Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Hoạt động tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại việt nam trong những năm đầu của thế kỷ xxi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THÙY ANH

HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA THẾ KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THÙY ANH

HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA THẾ KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 8310206
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN HOÀNG LONG

TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2023



LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình trau dồi và học tập của tôi trong ngành học Quan hệ Quốc tế, luận
văn là cơng trình khoa học, kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tôi dưới sự giúp đỡ của
các thầy cô, các bạn cùng nỗ lực của bản thân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Hoàng Long – giảng viên hướng
dẫn trực tiếp tôi đề tài “Hoạt động tổ chức phi chính phủ nước ngồi trong những năm
đầu đẩu thế kỷ XXI”. Cảm ơn Thầy đã tận tình chỉ dẫn và có những góp ý chun mơn
trong suốt q trình thực hiện luận văn của tơi. Nhờ những đóng góp mang tính xây
dựng từ Thầy, đề tài được hồn thiện một cách chỉnh chu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô giảng dạy chun mơn chương
trình Cao học chun ngành Quan hệ Quốc tế Khóa 2018 - đợt 2 đã tận tâm giảng dạy,
cung cấp những kiến thức chuyên sâu của ngành và định hướng đề tài nghiên cứu của
tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn và quý thầy cô Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG-HCM đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tơi
về mơi trường học tập để tơi có thể hồn thành tốt chương trình học cũng như đề tài
nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trần Thị Thùy Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi cùng với sự hướng
dẫn của TS. Trần Hoàng Long. Các số liệu, bảng biểu được thu thập và đề cập trong luận
văn nhằm mục đích phục vụ cho cơng tác phân tích và nghiên cứu đề tài đều có nguồn
gốc cơ sở dữ liệu rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Các kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Người cam đoan

Trần Thị Thùy Anh


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………….. 3
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………… 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT…………………………………… 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG………………………………………………….. 6
DẪN NHẬP ................................................................................................................. 7
1.

Lý do lựa chọn đề tài…………………………………………………………… 7

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài……………………………9

3.

Khung lý thuyết……………………………………………………………….. 18

4.

Mục đích và nhiệm vụ………………………………………………………… 20

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………….. 20


6.

5.1.

Cách tiếp cận .......................................................................................... 21

5.2.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 21

Đóng góp của đề tài……………………………………………………………22

Chương 1: Cơ sở lý luận về các tổ chức phi chính phủ nước ngồi……………….. 22
1.1.

Khái qt về tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên thế giới ................ 23

1.2.

Khái quát về tổ chức phi chính phủ nước ngồi tại Việt Nam ............... 38

TIỂU KẾT………………………………………………………………………….. 42
Chương 2: Quá trình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi tại Việt
Nam………………………………………………………………………………… 45
2.1.
Cơ sở tác động đến sự phát triển và hoạt động của các tổ chức PCPNN
tại Việt Nam ........................................................................................................... 45
2.2.

Chính sách của chính phủ Việt Nam đối với tổ chức PCPNN .............. 50


2.3.

Thực trạng hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam ................ 59

TIỂU KẾT………………………………………………………………………….. 95
Chương 3: Đánh giá hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi tại Việt
Nam………………………………………………………………………………… 97
3.1.

Kết quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi tại Việt Nam
…………………………………………………………………………97

1


3.2.

Vai trị của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với Việt Nam.. 113

3.3.

Triển vọng các tổ chức phi chính phủ nước ngồi tại Việt Nam ......... 129

3.4.

Đề xuất/giải pháp đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
……………………………………………………………………….137

TIỂU KẾT………………………………………………………………………… 149

KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN……………………………………. 153
Tài liệu Tiếng Việt……………………………………………………………….. 153
Tài liệu Tiếng Anh………………………………………………………………... 158

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

AAV

ActionAid Việt Nam

ActionAid Quốc tế tại Việt Nam

BĐKH

-

Biến Đổi Khí Hậu

BVMT

-

Bảo Vệ Mơi Trường

CHXHCN


-

Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa

CNTT

-

Cơng Nghệ Thơng Tin

Committee for Foreign

Ủy ban cơng tác về các tổ chức phi chính

NGO Affairs

phủ nước ngoài

COMINGO

Comprehensive Poverty
CPRGS

Reduction and
Growth Strategy

CSOs
DTTS
EMWG


ECOSOC
EU
FDI

Civil Society
Organizations
Ethnic Minorities
Working Group

Chiến lược tồn diện về Tăng trưởng và
Xóa đói giảm nghèo

Các tổ chức xã hội dân sự
Dân Tộc Thiểu Số
Nhóm cơng tác về dân tộc thiểu số

Economic and Social

Hội đồng Kinh tế và Xã hội

Council

Liên Hiệp Quốc

European Union

Liên minh châu Âu

Foreign Direct
Investment.


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

3


FPI

Foreign Portfolio
Investment

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

GD & ĐT

-

Giáo dục & Đào tạo

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm nội địa

GDHN

-

Giáo Dục Hịa Nhập


HĐNQ

-

Hội Đồng Nhân Quyền

IGO

Intergovernmental
Organization

Tổ chức liên chính phủ

International
INGO

Non-governmental

Tổ chức phi chính phủ quốc tế

Organizations
LHQ

-

Liên Hiệp Quốc

LRPs


-

Chương trình Hỗ trợ Phát triển

LNGO

Local NGO

Tổ chức phi chính phủ địa phương

MDGs

NGO

Millennium Development
Goals
Non-governmental
Organization

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Tổ chức phi chính phủ

NNGO

National NGO

Tổ chức phi chính phủ qc gia

NPO


Non – Profit Organization

Tổ chức phi lợi nhuận

ODA

Official Development
Assistance

Hỗ trợ Phát triển Chính thức

4


PACCOM

People's Aid Coordinating
Committee

Ban Điều phối viện trợ nhân dân

PCP

-

Phi chính phủ

PCPNN


-

Phi chính phủ nước ngồi

PO

People Organization

Tổ chức nhân dân

PTF

Poverty Task Force

Nhóm Cơng tác đặc biệt

PVO

Private Voluntary
Organization

Tổ chức tự nguyện tư nhân

TCPCPNN

-

Tổ chức phi chính phủ nước ngồi

TKT


-

Trẻ Khuyết Tật

UIA
UN
VDGs

VUFO

Union of International
Associations
United Nations
Vietnam Development
Goals
Vietnam Union of
Friendship Organizations

