Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập tiếng anh cho học sinh lớp 6 (bộ sách global succes)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG TRUNG HỌC ………..
--- – ² ˜ ---

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC
TẬP TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 6
(Bộ sách GlobAL succes)

Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….

Năm học: 20….- 20…


MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU ........................................................................... 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
PHẦN THỨ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .............................................................. 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ................................................................ 3
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ............................................................................ 4
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............ 5
1. Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh ..................................................... 5
2. Áp dụng những tình huống, hành động thực tế vào bài giảng ................... 7
3. Lồng ghép âm nhạc trong dạy học Tiếng Anh ........................................... 9
4. Sân khấu hóa trong dạy học Tiếng Anh ................................................... 11
4. Lồng ghép Video Clip tạo hứng thú trong tiết dạy Tiếng anh ................. 16
IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP .................................................................. 20


V. HIỆU QUẢ SKKN ..................................................................................... 21
PHẦN THỨ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................ 23
I. KẾT LUẬN .................................................................................................. 23
II. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 24


PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến, nó được xem là cầu nối con người
từ những nước khác nhau trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Hơn thế nữa nhờ có
Tiếng Anh mà con người đã có được những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh
vực. Việc học Tiếng Anh là quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, Tiếng Anh là một mơn học khá khó đối với học sinh, đặc biệt
là học sinh ở vùng khó khăn. Vì vậy, chúng tơi ln trăn trở với câu hỏi làm thế
nào để có được một giờ dạy hiệu quả và sinh động, gây được hứng thú với học
sinh, khiến các em phát huy được vai trò chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội
kiến thức cùng một lượng từ vựng khô khan.
Thực tế cho thấy ở một số tiết học, nếu người thầy áp dụng phương pháp
dạy học truyền thống thì chỉ có ít học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực, số học
sinh cịn lại cũng chỉ ghi bài và lắng nghe một cách thụ động, máy móc mà khơng
hiểu được nội dung bài học, dẫn đến hiệu quả học tập thấp. Hơn nữa, lớp học rất
ồn vì học sinh khơng chú ý vào bài học. Để khắc phục tình trạng trên, mỗi giáo
viên phải tự chọn ra cho mình phương pháp dạy phù hợp thơng qua một q trình
tìm tịi, thử nghiệm và rút kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân trên cơ sở
hiểu biết về lý luận dạy học. Chính vì vậy, trong khi giảng dạy Tiếng anh tại
trường, tôi đã chú ý nghiên cứu, vận dụng phương pháp mới để tạo sự hứng thú
học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong các giờ dạy của mình.
Đó cũng là lí do tơi chọn đề tài: “SKKN Một số biện pháp nâng cao hứng thú
học tập tiếng Anh cho học sinh lớp 6 (Bộ sách Global success)”.
Những kinh nghiệm của tơi có thể vận dụng với hầu hết các tiết học, các

kiểu bài, trong chương trình Tiếng anh THCS khối 6. Như vậy, việc lựa chọn đề

1


tài này có ý nghĩa rất cụ thể và thiết thực đối với giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh
nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn Tiếng Anh trong trường.
Tạo hứng thú trong dạy học Tiếng Anh là một trong những giải pháp quan
trọng để đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS hiện nay.
Nó thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà lý luận dạy học cũng như các giáo
viên dạy học trực tiếp ở các trường phổ thông. Vấn đề này cũng đã được đề cập
đến trong một số cơng trình nghiên cứu của các nhà giáo dục, của một số thầy cơ
giáo. Các cơng trình nói trên đã tạo cơ sở, nền móng cả về mặt lý luận và thực
tiễn để tơi hồn thành đề tài này.
Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập một cách khái quát, mang tính chất định
hướng, giới thiệu chủ yếu mà chưa đề cập đến việc áp dụng cụ thể vào bài học
như thế nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế, tơi đã mạnh dạn tiếp
tục đi sâu tìm tòi nghiên cứu đề tài này theo hướng vận dụng lý luận vào thực tế
giảng dạy, với mong muốn đóng góp những kinh nghiệm của mình vào việc tạo
hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em yêu thích, say mê mơn học để góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học mơn Tiếng Anh.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh mà tôi đưa ra
trước hết nhằm khơi được hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh THCS, giảm
được sự ức chế tối đa trong một giờ học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của học sinh, giúp cho học có điều kiện sử dụng Tiếng Anh một cách tự nhiên,
hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao
tiếp thực tế và cũng là để củng cố, ôn tập lại những kiến thức, khắc sâu lại những
kiến thức đã học một cách thường xuyên, có hiệu quả. Sau nữa là để nâng cao
nghiệp vụ công tác của bản thân, và để trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp

của mình.

