Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên môn mỹ thuật cho trẻ từ 4 12 tuổi ở các cơ sở dạy học mỹ thuật trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 166 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THANH LOAN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN MÔN MỸ THUẬT
CHO TRẺ TỪ 4-12 TUỔI Ở CÁC CƠ SỞ DẠY HỌC MỸ THUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MS: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ (ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU)

TP. HỒ CHÍ MINH – 2/2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THANH LOAN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN MÔN MỸ THUẬT
CHO TRẺ TỪ 4-12 TUỔI Ở CÁC CƠ SỞ DẠY HỌC MỸ THUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MS: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ (ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU)


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO THỊ CHÂU THUỶ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2/2023


i

LỜI TRI ÂN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô khoa Giáo Dục trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ chí Minh đã giảng dạy và truyền
thụ kiến thức, truyền lửa yêu nghề cũng như kinh nghiệm nghiên cứu cho tôi.
Tôi rất biết ơn quãng thời gian ngắn được học tại trường/khoa nhưng đã giúp tôi
học tập và ứng dụng được nhiều vốn hiểu biết về chuyên ngành Giáo dục/ Quản lý Giáo
dục vào công việc giảng dạy chuyên mơn Mỹ thuật của mình.
Xin cảm ơn sự hỗ trợ của các cán bộ Phòng sau Đại học, Thư viện và văn phòng
Khoa Giáo Dục cũng như bạn bè cùng niên khố K2/2020 đã hỗ trợ và giúp tơi hồn
thành Luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi đến Cô TS. Cao Thị Châu Thuỷ lời cảm ơn chân thành,
người đã định hướng, giúp đỡ, góp ý tỉ mỉ cho tơi hồn tất nghiên cứu một cách cẩn
thận nhất.
Dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu để hoàn thành luận văn, song thiết nghĩ
đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi kính mong sẽ nhận được sự nhận xét và
góp ý của các q Thầy Cơ, các chun gia trong ngành quản lý giáo dục, các cán bộ
nghiên cứu và các bạn đồng nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh, 28 tháng 02, năm 2023
Tác giả luận văn

Lê Thanh Loan



ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Lê Thanh Loan, học viên cao học lớp Quản lý giáo dục K2/2020
Khoá học: 2020 – 2022, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác và luận văn tuân thủ các
quy định về trích dẫn, liệt kê tài liệu tham khảo của cơ sở đào tạo.

Thành phố Hồ Chí Minh, 28 tháng 02, năm 2023
Tác giả luận văn

Lê Thanh Loan


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1

CBQL

Các bộ quản lý

2


CS

Cơ sở

3

CSGD

Cơ sở giáo dục

4

CSVC

Cơ sở vật chất

5

ĐTB

Điểm trung bình

6

ĐLC

Độ lệch chuẩn

7


GV

Giáo viên

8

HĐGD

Hoạt động giảng dạy

9

MT

Mỹ thuật

10 NQL

Nhà quản lý

11 NTN

Nhà thiếu nhi

12 PPDH

Phương pháp dạy học

13 QL


Quản lý

14 QLGD

Quản lý giảng dạy

15 SL

Số lượng

16 XH

Xếp hạng


iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.2.1. Kết quả thống kê số lượng NQL và GV được khảo sát của nhóm 1 ....... 50
Bảng 2.2.2. Kết quả thống kê số lượng NQL và GV được khảo sát của nhóm 2 ....... 50
Bảng 2.2.3. Kết quả thống kê số lượng NQL và GV được khảo sát của nhóm 3 ....... 50
Bảng 2.2.4. Quy ước thang đo...................................................................................... 51
Bảng 2.2.5. Kết quả thống kê mẫu hợp lệ thu được tại các cơ sở ................................ 53
Bảng 2.3.1. Thâm niên làm việc tại cơ sở .................................................................... 53
Bảng 2.3.2. Trình độ chun mơn ................................................................................ 54
Bảng 2.3.3. Hình thức làm việc .................................................................................... 54
Bảng 2.3.4. Giáo trình dạy học..................................................................................... 55
Bảng 2.3.5. Kết quả nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động giảng dạy
môn Mỹ thuật ở CSGD ngoại khoá của NQL và GV .................................................. 56
Bảng 2.3.6. Kết quả quản lý việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy của giáo viên ........... 58

Bảng 2.3.7. Kết quả quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV ...... 62
Bảng 2.3.8. Kết quả quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên .............. 67
Bảng 2.3.9. Kết quả quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của giáo viên
đối với trẻ em học môn Mỹ thuật tại CSGD ................................................................ 73
Bảng 2.3.10. Kết quả Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ cho hoạt
động giảng dạy tại CSGD dạy học Mỹ thuật ngoại khoá ............................................. 78
Bảng 2.4. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến quản lý HĐGD
của giáo viên môn Mỹ thuật tại các CSGD dạy học Mỹ thuật ngoại khố .................. 82
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất đối với
các CSGD ngoại khố của nhóm 1............................................................................. 101
Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất đối với
các CSGD ngoại khố của nhóm 2............................................................................. 104
Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất đối với
các CSGD ngoại khố của nhóm 3............................................................................. 108


v

DANH MỤC MÃ HỐ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

NHĨM 1
1

CS1

NTN TP1

2

CS2


NTN Q62

3

CS3

NTN Q123
NHÓM 2

1

CS1

MTB Q101

2

CS2

MTB Q102

3

CS3

MTB Q103
NHÓM 3

1


CS1

TĐN Q301

2

CS2

TKL QGV2

3

CS3

KAT Q303


vi

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn .........................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................3
4.1 Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 4
4.2 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 4
5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4

