Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Skkn day hoc du an chuong I công nghệ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 21 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã, đang và
sẽ trở thành yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học, đặc biệt là đối với
phương pháp dạy học dự án. Sự đổi mới này trở thành một “trợ thủ đắc lực" cho
môn học Công Nghệ. Bởi lẽ, cách làm này lấy học sinh làm trung tâm, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể tự tìm tịi, khám phá
để chiếm lĩnh tri thức.
Thiết kế mơ hình nhà ở theo hướng đáp ứng nhu cầu: tiện ích, an ninh, an tồn
và tiết kiệm năng lượng là phần có kiến thức khá mới mẻ đối với cả giáo viên và
học sinh trong chương trình GDPT 2018. Sự mới mẻ này mang đến nhu cầu áp
dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong bài học Ngơi nhà của em.
Thông qua việc thực hiện dự án học sinh tạo ra sản phẩm mơ hình nhà ở theo
hướng hiện đại đáp ứng được nhu cầu từ thực tiễn cuộc sống, khơi dậy được niềm
say mê, hứng thú trong học tập, thu hút được sự chú ý, ham học hỏi của học sinh,
tạo cho các em lòng tin vào khả năng của mình, nhiệt tình, đam mê học tập góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học Công nghệ 6 tại trường THCS Phước Bình.
Vì những lí do trên, tơi chọn đề tài: “ Vận dụng phương pháp dạy học dự án
trong Chương I – mơn Cơng nghệ 6”
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học vận dụng phương pháp dạy học dự án
trong dạy học chương I – môn Công nghệ 6.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào giảng dạy chương I: Nhà ở - môn
Công nghệ 6 với dự án: “Ngôi nhà của em”.
Nghiên cứu thực trạng của việc dạy học mơn Cơng nghệ 6, từ đó rút ra kinh
nghiệm và đề xuất kế hoạch bài dạy theo phương pháp dạy học dự án.
4. Vấn đề nghiên cứu
Sử dụng phương pháp dạy học dự án với sự hỗ trợ của các phương pháp dạy
học tích cực và một số phiếu học tập góp phần phát huy tính chủ động tích cực của
1




học sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn Công Nghệ 6 tại trường THCS.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tập trung nghiên cứu phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy
chương I - môn Công Nghệ 6
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Thực trạng vấn đề
1.1. Thực trạng dạy học môn Công nghệ 6 ở trường THCS Phước Bình
Chương trình GDPT 2018 trong mơn Cơng nghệ 6 được thực hiện với nhiều
nội dung mới mẻ được cập nhật, bổ sung và yêu cầu học sinh chủ động hơn trong
học tập, phát huy tính tự lực trong việc lĩnh hội kiến thức, năng lực, phẩm chất.
Trong khi đó, học sinh đã quen với phương pháp học thụ động. Đặc biệt trong
chương I - Nhà ở, phần hướng dẫn học sinh thực hiện mơ hình ngơi nhà của em
theo hướng đáp ứng các tiêu chí về tiện ích, an ninh – an toàn và tiết kiệm năng
lượng là nhu cầu mới phát sinh trong năm học 2022 – 2023. Bằng cách vận dụng
phương pháp dạy học dự án tôi đã giúp học sinh nâng cao năng lực giải quyết
những vấn đề phức hợp, năng lực cộng tác làm việc và năng lực đánh giá. Gắn lý
thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Kích thích động
cơ, hứng thú học tập của người học. Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm. Rèn
luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, đem đến
cho học sinh sự hào hứng tiếp nhận kiến thức. Sản phẩm của hoạt động học tập
theo dự án là các mơ hình nhà ở của các em đáp ứng yêu cầu của bài học.
1.2. Nguyên nhân thực trạng trên
Do nội dung hướng dẫn học sinh thực hiện mơ hình nhà ở là nội dung mới
trong chương trình dạy học mơn Cơng nghệ 6 khiến giáo viên cịn gặp nhiều khó
khăn khi thực hiện chương trình đổi mới GDPT 2018. Giáo viên đã quen và tự tin
với vai trò giảng dạy theo phương pháp dạy học truyền thống khi chuyển sang vai
trò “người dẫn đường” trong dạy học dự án cũng gặp nhiều lúng túng. Bên cạnh
đó, học sinh chưa được tiếp cận nhiều với các phương pháp học tập tích cực, chưa

phát huy được khả năng sáng tạo và làm việc nhóm tạo ra sản phẩm học tập thiết
thực.
2