Liên hiệp các Hiệp hội Quốc tế
Liên Hiệp Quốc
Mục tiêu Phát triển Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


XHCN

-

Xã hội Chủ nghĩa

5


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG
Bảng
Bảng 1.1: Các thuật ngữ chỉ tổ chức phi chính phủ ..............................................25
Bảng 2.1: Các Quyết định thành lập cơ quan quản lý tổ chức phi chính phủ nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam .........................................................................................53
Bảng 2.2: Số lượng các tổ chức PCPNN và tổng giá trị viện trợ năm 2003 - 2013 .
...............................................................................................................................60
Hình
Hình 1.1: Số lượng tổ chức PCP có tư cách tham vấn với ECOSOC, giai đoạn 1948 –
2010 .......................................................................................................................37
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện giá trị viện trợ giải ngân PCPNN dành cho Việt Nam theo
lĩnh vực từ năm 2006 - 2017 .................................................................................62
Hình 2.2: Danh mục các LRPs và các Dự án Đặc biệt của AAV .........................68
Hình 3.1: Đóng góp của tổ chức CARE và các đối tác cho Mục tiêu Phát triển bền
vững .......................................................................................................................98
Hình 3.2: Biểu đồ Ảnh hưởng của INGOs tới chính sách ................................. 122
Hình 3.3: Báo cáo Trách nhiệm Giải trình của Tổ chức World Vision Việt Nam ...
............................................................................................................................ 146

6



DẪN NHẬP
1. Lý do lựa chọn đề tài
Từ những năm 1990 trở đi, xu hướng toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, trên quan điểm
của thế giới đa cực, những nhân tố mới nổi trong quan hệ quốc tế ngày cảng khẳng định
được vai trị quan trọng, trong đó có các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức
phi chính phủ nước ngồi (INGOs). Với nhận định đó, các NGOs và INGOs dần phát
triển và có vai trị ngày càng lớn trong đàm phán quốc tế, được công nhận là một chủ thể
tham gia vào chính trường quốc tế.
Theo Liên Hiệp Quốc, “Tổ chức phi chính phủ” là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ
chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đồn phi lợi nhuận hoặc các pháp
nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi
nhuận. Theo đó, các tổ chức này ra đời với mục đích phục vụ lợi ích cơng cộng, hỗ trợ
giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần xây dựng và phát triển bền vững cho các quốc
gia. Trong q trình hội nhập, các tổ chức phi chính phủ mang tính quốc tế (INGOs) bắt
đầu được hình từ những năm 1970, có phạm vi hoạt động rộng khắp thế giới và hoạt
động theo luật pháp của nước nhận sự hợp tác. Tính đến năm 2006, theo số liệu từ Liên
hiệp các Hiệp hội Quốc tế (Union of International Associations - UIA) có khoảng 20.000
INGOs hoạt động trên thế giới và con số này khơng ngừng tăng lên. Có thể thấy, INGOs
với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ được xem là một trong những nhân tố, chủ thể
nổi lên trong quan hệ quốc tế.
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng chào đón sự tham gia của các
INGOs. Theo đó, quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ nước ngồi ngày
càng phát triển, trong đó, viện trợ nước ngồi đóng góp khơng nhỏ vào chính sách phát
triển kinh tế, xã hội. Hoạt động của các INGOs tại Việt Nam dần được hoàn thiện về mặt
cơ cấu, tổ chức, và tham gia vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như y tế, giáo dục,
môi trường, … Tuy đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm, trước năm 1975, nhưng phải

7



đến từ sau 1986, cùng với chính sách Đổi mới được Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng, các INGOs bắt đầu chính thức hoạt động tại Việt Nam, với nền móng là sự thành
lập của Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các Tổ chức Hữu
nghị Việt Nam năm 1989, làm đầu mối cho các tổ chức phi chính phủ nước ngồi hoạt
động. Tính đến năm 2017, có khoảng 1000 INGOs có quan hệ với Việt Nam, trong đó
có khoảng 480 tổ chức INGO hoạt động chính thức có giấy phép tại Việt Nam, với hàng
ngàn các dự án triển khai tại khắp các tỉnh, thành phố trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trải
qua hơn 30 năm, bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI đã đánh dấu một chặng
đường dài các INGOs hoạt động tại Việt Nam, có những thành tựu nhất định và những
đổi mới phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.
Những năm đầu của thế kỷ XXI, với chủ trương “đa phương hóa, đa dạng hóa”
trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam đề cao vai trò của các tổ chức phi chính phủ nước
ngồi, tiếp tục mở rộng quan hệ với các INGOs. Song, các tổ chức phi chính phủ nước
ngồi tiếp tục phát huy vai trị của mình, hoạt động tích cực và sẵn sàng có những thay
đổi phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động của các INGOs
trong những năm gần đây giúp có cái nhìn tổng quan về sự hình thành và phát triển của
các tổ chức phi chính phủ quốc tế, đánh giá những đóng góp của INGOs đối với Việt
Nam, cả trong những lĩnh vực đời sống xã hội và cơng tác đối ngoại có ý nghĩa thực tiễn
và ý nghĩa khoa học sâu sắc. Xuất phát từ ý nghĩa đó, tơi quyết định chọn đề tài “Hoạt
động tổ chức phi chính phủ nước ngồi tại Việt Nam trong những năm đầu của thế
kỷ XXI” để nghiên cứu và làm đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
Nội dung của luận văn bao gồm ba phần chính: xác định cơ sở lý luận với những khái
niệm, lý thuyết, tổng quan lịch sử hình thành, phát triển trên thế giới và Việt Nam về các
tổ chức phi chính phủ nước ngồi, tổng hợp và phân tích các hoạt động của INGOs tại
Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, qua đó đánh giá về những thành tựu cũng
như hạn chế và triển vọng của INGOs.

