Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Quá trình chuyển biến của tầng lớp quý tộc gentry anh từ đặc trưng phong kiến sang đặc trưng tư sản (thế kỉ xiii xvii)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 235 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN TRÀ MY

QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN CỦA TẦNG LỚP QUÝ TỘC GENTRY
ANH TỪ ĐẶC TRƯNG PHONG KIẾN SANG ĐẶC TRƯNG TƯ SẢN
(THẾ KỈ XIII-XVII)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2022


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN TRÀ MY

QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN CỦA TẦNG LỚP QUÝ TỘC GENTRY ANH
TỪ ĐẶC TRƯNG PHONG KIẾN SANG ĐẶC TRƯNG TƯ SẢN
(THẾ KỈ XIII-XVII)

Ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 9229011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Nguyễn Ngọc Dung
2. TS. Hà Bích Liên
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS. TS. Trần Thị Thanh Vân
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Tận
PHẢN BIỆN:
1. PGS. TS. Hoàng Văn Việt
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Tận
3. TS. Đào Minh Hồng

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận án tiến sĩ Lịch sử thế giới:
QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN CỦA TẦNG LỚP QUÝ TỘC GENTRY
ANH TỪ ĐẶC TRƯNG PHONG KIẾN SANG ĐẶC TRƯNG TƯ SẢN
(THẾ KỈ XIII-XVII)
là do tôi viết.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Trà My



ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô hướng dẫn khoa
học đã tận tình chỉ dạy và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành luận án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Q nhà trường, gia đình, thầy cơ, bạn bè,
đồng nghiệp, các em sinh viên đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận án.
Trân trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Trà My


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................ 3
2.1 Mục đích ............................................................................................... 3
2.2 Nhiệm vụ ............................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 6
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...................................... 6
4.1 Phương pháp luận ................................................................................. 6
4.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 7
5. Nguồn tài liệu .......................................................................................... 9

5.1 Tài liệu gốc............................................................................................ 9
5.2 Tài liệu thứ cấp.................................................................................... 21
6. Những đóng góp của luận án ................................................................ 22
6.1 Về khoa học ........................................................................................ 22
6.2 Về thực tiễn ......................................................................................... 22
7. Bố cục của luận án ................................................................................ 23
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 27
1.1 Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước ............................................... 27
1.1.1 Các cơng trình liên quan trực tiếp đến tầng lớp Gentry .................. 27
1.1.2. Các cơng trình có liên quan đến đề tài ............................................ 43
1.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước................................................ 63
1.3 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu mới....... 66


iv

CHƯƠNG 2. SỰ HÌNH THÀNH TẦNG LỚP QUÝ TỘC GENTRY
ANH VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG PHONG KIẾN CỦA GENTRY ........ 70
2.1 Bối cảnh lịch sử châu Âu và nước Anh từ thế kỷ XI–XIV ................. 70
2.1.1 Bối cảnh lịch sử châu Âu từ thế kỷ XI–XIV ................................... 70
2.1.2 Bối cảnh lịch sử nước Anh từ thế kỷ XI–XIV ................................. 75
2.2 Sự ra đời của giai cấp quý tộc phong kiến Anh trong thế kỷ XI–XII . 81
2.2.1 Sự hình thành xã hội phong kiến Anh thời Norman ........................ 81
2.2.2 Đặc trưng ban đầu của quý tộc phong kiến Anh ............................. 83
2.3 Sự hình thành tầng lớp quý tộc Gentry Anh trong thế kỷ XIII–XIV.. 87
2.3.1 Những tiền đề dẫn đến sự hình thành tầng lớp quý tộc Gentry Anh
trong thế kỷ XIII–XIV .............................................................................. 87
2.3.2 Sự định hình tầng lớp quý tộc Gentry Anh ...................................... 97
2.4 Đặc trưng phong kiến của tầng lớp quý tộc Gentry Anh và vai trò của
Gentry đối với lịch sử nước Anh giai đoạn trước thế kỷ XV ................. 103

2.4.1 Sự trực thuộc giai cấp quý tộc phong kiến Anh ............................ 103
2.4.2 Sự gắn kết chặt chẽ với phương thức sản xuất phong kiến. .......... 108
2.4.3 Niềm tin với Thiên chúa giáo. ....................................................... 113
2.4.4 Vai trò của tầng lớp quý tộc Gentry với lịch sử Anh giai đoạn trước
thế kỷ XV ................................................................................................ 114
Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 116
CHƯƠNG 3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA TẦNG LỚP QUÝ TỘC
GENTRY ANH TỪ TK XV–XVI .............................................................. 117
3.1 Bối cảnh lịch sử châu Âu và nước Anh thế kỷ XV–XVI ................. 117
3.1.1 Sự khẳng định sức mạnh của các vương triều quân chủ ở châu Âu
................................................................................................................. 117
3.1.2 Thời đại khám phá và chinh phục .................................................. 121
3.1.3 Phong trào cải cách tôn giáo .......................................................... 124


v

3.1.4 Những bất ổn chính trị ở Anh trong thời kì cầm quyền của nhà
Lancaster ................................................................................................. 125
3.1.5 Sự cai trị của nhà Tudor ................................................................. 129
3.2 Sự gia tăng từng bước quyền lực chính trị của tầng lớp quý tộc Gentry
Anh trong thế kỷ XV ............................................................................... 132
3.3 Sự phát triển vượt bậc về địa vị kinh tế – chính trị của tầng lớp quý tộc
Gentry Anh trong thế kỷ XVI ................................................................. 137
3.3.1 Sự gia tăng nguồn đất đai sở hữu qua đạo luật giải tán các tu viện
................................................................................................................. 137
3.3.2 Những hoạt động tích lũy nguồn tư bản to lớn .............................. 144
3.4 Đặc trưng của tầng lớp quý tộc Gentry Anh và vai trò của Gentry với
lịch sử Anh trong thế kỷ XV–XVI .......................................................... 155
3.4.1 Sự gia tăng ý thức tự chủ trước quyền lực quân chủ phong kiến .. 155

