Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Ứng dụng GIS nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 103 trang )

Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hội nhập kinh
tế quốc tế, Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đều đang đứng trước những
thách thức và cơ hội. Trong số các nguy cơ hàng đầu, nguy cơ ô nhiễm là một vấn
đề cần quan tâm. Ở Đồng Nai, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội
trong những năm vừa qua, thì môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng
đang có biểu hiện ô nhiễm do ảnh hưởng của chặt phá rừng, xói mòn rửa trôi, do
chất thải công nghiệp, do hóa chất sử dụng bất hợp lý trong nông nghiệp, do chất
thải của quá trình sinh hoạt đô thị.
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thì đòi hỏi chúng ta phải xây dựng
một hệ thống quản lý môi trường đủ mạnh, trong đó thì công tác thanh tra môi
trường cần được chú trọng vì đây chính là công cụ được xem là hữu hiệu trong
công tác quản lý môi trường hiện nay tại Việt Nam.
Công tác thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong
chu trình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Ra đời từ 1995, lực lượng thanh
tra nhà nước về bảo vệ môi trường góp phần quan trọng vào ngăn ngừa và xử lý
các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Vì vậy việc đánh hiệu quả của công
tác thanh tra môi trường là một việc làm rất cần thiết nhằm rút ra những biện pháp
để có thể nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường môi trường hiện nay.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường tỉnh
Đồng Nai, trong đó làm rõ hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác thanh tra. Từ đó xác định mục tiêu xây dựng hệ thống CSDL thông tin
trong thanh tra môi trường, cụ thể là ứng dụng phần phần mềm INSPECTOR tự
động hóa việc thực hiện được một số chức năng chính trong công tác nghiệp vụ,
từ đó nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường.
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
– Kế thừa và chỉnh sửa bản đồ số tỉnh Đồng Nai


– Phân tích, tổng hợp các văn bản, tài liệu chuyên môn về công tác thanh
tra môi trường hiện có.
– Khảo sát hiện trạng môi trường của các nhà máy công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
– Thu thập cơ sở dữ liệu về công tác thanh tra môi trường trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai qua các năm.
– Xây dựng cơ sở dữ liệu cho phần mềm ứng dụng INSPECTOR trợ giúp
quản lý công tác thanh môi trường tại tỉnh Đồng Nai.
– Bước đầu ứng dụng phần mềm INSPECTOR trong công tác xây dựng và
quản lý dữ liệu thanh tra môi trường tại tỉnh Đồng Nai.
Xây dựng bản đồ số tỉnh Đồng Nai
Thu thập số liệu về công tác Thanh tra môi trường tại phòng Thanh tra môi trường – Sở
TNMT Tỉnh Đồng Nai
Kết quả ứng dụng mô hình INSPECTOR tại phòng Thanh tra môi trường Tỉnh Đồng Nai
Ứng dụng mô hình INSPECTOR trong công tác Thanh tra môi trường
Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả thanh tra môi trường
ý tỉnh Đồng Nai
Tìm hiểu hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai
Tìm hiểu công tác thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai
Đánh giá hiện trạng công tác thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai
2
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Hình: Nội dung nghiên cứu
3
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu : từ 5/04/2010 đến 28/6/2010.
Địa điểm nghiên cứu: Phòng Thanh tra môi trường- Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lĩnh vực thanh tra Nhà nước về Bảo vệ môi

trường, nằm trong hệ thống thanh tra Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Trên cơ sở tìm hiểu hiện trạng môi trường, hiện trạng công tác thanh tra môi
trường tỉnh Đồng Nai, để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý
thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai có thể thực hiện các biện pháp sau.
- Phương pháp thu thập tài liệu
Được áp dụng nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu về quản lý
môi trường, về thực trạng môi trường, các vấn đề môi trường cấp bách ở địa
phương, công tác thanh tra môi trường, hiện trạng thanh tra môi trường tại tỉnh
Đồng Nai,
- Phương pháp thống kê
Tổng hợp các tài liệu thu thập được phục vụ cho việc xây dựng các dữ liệu về
công tác thanh tra môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Phương pháp phân tích
Phân tích hiện trạng thanh tra môi trường, những hạn chế và tồn động trong công
tác thanh tra môi trường tại tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao năng lực thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai.
- Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý (Geographical Information
System – GIS)
Sử dụng phương pháp này để lưu giữ, phân tích, xử lý cơ sở dữ liệu trên máy tính
và hiển thị các thông tin không gian (Spatial Data).
4
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
- Phương pháp xây dựng phần mềm tin học
Được xây dựng theo nguyên lý module. Ứng dụng công nghệ GIS tích hợp cơ sở
dữ liệu môi trường. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đóng vai trò nền tích hợp,
giúp tổ chức thông tin không gian sao cho chương trình hiển thị bản đồ, các thuộc
tính gắn với bản đồ, cung cấp kỹ thuật cho việc phân tích các lớp thông tin môi
trường và hiển thị các mối quan hệ theo không gian và thời gian.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

- Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống thanh tra môi
trường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thanh tra môi trường.
Trong đó quá trình nâng cao năng lực thanh tra môi trường không tách rời công
tác ứng dụng công nghệ thông tin (hệ thống thông tin địa lý) vào công tác quản lý
nhà nước về môi trường, cụ thể là công tác thanh tra môi trường. Công nghệ thông
tin địa lý sẽ giúp cho các nhà quản lý một công cụ quản lý hiệu quả trong công tác
quản lý môi trường. Từ đó giúp công tác quản lý môi trường ngày càng hiệu quả
và chất lượng môi trường ngày càng được cải thiện hơn
- Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của thanh tra môi trường và
các giải pháp được đề xuất, công tác thanh tra môi trường sẽ ngày càng được chú
trọng và đẩy mạnh hơn. Trong đó, sản phẩm nghiên cứu của đề tài sẽ giúp hỗ trợ
cho công tác lưu trữ dữ liệu thanh tra môi trường một cách hiệu quả, tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác cập nhật, xử lý các số liệu thanh tra, góp phần nâng cao
năng lực và kỹ năng quản lý cho cán bộ thanh tra môi trường.
5
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Chương 1
1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 1.: Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai
6
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng địa lý - kinh tế Đông Nam bộ (gồm 8 tỉnh,
thành Đông Nam bộ) và tham gia vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8
tỉnh, thành Đông và Tây Nam bộ) là vùng kinh tế động lực trọng điểm quan trọng
nhất của cả nước.
- Tọa độ vị trí địa lý của tỉnh đồng Nai: từ 10

