Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Bao Cao Quy Hoach Bai Boi Soc Trăng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.32 KB, 60 trang )

Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Theo Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 " Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất" là một trong mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Tại Điều 25 của Luật Đất đai quy định UBND các cấp tổ chức lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trong địa phương mình.
Quy hoạch sử dụng đất đai là biện pháp quản lý không thể thiếu được trong việc
tổ chức sử dụng đất của các ngành kinh tế - xã hội và các địa phương, là công cụ thể
hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ
an toàn lương thực với nhiệm vụ cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước nói chung
và các địa phương nói riêng.
UBND tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng dự án quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven
biển của tỉnh giai đoạn 2010 ÷ 2020, định hướng đến 2030.
Theo Điều 27 Luật Đất đai, do có sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội của tỉnh, thay đổi địa giới hành chính, để đảm bảo quy hoạch sử dụng đất bãi bồi
ven biển có chất lượng, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, UBND tỉnh
đã lãnh đạo, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các ngành, UBND các huyện
ven biển, triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển và xác định rõ
ranh giới hành chính vùng đất bãi bồi ven biển và nhu cầu sử dụng đất của ngành và
địa phương mình. Trong quá trình thực hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối
hợp chặt chẽ với các ban ngành, UBND các huyện, xã ven biển để xây dựng hoàn
chỉnh quy hoạch sử dụng đất bãi bồi tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến
2030.
Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng đến giai đoạn 2010 ÷
2020, định hướng đến 2030 dựa trên các căn cứ:
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;


- Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng thời kỳ
2006 – 2020;
- Dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đén 2010.
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 11/09/2007 của tỉnh ủy Sóc Trăng về phát triển
kinh tế biển, vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng đén 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 50/2006/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của UBND tỉnh Sóc
Trăng về việc ban hành chương trình phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng giai đoạn
2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

1


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

Trong q trình nghiên cứu xây dựng quy hoạch đơn vị thực hiện: Trung tâm
Quy hoạch, Điều tra, Đánh giá tài nguyên – mơi trường biển và hải đảo đã tìm hiểu,
nghiên cứu các nguồn tài liệu liên quan đến biển đảo, tìm hiểu các nguyên tắc phân
chia biên giới vùng biển, ven biển của các nước trên thế giới và của cả nước ta với
một số nước láng giềng. Tổ chức đoàn đi nghiên cứu khảo sát thực địa, thu thập các
nguồn thông tin, tài liệu, số liệu cần thiết ở 3 huyện biển Long Phú, Vĩnh Châu, Cù
Lao dung và nguồn tài liệu của các ban ngành liên quan trong tỉnh Sóc Trăng và các
tỉnh lân cận.
Q trình xây dựng “Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai
đoạn năm 2010 – 2020, định hướng 2030” được tiến hành qua nhiều bước:
+ Bước 1: Công tác chuẩn bị;
+ Bước 2: Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu và bản đồ;
+ Bước 3: Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc sử

dụng đất bãi bồi ven biển;
+ Bước 4: Đánh giá các điều kiện địa chất và địa mạo, thủy văn và hải văn, môi
trường đất và nước, dự báo biến động của bãi bồi phục vụ quy hoạch;
+ Bước 5: Xây dựng, lựa chọn phương án quy hoạch;
+ Bước 6: Lập quy hoạch sử dụng đất chuyên ngành và đề xuất phương hướng
quy hoạch khác phục vụ cho khai thác bãi bồi ven biển;
+ Bước 7: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy
hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, lập hồ sơ trình thơng qua, xét duyệt, bàn
giao sản phẩm và công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Nội dung hồ sơ dự án bao gồm:
1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
(kèm theo bản đồ, sơ đồ thu nhỏ, bảng biểu số liệu phân tích).
2. Báo cáo tổng hợp điều tra điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội trong khu vực
dự án.
3. Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất, bản đồ phân bổ khai thác bãi bồi, bản đồ địa
hình dải ven biển tỷ lệ 1:25.000.
4. Báo cáo nghiên cứu bồi xói khu vực bãi bồi, báo cáo nghiên cứu tiềm năng
phát triển nuôi trồng thủy sản tại khu vực bãi bồi.
5. Báo cáo thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất chuyên ngành.
6. Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1:25.000.
7. Báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu đến quá trình khai thác của bãi bồi.
8. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:25.000; báo cáo tổng hợp phương án giao đất, hình
thức, quy mơ và đối tượng được giao đất, phương thức quản lý.
Do thời gian nghiên cứu dự án hạn chế vì vậy số liệu cập nhật và một số các
vấn đề có thể cịn chưa đề cập hết. Với năng lực của mình nhóm nghiên cứu đã cố
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

2



Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

gắng tìm hiểu, đề cập và thể hiện trong tồn bộ khn khổ của dự án. Tuy nhiên trong
quá trình thực hiện cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các cơ
quan chức năng và các chuyên gia góp ý để đề án được thiết thực hơn nữa, đóng gốp
tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội cho tỉnh Sóc Trăng nói riêng và cho
khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung.

Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

3


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1 Vị trí địa lý và giới hạn vùng nghiên cứu
1.1.1 Vị trí
Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có diện tích 323.590 ha gồm thành phố Sóc Trăng và
8 huyện: Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh
Trị, Vĩnh Châu. Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh của ĐBSCL: tỉnh
Hậu Giang ở phía Tây Bắc, tỉnh Trà Vinh ở phía Đơng Bắc và tỉnh Bạc Liêu ở phía
Tây Nam, vị trí tọa độ nằm ở 9°12’- 9°56’ độ vĩ Bắc và 105°33’-106°23’ kinh độ

Đông. Các huyện giáp biển gồm: Cù Lao Dung, Long Phú và Vĩnh Châu với đường
bờ biển dài khoảng 76km.
1.1.2 Giới hạn vùng nghiên cứu lập quy hoạch
Vùng nghiên cứu là toàn bộ vùng ven biển thuộc đại phận ba huyện huyện Cù
Lao Dung, Long Phú và Vĩnh Châu của tỉnh thuộc tỉnh Sóc Trăng có chiều dài đường
biên giáp biển khoảng 76,5km, điểm đầu có tọa độ x = 641320; y = 1056661 là điểm
nằm giữa cửa ra sông Hậu (cửa Định An) giáp biên với huyện Duyên Hải tỉnh Trà
Vinh và huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng, điểm cuối có tọa độ x = 590710; y
=1022217 là điểm nằm giáp ranh giữa xã Lai Hịa, huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
và xã Vĩnh Trạch Đông thị xã Bạc Liêu. Vùng bãi bồi nghiên cứu lập quy hoạch nằm
trong miền có tọa độ:
xT11 = 641320; yT11 = 1056661;
xT12 = 651508; yT12 = 1046884;
xT22 = 592000; yT22 = 1018882;
T1 = 590710;
yT1 = 1022217;
chi tiết được thể hiện trong bản đồ phân vùng quy hoạch
1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Sóc Trăng có diện tích khoảng 322.330ha với địa hình thấp và bằng phẳng,
được chia cắt bởi hệ thống các kênh rạch chằng chịt. Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được
hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là
những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt
biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng
ven sơng Hậu với độ cao 1,0-1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình
cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao
0-0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ. Ngồi ra, Sóc Trăng cịn có
những khu vực nằm giữa các giồng cát, khơng hình thành vùng tập trung với độ cao
trung bình 0,5-1,0 m.
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030