3.4.2 Sự xuất hiện những mầm mống tư bản chủ nghĩa trong các hoạt động
kinh tế ...................................................................................................... 158
3.4.3 Sự xuất hiện niềm tin Kháng cách giáo ......................................... 161
3.4.4 Vai trò của tầng lớp quý tộc Gentry với lịch sử Anh trong các thế kỷ
XV–XVI .................................................................................................. 163
Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 164
CHƯƠNG 4. SỰ XÁC LẬP QUYỀN LỰC CỦA TẦNG LỚP QUÝ
TỘC GENTRY ANH TRONG THẾ KỶ XVII ........................................ 166
4.1 Bối cảnh lịch sử châu Âu và nước Anh thế kỷ XVII ........................ 166
4.2 Chiến thắng của liên minh Gentry và tư sản trong cách mạng tư sản Anh
................................................................................................................. 169
4.3 Đặc trưng tư sản của tầng lớp quý tộc Gentry Anh và vai trò của Gentry
với lịch sử Anh trong thế kỷ XVII .......................................................... 186


vi

4.3.1 Vươn lên nắm quyền lực và liên minh với tư sản lật đổ chế độ quân
chủ chuyên chế, lập chế độ quân chủ lập hiến ........................................ 186
4.3.2 Sự đa dạng trong các hình thức sản xuất và kinh doanh theo phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ............................................................... 188
4.3.3 Sự chiếm ưu thế của niềm tin Kháng cách giáo ............................ 191
4.3.4 Vai trò của tầng lớp quý tộc Gentry với lịch sử Anh trong thế kỷ XVII
................................................................................................................. 193
Tiểu kết chương 4 ................................................................................... 194
KẾT LUẬN ............................................................................................ 196
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 201
PHỤ LỤC ............................................................................................... 209
ĐẠI HIẾN CHƯƠNG MAGNA CARTA .............................................. 209
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN DẠI DIỆN CÁC GIA ĐÌNH

GENTRY TẠI CÁC HẠT Ở ANH NĂM 1673 ..................................... 222
CÁC VĂN BẢN ĐỀ CẬP ĐẾN THUẬT NGỮ GENTRY SỚM NHẤT Ở
ANH ........................................................................................................ 224
HÌNH ẢNH MINH HỌA ........................................................................ 226


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Đối với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, việc tìm hiểu về các quốc gia
bên ngồi ln là một nhu cầu cấp thiết. Nhiều vấn đề trong các nghiên cứu ở
Việt Nam cần được đặt trong bối cảnh thế giới nói chung và các khu vực nói
riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, việc tìm hiểu về
lịch sử, văn hóa các quốc gia bên ngồi sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ
của Việt Nam với các nước. Chính vì vậy, nghiên cứu lịch sử thế giới ln song
hành và có mối quan hệ chặt chẽ với nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Việc nghiên
cứu lịch sử thế giới đã được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam chú trọng và tiến
hành từ sớm. Tuy nhiên, với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể nhận
thấy: việc nghiên cứu toàn diện và đồng bộ về tất cả là điều khó có thể thực
hiện. Do đó, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào những quốc gia có ảnh hưởng
trực tiếp đến lịch sử Việt Nam như Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản…
Nhiều cơng trình nghiên cứu về các quốc gia trên đã được công bố.
Bên cạnh các quốc gia trên, trong quá trình học tập và nghiên cứu, tác
giả quan tâm đến nước Anh vì nhiều vấn đề lịch sử xảy ra ở nước Anh có tầm
ảnh hưởng quan trọng khơng chỉ với nước Anh mà với cả thế giới, trong đó có
Việt Nam. Tuy vậy, do nhiều ngun nhân, những cơng trình nghiên cứu riêng

về nước Anh chưa được thực hiện nhiều ở Việt Nam, nhiều nội dung nghiên
cứu quan trọng bị bỏ sót hoặc chỉ kịp lướt qua trong kho tàng nghiên cứu đồ sộ
của các học giả Việt Nam. Trong đó, tác giả chú trọng giai đoạn từ thế kỷ XIII
đến thế kỷ XVII ở nước Anh và tập trung vào một vấn đề: sự chuyển biến của
một bộ phận thuộc giai cấp quý tộc Anh từ đặc trưng phong kiến sang tư sản.
Bộ phận này chính là tầng lớp quý tộc Gentry. Ban đầu, tầng lớp này mang
những đặc trưng của giai cấp quý tộc phong kiến (Aristocracy) dần trở thành
một tầng lớp gần gũi và có nét tương đồng với giai cấp tư sản (Bourgeois), gạt
bỏ một số yếu tố phong kiến vốn có.


2

Sự xuất hiện của Gentry và quá trình chuyển biến của tầng lớp này là
một vấn đề khoa học cần được quan tâm nghiên cứu. Gentry từ khi ra đời và
chuyển biến đã có vai trị to lớn với lịch sử nước Anh: tham gia các hoạt động
kinh tế tư bản chủ nghĩa; gắn kết với giai cấp tư sản tiến hành cách mạng tư sản
ở Anh; góp phần thúc đẩy chủ nghĩa tư bản thắng lợi ở Anh, đưa nước Anh trở
thành đất nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới, trở
thành “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”. Sự tham gia và gắn kết với giai
cấp tư sản của một tầng lớp thuộc giai cấp phong kiến đã đặt ra những câu hỏi
khoa học thôi thúc người viết phải nghiên cứu: thế nào là Gentry? Gentry có
phải là quý tộc như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định? Nếu Gentry là quý tộc
thì nguyên do nào đã khiến họ liên minh với giai cấp tư sản để tấn cơng thành
trì phong kiến khi họ chính là một tầng lớp thuộc chế độ phong kiến? Có hay
khơng một q trình chuyển biến trong nội tại Gentry để hình thành nên một
tầng lớp mang đặc trưng của giai cấp tư sản nhưng không phải là tư sản? Quá
trình chuyển biến ấy diễn ra như thế nào? Tác động của nó ra sao với lịch sử
nước Anh?
Ngồi ra, sự hình thành thể chế qn chủ lập hiến sau cách mạng tư sản

Anh – một hình thức chính quyền mới khác biệt qn chủ chun chế, cộng
hịa cũng là một trong những vấn đề khoa học liên quan đến đề tài. Ra đời đầu
tiên ở Anh và lan rộng ra một số nước từ châu Âu đến châu Á và tồn tại đến
ngày nay, thể chế này đã chi phối lịch sử phát triển của nhiều quốc gia nó tồn
tại. Vậy nguyên nhân nào đã đưa đến sự chọn lựa thể chế quân chủ lập hiến của
chính phủ Anh sau cách mạng tư sản? Liệu rằng, Gentry và quá trình chuyển
biến của tầng lớp này đã đặt nền tảng cho sự khai sinh ra thể chế quân chủ lập
hiến ở Anh? Nghiên cứu đề tài sẽ góp phần trả lời những vấn đề khoa học được
đặt ra này.
Bên cạnh đó, các học giả nước ngồi đã nghiên cứu tầng lớp Gentry với
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân,
những nghiên cứu chun sâu và các cơng trình chun biệt về tầng lớp này