o
31’17” đến 11
o
34’49” vĩ độ Bắc
và từ 106
o
44’45” đến 107
o
34’50” kinh độ Đông. Tỉnh có diện tích tự nhiên lớn
nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (590.215,47 ha) và có các tiếp giáp
ranh giới cụ thể bao gồm:
+ Phía Đông giáp với tỉnh Bình Thuận.
+ Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng.
+ Phía Tây Bắc giáp với các tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
+ Phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Nam giáp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt phát triển như: Quốc lộ
1A, 20, 51 và đường sắt Bắc - Nam; có sân bay quân sự Biên Hòa rộng 40 km
2

đã quy hoạch xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành rộng 50 km
2
, đồng thời có hệ
thống giao thông đường thủy quan trọng như: sông Đồng Nai, Đồng Tranh và Thị
Vải, tạo nên nhiều lợi thế giao lưu kinh tế - văn hóa với các tỉnh, thành khác trong
phạm vi cả nước.
- Tỉnh là một địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng,
có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của cả vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam và sự thật tỉnh đã sớm tận dụng được một số lợi thế so sánh của vùng trong
công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay để đạt được những thành tựu phát triển kinh tế

- xã hội rất đáng kể trong thời kỳ 1995 - 2005.
1.1.2. Điều kiện địa hình
Địa hình đặc trưng của tỉnh là kiểu núi thấp và bán bình nguyên, có bề mặt
nghiêng thoải từ Tây Bắc xuống Tây Nam (tức là nghiêng về phía lòng sông Đồng
Nai). Có thể phân chia các mức địa hình theo độ cao tuyệt đối như sau (theo chiều
giảm dần của độ cao tuyệt đối):
7
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
- Mức cao 837 - 400 m: Địa hình đặc trưng bởi những núi đẳng thước, độc lập
cách xa nhau như núi Chứa Chan (837m), núi Sóc Lu (418m), núi Suối Râm
(444m) và núi Mây Tào chung với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (708m).
- Mức cao 300 - 100 m: Tương đối phổ biến trên địa bàn tỉnh, phân bố rải rác
từ Bắc xuống Nam dài gần 100 km không liên tục. Dải địa hình này có đặc điểm
có nơi dạng vòm (vùng rừng Cát Tiên - Tân Phú). Đường kính vòm rộng 25-30
km nằm giữa hai lưu vực sông Mã Đà (thượng nguồn sông Bé) và sông Đồng Nai.
Đỉnh vòm cao 372 m là nơi hội tụ của nhiều đầu nguồn suối kiểu tỏa tia đặc trưng.
Về phía Nam (của hồ Trị An) dải núi tựa như một nóc nhà khổng lồ chia nước cho
hai phía Đông và Tây thuộc lưu vực sông Đồng Nai và sông La Ngà. Mức chia cắt
sâu, chia cắt ngang từ 50 - 100 m. Vùng ít lộ đá gốc, lớp vỏ khá dày.
- Mức cao 100 - 50 m: Khu lòng hồ Trị An, dọc thung lũng sông La Ngà, vùng
Cây Gáo, Trảng Bom, Vùng được cấu thành từ các thành tạo Kainozoi là chủ
yếu
- Mức cao 50 m trở xuống: Là địa hình đồng bằng, thung lũng các sông Đồng
Nai, Thị Vải ở phía Tây Nam tỉnh giáp vùng Cần Giờ (Tthành phố Hồ Chí Minh).
Đây là vùng đất nông nghiệp quan trọng và nuôi trồng thủy sản.
1.2. Điều kiện khí tượng và thủy văn
1.2.1 Khí hậu
Tỉnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa và mùa
khô khác biệt. Có thể tóm tắt tình hình diễn biễn chế độ khí hậu tại tỉnh như
sau:

- Diễn biến nhiệt độ trung bình: Trong 5 năm gần đây nhiệt độ trung bình năm
tại tỉnh vẫn có xu hướng tăng từ 0,1 - 0,3
o
C/năm (tổng giá trị tăng là 0,4
o
C/5
năm), trong đó riêng tại khu vực thành phố Biên Hòa có mức tăng cao nhất tới
0,7
o
C. Tháng 01 có nhiệt độ thấp nhất: 24,3 - 26,6
o
C, rồi tăng nhanh đến tháng 4
đạt mức cao nhất: 28,5 - 29,7
o
C (trừ tại La Ngà muộn và sớm hơn 1 tháng, là
tháng 2, 3).
8
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
- Diễn biến lượng mưa trung bình: Trong 25 năm gần đây (1978 - 2002) phân
bố lượng mưa trung bình năm có chiều hướng diễn biến như sau:
+ Giảm nhanh ở phía Bắc (180 - 250 mm).
+ Giảm chậm ở phía Nam (100 - 200 mm).
+ Tăng nhiều ở vùng giữa và KCN (300 - 400 mm).
Xu thế diễn biến lượng mưa trung bình trong 05 năm gần đây (1998 - 2002)
như sau:
+ Mùa mưa: Giảm ở phía Bắc nhưng tăng ở phía Nam của tỉnh.
+ Mùa khô: Toàn tỉnh có xu thế tăng, nhưng ở phía Nam tỉnh và nơi gần thành
phố, khu công nghiệp tập trung đều tăng cao hơn phía Bắc.
+ Tổng lượng mưa năm có xu thế giảm chậm (150 - 200 mm) ở phía Bắc, nhưng
giảm nhanh (300 - 400 mm) ở phía Nam tỉnh.

