Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trường đại học điện lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.1 KB, 115 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI

ĐỒN THỊ PHƯƠNG THẢO

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2022


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI

ĐỒN THỊ PHƯƠNG THẢO

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ MINH


HÀ NỘI, NĂM 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu
này không trùng lặp với bất cứ cơng trình nào đã được cơng bố trước đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 8 năm 2022
Tác giả luận văn

Đồn Thị Phương Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học và Đào
tạo quốc tế; quý thầy, cô của Trường Đại học Thủ Đơ Hà Nội đã tận tình giảng dạy
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, để hồn thành luận văn của mình, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất tới TS Lê Minh - người thầy hướng dẫn khoa học đầy trách nhiệm, vô cùng tận
tâm, đã giúp đỡ tôi trong việc định hướng nghiên cứu cũng như trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các thầy cô
và các bạn sinh viên trường Đại học Điện Lực đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ tôi trong
suốt quá trình khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện luận văn này. Đồng thời, tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè đồng nghiệp và người thân đã động
viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Trong q trình thực hiện, mặc dù bản thân tơi đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực
nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ

bảo của các thầy cô và các nhà nghiên cứu để tơi tiếp tục hồn chỉnh luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2022
Tác giả

Đoàn Thị Phương Thảo

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................viii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu.......................................................................2
4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC............................................................5
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.....................................................................5
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài......................................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam......................................................................12

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI........................................................18
1.2.1. Quản lý..........................................................................................................18
1.2.2. Khái niệm dạy học.........................................................................................20
1.2.3. Khái niệm dạy học trực tuyến ở trường đại học.............................................21
1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở trường đại học................................24
1.3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC.............................26
1.3.1. Đặc điểm dạy học trực tuyến ở bậc Đại học..................................................26
1.3.2. Ý nghĩa, vai trò của dạy học trực tuyến tại trường đại học............................27
1.3.3. Tổ chức và quy chế dạy học trực tuyến tại trường đại học............................28
1.3.4. Tính hiệu quả của dạy và học trực tuyến.......................................................30
iii


1.3.5. Triển khai các nội dung giảng dạy thông qua hình thức dạy trực tuyến tại
trường đại học.......................................................................................................... 31
1.3.6. Về phương pháp dạy học khi dạy trực tuyến tại trường đại học....................32
1.3.7. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy trực tuyến tại trường đại học....33
1.4. QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC......33
1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến ở trường đại học...........36
1.4.2. Tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến ở đại học...........................................37
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động dạy học trực tuyến ở đại học............................................38
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở đại học 39
Kết luận chương 1.................................................................................................41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC..................................................42
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC................................................................................................42
2.2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG


ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC.............................................43

2.2.1. Mục tiêu khảo sát...........................................................................................43
2.2.2. Đối tượng khảo sát.........................................................................................43
2.2.3. Nội dung khảo sát..........................................................................................43
2.2.4. Công cụ và phương pháp khảo sát.................................................................44
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ DẠY TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ĐIỆN LỰC................................................................................................................44
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của
dạy học trực tuyến tại trường đại học Điện lực........................................................44
2.3.2. Thực trạng nhận định của sinh viên và giảng về tổ chức việc học và dạy trực
tuyến tại trường đại học Điện lực............................................................................49
2.3.3. Thực trạng tính hiệu quả của hoạt động dạy và học trực tuyến tại Trường Đại
học Điện Lực...........................................................................................................55
2.3.4. Thực trạng triển khai các nội dung học tập và giảng dạy thơng qua hình thức
dạy trực tuyến tại trường đại học Điện lực..............................................................59
iv


2.2.5. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học khi dạy trực tuyến tại
trường đại học Điện lực...........................................................................................62
2.3.6. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động học trực tuyến tại trường đại
học Điện lực............................................................................................................63
2.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN
LỰC.......................................................................................................................... 64

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến ở trường đại
học Điện lực............................................................................................................64
2.4.2. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến ở trường đại học Điện lực 66
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học trực tuyến ở trường đại học Điện lực............68

2.4.4. Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở trường
đại học Điện lực......................................................................................................69
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN TẠI TRƯỜNG

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC...............................................................70

2.5.1. Về điểm mạnh................................................................................................70
2.5.2. Về điểm hạn chế............................................................................................71
Kết luận chương 2.................................................................................................72
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC..................................................73
3.1. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP.............................................73
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và kế thừa...............................................73
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn................................................................74
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.................................................................74
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục Đại học............................................74
3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC

ĐIỆN LỰC........................................................................................................74

3.2.1. Nâng cao, bồi dưỡng nhận thức của giảng viên, sinh viên về hệ thống học tập
trực tuyến và phương thức đào tạo trực tuyến.........................................................74
3.2.2. Tập huấn kỹ năng sử dụng hệ thống LMS, ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy, học tập cho giảng viên và sinh viên........................................................76
v


3.2.3. Xây dựng quy chế dạy và học trực tuyến.......................................................77

3.2.4. Xây dựng mục tiêu, nội dung quản lý dạy học trực tuyến theo định hướng
phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận......................................................78
3.3. KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP.........80
3.3.1. Tính cần thiết của các biện pháp....................................................................80
3.3.2. Tính khả thi của các biện pháp......................................................................81
Kết luận chương 3.................................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................86
PHỤ LỤC............................................................................................................... 92