3

chưa được tiến hành. Phần lớn cơng trình của các nhà khoa học lịch sử tại Việt
Nam chỉ dừng lại ở việc đề cập đến tầng lớp này, tiếp cận theo quan điểm của
sử học Marxist nhưng sự biện giải và phân tích chưa nhiều. Do vậy, với mong
muốn có thể phần nào lấp một khoảng trống chưa được giới sử học Việt Nam
quan tâm nghiên cứu và cùng với sự say mê của bản thân, tác giả chọn tìm hiểu
về tầng lớp quý tộc Gentry Anh với quá trình chuyển từ đặc trưng phong kiến
sang tư sản. Qua đó, góp một cái nhìn khoa học về một tầng lớp đặc biệt trong
lịch sử Anh nói riêng và trong lịch sử phát triển các hình thái kinh tế xã hội của
nhân loại nói chung. Đây cũng là một lý do vừa khoa học, vừa thực tiễn thôi
thúc tác giả lựa chọn thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tác giả cũng mong muốn tạo một tài liệu tham khảo đáng tin
cậy cho thầy cô giáo ở các trường phổ thông khi giảng dạy nội dung cách mạng
tư sản Anh trong chương trình Lịch sử các cấp cũng như cho những ai quan
tâm đến lĩnh vực đề tài nghiên cứu.

2.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục đích
Với những lý do chọn đề tài đặt ra như trên, mục đích chính của luận
án là vạch ra được quá trình chuyển biến của tầng lớp quý tộc Gentry Anh từ
một tầng lớp mang đặc trưng của giai cấp phong kiến sang đặc một tầng lớp
mang trong mình những đặc trưng của giai cấp tư sản nhưng khơng biến chuyển
hồn tồn thành giai cấp tư sản.
2.2 Nhiệm vụ
Để giải quyết những mục đích trên, một số nhiệm vụ cơ bản đề tài cần
thực hiện gồm:
+ Xác định được nguồn gốc, sự hình thành của tầng lớp quý tộc Gentry.
+ Xác định được những nguyên do nào đã đưa đến sự chuyển biến của
quý tộc Gentry Anh từ một tầng lớp mang đặc trưng phong kiến sang đặc trưng
tư sản (từ thế kỷ XIII–XVII).


4

+ Trình bày được quá trình chuyển biến của tầng lớp quý tộc Gentry
Anh từ thế kỷ XIII–XVII.
+ Xác định được những tác động của quá trình chuyển biến cũng như
vai trò của Gentry Anh đối với lịch sử nước Anh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình chuyển biến của tầng lớp
quý tộc Gentry Anh từ đặc trưng phong kiến sang đặc trưng tư sản.
Trong đó, tác giả tiếp cận thuật ngữ “giai cấp” theo học thuyết hình thái

kinh tế – xã hội của những nhà sáng lập chủ nghĩa Marx. Theo đó, K. Marx
(1995) viết: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát
triển lịch sử nhất định của sản xuất” (tr.40), F. Engels (1995): “Quy luật phân
công lao động là cái làm cơ sở cho sự phân chia thành giai cấp” (tr.390). Sau
đó, V.I. Lenin (2005) đã đúc kết:
Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác
nhau về địa vị của họ, trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định
trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những
quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư
liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như
vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít
hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà
tập đồn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đồn khác, do chỗ
các tập đồn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội
nhất định (tr.17–18).
Qua đó, tác giả xác định những đặc trưng của giai cấp quý tộc phong
kiến bao gồm:
+ Về kinh tế: chiếm hữu tư liệu sản xuất là ruộng đất, tư liệu lao động;
có quyền lực, làm chủ trong tổ chức lao động xã hội phong kiến; hưởng thụ của


5

cải xã hội làm ra theo phương thức sản xuất phong kiến, phát canh thu tô, dù
không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội. Lực lượng sản xuất trong
xã hội phong kiến là giai cấp nông dân (Trong xã hội nước Anh trung đại, là
các tầng lớp nơng nơ, tá điền, nơng dân nghèo).
+ Về chính trị – xã hội: là giai cấp thống trị trong xã hội, nắm quyền
lực chính trị bằng chế độ quân chủ chuyên chế. Giai cấp bị trị là nông dân và
các tầng lớp khác như thợ thủ công, thị dân...

+ Về tư tưởng – tôn giáo: hệ tư tưởng phong kiến thống trị với giáo lý
Công giáo và hệ thống tôn ti trật tự phong kiến (Trường hợp nước Anh).
Trong khi đó, những đặc trưng của giai cấp tư sản bao gồm:
+ Về kinh tế: sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là các trang trại, đồn
điền, nhà máy, xí nghiệp, tư liệu lao động; có quyền lực, làm chủ trong tổ chức
lao động xã hội tư bản; của cải làm ra theo phương thức sản xuất tư bản, sử
dụng lao động làm thuê, bóc lột giá trị thặng dư từ lực lượng sản xuất chính là
cơng nhân.
+ Về chính trị – xã hội: là giai cấp thống trị trong xã hội, nắm quyền
lực bằng chế độ quân chủ lập hiến hoặc cộng hòa. Giai cấp bị trị là công nhân,
nông dân và các tầng lớp khác.
+ Về tư tưởng – tôn giáo: loại bỏ niềm tin tuyệt đối vào Công giáo, mở
đường cho sự xâm nhập của các luồng tư tưởng phi Công giáo đặc biệt là Tân
giáo (Trường hợp nước Anh).
Như vậy, tác giả sẽ: nghiên cứu về quá trình chuyển biến của tầng lớp
quý tộc Gentry từ một tầng lớp ban đầu mang những đặc trưng của giai cấp
phong kiến, sau đó, chuyển sang mang những đặc trưng tư sản chủ yếu; đối
chiếu qua những thành phần đặc trưng trên để thấy được tầng lớp Gentry, đã có
q trình chuyển mình, trở thành một tầng lớp mang trong mình những đặc
trưng của giai cấp tư sản nhưng khơng hồn tồn trở thành tư sản, họ vẫn giữ
trong mình tinh thần quý tộc phong kiến cũng như dòng dõi của họ – sự liên


