Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã sì lở lầu, huyện phong thổ, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.12 KB, 66 trang )

LỜI CẢM ƠN
Ngoài học tập và rèn luyện trên giảng đường thì thực tập tốt nghiệp là nội
dung vơ cùng quan trọng nhằm giúp cho sinh viên có thể ơn luyện, hệ thống lại
toàn bộ những kiến thức đã học, đồng thời áp dụng những kiến thức đã học vào
thực tế cũng như đánh giá kỹ năng rèn luyện của sinh viên. Được sự nhất trí của
trường đại học Lâm nghiệp, Bộ môn Quản lý đất đai, Viện quản lý đất đai và
phát triển nông thôn tôi đã thực hiện khố luận: “Đánh giá kết quả xây dựng
nơng thơn mới tại xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu”.
Trong thời gian thực hiện khóa luận, ngồi sự cố gắng của bản thân tơi cịn
nhận được sự giúp đỡ của tồn thể cán bộ UBND xã Sì Lở Lầu nơi tôi thực tập
cùng các thầy cô giáo trong Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn. Đặc
biệt là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Minh Thanh người đã trực tiếp hướng dẫn
tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Nhân dịp này, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
PGS.TS Nguyễn Minh Thanh đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt những kinh
nghiệm và kiến thức q báu cho tơi trong q trình thực hiện khóa luận. Tơi
cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo các ban, ngành tại UBND xã Sì
Lở Lầu đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu
thập số liệu.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng với tinh thần khẩn trương và nghiêm
túc song do thời gian, trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế trong
cơng tác nghiên cứu cịn hạn chế nên bài khóa luận khơng tránh khỏi những
thiếu xót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy
cô, những nhà chuyên môn và các bạn để bài khóa luận của tơi được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 14 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Lý Láo Lở
i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ...................................... V
MỤC LỤC BẢNG ........................................................................................... VII
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ VIII
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 2
1.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm nông thôn, phát triển nông thôn ................................................ 3
2.1.2. Nội dung xây dựng mô hình nơng thơn mới ................................................ 4
2.1.3. Mục tiêu xây dựng nơng thơn mới .................................................................. 5
2.1.4. Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới ........................................................... 6
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................... 7
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới ........ 7
2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ................................... 10
2.2.3. Mô hình xây dựng nơng thơn mới ở Quảng Bình...................................... 12
2.2.4. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ............... 13
2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM ...... 14
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 16
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ........................................................................ 16
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................................................................... 16
3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 16
ii



3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 16
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 16
3.5.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp .............................................................. 16
3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường.. Error! Bookmark not
defined.
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thơng tin .................................... 17
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 18
4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CƠ BẢN CỦA XÃ SÌ LỞ LẦU 18
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 18
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Sì Lở Lầu ................................ 20
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ............................... 24
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ CHƢƠNG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI XÃ SÌ LỞ LẦU ................................................................ 26
4.2.1. Vai trị lãnh đạo của cán bộ địa phương trong việc thực hiện chương trình
nơng thơn mới ...................................................................................................... 26
4.2.2. Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí nơng thơn mới xã Sì Lở Lầu theo bộ
tiêu chí ................................................................................................................. 29
4.2.3. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực xây dung nông thôn mới tại xã Sì Lở
Lầu ....................................................................................................................... 45
4.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN TẠI XÃ SÌ LỞ LẦU KHI
THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH NƠNG THƠN MỚI .................................. 47
1.3.1. Thuận lợi. ................................................................................................. 47
1.3.2. Khó khăn. ................................................................................................. 48
4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI ĐỊA PHƢƠNG ..................................................................... 49
4.4.1. Giải pháp về vốn ....................................................................................... 49
4.4.2. Giải pháp về phát triển nguồn lực ............................................................ 50
4.4.3. Giải pháp về ứng dụng KHCN và bảo vệ môi trường sinh thái ............... 50
4.4.4. Giải pháp tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân .......................... 50

iii


4.4.5. Định hướng giải pháp cụ thể cho từng nhóm tiêu chí .............................. 51
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 54
5.1. KẾT LUẬN.................................................................................................. 54
5.2. TỒN TẠI...................................................................................................... 55
5.3. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Ngun nghĩa

