Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Căng thẳng và kiệt sức nghề nghiệp ở nhân viên y tế tham gia chống dịch covid 19 tại tp hồ chí minh vai trò và yếu tố trung gian nâng đỡ xã hội và sức bật tinh thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

VƯƠNG NGUYỄN TOÀN THIỆN

CĂNG THẲNG VÀ KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP
Ở NHÂN VIÊN Y TẾ THAM GIA CHỐNG DỊCH COVID - 19
TẠI TPHCM: VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ TRUNG GIAN
NÂNG ĐỠ XÃ HỘI VÀ SỨC BẬT TINH THẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ LÂM SÀNG

Thành phố Hồ Chí Minh, 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

VƯƠNG NGUYỄN TOÀN THIỆN

CĂNG THẲNG VÀ KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP
Ở NHÂN VIÊN Y TẾ THAM GIA CHỐNG DỊCH COVID - 19
TẠI TPHCM: VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ TRUNG GIAN
NÂNG ĐỠ XÃ HỘI VÀ SỨC BẬT TINH THẦN

Chuyên ngành: Tâm lý học Lâm sàng
Mã số học viên: 19831040234

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ LÂM SÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Xuân Điệp


Thành phố Hồ Chí Minh, 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV
KHOA TÂM LÝ HỌC

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Vương Nguyễn Toàn Thiện
Ngành học: Tâm lý Lâm sàng
Tên đề tài luận văn thạc sĩ: CĂNG THẲNG VÀ KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở NHÂN VIÊN
Y TẾ THAM GIA CHỐNG DỊCH COVID - 19 TẠI TPHCM: VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ
TRUNG GIAN NÂNG ĐỠ XÃ HỘI VÀ SỨC BẬT TINH THẦN
Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS Ngô Xuân Điệp
Điện thoại liên hệ: 0917284002

Email:

Các nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo đúng kết luận của hội đồng Chấm luận
văn thạc sĩ, chi tiết thể hiện ở bảng sau:
STT

1

2


3

4

Luận văn đã bảo vệ

Luận văn chỉnh sửa

Nội dung phải chỉnh sửa

Nội dung đã chỉnh sửa

Trang

Thêm phần Tóm tắt luận Đã thêm phần tóm tắt ii
văn, từ khố

luận văn

Trình bày theo APA format

Đã trình bày theo APA
format

Xem lại các lỗi đánh máy Đã chỉnh sửa các lỗi 49
(Vd “trung giai”)

đánh máy


Bổ sung lý do nghiên cứu Đã bổ sung lý do nghiên 3
và đóng góp đề tài

cứu và đóng góp đề tài

Vấn đề pilot của trình tự Đã trình bày quy trình 26, 27, 28
5

chuyển ngữ bảng hỏi test

chuyển ngữ các thang
đo.

6

Trình bày rõ thống kê phân Đã trình bày thống kê 31, 32
tích trung gian

phân tích trung gian

i


7

Giải thích kết quả biểu đồ Đã giải thích kết quả 51, 52
biểu đồ 3.5

3.5


Giải thích chiều mũi tên mơ Đã xác định chiều mũi 21
8

hình nghiên cứu đề xuất tên mơ hình nghiên cứu
(Biểu đồ 1.3)

đề xuất (Biểu đồ 1.3)

Trình bày các cơng cụ thu Đã trình bày các công cụ 28, 29
9

thập số liệu

thu thập số liệu cụ thể
được

sử

dụng

trong

nghiên cứu
Điều chỉnh nhầm lẫn đánh Đã điều chỉnh các nhận 41
10

giá “thấp hơn” thay vì “cao xét chính xác với kết quả
hơn”

11


nghiên cứu

Trình bày bảng 3.10 đúng Đã trình bày tất cả các 49
chuẩn APA

bảng đúng chuẩn APA

TP.HCM, ngày tháng năm 2023
Xác nhận của GVHD

Người chỉnh sửa

TS Ngô Xuân Điệp

Vương Nguyễn Toàn Thiện

Chủ tịch hội đồng

TS Nguyễn Thị Vân

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu được tiến hành nhằm: (1) tìm hiểu mức độ căng thẳng và kiệt sức nghề
nghiệp do COVID-19 và (2) dự đoán của căng thẳng do COVID-19, sức bật tinh thần, nâng
đỡ xã hội đối với kiệt sức nghề nghiệp trong bối cảnh chống dịch COVID-19 ở nhân viên y tế
và xác định yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa căng thẳng và kiệt sức nghề nghiệp vì
COVID-19 ở đối tượng các nhân viên y tế tham gia cơng tác phịng chống dịch tại TP.HCM.

Nghiên cứu cắt ngang định lượng được thực hiện từ tháng 05/2021 đến tháng 12/2021
tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 trên địa bàn bằng bảng hỏi bao gồm:
(1) thang đo PSS-10-C nhằm đánh giá stress do COVID-19; (2) thang đo COVID-19-BS
nhằm đánh giá kiệt sức do COVID-19; (3) thang sức bật tinh thần BRS và (4) thang đánh giá
nâng đỡ xã hội MSPSS. Các thang đo này đều đảm bảo dộ tin cậy thông qua quy trình chuyển
ngữ và nghiên cứu thử nghiệm.
Nghiên cứu thực tiễn được tiến hành trên 232 nhân viên y tế và kết quả ghi nhận tỷ lệ
nhân viên y tế có căng thẳng nghề nghiệp liên quan đến COVID-19 là 75,6%; tỷ lệ nhân viên
y tế có căng thẳng nghề nghiệp liên quan đến COVID-19 là 96,12% trong đó 28,02 kiệt sức
nghề nghiệp ở mức độ cao và 68,10% ở mức độ thấp. Khơng có sự khác biệt về mức độ stress
do COVID 19 ở nhân viên y tế chống dịch tại TPHCM giữa các yếu tố nhân khẩu. Ghi nhận
mức độ stress do COVID 19 của nhân viên y tế chống dịch tại TPHCM công tác tại cơ sở y tế
công stress do COVID 19 cao hơn nhân viên tại cơ sở y tế tư và cơ sở y tế khác. Về tần suất
về nhà trong giai đoạn chống dịch cũng tạo ra sự khác biệt khi mức độ stress do COVID 19
của nhân viên y tế đi về về nhà sau 03 tuần stress hơn nhân viên đi về hằng ngày và đi về sau
02 tuần, nhân viên y tế về nhà về nhà sau 03 tuần stress hơn từ 03 tuần trở lên. Về nhân khẩu,
nhân viên y tế độc thân gặp tình trạng kiệt sức nghề nghiệp do COVID 19 cao hơn nhân viên
y tế đã kết hơn. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở nhân