8



2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Luận văn có sự tham khảo của các nguồn tài liệu trong nước và ngoài nước, liên
quan đến đối tượng nghiên cứu là các tổ chức phi chính phủ nước ngồi. Trong đó, nguồn
tài liệu nước ngồi, luận văn có sự tham chiếu dựa trên các cuốn sách tiếng nước ngoài
về các quan điểm, lý luận cho thấy vai trị của các INGOs trong nền chính trị thế giới.
Nguồn tư liệu nước ngồi cịn giúp luận văn có cơ sở để tổng hợp các dữ liệu nghiên cứu
về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của INGOs từ lúc sơ khai đến thời kỳ tồn
cầu hóa. Bên cạnh sách chun khảo, các cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn sử
dụng các khái niệm chung của Liên Hiệp Quốc làm nền tảng cơ sở để phân tích kết hợp
cùng việc sử dụng tư liệu thống kê từ Liên hiệp các Hiệp hội quốc tế (UIA) và website
chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi lớn và phổ biến trên thế giới được
đề cập trong bài viết. So với nguồn tư liệu nước ngồi, tính đến hiện tại, tình hình nghiên
cứu trong nước về đề tài hoạt động các tổ chức phi chính phủ có những đặc điểm nổi bật.
Theo đó, có ba cơng trình nghiên cứu được xuất bản thành sách, số lượng nghiên cứu
còn lại chiếm đa số là các bài báo khoa học, bài báo tạp chí chun ngành. Bên cạnh đó,
luận văn có sự tham khảo các bài báo cáo của Liên Hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam
(VUFO), Ủy ban cơng tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (COMINGO), Liên
Hiệp Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), với mục đích chủ yếu trích dẫn các
thơng tin liên quan đến viện trợ và kế hoạch triển khai, quản lý các tổ chức phi chính phủ
nước ngồi của Việt Nam. Ngoài ra, các báo cáo thường nhiên, số liệu thống kê cụ thể
các dự án triển khai và kết quả các dự án luận văn cập nhật từ website của một số tổ chức
phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như UNICEF Việt Nam, OXFAM, CARE
International, AIESEC, …Những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước luận văn
có sự tham khảo được chia thành những nhóm sau:
Thứ nhất, nhóm tài liệu đưa ra các quan điểm, khái niệm và định nghĩa về tổ chức
phi chính phủ (NGOs) nói chung và tổ chức phi chính phủ nước ngồi (INGOs) nói riêng.
Thuật ngữ “tổ chức phi chính phủ” (NGOs) được nhiều học giả nhắc đến với nhiều định


9


nghĩa khác nhau trong các cơng trình nghiên cứu. Tùy vào góc độ quan điểm chính trị,
trong lịch sử nghiên cứu, các học giả phân loại NGOs và gọi tên các tổ chức phi chính
phủ dưới dạng các nhóm nhân tố khác chủ thể là quốc gia. Theo đó, trong “Pressure
Groups in the Global System: The Transnational Relations of Issue-Oriented NonGovernmental Organizations” (1982), tác giả Peter Willetts nhắc đến NGOs là các tổ
chức thuộc nhóm các nhóm gây áp lực xuyên quốc gia. Hơn một thập kỷ sau, Wapner,
P định nghĩa NGOs trong “Politics Beyond the State: Environmental Activism and World
Civic Politics” (1995) là một bộ phận của xã hội dân sự, hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ ảnh hưởng đến hành vi phổ biến bằng cách chính trị hóa xã hội dân sự tồn
cầu. Nói cách khác, tác giả cho rằng NGOs tồn tại bên trên cá nhân và bên dưới nhà nước
với phạm vi hoạt động rộng khắp trên thế giới. Khái niệm “tổ chức phi chính phủ” cịn
được xếp vào nhóm tổ chức của xã hội dân sự toàn cầu hay xã hội dân sự xuyên quốc
gia theo “The Third Force: The Rise of Transnational Civil Society” (2001) của tác giả
Florini, A.M. Với ý nghĩa bao hàm mở rộng, Barnett, Michael đề cập NGOs là một trong
những thành phần của các tổ chức quốc tế tự do (Liberal international organizations)
trong cuốn sách “The power of liberal international organizations” (2005).
Từ quan điểm chính trị học, có thể nhận thấy, đa số các học giả đều nhận định
NGOs thuộc nhóm xã hội dân sự (CSOs), chỉ các tổ chức tự tổ chức hoạt động mang tính
tập thể, tự nguyện, có thể hoạt động xuyên quốc gia, hoạt động khơng nhằm mục đích
lợi nhuận. Song, định nghĩa về các tổ chức phi chính phủ (NGOs) được chính thức hóa,
thể hiện đầy đủ và làm cơ sở khái niệm đó chính là định nghĩa theo Tổ chức Liên Hiệp
Quốc (UN). Trong chương “What is a Non-Governmental Organization?” trong
“Encyclopedia of Life Support Systems: Encyclopedia of Institutional and
Infrastructural Resources” (2002) cũng đưa ra nhận định khái niệm NGOs theo Liên
Hiệp. Bên cạnh đó, tác giả Willetts phân biệt NGOs với các khái niệm khác, bao gồm
các nhóm lợi ích, các nhóm hành lang hay các tổ chức tình nguyện, … Tác giả cũng đề
cập đến quá trình thay đổi khái niệm "NGOs" qua các mốc giai đoạn: trước 1945, từ năm