2. Nội dung và giải pháp
2.1. Nội dung
Để học sinh thực hiện tốt dự án: Ngôi nhà của em trong Chương I - môn
Công nghệ 6, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm,
phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện các phẩm chất và năng lực cần thiết, tôi đã
áp dụng một số nội dung sau:
+ Để giúp học sinh xác định chủ đề và có thời gian thực hiện thì ngay từ khi giới
thiệu chương I: Nhà ở, giáo viên sẽ định hướng chủ đề dự án là: Ngôi nhà của em.
Đồng thời giới thiệu hệ thống kiến thức bổ trợ cho dự án và u cầu học sinh chia
nhóm tìm hiểu:
- Nhóm 1: Tìm hiểu vai trị của nhà ở với con người, các khu vực sinh hoạt trong
nơi ở của gia đình trong bài 1: Nhà ở đối với con người
- Nhóm 2: Tìm hiểu cấu tạo của nhà ở, vật liệu xây dựng và quy trình xây dựng
nhà ở trong bài 1: Nhà ở đối với con người
- Nhóm 3: Tìm hiểu các nguồn năng lượng sử dụng trong nhà ở, các biện pháp tiết
kiệm năng lượng trong gia đình, những hành động gây lãng phí năng lượng, các
nguồn năng lượng vô tận, những hoạt động sử dụng năng lượng mặt trời ở địa
phương em
- Nhóm 4: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm về ngôi nhà thông minh, các đồ dùng phù
hợp với ngôi nhà thông minh, những hệ thống, thiết bị đảm bảo an tồn, an ninh
cho ngơi nhà.
Dự án ngôi nhà của em được tổ chức theo hoạt động nhóm để các em có thể
trao đổi, tìm hiểu phương pháp thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên. Các
nhóm học tập tổ chức tìm hiểu về những nội dung giáo viên đã đưa ra kết hợp với
các kiến thức sách giáo khoa để có thể thảo luận, trao đổi giữa các nhóm. Bài tập

thuyết trình hồn thiện bằng cách sử dụng công nghệ thông tin.
+ Trong giờ học tạo cho các em một tâm lý thoải mái mang tính chất “Học mà
chơi, chơi mà học”. Khi giảng những kiến thức mới giáo viên chú trọng liên hệ vận
dụng vào thực hiện dự án

3


+ Sử dụng triệt để và có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có, thiết kế đồ dùng
dạy học số trên trang thể hiện hệ thống tự động trong
ngôi nhà thông minh />đồng thời hướng dẫn các em học sinh sưu tầm hoặc tự làm thêm các đồ dùng phục
vụ học tập để từ đó gây hứng thú trong học tập của các em.

+ Cập nhật các nội dung mới, phù hợp với bài giảng liên quan đến nhu cầu thực tế
trong cuộc sống hàng ngày của các học sinh như nhà ở sử dụng năng lượng mặt
trời, các thiết bị tự động trong ngôi nhà thông minh, các giải pháp biến ngôi nhà
thông thường thành ngôi nhà thông minh,....
+ Kết hợp tốt các phương pháp dạy học để phù hợp với từng đối tượng học sinh
như: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, thực hành, so sánh, tự đánh
giá,… tạo điều kiện cho các em học sinh có điều kiện tìm tịi, sáng tạo ra cái mới.
+ Trong thực hiện dự án, quá trình hướng dẫn gợi mở ý tưởng sáng tạo là rất cần
thiết. Giáo viên sưu tầm các video hướng dẫn cách thực hiện mơ hình ngơi nhà của
em như:
/> /> />4