NTM

Nơng thơn mới

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã


PTNT

Phát triển nơng thơn

NN

Nơng nghiệp

NQ – CP

Nghị quyết – Chính phủ

NQ – TW

Nghị quyết – Trung ương

QĐ – TTg

Quyết định – Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

TP


Thành phố

BCH

Ban chấp hành

VHXHMT

Văn hóa xã hội mơi trường

PTKT – XH

Phát triển kinh tế - xã hội

ANQP

An ninh quốc phịng

TTATXH

Trật tự an tồn xã hội

ANCT

An ninh chính trị

QH

Quy hoạch


THCS

Trung học cơ sở

PTTH

Phổ thông trung học

GTVT

Giao thông vận tải

MTQG

Mục tiêu quốc gia

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

CSHT

Cơ sở hạ tầng
v


TDTT

Thể dục thể thao


GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

BCĐ

Ban chỉ đạo

TCQG

Tiêu chí quốc gia

KHCN

Khoa học cơng nghệ

vi


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 4. 1. Thống kê số lượng vật ni tại xã Sì Lở Lầu .................................... 21
Bảng 4. 2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Sì Lở Lầu năm 2017 ........................... 23
Bảng 4. 3. Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí về quy hoạch ................... 30
Bảng 4. 4. Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí hạ tầng KTXH ................. 31
Bảng 4. 5. Đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí của nhóm chỉ tiêu về kinh tế
tổ chức sản xuất ................................................................................................... 38
Bảng 4. 6. Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí về VHXHMT .................. 40
Bảng 4.7. Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí Hệ thống chính trị ........... 43
Bảng 4. 8. Vốn thực hiện đề án xây dựng nông thơn mới tại xã Sì Lở Lầu ....... 45
Bảng 4. 9. Thực trạng huy động các nguồn vốn cho chương trình tại xã Sì Lở

Lầu ....................................................................................................................... 46

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Đường giao thơng xã Sì Lở Lầu.......................................................... 33
Hình 4.2. Trạm biến áp tại bản Thà Giàng.......................................................... 34
Hình 4.3. Trường mầm non xã Sì Lở Lầu ........................................................... 35
Hình 4.4. Ủy ban nhân dân xã Sì Lở Lầu............................................................ 36
Hình 4.5. Trạm y tế xã Sì Lở Lầu ....................................................................... 42

viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện Nghị quyết trung ương 7 khóa X về “Nơng nghiệp, nơng dân và
nơng thơn”, Thủ tướng chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng
thơn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nơng thơn mới trên cả nước.
Cùng với q trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn. Xã
Sì Lở Lầu đã tiến hành xây dựng mơ hình nơng thơn mới xây dựng làng, xã có
cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường trong sạch.
Xây dựng nông thôn mới trong từng thời kỳ là vấn đề luôn được quan tâm
của Đảng và Nhà nước ta. Từ năm 2001 – 2006 cả nước ta đã triển khai Đề án
thí điểm “Xây dựng mơ hình nơng thơn mới cấp xã theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, dân chủ hóa” do Ban kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chỉ đạo ở trên 200 làng điểm ở các địa phương với hướng

tiếp cận từ cộng đồng. chương trình đã được thực hiện thắng lợi, tạo bước đột
phá trong phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân.
Xã Sì Lở Lầu là xã thuần nông, đời sống của người dân phụ thuộc vào sản
xuất nông nghiệp là chủ yếu. Xã bước vào thực hiện NTM từ năm 2011, đến nay
mới chỉ đạt 5/19 tiêu chí. Việc đánh giá kết quả xây dựng NTM là cần thiết để
nhằm đề xuất các giải pháp đạt chuẩn các tiêu chí.
Trong những năm thực hiện việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc
gia về xây dựng nông thôn mới của xã mặc dù đã đạt được những thành tựu
đáng mong đợi. Tuy vậy đây là một lĩnh vực mới trong khi đó kinh nghiệm của
cán bộ cũng như người dân cịn chưa cao vì thế bên cạnh những thành tựu đã đạt
được thì cơng tác xây dựng nơng thơn mới vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và
những tồn tại hạn chế cần phải khắc phục. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã
tiến hành nghiên cứu khoá luận với tên gọi: “Đánh giá kết quả xây dựng nơng
thơn mới tại xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu”