10


1945 đến năm 1990 và từ sau 1990 cũng làm rõ định nghĩa “các tổ chức phi chính phủ”
dựa vào mức độ, phạm vi hoạt động của các tổ chức NGOs. Dựa trên định nghĩa NGOs,
INGOs ra đời được xem là một nhánh nhỏ của NGOs, có yếu tố quốc tế và mạng lưới
hoạt động trên nhiều quốc gia. Định nghĩa cụ thể cùng với lịch sử hình thành của các tổ
chức phi chính phủ quốc tế được tổng hợp trong các nghiên cứu của Commins với
“International Encyclopedia of Civil Society” (2010) và trong “Global Civil Society
Annual Yearbook” (2001) của Anheier, Helmut, Marlies Glasius và Mary Kaldor. Theo
đó, các tổ chức INGOs được cho là bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX dưới dạng các
tổ chức, hiệp hội bảo vệ quyền lợi cho nô lệ, công nhân ở châu Âu. Sau khi mở rộng hoạt
động dựa trên lợi ích của các nhóm cơng dân thuộc các lĩnh vực khác nhau, phải đến
năm 1900 các INGOs mới được công nhận chính thức các hoạt động và thực sự phát
triển mạnh mẽ về mặt quy mô. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của nền chính trị
thế giới, INGOs có những sự thay đổi về cách thức và hình thức hoạt động được phân
tích cụ thể trong phần nội dung của luận văn. Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu không
đưa ra các luận điểm riêng và bổ sung thêm cho khái niệm INGOs quốc tế sẵn có, mà
lấy ln những khái niệm quốc tế nói trên làm nền tảng căn cứ. Định nghĩa được đánh
giá là chính xác nhất được ghi rõ trong các văn bản quy chế, nghị định liên quan đến
INGOs, cụ thể nhất là Nghị định số 12/ 2012/NĐ-CP quy định về đăng ký và quản lý
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi tại Việt Nam.
Thứ hai, nhóm tài liệu nghiên cứu về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
quốc tế. Với nhóm tài liệu này, luận văn có sự tham khảo về hoạt động của một số tổ
chức lớn và có hoạt động rộng khắp trên thế giới và các tổ chức hoạt động tại Việt Nam,
từ đó đưa ra đánh giá về xu hướng, cách thức hoạt động của các tổ chức này cũng như
có sự đối chiếu, so sánh về hoạt động của các INGOs tại Việt Nam và các quốc gia khác
trên thế giới.
Về tình hình hoạt động chung của INGOs trên thế giới, trong tư liệu
của“International Encyclopedia of Civil Society” (2010), INGOs được chính thức hóa


11


công nhận từ năm 1900 với sự ra đời các tổ chức với mục đích đối phó các vấn đề khẩn
cấp hay các tình huống xung đột, có thể kể đến các tổ chức sơ khai tiêu biểu :như: Save
the children, PLAN International, OXFAM, CARE, … Trải qua các thập kỷ, INGOs
chuyển mục đích hoạt động sang việc triển khai các dự án phúc lợi xã hội với các hình
thức khác nhau, gọi chung là cộng đồng phát triển. Trong thế kỷ XXI, INGOs ngày càng
gia tăng về số lượng và quy mơ hoạt động, tính đến năm 2011, một số INGOs lớn trên
thế giới như CARE International (hoạt động ở 87 quốc gia), OXFAM International (hoạt
động ở 98 quốc gia) … Về xu hướng hoạt động, có thể kể đến một số cuốn sách nổi bật
đưa ra những phân tích, đánh giá. Điển hình chương "INGO Organisation and Strategy"
trong “International NGO Engagement, Advocacy, Activism” (2015), tác giả trình bày
các cách thức tổ chức hoạt động của các INGOs về cơ cấu tổ chức, mơ hình và những sự
thay đổi cần thiết. Ngoài ra, trong chương "The Transformation of International NGOs
and their Impact on Development Aid" của sách “International Development Policy:
Aid, Emerging Economies and Global Policies” (2012), tác giả Thomas Richard Davies
nghiên cứu các mơ hình hoạt động của INGOs, cách tiếp nhận và sử dụng viện trợ của
các tổ chức, từ đó đưa ra xu hướng vận động của INGOs trong thời kỳ tồn cầu hóa.
Chương “International NGOs: Scale, Expressions and Governance” của cuốn sách
“Authority in the Global Political Economy” (2008) đã trình bày tổng quan về quy mơ
và phạm vi hoạt động của INGOs, đồng thời xem xét đến q trình hoạch định các chính
sách quan trọng gắn với hoạt động quản lý, quản trị. Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu
trên, các bài báo cáo thường niên của các tổ chức INGOs, các bài báo khoa học cũng là
nguồn tài liệu tham khảo về kết quả hoạt động của các INGOs hàng năm, qua đó, cho
thấy sự phát triển và thay đổi của các INGOs để phù hợp với chuyển động chính trị, sự
biến đổi mơi trường của các khu vực, quốc gia được hỗ trợ.
Về quá trình triển khai hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi tại Việt
Nam, từ khi thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính

sách đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế, cũng là cơ hội tốt để INGOs bắt đầu trở lại hoạt