Cùng với các tranh ảnh, sản phẩm mơ hình nhà ở sáng tạo từ nhiều vật liệu khác
nhau. Trong quá trình hướng dẫn giáo viên cần nhấn mạnh ở những điểm chủ chốt
để học sinh nắm vững vấn đề hướng đến xây dựng ngôi nhà mang những đặc điểm
của ngôi nhà thơng minh, hiện đại như: tiện ích, an ninh, an toàn, tiết kiệm năng

lượng, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, bảo vệ mơi trường,... Trong q trình
thực hiện dự án giáo viên giải đáp những thắc mắc giúp học sinh giải quyết vấn đề,
khó khăn gặp phải. Thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện, hướng dẫn các nhóm
thực hành. Khi học sinh kết thúc bài dự án cho học sinh thuyết trình sản phẩm, báo
cáo các cơng việc thực hiện thông qua bộ câu hỏi, phiếu học tập, phiếu tự đánh giá
dự án, nhận xét đánh giá chéo sản phẩm của nhau nhằm mục đích tạo cho học sinh
có thói quen tự đánh giá cơng việc của mình, nâng cao tính tích cực, chủ động
trong học tập của học sinh, học sinh tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm để
khắc phục những sai sót mà mình chưa đạt được trong bài học.
2.2 Giải pháp
2.2.1. Quy trình tiến hành phương pháp dạy học theo dự án trong môn
Công nghệ 6
Bước 1: Giới thiệu dự án
- Định hướng chủ đề: Ngôi nhà của em cho học sinh thực hiện. Với chủ đề này học
sinh sẽ làm một dự án để tạo ra mơ hình nhà ở của em trong tương lai theo hướng
đáp ứng nhu cầu: tiện ích, an ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng.
- Giáo viên phân chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn học sinh đề xuất nhóm
trưởng. Và nhóm trưởng sẽ phân công công việc cho các thành viên trong tổ.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế
hoạch thực hiện dự án, xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật
liệu, kinh phí, phân cơng cơng việc,...
- Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ năng
của bài học.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho
nhóm. Học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành
5


theo phân cơng của nhóm để hồn thành dự án kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo

sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện dự án
- Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo, là các
sản phẩm mơ hình nhà ở được tạo ra qua hoạt động thực hành.
Bước 4: Đánh giá dự án
- Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kỹ năng
đạt được.
- Khi đánh giá bài học theo dự án, giáo viên sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác
nhau, khuyến khích học sinh tham gia trong quá trình đánh giá, cần đánh giá định
kỳ, đánh giá quá trình dạy học, người học sẽ được đánh giá qua các phiếu học tập
với các tiêu chỉ cụ thể, rõ ràng
2.2.2 Kế hoạch bài dạy dự án: Ngôi nhà của em
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Xây dựng ý tưởng thiết kế và lắp ráp được một mơ hình nhà ở từ các
vật liệu có sẵn.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được quy trình thiết kế và lắp ráp được một mơ
hình nhà ở từ các vật liệu có sẵn.
- Thiết kế kỹ thuật: Xây dựng ý tưởng thiết kế và lắp ráp được một mơ hình nhà ở
từ các vật liệu có sẵn.
- Đánh giá cơng nghệ: Đánh giá mơ hình ngôi nhà phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các
vấn đề liên quan đến dự án ngôi nhà của em, lắng nghe và phản hồi tích cực trong
q trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.

6



3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
Hoạt động 1: Giới thiệu dự án
a. Mục tiêu: Định hướng sự quan tâm của học sinh vào dự án.
b. Nội dung: Nhằm khai thác những kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh về nhà
ở giới thiệu dự án.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận trả lời bộ câu hỏi: Quy trình xây
dựng tạo ra sản phẩm gồm những bước nào? Ai là người thiết kế ra bản vẽ kỹ
thuật? Ai là người thực hiện bản vẽ kỹ thuật?