iii


viên y tế công tác trong thời gian chống dịch tại cơ sở y tế tư thấp cao hơn công tác ở cơ sở y
tế công và tại cơ sở điều trị dã chiến.
Căng thẳng do COVID 19 gia tăng có thể làm tăng nguy cơ Kiệt sức nghề nghiệp do
COVID 19 ở nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu ghi nhận căng thẳng có thể trực tiếp dẫn đến
kiệt sức nghề nghiệp do COVID ở nhân viên y tế hoặc thông qua yếu tố sức bật tinh thần khi
căng thẳng nghề nghiệp làm giảm mức độ sức bật tinh thần và từ đó làm tăng kiệt sức nghề
nghiệp. Như vậy, sức bật tinh thần của nhân viên y tế có thể làm giảm thiểu các tác động của
kiệt sức sức nghề nghiệp do COVID 19. Không ghi nhận sự đóng góp ý nghĩa của biến số

nâng đỡ xã hội trong mơ hình. Như vậy, chưa đủ cơ sở kết luận nâng đỡ xã hội làm giảm thiểu
tác động tiêu cực của kiệt sức nghề nghiệp do COVID 19 ở nhân viên y tế.
Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng cấp quản lý cần nhận thức đúng về tình trạng kiệt sức
nghề nghiệp ở nhân viên y tế để có sự điều chỉnh trong hoạt động quản lý, phân phối nhân sự.
Ngồi ra cần xây dựng các chương trình tham vấn stress nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe tinh
thần, gia tăng sức bật tinh thần cho nhân viên y tế, nhất là những nhân viên y tế công tác tại
các khoa cấp cứu, hồi sức, bệnh nặng, điều trị dài ngày…

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và được trích dẫn rõ ràng theo đúng quy định. Nếu có
điều gì sai sót, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 03 năm 2023
Tác giả luận văn

Vương Nguyễn Toàn Thiện

v


LỜI CẢM ƠN
Nếu đại học là một cuộc gặp gỡ, quan sát và tìm hiểu ban đầu với tâm lý học, thì cao
học là cơ hội để tơi nghiên cứu và trải nghiệm sâu hơn cùng ngành khoa học đầy thú vị này.
Các kiến thức và khám phá của quá trình nghiên cứu đã giúp tơi củng cố nền tảng lý thuyết và
thực hành lâm sàng một cách sâu sắc hơn.
Trên hành trình học tập đã qua, tơi may mắn được sự hướng dẫn, dạy bảo đầy tâm
huyết của quý thầy cô khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

TPHCM. Chính thái độ làm việc hết mình, sống chết với ngành, với nghề và với cộng đồng từ
quý thầy cô là tấm gương sống động cho tơi trong hành trình theo đuổi nghề nghiệp của mình.
Cách riêng, tơi xin gửi lời cám ơn đến tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, trưởng khoa Tâm lý học
và cũng là người hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện luận văn cao học. Thầy ln nhiệt
tình chỉ dẫn, góp ý giúp tơi trong q trình tìm kiếm ý tưởng, xây dựng đề cương và thực hiện
nghiên cứu.
Tôi xin cám ơn bố mẹ, em trai và cả gia đình mình. Chính họ là nguồn lực vững chắc
để tơi có điều kiện hoàn tất luận văn này.
Cám ơn những anh chị em đồng nghiệp, thân hữu trong ngành y, ngành tâm lý học đã
đóng góp những dữ liệu cho nghiên cứu này và hỗ trợ tơi hồn thành luận văn một cách tốt
nhất. Chúng ta chính là nhân chứng cho một thời kỳ kinh hoàng đã qua của đại dịch COVID
19. Đề tài này cũng ghi dấu một số hiện thực đau thương đã xảy ra với nhân loại, trong đó có
mỗi người chúng ta.
Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh cao điểm chống dịch căng thẳng, chắc chắn
sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót ở nhiều mặt. Tơi rất mong được nhận các ý kiến đóng
góp của quý thầy cô, đồng nghiệp và độc giả để đề tài này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

vi


MỤC LỤC
Trang
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ ..................................................... i
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... v
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... vi
MỤC LỤC ............................................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................. x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 5
1.1 Định nghĩa các thuật ngữ trong nghiên cứu..................................................................... 5
1.2 Tổng quan về dịch COVID-19 ...................................................................................... 11
1.3 Các yếu tố liên quan đến căng thẳng và kiệt sức nghề nghiệp ở nhân viên y tế ........... 16
1.4 Mơ hình trung gian của yếu tố nâng đỡ xã hội và sức bật tinh thần với căng thẳng và
kiệt sức nghề nghiệp ở nhân viên y tế tham gia chống dịch COVID-19 ............................. 20
1.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................................. 22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 25
2.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 25
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 25
2.3 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................................... 25
2.4 Cỡ mẫu .......................................................................................................................... 25
2.5 Thích nghi bảng hỏi ....................................................................................................... 26