4


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

Địa hình vùng biển ven bờ Sóc Trăng có sự phân bậc rõ rệt ở ba mức độ sâu:
- Từ 0 - 10m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và bằng phẳng. Khu vực cửa sơng
có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động lực sông biển, có
nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch;
- Từ 10 - 20m nước: địa hình có dạng sườn dốc. Địa hình khu vực cửa sơng (phía
Đơng Bắc) dốc hơn phía Tây Nam. Đây có thể là giới hạn ngồi của khu vực lắng
đọng trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thay đổi theo thời gian;
- Từ 20 - 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, đơi nơi phân bố
các cồn ngầm thoải.
Vùng nghiên cứu với chiều dài vào khoảng 76km đường bờ biển bị chia cắt bởi
3 cửa sông lớn đó là của Định An, của Trần Đề thuộc sơng Hậu và cửa Mỹ Thạnh
thuộc sơng Mỹ thạnh. Có đặc điểm chung của kiểu địa hình đồng bằng và đồng bằng
ven biển của tỉnh Sóc Trăng, ngồi ra vùng nghiên cứu nằm giáp biển có nét đặc thù
của địa hình đồng bằng bãi bồi cửa sơng ven biển. Do phù sa của sông bồi đắp, và
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sóng và gió biển đã tạo nên những giồng cát lớn chạy
dọc ven bờ biển. Các giồng cát có độ cao từ 1,2 đến 2m. Với địa hình thấp và thông
với biển bởi hệ thống sông, kênh rạch nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn).
Diện tích vùng ven biển ứng với các đường đẳng sâu khác nhau của vùng nghiên
cứu được tính tốn và thơng kê trong các bảng1, 2, 3.
Bảng 1: Bảng phân bổ diện tích vùng ven biển cho các đơn vị phụ trách tính đến
đường đẳng sâu 3m nước
TT

Tên đơn vị hành chính


I

Huyện Cù Lao Dung

1

Xã An Thạnh 3

2

Bãi
trước đê

Diện tích phụ trách (ha)
Rừng ngập
Từ rừng ngập Tổng diện
mặn
mặn đến đường
tích
đẳng sâu 3m
nước

985

328

21.006

22.319


68

46

4.055

4.169

Xã An Thạnh Nam

917

282

16.951

18.150

II

Huyện Long Phú

533

327

8.745

9.605


1

Xã Trung Bình

533

327

8.745

9.605

1.460

1.445

27.216

30.121

III Huyện Vĩnh Châu
1

Xã Vĩnh Hải

800

720


15.800

17.320

2

Xã Lạc Hòa

120

76

2.202

2.398

3

xã Vĩnh Châu

152

314

2.586

3.052

4


Thị trấn Vĩnh Châu

2

25

657

684

5

Xã Vĩnh Phước

154

-

2.410

2.564

Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

5


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng


6

Xã Vĩnh Tân

89

-

1.491

1.580

7

Xã Lai Hịa

143

310

2.070

2.523

2.978

2.100

56.967


62.045

Tổng

Bảng 2: Bảng phân bổ diện tích vùng ven biển cho các đơn vị phụ trách tính đến
đường đẳng sâu 2,5m nước
Diện tích phụ trách (ha)
TT

Tên đơn vị hành chính

I

Huyện Cù Lao Dung

1

Xã An Thạnh 3

2

Bãi
trước đê

Rừng ngập
mặn

Từ rừng ngập Tổng diện
mặn đến đường
tích

đẳng sâu 2,5m
nước

985

328

16.404

17.717

68

46

2.648

2.762

Xã An Thạnh Nam

917

282

13.756

14.955

II


Huyện Long Phú

533

327

7.581

8.441

1

Xã Trung Bình

533

327

7.581

8.441

1.460

1.445

24.273

27.178


III Huyện Vĩnh Châu
1

Xã Vĩnh Hải

800

720

14.169

15.689

2

Xã Lạc Hòa

120

76

2.036

2.232

3

xã Vĩnh Châu


152

314

2.270

2.736

4

Thị trấn Vĩnh Châu

2

25

570

597

5

Xã Vĩnh Phước

154

-

2.136


2.290

6

Xã Vĩnh Tân

89

-

1.315

1.404

7

Xã Lai Hịa

143

310

1.777

2.230

2.978

2.100


48.258

53.336

Tổng

Bảng 3: Bảng phân bổ diện tích vùng ven biển cho các đơn vị phụ trách tính đến
đường đẳng sâu 2,2m nước
Diện tích phụ trách (ha)
TT

Tên đơn vị hành chính

I

Huyện Cù Lao Dung

1

Xã An Thạnh 3

2

Xã An Thạnh Nam

Bãi
trước đê

Rừng ngập
mặn


Từ rừng ngập Tổng diện
mặn đến đường
tích
đẳng sâu 2,2m
nước

985

328

14.494

15.807

68

46

2.131

2.245

917

282

12.363

13.562


Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

6


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

II

Huyện Long Phú

533

327

6.997

7.857

1

Xã Trung Bình

533

327

6.997


7.857

1.460

1.445

22.226

25.131

III Huyện Vĩnh Châu
1

Xã Vĩnh Hải

800

720

12.905

14.425

2

Xã Lạc Hịa

120


76

1.938

2.134

3

xã Vĩnh Châu

152

314

2.080

2.546

4

Thị trấn Vĩnh Châu

2

25

519

546


5

Xã Vĩnh Phước

154

-

1.973

2.127

6

Xã Vĩnh Tân

89

-

1.209

1.298

7

Xã Lai Hòa

143


310

1.602

2.055

2.978

2.100

43.717

48.795

Tổng

1.3 Đặc điểm địa chất, địa chất khoáng sản
1.3.1 Đặc điểm địa chất
Địa chất, địa chất khoáng sản khu vực biển và ven biển khu vực đông nam đồng
bằng sông Cửu Long nói chung cũng như trên khu vực tỉnh Sóc Trăng nói riêng đã có
nhiều dự án, nhiều nghiên cứu điều tra, thăm dò và đánh giá đặc điểm địa chất của
khu vực này. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, là cơ sở
giúp cho sự phát triển kinh tế khu vực biển và ven biển của khu vực.
Trên khu vực biển và ven biển tỉnh Sóc Trăng đã có các nghiên cứu:
- Nghiên cứu địa chất ở lục địa ven biển từ năm 1975 đến nay; các nghiên cứu
đã cho các kết quả:
1. Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 là cơng trình đầu tiên có tính chất tổng hợp về
địa chất Việt Nam;
2. Khảo sát địa chất vùng châu thổ sông Cửu Long trên một số kênh rạch, đã
định ra được một số ranh giới âm học (ranh giới mặt móng...).

3. Xây dựng một sơ đồ về nguồn gốc các thành tạo địa hình và trầm tích cho
tồn bộ đồng bằng sơng Cửu Long.
4. Đề tài 46 – 06 - 06 "Điều tra địa chất và khoáng sản rắn ven biển Việt Nam”
do Nguyễn Biểu và nnk nghiên cứu, điều tra, tổng hợp.
5. Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khống sản tỷ lệ 1/50.000
đã đem lại nhiều kết quả mới về địa tầng, magma, của phần đất liền ven biển khu vực
nghiên cứu.
Trên cơ sở tổng hợp các kết quả đo vẽ và lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000
biển nông ven bờ (0 -30 m nước) Việt Nam, và một số ca nghiên cứu đã chỉ ra địa
chất vùng nghiên cứu cố một số điểm sau như sau:
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

7


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

1.3.1.1 Địa tầng vùng ven bờ

a. Các thành tạo địa chất vùng ven bờ Sóc Trăng
Giới KAINOZOI: Hệ đệ tứ, Thống Holocen
1. Trầm tích sơng (aQ23)
Trầm tích của tầng phân bố dọc từ lục địa đến biển: Thành phần trầm tích gồm
cát, bột, sét màu nâu vàng tới xám sẫm. Bề dày của các trầm tích thay đổi từ 1-2m tới
6-7m.
2.Trầm tích biển, đầm lầy (mbQ23)
Trầm tích của tầng phân bố ở phía tây cửa Mỹ Thạnh thuộc khu , dạng các cánh
đồng, rừng ngập mặn ven biển. Thành phần trầm tích có bột, sét, thân cây phân huỷ
kém. Vùng này thường bị ngập do thuỷ triều có bề dày tầng khoảng 2-6m.