Quy trình xây dựng tạo ra sản

phẩm gồm những bước: Chuẩn bị - Thi cơng –Hồn thiện. Người thiết kế ra bản vẽ
kỹ thuật là kiến trúc sư. Các kỹ sư xây dựng thực hiện bản vẽ kỹ thuật.
- Giáo viên cho học sinh sắm vai kiến trúc sư và kĩ sư xây dựng để thể hiện ý
tưởng thiết kế, lắp ráp mơ hình một ngơi nhà theo ý thích của mình với dự án “ngơi
nhà của em”
Học sinh vẽ bản thiết kế

Hoạt động 2: Học sinh lập kế hoạch dự án, thực hiện dự án
a. Mục tiêu: Từ kết quả trả lời các câu hỏi của học sinh, giáo viên xác định những
kiến thức mà học sinh chưa biết, muốn biết về nhà ở, từ đó có hứng thú, động lực
7


tìm hiểu kiến thức mới. Nhằm hình thành kiến thức cho học sinh về thiết kế và lắp
ráp mơ hình ngơi nhà ưa thích thơng qua thời gian và tìm hiểu thông tin để thực

hiện dự án
b. Nội dung:
- Lắp ráp mơ hình ngơi nhà từ vật liệu có sẵn.
- Sắp xếp mơ hình các đồ dùng, thiết bị chủ yếu ở từng khu vực trong ngôi nhà
c. Sản phẩm: Bản ghi chép thảo luận nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung dự án: Lắp ráp mơ hình ngơi nhà
từ vật liệu có sẵn. Sắp xếp mơ hình các đồ dùng, thiết bị chủ yếu ở từng khu vực
trong ngôi nhà thông qua bộ câu hỏi:
+ Em thực hiện mơ hình theo kiểu nhà nào?
+ Ngôi nhà gồm bao nhiêu tầng, bao nhiêu phòng?
+ Đồ dùng trong nhà sử dụng năng lượng điện hay chất đốt?
+ Có các đồ dùng, thiết bị tiết kiệm năng lượng khơng?
+ Ngơi nhà của em có thể hiện đặc điểm của ngôi nhà thông minh không?
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm và phân cơng các nhóm thực hiện dự án.
- Giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh để lập kế hoạch dự án như phân cơng
nhiệm vụ, cách thức hoạt động nhóm, vai trị của từng thành viên trong nhóm.
- Nhóm trưởng quản lý, phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm, quy định
thời gian hồn thành nhiệm vụ, đảm bảo các yêu cầu của dự án.
- Giáo viên cung cấp cho học sinh phiếu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của dự án.
- Giáo viên nêu nội dung, hình thức, thời hạn nộp sản phẩm, cách thức và nguồn
tìm kiếm sản phẩm.
- Học sinh lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ trong nhóm. Trong q trình thực
hiện nhiệm vụ, học sinh có thể hỏi ý kiến giáo viên nếu cần thiết. Học sinh thực
hiện nhiệm vụ phân công theo kế hoạch và thực hiện thời gian 1 tuần. Tùy vào khả
năng các em sẽ thu thập thơng tin, tìm hiểu thực tiễn bằng cách quan sát, đọc sách
tham khảo, tìm thơng tin trên internet, sau khi đã thu thập được các thông tin cần
thiết, học sinh sẽ xây dựng sản phẩm của nhóm.
8



- Học sinh đề cử nhóm trưởng và phân cơng thực hiện các công việc sau:
1. Vẽ phác thảo cấu trúc của ngôi nhà;
2. Liệt kê các công việc cần làm: tính tốn kích thước ngơi nhà, lắp ráp nhà, lắp ráp
các đồ dùng trong từng khu vực, lắp ráp các cơng trình phụ bên ngồi nhà;
3. Lập kế hoạch thời gian, xác định các mốc thời gian cho từng công việc;
4. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm;
5. Liệt kê các dụng cụ, vật liệu cần thiết: Bìa cứng, giấy thủ cơng, que tre, hộp
nhựa, mút xốp, màu nước, ...
6. Báo cáo tiến độ thực hành và tham mưu ý kiến của giáo viên;
7. Hoàn thành sản phẩm. Cử đại diện báo cáo dự án trước lớp.
Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm khi thực hiện nhiệm vụ giáo viên đưa ra.
* Thực hiện dự án:
- Dựng khung nhà;
- Lắp ráp tường nhà;
- Thực hiện mơ hình các vật dụng chính trong từng khu vực của ngơi nhà;
- Lắp ráp mơ hình các vật dụng vào từng khu vực của ngôi nhà;
- Lắp ráp một phần mái nhà (để có thể trơng thấy khơng gian bên trong nhà);
- Tạo hình khung cảnh bên ngồi ngơi nhà;
- Trang trí hồn thiện mơ hình.