vii


2.6 Công cụ thu thập số liệu ................................................................................................ 28
2.7 Các biến số nghiên cứu .................................................................................................. 29
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá ...................................................................................................... 30
2.9 Phương pháp phân tích số liệu....................................................................................... 31
2.10 Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................................... 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 33
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 33
3.2 Đánh giá chung về thực trạng căng thẳng do COVID-19 ở nhân viên y tế ................... 35
3.3 Đánh giá chung về thực trạng kiệt sức nghề nghiệp do COVID-19 ở nhân viên y tế ... 42
3.4 Mơ hình mối liên hệ giữa sức bật tinh thần và nâng đỡ xã hội với căng thẳng và kiệt

sức nghề nghiệp do COVID-19 ........................................................................................... 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ..................................................................................................... 54
4.1 Đặc điểm nhân viên y tế trong nghiên cứu .................................................................... 54
4.2 Căng thẳng do dịch COVID-19 ở nhân viên y tế .......................................................... 55
4.3 Kiệt sức nghề nghiệp do COVID-19 ở nhân viên y tế .................................................. 58
4.4 Mơ hình trung gian dự đốn mối liên hệ căng thẳng và kiệt sức nghề nghiệp do
COVID-19 ........................................................................................................................... 64
4.5 Hạn chế của nghiên cứu................................................................................................. 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 67

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APA

American Psychological Association
Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ

ASD

Acute stress disorder
Chứng rối loạn stress cấp

BRS

Brief Resilience Scale
Thang đo sức bật tinh thần rút gọn

CDC


Centers for Disease Control
Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật

COVID-19-BS

COVID-19 Burnout Scale
Thang đo kiệt sức nghề nghiệp liên quan COVID-19

cs

Cộng sự

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTB

Điểm trung bình

KTC

Khoảng tin cậy

MSPSS

Multidimensional Scale of Perceived Social Support
Thang đánh giá nâng đỡ xã hội


PSS-10-C

Perceived Stress Scale 10 item COVID
Thang đo nhận thức về căng thẳng liên 10 câu hỏi liên
quan đến COVID

UBND

Uỷ ban nhân dân

TPHCM

Thành phố

WHO

World Health Organizetion
Tổ chức Y tế thế giới

ix


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Nội dung bảng hỏi về kiệt sức nghề nghiệp ở nhân viên y tế tham gia chống dịch tại
TPHCM .................................................................................................................................... 29
Bảng 3.1 Đặc điểm cá nhân và công việc của mẫu khách thể.................................................. 33
Bảng 3.2 Điểm căng thẳng do COVID-19 ở nhân viên y tế .................................................... 35
Bảng 3.3 Biểu hiện căng thẳng do COVID-19 ở nhân viên y tế .............................................. 37
Bảng 3.4 Các yếu tố nhân khẩu liên quan đến căng thẳng do COVID-19 ở nhân viên y tế .... 39

Bảng 3.5 Các yếu tố công việc liên quan đến căng thẳng do COVID-19 ở nhân viên y tế ..... 40
Bảng 3.6 Điểm kiệt sức nghề nghiệp do COVID-19 ở nhân viên y tế ..................................... 42
Bảng 3.7 Biểu hiện kiệt sức nghề nghiệp do COVID-19 ở nhân viên y tế .............................. 44
Bảng 3.8 Các yếu tố nhân khẩu liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp do COVID-19 ở nhân viên
y tế ............................................................................................................................................ 47
Bảng 3.9 Các yếu tố công việc liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp do COVID-19 ở nhân viên
y tế ............................................................................................................................................ 48
Bảng 3.10 Tương quan giữa căng thẳng và kiệt sức nghề nghiệp do COVID-19 với sức bật
tinh thần và nâng đỡ xã hội ...................................................................................................... 49
Bảng 3.11 Mơ hình hồi quy tuyến tính dự đoán căng thẳng do COVID-19 ở nhân viên y tế . 50
Bảng 3.12 Mơ hình hồi quy tuyến tính dự đoán kiệt sức nghề nghiệp do COVID-19 ở nhân
viên y tế .................................................................................................................................... 50
Bảng 4.1 Tỷ lệ căng thẳng ở bác sĩ và điều dưỡng trong các nghiên cứu ................................ 55
Bảng 4.2 Tỷ lệ kiệt sức ở bác sĩ và điều dưỡng trong các nghiên cứu ..................................... 58

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1 Mơ hình stress của tác giả Hans Selye (1974) ........................................................ 6
Biểu đồ 1.2 Mô hình JD-R của tác giả Ting Zhou (2022) ....................................................... 20
Biểu đồ 1.3 Mơ hình trung gian của yếu tố nâng đỡ xã hội và sức bật tinh thần với căng thẳng
và kiệt sức nghề nghiệp ............................................................................................................ 21
Biểu đồ 3.1 Phân bố điểm căng thẳng ở nhân viên y tế ........................................................... 36
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ căng thẳng do COVID-19 ở nhân viên y tế ................................................ 39
Biểu đồ 3.3 Phân bố điểm kiệt sức nghề nghiệp do COVID-19 ở nhân viên y tế.................... 43
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ kiệt sức nghề nghiệp do COVID-19 ở nhân viên y tế ................................. 46
Biểu đồ 3.5 Mơ hình mối liên hệ giữa căng thẳng, kiệt sức nghề nghiệp do COVID-19 với sức
bật tinh thần và nâng đỡ xã hội ................................................................................................ 51