3. Trầm tích sơng biển (amQ23)
Trầm tích của tầng phân bố rộng rãi trong khắp khu vực nghiên cứu. Thành phần
trầm tích của tầng gồm chủ yếu là bột, sét đơi chỗ có lẫn ít cát, bề dày của tầng 1-3m.
b. Các thành tạo địa chất biển ven bờ Sóc Trăng
Giới MESOZOI: Hệ KRETA
1. Hệ tầng Nha Trang (Knt)
Hệ tầng Nha Trang do Belouxov A.P và Nguyễn Đức Thắng xác lập năm 1984,
trên cơ sở nghiên cứu chi tiết các đá phun trào ryolit, trachyryolit ở vùng Nha Trang
thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Các đá phun trào thuộc hệ tầng Nha Trang chỉ phân bố ở hịn Đá Bạc và quần
đảo Cơn Sơn (trung tâm đảo, phía nam và các đảo hịn Cau, hòn Bảy Cạnh, hòn
Vụng, hòn Tre Lớn, hòn Tài, hòn Trắc...). Ở đáy biển vùng nghiên cứu, các đá của hệ
tầng được phát hiện trên băng địa chấn nông độ phân giải cao xung quanh khu vực
Côn Đảo ở độ sâu 20 - 25m nước, chúng bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ rất mỏng
(hình 3.7).
Đặc trưng nhất là độ kiềm cao Na2O + K2O=8,1-9,25 thuộc tướng trachyryolit.
Biến đổi hậu magma thương gặp là greisen hóa.
Chiều dày có thể quan sát ở khu vực Côn Đảo là khoảng 100m.
Giới MESOZOI: Hệ NEOGEN, Thống Pliocen, Phụ thống trung
2. Hệ tầng Năm Căn (N22nc)
Hệ tầng Năm Căn được Nguyễn Ngọc Hoa xác lập năm 1990, trên cơ sở nghiên
cứu mặt cắt tại lỗ khoan LK - 216, thị trấn Năm Căn (tỉnh Cà Mau). Hệ tầng phân bố
ở độ sâu từ 256 - 165m. Trong vùng ven biển khu vực nghiên cứu, hệ tầng Năm Căn
có mặt trong các lỗ khoan ở độ sâu 250m trở xuống. Thành phần trầm tích của hệ
tầng bao gồm phần trên là cát sạn sỏi thạch anh màu xám phớt nâu vàng, cát bột sét
xen nhau màu xám, phớt tím, màu vàng loang lổ trắng, phân lớp vừa tới dày, phần
dưới bao gồm cát hạt mịn xen nhiều lớp mỏng thực vật hoá than, trầm tích phân lớp
mỏng đến vừa, màu xám phớt vàng đơi chỗ xám sẫm.
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030


8


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

Ở đáy biển vùng nghiên cứu, hệ tầng Năm Căn phân bố rất rộng, hầu như có mặt
ở các đới cấu trúc; ở các đới sụt với chiều dày có nơi đến 220m. Ở các đới nâng chiều
dày của hệ tầng mỏng hơn khoảng 180m. Nhiều nơi trong phạm vi gần đới nâng Côn
Đảo, trên băng địa chấn sâu quan sát thấy trầm tích của hệ tầng này phủ trực tiếp lên
đá móng.
Giới MESOZOI: Hệ Đệ tứ, Thống Pleistocen, Phụ thống hạ
Kết quả lập bản đồ địa chất biển nông ven bờ Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 đã xác
định vùng biển Cù Lao Dung – Cửa Mỹ Thạnh có mặt các thành tạo Đệ tứ tuổi từ
Pleistocen sớm tới Holocen muộn, có tuổi và nguồn gốc khác nhau.
3. Trầm tích sơng - biển (amQ11)
Các thành tạo trầm tích tuổi Pleistocen sớm, nguồn gốc sông - biển bắt gặp trong
lỗ khoan sâu (LK99 - I Đại Bái: 129,5 - 162,9 m và lỗ khoan LK-1AT: 175 – 213m)
và theo tài liệu băng địa chấn nơng độ phân giải cao (độ sâu dưới 150m tính từ đáy
biển).
Theo tài liệu lỗ khoan, thành phần trầm tích sơng - biển (amQ11)thay đổi từ
dưới là trầm tích hạt thô: sạn cát, cát sạn màu xám, xám vàng đến xám sáng có chứa
các mảnh gỗ hố than mầu đen lẫn các ổ pyrit và siđerit thứ sinh. Chuyển lên trên là
các lớp bột xen cát, sét cát, bùn sét màu xám sáng, xám vàng.
Thành phần trầm tích thay đổi từ dưới là trầm tích hạt thơ: cát, cát sạn màu xám,
xám tối, chuyển lên trên là các lớp bột cát, bột sét màu xám đen, xám phớt tím. Về
quan hệ chúng thường chuyển tướng ngang sang các trầm tích biển có cùng tuổi.
Bề dày chung của trầm tích sơng - biển (amQ11) là 10-60m.
4. Trầm tích biển (mQ11)
Các thành tạo trầm tích biển tuổi Plestocen sớm gặp trong lỗ khoan máy bãi

triều LK-99I - Đại Bái, Vĩnh Châu, Sóc Trăng ở độ sâu 118,5-129,5m và trên các mặt
cắt băng địa chấn nông độ phân giải cao (ở độ sâu hơn 100m). Theo tài liệu lỗ khoan
các thành tạo mQ11 chia làm hai phần:
- Phần dưới: gồm các lớp cuội sạn, cát xen các lớp sét, cát sét màu xám xanh,
xám tối chứa vụn thực vật hoá than xen các lớp (ổ) mỏng vật liệu núi lửa (tro, tuf).
- Phần trên là các lớp sét, sét xen cát màu xám xanh xen các lớp bột mỏng (0,5 2mm). Ở phần đáy của các lớp có chứa các ổ pyrit thứ sinh và siđerit. Phần trên của
lớp là sét bột loang lổ nhẹ màu xám xanh, xám vàng.
Các thành tạo trầm tích biển tuổi Plestocen sớm cịn gặp trong lỗ khoan máy bãi
triều LK-1AT, khu vực xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng ở độ sâu
169,7-187,5m và trên các mặt cắt băng địa chấn nông độ phân giải cao (ở độ sâu hơn
100m) tuyến Tu07-08, Tu07-05, Tu07-108.... Thành phần trầm tích gồm: cát, cát bột,
bột sét màu xám phớt xanh. Trong vùng nghiên cứu trong các băng địa chấn nơng độ
phân giải cao trầm tích của tầng tương ứng với tập địa chấn địa tầng D, với các sóng
phản xạ đặc trưng: dưới là sóng bán song song, đứt đoạn, tán xạ mạnh (trầm tích hạt
thơ), trên là dạng sóng song song ngang rõ nét xen với các dải mờ nhạt (trầm tích hạt
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

9


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

mịn). Bề dày trầm tích co xu hướng mỏng dần từ trong bờ ra ngồi khơi (về phía đới
nâng Cơn Sơn). Phía dưới phủ bất chỉnh hợp trên các thành tạo Neogen, phía trên bị
phủ bất chỉnh hợp bởi trầm tích Pleistocen trung.
Bề dày chung của trầm tích biển thành tạo trong Pleistocen sớm (mQ 11) là 1060m.
Giới MESOZOI: Hệ Đệ tứ, Thống Pleistocen, Phụ thống trung
5. Trầm tích sơng (aQ12)
Các thành tạo của tầng gặp trong lỗ khoan máy bãi triều LK-1AT, khu vực xã