6.1 Về nội dung nghiên cứu .....................................................................................4
6.2 Về không gian nghiên cứu .................................................................................4
6.3 Khách thể khảo sát .............................................................................................5
6.4 Về thời gian nghiên cứu .....................................................................................5
7. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................5
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận .......................................................5
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................5
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................................5
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn hỏi ý kiến chuyên gia ........................................5
7.2.3 Phương pháp quan sát ................................................................................5
7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm ...........................................................6
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu ...........................................................6
8.1 Về mặt lý luận ....................................................................................................6
8.2 Về mặt thực tiễn .................................................................................................6
9. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA
GIÁO VIÊN MÔN MỸ THUẬT CHO TRẺ TỪ 4-12 TUỔI .................................7
1.1 Tổng quan nghiên cứu ..........................................................................................7
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước.......................................................................7
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................................9


vii

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài ...................................................................11
1.2.1 Khái niệm Quản lý ..........................................................................................11
1.2.2 Khái niệm Quản lý giáo dục .............................................................................12
1.2.3 Khái niệm Hoạt động giảng dạy .......................................................................14
1.2.4 Khái niệm Quản lý hoạt động giảng dạy .........................................................15
1.2.5 Khái niệm Mỹ thuật, môn Mỹ thuật .................................................................16

1.2.6 Khái niệm Cơ sở dạy học Mỹ thuật .................................................................17
1.3 Lý luận về hoạt động giảng dạy môn Mỹ thuật cho trẻ em từ 4 – 12 tuổi ....18
1.3.1 Đặc điểm của trẻ em từ 4-12 tuổi .....................................................................18
1.3.2 Các giai đoạn hình thành và phát triển ngơn ngữ tạo hình của trẻ em .............20
1.3.3 Đặc điểm của hoạt động giảng dạy môn Mỹ thuật cho trẻ em từ 4-12 tuổi .....21
1.3.4 Mục tiêu giảng dạy môn Mỹ thuật ...................................................................23
1.3.5 Nội dung giảng dạy môn Mỹ thuật ...................................................................24
1.3.6 Phương pháp giảng dạy môn Mỹ thuật ............................................................26
1.3.7 Hình thức giảng dạy mơn Mỹ thuật..................................................................27
1.3.8 Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Mỹ thuật .......................28
1.4 Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy Mỹ thuật cho trẻ từ 4 – 12 tuổi ........29
1.4.1 Quản lý việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy của giáo viên môn Mỹ thuật .........30
1.4.2 Quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên môn Mỹ thuật ........32
1.4.3 Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên môn Mỹ thuật ...........34
1.4.4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Mỹ thuật .............36
1.4.5 Quản lý cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy ...........37
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giảng dạy Mỹ thuật ................38
1.5.1 Các yếu tố chủ quan ...........................................................................................38
1.5.2 Các yếu tố khách quan .......................................................................................39
Kết luận chương 1 ....................................................................................................42
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO
VIÊN CHO TRẺ TỪ 4-12 TUỔI Ở CÁC CƠ SỞ DẠY HỌC MỸ THUẬT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................43
2.1 Tổng quan về các cơ sở dạy học Mỹ thuật cho trẻ em từ 4-12 tuổi ở Thành
phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................43


viii

2.1.1 Mục tiêu và chức năng đào tạo.........................................................................44

2.1.2 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................45
2.1.3 Đối tượng trẻ em theo học (học sinh)...............................................................48
2.2 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................48
2.1.1 Công cụ nghiên cứu và mô tả mẫu khảo sát .....................................................48
2.2.2 Quy ước thang đo .............................................................................................50
2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ..........................................................................51
2.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .........................................................................53
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên cho trẻ từ 4-12 tuổi ở
các cơ sở dạy học Mỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh .......................................53
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động giảng dạy ở
các cơ sở dạy học Mỹ thuật ..............................................................................55
2.3.2. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy của giáo viên ở các cơ sở
dạy học Mỹ thuật ..............................................................................................57
2.3.3. Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên ở
các cơ sở dạy học Mỹ thuật ..............................................................................62
2.3.4. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên ở các cơ sở
dạy học Mỹ thuật ..............................................................................................67
2.3.5. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các cơ sở dạy
học Mỹ thuật .....................................................................................................73
2.3.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy
ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật ...........................................................................78
2.4. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến quản lý hoạt động
giảng dạy của giáo viên ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật ...............................................82
2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các cơ sở dạy học
Mỹ thuật ......................................................................................................................87
2.5.1. Điểm mạnh & hạn chế .......................................................................................87
Kết luận chương 2 .....................................................................................................89
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO
VIÊN MÔN MĨ THUẬT CHO TRẺ TỪ 4-12 TUỔI Ở NHÓM THƯƠNG HIỆU
MỘT CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................91