6

minh của họ và tư sản trong cách mạng tư sản Anh đã đưa nước Anh bước vào
thời kỳ Quân chủ lập hiến chứ không phải là thời kỳ Cộng hịa.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
– Về khơng gian
Tập trung ở Vương quốc Anh – The Kingdom of England (từ 1707 trở

về trước, bao gồm các lãnh thổ England và Wales được thống nhất vào cuối thế
kỷ XIII)
– Về thời gian:
Khoảng thời gian nghiên cứu là từ thế kỷ XIII đến XVII.
Mốc thời gian mở đầu là thế kỷ XIII: trong thế kỷ này, tầng lớp Gentry
đã bắt đầu định hình, là một nhánh trong giai cấp quý tộc Anh.
Mốc thời gian kết thúc là thế kỷ XVII: với sự kiện “Cách mạng Vinh
quang” (Glorious Revolution) 1688 và sự ra đời của Tuyên Ngôn Nhân Quyền
(Bill of Rights) 1689. Đây là những sự kiện đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của
liên minh tư sản – Gentry Anh. Bước chuyển mình mang đặc trưng tư sản của
tầng lớp quý tộc Gentry Anh đã căn bản hoàn tất.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của luận án là dựa trên những nguyên lý về
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tiếp cận, giải
thích các vấn đề luận án đặt ra. Trong đó, học thuyết về hình thái kinh tế – xã
hội là lý luận trọng tâm. Học thuyết chỉ rõ sản xuất vật chất là cơ sở của đời
sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội và
vai trò quyết định của người lao động đối với sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng, từ ý chí chủ quan của con người
để giải thích các hiện tượng đời sống mà phải từ phương thức sản xuất. Trong
đó con người giữ vị trí trung tâm, là chủ thể của lịch sử, người lao động là nhân
tố đóng vai trị quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Từ đó, học


7

thuyết không chỉ làm rõ những yếu tố cấu thành nên các hình thái kinh tế – xã
hội như phong kiến, tư bản chủ nghĩa mà còn xem xét sự vận hành của xã hội,
các giai cấp trong quá trình biến đổi và phát triển khơng ngừng. Hình thái kinh

tế – xã hội tư bản đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến và thay thế hình
thái kinh tế – xã hội phong kiến. Qua đó, việc nghiên cứu các giai cấp và tầng
lớp gắn với hai hình thái kinh tế – xã hội này phải được xem xét nghiên cứu với
góc nhìn của chủ nghĩa Marx và những nội dung của lý luận về hình thái kinh
tế – xã hội. Cụ thể, khi nghiên cứu về tầng lớp Gentry và quá trình chuyển biến
của tầng lớp này, luận án sẽ tập trung vào việc xem xét các đặc trưng về giai
cấp quý tộc phong kiến Anh, giai cấp tư sản Anh với nhân tố quan trọng nhất
là kinh tế, hoạt động sản xuất, trình độ phát triển của sản xuất vật chất để thấy
được những biến đổi quan trọng của Gentry Anh trong các thế kỷ XIII–XVII.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác như chính trị, tơn giáo, văn hóa… cũng có tác
động đến sự biến đổi của tầng lớp này nhưng không phải là nhân tố quan trọng
nhất, quyết định nhất.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
Phương pháp lịch sử: trình bày quá trình chuyển biến của quý tộc
Gentry Anh: từ một tầng lớp mang đặc trưng phong kiến sang đặc trưng tư sản
(từ thế kỷ XI–XVII) theo một trình tự khơng gian và thời gian nhất định để thấy
được sự tác động của hồn cảnh lịch sử đến q trình chuyển biến này cũng
như phục dựng được bức tranh lịch sử quá trình chuyển biến của Gentry. Các
kỹ thuật của phương pháp lịch sử cụ thể bao gồm:
+ Tập hợp và xử lý nguồn sử liệu: tập hợp các nguồn sử liệu tin cậy để
thực hiện đề tài. Tác giả đã hệ thống và phân loại các nguồn sử liệu gốc và thứ
cấp liên quan đến đề tài để có được nguồn tài liệu cần thiết để nghiên cứu về
Gentry và sự chuyển biến của tầng lớp này.


8

+ Phân tích – phê khảo sử liệu: với nguồn sử liệu đồ sộ từ nước ngoài

của nhiều trường phái sử học. Tác giả cần làm rõ tính xác thực của nguồn sử
liệu này và độ tin cậy của thông tin, được truyền tải qua lăng kính chủ quan của
các tác giả sử liệu để luận án có kết quả nghiên cứu khách quan, khoa học.
+ So sánh: so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu để rút ra những nội dung
khách quan, đáng tin cậy cũng như so sánh các giai đoạn phát triển của Gentry
Anh để thấy được quá trình chuyển biến.
Phương pháp logic: tổng hợp, hệ thống và phân tích các sự kiện lịch sử
theo những nội dung nhất định để có thể rút ra được kết luận quan trọng liên
quan đến đề tài. Tầng lớp Gentry từ khi ra đời, phát triển đã tham gia vào vô số
các sự kiện lịch sử trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, tơn
giáo… Nếu đơn thuần trình bày những biến chuyển của tầng lớp này theo dịng
lịch sử thì sẽ khơng phản ánh được những đặc trưng của tầng lớp này. Do đó,
phương pháp logic được sử dụng trong nghiên cứu luận án thông qua việc phân
tích những đặc điểm nổi bật trong hoạt động của tầng lớp Gentry ở một số lĩnh
vực nhất định, đặc biệt là kinh tế để thấy rõ những đặc trưng của tầng lớp này
qua từng thời kì lịch sử nhất định. Từ đó, vạch ra được sự chuyển biến về đặc
trưng của tầng lớp này và chỉ ra được nguyên nhân và tác động của những
chuyển biến này.
Hai phương pháp trên được tác giả sử dụng song hành trong nghiên cứu
luận án. Bên cạnh đó, luận án cịn được nghiên cứu với phương pháp sử học
định lượng: vận dụng toán học vào nghiên cứu lịch sử. Luận án sử dụng các số
liệu, tìm tỉ lệ, phần trăm của một số số liệu để làm rõ hơn sự phát triển kinh tế
của tầng lớp Gentry.
Ngoài ra, luận án kết hợp sử dụng một số thành tựu và nội dung nghiên
cứu của các ngành khoa học khác như: chính trị học, kinh tế học, xã hội học,
văn hóa học…