An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng (nằm gần khu vực diện tích nghiên
cứu) ở độ sâu 144,2-169,7m. Thành phần trầm tích của tầng gồm: cát, cát sạn màu
xám, xám sáng, chứa lẫn ít sạn kích thước nhỏ (3 - 4 mm), chủ yếu là thạch anh và
bột kết. Chiều dày của trầm tích sơng thành tạo trong Pleistocen trung theo lỗ khoan
là 25,5m.
6. Trầm tích sơng - biển (amQ12)
Các thành tạo trầm tích tuổi Pleistocen giữa, nguồn gốc sông - biển bắt gặp
trong lỗ khoan LK99 - I Đại Bái ở độ sâu từ 118,5 - 102m và lỗ khoan máy bãi triều
LK-1AT, khu vực xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng ở độ sâu
129,0-144,2m. Trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao Tu07-108, Tu07-08,
Tu07-05..., các thành tạo này phân bố ở các hố đào kht dạng lịng sơng cổ. Thành
phần trầm tích gồm: phía dưới là cát, cát bột màu xám sáng chuyển lên là sét, sét bột
màu xám sáng, xám xanh. Trong đó: cát chiếm hơn 80%, bột, sét chiếm khoảng 10%
đến 20%, xuống phía dưới gặp một số sạn sỏi kích thước nhỏ (chiếm khoảng 2% 3%). Về quan hệ chúng thường chuyển tướng ngang sang các trầm tích biển có cùng
tuổi.
Bề dày chung 5-45m. (Chiều dày theo lỗ khoan: 15,2m).
7. Trầm tích biển (mQ12)
Các thành tạo trầm tích tuổi Pleistocen giữa, nguồn gốc biển bắt gặp trong LK99
- I Đại Bái; LK99 - II Cà Cối và gặp trong hầu hết các băng địa chấn nông độ phân
giải cao tuyến Tu07-108, Tu07-08, Tu07-05. Thành phần trầm tích gồm: cát, cát bùn,
bùn sét màu xám xanh lẫn ít ổ kết vón limonit màu xám vàng đến nâu đen.
Trầm tích có xu thế mỏng dần từ bờ ra ngồi khơi (về phía đới nâng Cơn Sơn)
bề dày thay đổi từ trong bờ ra là 80-50-30m
Chiều dày chung của trầm tích thay đổi từ khoảng 30-60m.
Chiều dày chung của trầm tích thay đổi từ khoảng 15 - 40m.
Giới MESOZOI: Hệ Đệ tứ, Thống Pleistocen, Phụ thống thượng, phần dưới
8. Trầm tích biển sơng biển đầm lầy (ambQ13a)
Các thành tạo trầm tích sơng biển đầm lấy tuổi Pleistocen muộn, phần sớm gặp
trong lỗ khoan máy bãi triều LK-1AT, ở độ sâu 87,8-129,0m .Thành phần trầm tích
gồm: cát mịn đến vừa, bột, bột xen sét màu xám tối, xám phớt xanh, xám nâu, đơi

chỗ thấy có lẫn mùn thực vật màu nâu đen, màu xám đen bị nén ép chặt (dạng than
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

10


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

bùn). Ngồi khơi, theo tài liệu băng địa chấn nông độ phân giải cao có thể gặp các
thành tạo trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, phần sớm (Q13a) ở độ sâu >60m.
Chiều dày chung cảu trầm tích sơng biển đầm lầy tuổi Pleistocen muộn phần sớm là :
10-35m.
9. Trầm tích sơng biển (amQ13a)
Trầm tích của tầng gặp trong lỗ khoan máy bãi triều LK-1AT, khu vực xã An
Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng ở độ sâu 61,0-87,8m và trên các băng
địa chấn nông độ phân giải cao khu vực đông bắc bãi cạn Định An tuyến Tu07-08,
Tu07-105, Tu07-102. Thành phần trầm tích gồm: cát, cát sạn sỏi màu xám, xám
vàng, đơi chỗ có các lớp bột sét phân lớp mỏng màu xám nâu.
10. Trầm tích biển (mQ13a)
Các thành tạo trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, phần sớm gặp được trong lỗ
khoan LK99-II Cà Cối ở độ sâu 30,4-57,8m và lỗ khoan LK1AT khu vực xã An
Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng ở độ sâu 40,8-61m và trên các băng địa
chấn nông độ phân dải cao tuyến Tu07-112, Tu07-08, Tu07-108, Tu07-02, Tu07105,.... Các sóng địa chấn thường có dạng song song, bán song song hoặc đứt đoạn,
thể hiện các trầm tích có sự phân lớp giữa các lớp cát, bột và sét. Thành phần trầm
tích qua giải đốn băng địa chấn : cát, cát bột, bột sét. Ranh giới trên và dưới của tầng
được phân biệt bằng mặt phản xạ R2, R2a. Theo hướng từ ngoài khơi vào bờ tầng
trầm tích bị mỏng dần. Trầm tích của tầng nằm phủ trực tiếp lên trầm tích tuổi Q12
và bị các trầm tích Q13b nằm phủ lên trên. Bề dày chung : 10-25m.
Ngồi khơi, theo tài liệu băng địa chấn nơng độ phân giải cao có thể gặp các

thành tạo trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, phần sớm (Q13a) ở độ sâu >60m.
Chiều dày của trầm tích từ 15 - 25m.
Giới MESOZOI: Hệ Đệ tứ, Thống Pleistocen, Phụ thống thượng, phần trên
11. Trầm tích sơng biển (amQ13b)
Các thành tạo trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, phần muộn bắt gặp trong lỗ
khoan máy LK-1AT khu vực xã An Thạnh Nam huyện - Cù Lao Dung – Sóc Trăng
độ sâu 28,5-40,8m và trên các băng địa chấn nơng độ phân giải cao ngồi khơi cửa
Định An (tuyến Tu07-105, hình 3.4). Thành phần trầm tích gồm: cát, cát bột sét lẫn ít
sạn.
Về quan hệ địa tầng chúng thường chuyển tướng ngang với các trầm tích biển
cùng tuổi.
Bề dày 2-15m. (Chiều dày theo lỗ khoan 12,3m).
12. Trầm tích biển (mQ13b)
Các thành tạo trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, phần muộn bắt gặp trong lỗ
khoan máy LK99-II, ở độ sâu 19,1-26,4m và LK-1AT độ sâu 19,5-28,5m và lộ trên
đáy biển thành 3 diện tích, nằm kéo dài theo phương đông bắc – tây nam, ở độ sâu
20-25m nước phía đơng nam bãi cạn Định An và trên hầu hết các băng địa chấn nông
độ phân giải cao vùng biển Sóc Trăng tuyến Tu07-02, Tu07-08, Tu07-102, Tu07Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

11


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

108, .... Phần lộ trên mặt là sét bột, bột cát phong hóa loang lổ xám vàng, nâu đỏ.
Trầm tích trong lỗ khoan gồm: các lớp sét, bột, bột sét xen cát, chứa di tích sinh vật
màu xám xanh loang lổ nâu, vàng. Tập trầm tích mQ13b liên kết tương ứng với tập
địa chấn địa tầng B nằm giữa ranh giới R1 và R2. Các sóng phản xạ đặc trưng dạng
phân dải ngang song song, bán song song.. Bề mặt R1 rất rõ nét thường thể hiện dưới