2


PHẦN THỨ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Trong đề án 1400 về "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2008 –2020 với nội dung mục tiêu là đổi mới toàn diện việc dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và
học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được
một bước tiến rõ rệt về trình độ năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực,
nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam
tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc
lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong mơi trường hội nhập, đa ngơn
ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam,
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước”.
Chương trình giáo dục phổ thơng ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo
cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học
sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng
lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
GD-ĐT nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ
năng của người học...”.
Như vậy, để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh, thì phải làm cho học sinh u thích

mơn học đó. Muốn học sinh u thích mơn học đó thì giáo viên phải tạo được

3


A.have
B.has
C.having
Có học sinh đáp án B
Trong câu này rõ ràng học sinh đã sai về mặt ngữ pháp. Tuy nhiên, trong
giao tiếp, tôi không quá chú trọng vào ngữ pháp. Thay vì ngắt lời khi các em đang
nói để sửa lỗi, tôi để cho học sinh trả lời xong. Mặc dù câu trả lời chưa đúng
nhưng tơi vẫn khích lệ hay khen em bằng câu như: “Not bad”. Sau đó tơi hỏi em
học sinh đó chúng ta dùng: “We have 2 new subjects for this school year or We
has new subjects for this school year” bằng cách này học sinh có thể tự sửa được
câu đúng cho mình và chắc chắn em sẽ khắc sâu bài học hơn.
1.2 Đơn giản hóa các bài học
- Khi giảng dạy tơi ln phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học do đối
tượng học sinh trong trường tôi một nửa là người dân tộc thiểu số, nhận thức còn
nhiều hạn chế nên tôi đã mạnh dạn thay đổi một số bài tập trong chương trìn
- Để phù hợp với đối tượng học sinh của mình, tơi đưa ra những u cầu
khá đơn giản, rõ ràng. Ví dụ ngồi việc sử dụng các kỹ năng cụ thể trong từng tiết
dạy, tôi luôn căn cứ vào khả năng ghi nhớ và thể hiện của từng học sinh để yêu
cầu thực hành và giao bài tập về nhà tránh áp lực và quá tải với khả năng của học
sinh yếu kém, tránh nhàm chán vì quá dễ đối với học sinh khá, giỏi.
1.3 Hãy tạo cho những học sinh yếu hơn có cơ hội để được “tỏa sáng”
Giáo viên không nên chỉ mời những học sinh có kiến thức tốt phát biểu
trong giờ mà cần khuyến khích mọi thành viên khác phát biểu xây dựng bài, mặc
dù các ý kiến phát biểu có thể khơng thật chính xác vì chính điều này kích thích
các em cần cố gắng hơn để học.


6


Ví dụ: Trong bài unit 4: My neighbourhood, trang 38, Tiếng Anh lớp 6 bộ
sách Global Succes,tập 1, khi thực hành bài tập 2: Work with classsmate. Ask
her/him about his/ her best friend? Tôi gọi 1 hoặc 2 em học sinh trong lớp học tốt
trả lời mẫu, sau đó gọi tiếp 1 hoặc 2 em học yếu trả lời. Như thế tất cả các em sẽ
tích cực hơn vì được tham gia vào quá trình học tập.
2. Áp dụng những tình huống, hành động thực tế vào bài giảng
Trong quá trình giảng dạy, tơi nhận thấy rằng nếu mình có thể áp dụng
những ví dụ, tình huống hành động cụ thể, thực tế vào bài giảng sẽ khiến cho bài
học trở nên sinh động, hấp dẫn và khiến các em nhớ từ, cấu trúc, mẩu hội thoại
lâu hơn và có thể sử dụng chúng trong thực tiễn hàng ngày.
- Ví dụ: Khi dạy về cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn ở lớp 6, giáo viên có thể
dùng hành động thực tế của mình để đưa ra cấu trúc câu. Ví dụ giáo viên cầm

7


quyển sách lên đọc và hỏi học sinh: Look at me! What am I doing? Hoặc chỉ vào
1 học sinh đang chạy ở ngồi sân và nói: He is running
- Ví dụ: Khi học về các từ về ngày tết trong Unit 6: Our Tet holiday, trang
58 sách Tiếng Anh lớp 6 bộ sách Global Success, tập 1 và các hoạt động liên quan
trong ngày Tết. Nếu giáo viên sử dụng hành động của mình và hướng dẫn học
sinh diễn tả những tính từ trên trong phần thực hành thì giờ học thêm sinh động
và học sinh sẽ rất hứng thú, đồng thời sẽ nắm vững từ mới và cách dùng chúng
hiệu quả trong những tình huống thực tế.