ix

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .......................................................................................91
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................................91
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tồn diện ...............................................91
3.1.3 Ngun tắc đảm bảo tính hiệu quả ....................................................................91
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của Giáo viên môn Mỹ thuật cho trẻ từ 412 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .............92
3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới công tác Quản lý việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy của Giáo viên
........................................................................................................................................................92
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy của Giáo
viên ................................................................................................................................................93
3.2.4. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với
sự đa dạng của trẻ em theo học Mỹ thuật ....................................................................95
3.2.5. Biện pháp 4: Đổi mới phương thức, tiêu chí đánh giá, cơ chế khen thưởng kết quả
học tập cho trẻ em theo học ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật.........................................96
3.2.3. Biện pháp 5: Đào tạo đội ngũ nhà quản lý và giáo viên thành một cộng đồng học
tập chuyên nghiệp .......................................................................................................98
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy ở các cơ sở dạy học
Mỹ thuật ......................................................................................................................99
3.4. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp về quản lý hoạt động giảng dạy môn
Mỹ thuật đã đề xuất ...................................................................................................100
3.4.1. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất đối với các cơ sở dạy học Mỹ
thuật của nhóm 1 .......................................................................................................100
3.4.2. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất đối với các cơ sở dạy học Mỹ
thuật của nhóm 2 .......................................................................................................104
3.4.3. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất đối với các cơ sở dạy học Mỹ
thuật của nhóm 3 .......................................................................................................107
Kết luận chương 3 .....................................................................................................110

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................112
1.Kết luận ..................................................................................................................112
2.Kiến nghị ................................................................................................................113
2.1. Đối với cơ sở giáo dục nhóm 1 .........................................................................113


x

2.2. Đối với cơ sở giáo dục nhóm 2 .........................................................................114
2.3. Đối với cơ sở giáo dục nhóm 3 .........................................................................114
2.4. Đối với Nhà quản lý và các cơ sở dạy học Mỹ thuật........................................114
2.5. Đối với Giáo viên dạy Mỹ thuật cho trẻ em từ 4-12 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ
thuật ..................................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................116
PHỤ LỤC .................................................................................................................120


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Nigeria, Enamhe (2013) nghiên cứu về vai trò của giáo dục nghệ thuật, viết
trên tạp chí AJOTE Vol. 3. No. 1 cho rằng nghệ thuật trao quyền cho các cá nhân
có kỹ năng sáng tạo, mở rộng cơ hội tham gia vào xã hội, tạo việc làm, khả năng tự
lực, bản sắc. Nó xây dựng và duy trì sự ổn định xã hội, tơn giáo, chính trị và kinh
tế. Nghệ thuật nên được coi trọng như các mơn học khác trong chương trình học.
Nó nên phản ánh một nghiên cứu về mọi lứa tuổi, vì điều này rất quan trọng trong
sự phát triển của các cá nhân.
Ở Việt Nam, từ năm 2014 dự án “Hỗ trợ giáo dục Mỹ thuật tiểu học” của Đan
mạch gọi tắt là SAEPS trở thành phương pháp đổi mới dạy học Mỹ thuật chính thức

được phổ cập rộng rãi trên cả nước. Qua chương trình này các Giáo viên Mỹ thuật
đã nhận định rằng những Học sinh được tham gia vào q trình học này có hiểu biết
sâu sắc hơn về bản thân và thế giới xung quanh. Theo nghiên cứu của Đinh Văn
Tiên (2016), thực trạng Dạy học Mỹ thuật tiểu học theo phương pháp Đan Mạch
vẫn còn nhiều bất cập như: Nguồn tài liệu cho Giáo viên chưa nhiều; Năng lực xây
dựng kế hoạch và tổ chức của Giáo viên còn hạn chế; Năng lực tổ chức các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo còn lúng túng; Tính hiệu quả và sự đồng bộ trong việc tổ
chức vẫn cịn nhiều hạn chế.
Theo thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT (26/12/2018) mơn Mỹ thuật được định
nghĩa là loại hình nghệ thuật thị giác, trong đó nghệ sĩ dùng hình ảnh thị giác để thể
hiện cảm xúc, khám phá bản thân và thế giới xung quanh, giao tiếp với con người
và xã hội. Ngơn ngữ Mỹ thuật mang tính phổ qt và được xem là một trong những
phương tiện để ghi chép, mơ tả, tái hiện lịch sử; phản ánh văn hố, xã hội, tìm hiểu
quá khứ, hiện tại và sáng tạo tương lai.
Các trường tiểu học công lập và tư thục theo Bộ giáo dục và đào tạo quy định
(2018), học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 học từ 875 đến 1050 tiết/năm, ngay từ lớp một
học sinh đã đi học hết các ngày trong tuần, sáng 5 tiết chiều 3 tiết, một tuần ít nhất
học 40 tiết nhưng chỉ có 1-2 tiết học Mỹ thuật/tuần. Một giáo viên Mỹ thuật đứng
lớp dạy cho 30 – 60 học sinh, trong vòng 40 phút với chủ đề cho sẵn hoặc chủ đề vẽ
tự do, giáo viên không đủ thời gian vừa dạy cho các con điều mới, vừa phát huy tính


2

sáng tạo, trí tưởng tượng cho trẻ. Theo VTV.vn (26/08/2018) Sỉ số lớp học đơng,
thậm chí lên đến 60 em/lớp gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục. Mặc
dù đã cố gắng hết sức nhưng giáo viên cũng không thể hướng dẫn từng học sinh.
Điều này hạn chế cơ hội tương tác của mỗi em trong giờ học.
Tất cả những điều trên cho thấy việc dạy học môn năng khiếu nói chung hay
mơn Mỹ thuật nói riêng chưa đạt hiệu quả tại các trường học chính quy. Chính vì