dạng bào mòn, đào khoét trên trầm tích Q13b (các dịng chảy cổ, hố trũng, lagun).
Thành phần trầm tích qua giải đốn các băng địa chấn nông phân giải cao chủ yếu là
cát mịn xen cát bột hoặc thấu kính bột sét.
Chiều dày chung của trầm tích thay đổi từ 5-30m.(Chiều dày theo lỗ khoan:
9,0m).
Giới MESOZOI: Hệ Đệ tứ, Thống Holocen, Phụ thống hạ - trung
13. Trầm tích sơng (aQ21- 2)
Trầm tích sơng tuổi Holocen sớm - giữa không lộ ra trên bề mặt đáy biển mà
được nhận biết trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao Tu07-108 phía ngồi
khơi hệ thống sơng Cửu Long. Đó là những thành tạo trầm tích của các dịng sơng cổ
thuộc hệ thống sơng Cửu Long, bao gồm các thành tạo cát sạn màu xám sáng, xám
vàng. Cát có thành phần đa khống, độ mài trịn tốt, chọn lọc trung bình.
Chiều dày trầm tích theo băng địa chấn là 5-10 m.
14. Trầm tích biển sơng (maQ21- 2)
Các thành tạo trầm tích sơng - biển tuổi Holocen sớm giữa, nguồn gốc biển sông
phân bố thành các chỏm nhỏ lộ trên đáy biển ở độ sâu 20 - 30m nước và được xác
định trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao. Thành phần gồm cát, cuội sạn,
bùn cát màu xám, xám nâu đến xám vàng.Thành phần thạch học chủ yếu là hạt thô
như cát sạn, cát, cát bột, độ chọn lọc và mài tròn tốt. Cát hạt vừa có độ chọn lọc tốt,
mài trịn tốt đến trung bình
Trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao tuyến Tu07-108, Tu07-08, Tu07102,.... các thành tạo này phát triển thành các dạng cồn với hình dạng thấu kính.
Thành phần chủ yếu là cát sạn. Chiều dày trầm tích thay đổi từ 2 - 10m.
15. Trầm tích biển (mQ21- 2)
Các thành tạo trầm tích biển tuổi Holocen sớm giữa phân bố phổ biến trên đáy
biển Sóc Trăng ở độ sâu ngồi 20m nước và gặp hầu hết trên các băng địa chấn nơng
độ phân giải cao vùng biển Sóc Trăng. Thành phần trầm tích đặc trưng là cát hạt mịn
màu xám nhạt đến xám phớt vàng, vàng nhạt.
Về quan hệ địa tầng: trầm tích biển Holocen sớm giữa phía dưới phủ trên bề mặt
trầm tích Q13b, phía trên bị phủ bởi trầm tích Holocen thượng.
Chiều dày trầm tích thay đổi từ 2 - 10m.

Giới MESOZOI: Hệ Đệ tứ, Thống Holocen, Phụ thống thượng
16. Trầm tích biển sơng (maQ23)
Trầm tích biển sơng tuổi Holocen muộn được hình thành do tác động hỗn hợp
giữa triều và lũ ở vùng cửa sông. Chúng lộ ra trên mặt biển khu vực cửa Định An –
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

12


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

Lạc Hịa và phổ biến ở phần ven bờ có độ sâu 0 - 20m nước. Trầm tích có sự thay đổi
rõ rệt về thành phần, kích thước hạt theo phương từ bờ ra khơi và từ Đông Bắc xuống
Tây Nam theo chiều xa dần các cửa sông. Theo hướng từ bờ ra khơi, độ hạt giảm dần
theo thứ tự từ cát xuống cát bùn, bùn cát, bùn và sét. Theo hướng từ Đông Bắc xuống
Tây Nam độ hạt cũng giảm dần từ cát xuống cát bùn, bùn cát rồi bùn. . Chiều dày
chung của trầm tích thay đổi 4 - 5m.
1.3.1.2 Kiến tạo
Vùng biển ven bờ Cửa Mỹ Thạnh – Vĩnh Hải nằm về phía Đơng Nam đồng
bằng sơng Cửu Long có cấu trúc địa chất phức tạp. Trên bình đồ cấu trúc - kiến tạo
chung của khu vực, vùng này tiếp giáp với các đơn vị cấu trúc lớn sau:
- Phía Đông, Đông Bắc tiếp giáp với bồn Cửu Long. Đây là bồn trũng Kainozoi
sớm phát sinh và phát triển trên móng khơng đồng nhất, có cấu trúc kéo dài theo
phương Đơng Bắc - Tây Nam.
- Diện tích nhỏ ở phía Đơng Nam thuộc đới nâng Cơn Sơn. Phía ngồi đới nâng
Cơn Sơn về phía Đơng Nam - Nam là trũng Nam Cơn Sơn.
- Phần cịn lại nằm về phía Tây Bắc đứt gãy Hòn Khoai - Cà Ná kéo vào trong
đất liền thuộc đới Cần Thơ.
1.3.1.3 Đới cấu trúc

a. Địa lũy Côn Sơn
Nhiều văn liệu thường được dùng dưới tên gọi đới nâng Côn Sơn (Nguyễn Giao,
Lê Trọng Cán, 1982...). Trong vùng nghiên cứu, địa lũy Cơn Sơn có ranh giới Tây
Bắc là đứt gãy Hòn Khoai - Cà Ná và phía Đơng Bắc bị ngăn cách với bồn (rift)
Kainozoi sớm Cửu Long là đứt gãy Sông Hậu. Trong đới cấu trúc này, các đá phun
trào - xâm nhập vôi - kiềm chiếm ưu thế ở phần móng, được nâng lên mạnh mẽ vào
Kainozoi sớm tạo thành các đảo ở ngồi khơi (thuộc quần đảo Cơn Sơn). Chiều dày
trầm tích Đệ tứ mỏng hơn rất nhiều so với các cấu trúc lân cận, có nơi chỉ dày 10 20m, nơi dày nhất là khoảng 170 - 180m.
b. Đới Cần Thơ
Trên bình đồ cấu trúc chung đới Cần Thơ chiếm hầu hết diện tích đồng bằng
sơng Cửu Long và được chia làm 3 phụ đới là: Đồng Tháp, Bến Tre, Cà Mau. Diện
tích vùng nghiên cứu là 1 phần nhỏ thuộc phụ đới Bến Tre.
* Phụ đới Bến Tre
Phụ đới Bến Tre chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ hẹp ở vùng biển Sóc Trăng, đó
là khu vực trước Cù Lao Dung – Cửa Mỹ Thạnh. Phần lớn diện tích của phụ đới Bến
Tre nằm ở biển và lục địa thuộc tỉnh Trà Vinh. Phụ đới Bến Tre bị sụt võng sớm nhất
và mạnh nhất ở rìa Nam của đới vào Kainozoi sớm. Móng trước Kainozoi của phụ
đới có thể là móng kết tinh tiền Cambri bị hoạt hóa magma kiến tạo mạnh mẽ vào
Kreta. Ở khu vực trũng Trà Cú (nằm giữa đất liền và cửa sơng Hậu) có bề dày trầm
tích Kainozoi đạt tới 2.300m, cịn các vùng khác thì bề dày trầm tích Kainozoi mỏng
hơn (trên dưới 1.000m).
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

13


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

1.3.1.4 Tầng cấu trúc

Theo tài liệu hiện có, đáy biển ven bờ (0 - 30m nước) tỉnh Sóc Trăng có thể chia
làm 3 tầng cấu trúc chính:
a. Tầng cấu trúc dưới
Tầng cấu trúc dưới bao gồm các thành tạo magma phun trào - xâm nhập vôi kiềm tuổi Jura muộn - Kreta ở độ sâu >2100m, mang đặc điểm hoạt động của rìa lục
địa tích cực kiểu Đơng Á. Một phần diện tích nhỏ nằm ở Đông Nam vùng nghiên cứu
được nâng lên mạnh mẽ và vững bền vào Kainozoi sớm, tạo thành quần đảo Côn
Sơn.
b. Tầng cấu trúc giữa
Tham gia vào tầng cấu trúc giữa bao gồm các đá trầm tích gắn kết tương đối tốt
được thành tạo trong Pleogen và Neogen. Tầng trầm tích này đặc biệt dày lên ở khu
vực trung tâm các bồn trũng Cửu Long, trung tâm bồn trũng Nam Cơn Sơn. Ở vùng
biển ven bờ Sóc Trăng gặp được phần trên trong các lỗ khoan máy bãi triều ở độ sâu
166,6m; và gặp được trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao ở các tuyến vng
góc với bờ biển từ phía Nam cửa Định An về tới cửa Mỹ Thạnh.
c. Tầng cấu trúc trên
Tham gia vào tầng cấu trúc trên bao gồm toàn bộ các trầm tích gắn kết yếu hoặc
bở rời được thành tạo trong giai đoạn Đệ tứ. Ở vùng biển nghiên cứu, tầng cấu trúc
này có chiều dày thay đổi từ 152 - 240m.
1.3.1.5 Đứt gẫy
Hầu hết các đứt gãy trong vùng đều bị phủ bởi một lớp trầm tích Đệ tứ nơi dày,
nơi mỏng khác nhau; nhưng các hoạt động kiến tạo vẫn còn nhận biết được trên các
băng địa chấn nơng độ phân giải cao và địa chấn dầu khí.
Trong vùng phát triển 2 hệ thống đứt gãy chính là: Đông Bắc - Tây Nam, Tây
Bắc - Đông Nam. Hai hệ thơng đứt gãy này đóng vai trị rất quan trọng vì chúng phân
chia các đới cấu trúc cơ bản của vùng nghiên cứu.
a. Hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam.
* Đứt gãy F1 (đứt gãy Sông Hậu)
Đứt gẫy F1 có hướng TB-ĐN, chay dọc theo sơng Hậu Giang qua của Trần Đề
ra phía ĐB quần đảo Côn Sơn. Theo tài liệu từ, địa chấn, trọng lực và viễn thám, đứt
gãy F1 có độ sâu tới 60km, có hướng cắm về phía ĐB ( Bùi Cơng Quế, 1990). Nhiều

