cấp tính tại cộng đồng thừa nhận không tuân thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều bệnh nhân
dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn 3 ngày thay vì 5 ngày [4].
Theo điều tra việc sử dụng kháng sinh ngoại trú tại 26 quốc gia ở châu Âu, từ ngày
1 tháng 1 năm 1997 đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 cho thấy Cephalosporin thế hệ
đầu vẫn chiếm hơn 50% tổng lượng sử dụng Cephalosporin ngoại trú tại tám quốc gia
(Na Uy, 100% sử dụng; Phần Lan 91,7%; Latvia, 81, 8%; Thụy Điển, 73,7%; Anh,
70,9%; Bulgaria, 62,0%, Croatia, 55,4% và Estonia, 53,8% [16].


10
CHƯƠNG 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đơn thuốc và người kê đơn tại các trạm y tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2.1.1. Tiêu chí chọn mẫu: thu thập thông tin từ các đơn thuốc và nhân viên tại các Trạm
Y tế
2.1.2.


Tiêu chí loại trừ: Đơn thuốc khơng ghi đầy đủ nội dung, khơng có chỉ định sử

dụng thuốc.
2.1.3. Nơi chọn mẫu: tại các Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Cỡ mẫu: Với dân số nghiên cứu vô hạn định, để đạt độ tin cậy 95% áp dụng công thức
chọn mẫu như sau:
N = Z2(1- α /2)

p(1 − p)
2
d

N = cỡ mẫu nghiên cứu.
Z = phân phối chuẩn.
α = mức ý nghĩa thống kê, với α = 95%, ta có Z(1- α /2) = 1,96
p = tỷ lệ ước tính của các nghiên cứu trước đó, (p = 0,5)
d = khoảng tin cậy cho phép (d = 0,05)
N = 384,16 (lấy 385 mẫu), chọn hệ số e = 1,5 nên tổng mẫu nghiễn cứu là 578 mẫu ,
chia đều cho 09 huyện/thành Phố. Mỗi huyện/thành Phố 578/9 = 64 mẫu, làm tròn 70
mẫu/ huyện.
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, lấy khoảng 30% số trạm y tế trên mỗi huyện/ thành phố
tương đương 32 trạm y tế được lấy mẫu. Chia tổng số mẫu cho 32, mỗi trạm lấy 20 mẫu
Vậy tổng mẫu làm tròn là 20*32 = 640 mẫu ( thực tế 686 mẫu)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2019.


11
(Thời gian lấy mẫu: tháng 5 đến tháng 9 năm 2019)

2.2.3. Xử lý dữ liệu: sử dụng phần mềm thống kê stata 12.0
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu: thiết kế bảng thu thập số liệu, thu thập thông tin
từ các đơn thuốc và người kê đơn của các trạm y tế năm 2019.
2.2.5. Biến số và định nghĩa các biến số
2.2.5.1.

Trình độ chun mơn (CM) của người kê đơn (KĐ): biến số nhị giá
+ Bác sĩ
+ Y sĩ được phân công kê đơn

2.2.5.2.

Thâm niên công tác của người kê đơn: biến số định tính được chia thành 3
nhóm
+ Dưới 5 năm
+ Từ 5 năm đến dưới 10 năm
+ Từ 10 năm trở lên

2.2.5.3.

Chẩn đoán: là biến định danh, gồm các nhóm bệnh sau:
+ Hơ hấp
+ Tiêu hóa
+ Tiết niệu
+ Sản phụ khoa
+ Cơ xương khớp
+ Da, mô mềm, vết thương
+ Khác

2.2.5.4.


Nhóm kháng sinh: là biến định danh, gồm các nhóm sau:
+ Beta lactam
+ Aminoglycosid
+ Phenicol
+ Nitroimidazol
+ Lincosamid
+ Macrolid
+ Quinolon
+ Sulfamid


12
+ Cyclin
+ Khác
2.2.5.5.

Số ngày kê đơn: biến số định tính được chia thành 2 nhóm
+ < 5 ngày
+ ≥ 5 ngày

2.2.5.6.

Chi phí của đơn thuốc: biến số nhị giá
+ Bảo hiểm Y tế (BHYT)
+ Viện phí

2.2.6. Xác định mối liên quan:
Sử dụng phương pháp kiểm định F và tính tốn bằng phần mềm Excel để đánh giá
các mối liên quan. Giả thiết rằng H0 : µ1 = µ2 là mối liên quan giữa các đặc tính nghiên

cứu khơng có ý nghĩa thống kê và H1 : µ1 ≠ µ2 là mối liên quan giữa các đặc tính nghiên
cứu có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α=0,05)
Fthực nghiệm < Flý thuyết chấp nhận giả thuyết H0
Fthực nghiệm > Flý thuyết bác bỏ giả thuyết H0
-

Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và trình độ chun mơn của người kê
đơn.