12


động tại Việt Nam. Trải qua thời gian phát triển, số lượng INGOs hoạt động tại Việt
Nam ngày càng gia tăng, tính đến hiện nay có khoảng 500 tổ chức phi chính phủ nước
ngồi đã đăng ký và hoạt động thường xuyên tại Việt Nam với các dự án được triển khai
ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong các lĩnh vực khác nhau. Trong đó tập
trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn và có nhu cầu lớn, xóa đối
giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng y tế và giáo dục, cải thiện
mơi trường, phịng chống ma túy, khắc phục hậu quả thiên tai, phát triển bền vững, ….
Để nghiên cứu và phân tích tình hình triển khai các dự án, điều phối viện trợ của các
INGOs tại Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, luận văn kế thừa những thông
tin từ các nguồn tài u liên đề cập vềvấn đề này. Trong đó, cuốn sách “Các tổ chức phi
chính phủ quốc tế, vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu” (2012) của tác
giả Đinh Quý Độ là cơ sở tư liệu quan trọng. Bên cạnh trình bày những điểm nổi bật của
INGOs hoạt động trong năm lĩnh vực kinh tế, xã hội, tôn giáo, nhân quyền và môi trường,
tác giả cịn phân tích chính sách các quốc gia: như: Ấn Độ, Nga, Trung Quốc đối với
INGOs khi hoạt động tại các nước này. Từ đó, tác giả so sánh với chính sách quản lý của
Việt Nam để nhận định về xu hướng cũng như đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất
lượng quản lý hoạt động INGOs tại Việt Nam. Ngoài ra, luận văn “Hoạt động của các
tổ chức phi chính phủ nước ngồi ở Việt Nam (1996-2006)”, (2007) của Chử Thị Thu
Hà cũng đã tổng quan hoạt động INGOs bao gồm lịch sử hoạt động của INGOs tại Việt
Nam trước năm 1996 và các hoạt động, dự án mục đích giảm nghèo và phát triển giai
đoạn sau 1996 đến năm 2006, qua đó so sánh xu hướng hoạt động ở các giai đoạn khác
nhau của các INGOs. Sự phát triển của INGOs không chỉ được phản ánh qua số lượng
mà còn được thể hiện qua quy mô hoạt động, cụ thể là sự đa dạng hoạt động ở nhiều lĩnh
vực khác nhau. Có thể kể đến một số bài viết nghiên cứu hoạt động ở lĩnh vực cụ thể
như bài báo “Các INGO hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam” (2017) của Lại Lâm

Anh và Nguyễn Thanh Đức hay luận văn “Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
nước ngồi trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại Việt Nam từ năm 1998

13


đến nay” (2018) của Nguyễn Quỳnh Anh, và một số bài báo khác phân tích về mục đích,
kế hoạch, quá trình triển khai và kết quả các dự án triển khai của INGOs ở các lĩnh vực
khác :như: xóa đói giảm nghèo , vấn đề nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, các dự
án hỗ trợ dân tộc thiểu số,…. Viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là một
trong những nguồn viện trợ phát triển quan trọng đối với một nước đang phát triển như
Việt Nam. Song song với sự phát triển về số lượng về mặt số lượng, INGOs hoạt động
tại Việt Nam có sự gia tăng về nguồn viện trợ để phục vụ việc triển khai các dự án của
tổ chức. Thực tế cho thấy, bên cạnh nguồn vốn ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) thì viện trợ phi chính phủ nước ngồi được xem là một
nguồn vốn nước ngồi có ý nghĩa quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước
ta. Do đó, việc tìm hiểu các tài liệu liên quan đến viện trợ INGOs cũng là một phần tất
yếu khi phân tích hoạt động INGOs.
Bên cạnh số liệu thống kê từ các liên hiệp, các báo cáo từ INGOs, có một số các
cơng trình nghiên cứu và đánh giá cụ thể về vấn đề viện trợ chính phủ, trong đó có viện
trợ từ INGOs, tiêu biêu là bài nghiên cứu “Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước
ngồi tại Việt Nam” (2008) của Đơn Tuấn Phong đã nêu lên những tựu, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế của vốn viện trợ INGOs trên cơ sở khảo sát vốn viện trợ của các
tổ chức trong phát triển kinh tế-xã hội. Cụ thể, tác giả đã trình bày tổng quát hoạt động
tiếp nhận và sử dụng viện trợ phi chính phủ ở Việt Nam, đưa ra các bài học tham khảo,
kiến nghị tìm giải pháp thu hút tổ chức phi chính phủ nước ngồi vào Việt Nam, góp
phần phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Có thể nhận thấy, việc nhìn nhận số liệu
tăng giảm viện trợ là chưa đủ và toàn diện, cần đánh giá viện trợ qua góc độ mục đích,
loại dự án để từ đó có kế hoạch phân bổ viện trợ hợp lí và hiệu quả mới là điểm mấu
chốt để nâng cao hiệu quả nguồn vốn. Qua đó, tác giả đề xuất định hướng, giải pháp để

phát huy tối đa tính hiệu quả trong việc thu hút vốn và sử dụng vốn viện trợ từ INGOs
trong những năm tiếp theo. Mặt khác, việc điều phối và quản lý nguồn vốn cũng là một
trong những yếu tố cần thiết, và vấn đề này được đề cập trong luận văn “Hoàn thiện nội