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng xây dựng nơng thơn mới tại xã Sì Lở Lầu và trên cơ sở
đó đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh q trình xây dựng nơng thơn mới tại xã Sì
Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được kết quả xây dựng nơng thơn mới tại xã Sì Lở Lầu;
- Phân tích những thuận lợi khó khăn trong cơng tác xây dựng mơ hình
nơng thơn mới tại xã Sì Lở Lầu;
- Đánh giá được một số tác động của mơ hình đến kinh tế xã hội ở khu vực
nghiên cứu;
- Làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mơ hình

xây dựng nơng thơn mới tại xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về khơng gian: tại xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu;
- Về thời gian: số liệu được lấy từ 1/1/2011 – 31/12/2017;
- Thời gian thực hiện đề tài từ 15/1/2018 đến 04/5/2018.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm nông thôn, phát triển nông thôn
Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ
sở là ủy ban nhân dân xã".
Phát triển nông thôn là những thay đổi cần thiết ở vùng nông thôn, theo
quan điểm thông thường, bản chất của phát triển là tăng cường hiện đại hóa
mang lại lợi ích cho nguời nghèo.
Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp liên ngành kinh tế - xã hội
trên một nước hoặc vùng lãnh thổ trong thời gian và không gian nhất định. Phát
triển nông thôn không chỉ là phát triển về mặt kinh tế mà gồm cả phát triển về
mặt xã hội nơng thơn. Nói cách khác, vừa nâng cao đời sống vật chất vừa nâng
cao đời sống tinh thần cho người dân nông thôn.
2.1.1.1. Khái niệm nông thôn mới
Là nông thơn mà trong đời sống vật chất, văn hố, tinh thần của người dân
không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới.
Nơng thơn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây

dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp
với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc,
mơi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao,
đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. (Trường chính trị Trân Phú - Hà
Tĩnh, 2013).

3


2.1.1.2. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch
vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu
nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thơn mới là sự nghiệp cách mạng của tồn Đảng, tồn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nơng thơn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội,
mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nơng thơn mới giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh. (Trường chính trị Trân Phú - Hà Tĩnh, 2013).
2.1.2. Nội dung xây dựng mơ hình nơng thơn mới
Xây dựng nông thôn mới không phải chỉ nhằm xây dựng con đường, kênh
mương, trường học… mà cái chính là qua cách làm này sẽ tạo cho người nông
dân hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa và thúc đẩy họ tự tin, tự quyết, đưa ra sáng
kiến, tham gia tích cực để tạo ra một nông thôn mới năng động hơn. Phải xác
định rằng, đây không phải là đề án đầu tư của Nhà nước mà là việc người dân
cần làm, để cuộc sống tốt hơn, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần.
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn

mới giai đoạn 2010 – 2020, nội dung xây dựng NTM được thể hiện trong
chương trình MTQG xây dựng NTM gồm 11 nội dung sau:
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội
5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông
thôn
6. Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn
4


7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nơng thơn
8. Xây dựng đời sống văn hố, thơng tin và truyền thông nông thôn
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đồn thể chính trị xã hội trên địa bàn
11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nơng thơn
Tóm lại, xây dựng mơ hình nơng thơn mới tập trung phát triển về kinh tế,
văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống người dân ở nông thôn, hướng đến mục
tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ văn minh. Những nội dung trên cần được
song song thực hiện, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng bộ, tồn diện trong
một mơ hình nơng thơn mới.
2.1.3. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nơng thơn. Nâng cao dân
trí, đào tạo nơng dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn,
đóng vai trị làm chủ nông thôn mới.
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng
cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm nông nghiệp có
sức cạnh tranh cao.
Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và

hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân
cư,… Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ
mơi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ
vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh cơng nhân - nơng dân trí thức.

5


2.1.4. Bộ tiêu chí xây dựng nơng thơn mới
- Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới ban hành kèm theo
Quyết định số 491/QÐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ Tướng Chính
phủ “ Về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới”, nêu rõ tiêu chí
xác định NTM, được chia làm 5 nhóm với 19 tiêu chí:
+ Nhóm tiêu chí về quy hoạch (01 tiêu chí): Tiêu chí số 1 - Quy hoạch và
thực hiện quy hoạch.
+ Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội (08 tiêu chí): Tiêu chí số 2 Giao thơng, tiêu chí số 3 -thủy lợi, tiêu chí số 4 - điện, tiêu chí số 5 - trường học,
tiêu chí số 6 - cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí số 7 - chợ nơng thơn, tiêu chí số 8
- bưu điện, tiêu chí số 9 - nhà ở dân cư.
+ Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất (04 tiêu chí): Tiêu chí số 10
- thu nhập, tiêu chí số 11 - hộ nghèo, tiêu chí số 12 - cơ cấu lao động, tiêu chí số
13 - hình thức tổ chức sản xuất.
+ Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - mơi trường (04 tiêu chí): tiêu chí số 14 giáo dục, tiêu chí số 15 - y tế, tiêu chí số 16 - văn hóa, tiêu chí số 17 - mơi trường.
+ Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị (02 tiêu chí): tiêu chí số 18 - hệ
thống tổ chức chính trị xã hội, tiêu chí số 19 - an ninh, trật tự xã hội.
- Do một số địa phương trên cả nước chưa đáp ứng được hết một số tiêu chí
theo Quyết định 491, vì vậy Chính phủ đã ban hành thêm Quyết định số
342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Sửa đổi một
số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới”. Trong đó sửa đổi 5 tiêu

chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới bao gồm các tiêu chí sau:
+ Tiêu chí số 07 về chợ nơng thơn, tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12
về cơ cấu lao động, tiêu chí số 14 về giáo dục, tiêu chí số 15 về y tế.
- Năm 2016, Chính phủ đã ban hành bộ tiêu chí quốc gia mới theo Quyết
định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc ban
hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nơng thơn mới giai đoạn 2016 - 2020”, trong đó
thay đổi tên và nội dung một số tiêu chí như sau:

6


+ Tiêu chí số 8 - bưu điện đổi thành “thơng tin và truyền thơng” có thêm
nội dung về xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thơn và xã có ứng
dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác quản lý, điều hành.
+ Tiêu chí số 12 - cơ cấu lao động đổi thành “lao động có việc làm” gồm
nội dung tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng
tham gia lao động.
+ Tiêu chí số 17 - mơi trường đổi là “Mơi trường và an tồn thực phẩm” có
thêm nội dung tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh
và đảm bảo 3 sạch; tỷ lệ hộ chăn ni có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh
môi trường và tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân
thủ các quy định về đảm bảo an tồn thực phẩm.
+ Tiêu chí số 18 - hệ thống tổ chức chính trị xã hội đổi thành “Hệ thống chính
trị và tiếp cận pháp luật” có thêm nội dung xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy
định; đảm bảo bình đẳng giới và phịng chống bạo lực gia đình, bảo vệ và hỗ trợ
những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nƣớc trên thế giới
2.2.1.1. Thái lan
Thái Lan vốn là nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn

chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc dẩy sự phát triển bền vững nền
nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò
của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh
phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở
các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông
thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết vấn đề nợ
trong nông nghiệp, giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thông bảo hiểm rủi ro cho
nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng cường sức
cạnh trạnh. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong
xây dựng và phân bổ hợp lý các cơng trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông
nghiệp. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn
7


quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất
nơng nghiệp. Chương trình điện khí hóa nơng nghiệp với việc xây dựng các trạm
thủy điện vừa và nhỏ được triển khai khắp cả nước.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng
nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp
chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công
nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển
rất mạnh nhờ một số chính sách như sau:
- Chính sách bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm; chính phủ Thái Lan
thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm
2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an tồn thực phẩm và Thái Lan là
bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế
biến và nơng dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo
đảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Chính sách phát triển nơng nghiệp: Kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông

sản của Bộ nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản
lượng của 12 mặt hàng nông sản. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nơng
sản được khuyến khích trong chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” và chương
trình “Quỹ làng”.
- Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư,
thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất
trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Trong tiếp cận
thị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với
Chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong sản
xuất khẩu thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách
hỗ trợ ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng
như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, xúc tiến
công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
2012).
2.2.1.2. Hàn Quốc
Hàn Quốc xây dựng phong trào Làng mới ra đời với 3 tiêu chí: Cần cù, tự
lực vượt khó và hiệp lực cộng đồng. Năm 1970 Chính phủ Hàn Quốc đã phát
8


động phong trào Làng mới và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Bộ mặt nơng
thơn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án
phát triển kết cấu hạ tầng nông thơn cơ bản được hồn thành. Nhờ phát triển
giao thơng nơng thơn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất từ
đó tạo phong trào cơ khí hóa sản xuất nơng nghiệp, áp dụng cơng nghệ cao,
giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã
thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng nhanh.
Hàn Quốc đã tổng kết ra 6 bài học lớn từ thắng lợi trong xây dựng NTM.
Thứ nhất: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dung kết cấu hạ tầng nông
thôn.