-

Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và thâm công tác của người kê đơn

-

Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và chẩn đoán bệnh.

-

Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh của các Trạm Y tế giữa các huyện

-

Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và chi phí của đơn thuốc

2.2.7. Đạo đức nghiên cứu:
Đề tài được Hội đồng khoa học của Sở Y tế Tây Ninh duyệt xét thông qua
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, chúng tơi
khơng sử dụng cho mục đích nào khác. Mọi thông tin nghi nhận đưa vào đề tài không
ảnh hưởng đến bệnh nhân, đơn vị và cá nhân tham gia khảo sát.



13
CHƯƠNG 3.
3.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả thống kê

Bảng 3.1. Đặc tính của đối tượng nghiên cứu (N = 686)
Đặc tính

Tần suất (n)

Tỷ lệ (%) (n/N)



567

82.7

Khơng

119

17.3

Bác sĩ


283

41.3

Y sĩ được phân cơng

403

58.7

87

12.7

108

15.7

491

71.6

471

68.7

33

4.8


7

1.0

9

1.3

36

5.2

42

6.1

88

12.8

< 5 ngày

19

2.8

≥ 5 ngày

667


97.2

BHYT
Chi phí của
đơn thuốc Viện phí

686

100

0

0

Sử dụng
kháng sinh
Trình độ
CM của
người KĐ

Dưới 5 năm
Thâm niên
cơng tác
của người


Từ 5 năm đến dưới 10
năm
Từ 10 năm trở lên

Hơ hấp
Tiêu hóa
Tiết niệu

Chẩn đốn

Sản phụ khoa
Cơ xương khớp
Da, mơ mềm, vết
thương
Khác

Số ngày



14
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng kháng sinh tại các Trạm Y tế
Tần suất
(n)

Tỷ lệ KĐ nhóm kháng sinh
(%) (n/N)

Phenicol

0

0.0


Lincosamid

0

0.0

Nitroimidazol

2

0.4

Sulfamid

8

1.4

Cyclin

8

1.4

Aminoglycosid

17

3.0


Quinolon

23

4.4

Macrolid

32

5.6

Beta lactam

474

83.6

Khác

3

0.5

Tổng

567

100


Nhóm kháng sinh

Bảng 3.3. Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh của các Trạm Y tế tại các huyện trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh
Số đơn thuốc
/Trạm Y tế của
huyện (N)

Số đơn thuốc có
kháng sinh (n)

Tỷ lệ %
(n/N)

Thành phố Tây Ninh

65

62

95.4

Bến cầu

85

66

77.6


Châu Thành

92

89

96.7

Dương Minh Châu

82

81

98.8

Gò Dầu

90

68

75.6

Hòa Thành

60

48


80.0

Tân Biên

70

48

68.6

Tân Châu

80

57

71.3

Trảng Bàng

62

48

77.4

Tổng

686


567

82.7

Huyện


15
n Số mẫu thỏa điều kiện theo từng nội dung
N Số mẫu khảo sát theo từng nội dung
3.2.

Tỷ lệ kê đơn kháng sinh

3.2.1. Tỷ lệ kháng sinh được kê đơn trên tổng mẫu nghiên cứu.
Trong tổng mẫu nghiên cứu tỷ lệ sử dụng kháng sinh chiếm rất cao ( 82,7%)

17,3%

82,7%

Mẫu có dùng kháng sinh

Mẫu khơng dùng kháng sinh

Hình 3. Tỷ lệ kháng sinh được kê đơn
3.2.2. Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh được kê đơn trên tổng các đơn thuốc có kháng sinh
Trong 567 mẫu có sử dụng kháng sinh, tỷ lệ nhóm kháng sinh được sử dụng cao
nhất là nhóm betalactmam ( 83,6%), có hai nhóm kháng sinh các trạm không kê
đơn là Lincosamid và phenicol (0%).



16
83.60%

0%

0%

0.40% 0.50% 1.40% 1.40%

4.40% 5.60%

3%

Hình 3. Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được kê đơn
3.2.3. Tỷ lệ kháng sinh được kê đơn của các Trạm Y tế giữa các huyện.

96.7

95.4

99
75.6

74.7

Thành Bến cầu Châu
Thành
phố Tây

Ninh

76
67.8

Dương Gị Dầu
Minh
Châu

Hịa Tân Biên
Thành

73.3

Tân
Châu

Hình 3. Tỷ lệ kháng sinh được kê đơn của các Trạm Y tế giữa các huyện.
Kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ kê đơn kháng sinh của các trạm Y tế cao nhất là
huyện Dương Minh Châu (99%), Châu Thành ( 96,7%) và Thành Phố Tây Ninh
(95,4%). Thấp nhất là Tân Biên ( 67,8%)
3.2.4. Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh dùng dưới 5 ngày.