xi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 (COVID-19) được ghi nhận lần
đầu ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, sau đó nhanh chóng lan rộng ra
khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, trường hợp đầu tiên được
phát hiện vào tháng 01 năm 2020. Kể từ đó, Việt Nam đã trải qua 03 đợt bùng phát dịch và
hiện đang trải qua đợt dịch thứ tư với số lượng người nhiễm trong cộng đồng và tử vong vì
cao đột biến (Open Development Vietnam, 2020).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến ngày 07 tháng 08 năm 2021, đã ghi nhận 116
250 trường hợp dương tính với COVID-19 (HCDC, 2021). Số lượng nhân viên y tế đang
tham gia công tác điều trị COVID-19 tại các bệnh viện, cơ sở cách ly tại thành phố Hồ Chí
Minh là 1936 người bao gồm nhân sự của thành phố và các địa phương khác tham gia hỗ trợ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch, ngày 22 tháng 07 năm 2021, Ủy ban Nhân dân
Thành phố đã đề xuất tăng cường thêm 7000 nhân viên y tế tham gia hỗ trợ (Báo Tuổi trẻ,
2021). Theo thống kê của Cơng đồn Y tế Việt Nam, đến ngày 09 tháng 8 năm 2021, đã có
hơn 2300 nhân viên y tế bị lây nhiễm COVID-19 khi làm việc, ba người trong số đó tử vong
(Lê Nga, 2021). Ngày 04 tháng 9 năm 2021, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 7330/BYTKCB báo động về tình trạng người hành nghề tự ý bỏ vị trí cơng tác, khơng thực hiện đầy đủ
chức trách, nhiệm vụ được phân công. Điều này cho thấy thực tế nhân viên y tế tham gia
phòng chống dịch đang gặp nhiều khó khăn và dẫn tới tình trạng bỏ việc.
Các nghiên cứu trong giai đoạn COVID trên khắp thế giới ghi nhận tình trạng nhân
viên y tế tuyến đầu tham gia vào việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 phải đối mặt
nhiều hơn với áp lực quá lớn dẫn đến căng thẳng tâm lý. Các nghiên cứu cho thấy nhân viên y
tế báo cáo tình trạng kiệt quệ về thể chất và tinh thần – do những tình huống khó khăn lâm
sàng và tổn thương về mặt đạo đức đối với sự dày vò của những quyết định sinh tử cần được
đưa ra nhanh chóng và khơng có sự hỗ trợ của các quy trình chăm sóc tối ưu, nỗi đau mất mát

1



bệnh nhân và đồng nghiệp, và nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và gia đình họ (Leo et al.,
2021; Søvold et al., 2021; The Lancet, 2020)
Nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây cũng đã chỉ ra tình trạng nhân viên y tế đối
mặt với nguy cơ cao tự sát là hệ quả của căng thẳng, kiệt sức nghề nghiệp (Holmes et al.,
2020; Luceño-Moreno et al., 2020; Reger et al., 2020),. Mức độ trầm cảm và kiệt sức do khối
lượng công việc quá tải và thiếu hụt nhân viên y tế cũng được ghi nhận tại Ý (Francesco &
Gabriella, 2021). Nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra sức bật tinh thần là yếu tố trung gian
trong tương quan giữa căng thẳng vì COVID-19 và kiệt sức nghề nghiệp vì COVID-19
(Yıldırım et al., 2022). Yếu tố sức bật tinh thần và nâng đỡ xã hội được xem như như đặc
điểm tính cách giúp các cá nhân chống lại tác động của nghịch cảnh hoặc sự kiện đau buồn
(Matsumoto, 2009).
Sức bật tinh thần có tương quan tỷ lệ thuận với nâng đỡ xã hội (Taş, 2019). Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra tương quan giữa sức bật tinh thần, nâng đỡ xã hội đối với các yếu tố
khác nhau như: sức bật tinh thần và nâng đỡ xã hội có tương quan tỷ lệ nghịch với tình trạng
nghiện Internet (Taş, 2019), ảnh hưởng nâng đỡ xã hội đến trầm cảm, lo âu của phụ nữ
(Nguyễn Văn Mạnh, 2016), sức bật tinh thần sau sang chấn của cựu chiến binh (King et al.,
1999). Tianya Hou và cộng sự (2020) đã chứng minh vai trò trung gian của sức bật tinh thần
trong mối liên hệ giữa nâng đỡ xã hội và sức khỏe tinh thần của nhân viên y tế trong cơn dịch
bệnh (Hou et al., 2020). Nghiên cứu cộng đồng tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ ra sức bật tinh thần
đóng vai trị trung gian giữa căng thẳng và kiệt sức vì COVID-19 (Yıldırım, 2020). Bên cạnh
đó, nghiên cứu của Murat Yıldırım và cộng sự (2022) cũng đưa ra mơ hình trong đó sự lạc
quan (optimism) và kết nối xã hội (social connectedness) đóng vai trị trung gian trong mối
liên hệ giữa căng thẳng và tình trạng kiệt sức vì COVID-19 ở đối tượng nhân viên y tế
(Yıldırım et al., 2022). Trong giai đoạn kiểm soát dịch COVID-19 tại Trung Quốc, đã có
nghiên cứu về vai trị trung gian của nâng đỡ xã hội và khả năng phục hồi ảnh hưởng tác động