Thứ hai: Phát triển sản xuất để tăng thu nhập.
Thứ ba: Đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc.
Thứ 4: Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn.
Thứ năm: Phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng. Hàn Quốc đã
thiết lập lại HTX kiểu mới phụ vụ trực tiếp nhu cầu của người dân, cán bộ HTX
do dân bầu chợn.
Thứ sáu: phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn
dân.
Phong trào làng mới của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn
cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày càng đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực
nông thơn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự
phát triển. Phong trào Làng mới với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa
Hàn Quốc từ một nước nơng nghiệp lạc hậu trở nên giàu có (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, 2012).
2.2.1.3. Trung Quốc
Trung Quốc xuất phát từ nước nông nghiệp, người lao động chủ yếu dựa
vào sản xuất nông nghiệp. Nên cải cách nông thôn là sự đột phá quan trọng
trong cuộc cải cách kinh tế. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc
chọn hướng phát triển nông nghiệp bằng cách phát huy những công xưởng nông
thôn thừa kế được của các công xã nhân dân trước đây. Thay đổi sở hữu và
phương thức quản lý để phát triển mơ hình: Cơng nghiệp trấn hung. Các lĩnh
9


vực như: chế biến nông lâm sản, hàng công nghiệp nhẹ, máy móc cơng cụ phục
vụ sản xuất nơng nghiệp ngày càng được đẩy mạnh.
Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp
thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu chỉ đường. Chính phủ hỗ
trợ nơng dân xây dựng với mục tiêu “Ly nông bất ly hương”, Trung Quốc đồng
thời thực hiện 3 chương trình phát triển nơng nghiệp và nơng thơn.

Chương trình đốm lửa: Trang bị cho hàng triệu nơng dân các tư tưởng tiến
bộ khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân. Sau 15
năm thực hiện, chương trình đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông dân
thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp
phát triển, theo kịp so với thành thị.
Chương trình được mùa: Chương trình này giúp đại bộ phận nơng dân áp
dụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên 3
lần so với những năm đầu 70. Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các
nông sản chuyên dụng, phát triển chất lượng tăng cường chế biến nông sản.
Chương trình giúp đỡ vùng cao: Mục tiêu là nâng cao sức sống của các
vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, mở rộng ứng dụng thành tựu khoa
học tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghiệp và bồi dưỡng khoa học cho
các cán bộ thôn, tăng sản lượng lương thực và thu nhập nông dân. Sau khi
chương trình thực hiện, số dân nghèo đã giảm từ 1,6 triệu người cịn 5 vạn
người, nghèo khó giảm từ 47% xuống cịn 1,5%.
2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam
Phong trào xây dựng Nông thôn mới đã có bước phát triển mới, đã trở
thành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể
từ khi Chính phủ tổ chức hội nghị tồn quốc về xây dựng Nơng thơn mới và
chính thức phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng Nơng
thơn mới”.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 20/10/2008.
Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ-TTg “Phê duyệt cơng trình, rà
sốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới”, Quyết định số 800/QĐ-TTg “phê
10


duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 -2020”. Các bộ ngành như: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ

Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ khác đã ban hành
nhiều thông tư liên bộ, thông tư hướng đẫn để triển khai thực hiện. Đặc biệt đã
ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí cụ thể về NTM, hướng dẫn chi tiết các địa
phương thực hiện. Thông tư liên tịch quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt
quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Trương ương đã chỉ đạo làm điểm ở một số tỉnh, rút kinh nghiệm chỉ đạo ra
diện rộng. Tập trung đầu tư các ngân sách cho các địa phương nhất là những nơi
làm điểm, những địa phương có nhiều khó khăn. Trên cơ sở đó đã tạo được lịng
tin của nhân dân đối với chủ trương của Trung ương. Ở các địa phương đã làm
tốt công tác tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết của Ban chấp hành Trung
ương lần thứ VII (khóa X) về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn, các văn bản
của Chính phủ, hướng dẫn các bộ ngành nâng cao nhận thức đối với cấp ủy,
chính quyền các cấp, cán bộ đảng viên và nhân dân về mục tiêu, yêu cầu và nội
dung của việc xây dựng nơng thơn mới của địa phương có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bước hiện đại cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển nhà ở
theo quy hoạch, xây dựng nơng thơn mới ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc,
dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống nhân dân ổn
định và phát triển.
Nhìn chung các địa phương đều thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh, huyện, đến
xã, thảo luận, ra Nghị quyết của cấp ủy, lập đề án xây dựng, xác định rõ mục
tiêu, yêu cầu nội dung xây dựng nông thôn mới của địa phương, trong đó tập
trung chỉ đạo vấn đề trọng tâm cốt lõi là xây dựng và thực hiện quy hoạch nông
thôn mới.
Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, đến ngày 15 tháng 12 năm 2016, cả
nước đã có 2235 xã (Chiếm tỉ lệ 25.07%) đạt chuẩn nơng thơn mới (hồn thành
mục tiêu có 25% số xã đạt chuẩn năm 2016). Hiện còn 261 xã dưới 5 tiêu chí
(3,36%). Bình qn cả nước đạt 13.45 tiêu chí/xã.
Có 29 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận đạt chuẩn
nơng thơn mới. Trong đó, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là huyện đầu tiên của