Các số liệu thống kê về điều kiện khí hậu tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2005 -
2009 như được trình bày trong bảng 1 dưới đây.
Bảng 1.1: Số liệu thống kê về điều kiện khí hậu tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn
2005 - 2009 (tại Trạm Long Khánh - Trung tâm tỉnh).
Chỉ tiêu nghiên cứu Các chỉ số trung bình/năm
2001 2002 2003 2004 2005
1. Nhiệt độ,
o
C 25,90 26,20 26,05 26,20 26,30
2. Lượng mưa, mm 2.094 1.984 2.155,9 2.026,9 2.065,7
3. Số giờ nắng, giờ 2.245 2.458 2.364,6 2.373 2.243
4. Độ ẩm, % 83 80 80,5 80 80
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2009.
1.2.2. Thủy văn
1.2.2.1. Hình thái sông, hồ:
9
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
- Tỉnh có tổng diện tích các lưu vực sông suối là 22.000 km
2
. Trong đó, một số
sông, hồ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của cả vùng Đông Nam Bộ. Đó là các lưu vực của sông Bé, Đồng Nai, La
Ngà, Thị Vải và hồ Trị An. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ các vùng núi tỉnh
Lâm Đồng, chảy qua địa phận tỉnh từ Tân Phú đến Nhơn Trạch với chiều dài
khoảng 290 km, trong đó dòng chảy sông Đồng Nai được khống chế bởi chế
độ mưa, vì vậy thay đổi nhiều theo thời gian và không gian. Sông La Ngà chảy
từ vùng núi tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng đổ về hồ Trị An. Nhánh Tây Bắc là
sông Bé, chảy từ Bình Phước và góp nước cho sông Đồng Nai ở phía Tây
huyện Vĩnh Cửu.
- Tại hạ lưu là các nhánh nối với hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai (sông Đồng

Tranh, Nhà Bè và Thị Vải), có lòng sông rộng và sâu chịu ảnh hưởng của thuỷ
triều. Sông Thị Vải bắt nguồn từ Long Thành chảy qua Tân Thành và đổ ra
Biển Đông tại Vịnh Gành Rái. Sông có chiều dài khoảng 76 km, rộng từ 400 -
600 m và sâu từ 12 - 15 m, nơi sâu nhất đến 60 m. Đây là con sông có nguồn
nước ngọt rất ít và chịu sự chi phối khá sâu sắc của hoạt động thủy triều biển.
Trong hệ thống các hồ của tỉnh thì đáng chú ý nhất là hồ Trị An, có diện tích
32.400 ha, dung tích chứa bình quân là 2.542 tỷ m
3
. Ngoài ra, còn có khoảng
58 hồ và đập lớn nhỏ khác trên địa bàn tỉnh như: hồ Sông Mây, hồ Đa Tôn, hồ
Suối Vọng, hồ Núi Le, đập Suối Cả,…
1.2.2.2. Tình hình thủy văn:
- Tình hình thủy văn mùa khô: Trong những năm gần đây mùa mưa thường kết
thúc sớm, nên lượng mưa thiếu hụt so với trung bình cùng kỳ, lượng trữ nước thấp
hơn trung bình nhiều năm (TBNN), đồng thời trong một số năm gần đây đã phát
hiện thấy hiện tượng là: vào mùa khô thường xảy ra tình trạng hạn hán kéo dài,
mà nặng nhất là tại địa bàn các huyện Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất và thị xã
Long Khánh. Trên sông Đồng Nai và sông La Ngà mực nước thấp nhất diễn ra
vào các tháng 1, 2, 3, 4 trong năm (xem bảng 2). Trong đó, mực nước kiệt nhất
(CTK 01) vào năm 2005 (Hmin 02) phát hiện tại một số trạm đo như sau:
- Tà Lài : 109,54 m (24/3); < CTK 01 : 0,39 m; < TBNN : 0,06 m.
10
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
- Phú Hiệp : 102,50 m (18/2); > CTK 01 : 0,04 m; > TBNN : 0,02 m.
- Biên Hòa : - 1,77 m (19/5); < CTK 01 : 0,13 m; < TBNN : 0,07 m.
Bảng 1.2: Mực nước thấp nhất mùa cạn trên các sông, hồ chính (m) tại Đồng
Nai.
Tên Trạm Sông, Hồ Mực nước thấp nhất năm (m)
2008 2009 TBNN
Tà Lài Đồng Nai 109,93 109,54 109,60

Phú Hiệp La ngà 102,46 102,50 102,48
Trị An Hồ Trị An 50,27 51,35 49,42
Biên Hòa Đồng Nai - 1,46 - 1,77 - 1,70
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đồng Nai, năm 2009.
Ghi chú: - CT01: Mực nước kiệt nhất (m); - TBNN: Trung bình nhiều năm
(m); < : Nhỏ hơn (m); > : Lớn hơn (m).
Cụ thể như sau:
- Trên sông Đồng Nai: Ở Tà Lài cao hơn mức báo động 3 (MBĐ3) là 1,00 m.
- Trên sông La Ngà: Ở Phú Hiệp thấp hơn mức báo động 1 (MBĐ1) là 0,22 m.
Bảng 1.3: Mực nước cao nhất các tháng mùa lũ trên các sông, hồ chính (m)
tại Đồng Nai.
STT Tên Trạm Sông, Hồ Mực nước cao nhất hàng năm (m)
2008 2009 TBNN
1 Tà Lài Đồng Nai 113,88 114,04 113,96
2 Phú Hiệp La Ngà 107,12 105,28 106,11
3 Trị An Hồ Trị An 61,82 61,83 61,74
4 Biên Hòa Đồng Nai 1,91 1,77 1,51
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đồng Nai, năm 2009.
11
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Ghi chú: - MBĐ1: Mức báo động 1; - MBĐ3: Mức báo động 3.
Theo Niên giám Thống kê Đồng Nai năm 2009, thì mực nước cao nhất trên
sông Đồng Nai tính tại trạm đầu nguồn Tà Lài có xu hướng giảm từ 113,88 m
(2008) xuống còn 113,12 m (2009), mà nguyên nhân có thể là do xây dựng nhiều
hồ thủy lợi, thủy điện và dân sinh. Trên các sông suối nhỏ như: Lá Buông, Suối
Cả, Tam Bung, Sông Thao, lũ cao nhất trong năm xuất hiện vào nửa cuối tháng
8 đầu tháng 9 và ở mức trung bình nhiều năm. Nhìn chung, lũ xảy ra ít hơn và
thiệt hại cũng được hạn chế nhiều so với vài năm về trước.
1.1.3. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên
1.1.3.1. Tài nguyên đất:

