Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Luan van thạc sĩ tư tưởng hồ chí minh về kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.03 KB, 110 trang )

1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng đối với mọi quốc gia,
dân tộc. Ở Việt Nam, nông nghiệp chiếm khoảng 65% lao động xã hội và tạo
ra 25% GDP của toàn bộ nền kinh tế. Do đó phát triển nơng nghiệp là quan
trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống
nhân dân của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấn đề nông nghiệp.
Người cho rằng: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của
ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ
trơng mong vào nơng dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta
giàu thì nước ta giàu. Nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh" [39, tr. 246].
Như vậy, trong tư tưởng của Hồ Chí Minh nơng nghiệp là nền tảng để phát
triển kinh tế - xã hội đất nước, sự phát triển của nơng nghiệp chính là sự thịnh
vượng của nước nhà và hơn thế nữa nông nghiệp, nông dân là lực lượng quan
trọng góp phần tạo nên sự giàu có của đất nước ta.
Tư tưởng về nơng nghiệp là một bộ phận rất quan trọng cấu thành nên
tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh. Những tư tưởng của Người về nơng
nghiệp khơng chỉ có giá trị về mặt lý luận mà cịn có giá trị thực tiễn sâu sắc
trong q trình phát triển nền kinh tế nơng nghiệp định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Đó sẽ là kim chỉ nam để Đảng và Nhà nước hoạch định chiến
lược phát triển nông nghiệp, nông thôn từ Trung ương tới các địa phương
trong cả nước.
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong q trình đó, xây dựng
và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Xây dựng và phát triển



2

nông nghiệp sẽ không chỉ nâng cao đời sống của nhân dân nói chung và nơng
dân nói riêng mà cịn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy các ngành kinh tế
khác cũng như thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế chung của đất nước. Nhận
thức được giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nơng nghiệp, Đảng và
Nhà nước ta luôn quán triệt việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về nơng nghiệp để đề ra những chủ trương, chính sách phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4-2006), Đại hội đã
chỉ rõ: "phải phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông
nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng
cao…" [12, tr. 29]. Đặc biệt là sự ra đời của Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
5-6-2008 tại Hội nghị Trung ương 7, khóa X "về nơng nghiệp, nông dân,
nông thôn" đã khẳng định:
Nông nghiệp, nông dân, nông thơn có vị trí chiến lược trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội
bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc
phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi
trường sinh thái của đất nước [13, tr. 2].
Tiếp đó, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI (tháng 1 - 2011) cũng
đề ra phương hướng: "…phát triển nơng, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình
độ cơng nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng
nơng thơn mới…" [14, tr. 75].
Nhờ có những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng
và Nhà nước về xây dựng nông nghiệp, các tỉnh, thành trong cả nước đã vận
dụng linh hoạt, sáng tạo và đạt được nhiều thành tựu lớn trong sản xuất nông
nghiệp, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.



3

2. Các cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
nông nghiệp, nông dân và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
- PGS.TS. Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Trong cuốn sách này, các tác
giả đã nghiên cứu những quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề nơng dân trong
phong trào nông dân quốc tế, trong cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền
nơng nghiệp tồn diện, vai trị của nơng nghiệp trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng được một số tác giả trình bày trong cơng trình.
- TS. Phạm Ngọc Anh (chủ biên) (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng
Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cơng trình đã bước
đầu giúp người đọc nhận thức được những nội dung khái quát nhất trong tư
tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh, bao gồm: quá trình hình thành, phát triển và
đặc điểm, bản chất của tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh; những nội dung chủ
yếu của tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh; vận dụng tư tưởng kinh tế Hồ Chí
Minh trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Nội dung tư tưởng về vấn
đề nông nghiệp và phát triển nơng nghiệp được tác giả trình bày xun suốt
trong tồn bộ cơng trình khoa học. Trong mục IV - quan điểm của Hồ Chí
Minh về lựa chọn cơ cấu kinh tế là thể hiện rõ những quan điểm của Hồ Chí
Minh về phát triển kinh tế nơng nghiệp.
- TS. Nguyễn Huy Oánh (2004), Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây
dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bao gồm tư
tưởng của Người về phát triển nông nghiệp và xây dựng kinh tế tập thể trong
nông nghiệp ở Việt Nam.



