Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng sen tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.33 KB, 12 trang )

INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG SEN TỈNH ĐỒNG THÁP
RESEARCH VALUE CHAIN OF LOTUS PRODUCTS IN DONG THAP PROVINCE
Võ Thị Bé Thơ*, Nguyễn Tri Khiêm**
*Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, **Trường Đại học Nam Cần Thơ

TĨM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu là phân tích chuỗi giá trị ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp. Dữ liệu của nghiên cứu từ báo
cáo có liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sen ở tỉnh Đồng Tháp và phỏng vấn trực tiếp 10 chuyên gia,
nhà hỗ trợ chuỗi, 44 nông dân, 05 cơ sở sơ chế, 05 tiểu thương tại chợ đầu mối Bình Điền và 05 doanh nghiệp
chế biến thành phẩm. Phương pháp nghiên cứu dựa vào khung lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris
(2001), phương pháp Filière - Phân tích ngành hàng (CCA), mơ hình SCP (Struture – Conduct Performance).
Kết quả cho thấy, diện tích trồng sen ở Đồng Tháp có xu hướng giảm do tình trạng giá sen ngun liệu khơng ổn
định (66%) và tình trạng dịch bệnh trên cây sen nhiều. Người trồng còn rất hạn chế trong việc tiếp cận kiến thức
kinh doanh và thị trường. Giá sen nguyên liệu biến động mạnh giữa các mùa vụ gây khó khăn cho các doanh
nghiệp chế biến (59%). Các doanh nghiệp chưa đạt được kết quả thị trường về giá cả trước những tác động của
cấu trúc và hoạt động thị trường. Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sen là tập trung cải tạo giống, áp dụng khoa
học, kỹ thuật trong chăm sóc, điều trị bệnh trên sen; nghiên cứu chế tạo máy móc trong khâu thu hoạch và sơ
chế. Khâu sản xuất cần phát triển liên kết sản xuất qui mô lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ. Khâu chế
biến cần tăng cường nghiên cứu sản phẩm có giá trị kinh tế cao như tinh dầu sen, giấy từ bột sen, tơ lụa từ tơ
sen. Khâu tiêu thụ cần mở rộng thị phần trong nước và hướng đến xuất khẩu. Xây dựng một cơ sở dữ liệu ứng
dụng công nghệ blockchain1 kết nối tất cả các thông tin về diện tích, sản lượng và truy xuất được chuỗi liên kết
tạo ra giá trị sản phẩm. Dữ liệu là cơ sở giúp các nhà quản lý nông nghiệp quy hoạch tổng thể tạo sự phát triển
bền vững cho ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp.
Từ khóa: Chuỗi giá trị, giá trị gia tăng, sen Đồng Tháp.
ABSTRACT
The study aims to analyze the value chain of lotus products in Dong Thap province. Data used in this study
collected from the report is related to lotus production, processing and consumption in Dong Thap province and
by direct interviews of 10 experts, chain supporters, 44 farmers, 05 preliminary processing facilities, 05 small


businesses in Binh Dien market and 05 processing companies. The research used the theoretical value chain of
Kaplinsky & Morris (2001), Filière method - Commodity Chain Analysis (CCA), the SCP (Struture - Conduct
Performance) model. The results showed that Lotus growing area in Dong Thap tends to decrease due to the
unstable price of material lotus (66%) and the lotus plant disease. Growers had a limited access to business and
market knowledge. The price of lotus material fluctuated strongly between seasons, causing difficulties for
processing enterprises (59%). Businesses have not achieved market results in terms of prices in response to the
effects of market structure and activity. Solutions to upgrade the lotus value chain are to focus on improving the
seed, applying science and technology in caring and treating diseases on lotuses; researching and manufacturing
machines in harvesting and preliminary processing. In the production stage, should be planted according to
GAP, organic standards and large-scale production. In the processing stage, it is necessary to research products
of high economic value such as lotus oil, lotus paper, and fabrics from lotus fiber. In the consumption stage,
should be expaned the domestic market and export. Building a database applying blockchain technology which
will connect all information including areas, production, and origin of product chain. This is also the basis for
agricultural managers to make a master plan for sustainable development of lotus products in Dong Thap province.
Keywords: Value chain, added value, lotus in Dong Thap.

Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với
nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được
liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc
thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ khơng có cách nào thay đổi được nó.
1