2



lên mức độ căng thẳng do COVID-19 và các triệu chứng rối loạn stress cấp (ASD) trên nhóm
đối tượng sinh viên đại học (Yang et al., 2021). Tuy nhiên, trên nhóm đối tượng nhân viên y
tế, mặc dù tác giả tìm kiếm rộng rãi, nhưng vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu xác định vai trò
trung gian của nâng đỡ xã hội và sức bật tinh thần trong tương quan giữa căng thẳng và kiệt
sức nghề nghiệp.
Vì vậy, mục tiêu của luận văn này mong muốn tìm hiểu mức độ dự đoán của căng
thẳng do COVID-19, sức bật tinh thần, nâng đỡ xã hội đối với kiệt sức nghề nghiệp trong bối
cảnh chống dịch Covid-19 ở nhân viên y tế và xác định yếu tố trung gian trong mối quan hệ
giữa căng thẳng và kiệt sức nghề nghiệp vì COVID-19 ở đối tượng các nhân viên y tế tham
gia công tác phòng chống dịch tại TP.HCM. Trong nghiên cứu này, sức bật tinh thần
(resilience) và nâng đỡ xã hội (social support) được xem như hai yếu tố trung gian giữa sự tác
động của sự căng thẳng do COVID-19 tác động đến kiệt sức nghề nghiệp ở đối tượng nhân
viên y tế đang tham gia cơng tác phịng chống dịch tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu sẽ là căn
cứ cho những đề xuất về chương trình can thiệp để nâng cao sức bật tinh thần và nâng đỡ xã
hội nhằm giảm mức độ kiệt sức vì COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.

3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được xây dựng với các mục tiêu như sau:
1. Tổng hợp và trình bày một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về căng thẳng do
COVID-19, tình trạng kiệt sức nghề nghiệp do COVID-19 ở đối tượng nhân viên y tế chống
dịch; các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trên như nâng đỡ xã hội và sức bật tinh thần để hình
thành nên cơ sở lý luận cho đề tài này.
2. Phân tích thực trạng căng thẳng do COVID-19, kiệt sức do COVID-19, nâng đỡ xã
hội và sức bật tinh thần ở nhân viên y tế tham gia chống dịch tại TPHCM trong thời gian bùng
phát dịch bệnh năm 2021.
3. Xác định mơ hình trung gian các yếu tố có liên quan đến căng thẳng và kiệt sức

nghề nghiệp do COVID-19 ở nhân viên y tế tham gia chống dịch.
4. Đề xuất một số kiến nghị chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên y tế tham gia
chống dịch và giảm mức độ kiệt sức nghề nghiệp ở các đối tượng trên.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa các thuật ngữ trong nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm căng thẳng
Thuật ngữ ‘stress’ hay được dịch là ‘căng thẳng’ được sử dụng rộng rãi hiện nay được
đặt ra bởi Hans Selye vào năm 1936. Ông là một trong những nhà khoa học tiên phong định
nghĩa căng thẳng một cách khoa học thông qua các nghiên cứu cụ thể. Căng thẳng được định
nghĩa là "phản ứng không cụ thể của cơ thể đối với bất kỳ nhu cầu thay đổi nào" (Hans Selye,
1976). Khái niệm này đã có tác động rộng rãi đến cộng đồng khoa học trong nhiều lĩnh vực
như y học, tâm lý học và thậm chí cả chăn ni động vật (Tan & Yip, 2018).
Mặc dù căng thẳng thường được biết đến là có ý nghĩa tiêu cực nhưng Selye (1974) đã
chỉ ra rằng căng thẳng có hai mặt bao gồm căng thẳng tốt (eustress) và căng thẳng xấu (đau
khổ) (Goldberger & Breznitz, 2010). Eustress được hiểu là kết quả của các yếu tố gây căng
thẳng có lợi có liên quan đến cảm xúc tích cực, sức khỏe và hiệu suất tối ưu và có khả năng
cải thiện chất lượng cuộc sống. Những phản ứng căng thẳng này sẽ giúp chúng ta có thể
nhanh chóng lấy lại năng lượng mà khơng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe khi vượt qua.
Yếu tố gây căng thẳng này thường sẽ ở một mức chịu đựng nhất định và có thể kiểm sốt
được trong một thời gian nhất định tùy cơ địa mỗi người. Mặc dù vậy, nếu căng thẳng trở nên
quá mức hoặc xảy ra với tần suất lặp đi lặp lại trong thời gian dài, nó sẽ dẫn đến tình trạng
đau khổ (Le Ferve et al., 2006). Cụ thể, nó sẽ gây ra các triệu chứng của cơ thể con người như
đau đầu (Chen, 2009), trầm cảm (Kagee et al., 2018) hoặc lo lắng (McFarland & Shaffer,
2018).

5



Biểu đồ 1.1 Mơ hình stress của tác giả Hans Selye (1974)

Nói một cách dễ hiểu hơn, từ điển tâm lý học Hoa Kỳ (2021) đã định nghĩa căng thẳng
là “phản ứng sinh lý hoặc tâm lý đối với các tác nhân gây căng thẳng bên trong hoặc bên
ngoài” (APA, 2021). Do đó, căng thẳng là phản ứng bình thường đối với các vấn đề mà con
người gặp phải hàng ngày, nhưng nếu khơng được kiểm sốt tốt, nó có thể khiến cuộc sống bị
đảo lộn hoàn toàn.
Trong một nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân viên y
tế, có tới 45% nhân viên y tế thường xuyên lo lắng nhiễm bệnh đặc biệt tại khoa Giải phẫu
bệnh, Pháp y. Bên cạnh đó, nhân viên y tế tại khoa Tâm thần, Cấp cứu và Gây mê hồi sức là
tỷ lệ căng thẳng cao nhất (Hà Thế Tấn, 2010). Cũng theo nghiên cứu này, nhóm nhân viên y
tế từng bị lây nhiễm bệnh trong q trình cơng tác có tỷ lệ căng thẳng cao gấp 2.5 lần.
Nghiên cứu trên đối tượng điều dưỡng tại bệnh viện nhi Thái Bình chỉ ra yếu tố gây
stress nhiều nhất cho các điều dưỡng đến từ việc bệnh nhi và thân nhân có những địi hỏi bất
hoặc có những lời nói lăng mạ, sỉ nhục (Tăng Thị Hảo et al., 2019). Tại ba tuyến bệnh viện ở
Cần Thơ và Hậu Giang, tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng ở mức cao chiếm đến 45,2%,
mức trung bình chiếm 42.8% (Lê Thành Tài et al., 2008). Tại bệnh viện Đa khoa Sài Gịn,
khảo sát chỉ ra có 100% nhân viên y tế thường xuyên gặp căng thẳng từ công việc (Phan Thị

