Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhầm lẫn chết người về món cá bống doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.3 KB, 5 trang )

Nhầm lẫn chết người về món cá bống
Thông tin về ngộ độc do ăn cá bống làm không ít người lo lắng. Cá bống
xưa nay vốn là món ăn phổ biến với nhiều người, tại sao giờ lại có thể gây
độc như thế?



Cá bống vân mây khác cá bống hoa
Trả lời báo chí ngày 24.4, bác sĩ Nguyễn Đình Lập, giám đốc trung tâm y tế
huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huếcho biết 16 bệnh nhân trong vụ ngộ độc tập
thể ở thị trấn Lăng Cô đã qua cơn nguy kịch. Nguyên nhân ngộ độc được
xác định do các bệnh nhân đã ăn cá bống vân mây. Đây cũng là thủ phạm đã
gây ra vụ tử vong trước đó ở xã Phú An.
Để an toàn cho sức khoẻ,
khi ăn cần loại trừ những
con cá có hình dáng nghi
ngờ giống cá bống vân
mây.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Văn Thế, nguyên cán bộ viện nghiên cứu hải
sản thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, có một nhầm lẫn chết
người khi một số báo, không biết do người phát ngôn nói nhầm hay tự hiểu
sai đã có những chú giải đi kèm: cá bống vân mây còn gọi là cá bống hoa,
“cá bống vân mây và cá bống hoa, về phương diện khoa học là hai loài khác
nhau. Có thể do bề ngoài đều có các đốm trên da nên đã dẫn đến hiểu nhầm
hai loài là một”, ông Thế nói.
Chi tiết hơn, ông Thế cho biết, cá bống hoa có tên khoa học là
Acanthogobius flavimanus (Temminck & Schlegel, 1845), tên tiếng Anh là
Spotted goby, được xếp vào loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam,
thường chế biến tươi, làm khô, chả cá. Trong khi đó, cá bống vân mây lại có
tên khoa học là Yongeichthys criniger (Valenciennes, 1837), tên tiếng Anh
là Horny goby, là loài thuỷ sản có độc tố, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng


người ăn.
Độc tố trong cá bống vân mây chủ yếu là tetrodotoxin, vốn cũng có trong
một số loài thuỷ sản độc hại khác như cá nóc, con so Độc tố này tập trung
hầu hết ở da cá bống vân mây, “Tốt nhất khi ăn, người dân cần loại trừ
những con cá có hình dáng nghi ngờ giống cá bống vân mây. Ngoài đường
thức ăn, cũng phải cảnh giác nguy cơ ngộ độc qua phản ứng tự vệ do vô tình
hoặc cố ý đụng chạm, sờ mó phải cá, bị cá làm tổn thương. Các chất độc
trong tuyến nước bọt của cá có thể chuyển vào cơ thể người thông qua vết
thương ”, ông Thế lưu ý.
Ngộ độc tetrodotoxin rất nguy hiểm
Theo TS.BS Bùi Quốc Anh, giảng viên bộ môn hồi sức, cấp cứu và chống
độc, đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, chất độc tetrodotoxin có
độc tính chủ yếu với hệ thần kinh, tim mạch. Đây là một trong các chất có
độc tính mạnh nhất được con người biết đến, độc gấp 275 lần so với xyanua
và gấp 50 lần so với mã tiền.
Độc tố tetrodotoxin không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Do đó, cho dù cá
bống vân mây được nấu chín kỹ thì độc tố vẫn không mất đi. Thịt cá để lâu
cũng vẫn chứa chất độc chứ không tan biến, ngay cả khi đã phơi hay sấy
khô.

Cá bống hoa: đầu cá lớn,
thân dài, phần trước hình
trụ tròn, phần sau hơi d
ẹp,
phủ vảy đến sau mắt.
Trên da có nhiều hoa văn
lốm đốm nhỏ.

Cá b
ống vân mây: thân cá

ngắn và tròn, trên da có
hoa văn rất đậm như
những vân mây, mỗi bên
có vài vệt đen lớn hình
đám mây.
Biểu hiện ngộ độc tetrodotoxin xảy ra rất nhanh, có thể sau khi ăn 5 – 15
phút, thường là tê môi, lưỡi, chân tay, đau bụng, nôn, yếu mệt, liệt các cơ,
loạn nhịp tim, tụt huyết áp, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết đàm nhớt, co
giật… Hậu quả tử vong có thể xảy ra trong vòng 30 – 60 phút, do suy hô hấp
kết hợp loạn nhịp tim, tụt huyết áp. Hiện thế giới chưa có thuốc giải độc đặc
hiệu cho ngộ độc tetrodotoxin.
“Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm nói chung và ngộ độc tetrodotoxin nói riêng,
việc xử trí ban đầu ảnh hưởng rất nhiều tới những biến chứng sau này, thậm
chí còn cứu được nạn nhân trước lưỡi hái tử thần. Vì vậy, nếu thấy có dấu
hiệu ngộ độc, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa.
Khẩn trương gây nôn để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách
uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng. Lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh
nhân tỉnh và không gây nôn nếu là trẻ em, vì dễ sặc. Sau khi gây nôn nên
uống một tuýp than hoạt, uống oresol bù điện giải. Nếu co giật và ngừng thở,
ngừng tim phải cấp cứu khẩn bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim.
Nếu hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất
nôn sặc vào phổi. Sau khi sơ cứu, khẩn trương đưa đến bệnh viện để xử lý
tiếp. Cần mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để
giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn”, bác sĩ Quốc Anh khuyến cáo.

×