điều này các cơ sở giáo dục Mỹ thuật (CSGD MT) đã được mở ra hàng loạt với chất
lượng và phương pháp giảng dạy khác nhau. Đặc biệt một số CSGD MT đã sẵn sàng
mua bản quyền phương pháp dạy học và giáo trình của nước ngồi để họ xây dựng
việc dạy học bài bản cho trẻ em. Đơn cử như 2 trung tâm: Global Art và Wow Art.
Nhà sáng lập trung tâm Globle Art Creative (GAC) Viet Nam – Bà Ngô thị Thuỳ
Trang đã mua nhượng quyền thương hiệu GAC của Malaysia để đưa chương trình
dạy học Mỹ thuật về Việt nam từ năm 2006 đến nay đã mở rộng thành 32 cơ sở dạy
học Mỹ thuật khắp việt nam, với triết lý “Nghệ thuật cần có một vị trí thật đặc biệt
trong hệ thống giáo dục chính thống nếu chúng ta thật sự muốn khám phá, phát triển
Trí Tuệ và Sáng Tạo của con người”; Trung tâm Wow Art do ông Bùi Đỗ Nguyên
sáng lập được 9 năm, gồm 10 chi nhánh, số lượng học sinh lên đến 9.000 học sinh...
Thêm vào đó, hoạt động ngồi trường lớp chính qui được tạo ra để cho phép trẻ
em phát triển các kỹ năng sáng tạo của mình một cách thoải mái nhất, theo
Diachenko (2020) đã nghiên cứu. Nó nhằm mục đích phát triển trẻ em trên cơ sở tự
nguyện. Các bài học về mỹ thuật và tác phẩm nghệ thuật, trẻ em vẽ, cắt từ giấy, làm
đồ trang trí và tác phẩm điêu khắc. Tất cả điều này góp phần phát triển khả năng
sáng tạo của một đứa trẻ, sự mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình trong nghệ
thuật thị giác, sự hình thành tinh thần như gu thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, thái độ
thân thiện với vẻ đẹp trong nghệ thuật và trong cuộc sống của chúng ta. Các nguyên
tắc cụ thể của hoạt động ngoại khóa là nhằm đánh thức sự chủ động & sự sáng tạo
của học sinh, cũng như nhận ra nhu cầu hoạt động của các em.
Thống kê từ google, TP.HCM có 17 quận, mỗi quận có trung bình từ 6 đến 10
cơ sở giáo dục ngoại khoá dạy Mỹ thuật. Vậy tổng cộng đang có hơn 150 cơ sở đang
hoạt động tại TP.HCM.


3

Trong q trình nghiên cứu thực trạng tơi đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn sơ
bộ 2 nhà quản lý và 3 giáo viên ở các cơ sở dạy học năng khiếu Mỹ thuật tại TP.HCM

và tóm tắt lại những vấn đề nổi cộm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sáng tạo
trong việc giảng dạy Mỹ thuật cho học sinh từ 4 – 12 tuổi: Ở một số cơ sở việc quản
lý khâu soạn đề cương tốt, nhưng việc quản lý huấn luyện giáo viên chưa tốt; Có đội
ngũ giáo viên chuyên môn tốt, nhưng khâu quản lý giáo án lên lớp của giáo viên
chưa chặt chẽ, không có tiêu chuẩn đo lường tiêu chí giảng dạy; Quản lý cơ sở học
liệu chưa có tính nhất qn nên các buổi thực hành vận hành không suông sẻ…hay
về công tác quản lý hoạt động dạy học môn Mỹ thuật ở một số cơ sở cịn thiếu tính
hệ thống…
Xuất phát từ những điều nêu trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động giảng
dạy của giáo viên môn Mỹ thuật cho trẻ từ 4-12 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật
trên địa bàn TP.HCM” làm đề tài luận văn để nghiên cứu với mong muốn kết quả
nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu tham khảo đáng tin cậy để đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động giảng dạy môn Mỹ thuật cho trẻ từ 4-12 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ
thuật trên địa bàn TP.HCM.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy môn Mỹ
thuật cho trẻ em từ 4-12 tuổi, đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy
của giáo viên hiện nay tại các cơ sở dạy học Mỹ thuật trên địa bàn TP. HCM và đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy môn Mỹ thuật cần thiết và khả thi
nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Mỹ thuật cho trẻ từ 4-12 tuổi ở các
cơ sở dạy học Mỹ thuật trên địa bàn TP. HCM.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy môn Mỹ Thuật cho trẻ
4-12 tuổi.
- Khảo sát đánh giá thực trạng về ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý hoạt
động giảng dạy môn Mỹ Thuật cho trẻ 4-12 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật
tại địa bàn Tp.HCM.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy môn Mỹ Thuật cho trẻ 412 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật.



4

- Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giảng dạy môn Mỹ thuật.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giảng dạy môn Mỹ Thuật cho trẻ 4-12 tuổi ở các cơ sở dạy
học Mỹ thuật trên địa bàn TP.HCM.
5. Câu hỏi nghiên cứu
1. Khung cơ sở lý luận nghiên cứu nào liên quan đến hoạt động và quản lý hoạt
động giảng dạy của giáo viên ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật?
2. Công tác quản lý hoạt động giảng dạy bao gồm việc xây dựng nội dung, tổ
chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp giảng dạy, cơ sở vật
chất & thiết bị giảng dạy của giáo viên môn Mỹ thuật cho trẻ từ 4 – 12 tuổi
tại các cơ sở dạy học Mỹ thuật ngoại khoá trên địa bàn Thành phố Hồ chí
Minh được thực hiện như thế nào?
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy bộ môn Mỹ
thuật cho trẻ từ 4 – 12 tuổi tại các cơ sở dạy học Mỹ thuật ngoại khố trên
địa bàn Thành phố Hồ chí Minh là gì?
4. Các biện pháp nào có tính hợp lý và có tính khả thi cho việc quản lý hoạt
động giảng dạy Mỹ Thuật cho trẻ 4-12 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật
tại địa bàn Tp.HCM hiện nay.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu: Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của
Giáo viên môn Mỹ thuật cho trẻ từ 4-12 tuổi ở các CS dạy học Mỹ thuật để tìm
ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
nhằm đề xuất các giải pháp cải tiến quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
cho trẻ 4-12 tuổi ở các cơ sở cơ sở dạy học Mỹ thuật để đạt được hiệu quả giảng
dạy tốt hơn.