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

DHTT

2

ĐTB

Điểm trung bình


3

ĐHĐL

Đại học Điện lực

4

QL DHTT

Dạy học trực tuyến

Quản lý dạy học trực tuyến

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của dạy học trực tuyến tại
trường Đại học Điện Lực........................................................................44
Bảng 2.2. Nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của dạy học trực tuyến tại
trường Đại học Điện Lực........................................................................47
Bảng 2.3. Nhận định của sinh viên Đại học Điện lực về học tập trực tuyến............49
Bảng 2.4. Quan điểm của sinh viên Đại học Điện Lực với các yêu cầu, nguyên tắc
khi học trực tuyến...................................................................................52
Bảng 2.5. Quan điểm của giảng viên Đại học Điện Lực với các yêu cầu,
nguyên tắc khi học trực tuyến.................................................................54
Bảng 2.6. Thực trạng tính hiệu quả trong việc học tập trực tuyến của sinh viên
Trường Đại học Điện Lực......................................................................56
Bảng 2.7. Thực trạng tính hiệu quả trong việc dạy học trực tuyến của giảng viên

Trường Đại học Điện Lực......................................................................58
Bảng 2.8. Thực trạng chuẩn bị cho việc học trực tuyến và trong quá trình học trực
tuyến của sinh viên Đại học Điện Lực....................................................59
Bảng 2.9. Thực trạng chuẩn bị cho việc dạy trực tuyến và trong quá trình giảng dạy
trực tuyến của giảng viên Đại học Điện Lực..........................................60
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện các phương pháp, hình thức giảng dạy trực tuyến
của giảng viên trường Đại học Điện Lực................................................62
Bảng 2.11. Nhận định của sinh viên về việc kiểm tra, đánh giá trực tuyến.............63
Bảng 2.12. Nhận định của giảng viên về việc kiểm tra, đánh giá trực tuyến...........63
Bảng 2.13. Thực trạng thực hiện việc lập kế hoạch quản lý dạy trực tuyến ở Trường
Đại học Điện Lực...................................................................................65
Bảng 2.14. Thực trạng thực hiện tổ chức quản lý hoạt động học tập trực tuyến ở
Trường Đại học Điện Lực......................................................................66
Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo quản lý hoạt động học tập trực tuyến ở Trường Đại
học Điện Lực..........................................................................................68
Bảng 2.16. Thực trạng mức độ kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động dạy học trực
tuyến ở Trường Đại học Điện lực...........................................................69
Bảng 3.1. Nhận thức về tính cấp thiết của biện pháp đề xuất..................................80
Bảng 3.2. Nhận thức về tính khả thi của biện pháp đề xuất.....................................81

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học trực tuyến (DHTT) mang lại khá nhiều hiệu quả, giúp người dạy và
người học có thể tiếp cận việc học một cách nhanh chóng, mà khơng cần di chuyển,
đi lại; tiết kiệm chi phí đào tạo, khơng gian; trong q trình DHTT, người dạy có
thể cung cấp một cách đa dạng với các nguồn thơng tin từ âm thanh, video, hình ảnh
đến người học. Đối với bậc Đại học, DHTT rất phù hợp với sinh viên – đây là đối

tượng người học có năng lực tự chủ trong việc học, có năng lực sử dụng cơng nghệ
thơng tin tốt, có khả năng thích ứng với thay đổi cao. Xu hướng dạy học này cũng
phù hợp với nội dung của Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015- 2020” đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1559/QĐ-TTG ngày
10/09/2015 nhằm mục tiêu đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo
từ xa đáp ứng nhu cầu học tập theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng hóa, bảo đảm hội
nhập với khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, DHTT cũng có một số hạn chế nhất định, gây cản trở việc dạy,
ảnh hưởng đến quá trình trao đổi kiến thức, tổ chức giờ dạy vì DHTT khó có thể
tương tác trực tiếp (tiếp xúc trực tiếp khi dạy, DHTT là hình thức dạy gián tiếp
thơng qua các phương tiện, thiết bị kết nối việc dạy và học, khác hẳn với việc học
tập truyền thống tại lớp học). Đặc biệt, hoạt động DHTT hiện nay gặp rất nhiều các
vấn đề bất cập trong hoạt động quản lý. Đây là thực trạng chung của tất cả các
trường đại học: quản lý hoạt động dạy học trực tuyến (QL HĐ DHTT) là một vấn đề
không giản đơn, lập kế hoạch quản lý ra sao? đánh giá kiểm tra hoạt động quản lý
này như thế nào? quản lý, vận hành hệ thống công nghệ phục vụ cho việc DHTT.
Đây là những vấn đề mới, trong q trình mới thực hiện khó tránh khỏi các khó
khăn, bỡ ngỡ, lúng túng cho đội ngũ quản lý, giảng viên và sinh viên.
Trường Đại học Điện Lực (ĐHĐL) đã đưa hoạt động DHTT vào đào tạo từ
năm 2013, một trong số ít các trường Đại học, triển khai hình thức đào tạo trực
tuyến. Tuy nhiên, hệ thống đào tạo trực tuyến ban đầu của nhà trường chủ yếu là kết
hợp, xen kẽ giữa giảng dạy trực tiếp và trực tuyến ở một số học phần. Do vậy, đến
khi triển khai DHTT trên diện rộng vào năm 2019, cán bộ giảng viên và sinh viên
1