Đến năm 2009, kết quả thống kê đất đai toàn tỉnh là 590.215,47 ha, trong đó
đất nông nghiệp là 478.010,31 ha (80,99%); đất phi nông nghiệp là
109.888,72 ha (18,62%) và đất chưa sử dụng là 2.316,44 ha (0,39%). Như
vậy, nguồn quỹ tài nguyên đất của tỉnh hầu hết đã được đưa vào khai thác sử
dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Diện tích
đất chưa sử dụng còn lại không đáng kể. Dự kiến Quy hoạch sử dụng đất của
tỉnh đến năm 2010 sẽ bao gồm: đất nông nghiệp giảm xuống còn 445.476 ha
(chiếm 75,48%); đất phi nông nghiệp tăng lên 143.655 ha (24,34%) và đất
chưa sử dụng còn 1.084 ha (chiếm 0,18%).
1.1.3.2. Tài nguyên nước:
Tỉnh có nguồn tài nguyên nước rất phong phú, cung cấp nước sinh hoạt cho tỉnh
và cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có ý nghĩa quyết định đối với chế độ
thủy văn và gìn giữ, duy trì cân bằng sinh thái trên địa bàn tỉnh.
12
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Hình1. 2: Bản đồ các sông trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai
1.1.3.2.1. Nước hồ:
Mạng lưới sông Đồng Nai khá phát triển với tổng số trên 60 sông suối. Vùng
phía Nam tỉnh (khoảng 500 km
2
) có mật độ sông suối cao là 1 - 2 km/km
2
và các
sông rạch này chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động thủy triều. Vùng phía Bắc
tỉnh (khoảng 4.200 km
2
) có mật độ sông suối thấp là 0,5 - 1 km/km
2
và các sông
suối này có dòng chảy phụ thuộc theo mùa. Đặc biệt, hồ Trị An trên sông Đồng

Nai với lưu lượng dự trữ nước lớn nhất, khi xả xuống hệ thống các sông là 780
m
3
/s, nhỏ nhất 253 m
3
/s và trung bình là 478 m
3
/s. Vì vậy, Hồ trị An có tác dụng
đẩy mặn rất quan trọng trên lưu vực sông Đồng Nai (xuống dưới khu vực Trạm
Hoá An và Trạm Cát Lái) nhằm bảo đảm khả năng cấp nước sinh hoạt của sông
Đồng Nai.
1.1.3.2.2. Nước khoáng, nước nóng:
13
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Đến nay phát hiện 05 điểm và đã đăng ký 01 điểm nước khoáng - nước nóng.
Trong đó, có 02 điểm là nước khoáng - nước nóng Bicacbonat ở Phú Lộc và Gia
Ray; một điểm nước khoáng Magiê - Bicacbonat ở suối Nho; hai mỏ nước khoáng
siêu nhạt ở Tam Phước và Nhơn Trạch. Trữ lượng của mỏ suối Nho đạt khoảng
10.000 m
3
/ngày và nước có nhiệt độ trên 60
o
C. Nước khoáng Magiê - Bicacbonat
với hàm lượng tổng khoáng hóa từ 0,8 - 4,2 g/l.
1.1.3.2.3. Nguồn nước ngầm:
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 9 tầng chứa nước, 3 tầng lỗ hổng là Pleistocen
giữa trên (qp), Pleistocen dưới (qp
1
), Pliocen (N
2

), và 6 tầng chứa nước khe nứt:
Pleicen trên (βqp
3
), Pleistocen giữa (βqp
2
), Pleistocen dưới - Pliocen trên (βN
2
-
qp
1
), Plipocen dưới (βn
1
3
), Kreta (k
1
) và Jura (j
1-2
). Các thành tạo địa chất rất nghèo
nước gồm có: Đệ tứ không phân chia (Q), Halocen (Q
2
), Pleistocen giữa trên (Q
1
2-
3
), Pleistocen dưới (Q
1
1
), Pliocen (N
2
), xâm nhập Kreta (K

2
) và xâm nhập Triat
(T
2
).
Trữ lượng khai thác nước dưới đất của tỉnh được đánh giá là khoảng trên 4,9
triệu m
3
/ngày, trong đó trữ lượng động là 4,1 triệu m
3
/ngày và trữ lượng tĩnh là
793 ngàn m
3
/ngày.
1.1.3.3. Tài nguyên rừng:
Trong những năm qua tài nguyên rừng của tỉnh Đồng Nai đã được quan tâm bảo
vệ và phát triển rất đáng kể nhằm duy trì và cải thiện tác dụng phòng hộ môi
trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học. Theo diễn biến diện tích rừng tại tỉnh
giai đoạn 2001 - 2005, thì diện tích rừng tự nhiên cơ bản ít thay đổi, trong khi diện
tích rừng trồng hàng năm tăng lên và giữ khá ổn định, trong khi đó diện tích đất
trống, đồi núi trọc có xu hướng giảm. Độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đã có xu
hướng tăng nhẹ từ 25,58% (năm 2001) lên 26,3% (năm 2004) và lên 27,1% (năm
2005), đạt mức tăng trung bình là 0,30%/năm/(2001-2005).
1.1.3.4. Tài nguyên khoáng sản:
Tính đến hết năm 2005, tỉnh Đồng Nai đã đăng ký khoảng 370 mỏ khoáng sản
và các điểm biểu hiện khoáng sản (điểm quặng), mà có thể tóm tắt cụ thể như sau:
14
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
- Khoáng sản kim loại: Bao gồm kim loại cơ bản là thiếc, chì, arsen và arsen-
chì với 08 mỏ, điểm quặng; kim loại nhẹ là bôxit: 01 điểm quặng; kim loại quý là