9


Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
a. Mục tiêu: HS tổng hợp và hoàn thiện sản phẩm của nhóm. Thơng qua đó sẽ phản
ánh kết quả học tập của học sinh trong quá trình thực hiện dự án.
b. Nội dung:
- Lắp ráp mơ hình ngơi nhà từ vật liệu có sẵn.
- Sắp xếp mơ hình các đồ dùng, thiết bị chủ yếu ở từng khu vực trong ngôi nhà.

c. Sản phẩm: Poster, giấy A0, báo cáo power Point.
d. Tổ chức hoạt động
Kết quả của dự án: Mơ hình ngơi nhà với các đồ dùng, thiết bị chủ yếu ở mỗi khu
vực.
+ Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thực hiện dự án của nhóm gồm
các mục:
- Kiến trúc nhà, ý tưởng bố trí các khơng gian bên trong nhà;
- Cách sử dụng năng lượng của các đồ dùng trong nhà;
- Các yếu tố thể hiện đặc điểm của ngôi nhà thông minh;
+ Học sinh tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm: Học sinh
báo cáo kết quả thực hiện thông qua bản vẽ kỹ thuật trên giấy A0 hoặc trình chiếu
trên Power Point và sản phẩm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện dự án của
nhóm mình theo các phiếu dự án giáo viên đưa cho và các thơng tin thu thập được
trong q trình tìm hiểu và thu thập thơng tin. Đại diện nhóm trình bày, thuyết
minh cho sản phẩm của nhóm.
+ Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến và có thể đặt ra câu hỏi.
+ Giáo viên lắng nghe và hỗ trợ các nhóm trả lời câu hỏi của nhóm khác.
Hoạt động 4: Đánh giá dự án
a. Mục tiêu: Tổng kết lại kiến thức bài học. Đánh giá hoạt động của học sinh.
b. Nội dung: Đánh giá kết quả thực hiện các tiểu dự án của học sinh.
c. Sản phẩm: Bảng đánh giá của giáo viên và học sinh.
d. Tổ chức hoạt động:

10


- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia đánh dự án của các nhóm khác nhau.
Các nhóm tự đánh giá và cho điểm các thành viên trong nhóm cũng như đánh giá
kết quả của nhóm khác.
- Học sinh tự đánh giá trong nhóm một cách khách quan theo bảng phân công

nhiệm vụ đã lập từ đầu.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm theo tiêu chí đã đề ra ban đầu.
- Giáo viên tổng hợp các phiếu đánh giá và cơng bố kết quả của từng nhóm và
cũng như của từng học sinh. Giáo viên tuyên dương, khen thưởng và ghi nhận sự
cố gắng của các nhóm.
Một số hình ảnh các nhóm học sinh thuyết trình sản phẩm của nhóm mình và các
sản phẩm:

11


12


13


14


PHỤ LỤC 1. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN
Xây dựng bộ câu hỏi gợi ý và các phiếu học tập
1. Để xây hồn tất một ngơi nhà theo các em chúng ta cần chuẩn bị những gì?
2. Để xây dựng hoàn chỉnh một căn nhà sẽ liên quan đến những nghề nào?
3. Em thực hiện mơ hình theo kiểu nhà nào?
4. Ngơi nhà gồm bao nhiêu tầng, bao nhiêu phịng?
5. Đồ dùng trong nhà sử dụng năng lượng điện hay chất đốt? Có các đồ dùng,
thiết bị tiết kiệm năng lượng khơng?
6. Ngơi nhà của em có thể hiện đặc điểm của ngôi nhà thông minh không?
PHIẾU DỰ ÁN DÀNH CHO HỌC SINH

1.Vật liệu để làm mơ hình
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Xây dựng ý tưởng thiết kế được một mơ hình nhà ở từ các vật liệu có sẵn.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3.Vẽ minh họa mơ hình ngơi nhà u thích
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
15


PHỤ LỤC 2. THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN
Hoạt động 1: 15 phút
Hoạt động 2: 30 Phút + Thực hiện ở nhà 1 tuần
Hoạt động 3, 4: Tiết 2.
PHỤ LỤC 3. PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1. Hồ sơ của nhóm
Tên nhóm:…………………………………………..