1326


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

1. Giới thiệu
Sen là loại cây trồng phù hợp với vùng đất kém màu mỡ, vùng đất xám nghèo dưỡng chất, đất phèn

nhiều độc tố và thích ứng tốt với điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần cải tạo chất lượng đất và nước. Sen
là biểu tượng đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp. Năm 2017, diện tích trồng sen của Đồng Tháp là 892 ha
(chiếm 16% diện tích trồng sen khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) và sản lượng bình qn đạt 705 tấn
hạt/năm (Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Đồng Tháp, 2017). Trung bình 1 ha sen lấy gương cho
sản lượng 7 tấn 1 năm, với giá gương sen vào mức 15.000đ/kg thì mỗi hecta sen sẽ mang lại khoảng thu
nhập gần 105 triệu đồng/năm. Đây là một khoản thu rất lớn, hiệu quả kinh tế gần gấp đôi so với trồng lúa
(Nguyễn Văn Tiễn, Phạm Lê Thơng, 2013). Hiện nay, sen Tháp Mười ngồi việc bán gương sen, hạt sen
lụa, sen còn được chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng như hạt sen sấy khô, trà tim sen, sữa
sen, rượu sen… Mặc dù sen phát triển tốt ở Đồng Tháp nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề trong sản xuất và
tiêu thụ như thiếu thông tin thị trường, giá bán chưa ổn định. Nơng dân cịn sản xuất nhỏ lẻ chưa đáp ứng
nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng, chưa có sản phẩm sen đạt tiêu chuẩn GAP, giá thấp vào vụ
thuận, năng suất và sản lượng có xu hướng giảm do thối hóa giống, sâu bệnh nhiều, chưa có cơ giới hóa
trong khâu thu hoạch và sơ chế sen.
Mặt khác, có rất nhiều nghiên cứu trước đây về chuỗi giá trị, nâng cấp chuỗi giá trị nông sản, các
nghiên cứu tập trung tiếp cận theo khung lý thuyết chuỗi giá trị phổ biến như Kaplinsky và Morris (2001),
lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” của GTZ (2007), khung nghiên cứu “Thị trường cho người
nghèo – cơng cụ phân tích chuỗi giá trị” của M4P (2007), tiếp cận theo hướng đổi mới, nhưng chủ yếu là
đổi mới cơng nghệ, cải thiện các quy trình hiện có, thủ tục, sản phẩm và dịch vụ để tăng hiệu quả chuỗi
giá trị. Điểm hạn chế của phần lớn nghiên cứu là khơng tiếp cận, phân tích sự liên kết của tất cả các tác
nhân trong chuỗi thông qua ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, liên kết giữa tất cả các
tác nhân, tác nhân hỗ trợ chuỗi nhằm phát triển chuỗi giá trị một cách bền vững.
Vì vậy, việc phân tích chuỗi giá trị sen Đồng Tháp là rất cần thiết nhằm đánh giá thực trạng sản xuất, chế
biến và tiêu thụ sen, hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng sen và đề xuất các giải
pháp nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp tiếp cận
Cách tiếp cận của nghiên cứu là vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để xây dựng giải pháp, ứng dụng
cách tiếp cận khung lý thuyết về chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), lý thuyết về phương pháp
Filière - Phân tích ngành hàng (CCA) và mơ hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để làm cơ sở
nghiên cứu, phân tích, đánh giá chuỗi giá trị, phát hiện các điểm nghẽn của chuỗi giá trị ngành hàng sen.

Đây là cơ sở khoa học quan trọng, làm tiền đề xây dựng giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm sen góp
phần nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp.
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Lược khảo tài liệu thứ cấp có liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sen ở tỉnh Đồng Tháp.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
Phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia chuỗi (nông dân, cơ sở sơ chế, chợ đầu mối, doanh
nghiệp chế biến thành phẩm) bằng bảng hỏi cấu trúc. Phỏng vấn người am hiểu (KIP) bao gồm nhà quản
lý các cấp có liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sen bằng bảng hỏi bán cấu trúc.
2.3. Vùng nghiên cứu và quan sát mẫu
Huyện Tháp Mười được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì đây là huyện trồng sen lớn nhất tỉnh và
được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu Sen Tháp Mười, chiếm 37% diện tích và 38,7% sản lượng

1327


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

gương sen toàn Tỉnh. Tổng số quan sát mẫu là 69, bao gồm tác nhân tham gia chuỗi (nông dân trồng sen
vụ hè thu năm 2018, cơ sở sơ chế, chợ đầu mối, doanh nghiệp chế biến thành phẩm), nhà hỗ trợ chuỗi
(nhà quản lý các cấp liên quan đến sen, nhà khoa học và tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế - IUCN) (Bảng 1).
Bảng 1: Cơ cấu quan sát mẫu chuỗi giá trị ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp
STT

Đối tượng

Số quan sát

Phương pháp


1

Nông dân

44

Phương pháp ngẫu nhiên có điều kiện

2

Cơ sở sơ chế

05

Phương pháp theo liên kết chuỗi

3

Chợ đầu mối

05

Phương pháp theo liên kết chuỗi

4

Doanh nghiệp chế biến thành phẩm

05


Phương pháp theo liên kết chuỗi

5

Nhà hỗ trợ chuỗi

10

Phỏng vấn KIP

Tổng cộng

69

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2018
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sen tỉnh Đồng Tháp
3.1.1. Tình hình sản xuất sen
Sen là cây trồng truyền thống của tỉnh Đồng Tháp nói chung và của huyện Tháp Mười nói riêng.
Giống sen được trồng ở Đồng Tháp chủ yếu là sen Đài Loan. Diện tích trồng sen của tỉnh năm 2018 là 674
ha (giảm 46,4% so với năm 2014) và năng suất trung bình 7,82 tạ hạt sen lụa/ha (tăng 0,02 tạ/ha so với năm
2014) (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, 2018). Trong đó, diện tích trồng sen tại
huyện Tháp Mười năm 2018 là 185,5 ha (chiếm 26% diện tích trồng sen tồn tỉnh). Diện tích và sản
lượng sen của tỉnh và của huyện Tháp Mười biến động nhiều qua các năm. Theo kết quả phỏng vấn chính
quyền địa phương các cấp và các tác nhân tham gia chuỗi thì ngun nhân giảm diện tích và sản lượng
sen là do tình hình giá cả khơng ổn định, thiếu nguồn giống chất lượng cao, chưa có biện pháp kiểm sốt
dịch bệnh, nhất là bệnh thối ngó, chạy dây, kỹ thuật canh tác của người dân cịn hạn chế, chưa có cơ giới
hóa trong khâu thu hoạch sen. Đến nay chưa có một quy trình quản lý dịch bệnh trên sen hiệu quả đã gây
thiệt hại lớn về năng suất và chất lượng sen.
Trong giai đoạn 2014-2018, diện tích trồng sen của tỉnh Đồng Tháp khơng ổn định, bình qn diện

tích giảm 9,28%/năm và sản lượng giảm trung bình 9,1%/năm (Hình 1). Theo số liệu khảo sát năm 2018,
giá bán sen của nông dân biến động mạnh giữa các thời điểm trong năm. Giá sen thấp thường rơi vào cao
điểm tháng 5, 6 (khoảng 10.000-15.000 đồng/kg), giá trung bình thường vào tháng 9, 10 (khoảng 20.000-25.000
đồng/kg) và vào dịp Tết Nguyên đán giá sen có xu hướng tăng cao (khoảng 70.000-80.000đồng/kg).