của Trường ĐHĐL khơng gặp q nhiều khó khăn so với các cơ sở đào tạo khác.
Tuy nhiên, một tiền lệ chưa từng có, Trường ĐHĐL trong thời gian đào tạo trực
tuyến cao điểm, đã triển khai hình thức đào tạo trực tuyến trong toàn trường cho
hơn 10.000 sinh viên với hơn 1.000 lớp học trực tuyến khác nhau cho các hệ đào tạo

từ đại học chính quy tới sau đại học và hệ đào tạo thường xuyên. Việc vận hành đào
tạo, giảng dạy trực tuyến cho toàn trường là một công việc phức tạp, nhất là việc
QL HĐ DHTT. Mặc dù được triển khai từ sớm, có những sự bài bản, chuyên nghiệp
nhất định nhưng công tác QL HĐ DHTT tại trường ĐHĐL cũng có những khó khăn
nhất định. Trong thời gian tới, đối với các trường Đại học nói chung, ĐHĐL nói
riêng; QL HĐ DHTT là một hoạt động quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Có thể thấy rằng, QL HĐ DHTT là khâu quyết định để thực hiện các mục tiêu dạy
học và đảm bảo chất lượng học và dạy trực tuyến.
Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về DHTT cũng như các vấn đề
quản lý dạy và học trực tuyến. Còn tại Việt Nam, DHTT được biết đến như một hình
thức giảng dạy mới chỉ thật sự bắt đầu phát triển trong vài năm gần đây nên có rất ít các
cơng trình nghiên cứu về vấn đề này và đa số các nghiên cứu đó cịn nhiều hạn chế. Tại
trường ĐHĐL, hoạt động dạy và học trực tuyến đã được quan tâm trong 10 năm nay,
nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc QL HĐ DHTT ở thời điểm này. Xu
hướng quay trở lại với học tập, giảng dạy trực tiếp là điều tất yếu khi dịch bệnh đã hết
nhưng việc nghiên cứu QL HĐ DHTT tại trường ĐHĐL vẫn rất cần thiết, để trong
tương lai có thể quản lý hình thức đào tạo này một cách hiệu quả hơn.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt
động dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Điện Lực”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn QL HĐ DHTT tại trường ĐHĐL,
đề xuất các biện pháp QL HĐ DHTT, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trực
tuyến của trường ĐHĐL.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động DHTT tại trường ĐHĐL.
2


3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp QL HĐ DHTT tại Trường ĐHĐL.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động DHTT mới được triển khai trên diện rộng ở bậc Đại học trong 3
năm qua, tại ĐHĐL – cơ sở đại học được quan tâm đào tạo trực tuyến từ khá sớm
nhưng việc QL HĐ DHTT vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: nhà trường chưa
thích ứng với phương thức quản lý đào tạo mới, kế hoạch triển khai chưa đồng bộ,
giảng viên chưa có tâm thế trong quản lý trực tuyến, DHTT ... Có nhiều ngun
nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân thuộc về quản lý. Nếu đề
xuất được các biện pháp quản lý có cơ sở khoa học, toàn diện về các chức năng
quản lý và phù hợp với định hướng DHTT trong trường Đại học sẽ nâng cao được
chất lượng đào tạo, hoạt động DHTT, học tập của cả giảng viên và sinh viên sẽ đạt
nhiều kết quả cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu các nội dung sau: DHTT, DHTT ở
trường Đại học, QL HĐ DHTT ở trường Đại học.
5.2. Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng dạy và học trực tuyến; quản lý
dạy học trực tuyến tại trường ĐHĐL.
5.3. Đề xuất các biện pháp QL HĐ DHTT tại Trường ĐHĐL và khảo nghiệm
tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng QL HĐ DHTT tại trường ĐHĐL, từ
đó đề xuất biện pháp QL HĐ DHTT tại trường ĐHĐL.
6.2. Giới hạn về thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/ 2021 cho đến
tháng 8/2022.
6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
Đề tài khảo sát 535 người bao gồm cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên và
sinh viên. Trong đó:
- 35 CBQL gồm: Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn Trường ĐHĐL.

3


- 180 Giảng viên trường ĐHĐL
- 320 Sinh viên trường ĐHĐL
- Địa bàn nghiên cứu: Trường ĐHĐL, thành phố Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, hệ thống hóa, khái
quát hóa các văn bản, tài liệu, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến QL HĐ
DHTT tại trường Đại học nhằm tổng quan vấn đề nghiên cứu QL HĐ DHTT, xác
lập khung cơ sở lí luận và các khái niệm cơ bản, khái niệm cơng cụ của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thu thập thông tin ý kiến, nhận
xét, đánh giá từ đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về vấn đề DHTT và
QL HĐ DHTT.
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với Cán bộ quản lý, giảng viên và
sinh viên nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng QL HĐ DHTT tại trường ĐHĐL.
7.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu bằng thống kê tốn học.
Phương pháp này được sử dụng với mục đích tổng hợp thống kê số liệu điều
tra, xử lý, phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài từ bảng hỏi.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, danh
mục các bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trường
Đại học
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại
trường Đại học Điện lực
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trường
Đại học Điện lực