9


5. Nguồn tài liệu
5.1 Tài liệu gốc
Đề tài nghiên cứu về lịch sử Anh giai đoạn từ thế kỷ XIII đến thế kỷ
XVII và một số giai đoạn trước đó để làm rõ hơn một số nhiệm vụ của đề tài,
nguồn sử liệu gốc có liên quan đến đề tài gồm:
Cơng trình Domesday Book (Sổ điền thổ): được hồn thành vào tháng
12 năm 1085, do William the Conqueror ra lệnh thực hiện khi ông trở thành
vua của nước Anh vào năm 1066, với mong muốn sẽ nắm được hết của cải và
các nguồn lực ở nước Anh. Với mục đích kiểm kê tài sản trong cả nước của nhà
vua, các quan chức triều đình và địa phương trên khắp nước Anh đã điều tra,
thống kê và biên soạn suốt 20 năm. Đây là cơng trình có giá trị khoa học to lớn
khi nghiên cứu về nước Anh vào thế kỷ XI. Bản nháp đầu tiên được công bố
vào tháng 8 năm 1086 với thông tin về 13,418 khu định cư ở hầu hết các địa
phương trên nước Anh với ranh giới bắt đầu từ phía nam sơng Ribble và Tees
(biên giới tự nhiên giữa England và Scotland vào thế kỷ XI). Nội dung chính
của cơng trình bao gồm các hồ sơ thông tin về chủ đất, khu vực sinh sống, người
thuê đất, số đất sở hữu, bao nhiêu người có đất, bao nhiêu người đang sinh sống
(dân làng, tiểu nông, người tự do, nô lệ…), số lượng đất rừng, đồng cỏ, động
vật vả cả các công cụ canh tác. Công trình cũng thống kê những nội dung khác
như nhà thờ, lâu đài, số máy nghiền lúa mì... Khơng chỉ ghi lại giá trị đất và
tài sản của cư dân Anh thời kỳ Norman mà Domesday Book còn điểm qua một
số nét của thời kì trước 1066. Ngồi ra, cơng trình cịn ghi lại các tranh chấp
đất đai, các khoản phí đã nộp cho nhà vua, các văn kiện, các ghi chép về hoạt
động thương mại. Do bản thân William đã sống trên đất Pháp từ nhỏ, quen với
văn hóa Pháp nên ơng đã đẩy mạnh giao lưu văn hóa, tập tục Pháp nói chung,
tiếng Latin nói riêng ở đảo Anh bằng cách đưa các quý tộc người Normandy
sang làm quan chức. Chính vì vậy, Domesday Book được biên soạn bằng tiếng
Latin. Bản gốc bằng tiếng Latin hiện đang được lưu trữ tại Viện Lưu trữ Quốc
gia Anh ở Kew, London. Năm 2003, nhà sử học Anh Geoffrey Marin đã công



10

bố cơng trình: “Domesday Book: A complete Translation”, nhà xuất bản
Penguin Classics. Tác phẩm gồm 1456 trang với các thông tin đầy đủ đã được
dịch sang tiếng Anh từ bản gốc. Ngoài ra bản tiếng Latin gốc cũng đã được sao
chụp, số hóa dữ liệu và dịch sang tiếng Anh được đăng trên website:
Đây là trang web do Giáo sư sử học J.J.N Palmer,
đại học Hull và các cộng sự tạo ra. Giáo sư Palmer và các nhà nghiên cứu đã
làm việc dựa trên bản gốc, sao chụp và biên dịch sang tiếng Anh. Bản gốc được
sao chụp và cơng bố trên trang web. Để người đọc có thể dễ dàng ra cứu, nhóm
tác giả đã phân loại, sắp xếp các thông tin trong Domesday Book theo những
chủ đề khác nhau. Điển hình như hệ thống các khu vực đã được thống kê hoặc
tên các quý tộc, chủ sở hữu đất đai được xếp theo thứ tự A–Z. Kết hợp với cơng
nghệ thơng tin, các tác giả cịn thiết lập một phần mềm hiển thị định vị khu vực
để người đọc có thể biết được vị trí tương ứng của địa điểm. Ví dụ: làng
Aylesford thuộc khu vực Larkfile hạt Kent (nằm bên dịng sơng Medway, Đơng
Nam Anh ngày nay) gồm 53 người sinh sống (40 dân làng, 5 tiểu chủ, 8 nô lệ),
đất cày bừa 15 phần, lãnh chúa có 3 cơng cụ cày ruộng, người dân có 15 bộ
cày. (15 ploughlands (land for). 3 lord's plough teams. 15 men's plough teams),
đất đồng cỏ 43 acres… (Palmer, 2008). Từ Domesday Book, có thể phác họa
nên tình hình nước Anh vào thế kỷ XI đặc biệt là dưới thời kì cai trị của William
I xứ Normandy. Qua đó ta có thể thấy được, số lượng ruộng đất của vương quốc
Anh đã thuộc về một khối lượng lớn các chủ đất là quý tộc ở hầu khắp các khu
vực. Tuy nhiên, dưới chính sách phân bổ ruộng đất ngay từ khi nắm quyền của
William để hạn chế quyền lực của giới quý tộc, số lượng đất của các đại quý
tộc tuy lớn nhưng nằm rải rác và phân tán. Điều này cũng cho thấy sự khác biệt
ban đầu của giới quý tộc Anh so với giới quý tộc Pháp: họ khơng có quyền lực
to lớn như các q tộc Pháp và bị kiểm sốt chặt chẽ bởi những chính sách của
nhà vua. Bên cạnh đó, qua Domesday Book ta thấy được một điểm nổi bật trong

điều kiện tự nhiên ở Anh đó là phần lớn các địa phương đều có diện tích đồng
cỏ khá lớn (Làng Abinger hạt Surrey 3 acres, làng Danethorphạt hạt Notinthan


11

80 acres, làng Dennington hạt Suffolk 20 acres… (Palmer, 2008)), đặc trưng
này sẽ tác động đến kinh tế nông nghiệp của Anh các thế kỷ về sau.
Magna Carta (Đại Hiến chương) được viết bằng tiếng Latin năm 1215,
là tập hợp những yêu cầu của liên minh quý tộc, thương nhân và một số giáo
sĩ, buộc vua Anh lúc bấy giờ là John (1199–1216) phải chấp nhận. Nước Anh
dưới thời vua John đã chịu nhiều tổn thất nặng nề: trở thành chư hầu của Tòa
Thánh La Mã (1213) hay việc Normandy bị rơi vào tay vua Pháp… Với những
thất bại liên tiếp, vua John buộc phải kí Magna Carta nhượng bộ quyền lực cho
giới quý tộc, thương nhân và giáo sĩ. Đại hiến chương gồm 63 điều, là một bước
tiến công vào chế độ phong kiến già cỗi lúc bấy giờ1.
Đại Hiến chương đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước
Anh Trung đại, trở thành một văn kiện nền tảng cho những đấu tranh chống lại
nhà vua phong kiến về sau này.
Điều 39 nêu rõ: “Không một người tự do nào sẽ bị bắt giam, bị giam hay
bị tước đoạt tài sản, bị đặt ra ngồi vịng pháp luật, bị lưu đày hay bị gây
thiệt hại bằng bất kỳ cách gì. Chúng tơi sẽ khơng đưa ra bản án chống lại
người đó, chúng tơi khơng ra lệnh cho bất kỳ ai đến bắt người đó, trừ
những trường hợp đã qua sự xét xử hay theo luật pháp của đất nước”2
1