Vị trí
Nhóm trưởng

Mơ tả nhiệm vụ
Tên thành viên
Quản lí các thành viên trong ……………………………
nhóm, hướng dẫn, góp ý, đơn ….………………………..

đốc các thành viên trong nhóm ……………………………

Thư kí

hồn thành nhiệm vụ.
……………………………….

….………………………..
……………………………

Thành viên

……………………………….
……………………………….

….………………………...
……………………………

Thành viên

……………………………….
……………………………….

….………………………...
……………………………

………………………………. ….………………………...
2.Phiếu đánh giá kết quả báo cáo dự án trước lớp
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1: ĐÁNH GIÁ BẢN BÁO CÁO DỰ ÁN
Phiếu này được sử dụng để đánh giá nhóm khi báo cáo dự án ngơi nhà của em.

TT
1.

Tiêu chí
Cấu trúc bài báo cáo đầy đủ nội dung, rõ

Điểm tối đa Điểm đạt được
7

ràng, chặt chẽ

2.

Diễn đạt tự tin trơi chảy, thuyết phục

3.

Hình thức báo cáo đẹp, phong phú, hấp dẫn
Tổng điểm

2
1
10

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN
16


TT


Tiêu chí
1.
2.

Điểm tối đa

Xây dựng ý tưởng thiết kế được một mơ
hình nhà ở từ các vật liệu có sẵn.
Mơ hình ngơi nhà với các đồ dùng, thiết bị
chủ yếu ở mỗi khu vực.
Tổng điểm

Điểm đạt được

2
8
10

NỘI QUY AN TOÀN GIỜ THỰC HÀNH
- Thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
- Chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành.
- Sử dụng dụng cụ thực hành (kéo, súng bắn keo…) cẩn thận.
- Không dùng dụng cụ thực hành sai mục đích học (như đùa giỡn, nghịch phá hay
làm đồ chơi…)
- Nghe kĩ hướng dẫn và thao tác đúng theo yêu cầu bài học.
- Dọn vệ sinh sạch sẽ sau khi thực hành.
- Bỏ rác đúng nơi quy định.

TIÊU CHÍ
Giới thiệu nhóm ấn tượng.

Bài báo cáo

Sản phẩm

ĐIỂM
10

Nêu được mục đích của buổi báo cáo.

10

Trình bày rõ ràng, dễ hiểu quy trình làm sản phẩm của dự án.

10

Đánh giá được ưu, nhược điểm của sản phẩm.

10

Hình thức đẹp, hợp lý, bố cục rõ ràng.

10

Đặt tên phù hợp, ấn tượng cho sản phẩm.

10

Chất lượng sản phẩm.

10


Mức độ sáng tạo thể hiện trong sản phẩm.

10

Sản phẩm thiết thực, có tác động tích cực tới sức khỏe con người
và mơi trường.
Chi phí tạo thành sản phẩm phù hợp.
Tổng điểm

10
10
100

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
3. Kết quả thực hiện
Học sinh đã nâng cao năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực
cộng tác làm việc và năng lực đánh giá. Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và
hành động, nhà trường và xã hội. Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người
17


học. Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm. Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn. Và
đặc biệt là phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, đem đến cho học sinh sự hào
hứng tiếp nhận kiến thức. Chất lượng bộ môn cũng như kĩ năng thực hành, làm
việc nhóm của học sinh được nâng lên. Kết quả học tập của học sinh được nâng lên
rõ rệt, 96% học sinh nắm vững lý thuyết, 86% học sinh nắm vững kĩ năng thực
hành, đặc biệt phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh đối với bộ môn
Công nghệ. Học sinh dần u thích mơn Cơng nghệ hơn, có sự đầu tư, tìm hiểu nội
dung chương trình học hơn so với trước.