vàng và vàng-arsen: 15 điểm quặng, có nguồn gốc từ nhiệt dịch hoặc phong hóa;
- Khoáng sản phi kim loại: Bao gồm than bùn với 09 điểm quặng; kaolin: 07
điểm, mỏ quặng; thạch anh: 01 mỏ, có nguồn gốc từ trầm tích, phong hoá hoặc
nhiệt dịch.
- Đá quý và bán đá quý bao gồm 24 mỏ, điểm quặng.
- Vật liệu xây dựng: Bao gồm đá xâm nhập với 02 mỏ; đá phun trào bazan: 06
mỏ; andesit, dacit: 10 mỏ; đá trầm tích (cát kết, bột kết): 03 mỏ; cát xây dựng: 19
mỏ; cuội sỏi: 07 điểm quặng; vật liệu san lấp: 182 mỏ, điểm quặng; sét gạch ngói:
35 điểm, mỏ quặng; puzơlan: 27 điểm quặng và laterit: 13 mỏ, có nguồn gốc chính
từ magma xâm nhập, trầm tích, phun trào, phong hóa, hoặc kết hợp giữa các hình
thức này.
- Nước khoáng: Bao gồm 01 điểm quặng
1.1.3.6. Tài nguyên du lịch:
Tỉnh có nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc như: Vườn Quốc gia Cát Tiên,
Rừng ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch, Khu vườn bưởi Tân Triều, tuyến du
lịch sông Đồng Nai, khu du lịch Thác Mai, hồ Đa Tôn, Hồ Trị An, Núi Chứa
Chan, chùa Gia Lào, các thác nước đẹp hùng vĩ (Thác Trời, Thác Dựng, Thác Bến
Cự, Thác Mỏ Vẹt…), các điểm suối nước nóng, nước khoáng đã phát hiện, khu
công trình thuỷ điện Trị An,… để phát triển thành các khu, cụm, tuyến và điểm du
lịch sinh thái, du lịch vườn, du lịch lễ hội truyền thống hấp dẫn.
Tỉnh cũng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái nhân văn như:
tham quan các buôn làng dân tộc, các làng nghề nổi tiếng (gốm Hoá An, đá mỹ
nghệ Bửu Long, dệt thổ cẩm dân tộc S’Tiêng, Châu Mạ ), tham quan các di tích
văn miếu và lịch sử cách mạng hào hùng, tổ chức lễ hội truyền thống, tín ngưỡng
và tôn giáo. Hiện nay, tỉnh đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh việc kết nối hệ thống
du lịch Đồng Nai vào hệ thống du lịch trong nước và quốc tế.
15
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
1.3. Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 -2009
Kinh tế Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2010 đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và

khá bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, thúc đẩy nhanh tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm
12,8%; trong đó: khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 16%/năm, dịch vụ tăng
12,1%/năm, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4,6%/năm. GDP bình quân đầu người
năm 2005 đạt 785 USD và tăng 68,4% so năm 2000. Chất lượng tăng trưởng được
nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng năm 2009 chiếm 57%, dịch vụ 28% và nông -
lâm - thủy 15%. Kinh tế nhà nước được sắp xếp lại và đổi mới hoạt động, hiệu quả
tăng lên rõ rệt; kinh tế tập thể có bước phát triển; kinh tế tư nhân phát triển nhanh
và cùng với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí ngày càng quan trọng
trong kinh tế của tỉnh.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Một số ngành công
nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh phát triển nhanh; công nghiệp cơ
khí phục vụ nông nghiệp được đầu tư đúng mức, phục vụ đắc lực cho yêu cầu
công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; bước đầu phát triển được một số ngành
công nghiệp kỹ thuật cao.
Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển. Thị trường nội địa được khai thác
có hiệu quả. Công tác quy hoạch phát triển các ngành hàng, mạng lưới bán buôn,
bán lẻ, xúc tiến thương mại được chú trọng, tạo chuyển biến tích cực cả về nội
thương và ngoại thương. Đã hình thành một số trung tâm thương mại - dịch vụ ở
thành phố Biên Hòa và một số thị trấn. Đến cuối năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng
hóa trên địa bàn tỉnh tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000. Hàng hóa của doanh
nghiệp địa phương đã xuất khẩu sang 60 nước trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất
khẩu toàn địa bàn tỉnh bình quân mỗi năm tăng 16,5%. Nhiều hoạt động dịch vụ
phát triển. Hoạt động du lịch có tiến bộ, bước đầu khai thác được một số tuyến
điểm du lịch mới.
16
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Sản xuất nông - lâm - thủy tiếp tục phát triển. Nông thôn nhiều nơi đổi mới.