17
3%

97%
< 5 ngày


≥ 5 ngày

Hình 3. Tỷ lệ kháng sinh được kê đơn đúng thời gian
Theo kết quả thống kê, việc kê đơn kháng sinh đúng thời gian chiếm tỷ lệ cao
(97%) tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ kê đơn kháng sinh không đủ thời gian tối
thiểu quy định (3%)

3.3.

Mối liên quan giữa việc kê đơn thuốc có kháng sinh và các đặc tính của mẫu

3.3.1. Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và trình độ chuyên môn của người kê
đơn
Để đánh giá mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và trình độ chuyên môn
của người kê đơn, sử dụng phương pháp kiểm định F và tính tốn bằng phần mềm Excel.
Giả thiết rằng H0 : µ1 = µ2 là mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và trình độ
chun mơn của người kê đơn khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê và H1 : µ1 ≠ µ2 là
mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và trình đơ chun mơn của người kê đơn
khác nhau có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α=0,05), kết quả là Fthực nghiệm = 0.1708 <
Flý thuyết = 161.44 ( Phụ lục 3, bảng PL3-3). Hấp nhận giả thuyết H0. Như vậy, mối liên
quan giữa việc kê đơn kháng sinh và trình độ chun mơn của người kê đơn khác nhau
khơng có ý nghĩa thống kê
3.3.2. Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và thâm niên công tác của người kê đơn
Để đánh giá mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và thâm niên công tác
của người kê đơn, sử dụng phương pháp kiểm định F và tính tốn bằng phần mềm Excel.
Giả thiết rằng H0 : µ1 = µ2 là mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và thâm niên


18
cơng tác của người kê đơn khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê và H1 : µ1 ≠ µ2 là mối

liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và thâm niên cơng tác của người kê đơn khác
nhau có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α=0,05), kết quả là Fthực nghiệm = 1.401 < Flý thuyết
= 19 ( Phụ lục 4, bảng PL3-4). Hấp nhận giả thuyết H0. Như vậy, mối liên quan giữa
việc kê đơn kháng sinh và thâm niên công tác của người kê đơn khác nhau khơng có ý
nghĩa thống kê
3.3.3. Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và chẩn đoán bệnh
Để đánh giá mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và chẩn đoán bệnh, sử
dụng phương pháp kiểm định F và tính tốn bằng phần mềm Excel. Giả thiết rằng H0 :
µ1 = µ2 là mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và chẩn đốn bệnh khác nhau
khơng có ý nghĩa thống kê và H1 : µ1 ≠ µ2 là việc kê đơn kháng sinh và chẩn đoán bệnh
khác nhau có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α=0,05), kết quả là Fthực nghiệm = 0.4854 >
Flý thuyết = 0.2334 ( Phụ lục 2, bảng PL3-2). Bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy, việc kê đơn
kháng sinh và chẩn đốn bệnh khác nhau có ý nghĩa thống kê
3.3.4. Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và chi phí của đơn thuốc
Để đánh giá mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và chi phí của đơn thuốc,
sử dụng phương pháp kiểm định F và tính tốn bằng phần mềm Excel. Giả thiết rằng H0
: µ1 = µ2 là mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và chi phí của đơn thuốc khác
nhau khơng có ý nghĩa thống kê và H1 : µ1 ≠ µ2 là mối liên quan giữa việc kê đơn kháng
sinh và chi phí của đơn thuốc khác nhau có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α=0,05), kết
quả là Fthực nghiệm = 0.440 < Flý thuyết = 161.448 ( Phụ lục 5, bảng PL3-5). Hấp nhận giả
thuyết H0. Như vậy, mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh và chi phí của đơn thuốc
khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê
3.3.5. Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh của các Trạm Y tế giữa các huyện
Để đánh giá Mối liên quan giữa việc kê đơn kháng sinh của các Trạm Y tế giữa
các huyện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Sử dụng phương pháp kiểm định F và tính tốn
bằng phần mềm Excel. Giả thiết rằng H0 : µ1 = µ2 là việc kê đơn kháng sinh của các
Trạm Y tế giữa các huyện khác nhau không có ý nghĩa thống kê và H1 : µ1 ≠ µ2 là việc
kê đơn kháng sinh của các Trạm Y tế giữa các huyện khác nhau có ý nghĩa thống kê
(mức ý nghĩa α=0,05), kết quả: Fthực nghiệm = 0,3015 < Flý thuyết = 3,438 ( Phụ lục 1, bảng



19
PL3-1). Chấp nhận giả thuyết H0. Như vậy, việc kê đơn kháng sinh của các Trạm Y tế
giữa các huyện không khác nhau


×