+ Khi dạy từ “special foods”, giáo viên nói: I eat a lot of delicious foods

during Tet holiday và làm động tác đang ăn. Trong tình huống này học sinh sẽ
hiểu tình huống và đoán được nghĩa của từ
+ Sau khi dạy hết từ mới giáo viên cho học sinh chơi trò chơi theo nhóm
thể hiện bằng hành động. Nhóm 1 học sinh lần lượt lên thể hiện hành động nhóm

8


-Ví dụ 2: Tình huống của vở kịch là đóng vai 1 người là khách du lịch nước
ngoài đến Đak Lak, 1 người đóng vai người chỉ đường để hỏi đáp trong Unit 4:My
Neighbourhood trang 38 sách Tiếng Anh lớp 6 bộ sách Global Success, tập 1.
Trong khi giới thiệu cho học sinh thông qua bài hội thoại mẫu và hỏi khi hỏi
đường ta dùng cấu trúc nào? Chỉ đường ta dùng cấu trúc nào?
4.1.4 Chuẩn bị thông tin
Học sinh cần được cung cấp đầy đủ thông tin về vở kịch đặc biệt là những
đoạn mô tả vai để các em có thể n tâm đảm nhận vai của mình. Ví dụ tình huống
ở bưu điện thì giá cả của những vật dụng như tem, phong bì giấy viết thư, tạp chí,
báo, card điện thoại…là bao nhiêu.
4.1.5 Phân vai
- Phân vai từ trước cho mỗi học sinh. Giáo viên có thể đóng một trong các
vai để làm mẫu. Đơi khi giáo viên cũng có thể giao việc đóng vai như một bài tập
về nhà. Học sinh sẽ tìm hiểu trước các từ và cụm từ có nghĩa, chuẩn bị lời thoại
và sau đó cùng nhau diễn kịch trong giờ học tiếp theo.

13


- Một lớp có thể được phân ra thành các nhóm diễn kịch. Khi quyết định
phân vai tơi phải cân nhắc đến khả năng và tính cách của từng học sinh. Ví dụ
một nhóm mà tồn học sinh nhút nhát thì hẳn sẽ khơng thể thành cơng. Tóm lại,

sự tương tác đạt hiệu quả tối ưu khi giáo viên để cho học sinh làm việc trong cùng
nhóm với bạn của mình.
4.1.6 Tập kịch
Với những tình huống đơn giản tơi cho các em diễn tập tại lớp, còn nếu
những vở kịch hoặc tình huống khó các em về nhà luyện tập
4.1.7 Diễn kịch
Trong khi học sinh thể hiện, tôi phải là người lắng nghe và lưu ý những lỗi
mà học sinh mắc phải có thể là về từ vựng hoặc ngữ pháp. Đây sẽ là tư liệu để tôi
tham khảo và chuẩn bị những bài luyện tập lần sau và đặc biệt là tôi không cắt
ngang câu chuyện bằng việc sửa lỗi để tránh tình trạng làm học sinh mất hứng
thú.

4.1.8 Kết thúc

14


Khi phần đóng kịch đã hồn thành, một chút thời gian để thâu tóm lại nội
dung câu chuyện cũng vơ cùng bổ ích. Điều này khơng có nghĩa là chỉ ra lỗi sai
và sửa. Sau vở kịch, học sinh rất hài lịng với chính bản thân, các em cảm thấy
rằng vốn khả năng ngoại ngữ của mình đã được sử dụng vào một cơng việc khá
phức tạp và bổ ích. Cảm giác hài lòng này sẽ biến mất nếu bị giáo viên sửa lại
từng lỗi một. Học sinh dễ bị kém tự tin hơn và khơng hào hứng đóng các vở kịch
khác nữa. Ngồi ra tơi cũng có thể hỏi ý kiến của các học sinh về vở kịch và
khuyến khích những ý kiến đóng góp. Mục đích ở đây là để thảo luận những diễn
biến của vở kịch và ôn lại những vấn đề các em đã từng học. Cùng với việc thảo
luận nhóm, tơi cũng có thể phát phiếu câu hỏi để đánh giá hiệu quả.
Tóm lại, đóng kịch là một phương pháp khá hay trong việc dạy học Tiếng
Anh. Vở kịch càng thú vị càng lôi kéo được nhiều học sinh tham gia. Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc giáo viên có thể xây dựng trong các em niềm u thích

học tập và từ đó đạt được kết quả cao hơn.
4.2 Áp dụng sân khấu hóa trong phần củng cố bài học
Sau khi học xong nội dung bài học, tôi cho học sinh vận dụng những từ
vựng, mẫu câu, cấu trúc đã học để tạo thành những đoạn kịch ngắn, những hội
thoại ngắn về các tình huống thực tế hàng ngày mục đích để các em có mơi trường
tiếng để luyện tập kĩ năng nói, các em hóa thân vào các nhân vật trong các câu
chuyện hoặc trong các tình huống thực tế. Qua đó giúp các em có thêm hứng thú
vào học tập và mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia giao tiếp
- Ví dụ: Trong chương trình Tiếng Anh lớp 6, Unit 4: Neighbourhood trang
38 sách Tiếng Anh lớp 6 bộ sách Global Success, tập 1. Khi dạy phần Closer look
1, tôi cho các em thực hành theo cặp và theo vai là những người du lịch và đang
lạc đường, các bạn cần hỏi đường đi đến một địa điểm nào đó. Qua đây các em
được luyện tập tình huống hỏi đường bằng cách sử dụng các dạng câu về hỏi
đường được học trong bài
15


25



×