Đã ổn định một số vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô diện tích lớn
(cà phê, cao su, điều); gần 100% diện tích lúa, đậu, bắp, mía, mì sử dụng giống có
năng suất cao; trên 80% các khâu công việc đã được cơ giới hóa. Chăn nuôi gia
súc và thủy sản phát triển mạnh; hình thành một số mô hình chăn nuôi theo quy
trình công nghiệp, mô hình trang trại áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến.
Công tác trồng và bảo vệ rừng được đẩy mạnh, tỷ lệ che phủ của rừng đến nay đạt
26,8% (nếu tính cả cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái đạt 46,1%).
Công tác quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường
đạt một số tiến bộ. 99% số hộ khu vực nông thôn và 73% số hộ khu vực thành thị
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên khoáng sản được chú trọng. Hoạt động bảo vệ môi trường có chuyển biến,
bước đầu hạn chế ô nhiễm môi trường tại một số khu công nghiệp tập trung và
khu dân cư.
Việc huy động các nguồn lực cho phát triển có tiến bộ, công tác đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch đô thị, quy hoạch các khu dân cư tập trung được
chú trọng, tạo chuyển biến mới về bộ mặt thành thị và nông thôn, đặc biệt là về
kiến trúc đô thị. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 năm qua đạt trên 46 ngàn tỷ
đồng, gấp 2,4 lần thời kỳ 1996 - 2000 (vượt mục tiêu Nghị quyết), trong đó vốn
đầu tư trong nước chiếm 47,6%, tăng gấp 3,3 lần. Cơ cấu đầu tư được triển khai
đúng định hướng, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hoàn thành
cơ bản chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu ở các xã đặc biệt khó khăn, tăng
đầu tư phát triển công nghiệp, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng
cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
1.4. Hiện Trạng Chất Lượng Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
1.4.1. Hiện trạng môi trường nước
1.4.1.1. Môi trường nước mặt:
Tỉnh Đồng Nai có nguồn tài nguyên nước mặt rất phong phú, cung cấp nước
sinh hoạt cho tỉnh và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có ý nghĩa quyết định
17
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai

đối với chế độ thủy văn và gìn giữ, duy trì cân bằng môi trường sinh thái trên địa
bàn tỉnh và trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm qua,
ngành cấp nước tỉnh Đồng Nai đã nỗ lực phát triển mạng hệ thống cấp nước cho
các đô thị trên địa bàn, nhất là thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các thị
trấn trung tâm các huyện. Hiện nay, hầu hết các đô thị, các khu công nghiệp tập
trung đều đã có hệ thống cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt tập trung và tỉnh đã
phấn đấu đạt được tỷ lệ trung bình là 90,15% tổng số hộ dân cư toàn tỉnh được sử
dụng nguồn nước sạch .
Tuy nhiên, hiện nay UBND tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương cấm khai thác
thêm nguồn nước ngầm ở quy mô công nghiệp trên cơ sở giữ nguyên công suất
khai thác hiện có và tăng cường sử dụng nguồn nước mặt trên sông Đồng Nai cho
cấp nước sản xuất và sinh hoạt. Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô
thị hoá tại tỉnh diễn ra rất nhanh chóng trong những năm gần đây, cùng với việc
chậm hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp, thoát nước và xử lý nước thải tập
trung tại các đô thị lớn, nhỏ và các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh,
nên hiện trạng môi trường nước mặt của tỉnh có xu thế diễn biến không thuận lợi
theo chiều hướng gia tăng ô nhiễm cục bộ và nảy sinh một số vấn đề môi trường
cấp bách.
1.4.1.1.1. Áp lực nước thải đối với môi trường nước mặt:
(1). Nước thải sinh hoạt đô thị:
Bảng 1.4: Áp lực nước thải sinh hoạt đô thị đối với hệ thống sông, hồ chính
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong năm 2005.

Nội dung
Lượng NTSH
(m3/ngày)
Các nguồn tiếp nhận và nơi xả thải nước thải
sinh hoạt chính
I. Năm 2009 41.851 S. Đồng Nai; S. Thị Vải; S. Ray; S. La Ngà
II. Trong đó :

1. Sông Đồng Nai 30.549 H. Định Quán, Tân Phú, Thống nhất, Vĩnh
Cửu, Trảng Bom, Tp. Biên Hòa
2. Sông La Ngà 386 H. Định Quán, Thống nhất, Xuân Lộc
3. Hồ Trị An 935 H. Định Quán, Thống nhất, Vĩnh Cửu, Tân
18
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Phú
4. Sông Ray 4.047 H. Xuân Lộc, Cẩm Mỹ
5. Sông Thị Vải 6.829 H. Long Thành, Nhơn Trạch

Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 09/2009.
Ghi chú: - NTSH: Nước thải sinh hoạt.
Kết quả ước tính tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị của
tỉnh năm 2009 (2 đô thị chính và 7 thị trấn trung tâm) bằng khoảng 41.851 m
3

được thải ra các nguồn tiếp nhận chính là: sông Đồng Nai (30.549 m
3
), sông La
Ngà (386 m
3
), hồ Trị An (935 m
3
), sông Ray (4.047 m
3
) và sông Thị Vải (6.829
m
3
). Nhìn chung, 10/11 huyện thị của tỉnh có nguồn xả thải nước thải gây tác động
trực tiếp đến hệ thống các sông, hồ chính trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tổng lưu

lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh này thải ra các nguồn tiếp nhận khoảng:
44,76 tấn SS; 20,61 tấn BOD
5
; 36,22 tấn COD; 3,74 tấn tổng N và 1,0 tấn tổng P.
Đây là một trong những áp lực chính gây ô nhiễm và suy thoái chất lượng nguồn
nước mặt tại các đô thị (các sông, hồ, kênh, rạch chảy qua các đô thị), đặc biệt là
nguy cơ gây ô nhiễm đối với sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Thị Vải và hồ Trị
An.
(2). Nước thải công nghiệp:
Bảng 1.5:. Áp lực nước thải công nghiệp đối với hệ thống sông, hồ chính trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai trong năm 2009 (tính cho tổng diện tích các khu công
nghiệp là 6.812 ha).