tác giả lấy đứt gãy này làm ranh giới cho 2 đơn vị kiến tạo lớn là Mezoblock Minh
Hải - Natuna và rìa hệ uốn nếp Thái Lan - Malaixia.
Trên băng địa chấn sâu tuyến L17 và L18 (hình 3.5, 3.6) (lưu trữ Liên đoàn địa
chất Biển) nhận biết rất rõ đứt gãy này, đăc biệt là L18 ở khu vực TB Côn Đảo, đứt
gãy tạo một đới phá hủy kiến tạo tới 15km, gây sụt lún, dập vỡ các trầm tích Neogen
và các đá móng. Phần trên bị trầm tích Đệ tứ che phủ với chiều dày trầm tích Đệ tứ
tại khu vực đó lên tới 20m. Trên băng địa chấn nông độ phân giải cao ở các tuyến
105 cũng gặp hệ thống phá hủy này trùng với tuyến địa chấn sâu, tuy nhiên trong giai
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

14


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

đoạn Đệ tứ dấu ấn của sự phá hủy kiến tạo không được rõ nét, có lẽ do các trầm tích
bở rời dễ dàng bị lấp đầy các khe nứt.
Tại khu vực nghiên cứu, đứt gãy F1 nằm vào vị trí đầu mút phía TN bể Cửu
Long, nơi kết thúc sự ảnh hưởng cắm về phía ĐB, chính phía đó là bể Cửu Long rộng
lớn được tạo nên do sự trượt lún theo mặt nghiêng của đứt gãy tạo điều kiện cho sự
tích tụ trầm tích tăng lên và bề dày trầm tích ở bể Cửu Long rất lớn.
Ngồi ra theo chúng tơi, đứt gãy F1 cịn đóng vai trị là máng dẫn cho các khối
magma xuyên lên có mặt trong vùng.
a. Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam
* Đứt gãy F2( Hịn Khoai - Cà Ná)
Có phương kéo dài ĐB-TN, chạy từ Phan Thiết theo dọc biển xuống mũi Cà
Mau. Cũng theo tài liệu (Bùi Công Quế,1990) đứt gãy F2 có độ sâu tới 60km, hướng
cắm về phía TB. Trong khu vực nghiên cứu đứt gãy F2 đóng vai trị phân chia các đới
cấu trúc chính và ít nhiều có sự ảnh hưởng đến hình dạng của đường bờ biển hiện đại.

Trên bề mặt đáy biển đứt gãy F2 tạo nên bậc địa hình đáy rất rõ nét ở độ sâu khoảng
15-20m nước. Các tuyến địa chấn nông và địa chấn sâu đều không chạy qua khu vực
ảnh hưởng của đứt gãy F2, tuy nhiên tài liệu từ và trong lực đều ghi nhận sự tồn tại
của nó.
* Đứt gãyF3
Có phương ĐB-TN, kéo dài từ TB Cơn Đảo đến TB hai Hòn Trứng. Trên băng
địa chấn sâu tuyến L07A chạy vng góc với đường bờ biển cách cửa Nhà Mát (Bạc
Liêu) khoảng 30km chạy thẳng ra ngoài khơi đến gần khu vực hai Hòn Trướng gặp
một đới phá hủy kiến tạo ở độ sâu khoảng 500m. Đới phá hủy này gây dập vỡ, đổ nát
trong đá móng kết tinh và một phần trầm tích Miocen muộn (N13). Đứt gãy F3 có
hướng cắm về phía TB. Tại khu vực đáy biển phía TB Cơn Đảo, trên băng địa chấn
nơng độ phân giải cao các tuyến T12, T13, T105 cũng gặp đới phá hủy kiến tạo này
trùng với đứt gãy F1.
Đứt gãy F3 đóng vai trị phân chia các đới cấu trúc lớn trong vùng, đặc biệt là
đới nâng Côn Đảo.
1.3.2 Đặc điểm khoáng sản
1.3.2.1 Khoáng sản ven biển
Theo kết quả điều tra địa chất tỷ lệ 1/200.000 nhóm tờ Đồng bằng Nam Bộ và tỷ
lệ 1/50.000 nhóm tờ Hàm Tân - Cơn Đảo thì dải ven biển vùng nghiên cứu đã khoanh
định được một số vùng biểu hiện sa khoáng sau:
* Khu vực đồng bằng ven biển Sơng Hậu: có 3 vành phân tán trọng sa. Trong đó
có 2 vành trọng sa bậc I của ilmenit với hàm lượng 114 - 282g/m3, phân bố ở gần ven
bờ biển phía Nam cửa sông Hậu; và 1 vành trọng sa bậc I của cinaba (15hạt/10dm3),
cũng phân bố ở gần ven bờ biển phía Nam sơng Hậu. Qui mơ các vành trọng sa này
nhỏ, ít có ý nghĩa tìm kiếm khống sản.
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

15



Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

1.3.2.2 Khống sản đáy biển
* Biểu hiện sa khoáng ở đáy biển.
Theo kết quả đo vẽ địa chất, địa chấn nông độ phân giải cao và tìm kiếm khống
sản đề án "Điều tra địa chất và tìm kiếm khống sản rắn biển nơng ven bờ 0 - 30m
nước Việt Nam tỷ lệ 1/500.000" cho thấy vùng biển Sóc Trăng có hàm lượng khống
vật nặng thấp hơn nhiều so với vùng biển Nam Trung Bộ:
- Ilmenit: Trong vùng có 1 vành bậc II (120,4 - 205,0g/m3) 2 vành bậc I (77,95 120,3g/m3); các vành này phân bố ở trũng ngầm Hậu Giang độ sâu 20 - 25m nước,
Đông Côn Đảo (28 - 30m nước). Lân cận vùng khảo sát có 1 vành bậc IV (374,515000g/m3) ở bãi triều phía bắc Cơn Đảo, và 2 điểm đạt hàm lượng cao (1208726290g/m3) ở khu vực vịnh Đông Bắc, mũi Cá Mập (Côn Đảo).
- Rutin + anatas: Trong vùng không vẽ được vành trọng sa nào của rutil +
anatas. Lân cận vùng gặp một số vành bậc thấp ở Tây Bắc Côn Đảo (độ sâu 20-25m
nước) và 2 điểm đạt hàm lượng cao (3465-3978g/m3) gặp ở Tây Nam cửa Mỹ Thạch
(0,5 - 1m nước) và Tây Bắc Cơn Đảo.
- Zircon: Trong vùng có 2 vành bậc I (31,5-45,4g/m3) ở khu vực bãi cạn Hậu
Giang (độ sâu 20-25m nước), một điểm đạt hàm lượng 446,6g/m3 ở khu vực trước
cửa Trần Đề. Lân cận vùng có 2 vành bậc I ở Tây Bắc Côn Đảo (độ sâu 20-25m
nước), 1 vành bậc III (73,3-128,8g/m3) ở ở bãi triều phía bắc Côn Đảo, 3 điểm đạt
hàm lượng cao (826-13178g/m3) gặp ở Tây Nam cửa Mỹ Thạch (0,5 - 1m nước) và
Tây Bắc Cơn Đảo.
Ngồi các khống vật chính nêu trên, trong vùng nghiên cứu và lân cận cịn gặp
các khống vật quặng quí hiếm với hàm lượng rất thấp như vàng, casiterit, chủ yếu
phân bố trong trường trầm tích cát và tập trung chủ yếu ở đới nâng Côn Sơn.
* Cát sạn xây dựng
- Các diện phân bố cát sạn trên mặt: kết quả phân tích độ hạt và thành phần
khống vật của vùng biển nghiên cứu đã khoanh định sơ bộ được 4 trường phân bố
cát sạn, trong đó đáng chú ý là trường 3 phân bố ở độ sâu 20 – 30m nước ở phía
Đơng - Đơng Nam vùng nghiên cứu. Thành phần độ hạt như sau: cấp hạt nhỏ hơn
0,1mm chiếm 0,5%; 0,1 – 0,25mm chiếm 81,3%; 0,25 – 0,5mm chiếm 12,7%; 0,5 –