6.2. Không gian nghiên cứu: chọn 9 CSGD dạy học Mỹ thuật cho trẻ em từ 4 –
12 tuổi và phân theo 3 nhóm CSGD:


5

- Nhóm 1: nhóm CSGD của Nhà Thiếu Nhi ( chọn 3 cơ sở: NTN TP1; NTN
Q62; NTN Q123)
- Nhóm 2: nhóm CSGD có thương hiệu có nhiều chi nhánh trong Tp.HCM
(chọn 3 cơ sở: MTB Q101; GBA Q102; WAT Q103)
- Nhóm 3: nhóm CSGD 1 cơ sở ( chọn 3 CS: TĐN Q301; TKL QGV2; KAT
Q303)
6.3. Khách thể khảo sát:
- Khảo sát 100% Giáo viên: số lượng 38; và 6 Nhà quản lý có tham gia dạy học
- Phỏng vấn 100% các nhà quản lý hoạt động dạy học ở 9 CSGD: số lượng 9; và
phỏng vấn 2 giáo viên có thâm niên dạy học Mỹ thuật cho trẻ em trên 20 năm.
6.4. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2019 – 2022.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Tìm hiểu và xây dựng khung cơ sở lý luận những nghiên cứu liên
quan đến hoạt động và quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên dạy học Mỹ
thuật.
Nội dung: Tổng hợp, hệ thống hóa các cơng trình nghiên cứu, các tài liệu có
liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động giảng dạy Mỹ thuật cho trẻ 4 – 12 tuổi
ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật.
7.2.Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Tìm hiểu cơng tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên môn
Mỹ thuật.
Nội dung: Gửi bảng khảo sát hỏi bao gồm việc xây dựng nội dung, tổ chức

giảng dạy, kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất &
thiết bị giảng dạy của giáo viên môn Mỹ thuật cho trẻ từ 4 – 12 tuổi tại các cơ
sở dạy học Mỹ thuật ngoại khoá trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh.
7.2.2.Phương pháp xử lý dữ liệu bằng thống kê tốn học
Mục đích: Xử lý kết quả khảo sát.
Nội dung: Sử dụng toán thống kê trên phần mềm MS.Exel để tính điểm trung
bình và độ lệch chuẩn của số liệu.


6

7.2.3.Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động
giảng dạy bộ môn Mỹ thuật cho trẻ từ 4 – 12 tuổi tại các cơ sở dạy học Mỹ
thuật ngoại khoá trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh.
Nội dung: Phỏng vấn nhà quản lý, một số giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín
trong cơng tác giảng dạy mơn Mĩ thuật để thu thập thơng tin và để giải thích rõ
hơn về kết quả khảo sát. Xin ý kiến các nhà quản lý về tính hợp lý và tính khả
thi của các biện pháp.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
8.1 Về mặt lý luận
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy môn Mỹ Thuật
cho trẻ 4-12 tuổi tại các cơ sở dạy học Mỹ thuật.
8.2 Về mặt thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy Mỹ thuật cho trẻ từ
4 đến 12 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật trên địa bàn TP.HCM
- Đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy môn Mỹ Thuật
cho trẻ 4-12 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật trên địa bàn TP.HCM
- Là tài liệu tham khảo cho CBQL & GV tại các cơ sở dạy học Mỹ thuật trong
công tác quản lý giảng dạy Mỹ thuật cho trẻ 4-12 tuổi. Là tài liệu tham khảo

hữu ích cho các bạn học viên chuyên ngành QLGD sau này.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy của Giáo viên môn Mỹ
thuật cho trẻ từ 4-12 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của Giáo viên môn Mỹ thuật
cho trẻ 4-12 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của Giáo viên môn
Mĩ thuật cho trẻ từ 4-12 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật trên địa bàn Thành Phố
Hồ Chí Minh.


7

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY MÔN MỸ THUẬT CHO TRẺ TỪ 4-12 TUỔI Ở CÁC CƠ SỞ
DẠY HỌC MỸ THUẬT
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề về quản lý hoạt động giảng dạy
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Theo dịng phát triển của lịch sử, mỹ học Marxist đã nhấn mạnh ý nghĩa quyết
định thực tiễn xã hội đối với sự hình thành ý thức thẩm mỹ của con người. Có thể nói,
trong lịch sử giáo dục thế giới, ngay từ khi có nhà trường đã đặt vấn đề về giáo dục
thẩm mỹ. Mỹ thuật là môn học quan trọng trong quá trình giáo dục thẩm mỹ cho học
sinh tại nhà trường. Các nhà quản lý giáo dục đã rất quan tâm đến việc tổ chức hoạt
động giảng dạy môn Mỹ thuật, tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ để đạt hiệu quả
cao nhất nhằm hình thành và phát triển một cách toàn diện nhân cách con người.
Theo Eisner (1970) viết: Nếu xã hội coi giáo dục như một phương tiện để tạo ra
một cá nhân của văn hóa, thì nghệ thuật được coi là một công cụ để phát triển thị hiếu