4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi
Nhìn nhận dưới góc độ hình thức dạy học, DHTT được coi là một loại hình
dạy học từ xa. Việc dạy từ xa thông qua công nghệ thông tin, internet chỉ mới xuất
hiện lần đầu vào khoảng những năm 1980 – đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời
của thuật ngữ “E-learning”.
Ở bậc Đại học, năm 1999 có trên 1000 trường Đại học triển khai các khóa
học trực tuyến E – learning, tuy nhiên khơng hồn tồn thay thế cho việc học truyền
thống tại trường lớp, chỉ mang tính bổ trợ.
DHTT ban đầu, chủ yếu được hiểu là sử dụng môi trường công nghệ thông
tin, môi trường internet để hướng dẫn người học từ xa, cung cấp cho người học
các tài liệu, giao bài tập gián tiếp qua internet. Sau này sự phát triển của một số
nền tảng ứng dụng như MS Team, Zoom, Google meet, LMS … đã tạo ra mơi
trường học tập mang tính tương tác, người dạy, người học có thể trao đổi học tập
trực tiếp với nhau.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến DHTT, cũng như
QL DHTT ở các cấp học. Qua khảo sát, phân tích các nghiên cứu có đề cập đến
những vấn đề này, chúng tôi thu thập được một số kết quả sau:
Về các nghiên cứu tính hiệu quả và hạn chế của hoạt động DHTT:
Để so sánh hiệu quả của dạy trực tuyến so với dạy trực tiếp và hình thức lớp
học đảo ngược; hai tác giả HusamAldamen, ShahriarSaadullah đã nghiên cứu ở
122 sinh viên trong một khóa học Nhập mơn Quản lý. Kết quả cho thấy hình thức
dạy trực tuyến và lớp học đảo ngược có hiệu quả cao hơn so với học truyền thống.
Phần lớn sinh viên cho rằng, khi học trực tuyến, việc tiếp cận tài liệu, bài giảng trở

lên dễ dàng hơn; q trình trực tuyến khơng bị gián đoạn bởi đường truyền, thì việc
tương tác, trao đổi diễn ra bình thường; quan trọng là sinh viên và giảng viên có thể
trao đổi, thảo luận mọi lúc mọi nơi ngay cả ngoài giờ học trên hệ thống trực tuyến
5


[43].
Năm 2021, các tác giả Preethi Sheba Hepsiba Darius,  Edison Gundabattini,
Darius Gnanaraj Solomon đã khảo sát 450 sinh viên tại các trường Đại học ở Nam
Ấn Độ để đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học trực tuyến, kết quả cho thấy
việc trao đổi bằng các bài giảng điện tử, video, các hình ảnh động, sử dụng các tiện
ích của phần mềm dạy học ... giúp sinh viên hào hứng hơn với việc tìm hiểu, trao
đổi kiến thức [52].
Nghiên cứu của Wei Bao tại Đại học Bắc Kinh cho thấy; để dạy học trực
tuyến hiệu quả cần đảm bảo 5 nguyên tắc sau: Thứ nhất là thời gian học tập, độ khó
của kiến thức phải phù hợp với sinh viên; thứ hai là tốc độ giảng dạy, sự phân phối
thông tin, kiến thức; thứ ba sự cung cấp tài liệu trước, trong và sau khi học; thứ 4 là
tính hiệu quả của hệ thống cơ sở vật chất dạy học trực tuyến; cuối cùng là chuẩn bị
kế hoạch liên tục, có chương trình đào tạo trực tuyến cụ thể [36].
Theo nghiên cứu của Picciano, A. G., Dziuban, C. D., & Graham, C. R. (2013)
về việc triển khai đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Central Florida – nơi triển
khai đào tạo trực tuyến từ rất sớm, từ 8 môn học trực tuyến với 125 sinh viên tham
gia vào năm 1997 đã tăng lên 503 môn học với 13,600 sinh viên theo học. Nhà
trường cũng đã tiếp tục tăng số lượng lớp học trực tuyến sau khi nhận ra điểm số
của sinh viên cao hơn và chi phí chi trả cho cơ sở vật chất giảm đáng kể. [51].
Nghiên cứu này cho thấy, E-learning tạo môi trường học tập chủ động; nghĩa là
với các nội dung được triển khai hồn tồn trực tuyến, sinh viên có thể làm chủ
được việc học của mình. Người học có thể học theo tốc độ của riêng mình, được
lựa chọn phương pháp học tập phù hợp nhất và nhận được những phản hồi nhanh
chóng từ giảng viên về các hoạt động học tập. Bên cạnh đó, người học cịn có thể

học ở bất kì nơi đâu chỉ cần có kết nối Internet, điều này giúp giảm thiểu được
thời gian của người học, giúp cho họ có nhiều thời gian tập trung cho việc học và
tăng kết quả học tập.
Kaur M. (2013) cho rằng việc áp dụng E-learning cho phép giảng viên tích
hợp được nhiều công cụ truyền đạt thông tin như video bài giảng, các cuộc thảo
luận trực tuyến… giúp giảng viên nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin

6


trong giảng dạy. Đồng thời, E-learning giúp giảng viên có thể theo dõi học viên một
cách dễ dàng. Giảng viên có thể đánh giá người học thơng qua cách trả lời các bài
kiểm tra hoặc các chủ đề thảo luận trên diễn đàn. Điều này cũng giúp đánh giá một
cách công bằng học lực của người học. Đối với các tổ chức giáo dục, E-learning giúp
giảm được các chi phí như chi phí đầu tư cho phịng học. Bên cạnh đó, giảng viên đại
học ngồi u cầu đứng lớp, họ còn phải dành thời gian cho nghiên cứu khoa học,
tham gia hội thảo, tư vấn nghề nghiệp… Do đó, đào tạo trực tuyến giúp Nhà trường
giải quyết những khó khăn về thời gian cho giảng viên. Đào tạo trực tuyến cho phép
giảng viên mang bài giảng của mình đến hàng trăm người học (Kaur, M. 2013) [45].
Đối với xã hội, E-learning giúp thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập và
học tập suốt đời. Vì những hạn chế của mơ hình học tập truyền thống, nên chỉ
những ai vượt qua các kỳ thi, học có đủ điều kiện về thời gian và tài chính thì mới
có thể vào được giảng đường đại học. Nhưng với đào tạo trực tuyến, cơ hội học tập
có thể mở ra với hầu hết mọi người khi mà họ không cần đến lớp, với kết nối
Internet là đã có thể nghe được những bài giảng của giảng viên. Các khóa học
miễn phí của các trường đại học qua hình thức MOOC giúp sinh viên đang học
hoặc đã ra trường có thể dễ dàng bổ sung các kiến thức và kỹ năng mới cần thiết
cho công việc hiện tại và sau này (Rennie, F., & Morrison, T., 2013) [54].
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận những thách thức mà phương
thức đào tạo này phải đối mặt (Arkorful & Abaidoo, 2014; Mirjana, 2010; Hiếu,

2017) [35], [10], [49]:
- Sự hiểu biết của xã hội và hành lang pháp lý cho E-learning là rất quan
trọng để có thể mở rộng áp dụng phương thức E-learning trong đào tạo truyền thống
bên cạnh đào tạo từ xa. Vấn đề thừa nhận bằng cấp của các hình thức đào tạo trực
tuyến vẫn là một thách thức lớn của E-learning.
- Nguồn lực đầu tư cho E-learning không hề nhỏ. Bên cạnh đó, sự thay đổi
nhanh chóng về cơng nghệ cũng là bài toán nan giải cho các nhà đầu tư: cơng nghệ
tốn kém và mang tính rủi ro cao bởi công nghệ nhanh lạc hậu và thường thay đổi.
Kinh nghiệm cho thấy nhiều tập đồn cơng nghệ lớn trên thế giới đã thất bại khi đầu
tư cho E-learning. Những thất bại này có thể được lý giải bởi sự phức tạp của giáo
dục và công nghệ.
7


- Sự tương tác giữa người dạy và người học vẫn bị hạn chế, đặc biệt đối với
các môn học thực hành hay có nhiều khái niệm mới, địi hỏi phải có sự giải thích,
hướng dẫn thao tác từ phía người dạy, cũng như tư duy logic và việc thực hành từ
phía người học. Có thể nói, cho đến nay mặc dù một số công nghệ về thực tế ảo đã
được ứng dụng, E-learning chưa thể thay thế được các hoạt động liên quan đến rèn
luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng thao tác và vận động.
Về nghiên cứu các mơ hình đào tạo trực tuyến:
Mơ hình “E-Learning Quality Model”
Theo Upadhyaya và Mallik (2013), trong hệ thống đào tạo trực tuyến, không
chỉ liên quan đến quá trình tương tác giữa người dạy và người học, quá trình này
cịn là một hệ thống kỹ thuật – xã hội. Mơ hình đào tạo trực tuyến này được đề xuất
để xem xét, đánh giá nhất quán tác động của nội dung phương tiện, loại ngôn ngữ
và mức độ tương tác nhận thức của người học về chất lượng đào tạo trực tuyến [56].
Mơ hình “Success factor model for elearning” do Bani-Salameh và cộng sự
(2015) đề xuất 05 yếu tố chính tác động đến chất lượng trong môi trường học trực
tuyến, bao gồm [40]:

Yếu tố con người: những người tham gia vào quá trình học trực tuyến bao
gồm người học, người dạy và chuyên viên quản lý. Các đặc điểm của người dạy,
người học: tâm thế, kinh nghiệm, nhu cầu, năng lực, văn hóa ... là những vấn đề tạo
nên hành vi cảu con người trong quá trình dạy và học trực tuyến.
Sự tương tác: đây là yếu tố quan trọng để tạo ra sự kết nối giữa người dạy,
người học; đào tạo trực tuyến cần đảm bảo sự trao đổi thông tin giữa những người
học với nhau, giữa người học với người dạy và chuyên viên quản lý, chuyên viên kỹ
thuật, đồng thời đảm bảo chất lượng của các cơng cụ tương tác trong q trình trực
tuyến. Một hệ thống đào tạo trực tuyến thành cơng ít nhất phải cho phép người dùng
tham gia nhiều vào môi trường học tập.
Các khóa học trực tuyến: Chương trình đào tạo trực tuyến cần được thiết kế
tốt về nội dung, các hoạt động dạy và học, phương pháp, hình thức, cách thức kiểm