10mm chiếm 3,5 %; 1 – 2mm chiếm 1,1%; lớn hơn 2mm chiếm 0,9%. Với cấp hạt
như trên có thể thấy, đây là cát hạt nhỏ - vừa. Thành phần khoáng vật chủ yếu là:
thạch anh (66%), felspat (6%), mảnh đá và carbonat (32%).
- Các vùng cát sạn aluvi lịng sơng cổ: theo tài liệu địa chấn nông độ phân giải
cao đã phát hiện các cấu trúc lịng sơng cổ lấp đầy các thành tạo aluvi cát sạn
1.4 Đặc điểm sơng ngịi
Mạng lưới dịng chảy sơng ngịi, kênh rạch (có thể lưu thơng tàu thuỷ qua lại)
có mật độ dày bình qn hơn 0,2km/km2 trong đó quan trọng nhất là Sơng Hậu chảy
ở phía Bắc tỉnh ngăn cách Sóc Trăng với Trà Vinh và sơng Mỹ Thanh chảy ở phía
Đơng Nam tỉnh là nguồn cấp nước chủ yếu cho sản xuất đồng thời là tuyến đường
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

16


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

sơng ra biển của tỉnh. Phần lớn mạng lớn Sơng ngịi, kênh rạch chịu ảnh hưởng xâm
mặn vào mùa khô và do tác động của chế độ thuỷ triều lên xuống ngày 2 lần với mức
nước dao động trung bình 0,4 -1m. Lưu lượng nước Sơng Hậu mùa mưa trung bình
khoảng 7000 – 8000 m3/s vào mùa khơ giảm xuống chỉ cịn 2000 – 3000 m3/s làm
nước mận xâm mặn nhập sâu vào khu vực bên trong đất lion (Long Phú, Mỹ Tú),
tương tự vào mùa khô nước mặn xâm nhập qua sông Mỹ Thanh kéo thêm kênh rạch
vào tới vùng phía Tây (Thạnh Trị) của tỉnh gây khó khăn về nguồn nước ngọt cho sản
xuất và sinh hoạt.
Diện tích bãi triều rộng lớn cộng với hệ thống sơng ngịi, kênh rạch ven biển có
thể xâm mặn vào sâu trong đất liền hàng chục km tạo điều kiện có thể phát triển mơi
trường thuỷ sản mặn, lợ với quy mơ diện tích 70 - 80 nghìn ha, hình thành các vùng
ni trồng thuỷ sản tập trung cơng nghiệp và bán cơng nghiệp có giá trị hàng hoá lớn.

Đặc biện do nằm ở khu vực cửa Sơng Hậu (có cửa Định An và cửa Trần Đề), Sóc
Trăng có lợi thế phát triển cảng biển và dịch vụ vận chuyển – kho bãi đường sông,
đường biến. Xây dựng cảng tổng hợp ở Đại Ngãi và Trần Đề cùng với cải tạo luồng
lạch ra vào có thể tiếp nhận tầu trọng tải đến 10.000 DWT, hình thành khu cảng biến
kết hợp với phát triển khu công nghiệp và đô thị quan trọng của tỉnh.
1.5 Đặc điểm khí tượng, thủy hải văn
1.5.1 Đặc khí tượng
a. Đặc điểm nhiệt độ
Vùng nghiên cứu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11 với gió mùa Tây-Nam và mùa khơ từ tháng 12 đến
tháng 4 với gió mùa Đơng-Bắc. Nhiệt độ trung bình nhiều năm cao (khoảng 26,7oC).
Số ngày có nhiệt độ trung bình từ 26 – 28oC là 206 ngày/ năm.
b. Độ ẩm khơng khí tương đối
Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm từ 82,2 – 87,5%. Tháng VII, VIII độ ẩm
tương đối trung bình cao nhất: 86 – 89%. Tháng I và tháng II độ ẩm tương đối trung
bình thấp nhất: 75,6% - 83,2 %.
c. Chế độ gió
Trong năm có hai mùa: gió Đơng Bắc (tháng XI ÷IV) và gió Tây Nam (tháng V
÷X). Gió mùa Đơng Bắc (hay gió Chướng), hoạt động mạnh vào thời kỳ đầu mùa
khô, gặp thời kỳ triều cường thường gây ra sóng lớn làm cho nước mặn tràn vào đồng
ruộng. Gió mùa Tây nam với thành phần chính là gió hướng Tây có tốc độ trung bình
tháng lớn nhất 1,8 m/s, tốc độ gió tức thời lớn nhất là 27m/s.
Thống kê tốc độ gió (max, min, trung bình) tại Sóc trăng trong thời kỳ 19852008 xem phụ lục 3 (file SocTrang-DT5yt.xlf)
d. Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm khá lớn, đạt trên 1000 mm. Mùa khô, do
nắng nhiều và độ ẩm khơng khí thấp nên lượng bốc hơi lớn (tháng IV lớn nhất: 100 –
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

17



Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

150 mm). Mùa mưa, lượng bốc hơi giảm nhiều, tháng VII lượng bốc hơi thấp nhất
(50 – 80mm).
e. Chế độ nắng
Số giờ nắng trung bình khá cao, bình quân cả năm 6,8 – 7,5 giờ/ ngày. Tháng II
– IV, số giờ nắng cao nhất (8 – 10 giờ/ ngày). Tháng VII – IX, số giờ nắng thấp nhất
(5 – 6 giờ/ ngày). Số giờ nắng cao trong ngày là đặc điểm thuận lợi cho cây trống
sinh trưởng và phát triển.
f. Chế độ mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến hết tháng XI, trùng với thời kỳ gió mùa Tây
nam, lượng mưa chiếm từ 90 – 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng
XII và kết thúc tháng IV năm sau, trùng với thời kỳ gió mùa Đơng Bắc.
Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển thực vật do nhiệt lượng dồi dào, ít
có bão và hạn hán kéo dài.
Bảng 2: Các đặc trưng khí tượng tại trạm Sóc Trăngng 2: Các đặc trưng khí tượng tại trạm Sóc Trăngc trưng khí tượng tại trạm Sóc Trăngng khí tưng khí tượng tại trạm Sóc Trăngợng tại trạm Sóc Trăngng tại trạm Sóc Trăngi trại trạm Sóc Trăngm Sóc Trăngng

Tháng

Nhiệt độ
trung bình
tháng
nhiều năm
(oC)

Độ ẩm
trung bình
tháng

nhiều năm
(%)
80,0
78,6
77,9
80,2
84,8
87,1
88,1
88,4
88,9
88,4
85,8
83,3

Tốc độ gió
trung bình
tháng
nhiều năm
(m/s)

Lượng bốc
Số giờ
hơi trung nắng trung
bình tháng bình tháng
nhiều năm nhiều năm
(%)
(giờ)