Tác giả tiếp cận tài liệu gốc này thông qua hai bản dịch tiếng Anh. Một bản dịch công bố
năm 2007 bởi Thư viện quốc gia Anh (British Library) và một bản dịch của nhà nghiên cứu
các thể chế hiến pháp trên thế giới người Mỹ - Jon Roland. Bản dịch được công bố bởi The
Cybercasting Services Division of the National Public Telecomputing Network. Tác giả đã

đối chiếu hai bản dịch và khơng có nhiều sự khác biệt, những khác biệt đa phần ở các cụm
giới từ hoặc từ khác âm nhưng đồng nghĩa. Đơn cử điều 1: bản dịch của thư viện quốc gia
Anh bắt đầu bằng: “Đầu tiên, chúng tôi nhận được ân sủng của Thượng đế và bằng hiến
chương này đã xác nhận chúng tôi và những người thừa kế của chúng tôi vĩnh viễn, xác nhận
rằng giáo hội Anh sẽ được giải phóng” (FIRST, THAT WE HAVE GRANTED TO GOD,
and by this present charter have confirmed for us and our heirs in perpetuity, that the English
Church shall be free) (Library, 2007, tr.1). Trong khi đó bản dịch của nhà nghiên cứu Jon
Roland là: “Ngay từ đầu, chúng tôi đã nhận ân sủng từ Thượng đế, và với nó, hiến chương
hiện tại của chúng tơi đã xác nhận cho chúng tôi và những người thừa kế vĩnh viễn rằng Giáo
Hội Anh sẽ được giải phóng…” (In the first place we have granted to God, and by this our
present charter confirmed for us and our heirs forever that the English Church shall be free)
(Roland, tr.2).
2
Nguyên văn: No free man shall be seized or imprisoned, or stripped of his rights or
possessions, or outlawed or exiled, or deprived of his standing in any other way, nor will we


12

(Library, 2007, tr.4). Điều 41: “Tất cả thương nhân được tự do và an toàn
ra, vào cư trú, bằng đường bộ lẫn đường thủy, cho mục đích thương mại
sẽ khơng phải đóng phí giống như với những tập tục và luật lệ trước đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp các thương nhân là người của quốc gia đang
tham chiến với nước Anh sẽ phải nộp thuế...”3 (Library, 2007, tr.4, 5).
Với Magna Carta, ta có thể rút ra được rất nhiều nhận định khoa học về
tình hình nước Anh đầu thế kỷ XIII, sự thay đổi của giới quý tộc so với thời kì
William I thế kỷ XI, những đặc trưng của quý tộc Anh cũng như sự liên minh
giữa quý tộc và thương nhân trong thời kì này.
The Tree of Commonwealth (Cây Thịnh vượng chung) – tài liệu gốc về
tình hình nước Anh cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI được viết bởi Edmonde

Dudlay4 trong hai năm 1509–1510. Chuyên luận của Edmonde Dudlay tuy chỉ
gồm 24 trang nhưng nó điểm qua nhiều vấn đề như tình hình tơn giáo của nước
Anh nửa sau thế kỷ XV đầu XVI, quan hệ của nhà vua với giới quý tộc, những
kẻ thù của nhà vua, các tầng lớp khác nhau như: thường dân, giáo sĩ, quan chức,
thẩm phán, luật sư... Tuy là văn bản của một cá nhân, có hình thức tương tự

proceed with force against him, or send others to do so, except by the lawful judgement of
his equals or by the law of the land.
3
Nguyên văn: All merchants may enter or leave England unharmed and without fear, and
may stay or travel within it, by land or water, for purposes of trade, free from all illegal
exactions, in accordance with ancient and lawful customs. This, however, does not apply in
time of war to merchants from a country that is at war with us. Any such merchants found
in our country at the outbreak of war shall be detained without injury to their persons or
property, until we or our chief justice have discovered how our own merchants are being
treated in the country at war with us. If our own merchants are safe, they shall be safe too.
4
Edmonde Dudlay từng là bộ trưởng (minister) dưới thời Henry VII. Ông bị Henry VIII
giam giữ 16 tháng ở Tower và sau đó bị tịch thu tài sản và xử tử. Những người con của ơng
sau này đều có những ảnh hưởng đến những triều đại sau như Henry VIII, Elizabeth I. Trong
thời gian bị cầm tù, ông đã viết chuyên luận “The Tree of Commonwealth” (Cây Thịnh
vượng chung). Văn bản đã được sao chép và lưu trữ tại nhiều cơ quan như bảo tàng Anh,
thư viện đại học Oxford, Cambridge and Trinity College Dublin, the Advocates' Library
Edinburgh, Chetham's Library Manchester và những thư viện tự do ở Manchester, Liverpool,
Salford, Bolton và Warrington.... Tác giả tiếp cận bản dịch được lưu trữ tại thư viện đại học
Toronto, Canada. Bản dịch được xuất bản năm 1859 ở Manchester bởi Brotherhood of The
Rosy Cross. Bản dịch cũng có sự đối chiếu giữa các văn bản ở bảo tàng khác nhau (Dudlay,
1859, tr.18).