4

- Hồ Chí Minh với giai cấp nơng dân (2008), Nxb Lao động - Xã hội,
Hà Nội. Cuốn sách là những bài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nơng
dân. Trong số những bài nghiên cứu đó có nhiều bài nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề nông nghiệp và phát triển nông nghiệp như: Tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề nơng dân và nơng nghiệp Việt Nam của PTS.TS Đức
Vượng; Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa của PGS.TS Bùi Đình Phong; Tư tưởng Hồ Chí Minh
về phát triển nơng nghiệp và nơng thơn của PGS.TS Lê Bàn Thạch…
- TS. Ngô Văn Lương (chủ biên) (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về
kinh tế của Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách nghiên cứu
một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế trên tất cả các lĩnh vực:
về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn; về sở hữu các thành phần kinh tế
ở Việt Nam; về quản lý kinh tế; về mục tiêu, động lực và nhân tố con người
trong xây dựng và phát triển kinh tế…
3. Các cơng trình khoa học thuộc các chun ngành khác nghiên
cứu về nông nghiệp và sự phát triển kinh tế nông nghiệp
- PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (1995), Thực trạng phát triển kinh tế
nông nghiệp và nông dân 1976-1990, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- Cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả Hội khoa học kinh tế Việt
Nam (1998), Phát triển nông nghiệp và nơng dân theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang (1999), Phát triển nơng nghiệp
nơng thơn trong giai đoạn cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb
Nơng nghiệp, Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.



5

- TS. Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sơng Hồng, thực trạng và triển vọng,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nơng thơn
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- TS. Trương Minh Dục (2006), Nông nghiệp các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ trong những năm đổi mới, Nxb Đà Nẵng.
- Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, kinh nghiệm Việt Nam,
kinh nghiệm Trung Quốc (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- TS. Phạm Ngọc Dũng (2009), Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Năng Nam (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
nơng nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- TS. Nguyễn Từ (2010), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối
với phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Như vậy: có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu thuộc các ngành khác
nghiên cứu về nông nghiệp và sự phát triển kinh tế nông nghiệp như ngành
nông nghiệp, lịch sử Đảng, xã hội học… và nhiều nhất vẫn là chuyên ngành
kinh tế chính trị, quản lý kinh tế…
4. Các bài viết đăng trên các tạp chí của các cơ quan Trung ương
- Trương Kim Sơn (2002), Hải Dương phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Cộng sản,
tháng 3.
- TS. Lưu Bá Hồ (2002), Một số định hướng về cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn nước ta, Tạp chí Cộng sản, tháng 4.



6

- Hà Lệ Hằng - Lê Thị Anh Đào (2003), Quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về phát triển nơng nghiệp, nơng thơn ở nước ta, Tạp chí Sinh hoạt
Lý luận, số 5.
- Hà Lệ Hằng (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa nơng
nghiệp với cơng nghiệp, Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 2.
- Đặng Kim Oanh (2011), Thành tựu phát triển nông nghiệp, nông
thôn qua 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986-2010), Tạp chí
Lịch sử Đảng, tháng 1.
- Phạm Thị Hằng (2011), Vấn đề tam nông ở nước ta hiện nay: thách
thức và giải pháp, Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 9.
- Vũ Quang Ánh (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nơng
nghiệp, nơng thơn, nơng dân và sự vận dụng của Đảng ta theo tư tưởng của
Người, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thơng, tháng 10.
- Vũ Quang Ánh (2012), Quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về hợp tác xã và sự vận dụng của Đảng ta vào thực tiễn Việt Nam hiện
nay, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thơng, tháng 5.
Các bài viết đăng trên các tạp chí của các cơ quan Trung ương cũng có
rất nhiều các bài viết bàn về nông nghiệp và phát triển nông thơn. Các bài viết
trên có cả những nghiên cứu về mặt lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng về nơng nghiệp, có cả những bài nghiên cứu về mặt vận dụng
thực tiễn những của những tư tưởng đó.
5. Các luận án, luận văn liên quan
- Luận án tiến sĩ lịch sử của Lê Văn Thai (1997), Quá trình hình
thành và phát triển đường lối đổi mới trong nông nghiệp của Đảng ta từ năm
1975 đến năm 1996, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Mai Văn Bảo (2000), Phát triển nơng

nghiệp hàng hóa trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.