14


dung quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ nước ngồi ở Hà Nội hiện nay”
(2015) của Cấn Việt Anh. Bên cạnh thông tin khái quát về viện trợ của INGOs cho Việt
Nam và cách thức quản lý hiện tại, luận văn cịn trình bày cơ chế và các chính sách quản
lý hoạt động INGO của nhà nước, đưa ra định hướng và một số giải pháp có thể vận
dụng tại Việt Nam.
Thứ ba, những tài liệu nghiên cứu về vai trò và sự ảnh hưởng của INGOs. Sự
phát triển ngày càng mạnh mẽ của INGOs – một nhân tố quan trọng trong quan hệ quốc
tế đương đại, tác động đến cục diện chính trị thế giới, đó là thừa nhận vai trị của INGO
trong hệ thống quan hệ quốc tế. Từ lúc bắt đầu có sự xuất hiện và tham gia của INGOs,
các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và chứng minh vai trị của INGOs. Peter Willetts – một
tác giả nổi tiếng với nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức phi chính phủ, các nhân tố
phi quốc gia, đã trình bày tổng quan về vai trò quan trọng và sự tham gia ngày càng tăng
của các INGOs trong nền chính trị thế giới (Peter Willetts, 2011). Cụ thể, Peter Willetts
đi vào phân tích các vấn đề, bao gồm mức độ tham gia của các tổ chức phi chính phủ
vào q trình hoạch định chính sách toàn cầu; vị thế của các tổ chức phi chính phủ trong
luật pháp quốc tế; sự cần thiết phải tích hợp các tổ chức phi chính phủ trong lý thuyết
quan hệ quốc tế chính thống.
Đồng quan điểm với việc thừa nhận vai trò là một nhân tố, chủ thể trong quan hệ
quốc tế mới, tác giả Valeria Bello cũng đưa ra những lập luận chứng minh cho các nỗ
lực hợp pháp hóa vai trị của INGOs trong diễn đàn quốc tế có tính quyết định trong
“International Nongovernmental Organizations” (2012). Bên cạnh đó, rất nhiều bài báo
khoa học cũng nêu quan điểm công nhận các NGOs và cụ thể là INGOs ngày càng đóng
vai trị quan trọng chi phối nhiều vấn đề liên quan đến chính trị thế giới. Trong đó, bài

báo “International Nongovernmental Organizations: Globalization, Policy Learning,
and the Nation-State” (2006) của tác giả Robert K. Christensen phân tích vai trị INGOs
trên hai mơ hình trật tự thế giới là Wesphalia và tồn cầu hóa. Việc đánh giá vai trị quan

15


trọng của INGOs trong hệ thống quan hệ quốc tế đã cho thấy sự cần thiết trong việc điều
chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia.
Cơng trình “NGO Diplomacy - The Influence of Nongovernmental Organizations
in International Environmental Negotiations” (2007) của tác giả Michele M. Betsill and
Elisabeth Corell đã chứng minh nhận định trên khi đưa ra một cái nhìn tổng quan, hệ
thống hóa về vai trị của NGO trong quan hệ quốc tế. Tác giả thực hiện nghiên cứu về
sự tham gia của một số NGOs vào đàm phán quốc tế và mức độ ảnh hưởng của NGOs
với các nhân tố khác, trong đó có nhà nước. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận NGOs được
xem là một nhân tố, chủ thể tham gia vào các hoạt động quốc tế, từng bước tham gia vào
các tiến trình đàm phán quốc tế. Với nhà nước, NGOs đóng vai trị là một đại diện ngoại
giao, đại diện cho chính phủ, trong một số vấn đề, NGOs cũng đóng vai trị đưa ra ý kiến
để hịan thiện chính sách cho chính phủ. Hay cụ thể hơn, luận văn “The Unveiled power
of NGOs: how NGOs influence states' foreign The Unveiled power of NGOs: how NGOs
influence states' foreign policy behaviors” (2011) của Youngwan Kim trình bày rất cụ
thể về mối quan hệ giữa các quốc gia và các NGOs, đặc biệt là phương thức chúng tác
động và ảnh hưởng đến nhau. Theo đó, các NGOs ảnh hưởng đến hành vi chính sách đối
ngoại của các quốc gia đối với các quốc gia khác cả trực tiếp và gián tiếp.
Bàn về vai trò và hoạt động của INGOs tại Việt Nam mang ý nghĩa thực tiễn khi
gắn với việc nhận định vai trò của tổ chức phi chính phủ đó đối với nước ta. Nói cách
khác, ở từng quốc gia, tính cấp thiết và vấn đề xã hội mà quốc gia đó đối mặt là khác
nhau, điều đó dẫn đến INGOs tuy cùng mục đích, nhưng có thể đóng vai trị ở mỗi quốc
gia có sự khác biệt. Đó cũng là lí do cùng một INGO nhưng dự án triển khai ở từng quốc
gia là không giống nhau, tùy vào bối cảnh thực tế của quốc gia đó. Cơng trình nghiên

cứu về vai trị của INGOs trên thế giới khá đa dạng, từ góc độ đánh giá đối với các lĩnh
vực trong nước đến góc độ đối với quan hệ đối ngoại hay phân tích vai trị INGOs trong
nền chính trị tồn cầu. Với tình hình nghiên cứu trong nước, đề tài nghiên cứu về vai trò
của INGOs được thể hiện qua hai cuốn sách tiêu biểu. Đầu tiên là “Các tổ chức phi chính