6


Mỹ Linh, 2005). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn đo lường đánh giá chủ quan của đối
tượng về các tình huống căng thẳng trong cuộc sống mà cụ thể là đại dịch theo thang đo căng
thẳng cảm nhận liên quan đến đại dịch COVID-19 (PSS-10-C) (Campo-Arias et al., 2020).
1.1.2 Khái niệm kiệt sức nghề nghiệp
Kiệt sức nghề nghiệp (Burnout) là một khái niệm được Freudenberger đưa ra vào năm
1974 để mô tả trạng thái kiệt sức về mặt cảm xúc và tinh thần. Nó bao gồm các dấu hiệu thể

lý như cảm giác kiệt sức và mệt mỏi, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, khó thở, khó ngủ. Người
trong tình trạng kiệt sức nghề nghiệp cũng khó giữ cảm xúc ổn định thường tức giận, kích
động trước các kích thích từ bên ngồi. Kiệt sức nghề nghiệp thường dễ xảy ra ở những người
tận tâm và cam kết với công việc (Freudenberger, 1974). Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp
(BOS) là trải nghiệm mệt mỏi trong thời gian dài và giảm mức độ động lực và hứng thú với
công việc, dẫn đến giảm năng suất lao động. Tình trạng này diễn ra có thể do người lao động
đối diện với quá nhiều áp lực trong môi trường làm việc nhưng không thể phục hồi (Embriaco
et al., 2007).
Kiệt sức nghề nghiệp được Maslach và Jackson phát triển thành mơ hình kiệt sức gồm
3 khía cạnh: kiệt quệ về cảm xúc, phi nhân hoá mối quan hệ và giảm thiểu cảm giác hoàn
thành cá nhân. Theo các tác giả trên, khi một nhân viên ở trong trạng thái kiệt sức nghề
nghiệp, họ sẽ cảm thấy khơng cịn khả năng cống hiến, có những thái độ thô lỗ, phản ứng tiêu
cực với khách hàng. Ngồi ra, họ cịn cảm thấy khơng hài lịng với bản thân và thành tích của
mình trong cơng việc (Maslach & Jackson, 1981). Trong đó, cạn kiệt cảm xúc được xem là
yếu tố cốt lõi của kiệt sức nghề nghiệp (Maslach et al., 2001). Ban đầu, kiệt sức nghề nghiệp
được cho rằng có liên quan đến các ngành dịch vụ làm việc với con người (Maslach &
Jackson, 1981). Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này, nhiều yếu tố như áp lực thời gian, khả
năng kiểm soát thấp, mối quan hệ với đồng nghiệp hoặc với người giám sát, đặc điểm cá nhân
đều có thể tác động tới tình trạng kiệt sức nghề nghiệp (Maslach et al., 2001).

7


1.1.3 Khái niệm sức bật tinh thần
Từ năm 1973, Garmezy đã đề cập đến khái niệm sức bật tinh thần (resilience) đã được
đề cập trong nghiên cứu của mình (Garmezy, 1973). Đến năm 1980, các nghiên cứu về trẻ em
có cha mẹ mắc tâm thần phân liệt cũng chú ý đến sức bật tinh thần như một chủ đề đáng được
quan tâm và nghiên cứu sâu (Masten et al., 1990). Sức bật tinh thần là kết quả của việc thích
ứng thành công với nghịch cảnh (Zautra et al., 2010), được mơ tả là khả năng chịu đựng
những thất bại, thích nghi một cách tích cực và phục hồi từ các nghịch cảnh (Luthar &

Cicchetti, 2001). Hơn nữa, sức bật tinh thần được giải thích là khả năng bật dậy sau những
trải nghiệm cảm xúc tiêu cực và thích ứng một cách linh hoạt với những yêu cầu thay đổi của
các trải nghiệm gây căng thẳng (Lazarus, 1993)
Các yếu tố của sức bật tinh thần được cho là khác nhau và thay đổi tùy vào các giai
đoạn khác nhau của cuộc đời con người (Tusaie & Dyer, 2004). Các nghiên cứu cho rằng sức
bật tinh thần chia làm 2 yếu tố là nội lực và từ mơi trường. Trong đó, yếu tố nội lực thể hiện ở
các khía cạnh như tính sáng tạo (Simonton, 2000), hài hước (Masten, 1994), sự lạc quan, trí
thơng minh (Chang & Sanna, 2001; Tusaie-Mumford, 2001). Yếu tố môi trường ảnh hưởng
đến sức bật tinh thần bao gồm nâng đỡ xã hội được nhận thức hoặc cảm giác sự kết nối và các
sự kiện trong cuộc sống (Masten, 1994). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn định nghĩa sức
bật tinh thần gồm các yếu tố khả năng phục hồi, các đặc điểm cá nhân, phong cách ứng phó,
các mối quan hệ xã hội… để hướng đến việc giảm thiểu các hệ quả tiêu cực về cảm xúc, triệu
chứng cơ thể do ảnh hưởng của các sự kiện tiêu cực bên ngoài (Smith et al., 2008) . Khái
niệm này sẽ được đo lường bằng thang Brief Resilience Scale (BRS) (Smith et al., 2008).
Một số ý kiến cho rằng sức bật tinh thần là một khái niệm mang tính chất bẩm sinh nội
tại (Ungar, 2008). Các lý thuyết khác cho rằng sức bật tinh thần có thể cải thiện hoặc suy
thối (Steinhardt & Dolbier, 2008). Bên cạnh đó, lại có nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng phục
hồi là kết quả của tương tác giữa cá nhân và môi trường và các quá trình phát triển sự an lành