13

như nhật kí nhưng với tư cách là người đương thời, những thơng tin ơng để lại
cũng có những giá trị nhất định.
An Address to the Hopeful Young Gentry of England: in Some Strictures
on the Most Dangerous Vices Incident to Their Age and Quality (Một bài diễn
văn cho những Gentry trẻ tuổi đầy hy vọng của nước Anh: trong Những phê
phán về những tệ nạn nguy hiểm nhất đối với tuổi tác và phẩm chất của họ) là
tư liệu gốc được viết bởi John Graile và được xuất bản tại London năm 1669.
Đây là tư liệu viết cho những Gentry trẻ tuổi ở Anh và được bán tại hiệu sách
của Walbanke gần Grays–Inn–Gate ở Holborn. Sách gồm 173 trang, hiện đang
được lưu trữ tại bảo tàng Anh5. Qua tư liệu gốc này, có thể nhận thấy địa vị của
Gentry trong xã hội Anh: một tầng lớp có kinh tế; sinh trưởng trong những gia
đình giàu có; có tiếng nói nhất định trong xã hội. Những người trẻ trong các gia
đình Gentry có được sự giáo dục nhằm phát triển, kế thừa những di sản của
dòng tộc. Tuy nhiên bên cạnh đó, sự giàu có và địa vị cao cũng đã làm xao
nhãng và suy đồi một bộ phận Gentry. Chính vì vậy, John Graile đã viết ra tác
phẩm này như một lời cảnh tỉnh và định hướng cho các Gentry trẻ tuổi.
An Alphabetical Account of The Nobility and Gentry, which are (or
lately were) related unto the feveral Counties of England and Wales: as to their
Names, Titles and Seats (Một danh sách các Đại quý tộc và Gentry theo bảng
chữ cái Alphabet tại một số hạt ở England và xứ Wales: liên quan đến tên, tước
hiệu và vị trí của họ) được xuất bản tại London năm 1673. Hiện bản in lại văn
bản (năm 1892) đang được lưu trữ tại thư viện đại học California. Đây là một
bảng tên các quý tộc và Gentry tại mỗi hạt. Trong đó, đại quý tộc có đi Duke.
Earl. Viscount… và các Gentry được gắn đuôi Baronet., Kt., Esq. và Gent. Đây
Nội dung sách đề cập chủ yếu đến những Gentry trẻ tuổi, nhắc nhở họ về tầm quan trọng
của việc lao động, kinh doanh, học hỏi. Phần đầu tiên của cơng trình có tiêu đề là Idleness –
Sự biếng nhác. Trong đó, tác giả chỉ ra những hậu quả của việc lười biếng, không lao động
cũng như những thành tựu sẽ đạt được nếu phát huy sức trẻ. Tác giả đề cao vai trò của hiểu

biết, học vấn, danh dự của Gentry. Các chương tiếp theo tác giả lần lượt trình bày theo nhiều
chủ đề: Intemperance - sự khơng điều độ; Lust – lịng tham; Gaming – tiêu khiển; Swearing
– hứa hẹn; Atheism – Vô thần. Đây là những vấn đề mà theo tác giả sẽ gây những tác động
xấu đến tầng lớp Gentry trẻ tuổi (Graile, 1669).
5


14

là bốn phân cấp của nội bộ Gentry tương ứng với Baronet (Tòng nam tước),
Knight (Hiệp sĩ), Esquire (Cận vệ hiệp sĩ) và Gentleman (Q ơng). Ví dụ: Ở
Hạt Bedford có đủ 4 thành phần Gentry William Alstone of Pavenham Esq.,
Sir St. john Charnock of Salord Baronet., Archer of Tuddington Gent., Sir
kVilliam Beecher of Renod Kt… (An Alphabetical Account of The Nobility
and Gentry, Which are (or lately were) related unto the feveral Counties of
England and Wales: as to their Names, Titles and Seats, 1673, tr.3–4). Qua tư
liệu gốc này, ta thấy được hầu hết tại các hạt đều có Gentry với số lượng với
các thành phần Gentry khác nhau nhưng nổi bật là số lượng Gentry khá đông
so với đại quý tộc. Bên cạnh đó, văn bản cũng cho thấy sự tham gia của Gentry
trong chính quyền của mỗi địa phương trên nước Anh và có thể giúp tác giả có
thể tra cứu cũng như đối sánh với các tài liệu gốc khác.
Jus Imaginis Apud Anglos, or the Law of England Relating to the
Nobility and Gentry: Faithfully Collected, and Methodically Digested for
Common Benefit (Luật của nước Anh liên quan đến đại quý tộc và Gentry:
Được thu thập trung thực và phân loại có phương pháp vì lợi ích chung) được
John Brydall – một Esquire ở Lincolns xuất bản tại London năm 1675. Cơng
trình tập trung phân tích những thành phần trong quý tộc khanh tướng và Gentry
về tên gọi, nguồn gốc, vai trò, hoạt động trong nghị viện gắn với những luật,
sắc lệnh, trát triệu tập. Qua đó, tác giả nhận định quý tộc Anh được hình thành
bởi phẩm chất hoặc sự tôn quý và được phân chia thành 02 bộ phận: đại quý

tộc (Nobilitas Major) với các lãnh chúa đứng đầu và tiểu quý tộc (Nobilitas
Minor) là những quý tộc lớn và nhỏ hơn. Nobilitas Major là hình thức cổ xưa
của Quý tộc khanh tướng hay những Lords trong nghị viện và Nobilitas Minor
thuộc về hiệp sĩ, người được phong tịng nam tước, cận vệ và q ơng mà tác
giả gọi chung là Gentry (Brydall, 1675).
Nguồn tài liệu gốc tiếp theo có liên quan đến đề tài chính là các văn
bản, báo cáo của hai viện trong Nghị viện Anh (The House of Lords – Thượng
nghị viện hay là Viện đại quý tộc và tu sĩ cấp cao và The House of Commons


15

– Hạ nghị viện hay Viện Dân biểu) từ thế kỷ XVI đến đến thế kỷ XVII. Cơng
trình Journal of The House of Lords (Những biên bản, công bố của Thượng
nghị viện) được xuất bản từ năm 1767 đến 1830 tại London bởi His Majesty's
Stationery Office. Được chia làm 16 tập, cơng trình là bộ sưu tập hầu như tất
cả các văn bản quan trọng liên quan đến Viện quý tộc Anh. Hai tập đầu: tập 1
từ 1509 đến 1577, tập 2 từ 1578 – 1614 được viết bằng tiếng Latin (chỉ có các
đề mục được biên soạn phiên dịch thành tiếng Anh). Trong tập 3 từ 1620 –
1628, bắt đầu từ năm 1624, tất cả các văn bản đã được viết bằng tiếng Anh. Các
văn bản trong các tập còn lại: tập 4 từ 1629 – 1642, tập 5 từ 1642 – 1643, tập 6
năm 1643, tập 7 năm 1644, tập 8 từ 1645 – 1646, tập 9 năm 1647 tập 10 từ
1648–1649, tập 11 từ 1660 – 1666, tập 12 từ 1666–1675, tập 13 từ 1675–1685,
tập 14 từ 1685–1691, tập 15 từ 1691–1696 và tập 16 từ 1696 đến 1701 đều
được viết bằng tiếng Anh.
Cũng giống như Journal of The House of Lords, Journal of The House
of Commons (Những biên bản họp, công bố của Hạ viện hay Viện Dân biểu)
được thực hiện và công bố năm 1802 tại London cũng bởi Văn phịng Hồng
gia Anh. Khác với các văn bản của Thượng viện, ngay từ đầu các văn bản của
Hạ viện đã được viết bằng tiếng Anh. Sở dĩ như vậy vì ảnh hưởng của nước

