Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các món phở lạ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.44 KB, 6 trang )

Các món phở lạ
Sự du nhập của ẩm thực Hàn Quốc, Singapore đã mang đến cho ẩm thực
Việt những món phở có khẩu vị, nguyên liệu, cách chế biến khác lạ.

Phở bò Kobe


Gần đây loại phở này xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện truyền thông
bởi giá thành cực đắt. Nguyên nhân của giá thành thì ai cũng biết bởi phần
thịt trong phở làm từ thịt bò được nuôi với chế độ dinh dưỡng và chăm sóc
đặc biệt (mát-xa, ăn lúa mạch, uống bia…).

Ngoài điểm nhấn về loại thịt cực xa xỉ, thì bí quyết nấu nước lèo của mỗi
nhà hàng cũng là yếu tố quan trọng tạo nên món phở ngon mà nếu nấu tại
nhà không thể có được.

Phở đà điểu


Về màu sắc, thịt đà điểu không khác với thịt bò nên khi dọn ra bàn rất khó
để nhận biết. Nhưng khi thưởng thức, bạn có thể cảm nhận được độ mềm,
ngọt, không dai cùng mùi là lạ khiến bạn không thể dừng việc nhấm nháp
thêm miếng nữa để cảm nhận rõ hơn hương và vị. Đi kèm loại thịt ngon, lạ
đó là nước dùng có vị ngọt thanh, với hương thơm thoang thoảng và cũng lạ
do được hầm bằng xương đà điểu. Cứ thế, bạn sẽ đâm ghiền món phở này
lúc nào không hay.

Phở nghêu


Phở nghêu là món phở kiểu Singapore với nước dùng là hải sản hầm. Có hai


loại phở chính, một dùng loại nước trong và một dùng loại nước chua cay sa
tế. Về hình thức, ngoài những sợi bánh phở, những thành phần còn lại của
phở nghêu nhất là nước dùng sa tế với vị cay cay, chua chua, cùng vị béo
ngọt của nước cốt dừa và bùi bùi của đậu phộng rang hợp với bún, với mì
hơn. Dù vậy, nó cũng là một trong những món xếp trong list những món ăn
nên thử.

Phở khô


Hiện có hai loại phở khô một loại thuần Việt – phở khô Gia Lai, một du
nhập từ nước ngoài – phở khô San Francisco.

Hai loại phở khô này cho hai cảm nhận khác nhau về mùi vị, cách chế biến,
rau đi kèm nên rất khó đánh giá phở nào đặc sắc hơn. Song nhìn chung về
hình thức, hai lọi này khá giống nhau và cùng được gọi là phở hai tô vì
thường có một tô nước dùng và một to đựng bánh phở, thịt thà, hành phi, rau
thơm…

Phở khô không được chế biến bằng phở thông thường, mà phải là phở sợi
nhỏ, săn và hơi dai, để khi trộn dễ thấm gia vị mà không bị nát. Đi kèm phở
khô là thịt bò hay thịt bê thái mỏng, trần thật nhanh qua nước lèo rồi cho vào
bát nước dùng. Thịt nạc heo băm nhuyễn cũng là phụ liệu không thể thiếu để
làm nên một tô phở khô ngon.

Phở sắn cá ngừ


Phở sắn (khoai mì) cá ngừ là đặc sản của vùng đất Quế Sơn (Quảng Nam).
Đây là món ăn gắn với cuộc sống nông - ngư nghiệp của người dân nơi đây.

Quy trình chế biến món ăn này như sau: củ sắn sau khi thu hoạch, ngâm
nước rồi ép thành những vỉ hình bánh sợi, có khổ như giấy A1. Khi phơi
khô, bánh phở sắn có màu trắng đục, cưng cứng và có mắt lưới như hàng rào
B40. Trước khi ăn, ngâm qua nước lạnh khoảng 10 phút thì sợi phở sắn sẽ
trở nên mềm, dẻo, có mùi thơm và độ ngọt nhẹ của củ sắn.

Cá ngừ sau khi được đánh bắt, nấu cùng cà chua, hành lá, nêm thêm một
chút ớt cho có vị cay là đã có món nước dùng tuyệt hảo cho món phở. Đặc
biệt, một phụ liệu không thể thiếu của món phở sắn cá ngừ là bánh tráng gạo
nướng. Theo giải thích của người dân địa phương là "cho chắc (no) bụng".

Phở chua


Phở chua gắn liền với hai địa danh là Lạng Sơn và Cao Bằng. Đây được coi
là món ăn chữa ngán cho những người thừa mứa món ăn nhiều thịt thà, dầu
mỡ. Nếu các món phở khác hấp dẫn với nước dùng thơm lừng, nóng hổi thì
yếu tố quyết định của phở chua là nước sốt được tổng hoà từ ớt, cà chua,
đường, nước mắm, gừng và dấm đường, một loại dấm được làm từ quả
chuối tây chín của Lạng Sơn. Một điểm khác biệt nữa là nếu các món phở
khác, bạn có thể điểm danh nguyên phụ liệu ngay khi được bê ra, thì với phở
chua, các thành phần có “giá trị” nhất lại ẩn dưới màu đỏ của tương ớt, vàng
ươm của đậu phộng, xanh ngát của rau thơm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×