Hình 1: Xu hướng phát triển diện tích, năng suất và sản lượng sen tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2014-2018
Nguồn: BCTK sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014-2018

1328


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

Nơng hộ trồng sen
Diện tích trồng: Theo kết quả điều tra 2018, diện tích trồng sen trung bình/hộ là 22.800m2 (thấp
nhất 7.000m2, cao nhất 50.000m2). Trong đó, có 7% số hộ giảm diện tích trồng sen so với 03 năm trước
do giá cả sen không ổn định và bệnh thối ngó, chạy dây trên sen chưa có biện pháp điều trị hiệu quả.
Mùa vụ, giống và kỹ thuật canh tác: Sen được trồng chuyên canh kết hợp nuôi cá và du lịch sinh
thái, hoặc trồng ln canh theo mơ hình lúa – sen. Giống sen được trồng để lấy gương chủ yếu là sen Đài
Loan. Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của nông dân là xe máy
(57%) hoặc đại lý giao đến tận nơi cho nông dân (43%). Trong kỹ thuật canh tác, 100% nông dân trồng
sen theo tập quán truyền thống và được tập huấn kỹ thuật. Khâu trồng và thu hoạch được thực hiện hoàn
toàn bằng lao động chân tay; khâu làm đất có 100% thực hiện bằng cơ giới hóa (thuê máy xới). Huyện
Tháp Mười có nhiều cơ sở thu mua và sơ chế gương sen thành sen lụa2 với sản lượng khoản 25 tấn/ngày,
do vậy đã hình thành các dịch vụ nghề sen như: hái gương sen, thu mua sen, vận chuyển, tách vỏ lụa và
thông tim sen, sấy sen, làm sữa sen, làm trà tim sen, trà lá sen. Điều này đã tạo được việc làm cho nhiều
lao động địa phương, nhất là lao động nhàn rỗi trong vùng chun sen.
Thuận lợi và khó khăn của nơng hộ sản xuất sen

Thuận lợi: Thuận lợi về đất đai, điều kiện tự nhiên phù hợp (84%); nơng dân có nhiều kinh nghiệm
trồng sen (100%); được tập huấn kỹ thuật canh tác (100%); giao thông thuận lợi cho việc mua bán (85%);
dễ thuê mướn lao động (37%); dễ tiêu thụ do có nhiều cơ sở sơ chế và thu mua tại địa phương (95%).
Khó khăn: Thời tiết thay đổi thất thường (92%); chưa có biện pháp điều trị hiệu quả bệnh thối ngó,
chạy dây trên sen (100%); thiếu nguồn giống chất lượng tốt (95%); nông dân thiếu vốn sản xuất (57%);
chưa có máy móc trong khâu thu hoạch sen, chỉ thu hoạch bằng tay (100%); khó thuê mướn lao động do
người dân đi làm ở tỉnh khác (63%); giá cả đầu ra khơng ổn định (66%).
3.1.2. Tình hình tiêu thụ sen
a. Nông dân
Sen tươi thu hoạch sẽ được bán trong ngày và hầu hết nông dân bán sen cho cơ sở sơ chế (100%).
Giá bán chủ yếu được người mua quyết định (91%), trường hợp nông dân và người bán thỏa thuận giá
chiếm 9%. Giá bán và thị trường đầu ra không ổn định là rủi ro lớn nhất trong tiêu thụ sen và người sản
xuất hầu như chưa quản lý được rủi ro này mà phụ thuộc rất lớn vào người mua.
b. Cơ sở sơ chế và doanh nghiệp chế biến thành phẩm
Cơ sở sơ chế chủ yếu mua sen gương tươi từ nông dân. Sản lượng gương sen tươi cơ sở sơ chế thu
mua năm 2018 trung bình 206 tấn/năm/cơ sở và sản lượng sen lụa bán trung bình là 65,5 tấn/năm/cơ sở
và sản lượng tim sen khơ trung bình bán ra là 0,17 tấn/năm/cơ sở (từ 3kg gương, thu được 1kg sen lụa và
5g tim sen). Sau khi thu mua gương sen từ nông dân, cơ sở thuê lao động bóc vỏ lụa và tách tim sen. Sen
lụa được đóng gói 1kg/gói với giá bán trung bình 100.000 đồng/kg. Tim sen sẽ được phơi trong ngày và
đóng gói với giá bán bình qn 300.000 đồng/kg. 48% cơ sở bán sen cho các tiểu thương tại chợ đầu mối
Bình Điền, sau đó, dịng sen lụa cũng như sen tim được thu mua bởi các thương nhân, tiểu thương ở các
chợ lớn nhỏ trong và ngoài địa bàn thành phố; phần còn lại các cơ sở sơ chế bán sen lụa và tim sen cho
doanh nghiệp chế biến thành phẩm.
Theo phân tích về các dịng sản phẩm trong chuỗi, có 5 nhóm tác nhân sản xuất ra 5 dịng sản phẩm
chính bán ra thị trường hiện nay là: doanh nghiệp chế biến trà tim sen, doanh nghiệp chế biến sen sấy, doanh
nghiệp chế biến sữa sen, doanh nghiệp chế biến rượu sen và doanh nghiệp chế biến trà lá sen từ phụ phẩm
lá sen.
Doanh nghiệp chế biến trà tim sen: Theo y học cổ truyền, trà tim sen có công dụng thanh tâm, trị
mất ngủ, hạ huyết áp và cầm máu. Theo kết quả phân tích, hầu hết khối lượng tim sen từ cơ sở sơ chế
2


Sen lụa là hạt sen đã được bóc vỏ lụa và tách tim sen.