16


phủ quốc tế: những vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu” (2012) của
Đinh Quý Độ, bên cạnh việc nghiên cứu về hoạt động các INGOs như đề cập ở trên, tác
giả cịn có những phân tích, đánh giá cụ thể về vai trị, ảnh hưởng của các tổ chức phi
chính phủ trên thế giới và đối với Việt Nam. Thứ nhất là sách chuyên khảo “Các tổ chức
phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam trong quá trình phát triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội” (2018) của tác giả Lại Lâm Anh có đề cập đến vai trị, ảnh hưởng
của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi tại Việt Nam đối với quá trình phát triển kinh
tế-xã hội. INGOs ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của quốc gia, ở góc độ quan
hệ quốc tế, INGO cũng đóng vai trị là một trong những đối tác quan trọng với Việt, việc
duy trì và phát triển quan hệ với các INGOs là điều cần thiết đối với công cuộc hội nhập
quốc tế một cách sâu và rộng. Bài báo cáo “Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ
chức phi chính phủ quốc tế trong năm qua và định hướng tương lai” của Viện Nghiên
cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) đã đem đến cho người đọc bức tranh khái
quát chung về các INGOs ở Việt Nam như các lĩnh vực hoạt động, nhân sự các tổ chức,
ngân sách, phương pháp tiếp cận, vai trò, kết quả hoạt động và các thách thức, đưa ra
những kiến nghị cụ thể nhằm cải thiện chính sách để các tổ chức phi chính phủ nước
ngồi tại Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả trong những hoạt động.
Về vai trò là một nhân tố trong công tác đối ngoại, bài báo “Ảnh hưởng của các tổ chức
phi chính phủ quốc tế đối với lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam” (2017) của tác giả Phan
Mạnh Hùng nghiên cứu INGOs tại Việt Nam như một chủ thể trong quan hệ quốc tế, là
cầu nối góp phần mở rộng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia khác
thông qua việc triển khai các dự án trong bối cảnh INGOs là tập hợp các tổ chức xuyên

biên giới.
Tóm lại, căn cứ vào nguồn tư liệu tham khảo đa dạng cả trong nước và ngoài nước,
luận văn tiếp cận theo hai nguồn: (i). Tư liệu nước ngoài làm cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu khái niệm, lịch sử hình thành và nghiên cứu vai trò INGOs là chủ thể trong
quan hệ quốc; (ii). Tư liệu trong nước được sử dụng trong việc phân tích những hoạt

17


động thực tế của INGOs tại Việt, đánh giá về vai trị, sự ảnh hưởng của INGOs đến chính
sách đối ngoại của Việt Nam. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trong nước đa số
là các bài báo khoa học về một vấn đề, lĩnh vực cụ thể trong các hoạt động của INGOs,
luận văn dựa trên tinh thần đó sẽ có một cái nhìn tổng quan và có hệ thống về sự hình
thành và phát triển của INGOs dựa trên khung lý thuyết từ lịch sử thế giới. Việc cập nhật
tình hình hoạt động của các INGOs trong bối cảnh toàn cầu, trong giai đoạn hiện nay
cũng là một trong những điểm luận văn góp phần bổ sung vào tình hình nghiên cứu
chung trong nước.
Việc nghiên cứu các hoạt động được các cơng trình nghiên cứu trước thực hiện
nhiều dưới dạng tổng hợp, phân tích, luận văn khai thác thêm yếu tố phân tích hoạt động
INGOs qua việc đánh giá dự án triển khai, viện trợ và kết quả của một số tổ chức tiêu
biểu ở từng lĩnh vực, từ đó, có thể nhận định các xu hướng chủ yếu trong hoạt động của
INGOs tại Việt Nam. Luận văn sẽ kế thừa những thành quả của những cơng trình nghiên
cứu đi trước. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng của INGOs tại Việt Nam. Đánh giá
thành tựu và hạn chế của những tổ chức này. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị đối với
chính phủ để phát huy vai trị của INGOs đóng góp hiệu quả hơn nữa cho công cuộc phát
triển kinh tế, xã hội và công tác đối ngoại của Việt Nam.
3. Khung lý thuyết
(1) Tổ chức quốc tế phi chính phủ ngày càng phát triển về số lượng, thể hiện được
tầm quan trọng của mình trong quan hệ quốc tế. Để khái quát, làm rõ bản chất cũng như
dự báo, đưa ra những kiến nghị cho chính phủ trong việc phát huy cao nhất vai trị của

các INGOs đóng góp hơn nữa trong cơng cuộc phát triển kinh tế- xã hội, đối ngoại của
Việt Nam, tác giả quyết định chọn Chủ nghĩa Tự do làm khung lý thuyết chính trong q
trình thực hiện luận văn vì những lý do sau:
+ Chủ nghĩa Tự do cho rằng trong quan hệ quốc tế, bên cạnh quốc gia cịn các chủ
thể phi quốc gia như: cơng ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế, các chủ thể này tham
gia ngày càng nhiều, vai trò ngày càng gia tăng trong quan hệ quốc tế, điều này tác động

18


khiến quan hệ quốc tế thay đổi ít nhất theo ba cách: (i). Sự tham gia của các chủ thể phi
quốc gia nay khiến cho quan hệ quốc tế trở thành sự đan xen lợi ích giữa nhiều chủ thể
khác nhau chứ không phải bị chi phối chỉ bởi mỗi lợi ích và toan tính của quốc gia; (ii).
Các chủ thể phi quốc gia có lợi ích và quan niệm khơng giống với lợi ích quốc gia, chúng
theo đuổi mục đích hịa bình và hợp tác nên quan hệ quốc tế khơng chỉ có xung đột như
quan niệm của Chủ nghĩa Hiện thực; (iii). Bản thân quốc gia cũng buộc phải thay đổi bởi
sự tồn tại của chủ thể phi quốc gia. Các chủ thể phi quốc gia không chỉ kết hợp, bổ sung
mà còn tác động tới quốc gia. Điều này làm giảm vai trị và tính tự trị của quốc gia trong
quan hệ quốc tế cũng như làm xói mịn chủ nghĩa quốc gia. Và tất nhiên, khi chủ thể thay
đổi, quan hệ quốc tế cũng thay đổi theo (Hồng Khắc Nam, 2017, tr.68). Có thể thấy,
Chủ nghĩa Tự do đánh giá tầm quan trọng và vai trò của các chủ thể phi quốc gia, trong
đó đề cao vai trò của các tổ chức quốc tế, đề cao tính chia sẻ, hợp tác và phát triển của
các chủ thể này với nhau và với các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Những quan điểm
này rất phù hợp để triển khai ý tưởng và phân tích nội dung sẽ triển khai trong luận văn.
+ Quan niệm của Chủ nghĩa Tự do về bản chất con người. Khác với Chủ nghĩa Hiện
thực có cái nhìn bi quan khi chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh tiêu cực với đặc tính tư lợi và
ích kỷ cộng với xu hướng ham quyền lực. Chủ nghĩa Tự do cho rằng không chỉ mặt tiêu
cực mà có cả những khía cạch tích cực trong bản chất này (Hoàng Khắc Nam, 2017,
tr.66). Con người cũng u hịa bình cũng u hịa bình nên khơng phải lúc nào cũng sẵn
sàng xung đột và sử dụng bạo lực với nhau. Con người khơng phải chỉ có cái riêng mà