8


tra đánh giá cũng như các hoạt động hỗ trợ, tư vấn học tập (Annika Andersson &
Ake Gronlund, 2009).
Môi trường học trực tuyến: bao gồm các yếu tố thuộc về internet, mạng xã
hội, công nghệ, kỹ thuật, các công cụ, ứng dụng dạy và học trực tuyến. Môi trường
đào tạo trực tuyến hiệu quả cần hỗ trợ cho người dạy trình bày bài giảng tốt và tăng
cường sự trải nghiệm trong lớp học theo nhu cầu người học, giúp người học có thể
truy cập dễ dàng để sử dụng tài nguyên và tương tác (Lim và cộng sự, 2013;
Sanchez-Franco, 2010).
Phản hồi: Quá trình đánh giá chất lượng và sự trải nghiệm của người dạy và
người học về môi trường trực tuyến.
Mơ hình “Extended E-learning success”
Anita Lee-Post (2009) đề cập đến vai trò của nhà quản trị trong việc thiết lập
các chính sách và hệ thống hỗ trợ cho người dạy, ngoài các yếu tố về người học,
người dạy. Để thúc đẩy quá trình dạy và học trực tuyến, nhà trường, công tác quản

lý cần chú trọng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phương tiện công nghệ, tốc độ đường
truyền internet; các ưu đãi, tài trợ, giải thưởng ... [34]
Mơ hình “Measuring E-learning systems success”
Theo Hassanzadeh, Kanaani & Elahi (2012); hiệu quả của quá trình đào tạo
trực tuyến phụ thuộc vào mức độ hài lòng, thỏa mãn của người dạy và người học.
Trong q trình tham gia mơi trường đào tạo trực tuyến, họ có cảm thấy thoải mái,
q trình tương tác diễn ra có thuận lợi, nền tảng trực tuyến ứng dụng vào dạy và
học có dễ sử dụng. Có thể nói, thành cơng của đào tạo trực tuyến phụ thuộc vào cảm
nhận của người dạy và người học; họ có cảm thấy rằng được cung cấp một hệ thống
đào tạo tốt, hiệu quả; đảm bảo việc dạy và học [41].
Về các nghiên cứu cấu trúc, thành phần của phương thức đào tạo trực tuyến:
Theo Khan (2005), khung phân tích này là kết quả của quá trình nghiên cứu
trong suốt giai đoạn 1997-2005 nhằm trả lời cho câu hỏi “Cần gì để cung cấp một
mơi trường học linh hoạt cho người học trên tồn cầu?”. Qua q trình nghiên cứu,
tác giả đã xác định được nhiều yếu tố cần thiết để có thể xác lập một mơi trường
học có ý nghĩa, trong đó giữa các yếu tố lại có mối liên hệ qua lại mật thiết với
9


nhau. Tác giả đã nhóm các yếu tố này thành 8 khía cạnh chính như sau: tổ chức
(institutional), quản lý (management), kỹ thuật (technological), sư phạm
(pedagogical), đạo đức (ethical), giao diện (interface design), hỗ trợ (resource
support), và đánh giá (evaluation) [46].
Cụ thể như sau:
- Tổ chức: Tác giả sử dụng thuật ngữ này tập trung vào các khía cạnh quản lý
(administrative affairs) và học thuật (academic affairs) và dịch vụ sinh viên (student
services). Các vấn đề cụ thể hơn trong khía cạnh quản lý có thể kể ra là khảo sát nhu
cầu, quản trị thay đổi, lập và quản lý ngân sách, tiếp thị, quan hệ với các đối tác và
trường bạn, chiêu sinh và tuyển sinh, học bổng, hỗ trợ tài chính, đăng ký học và
đóng học phí, hoạt động cựu sinh viên, …; khía cạnh học thuật bao gồm các vấn đề

như kiểm định, chất lượng giảng dạy, hỗ trợ giảng viên, tổ chức lớp học, …; các
hoạt động liên quan đến dịch vụ sinh viên bao gồm thư viện, thư quán, định hướng
học tập, phát triển kỹ năng học tập, tham vấn, tư vấn, …Như vậy có thể thấy thuật
ngữ tổ chức ở đây trên thực tế bao hàm gần như các hoạt động cần thiết và phổ
biến của công tác tổ chức và hỗ trợ giảng dạy và học tập của một trường.
- Sư phạm (Pedagogical): Khía cạnh này của e-learning bao gồm các vấn đề liên
quan đến giảng dạy như phân tích nội dung, phân tích người học, phân tích mục tiêu,
các phương pháp và chiến lược giảng dạy. Một số phương pháp và tiếp cận có thể
được sử dụng bao gồm: trình bày, thực hành, hướng dẫn, kể chuyện, thực địa, v.v…
- Công nghệ (Technology): Như tên gọi, khía cạnh này xem xét tất cả các vấn
đề liên quan đến cơ sở hạ tầng công nghệ của môi trường e-learning, bao gồm
các kế hoạch về cơ sở hạ tầng (các kế hoạch về công nghệ, các tiêu chuẩn, siêu dữ
liệu, v.v…), các vấn đề liên quan đến cả thiết bị phần cứng lẫn phần mềm (ví dụ các
hệ thống quản lý học tập).
- Giao diện (Interface Design): Bao gồm các khía cạnh liên quan đến giao diện của
các chương trình e-learning, khía cạnh này bao gồm cả thiết kế trang, thiết kế về nội
dung, cách di chuyển giữa các trang, các thành phần, tính dễ sử dụng và dễ truy cập.
- Đánh giá (Evaluation): Bao gồm đánh giá người học, đánh giá việc giảng dạy
và đánh giá môi trường học tập.
- Quản trị (Management): Bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến duy trì mơi
10