Nội dung Lượng NTCN

(m
3
/ngày) Các nguồn tiếp nhận và
nơi xả thải nước thải
công nghiệp chính
I. Năm 2009 114.442 S. Đồng Nai; S. Thị Vải;
S. La Ngà
II. Trong đó :
1. Sông Đồng Nai 27.048 H. Định Quán, Tp. Biên
19
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Hòa
2. Sông La Ngà 840 H. Định Quán
3. Hồ Trị An 17.539 H. Định Quán, Trảng
Bom

4. Sông Thị Vải 69.015 H. Long Thành, Nhơn
Trạch
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 9/2009.
Ghi chú: - NTCN: Nước thải công nghiệp.
Kết quả ước tính tổng lưu lượng nước thải hàng ngày tại các khu công nghiệp
của tỉnh Đồng Nai năm 2009 là khoảng 114.442 m
3
. Tổng lưu lượng nước thải
hàng ngày tại các khu công nghiệp của tỉnh thải ra các nguồn tiếp nhận khoảng
20,5 tấn SS; 17 tấn BOD; 36,7 tấn COD; 6,6 tấn tổng N và 0,9 tấn tổng P. Đây là
một áp lực lớn, tác động gây nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường nước mặt
tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp, nhất là khi hiện nay số lượng các khu
công nghiệp xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung phù hợp còn rất ít.
Vì vậy, chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh đã có xu hướng bị ô
nhiễm cục bộ, thậm chí các kênh, suối, rạch chảy qua đô thị đã phát hiện bị ô
nhiễm nặng, cần xử lý kịp thời.
1.4.1.1.2. Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai:
Sông Đồng Nai có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Đồng Nai, là nguồn nước cấp cho sinh hoạt của tỉnh Đồng Nai,
Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, sông Đồng Nai không chỉ là
nguồn tiếp nhận lượng chất thải từ các đô thị và khu công nghiệp trong tỉnh, mà
còn tiếp nhận một lượng chất thải khá lớn từ một số tỉnh, thành lân cận. Vì vậy,
sông Đồng Nai đã được quan trắc tác động thường xuyên nhằm theo dõi diễn biến
nhạy cảm trong chất lượng của nguồn nước sinh hoạt quan trọng này.
Bảng 1.6: Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai trong giai đoạn 2005 -
2009.
Thông số Giá trị 2005 2006 2007 2008 2009 TCVN
5942 –
20
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai

1995 (cột
A)
Số lượng mẫu xử
lý :
606 654 1.206 822 363
pH TB 7,2 7,0 7,1 7,0 6,6 6,0 – 8,5
DO TB 5,8 5,9 5,8 5,5 5,6 ≥ 6
BOD
5
TB 4,3 4,5 3,8 4,0 4,4 < 4
SS TB 35 48 37 27 12 20
NH
3
-N TB 0,4 2,1 5,5 0,4 0,6 0,05
Coliform TB 13.543 10.404 17.921 19.058 12.800 5.000

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005-2009.
So sánh kết quả quan trắc môi trường với TCVN 5942 - 1995 (cột A) cho nhận
xét sau: Trong cả 5 năm chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai hoàn toàn không
đạt ở các chỉ thị NH
3
-N và coliform (vượt 2 - 110 lần); chỉ thị SS nhìn chung
không đạt tiêu chuẩn, song có xu hướng giảm dần và đạt tiêu chuẩn vào mùa khô
năm 2005; các chỉ thị DO, BOD cơ bản chấp nhận được; chỉ thị pH đều đạt tiêu
chuẩn cho phép.
Bảng 1.7: Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai tại đoạn
Sông Cái chảy qua khu vực thành phố Biên Hòa năm 2009.
Vị trí lấy mẫu pH
DO BOD COD SS N-NH
3

Coliform
mgO
2
/l mg/l MPN/100ml
Khu vực cầu
Hóa An 7,0 5,9 3,2 7,6 27,2 0,05 2.086
Khu vực gần
chợ Biên Hòa 7,0 5,8 3,2 7,9 32,6 0,058 15.066
Khu vực NM
nước Biên Hòa 7,0 5,8 3,1 7,8 27,9 0,052 3.259
Khu vực cầu
Ghềnh 7,0 5,8 3,2 8,0 31,8 0,045 3.016
Khu vực cầu
Rạch Cát 7,.0 5,7 3,2 8,3 31,3 0,052 7.885
Khu vực bến đò
Long Kiển 7,0 5,4 4,0 9,5 30,9 0,055 8.848
21
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Khu vực gần
công ty
Proconco 6,9 5,3 3,4 8,9 29,8 0,101 53.386
Khu vực bến đò
An Hảo 6,9 5,4 3,4 8,7 27,5 0,095 37.725
Khu vực gần
Cty Ajinomoto 6,9 5,6 3,2 8,2 26,5 0,076 11.513
Khu vực cầu
Đồng Nai 6,9 5,6 3,5 8,7 33,7 0,095 22.977
T/bình tại Tp.
Biên Hòa: 7,0 5,6 3,3 8,4 29,9 0,068 16.576
TCVN

5942:1995 (cột
A) 6-8,5 ≥ 6 < 4 < 10 20 0,05 5.000

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Tp. Biên Hòa năm 2009 - Phòng TN&MT
Biên Hòa, tháng 4/2007.
Ghi chú:

1 - Khu vực cầu Hóa An 6 - Khu vực bến đò Long Kiển
2 - Khu vực gần chợ Biên Hòa 7 - Khu vực gần công ty Proconco
3 - Khu vực NM nước Biên Hòa 8 - Khu vực bến đò An Hảo
4 - Khu vực cầu Ghềnh 9 - Khu vực gần Cty Ajinomoto
5 - Khu vực cầu Rạch Cát 10 - Khu vực cầu Đồng Nai
22
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Hình 1.3: Đồ thị trình diễn xu thế diễn biến trong chất lượng sông Đồng Nai
năm 2009.
Theo bảng và hình 1.3, có thể thấy rằng ngoài các chỉ thị pH, BOD, COD có
các giá trị trung bình nằm trong mức thông số quy định theo TCVN 5942-1995
(loại A), thì các chỉ thị còn lại đều vượt tiêu chuẩn không nhiều. Trong đó, chỉ thị
về DO thấp hơn khoảng 1,1 lần, các chỉ thị về SS, N-NH
3
và vi sinh cao hơn từ 1,4
- 3,3 lần, cho thấy chất lượng nước sông Đồng Nai bị ô nhiễm nhẹ do chất dinh
dưỡng và vi sinh.
Bảng 1.8: Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt tại suối Linh, suối
Săn Máu và suối Bà Lúa trên địa bàn Tp. Biên Hòa (tháng 6/2009).