7

- Luận án tiến sĩ kinh tế của Phạm Ngọc Dũng (2002), Sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng, thực
trạng và giải pháp, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Luận án tiến sĩ lịch sử của Lê Quang Phi (2006), Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thơn từ 1991 đến 2002, Học viện chính trị Quân sự, Hà Nội.
- Luận án tiến sĩ lịch sử của Vũ Quang Ánh (2011), Thực hiện đường
lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng
bằng sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Lê Hữu Thuận (2007), Phát triển nông
nghiệp hàng hóa ở Hà Tĩnh, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học của Phan Bá Linh (2010), Tư
tưởng Hồ Chí Minh về nơng nghiệp và vận dụng vào phát triển nông nghiệp ở
Hà Tĩnh trong quá trình đổi mới, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Như vậy, đã có nhiều các luận án, luận văn nghiên cứu về nông
nghiệp thuộc nhiều các ngành khoa học khác nhau như ngành lịch sử, kinh
tế… Tuy nhiên các luận án về ngành Hồ Chí Minh thì vẫn chưa có cịn luận
văn ngành Hồ Chí Minh mới chỉ có một vài cơng trình.
Nhìn tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ta thấy:
- Các cơng trình nghiên cứu lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp
nơng dân, về nơng thơn, đặc biệt là về vấn đề nông nghiệp và phát triển nông

nghiệp khá đa dạng, phong phú thuộc nhiều chuyên ngành, với nhiều khía
cạnh khai thác khác nhau. Tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế, chưa xứng


8

đáng với giá trị to lớn của nội dung tư tưởng. Đã có một số bài nghiên cứu
của các nhà khoa học về vấn đề này, tuy nhiên nội dung nghiên cứu chỉ đề cập
tới những khía cạnh nhỏ, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đưa ra một cách
hệ thống, tổng qt tư tưởng Hồ Chí Minh về nơng nghiệp.

Nội dung
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ NƠNG NGHIỆP

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Theo Từ điển Tiếng Việt (2006) của Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
thì: Nơng nghiệp là nghề nơng [70, tr. 717].
Theo Bách khoa tồn thư Việt Nam: Nơng nghiệp là ngành sản xuất
vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai
thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo
ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông
nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt,
chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp,
thủy sản. s
Theo nghĩa thơng thường: Nơng nghiệp là q trình sản xuất lương
thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác nhờ
trồng trọt những cây trồng chính và chăn ni đàn gia súc (ni trong nhà).
Cơng việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nơng dân, trong

khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương
pháp, cơng nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.


9

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển
và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế
biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch. Trong nơng nghiệp cũng có hai
loại chính:
Nơng nghiệp thuần nơng hay nông nghiệp sinh nhai: là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nơng dân. Khơng có sự cơ giới hóa trong nơng
nghiệp sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp được
chun mơn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nơng nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn ni, hoặc trong q trình chế biến sản
phẩm nơng nghiệp. Nơng nghiệp chun sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường
hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nơng nghiệp chun sâu là
sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc,
các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi.
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống,
loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức
ăn cho các con vật. Các sản phẩm nơng nghiệp hiện đại ngày nay ngồi lương
thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi

dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học...), da thú, cây
cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, nhựa thơng), lai tạo
giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như (thuốc lá,
cocaine...).