1329


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

được dùng để sản xuất trà tim sen (89%). Quan hệ mua bán giữa cơ sở sơ chế và doanh nghiệp chế biến
chủ yếu là thỏa thuận miệng, khơng có hợp đồng ràng buộc. Đây là rủi ro rất lớn về việc thiếu hụt nguyên
liệu đầu vào đối với doanh nghiệp chế biến nếu mối quan hệ có vấn đề.
Doanh nghiệp chế biến sen sấy: Hiện nay, khoảng 62% khối lượng sen lụa được cơ sở sơ chế
chuyển đến doanh nghiệp dùng để chế biến sen sấy. Với 2,5kg sen lụa nguyên liệu, sau khi qua sấy chân
không sẽ thành 1kg thành phẩm sen sấy. Hiện nay, giá bán sen sấy trên thị trường là 45.000 đồng/hộp
100gr.
Doanh nghiệp chế biến sữa sen: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có khá nhiều doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến này. Khoảng 31% khối lượng sen lụa được các cơ sở sơ chế
chuyển đến doanh nghiệp để chế biến sữa sen. Sản phẩm sữa sen hiện nay bị cạnh tranh bởi nhiều loại sữa
truyền thống như sữa bắp, sữa đậu nành... Sau khi xay 3kg sen lụa, lượt bỏ xác sen và nấu với 3kg sữa
đặc sẽ thu được khoản 70 chai sữa 330ml với giá bán ra thị trường là 10.000đ/chai.
Doanh nghiệp chế biến rượu sen: Rượu sen được sản xuất từ các thành phần chính gồm sen lụa,
tim sen, củ sen, rượu trắng, tất cả ngâm ủ trong vòng 12 tháng mới đạt chất lượng thành phẩm. Đây là sản
phẩm có tỷ lệ hạt sen trên tổng khối lượng sản phẩm khá thấp, nguồn cung đầu vào chỉ chiếm khoảng 7%
tổng lượng sen lụa và 11% lượng tim sen trên thị trường. Rượu sen là một sản phẩm khá mới trên thị
trường và giá thành khoảng 150.000đ/750ml rượu, sản phẩm rượu sen hiện nay trên thị trường vẫn chưa
phổ biến.
Doanh nghiệp chế biến trà lá sen: Trà lá sen tuy được sản xuất từ các phụ phẩm từ sen nhưng đã
góp một phần đáng kể trong việc tạo ra giá trị cho chuỗi giá trị sen Đồng Tháp. Trà lá sen có nhiều cơng
dụng, trị cảm nắng, tiêu chảy, nhức đầu, phủ thũng, thổ huyết, băng huyết và hỗ trợ giảm cân. Các nguyên

liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến chủ yếu là từ lá sen và được thu gom trực tiếp từ nông dân
sau đó tự sơ chế, tinh chế và bán ra thị trường. Hiện nay, trà lá sen được sản xuất dưới dạng trà túi lọc với
giá bán 65.000 đồng/hộp, hộp 30 túi lọc, mỗi túi 3gr.
Thuận lợi, khó khăn trong khâu tiêu thụ của cơ sở sơ chế và doanh nghiệp chế biến
Thuận lợi: Các cơ sở và doanh nghiệp đều có kinh nghiệm trong kinh doanh (45%), có uy tín trong
kinh doanh (33%), nguồn nguyên liệu sen tại chỗ lớn, ngồi ra có thể thu mua sen ở các tỉnh khác như
An Giang, Long An (74%), dễ thuê mướn lao động, tận dụng lao động nhàn rỗi tại địa phương (57%);
giao dịch mua bán dễ dàng (60%).
Khó khăn: Cơ sở sơ chế và doanh nghiệp chế biến gặp nhiều khó khăn do thị trường không ổn định
về số lượng và giá cả (59%) do nguồn nguyên liệu sen không ổn định giữa các mùa vụ, thường giá gương
sen rất cao, khoản 70.000-80.000 đồng/kg vào các tháng trước, trong và sau Tết Nguyên Đán; chưa liên
kết sản xuất - tiêu thụ (69%); thiếu vốn sản xuất do chi phí đầu tư kho trữ, dây chuyền sản xuất cao
(25%); thiếu thiết bị, máy móc sơ chế tách sen lụa và tim sen từ gương sen (69%).
3.1.3. Hỗ trợ chuỗi giá trị sen
Đối với nông dân
Qua phỏng vấn các nhà hỗ trợ, 85% nông dân nhận được các hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành và
các tác nhân khác trong chuỗi như sau:
- Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, Phịng nơng nghiệp, cán bộ khuyến nơng, chính quyền
địa phương: Hỗ trợ chủ yếu là tập huấn kỹ thuật trồng sen, cách bón phân, phịng và trị bệnh cho cây
sen... Ngồi ra, nơng dân cịn được hỗ trợ đào tạo nghề theo chương trình 1956. Nơng dân cịn nhận được
sự hỗ trợ từ Viện, Trường Đại học Cần Thơ tập huấn về kỹ thuật sản xuất sen.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Hỗ trợ tập huấn nâng cao nhận thức nơng dân về sản xuất tốt góp
phần bảo vệ nhãn hiệu cho cộng đồng các hộ sản xuất, kinh doanh sen. Hỗ trợ đăng ký và được Cục Sở
hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Sen Tháp Mười”.