văn hóa và thành tựu văn hóa. Nếu trường học chuẩn bị cho cơng dân đóng góp đối với
phúc lợi kinh tế của quốc gia, nghệ thuật phải được dạy như một kỹ năng nghề quan
trọng. Nếu nhiệm vụ chính của các trường học là phát triển trí thơng minh sáng tạo của
con người, thì nghệ thuật trở thành một phương tiện để mở khóa khả năng sáng tạo tiềm
ẩn của trẻ. Giáo dục nghệ thuật gắn liền với các hoạt động trong bối cảnh của nhà trường
và bối cảnh của xã hội.
Ở châu Mỹ, Isaacs, Marilyn Ross (1999), viết trong quyển “So sánh hai phương
pháp dạy mỹ thuật và những ảnh hưởng của chúng đối với sự sáng tạo của học sinh”
cho thấy nghệ thuật có một vai trò quan trọng tiềm tàng trong việc giáo dục trẻ em của
chúng ta. Q trình vẽ, tơ hoặc xây dựng hình khối là một quá trình phức tạp, trong đó
đứa trẻ tập hợp các yếu tố đa dạng trong kinh nghiệm của mình để tạo nên một tổng thể
mới có ý nghĩa. Trong q trình lựa chọn, giải thích và cải cách những yếu tố này, chúng
đã cho chúng ta nhiều thứ hơn là một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc; trẻ em qua
đó đã thể hiện một phần của con người chúng: cách trẻ nghĩ, cách trẻ cảm thấy và cách
trẻ nhìn thấy. Đối với đứa trẻ, nghệ thuật là một hoạt động năng động và thống nhất.


8

Triết gia người Ấn độ, Osho, Ươm Mầm (2013), cho rằng giáo dục đúng nghĩa
sẽ dạy cho trẻ cách để là chính mình. Giáo dục giúp cho hạt giống trong trẻ nảy mầm –
lớn lên – và nở hoa theo cách riêng độc nhất của mình. Ơng cho rằng mỹ học là giá trị
đạo đức đích thực giúp cho trẻ có sự nhạy cảm để cảm nhận được vẻ đẹp thánh thiện
của tâm hồn và thiên nhiên cũng như xây dựng một niềm tin vào của cuộc sống tốt đẹp.
Thông qua việc dạy học môn mỹ thuật giáo viên chỉ cần giúp trẻ trở nên sáng tạo hơn,
tràn trề sức sống, và giàu lịng nhân ái. Với ơng hãy để trẻ tự mình làm những hoạt động
sáng tạo, để trẻ hồn tồn đắm chìm vào việc vẽ bức tranh là đủ, giáo viên khơng áp đặt
tiêu chí, chỉ cần giúp đỡ trẻ ở khía cạnh nắm vững kỹ thuật căn bản của mỹ thuật. Theo
ông giáo viên hãy là người phụ tá giúp đỡ thay vì là người hướng dẫn.
Eisner, E. W. (2002). "The Arts and the Creation of Mind." Yale University Press:

Nghiên cứu này khám phá vai trò của nghệ thuật trong q trình giáo dục và phát triển
trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi từ 4-12 tuổi. Tác giả đề cập đến một trong
các yếu tố quan trọng để quản lý giảng dạy Mỹ thuật là yếu tố phương pháp dạy học
và phương pháp đánh giá học sinh. Eisner nhấn mạnh việc sử dụng các phương pháp
giảng dạy linh hoạt, đa dạng và phù hợp với từng học sinh, giúp họ phát triển khả năng
sáng tạo, tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Việc kết hợp giữa lý thuyết và
thực hành, giữa trải nghiệm cá nhân và chia sẻ cảm xúc, giữa phương pháp truyền thống
và đổi mới sẽ làm cho quá trình học tập trở nên hấp dẫn hơn.
Đánh giá và phản hồi cho học sinh: Eisner lưu ý rằng việc đánh giá học sinh trong
Mỹ thuật không chỉ dựa vào kết quả cuối cùng mà còn phải xem xét quá trình học tập,
sự tiến bộ và phát triển của học sinh. Đánh giá nên dựa trên tiêu chí đa chiều, bao gồm
cả khả năng sáng tạo, kỹ năng thực hành, sự hiểu biết về lý thuyết, tư duy phản biện,
cũng như sự hợp tác và trách nhiệm trong nhóm. Giáo viên cần cung cấp phản hồi kịp
thời và xây dựng cho học sinh, giúp họ nhận ra điểm mạnh, điểm yếu và cải thiện kỹ
năng mỹ thuật của mình. Việc đánh giá và phản hồi nên dựa trên tiêu chí rõ ràng, cơng
bằng và khuyến khích sự tiến bộ.
Nhờ áp dụng những yếu tố quan trọng trên trong việc quản lý giảng dạy Mỹ thuật,
giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tập thúc đẩy sự phát triển tồn diện của học
sinh, giúp họ khơng chỉ trau dồi kiến thức và kỹ năng nghệ thuật mà còn phát huy được
khả năng sáng tạo, tư duy phản biện và giao tiếp.