10

Thế kỷ XX đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nơng nghiệp và ngành sinh hóa trong nơng
nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa nơng nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây
giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, phân đạm.
1.1.2. Những khái niệm có liên quan
Trong các bài nói, bài viết của mình, Hồ Chí Minh chưa bao giờ dùng
cụm từ "tam nơng" (bao gồm nông nghiệp, nông thôn và nông dân). Tuy
nhiên ba bộ phận này ln có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình
phát triển kinh tế của đất nước. Nông nghiệp phải gắn liền với nông dân và
nông thơn. Nếu như nơng nghiệp là một loại hình sản xuất thì nơng thơn là địa
bàn sản xuất và nơng dân chính là lực lượng sản xuất của loại hình này.
- Khái niệm nông dân
Theo Từ điển Tiếng Việt Thông dụng (2004), Nxb Thanh niên: Nông
dân là dân làm ruộng, hay đó chính là giai cấp nơng dân [72, tr. 412].
Theo Từ điển tiếng Việt (2006), Nhà xuất bản Từ điển bách khoa thì:
nơng dân là người lao động sống bằng nghề làm ruộng [70, tr. 716].
Theo Từ điển bách khoa tồn thư: Giai cấp nơng dân bao gồm những
tập đoàn người sản xuất nhỏ hoặc làm thuê cho địa chủ và cho phú nông trong
nông nghiệp dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất. Tính chất tự
túc, tự cấp, tự sản, tự tiêu và sự giới hạn phạm vi địa lý trong làng xã, nông trại
địa phương là đặc tính của nơng nghiệp sản xuất nhỏ và của giai cấp nông dân.
Theo các nhà nghiên cứu: giai cấp nông dân là cộng đồng những người

lao động, sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, bao gồm cả lâm nghiệp và ngư
nghiệp, đều có đặc điểm chung là người lao động - nhân tố chủ yếu của lực
lượng sản xuất và là người tư hữu nhỏ.


11

Theo Hồ Chí Minh: giai cấp nơng dân là tối đại đa số nhân dân nước
ta, là bộ phận chủ chốt trong đội ngũ cách mạng, là giai cấp đóng góp nhiều
nhất trong kháng chiến. Nơng dân nói chung ủng hộ chính sách của Đảng và
Chính phủ như: giảm tơ, giảm tức, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và
Việt gian, chia công điền, thu thuế nông nghiệp [42, tr. 392].
Như vậy: tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân là một bộ phận
cấu thành hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và chiếm một vị trí đặc biệt quan
trọng. Nó bao gồm những quan điểm tồn diện và sâu sắc của Người về vị trí,
vai trị, đặc điểm của nơng dân trong q trình cách mạng; con đường đấu
tranh giải phóng nơng dân; những yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
liên quan đến sự tồn tại và phát triển của giai cấp nông dân cũng như những
vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn mới.
- Khái niệm nông thôn
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng (2004) của Nxb Thanh niên:
Nông thôn nói chung là thơn làng, là nơi làm ruộng [72, tr. 412].
Theo Từ điển Tiếng Việt (2006), Nhà xuất bản Từ điển bách khoa:
nơng thơn nói chung là thơn làng. Hay nói theo cách khác, nơng thơn là danh
từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ của các quốc gia, khu vực, ở đó, người
dân sinh sống chủ yếu bằng nơng nghiệp [70, tr. 716]. Theo đó thì nơng thôn
Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó,
người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp.
Theo tác giả Đặng Kim Sơn trong cuốn "Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau", Nxb Chính trị quốc gia cho rằng: "Định

nghĩa nơng thơn có thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Vùng nơng thơn có
thể được định nghĩa bởi quy mô định cư, mật độ dân số, khoảng cách đến vùng
thành thị, phân chia hành chính và tầm quan trọng của ngành công nghiệp" [63, tr.
120].


12

Tại Hội nghị Quebec (Canada) năm 1993, Tổ chức Nông lâm Liên hợp
quốc (FAO) đưa ra hai phương thức định nghĩa nơng thơn là sử dụng định
nghĩa chính trị và sử dụng mức độ tập trung dân sống thành cụm quan sát
được để xác định vùng gần thành thị. Nếu theo phương thức định nghĩa thứ
nhất thì: "nơng thơn, theo quy định về hành chính và thống kê của Việt Nam
là những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phường hoặc thị trấn được
quy định là khu vực thành thị)" [63, tr. 121].
Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ
Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nơng nghiệp. Khu vực
nông thôn là khu vực rộng lớn và được quy định của một quốc gia mở với mật
độ dân số thấp. Các thuật ngữ “nông thôn” và “khu vực nông thôn” không
phải là từ đồng nghĩa: một “nông thôn” là khu vực nông thôn được mở. Rừng,
đất ngập nước, và các khu vực khác với mật độ dân số thấp không phải là một
vùng nông thôn.
1.1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nơng nghiệp
Bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm 1991, Đảng đã
khẳng định: "Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng". Khái niệm tư tưởng Hồ
Chí Minh cũng được Đảng hồn thiện trong các các kỳ đại hội tiếp theo. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011 đã định nghĩa:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết

quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại... Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và