trường học tập và phổ biến thông tin.
- Hỗ trợ (Resource Support): Bao gồm hỗ trợ trực tuyến (ví dụ hỗ trợ tư vấn
học tập, hỗ trợ kỹ thuật, tham vấn nghề nghiệp và các hỗ trợ trực tuyến khác), các
nguồn lực (cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến) cần thiết để tạo lập một môi trường học
tập thuận lợi.
- Đạo đức (Ethical): Khía cạnh này liên quan đến việc xem xét các tác động xã
hội-chính trị, các thiên kiến, tính đa dạng hóa về văn hóa, đa dạng hóa về địa lý, đa

dạng hóa của người học, ... và cả các vấn đề liên quan đến pháp lý.
Sau Khan (2005), Andersson và Grưnlund (2009) đã thực hiện một cơng trình
lược khảo tổng quan về các thách thức trong triển khai e-learning tại các nước
phát triển và đang phát triển. Kết quả nhóm các thách thức thành bốn khía cạnh là:
Người học, Cơng nghệ, Khóa học và Bối cảnh. Bên cạnh đó, tác giả phân tích các
vấn đề thách

thức trong phạm vi các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Kết quả cho thấy ở các nước phát triển, các thách thức được đề cập nhiều nhất liên
quan đến khía cạnh Người học (26 trong số 30 cơng trình nghiên cứu) trong khi đó
ít liên quan nhất là về Bối cảnh (2 trong số 30 cơng trình). Cịn lại, vấn đề liên quan
đến khóa học được đề cập ở 17 cơng trình và vấn đề cơng nghệ có 7 cơng trình đề
cập. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, vấn đề liên quan đến Người học lại ít
được chú trọng (6 trong 30 cơng trình đề cập) trong khi đó Khóa học và Bối cảnh lại
được chú ý nhiều và tương đương nhau (được đề cập trong 23 và 21 cơng trình) kế
đó là cơng nghệ (18 cơng trình). Như vậy, tầm quan trọng của các vấn đề sẽ có sự
thay đổi tùy theo ngữ cảnh vĩ mơ của mơi trường triển khai elearning. Điểm chung
có thể xác định là các vấn đề liên quan đến Khóa học nhìn chung có tầm quan trọng
ở bất kể mơi trường nào. Trong khi đó, việc các yếu tố Cơng nghệ ít là một thách
thức ở các nước phát triển có thể hiểu được do nền tảng công nghệ tại các quốc gia
này đã phát triển cao và do đó đã đáp ứng yêu cầu công nghệ của việc triển khai Elearning. Gợi ý khác từ khảo lược này là vai trò của các yếu tố bối cảnh cần phải
được xem xét đúng mức trong việc hoạch định các chính sách liên quan đến elearning tại Việt Nam, bên cạnh yếu tố cơng nghệ và khóa học [33].

11


Một cơng trình khảo lược tổng quan khá chi tiết gần đây về các yếu tố ngăn trở
sự thành công của E-learning là cơng trình của Ali và nhóm đồng tác giả (2018).
Các tác giả xem xét 259 cơng trình có liên quan đến các yếu tố ngăn trở sự thành

cơng của e-learning được cơng bố trên các tạp chí uy tín trong giai đoạn 1990-2016.
Sử dụng kỹ thuật phân tích hỗn hợp, các tác giả xác định được 68 yếu tố có thể gây
ngăn trở cho sự thành cơng của e-learning. Các khía cạnh này được tác giả đề nghị
gộp thành ba chiều là Sư phạm, Công nghệ, và Người học [32].
Trong nghiên cứu thực nghiệm, Puri (2012) tiến hành một khảo sát trên 214
người học ở cả hai bậc cử nhân và cao học và xác định 6 trong số các yếu tố do
Khan đề xuất có tác động đến sự thành công của e-learning (xếp theo thứ tự quan
trọng) là sư phạm, thể chế, công nghệ, đánh giá, hỗ trợ, và giao diện. Musa và
Othman (2012) khảo sát 850 sinh viên bậc cử nhân cũng tìm thấy công nghệ là yếu
tố quan trọng nhất, bên cạnh ba yếu tố khác là sự tham gia của người học, vai trò
của người dạy trong thúc đẩy tương tác, thảo luận, và việc cung cấp tài liệu học tập
kịp thời trên hệ thống. Như vậy các cơng trình thực nghiệm nhìn chung xác nhận
các yếu tố do Khan đề xuất, với mức độ quan trọng khác nhau tùy từng bối cảnh,
nhưng nổi bật là các yếu tố công nghệ và người học [50], [53].
Tóm lại, nghiên cứu về đào tạo trực tuyến, DHTT là những vấn đề được nhiều
nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp ba khía
cạnh được nhiều tác giả quan tâm là các nghiên cứu về thuận lợi, tính hiệu quả và
các hạn chế của DHTT; các nghiên cứu về mơ hình đào tạo trực tuyến và các phân
tích về thành phần, yếu tố, cấu trúc của phương thức đào tạo này. Về vấn đề đào tạo
trực tuyến, đã có một số tác giả đề cập đến khía cạnh quản lý, quản trị; các khía
cạnh này được nhìn nhận tổng quát trong bối cảnh có liên quan đến các yếu tố thành
phần như người dạy, người học, công nghệ ... Chưa có nhiều nghiên cứu phân tích
cụ thể hoạt động QL DHTT.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ 2013 đến nay có khá nhiều Nghị quyết, Quyết định của Nhà
nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành, có đề cập đến phát triển, ứng dụng
cơng nghệ vào giáo dục đào tạo và phát triển đào tạo trực tuyến. Có thể kể đến:
12



- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 - 11 – 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01-7-2014 về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển
công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
- Luật Công nghệ thông tin giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều
kiện hoạt động giáo dục và đào tạo, công nhận giá trị pháp lý của văn bằng, chứng
chỉ trong hoạt động giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng và thực hiện kiểm
định chất lượng giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng.
- Quyết định số 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/01/2017 phê
duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các
hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025".
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt “Chương trình
Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
- Chính phủ (2020), Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện các
biện pháp cấp bách phịng, chống dịch COVID-19.
- Thơng tư số 20/2020/TT-BGDĐT, Quy định chế độ làm việc của giảng viên
cơ sở giáo dục Đại học.
Việc ban hành các Nghị quyết, Thông tư trên là tiền đề cho thấy, việc áp dụng
đào tạo trực tuyến ở bậc Đại học rất được sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ,
Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục Đào tạo. Có thể nói đây là những thuận lợi về
chính sách trong đào tạo trực tuyến tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu khoa học đề cập đến dạy và học trực tuyến đã
được thực hiện từ những năm 2010. Tuy nhiên, thời gian đó, các nghiên cứu chủ
yếu xem xét các khía cạnh ưu điểm, hạn chế của E – learning và những định hướng
phát triển đào tạo trực tuyến ở Việt Nam.
Năm 2012, khi đề cập đến E – learning, tác giả Trịnh Văn Biều cho rằng đào
tạo trực tuyến là một phương pháp đào tạo tiên tiến, tồn diện, có khả năng kết nối
và chia sẻ tri thức rất hiệu quả. Sự ra đời của E-learning đã đánh dấu bước ngoặt

13


mới trong việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giáo dục
và đào tạo. Tác giả đã tổng quan về: khái niệm, các loại hình đào tạo, đặc điểm và
các lợi ích của E-learning [3].
Năm 2015, trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về việc sử dụng phương thức đào
tạo trực tuyến trong và ngoài nước, tác giả Nguyễn Minh Tân đã trình bày các cơ sở
khoa học và căn cứ thực tiễn của việc tổ chức triển khai phương thức đào tạo này tại
các trường đại học nói chung và tại Đại học Thái Ngun nói riêng, trong đó, tập
trung phân tích một số tiền đề quan trọng và cần thiết là hệ thống Quản lí học tập
(LMS), Quản lí nội dung (LCMS) và Cơng cụ xây dựng bài giảng (Authoring tools)
dưới góc độ kĩ thuật và công nghệ. Tác giả cũng mô tả và sơ đồ hóa một số mơ hình
thiết kế hệ thống E-Learning, qua đó, đề xuất quy trình triển khai thí điểm tổ chức
hổ trợ đào tạo trực tuyến, áp dụng cho một số môn cơ bản tại Đại học Thái Nguyên
từ năm học 2014 – 2015 [24].
Theo tác giả Nguyễn Tấn Cơng (2017), các khóa học trực tuyến mở là xu
hướng phát triển của giáo dục đại học. Khóa học trực tuyến mở (Massive Open
Online Course - MOOC) là một mơ hình đào tạo trực tuyến từ xa kiểu mới, được áp
dụng ở nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới hiện nay. Mơ hình này nhận
được sự quan tâm của các nhà giáo dục. Với sự phát triển nhanh chóng trong những
năm trở lại đây, MOOC đã khiến cho việc học trở nên thuận lợi cho mọi người vì có
thể học tập ở mọi nơi và hơn thế nữa tiêu chí của mơ hình này hồn tồn là miễn
phí. Tác giả Nguyễn Tấn Cơng đã giới thiệu tổng qt mơ hình khóa học trực tuyến
mở, phân tích những ưu điểm cũng như hạn chế của mơ hình này so với mơ hình
đào tạo truyền thống và sự triển của khóa học trực tuyến mở tại Việt Nam [4].
Năm 2017, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia, do Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh chủ trì, Nghiên cứu về phương thức học tập, đào tạo dựa trên
công nghệ thông tin (E-learning) trong giáo dục Đại học và đào tạo trực tuyến mở
dành cho đại chúng MOOCs (Massive Online Open Courses): Kinh nghiệm thế giới

và ứng dụng tại Việt Nam. Đây là 1 trong những đề tài quy mô nhất, nghiên cứu về
E – learning ở bậc Đại học cũng như hướng đến việc đào tạo đại chúng được thực
hiện trong năm 5 (từ 2017 – 2022). Đề tài đã tổng quan được các xu hướng dạy, học
14


×