cịn có những cái chung nên vẫn có thể chia sẻ, hợp tác với nhau chứ không phải chỉ mỗi
tranh giành và xung đột. Con người là sinh vật có lý trí nên sẽ ngày càng nhận thức được
lợi ích của sự hợp tác thay cho xung đột. Con người là chủ nhân của các tổ chức quốc tế,
đo đó chính bản chất này sẽ là nhân tố quan trọng quyết định và thúc đẩy sự hợp tác của
các tổ chức phi chính phủ với các quốc gia.
(2) Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng những quan điểm của Chủ nghĩa Kiến tạo
làm khung lý thuyết bổ trợ. Bởi vì, theo quan điểm của Chủ nghĩa Tự do hoạt động hợp

19


tác dựa trên thể chế hóa, luật lệ. Cịn đối với Chủ nghĩa Kiến tạo, hợp tác giữa các chủ
thể dựa trên lòng tin và sự tương đồng về bản sắc sẽ góp phần lý giải một cách tồn diện
hơn về các hoạt động, sự hợp tác giữa các tổ chức phí chính phủ nước ngồi tại Việt
Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích chính của đề tài là thực hiện nghiên cứu thực trạng hoạt động của các tổ
chức phi chính phủ nước ngồi tại Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, cụ thể là
trong vòng 20 năm đẩu, từ năm 2000 đến 2020. Qua đó, đưa ra một số hàm ý đối với
chính phủ Việt Nam trong việc phát huy tối đa vai trò của các tổ chức nói trên trong việc
phát triển kinh tế, xã hội và các hoạt động đối ngoại của Việt Nam.
Để đạt được các mục đích trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
(i) Làm rõ các khái niệm, định nghĩa, về định nghĩa tổ chức phi chính phủ nước
ngồi (INGOs), xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở lý luận.
(ii) Khái quát lịch sử, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên thế giới và ở Việt
Nam.
(iii) Phân tích thực trạng hoạt độngcủa một số các tổ chức phi chính phủ nước ngồi
tiêu biểu ở Việt Nam trên các lĩnh vực.
(iv) Đánh giá thành tựu và hạn chế, vai trị, triển vọng của các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài tại Việt Nam.

(v) Đưa ra một số hàm ý đối với chính phủ Việt Nam trong việc phát huy tối đa vai
trị tích cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi nói trong việc phát triển kinh tế,
xã hội và các hoạt động đối ngoại của Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các tổ chức phi chính phủ nước ngồi hoạt động tại Việt Nam và mối quan hệ giữa
Việt Nam và các tổ chức PCPNN là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của luận văn. Về
phạm vi nghiên cứu, luận văn lấy mốc thời gian là hai mươi năm đầu thế kỷ XXI bởi;

20


thứ nhất, đây là giai đoạn xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, là thời khắc lịch sử
nhân loại bước sang một trang mới, một thế kỷ mới; thứ hai, đây cũng là giai đoạn Việt
Nam đẩy mạnh việc thực hiện Chính sách Đổi mới đất nước, chủ động hội nhập sâu và
rộng với khu vực và thế giới cũng như đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế. Cách
tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận văn như sau.
5.1.

Cách tiếp cận
Đây là đề tài về quan hệ quốc tế, do đó cách tiếp cận chủ đạo là khoa học quan hệ

quốc tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng cách tiếp cận khoa học liên ngành; kinh tế
học, chính trị học, văn hóa học… trong quá trình thực hiện luận văn.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được sử dụng làm nền tảng trong quá trình thực hiện luận văn

bao gồm: quan điểm về quan hệ quốc tế của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng ngoại giao
Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam về quan hệ quốc tế.

Phương pháp chính được vận dụng xuyên suốt đề tài là phương pháp phân tích –
tổng hợp, giúp ích trong việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề được đặt ra trong luận văn.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích được sử dụng khi tham khảo các nguồn tài liệu, các
cơng trình nghiên cứu cùng đề tài nhằm tìm ra xu hướng phát triển chung của đối tượng
nghiên cứu, cụ thể ở đây là hoạt động tổ chức PCPNN, đồng thời, khai thác và thực hiện
nghiên cứu chuyên sâu những điểm hạn chế, chưa được khai thác ở các cơng trình với
mục đích hoàn thiện đề tài một cách chỉnh chu và sáng tạo. Ngồi phương pháp nghiên
cứu phân tích – tổng hợp, một số các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác trong luận
văn gồm có phương pháp: thống kê, phân tích, dự báo nghiên cứu động thái, logic, lịch
sử, dự báo, phương pháp định tính, tư duy, logic. Trong đó, phương pháp thống kê được
sử dụng để thống kê những công trình nghiên cứu đã có và thống kê những số liệu cụ thể
về các hoạt động của INGOs. Phương pháp lịch đại sẽ giúp tác giả khái quát nên bức
tranh lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới cũng

21


×