Pháp và tiếng Latin chỉ mạnh ở bộ phận đại quý tộc, các thành phần khác bên
dưới vẫn sử dụng tiếng Anh. Cơng trình gồm 12 tập: tập 1 từ 1547 đến 1629,
tập 2 từ 1640–1643, tập 3 từ 1643–1644, tập 4 từ 1644–1646, tập 5 từ 1646–
1648, tập 6 từ 1648–1651, tập 7 từ 1651–1660, tập 8 từ 1660–1667, tập 9 từ
1667–1687, tập 10 từ 1688–1693, tập 11 từ 1693– 1697 và tập 12 từ 1697 –
1699. Giống như Journal of The House of Lords, Journal of The House of
Commons là tập hợp quy mô và hệ thống các văn bản liên quan đến Hạ viện
gồm các dự thảo, dự luật, thông báo, kiến nghị, về các hoạt động của của Viện
và các thành viên... Từ năm 1547 đến 1629, tiếng nói của cơ quan này dần dần
có những ảnh hưởng nhất định. Đặc biệt từ 1640, Hạ viện đóng vai trò quan
trọng, chỉ riêng tập 2 từ 1640 đến 1643 có hơn 1.000 giấy là tuyển tập các tài


16

liệu ghi chép về hoạt động của Hạ viện trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn
cách mạng tư sản Anh bắt đầu nổ ra. Hầu như tất cả các ngày đều có văn bản
được ban hành hoặc ghi lại những cuộc họp của Hạ viện. Các tập sau cũng có
khối lượng văn bản lưu lại lên đến hàng ngàn trang. Đơn cử như khi vua Charles
I bị bắt, ngày 9 tháng 1 năm 1649, Hạ viện đã có bản tuyên bố tại Westminster
Hall về việc xét xử nhà vua (The House of Commons, 1802, tr.114, 115) Ngày
30-1-1649, nghị viện ban hành Đạo luật cấm bất kì ai tuyên bố trở thành nhà
vua của nước Anh (The House of Commons, 1802, tr.125–126).
Tồn bộ hai cơng trình được đăng trên trang web: tish–
history.ac.uk/6. Đây là thư viện điện tử phi lợi nhuận của The Institute of
Historical Research với sự tham gia của rất nhiều cơ quan và trường đại học ở
Anh: Anglo Educational Service, University of Leicester, University of
Cologne, King’s College London... Với nguồn cứ liệu quan trọng về cơ quan
Nghị viện Anh, cơng trình là một tài liệu tham khảo quý cho những ai nghiên
cứu về cơ quan này nói chung và những vấn đề liên quan đến nghị viện nói

riêng. Hoạt động và tầm ảnh hưởng của nghị viện trong tiến trình lịch sử Anh
cũng phản ánh một phần tương quan lực lượng, sự chi phối, vai trò và tầm ảnh
của các tầng lớp tham gia trong nghị viện.
Năm 1808, một bộ sưu tập các tư liệu gốc với tên gọi The Harleian
Miscellany: A Collection of Scarce, Curious, and Entertaining (Hợp tuyển
Harley: một bộ sưu tập quý hiếm, khơi gợi và tiêu khiển) được công bố. Được
biên tập bởi hai nhà nghiên cứu William Oldys và Thomas Park, công trình dựa
trên những tư liệu được lưu trữ tại thư viện của Robert Harley (1661–1724), bá
tước số 1 của Oxford và Mortimer. Hiện nay, cơng trình được lưu trữ tại thư
viện Harvard và thư viện Michigan. Cơng trình gồm 11 tập chủ yếu tập trung
vào giai đoạn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ đầu thế kỷ XVIII gồm: các bài diễn văn,
tuyên bố, chuyên luận, các bản ghi nhớ, thỉnh cầu, thư từ của cá nhân hay những

6

/>history.ac.uk/search/series/commons-jrnl



tish-


17

cơ quan đương thời, hoàng gia... làm sáng tỏ và giải thích nhiều sự kiện lịch sử
tại Anh. Từ tập 1 đến tập 11 là sự trình bày các tài liệu gốc có được theo những
chủ đề khác nhau. Và trong mỗi chủ đề, các tài liệu gốc được sắp xếp khơng
theo một trình tự thời gian nhất định. Do khơng có sự phân chia thời gian giữa
các tập nên phần nào người đọc cũng gặp khó khăn trong việc xác định các giai
đoạn cần khảo cứu. Tuy vậy, phần đầu từng tập là một bản liệt kê tất cả các văn

bản gốc, nội dung, mốc thời gian và cả số lượng trang của từng tài liệu đều
được thống kê, để các nhà nghiên cứu có thể tự soạn tuyển tập mục lục để tra
cứu tài liệu dễ dàng hơn. Cơng trình thực sự là một nguồn tư liệu q với sự
đầu tư, sưu tầm, biên soạn và chỉnh lý kỹ thuật về các văn bản đương thời; có
thể khai thác được rất nhiều khía cạnh đời sống, kinh tế, chính trị, tơn giáo ở
Anh giai đoạn thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII đặc biệt là triều đại Tudor và Stuart.
Ngay cả những bức thư tình vua Henry VIII gửi Anne Boleyn cũng như của bà
gửi vua thông qua hồng y Cardinal Wolsey (William Oldys và Thomas Park,
1808, tr.183) hay diễn văn của của Bảo hộ công (The Lord Protector) – Oliver
Cromwell (cũng xuất thân từ một gia đình Gentry) đọc trước hai viện tại buổi
gặp mặt đầu tiên 27–1–1658 gồm 4 trang cũng như Thư gửi Nghị viện Anh của
ơng về việc sẵn sàng thừa nhận chính phủ hiện hành, bức thư được đọc tại Nghị
viện vào ngày 25 tháng 04 năm 1659 đều được sưu tầm và trình bày (William
Oldys và Thomas Park, 1808, tr.25–28). Ngồi ra, cơng trình cịn có rất nhiều
văn bản quan trọng khác của các quý tộc và Gentry, giúp tác giả có thể khai
thác được nhiều nội dung về các tầng lớp này.
Năm 1908, cơng trình A Formula Book of English Official Historical
Documents (Một quyển sách khuôn mẫu khi nghiên cứu về tư liệu lịch sử chính
thống ở Anh) do Hubert Hall – chuyên viên lưu trữ người Anh biên soạn đã
được xuất bản. Tác giả tiếp cận nguồn tài liệu này qua bản lưu trữ tại thư viện
Cambridge và bảo tàng Anh. Cơng trình gồm 2 tập: tập 1 sưu tầm các chính
sách ngoại giao, tập hai là tư liệu gốc về các quan chức và quan tòa tư pháp,
những bài viết của những người đương thời từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVII. Các


×