13

dân tộc ta, mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi [14, tr. 83].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nơng nghiệp là một bộ phận quan trọng
trong tư tưởng kinh tế của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế được hình
thành rất sớm - từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX. Mặc dù khơng có một
tác phẩm riêng biệt nào tập trung nói về tư tưởng kinh tế, nhưng thơng qua các
bài viết, bài phát biểu, bài nói chuyện của Người đã thể hiện nhiều luận điểm
sâu sắc về kinh tế, đặc biệt là về phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
Như vậy có thể hiểu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nơng nghiệp là một
hệ thống những luận điểm lý luận toàn diện và sâu sắc được rút ra từ thực tiễn
cách mạng, từ sự kế thừa và phát triển những kinh nghiệm, truyền thống đặc
sắc của dân tộc và trí tuệ của thời đại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin
nhằm xây dựng và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam từ sản xuất nhỏ,
manh mún, lạc hậu tiến dần lên nền nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật
tiên tiến, có khả năng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân lao động.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nơng nghiệp khơng những có ý nghĩa
thực tiễn to lớn, mà cịn là cơ sở lý luận vơ cùng quan trọng đã và đang được
Đảng và Nhà nước ta vận dụng nhằm phát triển nền nông nghiệp nước ta theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH
TẾ NƠNG NGHIỆP


1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trị của
nơng nghiệp
Vấn đề nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Cách mạng Tháng Mười (1917) thành công, sau ba năm


14

thực hiện "Chính sách cộng sản thời chiến"nền kinh tế nước Nga không mang
lại hiệu quả. Năm 1921, V.I.Lênin quyết định thực hiện "Chính sách kinh tế
mới"(NEP). Trong "Chính sách kinh tế mới", từ sự phân tích nguyên nhân khách
quan và chủ quan của cuộc khủng hoảng chính trị sau nội chiến, V.I.Lênin đã
đưa ra chủ trương "phải bắt đầu từ kinh tế nông dân", "phải chấn hưng nông
nghiệp" [21, tr. 169] và ông cũng coi nông nghiệp là mũi đột phá đầu tiên để
mở mang sản xuất, tạo ra những tiền đồ cần thiết cho công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước. V.I.Lênin cho rằng:
Vì muốn cải thiện đời sống cơng nhân phải có bánh mỳ và
nhiên liệu. Đứng về phương diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân của
chúng ta mà nói, thì hiện nay trở ngại lớn nhất là ở chỗ đó, chúng ta
muốn tăng thêm sản xuất, thu hoạch lúa mỳ và tăng thêm dự trữ…
phải bằng cách cải thiện đời sống nông dân, nâng cao năng lực sản
xuất của họ [21, tr. 169].
Tư tưởng "lấy nơng nghiệp làm chính" và "phải bắt đầu từ nơng
nghiệp" của V.I.Lênin thể hiện tính quy luật trong việc giải quyết các nhiệm
vụ kinh tế xã hội đặt ra trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã. Tư tưởng này rất phù hợp đối với những nước mà nơng nghiệp cịn lạc hậu
như nước ta.
Kế thừa tư tưởng của V.I. Lênin, trong suốt cuộc đời của mình, Hồ Chí
Minh ln quan tâm và coi trọng sản xuất nông nghiệp. Ngay sau Cách mạng

tháng Tám năm 1945 thành cơng, những khó khăn, thử thách của một nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa mới đã đặt ra cho Hồ Chí Minh một yêu cầu cấp
thiết là phải quan tâm hơn nữa đến nông nghiệp để phát triển nền kinh tế non
trẻ nước nhà. Người chỉ rõ: Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, muốn phát
triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung thì nơng nghiệp phải là gốc,
nông nghiệp là trung tâm.