1330


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019


- Đại lý bán thuốc Bảo vệ thực vật: Tổ chức hội thảo để giới thiệu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;
hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bón phân cho cây sen; hỗ trợ cung cấp vật tư nông nghiệp đến cuối vụ thanh
toán và người mua phải chi thêm tiền lời khoảng 2,5-3%/tháng trên tổng số tiền mua hàng. Ngoài ra, đại
lý cũng tổ chức hội thảo, cho nơng dân tham quan mơ hình trồng sen hiệu quả.
- Tổ chức tín dụng: 64% nơng dân được vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn hoặc Ngân hàng Chính sách Xã hội với số tiền vay trung bình khoảng 27 triệu đồng/hộ, lãi suất trung
bình 0,7%/năm. Có 73% vốn vay được nơng dân sử dụng với mục đích mua vật tư đầu vào để sản xuất
(giống, phân và thuốc bảo vệ thực vật), phần còn lại sử dụng cho để làm đất, khâu thu hoạch.
- Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế - IUCN: hỗ trợ kinh phí sản xuất và tập huấn kỹ thuật cho
nông dân sản xuất sen.
Đối với cơ sở sơ chế và doanh nghiệp chế biến
- Hỗ trợ từ ngân hàng: Cơ sở sơ chế và doanh nghiệp chế biến được vay vốn kinh doanh.
- Hỗ trợ từ Sở Khoa học và Công nghệ: Hỗ trợ chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm: trà lá sen, trà
tim sen, sửa hạt sen…
- Hỗ trợ từ sở Công Thương và Trung tâm xúc tiến thương mại và Đầu tư: Hỗ trợ doanh nghiệp chế
biến quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm sản phẩm, đăng ký sản
phẩm OCOP,… nhằm giúp doanh nghiệp liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định;
đồng thời, hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp khi đầu tư trang thiết bị tinh chế.
- Hỗ trợ từ Cục thuế: Giảm 10% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp mới thành lập.
3.2. Phân tích chuỗi giá trị sen tỉnh Đồng Tháp
3.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị sen tỉnh Đồng Tháp
Chuỗi giá trị sen tỉnh Đồng Tháp bao gồm 5 khâu từ khâu cung cấp đầu vào (người cung cấp hạt
giống, vật tư nông nghiệp), khâu sản xuất (nông dân), khâu sơ chế (cơ sở sơ chế), khâu chế biến (doanh
nghiệp chế biến thành phẩm) và khâu thương mại đến tay người tiêu dùng. Năm 2018, diện tích trồng sen
của tồn tỉnh khoảng 674 ha, sản lượng đạt 539 tấn sen lụa/năm, trong đó chủ yếu tiêu thụ qua thị trường
nội địa (Hình 2).
- Nông dân mua giống sen từ nông dân trồng sen khác và mua phân, thuốc bảo vệ thực vật từ đại lý
vật tư nông nghiệp địa phương. Sau khi thu hoạch sen, nông dân bán hầu hết sản lượng gương sen tươi
cho cơ sở sơ chế (100% cơ sở sơ chế thu mua sen tại nhà nông hộ). 100% lá sen phụ phẩm nông dân

mang trực tiếp đến bán cho doanh nghiệp chế biến trà lá sen.
- Cơ sở sơ chế sau khi tách gương sen thành sen lụa và tim sen. 48% sen lụa, tim sen được bán cho
các tiểu thương tại chợ đầu mối Bình Điền; phần cịn lại cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến thành
phẩm như 89% tim sen được bán cho doanh nghiệp chế biến trà tim sen, 62% sen lụa được bán cho doanh
nghiệp chế biến hạt sen sấy, 31% sen lụa bán cho doanh nghiệp chế biến sữa sen, 11% tim sen và 7% sen
lụa được bán cho doanh nghiệp chế biến rượu sen.
3.2.2. Kênh thị trường chuỗi giá trị sen
Chuỗi giá trị sen Đồng Tháp được phân phối chủ yếu qua 2 kênh thị trường tiêu thụ nội địa. Qua
kênh mua trực tiếp gương sen từ nông dân của các cơ sở sơ chế, 48% lượng sen lụa và tim sen tiêu thụ
qua chợ đầu mối, 52% sen lụa và tim sen được chế biến và tiêu thụ dưới dạng sản phẩm giá trị gia tăng
như trà tim sen, hạt sen sấy, sữa hạt sen và rượu sen; 100% phụ phẩm lá sen được thu mua từ kênh doanh
nghiệp chế biến và tinh chế, tiêu thụ dưới dạng sản phẩm trà lá sen (Hình 2).

1331


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019
Đầu

Sản
xuất

vào

Thu gom/

Chế biến

sơ chế


48%
Sen lụa

Chợ Đầu mối
48%

Tim sen

Nhà cung
cấp:
- Giống
- Phân
- Thuốc

Nông
dân
trồng
sen
lấy

100%

gương

Cơ sở
sơ chế
(Thu
gom và
tách vỏ

lụa,
tách tim
sen)

46,28% tim sen
DN chế biến trà tim sen
32,24% sen lụa
DN chế biến hạt sen
sấy

BÁN RA
THỊ
TRƯỜNG

16,12% sen lụa
DN chế biến sữa sen
5,72% tim sen
DN chế biến rượu sen

100% Phụ phẩm lá sen

DN chế biến trà lá sen

Sở NN&PTNT, Sở KHCN,
Tổ chức IUCN
Công ty/Đại lý BVTV
Sở Cơng thương, Trung tâm XTTM&ĐT, Cục thuế

Chính sách tín dụng, Ngân hàng


Hình 2: Sơ đồ chuỗi giá trị sen tỉnh Đồng Tháp năm 2018
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2018
Hiện tại, các kênh tiêu thụ nội địa chiếm hầu hết, tuy nhiên các sản phẩm giá trị gia tăng đã được
các doanh nghiệp chế biến quan tâm, đầu tư và phát triển nhiều dòng sản phẩm giá trị gia tăng cao, do đó
nên cần được quan tâm hỗ trợ để phát triển thêm các kênh tiêu thụ xuất khẩu.
3.2.3. Phân tích giá trị gia tăng chuỗi giá trị sen
Năm 2018, chi phí sản xuất gương sen tươi của nơng dân trung bình là 5.788 đồng/kg, trong đó chi
phí đầu vào (giống, vôi, phân, thuốc bảo vệ thực vật và nhiên liệu) chiếm khoảng 52,3% và chi phí tăng
thêm chiếm 47,7%. Trong chi phí tăng thêm, chi phí lao động chiếm 30,4% và các chi phí khác như lãi
vay ngân hàng, khấu hao, vận chuyển, hao hụt,… chiếm 17,3% tổng chi phí.
Bảng 2 và 3 phân tích chi tiết giá trị gia tăng thuần (GTGTT) theo 2 kênh thị trường và phân tích
GTGTT theo dịng sản phẩm. Tất cả các chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích kinh tế chuỗi dưới đây đều
được quy đổi ra sen lụa (tỷ lệ qui đổi: trung bình 3 kg gương sen =1 kg sen lụa và 5g tim sen).