9

Theo nhóm nghiên cứu của Taufan Amirullah Abiyoga (2019), bài viết The
Positive Effects of Infrastructure Management in Fine Art Learning (A Literature Study
on School Management), đăng trên Advances in Social Science, Education and
Humanities Research, volume 421, cho rằng Quản lý trường học là một nỗ lực nhằm
quản lý các nguồn lực tiềm năng hiện có trong trường học và được tiến hành một cách
có hệ thống nhằm đạt được mục tiêu của giáo dục. Việc quản lý nhà trường ở các cơ sở

giáo dục chính quy hay khơng chính quy đều quan trọng đối với chất lượng học mỹ
thuật. Kết quả của nghiên cứu có thể kết luận tác động tích cực của việc quản lý cơ sở
hạ tầng tốt đối với việc học mỹ thuật. Quản lý cơ sở vật chất tốt có thể nâng cao chất
lượng nhà trường từ mọi mặt, do đó các trường phải quan tâm đến cơ sở vật chất và hạ
tầng như một giải pháp để nâng cao chất lượng học tập, đặc biệt là mơn mỹ thuật.
Qua các nghiên cứu ngồi nước cho thấy mục tiêu của giảng dạy Mỹ thuật giúp
trẻ em trở nên sáng tạo và giàu lòng nhân ái. Với phương pháp giảng dạy năng động và
thống nhất, môn Mỹ thuật sẽ giúp trẻ em biết thể hiện cảm nhận, suy nghĩ và góc nhìn
của chính mình. Bên cạnh đó việc sử dụng công cụ hỗ trợ trong hoạt động giảng dạy
cũng một phần giúp kích thích sự hứng thú tiếp thu của trẻ. Đặc biệt là việc QL CSVC
tốt sẽ là nền tảng cơ bản thúc đẩy chất lượng dạy học mơn Mỹ thuật của nhà trường.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Văn Huyên & Đỗ Huy, Giáo trình mỹ học đại cương, 2004, cho rằng
giáo dục thẩm mỹ sẽ là loại giáo dục có hiệu quả rất lớn đối với sự phát triển toàn diện
hài hoà các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và tài năng của con người.
Năm 1996, việc dạy và học môn mỹ thuật (MT) được triển khai trên phạm vi
toàn quốc. Đến năm 2000, chương trình MT được xây dựng mới phù hợp với thực tế
phát triển Giáo dục – Kinh tế - Xã hội của đất nước. Song song đó, trong những năm
1990, các lớp năng khiếu Mỹ thuật cũng được mở ở hầu hết các trung tâm văn hoá quận,
huyện, thành phố để đáp ứng nhu cầu rèn luyện văn thể Mỹ cho thiếu nhi của cả nước.
Đến năm 2014 dự án “Hỗ trợ giáo dục Mỹ thuật tiểu học” của Đan mạch gọi tắt là
SAEPS trở thành phương pháp đổi mới dạy học MT chính thức được phổ cập rộng rãi
trên cả nước. Qua chương trình này các Giáo viên (GV) MT đã nhận định rằng những
Học sinh (HS) được tham gia vào q trình học này có hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân
và thế giới xung quanh.


10

Theo nghiên cứu của Lê Tống Ngọc Anh, đăng trên Tạp chí khoa học đại học Sư

phạm Tp.HCM, số 6 (71) năm 2015, cho rằng dự án SAEPS sẽ đạt được kết quả tốt hơn
nếu hiệu chỉnh được nội dung và mục tiêu đào tạo của chương trình giáo dục MT cũ
tiếp cận gần hơn với mục tiêu và nội dung của SAEPS cũng như cần đổi mới công tác
quản lý đào tạo bồi dưỡng, GV cần tích cực nâng cao hoạt động tập huấn, nâng cao
phương pháp sư phạm. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các cơ quan như: trường, các cơ
sở, ban ngành giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất cũng như tạo điều kiện tổ chức theo các
phương pháp mới.
Thêm vào đó, bài viết của Đinh Văn Tiên trên tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 1 –
2016, cũng cho rằng để chương trình SAEPS phát triển thì vai trị của lực lượng quản
lý rất quan trọng, cán bộ quản lý cần có kế hoạch tuyển chọn/ bồi dưỡng và nâng cao
trình độ chuyên môn – nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng cho công tác đổi mới phương
pháp dạy học MT (PPDH MT); Tích cực kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới
PPDH MT theo kế hoạch chặt chẽ và khách quan. Cơng tác quản lý tốt sẽ có sự phối
hợp đồng bộ, tích cực trong cách triển khai và thực hiện.
Theo nghiên cứu của Vi Thanh Quỳnh Anh (2017), Quản lý hoạt động dạy học môn
Mĩ thuật ở các trường tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên theo định hướng đổi
mới giáo dục, luận văn đã nghiên cứu về ưu và nhược điểm của hoạt động quản lý giảng
dạy môn Mỹ thuật ở các trường tiểu học; hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập
môn Mỹ thuật; hoạt động quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Mỹ thuật. Nghiên
cứu cho rằng hoạt động giảng dạy giữ vai trị chủ đạo xun suốt trong q trình hoạt
động của nhà trường, để tăng cường quản lý nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo
viên cần thể hiện qua việc: đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập để tạo
động lực tích cực cho cả GV và HS; cần đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học để phục vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng toàn
diện cho học sinh.
Một số luận văn thạc sĩ QLGD cũng đề cập đến vấn đề này như: Trần Thanh Bình
(2005) Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Đại học
nghệ thuật; Hà Văn Chước (2008) Một số biện pháp quản lý cấp khoa nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo ngành mĩ thuật ở trường Đại học nghệ thuật Huế.
Tóm lại theo các nghiên cứu trong nước, để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động