15

Hồ Chí Minh cũng khẳng định nơng nghiệp có vai trò quan trọng đối
với sự phát triển nền kinh tế - xã hội cũng như trong việc nâng cao đời sống
nhân dân. Với Người, nông nghiệp là gốc, nông nghiệp là mặt trận chính,
nơng nghiệp là mặt trận hàng đầu, là việc quan trọng nhất... Từ đó Người coi
việc tập trung phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng,
toàn dân và yêu cầu các ngành khác phải lấy việc phục vụ nông nghiệp làm
trung tâm.
1.2.1.1. Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực
phẩm và các nguyên liệu đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, ở cho toàn xã
hội
Hồ Chí Minh coi phát triển nơng nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội
nguồn giải quyết mọi vấn đề xã hội. Nước ta là một nước nông nghiệp, đại đa
số dân cư sống ở nông thôn, phần lớn lao động làm nơng nghiệp. Vì vậy,
Người ln coi nơng nghiệp là ngành sản xuất chính, là cơ sở để phát triển
kinh tế đất nước. Tiếp thu quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin về vai trò của sản xuất đối với việc giải quyết vấn đề ăn, mặc, ở, Hồ
Chí Minh cho rằng: nơng nghiệp trước hết cung cấp lương thực, thực phẩm
đảm bảo cho nhu cầu ăn, mặc, ở của nhân dân.
Thứ nhất, nông nghiệp đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho
nhân dân. Nông nghiệp giải quyết nhu cầu quan trọng nhất, cơ bản nhất, cấp
thiết nhất của con người là nhu cầu ăn, mặc, ở. Trong đó, ăn là nhu cầu đầu

tiên. Chỉ khi nào thỏa mãn được các nhu cầu ăn (và mặc, ở) trên một mức độ
nhất định thì người ta mới nghĩ đến những nhu cầu cao hơn. Hồ Chí Minh
viết: "Sản xuất nông nghiệp trước hết là sản xuất lương thực, là việc cần thiết
nhất cho đời sống nhân dân, là bộ phận cực kỳ quan trọng trong kế hoạch kinh
tế của Nhà nước" [46, tr. 221].


16

Nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mệnh của trên hai triệu đồng bào
ta. Đây là nỗi đau lớn không bao giờ quên đối với các thế hệ người Việt Nam
chúng ta. Thấu hiểu nỗi đau đó, Hồ Chí Minh ln nhắc nhở:
Việt Nam ta có câu tục ngữ: "có thực mới vực được đạo".
Trung Quốc cũng có câu tục ngữ: "dân dĩ thực vi thiên". Hai câu ấy
tuy đơn giản nhưng rất đúng lẽ. Muốn nâng cao đời sống của nhân
dân thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề ăn, rồi đến vấn đề mặc
và các vấn đề khác. Muốn giải quyết tốt vấn đề ăn thì phải làm thế
nào cho có đầy đủ lương thực [48, tr. 375].
Trong những năm 1949, ở vùng đã được giải phóng, Người đã nhận
thức rõ vai trị của nơng nghiệp trong việc đảm bảo lương thực, thực phẩm để
kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Người viết:
Mặt trận kinh tế gồm có cơng nghệ, bn bán, nơng nghiệp.
Ngành nào cũng quan trọng. Nhưng lúc này quan trọng nhất là nơng
nghiệp, vì "có thực mới vực được đạo". Có đủ cơm ăn áo mặc cho
bộ đội và nhân dân, thì kháng chiến mới mau thắng lợi, thống nhất
và độc lập mới mau thành công [41, tr. 212].
Coi nông nghiệp là một mặt trận, Hồ Chí Minh khơng chỉ đơn thuần
nhận thức "thực túc thì binh cường" [42, tr. 44] mà coi đây còn là hậu phương
vững chắc thi đua với tiền phương. Trên thực tế ở nước ta, mặt trận nơng
nghiệp đã góp phần to lớn vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến thần thánh

chống Pháp và chống Mỹ, đưa đất nước ta bước vào kỷ ngun hịa bình,
thống nhất, xây dựng đời sống ấm no sung sướng cho nhân dân.
Đến năm 1967, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở trong
giai đoạn quyết liệt, Người lại viết: "Quân và dân ta phải ăn no để đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược. Vì vậy, sản xuất lương thực và thực phẩm là rất quan