8


cũng như bảo vệ trước các yếu tố rủi ro (Zautra et al., 2010). Theo APA: “sức bật tinh thần
liên quan đến các hành vi, suy nghĩ và hành động mà bất kỳ ai cũng có thể học hỏi và phát
triển” (APA, 2012). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có xu hướng hay ra ngồi, tập thể
dục nhiều và nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, những người thân quen có sức bật tinh
thần cao hơn. Những người có giấc ngủ tốt và cầu nguyện thường xuyên cũng được ghi nhận
sức bật tinh thần cao (Killgore et al., 2020). Như vậy, theo nghiên cứu trên, sức bật tinh thần
tâm lý khi đối mặt với đại dịch có liên quan đến các yếu tố có thể tác động và cải thiện
(Killgore et al., 2020).

Nghiên cứu trên nhóm đối tượng điều dưỡng chỉ ra việc phát triển và tăng cường sức
bật tinh thần có thể giúp giảm khả năng bị tổn thương khi đối diện với khó khăn tại nơi làm
việc (Jackson et al., 2007). Đồng thời, khi so sánh sự khác nhau của nhóm các bác sĩ bị kiệt
sức nghề nghiệp và nhóm khơng gặp tình trạng này, sức bật tinh thần được cho là một yếu tố
quan trọng tạo nên sự khác biệt (Fox et al., 2018).
1.1.4 Khái niệm nâng đỡ xã hội
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nâng đỡ xã hội (social support). Cobb (1976) đã
xác định ba thành phần của nâng đỡ xã hội gồm: được chăm sóc và yêu thương; được công
nhận và tôn trọng; được thuộc về một mạng lưới giao tiếp như là thành viên của một nhóm
(Cobb, 1976).
Theo từ điển Tâm lý học Cambridge, nâng đỡ xã hội được định nghĩa là sự giúp đỡ,
nâng đỡ tinh thần cho người khác, đặc biệt là trong những tình huống gây căng thẳng
(Matsumoto, 2009). Nâng đỡ xã hội còn được xem là q trình giao tiếp qua lại (có lời hoặc
không lời) để cải thiện cảm nhận của một cá nhân về năng lực, khả năng ứng phó, ý thức giá
trị bản thân, sự thuộc về (Mattson & Hall, 2011). Các định nghĩa trên dù có những điểm khác
biệt nhưng mang tính bổ sung cho nhau. Theo Gerrig và cộng sự (2002) thì ba nguồn lực là
viện trợ vật chất, hỗ trợ thông tin và hỗ trợ cảm xúc xã hội từ những người xung quanh để

9


giúp cá nhân ứng phó với những khó khăn và căng thẳng mà họ gặp phải trong cuộc sống
được xem là nâng đỡ xã hội. Tuy nhiên, tác giả Samuel và cộng sự đã định nghĩa nâng đỡ xã
hội là sự nâng đỡ về tinh thần hoặc giúp đỡ hữu hình khi có nhu cầu bởi thành viên trong gia
đình, bạn bè và những người quan trọng khác (Samuel & Burger, 2020). Tác giả quyết định
chọn định nghĩa theo Samuel và cộng sự để thực hiện nghiên cứu cho bài luận văn này.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của nâng đỡ xã hội trong quá trình điều trị các bệnh
lý. Cụ thể, nâng đỡ xã hội có tương quan với khả năng đáp ứng với điều trị bệnh lý liên quan
đến căng thẳng (Berle et al., 1952), tốc độ phục hồi nhanh chóng cũng như rút ngắn khoảng
thời gian nằm viện ở bệnh nhân (Leigh et al., 1972). Tác giả Cohen đã đưa ra hai mơ hình

trong đó nâng đỡ xã hội tác động chính đến sự an lành (well being) của con người và nâng đỡ
xã hội đóng vai trị trung gian (buffering model) bảo vệ con người khỏi những tác động bất lợi
do sự kiện căng thẳng gây ra (Cohen & Wills, 1985). Bên cạnh đó, nâng đỡ xã hội còn được
xem như một biện pháp hỗ trợ để ứng phó với những trải nghiệm căng thẳng ở những công
nhân thất nghiệp (Gore, 1973). Hơn nữa, nó cịn được xem như yếu tố trung gian trong tác
động giữa các sự kiện căng thẳng và các thay đổi trong cuộc sống (Dean et al., 1981). Nâng
đỡ xã hội gồm 2 loại là các giúp đỡ nhận được (received social support) và các giúp đỡ nhận
thức được (perceived social support). Trong đó, giúp đỡ cảm nhận được đóng vai trò dự báo
quan trọng với trạng thái an lành (well-being) của tâm lý (Aranda & Castaneda, 2001). Các
giúp đỡ xã hội nhận được là sự mô tả về các kiểu giúp đỡ xã hội và mức độ mà một người
nhận được. Trong khi đó, nhận thức nâng đỡ xã hội là sự đánh giá về chất lượng và sự sẵn có
của các kiểu giúp đỡ xã hội (Lakey & Cohen, 2000). Trong nghiên cứu này chúng tôi đo
lường nhận thức nâng đỡ xã hội trên cả ba kiểu của nâng đỡ xã hội theo thang
Multidimensional Scale of Perceived Social Support (MSPSS) (Zimet et al., 1988).