Stt Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả TCVN
5942 -

1995 (cột
B)
M1 M2 M3
1 pH 7,6 6,8 7,3 5,5 – 9
2 DO mgO
2
/l 0,1 6,0 0,1 ≥ 2
3 BOD
5
mgO
2
/l 82 6 723 < 25
4 COD mgO
2
/l 176 8 1.309 < 35
5 SS mg/l 120 150 460 80
6 TDS mg/l 399 177 1.036 -
7 N-NH
4
+
mg/l 24,1 24,1 83,4 -
8 N-NO
3
-
mg/l 0,12 0,58 0,12 15
9 N-NO
2
-
mg/l 0,011 0,089 0,020 0,05
10 Tổng P mg/l 6,54 0,16 25,20 -

11 Tổng Fe mg/l 4,71 3,66 6,54 2
12 Dầu mỡ mg/l 55,3 0,55 6,10 0,3
13 Coliform MPN/100ml 9,3×10
6
6,4×10
2
7,5×10
6
10.000
Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2005-209. Tp. Biên Hòa, tháng 8/2009.
Ghi chú: Các vị trí lấy mẫu cụ thể gồm:
23
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
- M1: Mẫu nước mặt tại suối Săn Máu.
- M2 : Mẫu nước mặt tại suối Bà Lúa.
- M3: Mẫu nước mặt tại suối Linh, lấy mẫu vào giờ cao điểm lúc xả thải.
Kết quả điều tra khảo sát thực tế cho thấy, phần lớn lượng nước thải sinh hoạt
của khu dân cư thành phố Biên Hòa được thoát ra 04 hệ thống suối chính là suối
Linh, suối Săn Máu, suối Bà Lúa và suối Chùa. Ngoài ra, các phường, xã nằm ven
sông cũng xả thải trực tiếp vào các sông suối, góp phần gây nên tình trạng ô
nhiễm tại các con suối này.
Bảng 1.9: Kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước mặt trên một số con suối
chính ở khu vực Tp. Biên Hòa năm 2009.

Vị trí lấy mẫu pH
DO BOD COD SS N-NH
3
N-NO
3

-
Coliform
mgO
2
/l mg/l MPN/100ml
Suối Linh 7,0 0,4 330 560 256 57,8 0,2 35×10
6
Suối Săn Máu 6,9 0,3 219,5 324 212 22,4 0,2 46×10
6
Suối Bà Lúa 6,6 3,4 12,7 28,5 32,5 1,9 0,4 2,3×10
5
Suối Chùa 6,7 3,8 10,9 38,5 139,5 2,0 1,0 64×10
3
Trung bình tại
Tp. Biên Hòa 6,8 2,0 143,3 237,8 160 21,0 0,5 5,8×10
6
TCVN
5942:1995
(cột B)
5,5 -
9 ≥ 2 < 25 < 35 80 - 15 10.000

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Tp. Biên Hoà năm 2009 - Phòng
TN&MT Biên Hòa, tháng 4/2009.
Kết quả bảng cho thấy, ngoài các thông số pH, DO và N-NO
3
-
đạt tiêu chuẩn,
thì các chỉ thị còn lại đều vượt tiêu chuẩn ở các lần quan trắc, đặc biệt mức vượt
của các chỉ thị này là rất cao như : mức vượt tối đa của BOD là 13,3 lần; COD là

16,3 lần; SS là 3,3 lần và Coliform vượt hơn 4.500 lần. Như vậy, ở mức độ trung
bình trên các mặt cắt quan trắc tại thành phố Biên Hòa (Xem dòng trung bình tại
thành phố Biên Hòa), thì có thể đánh giá là hầu hết các suối trong nội ô thành phố
24
Ứng Dụng Gis Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thanh Tra Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Biên Hòa đều đã bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau, đặc biệt là các suối tiếp nhận
nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và nước thải từ các cơ sở sản xuất trong khu dân cư
có hàm lượng các chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn nhiều lần.
1.4.1.1.3. Diễn biến chất lượng nước sông Thị Vải:
Diễn biến chất lượng nước sông Thị Vải giai đoạn 2005 - 2009 được trình bày
trong bảng
Bảng 1.10. Diễn biến chất lượng nước sông Thị Vải trong giai đoạn 2005 -
2009.
Thông số Giá trị 2005 2006 2007 2008 2009 TCVN
5942-1995
(cột B)
Tổng số mẫu : 32 36 36 36 18
pH TB 7,3 7,2 7,3 7,1 7,4 5,5 – 9,0
DO TB 3,6 3,6 3,0 2,6 3,8 ≥ 2
BOD
5
TB 7 5 7 5 6 < 25
SS TB 50 134 75 46 28 80
NH
3
-N TB 2,5 3,3 - 3,4 1,3 1,0
Coliform TB 463 3.797 6.153 1.477 - 10.000

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2009.
Qua số liệu kết quả phân tích chất lượng nước sông định kỳ 5 năm từ 2005 -

2009 theo 2 mùa khô và mùa mưa, cho thấy phần lớn các thông số ô nhiễm dao
động ở mức tiêu chuẩn quy định theo TCVN 5942-1995 (loại B), cụ thể: pH,
BOD
5
và Coliform. Trong đó, giá trị trung bình pH dao động ở khoảng giá trị từ
7,1-7,4 (so với giá trị tiêu chuẩn quy định là 5,5-9). Giá trị BOD
5
dao động trong
khoảng 4,7-7,0 mg/l (so với tiêu chuẩn là nhỏ hơn 25 mg/l). Coliform có giá trị tối
đa phát hiện được là 6.153 MPN/100ml (so với tiêu chuẩn là 10.000 MPN/100
ml). Dầu khoáng không phát hiện được trong nước.
1.4.1.1.4. Diễn biến chất lượng nước hồ Trị An:
Diễn biến chất lượng nước hồ Trị An giai đoạn 2005 - 2009 được trình bày
trong bảng
25

×