1332


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

Bảng 2: Phân tích GTGTT theo kênh thị trường
ĐVT: Đồng/kg sen lụa
Chỉ tiêu
Kênh 1: Nông dân
Giá bán

Nông dân

Cơ sở sơ chế


Cơ sở sơ chế

Chợ đầu mối

Chợ đầu mối
101.500

111.750

Chi phí đầu vào

9.082

57.066

101.500

Chi phí tăng thêm

8.283

38.517

4.950

39.701

5.917

5.300


77,97

11,62

12,92

% Giá trị gia tăng thuần
Kênh 2: Nơng dân
Giá bán

Cơ sở sơ chế

Doanh nghiệp chế biến

57.066

101.500

Chi phí đầu vào

9.082

57.066

Chi phí tăng thêm

8.283

38.517


39.701

5.917

Giá trị gia tăng thuần

Tổng

Thị trường tiêu thụ

57.066

Giá trị gia tăng thuần

Doanh nghiệp chế biến

50.918

Thị trường tiêu thụ

Chi tiết riêng theo dòng
sản phẩm do nguyên liệu
đầu vào khác nhau (Bảng 3)

Ghi chú: Những chỉ tiêu trên được tính trên 1 kg sen lụa
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018
Bảng 3: Phân tích GTGTT theo dịng sản phẩm
ĐVT: Đồng/kg sen lụa
Chỉ tiêu


Hạt sen sấy

Sữa hạt sen

Rượu sen

Trà tim sen3

Trà lá sen4

Giá bán

180.000

700.000

5.666.667

5.938

216.667

Chi phí đầu vào

100.000

390.000

1.299.067


1.500

10.000

Chi phí tăng thêm

14.104

200.000

1.666.667

1.315

10.723

Giá trị gia tăng thuần

65.896

110.000

2.700.933

3.123

195.943

Ghi chú: Những chỉ tiêu trên được tính trên 1 kg sen lụa

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018
Kết quả phân tích Bảng 2 và 3 cho thấy, theo kênh sản phẩm tươi (sen lụa và tim sen), GTGTT (lợi
nhuận/kg) của nông dân là cao hơn cơ sở sơ chế và chợ đầu mối (chiếm gần 40.000 đồng/kg sen lụa).
Ngồi ra, nơng dân cịn có nguồn thu thêm từ phụ phẩm lá sen, sau khi trừ chi phí công hái lá sen, vận
chuyển và khấu hao, nông thân thu được GTGTT là 7.000 đồng/kg lá sen tươi. Tuy nhiên, sản phẩm sau
khi được tinh chế, chế biến sâu thì doanh nghiệp chế biến thành phẩm là tác nhân đạt GTGTT cao nhất,
đặc biệt doanh nghiệp chế biến rượu sen đạt GTGTT khoản 2,7 triệu đồng/kg sen lụa, cao gấp 67,5 lần so
với nông dân, gấp 456 lần so với cơ sở sơ chế. Doanh nghiệp chế biến trà lá sen đạt GTGTT cao hơn gấp
28 lần so với nông dân tận thu phụ phẩm lá sen. Doanh nghiệp chế biến rượu có GTGTT rất cao vì phải
qua thời gian ngâm ủ rượu là 12 tháng.
3

Đối vối trà tim sen được tính theo tỷ lệ quy đổi 1kg sen lụa tương đương với 5g tim sen.

4

Đối với trà lá sen được tinh chế từ phụ phẩm lá sen, đơn vị tính đồng/kg lá sen tươi

1333


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

3.2.4. Cấu trúc thị trường sen
Phân tích cấu trúc thị trường

Qua kết quả khảo sát cho thấy ngành hàng sen đang chịu sự cạnh tranh với các đối thủ trong ngành
và chịu áp lực từ người mua (sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, khơng có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho
phép).

Cần thực hiện tốt Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính Phủ về Chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp để khuyến khích nơng
dân trồng sen theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ và liên kết với doanh nghiệp thu mua sản phẩm.
Những rủi ro do dịch bệnh trên sen, những biến động về giá cả, chất lượng của các yếu tố đầu vào
cộng với tình trạng thiếu vốn trong sản xuất, thiếu thông tin thị trường đã làm ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh, làm tăng mức độ rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
Phân tích thực hiện thị trường
Các doanh nghiệp chế biến cần phải thay đổi nhận thức kinh doanh theo hướng thân thiện với môi
trường, sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng
sản phẩm nhất là các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm nhằm tạo thêm GTGT cho sản phẩm để kỳ vọng
nhận được giá bán sản phẩm tốt hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thị trường
Qua kết quả khảo sát, các doanh nghiệp cho rằng, ngun nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu thụ
các sản phẩm chế biến từ sen phụ thuộc vào giá cả người mua là do thiếu sự liên kết ngang giữa các
doanh nghiệp chế biến trong khâu tiêu thụ. Ngoài ra, vai trò và kết quả tiếp cận thị trường của Hiệp hội
Trang trại và Doanh nghiệp còn rất hạn chế, nên chưa thực sự hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tiếp
cận được với thị trường tốt hơn. Thêm vào đó, nổ lực quảng bá sản phẩm của từng doanh nghiệp cịn thụ
động nên chưa tìm kiếm được đầu ra tốt cho sản phẩm.
Các doanh nghiệp chế biến có xu hướng tạo ra sản phẩm có chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị
trường thông qua việc thay đổi nhận thức trong kinh doanh theo định hướng thị trường.
IV. Kết luận và hàm ý chính sách
4.1. Kết luận
Diện tích trồng sen ở Đồng Tháp gần đây có xu hướng giảm mặc dù nông dân chiếm khoản 78%
GTGTT trong chuỗi sản phẩm sen tươi. Nguyên nhân là do một số hộ trồng đã rút khỏi ngành do tình
trạng giá sen ngun liệu khơng ổn định (66%) và tình trạng dịch bệnh trên cây sen nhiều. Phần lớn hộ
trồng theo kinh nghiệm truyền thống, chưa sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, chăm sóc và thu hoạch đều
bằng tay (100%). Người trồng còn rất hạn chế trong việc tiếp cận kiến thức kinh doanh và thị trường.
Lượng gương sen mà các hộ trồng hầu hết được bán cho các cơ sở sơ chế (100%) và phụ phẩm lá sen
được bán cho doanh nghiệp chế biến trà lá sen. Tuy nhiên, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người trồng
và cơ sở. Liên kết giữa những người trồng sen cũng chưa được phổ biến. Điều này dẫn đến quyền lực thị