17

trọng" [50, tr. 287]. Do đó, vai trị của nơng nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan
trọng trong kháng chiến và kiến quốc. Do vậy, Người luôn nhắc nhở các tầng
lớp nhân dân phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, trồng nhiều cây lương thực,
hoa màu, phát triển chăn nuôi trâu, bị, gà, lợn, gia cầm...
Thứ hai, nơng nghiệp cung cấp nguyên liệu cho cho may mặc. Ngay
sau khi đất nước ta giành được chính quyền, đứng trước tình cảnh cả đất nước
đang gặp mn vàn khó khăn, đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực,
Người chỉ rõ chính quyền mới phải "làm cho dân có mặc" [39, tr. 175]. Khi
về thăm hợp tác xã Đại Nghĩa (Hà Đơng), Người khuyến khích bà con nơng
dân phải tích cực trồng bơng, trồng dâu, ni tằm để có nhiều ngun liệu dệt
vải, dệt lụa. Khi về thăm quê hương Nghệ An, Người lại trao đổi với nhân dân
địa phương: "Đây một năm sản xuất bao nhiêu bông? 2000 mẫu tây được bao
nhiêu tấn? 1000 tấn bơng tuy là ít nhưng nếu chú trọng lương thực mà khơng
có bơng thì tức là có ăn chứ chưa có mặc" [48, tr. 255].
Thứ ba, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu ở. Mặc dù rất
bận rộn nhưng Hồ Chí Minh ln quan tâm và chăm lo cho dân từ những việc
rất cụ thể. Người cho rằng nhu cầu ở là một mặt của vấn đề dân sinh và là vấn
đề rất quan trọng. Người đánh giá:
Nông thôn của ta, nhà ở của đồng bào phần nhiều đang ọp
ẹp, tối tăm, chẳng ra sao, chẳng có hàng lối gì... Khi trước nhà nào
lo làm nhà ấy, làm thế nào cũng được. Nhưng bây giờ khơng phải

như thế. Bây giờ mình phải đổi mới nơng thơn. Nơng thơn mình
phải quang đãng, sạch sẽ [48, tr. 255].
Trong bài Nông dân phải trồng cây chuẩn bị làm nhà ở, Hồ Chí Minh
đã nêu rõ:


18

Trước kia bọn vua quan thì có "gác tía, lầu son", bọn địa chủ
thì có nhà cao cửa rộng. Nơng dân lao động thì chỉ có nhà tranh,
vách đất, thường không đủ che nắng, che mưa.
Từ ngày là chủ nông thôn, làm ăn tiến bộ, một số nông dân
đã xây dựng nhà mới. Nhưng mạnh ai nấy làm, chưa có kế hoạch
chung cho cả thơn xóm. Vả lại tre gỗ cịn khan hiếm, số đơng đồng
bào nơng dân chưa làm được nhà. Để giải quyết vấn đề nhà ở cho
nông dân, trước hết chúng ta phải làm hai việc: thứ nhất là chính
phủ cần phải chuẩn bị kế hoạch xây dựng nông thôn mới và kiểu
mẫu xây dựng nhà cho nông dân làm theo; thứ hai là ngay từ bây
giờ, đồng bào nông dân phải bắt tay vào việc chuẩn bị vật liệu làm
nhà: Mỗi người (trong mỗi gia đình, tính cả già, trẻ, gái, trai) phải
trồng ít nhất là năm cây (cây xoan và các thứ cây khác có thể làm
kèo, làm cột). Và mỗi gia đình phải trồng một bụi tre. Ủy ban hành
chính và chi bộ phải đặt kế hoạch chung cho mỗi xã, mỗi xóm, phải
đơn đốc và kiểm tra để đảm bảo trồng cây nào tốt cây ấy…
Làm như vậy thì trong bốn hoặc năm năm nữa sẽ có đủ tre
gỗ để làm nhà và nông thôn sẽ trở nên xinh xắn, vui tươi, xứng
đáng là nông thôn xã hội chủ nghĩa [47, tr. 227].
Để có nguyên liệu làm nhà ở, Người thường xuyên vận động nhân dân
trồng cây gây rừng để vừa có gỗ, có tre làm nhà ở lại vừa đảm bảo mơi trường
sinh thái. Khi còn sống, Tết nào Người cũng vận động nhân dân, cán bộ và

chính Người ln gương mẫu thực hiện tết trồng cây: "mùa xuân là tết trồng
cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân" [49, tr. 445].
Về Nghệ An, Người nhắc nhở Đảng bộ tỉnh: "Đồng bào muốn ăn ở
tươm tất thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải trồng cây" [48, tr. 255]. Về thăm
nhân dân xã Đại Nghĩa, Người nói:


19

Phải tiếp tục trồng cây. Trồng cây phải chú ý chăm sóc,
trồng cây nào sống cây ấy. Trồng ít, trồng vừa mà cây nào được cây
ấy, còn hơn trồng nhiều mà có nhiều cây chết. Nếu mỗi năm mỗi
người trồng 4 cây, trong 5 năm sẽ có đủ gỗ làm nhà, đóng giường,
bàn ghế, làm nơng cụ... [48, tr. 213].
Như vậy, cơ sở và gốc rễ sâu xa của phát triển nơng nghiệp trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề chăm lo đến đời sống của nhân dân. Nhân dân
phải có cái ăn, cái mặc, có chỗ ở đầy đủ thì khi đó mới bàn đến các vấn đề
khác. Muốn như thế thì phải lấy nơng nghiệp làm trọng.
1.2.1.2. Nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp và các
ngành kinh tế quốc dân khác
Ở nước ta, nông nghiệp chiếm một phần lớn trong toàn bộ nền kinh tế,
trong đó sản xuất nhỏ lại chiếm bộ phận lớn trong nơng nghiệp. Vì nơng
nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn
xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất hiện nay, cho
nên cần phải cải tạo và phát triển nơng nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển
các ngành kinh tế khác. Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp mới tạo điều
kiện cho việc công nghiệp hóa nước nhà. Phải có một nền nơng nghiệp phát
triển thì cơng nghiệp mới có thể phát triển mạnh.
Trong mối quan hệ với cơng nghiệp, Người đã nói rất hình ảnh:
"Người thì có hai chân. Kinh tế một nước thì có hai bộ phận chính: nơng

nghiệp và cơng nghiệp. Người khơng thể thiếu một chân thì nước khơng thể
thiếu một bộ phận kinh tế" [45, tr. 182]. Người dùng hẳn từ "què", "khập
khểnh" để phê phán sự phát triển không đồng bộ giữa công nghiệp và nông
nghiệp, để lưu ý toàn Đảng, toàn dân phải chú ý đúng mức đến phát triển
nơng nghiệp. Người đã nói:
Cơng nghiệp và nơng nghiệp là hai chân của nền kinh tế.
Nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho


20

nhân dân; cung cấp đủ ngun liệu (như bơng, mía, chè,…) cho nhà
máy, cung cấp đủ nông sản (như đỗ, lạc, đay,…) để xuất khẩu. Công
nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp hàng tiêu dùng cần thiết
cho nhân dân, trước hết là cho nông dân; cung cấp máy bơm nước,
phân hóa học, thuốc trừ sâu… để đẩy mạnh nơng nghiệp; và cung
cấp dần dần máy cấy, máy bừa cho các hợp tác xã nơng nghiệp.
Cơng nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển. Cho nên
công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau
phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và
nhanh chóng đi đến mục đích [48, tr. 375].
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nơng nghiệp có vai trị đặc biệt quan
trọng đối với cơng nghiệp. Tại Lời kêu gọi đồng bào nông dân thi đua sản
xuất và tiết kiệm năm 1956, Người khẳng định nông nghiệp là nơi cung cấp
nguyên liệu để phát triển công nghiệp: "Sản xuất nông nghiệp... cung cấp
nguyên liệu, vật liệu để khôi phục tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, công
nghiệp và cung cấp lâm thổ sản để mở rộng quan hệ bn bán với các nước
ngồi" [45, tr. 212].
Khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Hồ
Chí Minh lại nhấn mạnh:

Muốn phát triển cơng nghiệp, phát triển kinh tế nói chung,
phải lấy nơng nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu khơng phát triển
nơng nghiệp, thì khơng có cơ sở phát triển cơng nghiệp, vì cơng
nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu
thụ hàng hóa do cơng nghiệp sản xuất ra [47, tr. 635].
Người cũng nhấn mạnh việc sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp để
xuất khẩu lấy ngoại tệ. Người viết:



×