11

giảng dạy Mỹ thuật cho trẻ em cần quản lý tốt hoạt động đào tạo giáo viên, đầu tư cơ
sở vật chất, đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó cần chú ý quản lý nề nếp giảng
dạy và quản lý quá trình đảm bảo chất lượng dạy học.
Như vậy có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu trong nước kể trên đã cung cấp các
góc nhìn đa dạng về lý luận và thực tiễn trong nội dung quản lý hoạt động giảng dạy
môn Mỹ thuật và quản lý hoạt động giảng dạy môn Mỹ thuật cho trẻ em tại các trường
tiểu học nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể nào vào việc quản lý hoạt động
giảng dạy của GV môn Mỹ thuật cho trẻ từ 4-12 tuổi ở các cơ sở dạy học Mỹ thuật trên
địa bàn TP. HCM.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm Quản lý
Khái niệm quản lý rất rộng, có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý:
Theo K.marx (1993), Quản lý là lao động điều khiển lao động.
Theo Frederick Taylor (2006), quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người
khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất.
Harold Koontz thì khẳng định (2008), quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm
bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của tổ chức.
Mục tiêu của quản lý là hình thành một mơi trường mà trong đó con người có thể đạt
được các mục đích của tổ chức với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân
ít chất.
Theo Peter F.Drucker (1999), hoạt động quản lý phải gắn liền với những nguyên
tắc để đảm bảo đúng tinh thần xuyên suốt của quản lý. Phải có yêu cầu cao về kết quả
công việc, không chấp nhận kết quả kém hay tầm thường, chế độ phải dựa vào kết quả
công việc. Peter Drucker đã chỉ ra rằng các tổ chức tồn tại lâu bền nhất là những tổ chức
quản lý để phát triển được cá nhân cả về trí tuệ lẫn đạo đức.
Theo Trần Kiểm (2004), Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong

việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân
lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm
đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
Theo Bùi Văn Quân (2006), nghiên cứu quản lý với tư cách là một quá trình thì
quản lý là quá trình lập kế hoạch , tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc của các


12

thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt
được các mục đích xác định.
Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cộng sự (2012), quản lý là tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho
tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Theo khuôn khổ của luận văn, khái niệm quản lý được xác định như sau:
Quản lý là một q trình có nguyên tắc nhằm đảm bảo việc đạt được mục đích
tối ưu của tổ chức khi chủ thể quản lý tác động có định hướng đến khách thể quản lý
theo sự vận hành: giảm thiểu sự bất mãn và tăng cường phát triển được cá nhân cả về
trí tuệ lẫn đạo đức thơng qua các quy tắc, luật lệ, chính sách và phương pháp cụ thể.
1.2.2 Khái niệm Quản lý giáo dục (QLGD)
QLGD với nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã
hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội.
Theo nhà giáo dục người Nga P.V Khudominxky (2001) QLGD là những tác
động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp
khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống giáo dục nhằm bảo đảm sự phát triển toàn
diện và hài hoà cho thế hệ trẻ.
Theo Trần Kiểm (2021), dựa vào phạm vi quản lý, chia QLGD thành 2 loại:
-

Quản lý hệ thống giáo dục vĩ mô: quản lý hệ thống giáo dục được diễn ra ở

tầm vĩ mơ, trong phạm vi tồn quốc, trên địa bàn lãnh thổ địa phương
(tỉnh/thành/quận/huyện)
-

Quản lý tổ chức giáo dục vi mô: Quản lý giáo dục trong phạm vi một đơn vị,
một cơ sở giáo dục.

Đối với cấp độ vĩ mơ có 3 cách định nghĩa về quản lý giáo dục (QLGD):
- QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý
lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống; sử dụng tối ưu các tiềm năng,
các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều
kiện bảo đảm sự cân bằng với mơi trường bên ngồi luôn biến động.
- QLGD là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch,
có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên,


13

học sinh, phụ huynh và các lực lượng xã hội trong và ngồi nhà trường nhằm thực hiện
có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
- QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều
phối, điều chỉnh, giám sát… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực,
tài lực, vật lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội.
Như vậy QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, hợp quy luật của chủ
thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các yếu tố, các quá trình của hệ
thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành ổn định và phát triển bền vững.
Đối với cấp độ vi mô QLGD được xem là đồng nghĩa với quản lý nhà trường,
bao gồm các định nghĩa sau:
- Theo P.V Zimin và cộng sự, Những vấn đề quản lý trường học, (1985), Quản

lý nhà trường là hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác
động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của
đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội – kinh tế và tổ chức sư phạm
của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên.
- Theo Trần Kiểm (2021), QLGD (vi mô) được hiểu là hệ thống những tác động
tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể
quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, phụ huynh và các lực lượng xã hội trong và
ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà
trường.
- QLGD (vi mô) thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình
giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các
lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục
tiêu đào tạo của nhà trường.
Tóm lại có thể hiểu, QLGD là quản lý chất lượng giáo dục một cách có hiệu quả
thơng qua các tác động có mục đích, kế hoạch, tổ chức, và kiểm tra đánh giá để hình
thành và phát triển thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.


×