trường của người mua thấp.
Trong quá trình chế biến, các doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ sen gặp phải một số khó khăn
như: giá cả sen nguyên liệu biến động mạnh do tình trạng sản xuất khơng ổn định của người trồng (59%).
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự cản trợ khả năng liên kết của doanh nghiệp với người trồng.
Cấu trúc thị trường sen được thể hiện rõ nét nhất là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến
lẫn nhau; chính sách khuyến khích của Nhà nước khuyến khích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và liên kết
tiêu thụ với doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh còn hạn chế và rủi ro cao. Cấu trúc thị trường đã làm
ảnh hưởng đến nhận thức kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư chi
phí cho quản lý chất lượng sản phẩm đã giúp cho các doanh nghiệp tạo được các sản phẩm chất lượng tốt

1334


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa đạt được kết quả thị trường về giá cả trước
những tác động của cấu trúc và hoạt động thị trường.
4.2. Hàm ý chính sách
Từ kết quả nghiên cứu trên, để phát triển ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp những giải pháp sau đây
được đề xuất:
Cả doanh nghiệp chế biến và người trồng đều không đạt được kết quả thị trường khả quan về giá cả
do người mua là người quyết định giá. Nguyên nhân là do chưa có sự liên kết thật chặt chẽ giữa các
doanh nghiệp chế biến với nhau trong khâu tiêu thụ sản phẩm, cũng như tiếp cận thị trường. Chính vì vậy,
giải pháp đầu tiên được đề xuất ở đây là cần tăng cường và củng cố mạnh mẽ hơn mối liên kết giữa các
doanh nghiệp chế biến thông qua các hoạt động hỗ trợ của Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp trong
việc dự báo thị trường xúc tiến thương mại. Cần có sự liên kết chặt chẽ hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Trong đó, các doanh nghiệp chế biến cần có kế hoạch phân chia thị trường, thông qua việc mỗi doanh
nghiệp sẽ xác định cho mình một hoặc vài thị trường mục tiêu, sau khi tiếp nhận được những thông tin thị
trường từ Hiệp hội. Thực hiện được kế hoạch này sẽ góp phần làm giảm tính bất ổn định giá cả trên từng

nhóm thị trường, và do vậy ổn định giá cả chung trên thị trường cho sản phẩm sen.
Ngoài việc tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến với nhau, để đảm bảo có được
sản phẩm có chất lượng ổn định, cũng như để có nguồn cung nguyên liệu sen cho các doanh nghiệp chế
biến, cần thực hiện việc liên kết ngang giữa các hộ trồng với nhau, để họ có thể chia sẻ kinh nghiệm sản
xuất và nguồn lực với nhau trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Qua khảo sát 44 hộ trồng sen, hầu hết đều trồng
theo hình thức gia đình riêng lẻ. Thực tế cho thấy, điều này làm hạn chế khả năng liên kết giữa người
trồng với doanh nghiệp chế biến để đảm bảo chất lượng theo nhu cầu thị trường. Một trong những nguyên
nhân chính là do mất cân đối liên tục trong quan hệ cung cầu hàng hóa sen nguyên liệu, do các hộ trồng
chưa có sự liên kết với nhau trong kế hoạch sản xuất.
Để có được sự cải thiện tích cực về giá cả sen nguyên liệu, cũng như giá cả sản phẩm chế biến từ
sen, ngoài hai giải pháp vừa nêu ở trên, cần có sự liên kết dọc giữa các doanh nghiệp chế biến với người
trồng. Để tăng tính bền vững cho mối liên kết này có thể áp dụng hai hình thức liên kết; liên kết theo kiểu
các người trồng gia công cho các doanh nghiệp hoặc theo hình thức người trồng hợp tác liên kết với
doanh nghiệp với tư cách là cổ đông và do vậy doanh nghiệp và người trồng sẽ cùng chia sẻ rủi ro và lợi
ích dựa trên kết quả kinh doanh và mức độ góp vốn của các bên. Đồng thời, doanh nghiệp cần đầu tư và
phát triển vùng nguyên liệu theo yêu cầu thị trường, cùng chia sẻ trong sản xuất và tiêu thụ; cung cấp
giống và quy trình kỹ thuật cũng như phí chứng nhận chất lượng để sản phẩm sen đáp ứng nhu cầu thị
trường về số lượng và chất lượng.
Để có thể tháo gỡ “nút thắt” quan trọng nhất của Ngành Nông nghiệp Việt Nam nói chung, ngành
hàng sen nói riêng là có sự liên kết chặt chẽ giữa các liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi, đảm bảo
các thông tin được thông suốt, minh bạch, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, có quy hoạch sản xuất phù
hợp. Giải pháp tối ưu là có một ứng dụng cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ blockchain để các cơ quan quản
lý kết nối tất cả các tác nhân nhằm giúp chuỗi hoạt động hiệu quả và bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1] Cẩm nang Valuelinks (2017). Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị, GTZ Eschborn.
[2] Lê Thị Nhiên (2015). Đánh giá hiện trạng canh tác sen lấy củ ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Long
An và so sánh năng suất của 6 giống sen lấy củ tại tỉnh Long An.
[3] Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Văn Nên (2014). Giá trị gia tăng hàng nông sản thông qua nâng cấp
chuỗi giá trị xuất khẩu: trường hợp nghiên cứu chuỗi giá trị dừa Bến tre, Phát triển và Hội nhập, Số 18

(28) - Tháng 09-10/2014.