10


1.1.5 Khái niệm nhân viên y tế
CDC Hoa Kỳ định nghĩa nhân viên y tế bao gồm bác sĩ, y tá, nhân viên y tế khẩn cấp,
chuyên gia nha khoa và sinh viên, sinh viên y tế và điều dưỡng, kỹ thuật viên phịng thí
nghiệm, dược sĩ, tình nguyện viên bệnh viện và nhân viên hành chính. Theo thơng tư số
28/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê
ngành Y tế đã định nghĩa khái niệm nhân viên y tế là toàn bộ số lao động hiện đang công
tác trong các cơ sở y tế (kể cả công và tư, kể cả biên chế và hợp đồng) (Bộ Y tế, 2019). Vì
thế, trong nghiên cứu này, khách thể nghiên cứu chúng tôi lựa chọn là các bác sĩ, điều dưỡng,
nhân viên tâm lý – xã hội, hành chính, hậu cần… đang tham gia cơng tác phịng chống dịch
COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu khơng chọn mẫu là các đối tượng tình
nguyện viên tham gia chống dịch COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.2 Tổng quan về dịch COVID-19

1.2.1 Dịch tễ học dịch COVID-19
COVID-19 là bệnh do một loại virus có tên SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ động vật
gây ra, được biết đến từ tháng 12/2019 sau báo cáo về các trường hợp “viêm phổi do virus”
xảy ra ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Bệnh lây truyền chính qua tiếp xúc
trực tiếp và các giọt bắn đường hơ hấp, nhanh chóng thành dịch bệnh khó kiểm soát lây lan
khắp Trung Quốc và các nước, gây ra rất nhiều người chết. 30 tháng 1 năm 2020, WHO tuyên
bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu (Di Nardo et al., 2021; Harapan et al., 2020). Bên cạnh
khủng hoảng về y tế với các ca mắc mới, tử vong liên tục tăng, đại dịch COVID-19 còn đẩy
thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kinh tế kết hợp.
Tại Việt Nam, theo CDC, đại dịch bùng phát khắp nơi từ 22 tháng 1 năm 2020, tính
đến cuối năm 2021 đã trải qua bốn làn sóng lây nhiễm, với nhiều ca mắc mới, tử vong gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, y tế của một nước vẫn cịn nhiều khó khăn (Cổng thông
tin Bộ Y tế, 2021).

11


Theo WHO, thời gian từ khi tiếp xúc với COVID-19 đến khi bắt đầu có triệu chứng
trung bình từ 3-5 ngày, có thể từ ngày 1-14, với một loạt các triệu chứng được báo cáo từ
bệnh nhẹ đến nặng, phổ biến nhất là sốt, ho khan, mệt mỏi đến mất vị giác, khứu giác, hoang
mang, khó thở, v.v... Trong số những người nhiễm COVID-19, hầu hết - khoảng 80% khỏi
bệnh mà không cần điều trị tại bệnh viện. Khoảng 15% bị bệnh nặng cần thở Oxy và 5% bệnh
năng cần được chăm sóc đặc biệt. Các biến chứng dẫn tới tử vong có thể bao gồm: suy hơ
hấp, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng, huyết khối
tắc mạch, suy đa cơ quan với tổn thương tại tim, gan, thận. Hiện các nhà khoa học vẫn đang
nỗ lực tìm kiếm và phát triển các phương pháp điều trị COVID-19, tuy nhiên tính tới thời
điểm hiện tại vẫn chỉ là điều trị các triệu chứng, điều trị bệnh nền kèm theo và điều trị biến
chứng của bệnh. Điều trị nguyên nhân bệnh với thuốc kháng virus như Remdesivir,
Favipiravir gần đây có Molnupiravir được bán theo toa bác sĩ tại các nhà thuốc), kháng thể
kháng virus (Casirivimab, imdevimab, bamlanivimab, etesevimab) hay thuốc ức chế

Interleukin-6 (Tocilizumab) được WHO khuyến cáo sử dụng và được Bộ Y tế Việt Nam cấp
phép lưu hành vẫn cịn nhiều khó khăn trong nguồn thuốc, giá thành, thủ tục tiếp cận, cũng
như cần thêm nhiều nghiên cứu khẳng định hiệu quả.
Các biện pháp phịng bệnh chính hiện nay là tiêm phịng vắc xin, phát hiện sớm ca
bệnh để cách ly hiệu quả và đảm bảo trang bị phòng hộ cá nhân cho người có nguy cơ phơi
nhiễm. Trong đó, một số vaccine được WHO xác nhận được sử dụng trong tiêm ngừa
COVID-19, vắc xin giúp bảo vệ người bệnh nhiễm chống lại tình trạng bệnh nặng, giảm nguy
cơ tử vong, ngồi ra cũng cho thấy giúp giảm khả năng truyền virus cho người khác, tuy
nhiên kể cả khi đã được tiêm ngừa thì vẫn có nguy cơ bị bệnh và vẫn có khả năng truyền virus
cho người khác. Việc dịch bệnh xảy ra trên toàn cầu với tốc độ lây lan nhanh, nguồn lực kinh
tế, y tế không đủ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát hiện sớm, tổ chức cách ly hiệu quả và
đảm bảo trang bị phòng hộ cá nhân.

12


×