11


cả nước được cơng nhận đạt chuẩn theo tiêu chí huyện nơng thơn mới (được Thủ
tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016). Đây
là sự phát triển quan trọng về chất của chương trình.
Trên cơ sở thí điểm các địa phương, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ đúc kết, rút
kinh nghiệm trước khi triển khai rộng hơn. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
Quốc Việt Nam sẽ xây dựng đề án và phát động cuộc vận động “Tồn dân đồn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”
và hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ với các cơ quan của
Đảng, nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới trong thời gian tới.
2.2.3. Mô hình xây dựng nơng thơn mới ở Quảng Bình
Năm năm qua, người dân tỉnh Quảng Bình đã chủ động, tích cực tham gia
chương trình xây dựng nơng thơn mới. Tổng nguồn vốn huy động để xây dựng
chương trình này đạt hơn 4,047 tỷ đồng.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm năm (2011 – 2015)
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới do UBND
tỉnh Quảng Bình tổ chức sáng 25 – 12 tại TP Đồng Hới.
Theo đó, năm năm qua, thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng
nông thôn mới”, cán bộ, nhân dân tỉnh Quảng Bình đã chủ động, tích cực tham
gia chương trình bằng nhiều cách làm sáng tạo, góp phần xây dựng nơng thơn
ngày càng đổi mới. Tổng nguồn vốn huy động để xây dựng nông thơn mới tồn
tỉnh hơn 4,047 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp hơn 585 tỷ đồng, chiến tỷ
lệ 14%.
Đến nay, tỉnh Quảng Bình có 30 xã đạt 19 tiêu chí, chiến 22,1%, vượt mục
tiêu đề ra và vượt 7,6% so với bình quân chung của cả nước, số xã từ 10 đến 18
tiêu chí chiến 45%, cịn bốn xã đạt dưới năm tiêu chí, chiếm 2,9%.
Đặc biệt, trong xây dựng nơng thơn mới, các địa phương ở Quảng Bình tập

trung phát triển sản xuất, áp dụng các cách làm, mơ hình mới mang lại hiệu quả,
nhờ vậy góp phần tăng thu nhập cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015
còn dưới 5%, giảm 4% so với năm 2011.

12


Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài, so
với cả nước, tiến độ thực hiện Chương trình của địa phương cịn chậm. Nhiều xã
cịn nặng về xây dựng hạ tầng mà chưa chú trọng đến phát triển sản xuất, cải
thiện mơi trường. Có nơi cịn chạy theo bệnh hình thức trong xây dựng nơng
thơn mới. Ở các khó khăn số tiêu chí đạt được cịn rất thấp, cá biệt có 3 xã mới
đạt 3 tiêu chí.
Quảng Bình phấn đấu đến năm 2020 có 68 xã (50% số xã) đạt chuẩn nông
thôn mới và hai huyện đạt nông thôn mới.
Trên cơ sở mục tiêu này, UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các xã đạt chuẩn
nâng cao chất lượng các tiêu chí để được cơng nhận lại sau năm năm.
Cùng với xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ cở, các địa phương đã chú
trọng phát triển các mơ hình sản xuất, hướng tới hiệu quả lâu dài, nâng cao thu
nhập cho người dân. Nhiều huyện tiếp tục đầu tư thân canh các mơ hình sản xuất
lúa theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Các mơ hình sản xuất rau an
tồn, sản xuất cây màu trên đất hai lúa, sản xuất lai từ cách làm ở tỉnh Thanh
Hóa đã đạt được hiệu quả cao bất ngờ.
Đối với các xã chưa đạt chuẩn, phân công các cơ quan chuyên môn chỉ đạo
cụ thể từng địa phương, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình,
trong đó ưu tiên các nội dung dễ làm, cần ít vốn làm trước, tiêu chí khó thì lồng
ghép vốn để gỡ vướng, vận động người dân chung sức thực hiện.
2.2.4. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới
Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan, Hàn Quốc, Trung
Quốc cho thấy: Dù là các quốc gia đi trước trong công cuộc hiện đại hóa, họ đều