1

25,3
2,0
91,0
253,9
2
25,8
2,2
101,0
235,0
3
27,2
2,2
107,0
287,6
4
28,4
1,9
113,0
252,1
5
27,9
1,6
65,0
195,4
6
27,3
1,6
56,0
161,0
7

26,9
1,7
52,0
173,6
8
26,7
1,9
56,0
163,7
9
26,6
1,6
53,0
152,9
10
26,7
1,2
51,0
163,4
11
26,5
1,6
65,0
196,8
12
25,5
1,7
88,0
214,5
Đặc trưng

26,7
84,3
1,8
74,8
204,1
năm
g. Đặc điểm khí áp
Biến trình của khí áp liên quan mật thiết đến nhiệt độ khơng khí, gió và ẩm. Khí
áp lớn các tháng mùa đơng lớn hơn các tháng mùa hè. Thống kê về khí áp tại sóc
Trăng thời kỳ 1985-2008 xem phụ lục 5 (file SocTrang-DT5yt.xlf).
h. Bão
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

18


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

Vùng nghiên cứu gặp ít bão hơn so với các vùng biển phía Bắc. Mùa bão thường
xảy ra vào những tháng cuối năm. Theo số liệu thống kê trong 50 năm trở lại đây
(1949 - 1998) ở vùng biển phía Nam Việt Nam đã xuất hiện 33 cơn bão, trong đó chỉ
có 8 cơn bão đổ bộ vào vùng biển Sóc Trăng. Tuy ít bão nhưng cũng có cơn bão gây
ra thiệt hại lớn về người và tài sản như cơn bão số 5 - cơn bão Linda năm 1997.
Bảng 2.6 thống kê các trận bão đổ bộ vào khu vực từ Nam Trung Bộ (Khánh
Hòa) đến Cà Mau (từ vĩ độ 7oN đến 12oN) thời kỳ 18 năm gần đây (1991-2008).
Bảng 2-6: Thống kê các trận bão đổ bộ vào khu vực (1991-2008)
Tên cơn
bão


Ngày hình
thành

Ngày đổ bộ

Khu vực đổ bộ

Cấp gió mạnh
(Beaufort)

1997

THELMA
FORREST
MANNY
LINDA

1998

Td
RUMBIA
LINGLING
Td
MUIFA
DURIAN

6/XI
13/XI
11/XII
31/X

9/XII
23/X
3/XII
6/XI
18/XI
20/XI
28/XI

9/XI
14/XI
14/XI
4/XI
12/XII
24/X
8/XII
12/XI
20/XI
25/XI
5/XII

Suy yếu gần Côn Đảo
Côn Đảo
đảo Phú Qúy
Cà Mau
Cà Mau
Cà Mau
suy yếu gần Cà Mau
suy yếu gần bờ
Cà Mau
Cà Mau

Vũng Tàu -Bến Tre

11
10
10
11/12
10
7
11
11
7
11
10

Td

2/XII

3/XII

Suy yếu gần Cà Mau

6

MAYSAK

7/XI

11/XI


Cam Ranh

8

Năm
1991

1999
2001

2007

1.5.2 Đặc điểm thủy hải văn và xâm nhập mặn
Chế độ thuỷ văn vùng nghiên cứu có liên quan mật thiết với chế độ thuỷ văn
sông Mekong, thuỷ triều biển Đông và mưa nội đồng. Ngồi ra, chế độ thuỷ văn
trong vùng cịn chịu ảnh hưởng của hệ thống cơng trình kiểm sốt mặn biển Đơng,
cơng trình thuỷ lợi nội đồng. Hệ thống thủy văn tại các huyện ven biển chịu ảnh
hưởng trực tiếp của triều biển Đông với chế độ nước bán nhật triều, mặn quanh năm,
truyền vào trong nội đồng theo cửa Định An và cửa Trần Đề. Kết hợp với dòng chảy
sông Hậu, đặc biệt vào mùa lũ, khi lũ cao tràn về kết hợp triều cường mực nước dâng
cao có khả năng tràn vào nội đồng (mực nước lớn nhất đo được tại trạm Đại Ngãi
năm 1997 là 2,19 m), nhờ có hệ thống đê bờ bao chống lũ bảo vệ sản xuất và dân cư
sinh sống trong vùng.
Chế độ thủy văn về mùa khô: Chế độ thủy văn nội đồng bị chi phối bởi các yếu
tố:
+ Chế độ nước của nguồn sông Hậu qua Châu Đốc;
+ Chế độ thủy triều biển Đông qua cửa Trần Đề và cửa Định An;
+ Hệ thống kênh rạch, cơng trình nội đồng thuộc vùng Cù Lao.
Chế độ thủy văn mùa lũ: Mùa lũ hàng năm bắt đầu từ trung tuần tháng 7, mực
nước trên sơng MêKơng tăng nhanh và dịng lũ chảy về phía hạ lưu kết hợp với triều

Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

19


Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng

cường, gió chướng mực thủy triều dâng cao, nếu khơng có đê bao thì tồn bộ diện
tích nhiều vùng trong tỉnh bị ngập sâu dưới mực nước triều trung bình từ 0,3 – 0,5m
đặc biệt có nơi đến 1,0 – 2,0m.
Thủy triều nằm ở cửa sông Hậu với hệ thống sông rạch chằng chịt nên toàn vùng
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, với
những diễn biến thủy văn khá phức tạp. Theo số liệu quan trắc tại trạm Vũng Tầu,
đỉnh triều bình quân cao nhất là 443 cm (vào các tháng 10, 11), thấp nhất là 58 cm
vào tháng 5, 8. Chân triều cao nhất – 24 cm (tháng 11), chân triều thấp nhất – 300 cm
(tháng 6
Tình hình xâm nhập mặn: Các vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng đều bị nhiễm
mặn thơng hệ thống sơng, kênh rạch trong vùng, tình hình xâm nhập mặn xảy ra trầm
trọng nhất là đối với huyện Cù Lao Dung. Diễn biến xâm nhập mặn hàng năm tùy
thuộc vào mùa và lưu lượng dịng chảy cửa sơng MêKông. Hiện tại do mặn xâm nhập
đã ảnh hưởng hạn chế đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân nhất là ở
những tháng mùa khô (tháng 3 – 5). Đây cũng là dịp để người dân có thể khai thác
nguồn nước mặn nuôi trồng thủy sản trong mùa khô.
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 Đặc điểm xã hội
2.1.1 Dân số, lao động
Sóc Trăng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, bản sắc văn hoá đa dạng
nơi hội tụ của 3 dịng văn hố người Kinh, người Khmer và người Hoa với tôn giáo

chủ yếu là Phật giáo và Thiên chúa giáo.
2.1.1.1 Dân số
Tỉnh hiện có quy mô dân số lớn đứng thứ 7 trong khu vực ĐBSCL chỉ sau các
tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang. Theo
thông kế năm 2007 dân số của tỉnh là: 1.283.721 người chiếm 1,54% dân số cả nước
và 7,4% dân số của khu vực ĐBSCL. Tỷ lệ tăng dân số 0.86% (năm 2007) nhưng đến
năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,8%
Dân số trung bình năm 2008 của tỉnh có 1.295.064 người, trong đó dân số đơ thị
chiếm 18,44% dân số. Mật độ dân cư khá thưa so với cả nước, bình quân 391
người/km2 phân bố tương đối đều trên toàn tỉnh. Các dân tộc bao gồm người Kinh
chiếm 65.2%, người Khumer chiếm 28,9% và người Hoa chiếm 5,9%. Cộng đồng
dân cư đa dạng, tạo cho tỉnh có nền tảng văn hố đặc sắc, tiềm năng phong phú về
nguồn lực con người. Song cũng có những đặc thù riêng về tổ chức sản xuất, phát
triển kinh tế, xã hội.
Thời kỳ 1996 – 2005, qui mơ dân số của tỉnh tăng bình qn 1,03% trong đó giai
đoạn 1996 -2000 qui mơ dân số tăng bình quân 0,72% thấp hơn tỷ lệ tăng tự nhiên
Dự án: Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020,
định hướng đến năm 2030

20



×