- Khi thực hiện sáng kiến “ Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong Chương I
- môn Công nghệ 6 ” Áp dụng tại trường THCS Phước Bình trong năm học 2022 –
2023 đã đạt được những kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến mạnh trong thái độ
cũng như kết quả học tập của học sinh.
+ Kết quả ý kiến 190 học sinh khối lớp 6 về mức độ hứng thú khi thực hiện dự án.

Mức độ
Số HS
Tỉ lệ %

Rất hứng thú
83/190
43,68

Hứng thú
102/190
53,68

Bình thường
5/190
2,63

Khơng hứng thú
0
0,0

+ Kết quả ý kiến 190 học sinh khối lớp 6 về mức độ mong muốn được học với phương pháp dạy học dự án.

Mức độ
Số HS

Tỉ lệ %

Rất mong muốn
120/190
63,16

Mong muốn
67/190
35,26

Bình thường
3/190
1,58

Khơng mong muốn
0
0,0

- Thống kê kết quả học sinh khối 6 đầu năm học 2022 - 2023 ở trường THCS
Phước Bình khi chưa áp dụng phương pháp dạy học dự án
Khối

Tổng số
học sinh

6

570

Khối


Tổng số

6

học sinh
570

SL
460

SL
489

Giỏi
TL
(%)
80,7
Giỏi
TL
(%)
85,79

SL
37

SL
59

Khá

TL
(%)
6.49
Khá
TL
(%)
10,35

Đạt
TL

SL
72

SL

SL

(%)
12,63
Đạt
TL

21

(%)
3,68

0


SL
0

Chưa đạt
TL
(%)
0

Chưa đạt
TL
(%)
0

- Thống kê kết quả học sinh khối 6 học kỳ I năm học 2022 - 2023 ở trường THCS
Phước Bình sau khi áp dụng phương pháp dạy học dự án

18


Nhận xét: Chất lượng bộ môn cao hơn so với các năm khi chưa áp dụng các
phương pháp trên, tỉ lệ học sinh đạt điểm tốt nhiều hơn và tỉ lệ học sinh chưa đạt
yêu cầu về điểm số đã giảm đi đáng kể.
Thực tế để đạt được kết quả cao nhất địi hỏi người giáo viên phải có sự
chuẩn bị thật kĩ trước khi lên lớp, nhất là trong các tiết thực hành. Dạy học dự án
đòi hỏi giáo viên phải có năng lực tổ chức và quản lý học sinh trong hoạt động,
nhất là hoạt động nhóm. Giáo viên hướng dẫn thực hành phải quán xuyến được học
sinh, phải đảm bảo được các điều kiện an toàn cho học sinh khi học sinh thực
hành, có sự chuẩn bị trước nơi làm việc, đặc biệt là kiểm tra phần chuẩn bị của học
sinh. Khi sản phẩm hồn chỉnh thì giáo viên phải là người trực tiếp kiểm tra và vận
hành thử nếu có. Nhận xét và rút kinh nghiệm ngay sau mỗi tiết học.

C – KẾT LUẬN
Dạy học theo dự án là một mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Giúp
phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính
mở, khuyến khích học sinh tìm tịi, hiện thực hố những kiến thức đã học trong quá
trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Bài học: “Ngôi nhà của
em” thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lơi
cuốn được mọi đối tượng học sinh. Học sinh được hỗ trợ từ giáo viên để giải quyết
vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Trong quá trình thực hiện dự án vận dụng nhiều
cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng.
Khơng chỉ với học sinh, dạy học dự án còn đem lại nhiều lợi ích cho giáo viên.
Dạy học dự án góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giúp giáo viên có điều
kiện nâng cao tính chun nghiệp, mở rộng sự hợp tác với đồng nghiệp và xây
dựng các mối quan hệ với học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc vận dụng phương pháp dạy học dự án
trong Chương I - môn Công nghệ 6 mà tôi đã áp dụng trong công tác giảng dạy.
Song không thể không có những thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm và đóng
góp ý kiến của đồng nghiệp và quý lãnh đạo để chất lượng giảng dạy môn Công
nghệ 6 ngày một tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
19


Ngày 30 tháng 01 năm 2023
Người viết

Trương Thị Ngọc Loan

20




×