chú trọng vào việc xây dựng và phát triển nơng thơn, đồng thời tích lũy những
kinh nghiệm phong phú. Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông
thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện
đại, nông cao thu thập cho hộ nông dân. Thay đổi kĩ thuật mới, bồi dưỡng nơng
dân theo mơ hình mới, nâng cao trình độ tổ chức của người nông dân.
Xây dựng nông thôn mới được coi là quốc sách lâu dài với mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH – HĐH
nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện
đại, đảm bảo phát triển về cả kinh tế và đời sống xã hội. Nghị quyết X của Đảng
13


đã đề ra nhiệm vụ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng
các làng xã cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.
Để xây dựng mơ hình nơng thơn mới thành cơng phải là một phong trào
quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham
gia chủ động, tích cực của mỗi người dân, cộng đồng dân cư, hệ thống chính trị
cở sở, sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước, chính quyền cấp cao.
2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM
- Nghị Quyết số 26/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng khóa
X về “nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn”. (Tam nơng).
- Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ
ban hành Chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số
26/NQ-TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ VII BCH Trung ương Đảng khóa
X về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn.
- Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.
- Căn cứ Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn
mới giai đoạn 2010 – 2020.

- Thông tư số 54/2009/TT-BNN&PTNT ngày 21/8/2009 của Bộ
NN&PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
- Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
- Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phát
triển văn hóa nơng thơn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
- Căn cứ Nghị định số 41/2010/NQ-CP của Chính phủ về “Chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông thôn” để chỉ đạp các chi nhanh, ngân
hàng thương mai các tỉnh, thành phố bảo đảm tăng cường nguồn vốn tín dụng
xây dựng nơng thơn mới tại các xã.
- Căn cứ Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn.

14


- Quyết định số 695/QĐ-TTg, ngày 08/6/2012 của Thủ Tướng Chính Phủ
về việc Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

15


PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá... trong phạm vi xã Sì
Lở Lầu, rải khắp các địa bàn thơn xóm trong xã.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian tiến hành đề tài từ 15/01/2018 đến 04/5/2018.
- Số liệu được thu thập từ: 01/01/2011 đến 31/12/2017.

3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn
mới tại xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để giải quyết được mục tiêu đề ra, khóa luận tập trung nghiên cứu một số
nội dung chính như sau:
- Đặc điểm cơ bản của xã Sì Lở Lầu;
- Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương;
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nơng thơn mới của xã;
- Tác động của mơ hình xây dựng nơng thơn mới đến đời sống kinh tế xã
hội trên địa bàn nghiên cứu;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới
tại địa phương.
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật và chính sách của Nhà nước liên quan
đến xây dựng NTM.
- Nghiên cứu các báo cáo, cơng trình nghiên cứu khoa học và các tài liệu
liên quan đến thực hiện bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM và chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
- Nghiên cứu và kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của xã, các chương trình xây dựng và phát triển địa phương, báo cáo về kết quả
16


kiểm kê đất đai, báo cáo quy hoạch sử dụng đất, phương hướng, nhiệm vụ, giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội của xã trong thời gian tới.
- Kế thừa số liệu, tài liệu, báo cáo có liên quan: đề án xây dựng nông thôn
mới của xã 2011 – 2020, báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu về xây dựng
NTM của xã 2011 – 2017.

- Các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3.5.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu và phân tích thơng tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất,
tổng số, số bình quân, tỷ trọng, khối lượng thực hiện được, thời gian chi phí thực
hiện các tiêu chí nơng thơn mới của xã.
- Phương pháp so sánh: So sánh các kết quả đạt được với bộ tiêu chí Quốc
gia về xây dựng nơng thơn mới. Phân tích đánh giá cho từng tiêu chí.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Xử lý số liệu bằng excel
sau đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu.

17


×