1335


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

[4] Nguyễn Bảo Vệ (2010). Kỹ thuật trồng, bảo quản và chế biến sen lấy hột. tr.12.
[5] Nguyễn Minh Chơn (2018). Tài liệu giới thiệu về cây sen. Trường Đại học Cần Thơ. 2018.
[6] Nguyễn Quốc Nghi (2015). Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm khóm góp phần
cải thiện thu nhập cho nơng hơ nghèo ở tỉnh Tiền Giang, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Cần Thơ.
[7] Nguyễn Hữu Tâm (2016). Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến
Tre, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Cần Thơ.

[8] Nguyễn Khắc Mỹ (2001). Cây sen và kỹ thuật trồng. UBND Huyện Cao Lãnh, Tổ ứng
dụng KHKT Nông Nghiệp.
[9] Nguyễn Phước Tuyên (2007). Kỹ thuật trồng sen, TP Hồ Chí Minh.
[10] Nguyễn Văn Tiễn, Phạm Lê Thơng ( 2013). Phân tích hiệu quả trồng sen của nông hộ trồng
sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 30, 2014. tr.120-128.
[11] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo tổng kết tình hình phát triển
nơng nghiệp năm 2015, 2016, 2017, 2018.
[12] Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2016). Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm - Tái bản lần
thứ nhất, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
Tài liệu tiếng Anh
[13] ANSAB (2011). Value chain/market analysis of the off season vegetable sub - sector in Nepal,
The United States Agency for Internation Devepment.
[14] Barry (2006). A Value Chain Analysis for Srilanca Rambutan, The Internationaal Centre for
Underutilised Crops, Research Report No.2.
[15] Dolan, C. and Humphrey, J. (2000). Governance and Trade in Fresh Vegetables: The Impact

of UK Supermarkets on the African Horticuture Industry, Journal of Development Studies 37.2: 147-76.
[16] FAO, 2007. Challenges of agribusiness and agro-industries development, Paper prepared for
the Committee on Agriculture, 25–28 April, Item Five of the Provisional Agenda, FAO, Rome.
[17] Fromm, I. (2007). Upgrading in Agricultural Value Chains: The Case of small producers in
Honduras, GIGA WP 64/2007.
[18] Gereffi, G. (1999). International trade and industrial upgrading in the apparel commodity
chain, Journal of International Economics, 48(1), 37–70.
[19] Gereffi, G., Humphrey, J. and Sturgeon, T. (2005), The governance of global value chains.
Review of International Political Economy 12:1 February: 74-104.
[20] Gibbon, Peter (2001), Upgrading primary production. A global commodity chain approach,
World Development.
[21] Gereffi and Korzenniewicz (1994). The Organization of Buyer-driven Global Commodity
Chains: How U.S. Retailers Shape Overseas Production Networks.In G..Gereffi and M. Korzenniewicz
(Editors), Commodity Chains and Global Capitalism, Westport, CT: Praeger: 95-122.
[22] Hatatri, D.F.S. (2014). The Global Value Chain for Indonesian coffee, Scottish Journal of Art,
Social Sciences and Scientific Studies, Vol. 20, issue ii, 164-172.
[23] Humphrey, J., & Schmitz, H. (2002). Developing country firms in the world economy:
Governance and upgrading in global value chains, INEF Report No. 61.
[24] Humphrey, J. & Schmitz, H. (2001). Governance in Global value chain, IDS Bulletin 32.3, 2001.
[25] Huang, Z.Z. (2009). China Pear Value Chain: Implication for smallholder, Internationl
Association of Agricutural Economics Conference, Beijing, China, August 16 - 22, 2009.

1336


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019
ICYREB 2019

[26] Henson, S. & Humphrey, J. (2014). Understanding the Complexities of Private Standards in
Global Agri-Food Chains as They impact Development Countries, Journal of Development Studies.

[27] Karl M. Rich et al (2009). Concepts, applications and extensions of value chain analysis to
livestock systems in developing countries, In: International Association of Agricutural Economists
Conference. The New Landscape of Global Agricuture, 16-22 August 2009, International Convention
Center, Beijing, China.
[28] Melle, C.V., Coulibaly, O., Hell, K. (2007). Mango value chain in Benin, Benin: AAAE
Conference Proceedings (2007), 49 - 52.
[29] Raynolds, L.T., Murray, D. and Heller, A. (2007). Regulating sustainability in the coffee
sector: A comparative analysis of third - party environment and social certification initiative, Agricuture
and Human Values (2007) 24:147-163.
[30] Stuokova, C. (2016). Global Vaulue Chain in Agro export Production and Its Socio-economic
Impact in Mecoacan, Mexico, AGRIS online paper in Economics and Informatic, Vol. 8.
[31] Vermeulen, S., Woodhill, J., Proctor, F. & Delnoye, R. (2008). Chain - Wide Learning for
Inclusive Agrifood Market Development: A guide to multi-stakeholder processes for linking small-scale
producers to modern markets, The International Institute for Environment and Development (IIED), UK
and the Capacity Development and Institutional Change Programme (CD&IC), Wageningen University
and Research Centre, the Netherlands.
[32] Ugonna (2015). Tomato value chain in Nigeria: issue, challenges and Strategies, Journal of
Scientific Reseach & Reports 7(7): 501-515, 2015.
[33] Zylberberg, E. (2013). Bloom or bust? Aglobal value chain approach to smallholder flower
production in Kenya, Journal of Agribusiness in Developing and Emerging Economies, Vol.3.

1337



×